1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái

136 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Tài Chính Tại Cục Dự Trữ Nhà Nước Khu Vực Bắc Thái
Tác giả Trần Đức Thuận
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Vân
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,25 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn (13)
  • 4. Những đóng góp của luận văn (14)
  • 5. Kết cấu luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (15)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước (15)
      • 1.1.1. Khái quát về cơ quan hành chính nhà nước (15)
      • 1.1.2. Tài chính trong các đơn vị hành chính nhà nước (18)
      • 1.1.3. Quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước (21)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước (35)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Cục DTNN khu vực (35)
      • 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho Cục DTNN khu vực Bắc Thái (38)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 2.1. Câu hỏi nghiên cứu (39)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
    • 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI (45)
    • 3.1. Khái quát về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái (45)
      • 3.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển (45)
      • 3.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức (46)
      • 3.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức (50)
      • 3.1.4. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động (52)
    • 3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái (53)
      • 3.2.1. Công tác lập kế hoạch tài chính (Lập dự toán tài chính) (53)
      • 3.2.2. Thực hiện kế hoạch tài chính(chấp hành dự toán tài chính) (75)
      • 3.2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính (89)
      • 3.2.4. Công tác quyết toán tài chính (92)
    • 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính ở Cục Dự trữ Nhà nước (96)
      • 3.3.1. Yếu tố khách quan (96)
      • 3.3.2. Yếu tố chủ quan (98)
    • 3.4. Đánh giá chung công tác quản lý tài chính của cục DTNN khu vực Bắc Thái . 90 1. Những kết quả đạt được (100)
      • 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (103)
  • CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI (107)
    • 4.1. Định hướng quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đến năm 2025 (107)
      • 4.1.1. Mục tiêu (107)
      • 4.1.2. Định hướng (107)
    • 4.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái (108)
      • 4.2.1. Giải pháp theo các nội dung quản lý tài chính (108)
      • 4.2.2. Giải pháp nâng cao nhận thức của Lãnh đạo và cán bộ công chức về công tác quản lý tài chính ...................................................................................................... 102 4.2.3. Kiện toàn nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức 103 (112)
    • 4.3. Kiến nghị (117)
      • 4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính (117)
      • 4.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Dự trữ Nhà nước (118)
  • KẾT LUẬN (119)

Nội dung

Để thực hiện Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia nêu trên thì nguồn lực tài chính từ Ngân sách nhà nước bố trí cho công tác quản lý dự trữ nhà nước ngày càng được tăng lên so với trước

Tính cấp thiết của đề tài

Để duy trì sự tồn tại và hoạt động tại các cơ quan hành chính nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính để đáp ứng, phục vụ cho hoạt động của cơ quan hành nhà nước Nguồn lực tài chính được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau với những hình thức và phương pháp khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị Do vậy, quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước vừa mang những nét cơ bản của quản lý tài chính công đồng thời lại gắn với đặc điểm và mục đích hoạt động của mỗi cơ quan hành chính nhà nước Một trong những nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính là cải cách tài chính công, Chính phủ đã quy định cụ thể và chi tiết cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước đó là Nghị định số 130/2005/NĐ –CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước khắc phục tình trạng cấp trên can thiệp quá sâu vào việc của cấp dưới, cấp dưới chờ đợi sự chỉ đạo cụ thể của cấp trên Các cơ quan hành chính nhà nước được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao tự chủ vào các mục chi cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hành chính nhà nước chủ động trong chi tiêu, đồng thời thực hiện cải cách hành chính trong các khâu phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái là đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính, một cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu, được ngân sách đảm bảo duy trì và hoạt động, mang nhiều tính đặc thù, vừa có hoạt động quản lý nhà nước, vừa có hoạt động mua bán hàng hóa như một đơn vị sự nghiệp công ích Với Chiến lược phát triển Dự trữ quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 đã nêu rõ mục tiêu: “Tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 0,8 - 1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ động viên công nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác Hiện đại hóa công nghệ bảo quản nhằm bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia và nâng cao hiệu quả công tác bảo quản Hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ quốc gia với trang thiết bị hiện đại, quy mô tập trung Phát triển nguồn nhân lực dự trữ quốc gia bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” (Thủ tướng chính phủ, 2012) Để thực hiện Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia nêu trên thì nguồn lực tài chính từ Ngân sách nhà nước bố trí cho công tác quản lý dự trữ nhà nước ngày càng được tăng lên so với trước đây, theo đó công tác quản lý tài chính của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái cũng cần phải có sự đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí tại Cục

Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái trong thời gian tới

Trong những năm qua, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đã thực hiện quản lý tài chính theo sự chỉ đạo của nhà nước đó là thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính Thực hiện quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức đã góp phần nâng cao hiệu suất lao động, sử dụng phần kinh phí tiết kiệm được chi tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong đơn vị Tuy nhiên quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đã bộc lộ một số yếu kém tồn tại như: Lập dự toán của các đơn vị trực thuộc chưa đảm bảo và sát với thực tế Thực hiện dự toán còn bị trùng lặp một số khoản chi giữa các nguồn chi Quyết toán NSNN còn chậm so với quy định, công tác kiểm tra nội bộ còn hình thức, hạn chế về thời gian chưa phát huy được chức năng kiểm tra, giám sát

Vì vậy, để công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì việc nghiên cứu đề tài “Quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái” thực sự có ý nghĩa và cần thiết, đặc biệt là về mặt thực tiễn đối với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tình hình hiện nay và trong thời gian tới

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của các đơn vị hành chính nhà nước

- Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái;

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái đến năm 2025.

Những đóng góp của luận văn

4.1 Đóng góp về lý luận

Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước như các khái niệm, nội dung của công tác quản lý tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, trên cơ sở đó phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước Bắc Thái, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này

4.2 Đóng góp về thực tiễn

Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích trong học tập và nghiên cứu đối với học viên, sinh viên khối ngành Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý Đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt là các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trong việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được bố cục làm 04 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước

1.1.1 Khái quát về cơ quan hành chính nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính Nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước được thành lập ra để thực hiện chức năng quản lý điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (Bộ Nội vụ, 2013).

Cơ quan hành chính nhà nước là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức và hoạt động theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyền lực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định Cơ quan HCNN là một loại cơ quan thuộc quyền lực Hành pháp, được lập ra để thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành Thẩm quyền của chúng chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành, điều hành và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp Hoạt động của cơ quan HCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống

Tổ chức của cơ quan HCNN có mối quan hệ trực thuộc theo một thứ bậc chặt chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống các cấp ở địa phương Chức năng quan trọng và chủ yếu của Cơ quan HCNN là quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống KT-XH một cách độc lập tương đối trong phạm vi một quốc gia hay một địa phương nhất định

1.1.1.2 Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan HCNN là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước Do vậy, cơ quan HCNN cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước Cụ thể:

Một là, Cơ quan HCNN hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ: Cơ quan HCNN là một bộ phận của bộ máy nhà nước; Cơ quan HCNN nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý

Hai là, Mỗi cơ quan HCNN đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao Hệ thống cơ quan HCNN có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định

Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan HCNN do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật; Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan HCNN cấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng

Ba là, Về mặt thẩm quyền thì cơ quan HCNN được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan HCNN có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan HCNN

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan HCNN còn có những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất là, Cơ quan HCNN có chức năng quản lý HCNN, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định Ví dụ: Quốc hội là cơ quan lập pháp; Tòa án là cơ quan xét xử; Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát Chỉ các cơ quan HCNN thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: về kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội, Được nhà nước giao cho các công cụ “pháp lý” để quản lý các đơn vị như công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện

Thứ hai là, Cơ quan HCNN nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước Thẩm quyền của các cơ quan HCNN chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành Hoạt động chấp hành, điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý HCNN là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan HCNN Điều đó có nghĩa là cơ quan HCNN chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước Các cơ quan HCNN đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó Các cơ quan HCNN có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan HCNN hoàn thành nhiệm vụ

Thứ ba là, Cơ quan HCNN là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất Cơ quan HCNN là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý HCNN Hầu hết các cơ quan HCNN đều có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc Các đơn vị, cơ sở của bộ máy HCNN là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Ví dụ Bộ Tài chính có các đơn vị thuộc và trực thuộc như các Vụ, Tổng cục, Cục,…; Ủy ban nhân dân Tỉnh có các Sở, Ban ngành,…

Thứ tư là, Hoạt động của cơ quan HCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống.Tất cả các cơ quan HCNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên - dưới, trực thuộc ngang - dọc, quan hệ chéo, tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ

Thứ năm là, Cơ quan HCNN có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan HCNN cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hoạt động của các cơ quan HCNN dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình

1.1.1.3 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước

Hiện nay, có nhiều cách phân loại cơ quan HCNN( theo lãnh thổ, theo thẩm quyền, theo hình thức thành lập, theo tính chất hoạt động, theo nguồn tài chính được sử dụng- cấp dự toán) trong đó có hai cách phân loại chủ yếu, đó là phân loại theo tính chất hoạt động và phân loại theo nguồn tài chính được sử dụng - cấp dự toán:

- Theo tính chất hoạt động gồm các cơ quan quản lý nhà nước (các cơ quan lập pháp, cơ quan HCNN và cơ quan tư pháp) và các đơn vị sự nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ công cho xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế, …) Trong đó cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là các cơ quan hành pháp, bao gồm Chính phủ, các Bộ, ngành thuộc chính phủ và chính quyền cấp địa phương

Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Cục DTNN khu vực

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Cửu Long

Trong những năm qua Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long quản lý tài chính,tổ chức lao động, hanh kiểm tra, xây dựng cơ bản đều được thực hiện đúng quy trình, quy chế dân chủ công khai được duy trì thường xuyên, CBCC đoàn kết tin tưởng, không có CBCC vi phạm kỷ luật Sử dụng phí mua tiết kiệm, hiệu quả, đúng nguyên tắc chế độ tài chính kế toán của nhà nước quy định Trong công tác quản lý Tài chính, Cục DTNN khu vực Cửu Long trong những năm qua đã có những phương thức quản lý đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, cụ thể:

- Đối với nguồn kinh phí tự chủ

Thực hiện quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính Căn cứ dự toán NSNN được giao, Cục DTNN khu vực Cửu Long căn cứ vào định mức được giao, thực hiện giao dự toán ngân sách nhà nước cho các Chi cục DTNN trực thuộc bao gồm toàn bộ kinh phí tiền lương, chi thường xuyên theo định mức Các Chi cục DTNN căn cứ vào dự toán được giao, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chi Đồng thời cân đối và chi tăng thu nhập cho CBCC từ kết quả tiết kiệm kinh phí tự chủ Với cách thức quản lý này, Cục DTNN giao quyền chủ động cho các Chi cục DTNN trực thuộc tự cân đối các khoản chi, từ các nội dung chi tiền lương, chi thường xuyên theo định mức, chi mua sắm tài sản và kinh phí đào tạo, đồng thời thực hiện chi tăng thu nhập cho CBCC trong đơn vị

- Đối với nguồn kinh phí không tự chủ, không giao khoán Đây là nguồn kinh phí chủ yếu phục vụ các hoạt động liên quan đến công tác nhập, xuất, bảo quản và cứu trợ viện trợ của đơn vị Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao và định mức phí được hưởng, Cục DTNN khu vực tiến hành giao toàn bộ mức phí (phần chủ động thực hiện) cho Chi cục DTNN trực thuộc bao gồm cả phần chi phí thực hiện và phần tiết kiệm phí Các Chi cục DTNN ngoài phần thực hiện thực tế cho các hoạt động của mình, phần chênh lệch tiết kiệm (mức được hưởng chi phí thực tế), các Chi cục được phép trích lập các quĩ, bổ sung mua sắm tài sản

Với cách thức quản lý tài chính như vậy, các Chi cục DTNN trực thuộc luôn có sự chủ động trong triển khai các hoạt động, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tăng tiết kiệm, tăng chi thu nhập cho CBCC Việc giao phần lớn quyền tự chủ cho các đơn vị cũng giảm nhẹ công tác quản lý tài chính cho văn phòng Cục, giảm bớt được chế độ báo cáo giữa cấp dưới và cấp trên

Tuy nhiên, việc giao quyền tự chủ xuống cho các Chi cục DTNN trực thuộc như vậy cũng có những hạn chế nhất định Đối với những Chi cục DTNN có chất lượng quản lý tài chính tốt, có vị trí địa lý thuận lợi, bộ máy tổ chức gọn nhẹ thì hiệu quả sử dụng kinh phí đạt hiệu quả cao Nhưng đối với những đơn vị không quản lý tốt về tài chính, không có những thuận lợi về yếu tố địa lý, con người thì hiệu quả sử dụng kinh phí lại thấp Mức tiết kiệm từ chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tiết kiệm phí định mức hàng dự trữ quốc gia lại rất thấp Từ đó dẫn đến việc cùng là CBCC trong Cục nhưng thu nhập bình quân của các Chi cục lại có sự chênh lệch lớn Điều này dẫn đến việc CBCC ở những Chi cục có mức thu nhập bình quân thấp mong muốn có sự thay đổi về công tác (muốn được chuyển công tác về các Chi cục có mức thu nhập cao) Dẫn đến không yên tâm công tác, có sự suy bì, so sánh ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn Cục

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Hoàng Liên Sơn

Hoạt động quản lý tài chính của Cục DTNNKV Hoàng Liên Sơn trong những năm qua đơn vị đã chấp hành nghiêm túc nguyên tắc quản lý tài chính kế toán, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và quy chế Thực hiện tiết kiệm, chông tham nhũng, lãng phí, đời sống cán bộ công chức được đảm bảo Thực hiện tốt công tác tổ chức và cán bộ; đảm bảo cán bộ công chức luôn an tâm, phấn khởi trong công tác, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả Phát động và tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua.Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ…

Các nội dung về quản lý tài chính bao gồm từ: lập và giao kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; thanh tra, kiểm tra và quyết toán tài chính được Cục DTNNKV Hoàng Liên Sơn triển khai như các Cục khác, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, của Bộ Tài chính và của Tổng cục DTNN ban hành và hướng dẫn

Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính của Cục DTNN khu vực Hoàng Liên Sơn có những điểm khác biệt Trong kinh phí tự chủ và kinh phí không tự chủ, Cục chỉ thực hiện giao cho các Chi cục DTNN trực thuộc mức chi tối thiểu Mọi hoạt động khác liên quan như mua sắm tài sản, đào tạo cán bộ, chi tăng thu nhập cho CBCC và trích lập các quĩ đều được thực hiện tại văn phòng Cục

Việc thực hiện quản lý tài chính như vậy tạo cho lãnh đạo Cục có sự chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu đã định như tỷ lệ chi tăng thu nhập, mua sắm Tài sản, đào tạo cán bộ nhưng lại gây cho các Chi cục DTNN trực thuộc luôn bị động Ngoài các hoạt động chi thường xuyên ra thì mọi khoản chi khác đều phải lập dự toán trình Cục trưởng phê duyệt Công tác báo cáo, kiểm tra, kiểm soát giữa Cục và Chi cục luôn trong tình trạng quá tải Các phòng chức năng trực thuộc Cục luôn phải bám sát các Chi cục để phối hợp, chỉ đạo, quản lý Vì vậy áp lực công việc lớn, công việc chồng chéo, dẫn đến nhiều lúc bị lơi lỏng trong quản lý

1.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho Cục DTNN khu vực Bắc Thái

Qua thực tiễn quản lý tài chính của 2 Cục: Cục DTNN khu vực Cửu Long và Cục DTNN khu vực Hoàng Liên Sơn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Cục DTNN KV Bắc Thái có thể tham khảo đó là

Một là: Cần phải nghiên cứu, nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật và các chế độ, chính sách liên quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực DTNN, liên tục cập nhật các văn bản mới của Bộ Tài chính và của Tổng cục DTNN ban hành

Hai là: Rà soát lại các hạn chế, bất cập để có biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính từ: lập và giao kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; thanh tra, kiểm tra và quyết toán tài chính Các nội dung trong từng bước của quy trình quản lý đều quan trọng và có thể gây ra hậu quả nếu không được kiểm soát

Ba là: Chú trọng đến hoàn thiện các văn bản quản lý nội bộ liên quan đến quản lý tài chính như: quy chế về chi tiêu nội bộ, quy chế về sử dụng tài sản, trang bị, thiết bị văn phòng; quy định về kiểm soát kế hoạch ngân sách nhà nước trên cơ sở chiến lược phát triển của đơn vị, trong đó đặc biệt chú ý kiểm soát kế hoạch tài chính tổng thể về hoạt động nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

Bốn là: Để thực hiện tốt công tác quản trị tài chính, cần rà soát, bố trí, sắp xếp bộ máy kế toán quản trị dựa trên trình độ chuyên môn của cán bộ công chức và kinh nghiệm làm việc lâu năm để sắp xếp vị trí việc làm sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả, chất lượng công việc ngày càng tốt hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái giai đoạn 2019-2021 như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái?

- Những giải pháp nào nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thứ cấp Đây là các thông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho hoạt động quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái, nguồn tài liệu này bao gồm:

+ Sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet, liên quan đến hoạt động quản lý tài chính nói chung và tại Cục DTNNKV Bắc Thái nói riêng

+ Tài liệu, số liệu đã công bố liên quan đến tình hình, kết quả hoạt động quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái Đây là những số liệu mang tính định lượng, được khai thác từ các nguồn thuộc Cục Dự trữ khu vực, Tổng cục DTNN và các tổ chức cá nhân có liên quan… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích từ đó rút ra những kết luận, đánh giá khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn

+ Các tài liệu khác đã công bố có liên quan

- Thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp

+ Đối tượng khảo sát: Đối tượng thứ nhất: Lãnh đạo Cục, lãnh đạo Phòng, lãnh đạo Chi cục ( gọi chung là cán bộ quản lý) Đối tượng thứ 2: Là công chức làm công tác nghiệp vụ tại các Phòng, Chi cục, bao gồm: Chuyên viên nghiệp vụ, Kế toán viên, Kỹ thuật viên bảo quản, Thủ quỹ, Thủ kho( gọi chung là cán bộ công chức)

Tính đến hết năm 2021, tổng số cán bộ làm công tác quản lý là 18 cán bộ, Tổng số công chức làm nhiệm vụ liên quan tới công tác kế toán: 49 (bao gồm: Chuyên viên nghiệp vụ; Kế toán viên; Kỹ thuật viên bảo quản; Thủ quỹ; Thủ kho) Như vậy số phiếu điều tra cho mỗi loại yêu cầu đối với cán bộ quản lý là 18, cho cán bộ công chức là 49 Tổng là 67

+ Thời gian điều tra: Tháng 1 năm 2022

+ Mục đích khảo sát: Thu thập số liệu, tài liệu phục vụ phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái

+ Thang đo của bảng hỏi

1 1,0 đến 1,8 Rất kém/ Rất xấu/ Rất ít

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt/ Rất đầy đủ

(Nguồn: Tác giá tự xây dựng, đánh giá) 2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Nguồn số liệu thống kê về công tác quản lý tài chính của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Trình bày lại một cách có hệ thống những thông tin thu thập được làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu Phương pháp thông kê mô tả các tài liệu, số liệu đã công bố liên quan đến tình hình, kết quả hoạt động quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp về tình hình tài chính tại Cục

Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị; Những thuận lợi, khó khăn; Những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại và các giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính

Ngoài các phương pháp trên, trong những chiều cạnh, nội dung cụ thể, tác giả sử dụng thêm các phương pháp khác như: phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội; phương pháp phân tích nhân tố tác động đến quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái và một số phương pháp phân tích định tính, định lượng khác.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Tính hiệu quả của hoạt động tài chính được tính trên kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Cục DTNNKV Bắc Thái và các phòng nghiệp vụ, các chi cục trực thuộc và các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm

Với các hoạt động tài chính thông thường, tính hiệu quả chi tiêu sẽ được tính theo kinh phí chi ra và kết quả thu về Kinh phí chi ra càng thấp, kết quả càng cao thì hiệu quả chi tiêu sẽ càng cao Tuy nhiên, tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái thực hiện cơ chế quản lý kinh tế đặc biệt, chịu sự điều tiết ngân sách nhà nước tử Tổng cục

Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính, để phục vụ các nhiệm vụ chính trị( mua, bán, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, vận hành bộ máy của cơ quan và các đơn vị trực thuộc Chính vì vậy, để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái, ta phải đánh giá hoạt động quản lý tài chính và kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan và các đơn vị trực thuộc Ở các khía cạnh khác nhau có các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau, Song khái quát lại có một số chỉ tiêu có tính định lượng cao:

- Đánh giá việc lập quản lý tài chính thông qua các chỉ tiêu:

+Nhóm chỉ tiêu về kế hoạch tài chính:

* Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với DTNS cấp trên thông báo:

Số DTNS đơn vị lập

Số DTNS cấp trên thông báo Ý nghĩa chỉ tiêu này cho phép đánh giá chất lượng lập DTNS của đơn vị Nếu kết quả so sánh lớn hơn hay nhỏ hơn khá lớn, chứng tỏ đều không sát giới hạn trần ngân sách hoặc không sát với khả năng và nhu cầu chi của đơn vị

+ Nhóm chỉ tiêu thực hiện kế hoạch tài chính

* Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS được lập:

Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu ở trên có ý nghĩa đánh giá cuối cùng chất lượng DTNS đơn vị lập Nó cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chỉnh chỉ tiêu năm sau phù hợp hơn

* Tỷ lệ (%) số thực hiện so với số DTNS cấp trên thông báo:

Số DTNS cấp trên thông báo

Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với DTNS cấp trên thông báo

Tỷ lệ (%) Số thực hiện so với

Tỷ lệ (%) Số thực hiện so với

DTNS cấp trên thông báo Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép đánh giá xác định 2 vấn đề:

Một là, kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa NS) Như vậy phải xem xét 2 yếu tố: số thực hiện nếu đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức thì phải tính toán DTNS cấp trên phân bổ Ngược lại, phải tăng cường làm tốt công tác thẩm định trước quyết toán

Hai là, ngân sách là có hạn; việc bổ sung ngân sách về nguyên tắc là rất ít (trừ trường hợp có nhiệm vụ đột xuất quan trọng được Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN quyết định) Vì vậy, qua chỉ tiêu này, Phòng Tài chính Kế toán với tư cách là cơ quan chủ trì tham mưu giúp Cục DTNNKV Bắc Thái về công tác tài chính sẽ đánh giá ngân sách tiết kiệm được ở phạm vị các đơn vị trong Cục mỗi năm, theo công thức sau:

Trong đó: n: Tổng số các đơn vị trong Cục( Văn phòng Cục và 04 Chi cục trực thuộc) Tiết kiệm từ nguồn kinh phí thực hiện tự chủ, từ nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn

+ Nhóm chỉ tiêu về thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính:

* Tỷ lệ khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm của từng đơn vị qua các kỳ thanh tra kiểm tra

* Số đơn vị có thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ;

+ Nhóm chỉ tiêu quyết toán tài chính

* Tỷ lệ quyết toán chi NSNN so với dự toán được giao;

Số quyết toán chi NSNN

* Hệ số chi tăng thu nhập cho CBCC từ kinh phí tiết kiệm:

Hệ số chi tăng thu nhập cho CBCC từ kinh phí tiết kiệm được quy định theo thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/05/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, cụ thể như sau:

Số kinh phí tiết kiệm

Tỷ lệ (%) quyết toán chi NSNN so với dự toán được giao

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm một năm được xác định theo công thức:

QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng Trong đó:

QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm;

Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;

K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);

K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;

L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Ngoài ra còn một số chỉ tiêu định lượng, định tính khác như:

- Các cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng miền mà đơn vị quản lý

- Trình độ, năng lực của người làm công tác quản lý tài chính

- Khả năng ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý tài chính.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI

Khái quát về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

3.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển

Cục DTNN khu vực Bắc Thái được hình thành từ năm 1956 Theo Nghị định số 997/TTg, ngày 07/8/1956 của Thủ tướng Chính phủ, Ban đại diện vật tư Thái Nguyên là một trong 18 Ban đại diện vật tư dự trữ trực thuộc Cục quản lý dự trữ vật tư Nhà nước lúc đó

Năm 1984 sau khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 31/HĐBT ngày 18/2/1984 về việc thành lập Cục quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 128/CT về việc thành lập các Tổng kho thuộc Cục quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước, trong đó có Tổng kho lương thực mang mật danh A; Tổng kho dự trữ vật tư mang mật danh B Với Tổng kho Bắc Thái được mang mật danh A20 trên cơ sở sáp nhập BAN 51 Bắc Thái, Kho muối Hà Thượng ( Thuộc Bộ Nội thương) và Cụm kho vật tư Bắc Sơn ( thuộc Bộ Vật tư) Đến 08/9/1988 Chính phủ ban hành Nghị định 142/CP-NĐ đổi tên Cục quản lý

Dự trữ vật tư Nhà nước thành Cục DTQG

Tổng kho A20 Bắc Thái được đổi thành Chi cục Dự trữ Bắc Thái Ngày 24/12/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 270/2003/QĐ-TTG về việc quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục DTQG và đặt Cục DTQG thuộc Bộ Tài chính Tại Quyết định số 229/QĐ-BTC ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đổi tên Chi cục Dự trữ Bắc Thái thành DTQG khu vực khu vực Bắc Thái

Ngày 20/8/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2446/QĐ-BTC, ngày 05/10/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục DTNN trực thuộc Tổng Cục DTNN Theo đó: DTQG khu vực Bắc Thái được đổi thành Cục DTNNKV Bắc Thái, các Tổng kho trực thuộc thành các Chi cục DTNN Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục gồm có:

- 05 phòng: Tổ chức Hành chính; Kế hoạch quản lý kho hàng; Tài chính kế toán; Kỹ thuật bảo quản; Thanh tra và 04 Chi cục DTNN trực thuộc là: Đại Từ; Phú Bình; Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên

3.1.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

- Cùng với vai trò chiến lược của ngành DTNN, Cục DTNNKV Bắc Thái có vai trò quan trọng trong khu vực là cơ quan chuyên ngành DTNN của Trung ương đóng tại địa phương, thực hiện cơ chế quản lý kinh tế đặc biệt, tuân thủ nghiêm ngặt về sự điều tiết nguồn kinh phí của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính thông qua quyết định giao chỉ tiêu mua bán, xuất nhập hàng dự trữ và phải đảm bảo bí mật trong quản lý theo quy định của Nhà nước về số lượng kho tàng, chất lượng chỉ tiêu hàng hoá và quy trình công nghệ trong bảo quản hàng hóa

- Chức năng là quản lý, mua bán, nhập xuất hàng vạn tấn lương thực: Thóc, gạo và một số lượng vật tư chiến lược đặc biệt do nhà nước giao theo chỉ lệnh, xây dựng quy hoạch hệ thống kho tàng kiên cố để bảo quản hàng dự trữ được an toàn, áp dụng quy trình công nghệ mới trong bảo quản để nâng cao chất lượng hàng hoá, chấp hành nghiêm ngặt quy chế bảo quản, quản lý của ngành và sẵn sàng đáp ứng cao nhất khi có lệnh của nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ

Cục DTNNKV Bắc Thái thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn về DTNN trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị trình Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Tổng kết thực tiễn, kiến nghị và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định về quản lý DTNN do Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN xây dựng;

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị dự trữ trên địa bàn trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN;

- Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật DTNN đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ, các tổ chức, cá nhân sử dụng quỹ DTNN trên địa bàn; xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN xử lý theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện công tác mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao; bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật;

- Tổ chức xuất hàng DTNN để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác; bảo đảm kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả; phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát việc xuất, sử dụng quỹ DTNN, bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng DTNN; thực hiện quản lý chất lượng hàng DTNN theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do nhà nước quy định; thực hiện công tác bảo vệ, bảo mật, phòng chống cháy, nổ, bão lụt, giữ gìn an toàn hàng dự trữ theo đúng quy định Nhà nước và của Tổng cục Dự trữ Nhà nước;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 2 của Tổng cục DTNN; quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch toán kế toán, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật;

Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Bắc Thái

3.2.1 Công tác lập kế hoạch tài chính (Lập dự toán tài chính)

3.2.1.1 Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác lập dự toán

Cơ sở thực hiện: Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Công văn số 4890/BTC-KHTC ngày 27/4/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính NSNN 03 năm, lập dự toán, chấp hành dự toán và xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính và Văn bản 648/TCDT-TVQT ngày 23/5/2018 hướng dẫn của Tổng cục DTNN hướng dẫn lập kế hoạch - tài chính NSNN 03 năm, trên cơ sở nhiệm vụ dự toán được giao của năm trước và tình hình triển khai nhiệm vụ kế hoạch của năm xây dựng dự toán Căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch nhập xuất hàng dự trữ quốc gia hàng năm của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Trình tự xây dựng dựng dự toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái bao gồm:

- Thông báo số kiểm tra: Tổng cục Dự trữ Nhà nước ra văn bản hướng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán đến đơn vị

- Lập dự toán: Đơn vị dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước, hướng dẫn các Chi cục trực thuộc tiến hành lập dự toán gửi về Cục tổng hợp dự toán gửi Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bao gồm lập dự toán thu, dự toán chi và thuyết minh dự toán)

Căn cứ vào đặc thù hoạt động của ngành dự trữ quốc gia việc lập dự toán phản ánh các khoản thanh toán như sau:

- Hoạt động quản lý hành chính: Là các khoản chi thanh toán cá nhân như tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, phúc lợi tập thể Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi vật tư văn phòng, chi thông tin, tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, thuê mướn, chi sửa chữa thường xuyên và các khoản chi khác Trên cơ sở số lượng biên chế cán bộ công chức của đơn vị được giao hàng năm, lương và các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương tính theo quy định hiện hành và mức lướng tối thiểu quy định của nhà nước làm cơ sở tính toán

- Hoạt động quản lý quỹ dự trữ quốc gia: Là các khoản chi thanh toán liên quan đến công tác nhập, xuất, bảo quản và xuất hỗ trợ viện trợ hàng dự trữ quốc gia (Cước vận chuyển, bốc xếp hàng, công cụ dụng cụ phục vụ nhập xuất, ) NSNN chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia quy định tại Thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia

- Nguồn kinh phí tự chủ là nguồn nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán hằng năm, không bao gồm: Phí nhập, phí xuất, phí cứu trợ, viện trợ, bảo quản hàng dự trữ

- Nguồn kinh phí không tự chủ là nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cấp bao gồm: Phí nhập, phí xuất, phí cứu trợ, viện trợ, bảo quản hàng dự trữ

- Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên là các khoản NSNN chi cho quỹ lương, chi thường xuyên theo định mức, chi cho hoạt động bảo đảm xã hội

- Nguồn kinh phí không thường xuyên là các khoản NSNN chi cho hoạt động cải tạo sửa chữa kho tàng và các công trình phụ trợ, chi bảo quản, chi phí nhập xuất hàng cứu trợ viên trợ.

Tổng hợp số liệu tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái trong công tác lập dự toán giai đoạn 2019-2021 như sau:

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước từ

I Hoạt động quản lý quỹ DTQG(331)

1 Kinh phí hoạt động thường xuyên

2 Kinh phí hoạt động không thường xuyên

Chi cải tạo sửa chữa kho tàng và các công trình phụ trợ

Chi bảo quản, chi phí nhập xuất hàng cứu trợ viên trợ

II Quản lý hành chính

1 Kinh phí thực hiện tự chủ

864 b Chi thường xuyên theo định mức

2 Kinh phí không thực hiện tự chủ

1 Chi đào tạo bồi dưỡng 0,06 0,07

IV Hoạt động đảm bảo xã hội

1 Kinh phí hoạt động thường xuyên

(Nguồn: Phòng TCKT và tác giả tổng hợp từ 2019-2021)

Căn cứ vào bảng số liệu 3.4 ta có thể thấy:

Việc xây dựng dự toán chi ngân sách tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái biến động tăng giảm qua từng năm:

Năm 2020 tăng 34.718 triệu đồng so với năm 2019, chi tiết tăng chủ yếu từ các khoản kinh phí chi cải tạo, sửa chữa kho tàng và các công trình phụ trợ( tăng 5.280 triệu đồng) và chi cho hoạt động đảm bảo xã hội(tăng 28.850 triệu đồng)

Năm 2021 giảm 9.806 triệu đồng so với năm 2020, chi tiết giảm chủ yếu từ các khoản kinh phí chi cải tạo, sửa chữa kho tàng và các công trình phụ trợ( -14.310 triệu đồng), tăng ở các mục chi bảo quản, chi phí nhập xuất lương thực(980 triệu đồng), quỹ lương(864 triệu đồng), hoạt động đảm bảo xã hội(2.520 triệu đồng)

Lý do tăng giảm: Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi hoạt động dự trữ quốc gia phục vụ cho công tác nhập- xuất, bảo quản hàng hóa, chi phí viện trợ cứu trợ hàng dự trữ quốc gia chi cải tạo sửa chữa lớn biến động giảm qua các năm

Bảng 3.5 Biểu tổng hợp số dự toán đơn vị lập so với số dự toán được duyệt

NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021 Đơn vị đề nghị Đơn vị được duyệt

Số chênh lệch Đơn vị đề nghị Đơn vị được duyệt

Số chênh lệch Đơn vị đề nghị Đơn vị được duyệt

Hoạt động quản lý quỹ

Kinh phí hoạt động thường xuyên

Kinh phí hoạt động không thường xuyên

Chi cải tạo sửa chữa kho tàng và các công trình phụ trợ

Chi bảo quản, chi phí nhập xuất hàng cứu trợ viên trợ

II Quản lý hành chính (341)

Kinh phí thực hiện tự chủ

Chi thường xuyên theo định mức

Kinh phí không thực hiện tự chủ

III Sự nghiệp đào tạo(085)

NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021 Đơn vị đề nghị Đơn vị được duyệt

Số chênh lệch Đơn vị đề nghị Đơn vị được duyệt

Số chênh lệch Đơn vị đề nghị Đơn vị được duyệt

1 Chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ

IV Hoạt động đảm bảo xã hội

Kinh phí hoạt động thường xuyên

(Nguồn: Phòng TCKT và tác giả tổng hợp từ 2019-2021)

Căn cứ vào báo cáo xây dựng dự toán thu chi NSNN gửi về, Tổng cục Dự trữ Nhà nước kiểm tra rà soát toàn bộ chi tiết các nhiệm vụ chi, các căn cứ xây dựng về quy định định mức, thuyết minh chi tiết của đơn vị đã lập ra Thông báo dự kiến chi NSNN cho từng năm

Từ bảng 3.5 ta có thể thấy dự toán đơn vị đề xuất đều cao hơn với dự toán cấp trên xét duyệt Nguyên nhân chủ yếu là nguồn ngân sách cấp trên là hạn chế so với nhu cầu của đơn vị, nguyên nhân thứ hai là một số nội dung lập dự toán chưa thuyết minh rõ cơ sở, một số mục chi chưa sát với thực tế, nên không đáp ứng được yêu cầu và không xét duyệt dự toán chi

3.2.1.2 Thực hiện lập và giao dự toán cho đơn vị cấp dưới

Sau khi nhận Quyết định giao dự toán của Tổng cục DTNN phê duyệt thì đơn vị triển khai công tác giao dự toán xuống các đơn vị cơ sở Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và các Chi cục DTNN trực thuộc, công tác lập kế hoạch tài chính được thực hiện như sau: a) Kế hoạch tiền lương

Chủ trì công tác này là phòng Tổ chức - Hành chính, bộ phận tiền lương căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao và theo số CBCC đến tuổi nghỉ hưu của năm kế hoạch Bên cạnh đó người làm công tác tiền lương phải tính được độ tuổi về hưu và nâng lương thường xuyên của CBCC của các năm Công tác tiền lương còn căn cứ vào Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế chính thức được đưa vào áp dụng ngày 15/10/2018 Theo đó, các quy định liên quan đến việc về hưu trước tuổi đối với CBCC đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và với chính sách tinh giản biên chế người làm công tác tiền lương cũng phải tính được kế hoạch tiền lương sao cho phù hợp với tình hình của cơ quan đơn vị

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính ở Cục Dự trữ Nhà nước

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đầu tư vốn đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Chẳng hạn, ở địa phương hay xảy ra lũ lụt thì các các khoản chi NSNN tập trung và xây dựng đê kè và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa bão và có những biện pháp hữu hiệu tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có nhiều đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế Địa bàn hoạt động chủ yếu Cục DTNNKV Bắc Thái là 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên đây là những tỉnh có điều kiện tự nhiên là vùng miền núi, trung du, đường xá đi lại khó khăn, có mức độ phát triển KT-XH còn hạn chế trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước; Những yếu tố trên tác động không nhỏ đến hoạt động của Cục nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng

3.3.1.2 Cơ chế, chính sách và các quy định của nhà nước

Nhân tố từ cơ chế, chính sách của nhà nước ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý tài chính của các cơ quan HCNN đó là cơ chế tài chính, Chính sách KT-XH, Chiến lược và các chính sách phát triển đối với các cơ quan HCNN

- Đối với cơ chế chính sách liên quan đến DTQG, Cục DTNNKV Bắc Thái là cơ quan HCNN thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về DTNN, do vậy các phải tuân thủ pháp luật: (i) Nhập, xuất lương thực DTQG: Hoạt động nhập xuất lương thực DTQG được qui định tại Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy chế nhập, xuất lương thực DTQG; (ii) Xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu trợ, cứu đói : Qui định tại điều 8 Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về ban hành quy chế nhập, xuất lương thực DTQG (iii) Giá mua, giá bán hàng DTQG: Qui định tại điều 49 Luật Dự trữ quốc gia về Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia; (v)

Vốn mua, bán lương thực DTQG: Được qui định tại điều 8, Thông tư số 145/2013/TT-

BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn kế hoạch DTQG và NSNN chi cho DTQG; (v) Phí nhập, xuất lương thực DTQG, phí xuất cứu trợ viện trợ: Qui định tại Thông tư số

145/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch DTQG và NSNN chi cho DTQG; (vi) Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia: Qui định tại điều 15 Thông tư số 145/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch DTQG và NSNN chi cho DTQG Các quy định này tác động, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động DTNN mà Cục đảm nhận và có tác động lớn đến hoạt động quản lý tài chính của đơn vị

- Các cơ chế quản lý tài chính có thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các cơ quan có liên quan Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan HCNN nói chung và Cục DTNNKV Bắc Thái nói riêng, có tác động quyết định đến sự tồn tại và vận động của các hoạt động tài chính trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cục DTNNKV Bắc Thái

- Các chính sách KT-XH chính là các quan điểm, tư tưởng, giải pháp công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT-XH nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của nhà nước Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể Thông qua công cụ này nhà nước định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội để cùng hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể KT-XH Qua đó hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung Đồng thời, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả Các chính sách này tác động lớn đến hoạt động DTNN trong đó có công tác quản lý tài chính ở Cục DTNNKV Bắc Thái

- Chiến lược và các chính sách phát triển đối với các cơ quan HCNN: Công tác quản lý tài chính của các cơ quan HCNN một phần phụ thuộc vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cơ quan HCNN và sự nhận thức đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trong từng giai đoạn Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nền hành chính, đẩy mạnh cải cách nền hành chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói riêng Điều đó thể hiện ở các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này, qua đó các cơ chế quản lý đối với hoạt động của cơ quan HCNN đều được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới

3.3.2.1 Năng lực quản lý của người lãnh đạo và chất lượng đội ngũ cán bộ

Lãnh đạo cơ quan đơn vị là nhân tố có vai trò quan trọng, có ý nghĩa định hướng toàn bộ quá trình quản lý tài chính của cơ quan Lãnh đạo cơ quan đơn vị có chức năng chỉ đạo toàn diện mọi mặt công tác, trong đó có công tác tài chính, người chỉ huy, đồng thời là chủ tài khoản có vai trò trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của công tác quản lý nói chung và chất lượng quản lý tài chính nói riêng Nhìn chung năng lực lãnh đạo của Cục DTNNKV Bắc Thái hiện nay đã và đang được đánh giá cao, thể hiện qua các chỉ số về chuyên môn cũng như các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả hoạt động của Cục trong thời gian qua Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại phòng Tài chính Kế toán và các bộ phận tài vụ quản trị tại các Chi cục DTNN có vai trò rất quan trọng đố với công tác quản lý tài chính nói riêng và toàn bộ các hoạt động của Cục Là bộ phận giúp việc cho lãnh đạo đơn vị quản lý tốt các nguồn lực tài chính được giao, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí Góp phần quan trọng trong thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao

Bảng 3.32: Bảng thống kê số lượng cán bộ công chức làm công tác kế toán

3 Chi cục DTNN Đại Từ 2 2 2

4 Chi cục DTNN Phú Bình 2 2 2

5 Chi cục DTNN Phổ Yên 2 2 2

6 Chi cục DTNN Thành phố

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Qua số liệu phản ánh tại Bảng 3.32 cho thấy số lượng CBCC làm công tác kế toán tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái tương đối ổn định Trừ phòng Tài chính kế toán Cục (05 cán bộ) các Chi cục DTNN trực thuộc, số lượng cán bộ tài chính kế toán bình quân là 02 người Về cơ bản, số lượng cán bộ làm công tác kế toán tại các bộ phận được duy trì ổn định Việc tăng giảm là do CBCC đến tuổi nghỉ chế độ hoặc được tăng biên chế do bổ sung

Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán Với nhận thức về sự quan trọng của công tác quản lý tài chính, trong những năm gần đây, lãnh đạo Cục luôn dành sự quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán (Bảng 3.33)

Bảng 3.33: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức làm công tác tài chính kế toán tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái

TT Trình độ chuyên môn 2019 2020 2021

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Số liệu Bảng 3.33 cho biết, năm 2021 tỷ lệ công chức tài chính, kế toán có trình độ Đại học là 12/13 ( chiếm tỷ lệ 92.3 %) và có 01 CBCC có trình độ thạc sĩ

Như vậy, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán trong 3 năm qua có có chuyển biến về chất lượng, từ năm 2019, vẫn còn CBCC có trình độ Trung cấp, Cao đẳng thì đến 2021 đã từ Đại học trở lên Với những yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý tài chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác, sự nâng cao về trình độ của đội ngũ làm công tác kế toán cũng là xu thế tất yếu để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao Qua đó thể hiện sự đặc biệt quan tâm của lãnh đạo Cục DTNN khu vực Bắc Thái đối với công tác quản lý tài chính và ý thức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

3.3.2.2 Một số yếu tố khác

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán:

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán: Đây là yếu tố không thể thiếu, là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý Thông qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán giúp cho cơ quan quản lý nắm chắc được quá trình vận động của hoạt động tài chính, đánh giá đúng bản chất sự việc, phát hiện các tồn tại, sai phạm từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời, giúp cho hoạt động nhịp nhàng, đúng hướng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao

- Công nghệ quản lý tài chính:

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được trong hoạt động quản lý tài chính Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương.

Đánh giá chung công tác quản lý tài chính của cục DTNN khu vực Bắc Thái 90 1 Những kết quả đạt được

3.4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây công tác quản lý tài chính của Cục DTNN khu vực Bắc Thái đã dần đi vào nề nếp Việc điều hành ngân sách về cơ bản đã thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình từ cơ sở đến Chi cục; Lãnh đạo Cục DTNN khu vực chỉ đạo công tác tài chính theo quy chế và quy định của nhà nước; các Chi cục, phòng chức năng thuộc Cục thực hiện tốt chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện Những kết quả đạt được trong quản lý tài chính ở Cục DTNNKV Bắc Thái được thể hiện trên các mặt công tác sau:

Thứ nhất, sau gần 9 năm triển khai nghị định 130/NĐ-CP ngày 17/10/2015 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, công tác quản lý chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn, cụ thể:

(i) Thực hiện chế độ tự chủ, Cục trưởng thực hiện phân bổ giao dự toán để Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Cục là người đứng đầu cơ quan đã chủ động hơn trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chủ động sử dụng kinh phí được giao để hoàn thành nhiệm vụ; bố trí kinh phí phù hợp, hiệu quả khi triển khai thực hiện, từ đó công việc được giải quyết nhanh hơn, chủ động hơn Do được tự chủ sử dụng kinh phí được giao nên Lãnh đạo, cũng như CBCC đã quán triệt sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả hơn, không còn tình trạng “chạy” kinh phí còn dư cuối năm

(ii) Thực hiện công khai dân chủ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạo sự đồng thuận cao của CBCC, nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện quyền giám sát trong thực thi công vụ và thực hành tiết kiệm chống lãng phí kinh phí NSNN Các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động

(iii) Cục DTNNKV Bắc Thái đã chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, hạn chế tăng biên chế, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho CBCC Cục đã chủ động tham mưu công tác tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, công chức theo thẩm quyền được giao Thủ trưởng các đơn vị phê duyệt và ra quyết định luân chuyển, bổ nhiệm các vị trí trong cùng như bộ máy giúp việc cho phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ, công chức Điều này đã giúp Cục có bộ máy cán bộ quản lý nghiệp vụ chuyên trách cũng như giúp việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong quản lý tài chính

(iv) Trên cơ sơ định mức, biên chế các đơn vị được khoán chi ngân sách hàng, năm, các đơn vị thuộc Cục DTNN đã xây dựng và ban hành Quyết định quy định quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý sử dụng tài sản công Trong quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng các định mức chi tiêu, quy chế quản lý tài sản công theo đúng quy định Tuy nhiên cần hoàn thiện, bổ sung đầy đủ hơn

Thứ hai, về thực hiện quy trình trong quản lý tài chính (công tác lập, phân bổ; tổ chức thực hiện kế hoạch; thanh tra, kiểm tra và quyết toán):

(i) Trong quá trình lập kế hoạch, Cục DTNN đã căn cứ vào hướng dẫn của Vụ Tài vụ Quản trị của Tổng cục DTNN cùng với định mức phân bổ và định mức sử dụng lập kế hoạch tài chính đầy đủ, kịp thời và ít sai sót

(ii) Việc giao, phân bổ kế hoạch giai đoạn 2019-2021 của Cục DTNNKV Bắc Thái đã đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục DTNN, Bộ Tài chính, đảm bảo kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ quan trọng, phân bổ đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức theo quy định

(iii) Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính; chấp hành chế độ chính sách có liên quan trong thực hiện hoạt động được Cục DTNNKV Bắc Thái quan tâm chỉ đạo, thực hiện thường xuyên, góp phần tác động đến hiệu quả, hiệu lực quản lý tài chính của Cục,

(iv) Về quyết toán tài chính: số liệu báo cáo quyết toán chính xác, trung thực; báo cáo theo đúng các nội dung trong kế hoạch dự toán được giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý tài chính Cục DTNN và các đơn vị trực thuộc khá bài bản và phù hợp với quy định của ngành, CBCC làm công tác tài chính - kế toán có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có ý thức không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Thứ tư, đã tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế khoán chi phí nhập, xuất, bảo quản và xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ theo quy định, trên cơ sở đó các đơn vị đã chủ động quyết định chi các nội dung đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời đã thực hành tiết kiệm các khoản chi phí để góp phần nâng cao thu nhập cho CBCC và trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi

Thứ năm, bước đầu đã phân cấp và quy định tương đối rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí

Thứ sáu, việc tổ chức tập huấn, phổ biến, quán triệt các văn bản hướng dẫn chế độ, chính sách của Nhà nước, của Bộ Tài chính về lĩnh vực quản lý tài chính đến Thủ trưởng và cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tài chính kế toán của các đơn vị đã được thực hiện tương đối thường xuyên, qua đó đã giúp cho việc tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính tại tất cả các đơn vị đã dần dần đi vào nề nếp và chấp hành theo đúng quy định

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI

Định hướng quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đến năm 2025

Hiệu quả quản lý là yêu cầu bắt buộc đối với người quản lý và trách nhiệm của các cấp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý Đổi mới quản lý tài chính, trong đó có nội dung đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước cũng không nằm ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nền tài chính quốc gia trong xu thế cải cách và hội nhập quốc tế Cùng với các nội dung đổi mới và cải cách quản lý, quản lý tài chính tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái đến năm

2025 là phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính và chủ trương đổi mới nền tài chính công của Nhà nước, nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của Tổng cục DTNN giao

- Thực hiện tốt công tác điều hòa vốn, kinh phí trong hệ thống DTNN nhằm ổn định và tăng nguồn thu để đảm bảo các yêu cầu hoạt động ngày càng cao của Cục DTNNKV Bắc Thái

- Tăng cường phân cấp để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Cục DTNNKV Bắc Thái

- Đổi mới phương thức, chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới, phù hợp với đặc thù của Cục DTNNKV Bắc Thái

- Tạo điều kiện cho các đơn vị DTNN nói chung, Cục DTNNKV Bắc Thái nói riêng chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, góp phần tăng thu nhập cho CBCC, hoàn thành nhiệm vụ được Tổng cục DTNN giao

Một là, thực hiện triệt để phương thức cấp phát, sử dụng NSNN theo dự toán được duyệt, đồng thời mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện phương thức cấp phát này đối với đơn vị thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính; quản lý cấp phát theo kết quả đầu ra của công việc, sự kết hợp giữa quản lý cấp phát, kiểm soát chi theo dự toán và khoán chi sẽ ngày càng nhuần nhuyễn hơn, tạo ra cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra thay vì quản lý theo đầu vào như hiện nay

Hai là, đẩy mạnh việc khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính cho các đơn vị trực thuộc Tạo quyền chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, nhằm mục đích tiết kiệm và tăng thu nhập cho người lao động trong đơn vị

Ba là, tập trung vào khắc phục các hạn chế, bất cập hiện này trong công tác quản lý tài chính của Cục DTNNKV Bắc Thái, trong đó ưu tiên vào việc rà soát các nội dung quản lý theo quy trình từ lập, phân bổ, tổ chức thực hiện; thanh tra, kiểm tra và quyết toán tài chính

Bốn là: Hoàn thiện cơ chế, quy định nội bộ liên quan đến quản lý tài chính; bố trí sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhân sự liên quan đến quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời gian tới.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng; trên cơ sở những vấn đề hạn chế, nguyên nhân cần giải quyết và mục tiêu, định hướng, đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái đến năm

4.2.1 Giải pháp theo các nội dung quản lý tài chính

4.2.1.1 Các giải pháp trong trong lập, giao dự toán:

+ Cục DTNNKV Bắc Thái cần phải quan tâm chỉ đạo cho các phòng ban, các chi cục trực thuộc thực hiện theo đúng quy trình xây dựng kế hoạch, chấp hành nghiêm ngặt thời gian lập kế hoạch tại nhà máy với các biểu mẫu thống nhất và định mức, tiêu chuẩn rõ ràng

+ Đối với các Chi cục quan theo dõi phát hiện thấy công tác xây dựng kế hoạch còn chậm, chưa sát với thực tế, chưa có căn cứ dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh kế hoạch nhiều lần trong năm Cục cần phải chú ý các biện pháp: (i) Nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan (từ Cục đến Chi cục và các CBCC tham gia trực tiếp xây dựng kế hoạch), làm rõ nguyên nhân (ii) Tăng cường sự hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ của các bộ phận chuyên môn, nhất là Phòng Tài chính - Kế toán theo hình thức hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng xây dựng kế hoạch tài chính; (iii) Cung cấp các thông tin có liên quan để các Chi cục có thể cập nhật toàn diện, đầy đủ trong quá trình xây dựng kế hoạch; (iv) Xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và CBCC chuyên môn nếu để xảy ra 2 năm liên tục kế hoạch tài chính của đơn vị bị chậm, không sát với thực tế

+ Cục cần chủ động hơn trong xây dựng một công thức phân bổ ngân sách rõ ràng và công khai, tiêu chí phân bổ thống nhất trong toàn cơ quan Một tiêu chí sẽ chỉ được sử dụng thống nhất khi mối quan hệ giữa chủ thể được phân bổ là Cục DTNNKV Bắc Thái và chủ thể được nhận phân bổ (các đơn vị, chi cục trực thuộc) là giống nhau Điều quan trọng nhất là lựa chọn tiêu chí như thế nào để vừa đạt công bằng, vừa phát huy được hiệu quả của quá trình phân bổ nguồn lực từ phía Cục Xét về mặt lâu dài nên lựa chọn tiêu thức phân bổ gắn liền với kết quả đầu ra

+ Định mức phân bổ kinh phí phải được gắn liền với việc đổi mới hệ thống định mức xác định cụ thể các chuẩn như nhiệm vụ chuyên môn được giao, tổ chức bộ máy biên chế, các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm được Tổng cục DTNN phân cấp, ủy quyền Đây cũng chính là định mức đầu vào được sử dụng trong nội bộ của Cục DTNNKV Bắc Thái

+ Hoàn thiện cơ chế phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị và Chi cục phù hợp với yêu cầu của Luật NSNN, của Bộ Tài chính và Tổng cục DTNN và thuận lợi cho công tác kế toán, quyết toán chi NSNN của đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cụ thể cần phải thực hiện thông báo công khai về phần kinh phí NSNN cấp và phần kinh phí từ nguồn thu của Cục DTNNKV Bắc Thái

4.2.1.2 Các giải pháp trong triển khai thực hiện kế hoạch tài chính

+ Tổ chức quản lý chặt chẽ các hoạt động chuyên môn về DTNN đã được Tổng cục DTNN giao cho Cục DTNNKV Bắc Thái thực hiện trong kế hoạch hàng năm, đặc biệt là các nhiệm vụ: (i) Tổ chức thực hiện công tác mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao; bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật; (ii) Tổ chức xuất hàng dự trữ nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác; bảo đảm kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả; phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát việc xuất, sử dụng quỹ dự trữ nhà nước, bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; (iii) Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ nhà nước; thực hiện quản lý chất lượng hàng dự trữ nhà nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do nhà nước quy định; thực hiện công tác bảo vệ, bảo mật, phòng chống cháy, nổ, bão lụt, giữ gìn an toàn hàng dự trữ theo đúng các quy định của Nhà nước và của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (iv) Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt Việc tổ chức thực hiện đúng các quy định đặc thù của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục DTNN trong quản lý nhiệm vụ chuyên môn đồng nghĩa với việc tăng cường hỗ trợ cho công tác quản lý tài chính tại Cục DTNNKV Bắc Thái

+ Tổ chức tốt, khách quan, minh bạch công tác quản lý tài chính trong thực hiện kế hoạch, trong đó đặc biệt là trong quản lý giá mua hàng DTQG (mặt hàng gao, thóc), trong đó chú ý đến một số biện pháp: (i) Tuân thủ đúng các quy trình, quy định trong việc mua, thời điểm mua, xác định giá mua các mặt hàng lương thực lúa, gạo để DTQG; (ii) Chủ động hơn trong tham mưu đề xuất với Tổng cục DTNN về thực hiện kế hoạch mua dự trữ đối với mặt hàng DTQG đã giao cho Cục trong năm kế hoạch, cần thiết đề nghị điều chỉnh theo hướng phù hợp, hiệu quả, bảo đảm cân đối vĩ mô, cũng như các yếu tố thị trường (iii) Thực hiện giám sát nhiều bên trong quá trình quản lý giá bán, tổ chức thu mua cũng như thanh toán vốn mua mặt hàng DTQG để bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong thực hiện

+ Quan tâm chặt chẽ, cập nhật liên tục hàng tháng, quý về tình hình, kết quả giải ngân trong thực hiện kế hoạch Kịp thời phát hiện các đơn vị, hạng mục có tiến độ giải ngân chậm, không đạt yêu cầu kế hoạch tiến độ, từ đó có biện pháp xử lý cả về chuyên môn tài chính, kế toán cũng như đôn đốc, xử lý các đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ và dự toán thực hiện Trường hợp những khó khăn vướng mắc vượt quá thẩm quyền của Cục thì báo cáo kịp thời đầy đủ về Tổng cục DTNN để xin chỉ đạo, giải quyết

+ Xây dựng sớm và tổ chức thực hiện bộ chỉ số theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, trong đó có nội dung về đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí tài chính trong toàn Cục DTNNKV Bắc Thái

4.2.1.3 Các giải pháp trong kiểm tra, giám sát tài chính

+ Cục DTNNKV Bắc Thái cần phải luôn luôn nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát Coi đây là một biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lý tài chính nhằm giúp cho Thủ trưởng các đơn vị và các bộ phận, cá nhân liên quan trong Cục nhìn nhận lại các công việc quản lý, điều hành, chấp hành thực hiện nhiệm vụ của mình so với quy định của các cơ quan có thẩm quyền

+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn Cục DTNNKV Bắc Thái, khắc phục tình trạng công tác này thời gian qua chưa được các đơn vị coi trọng, quan tâm đúng mức Để thực hiện tốt công tác này cần phải thực hiện các công việc sau: (i) Tổng cục DTNN với trách nhiệm của cơ quan đầu mối quản lý chung cả nước cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hệ thống dự trữ làm căn cứ tổ chức thực hiện; (ii) Các đơn vị quản lý cấp trên cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tài chính, kế toán đối với các đơn vị dự toán trực thuộc theo kế hoạch thường xuyên hoặc đột xuất, trên có sở đó kịp thời đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho đơn vị trong thực hiện dự toán được giao (đặc biệt là dự toán bố trí cho những nội dung chi giao không tự chủ), đồng thời hướng dẫn các đơn vị khắc phục những thiếu sót, hạn chế để giúp đơn vị được kiểm tra, kiểm toán thực hiện, chấp hành đúng các quy định về quản lý tài chính đã được các cấp có thẩm quyền ban hành (iii) Các đơn vị dự toán phải thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra tại đơn vị mình để đưa công tác này trở thành một nhiệm vụ thường xuyên và là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sớm những thiếu sót trong hoạt động quản lý tài chính Thường xuyên rà soát và điều chỉnh kịp thời Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với việc điều chỉnh chế độ, chính sách, định mức chi tiêu ngân sách do Nhà nước ban hành làm căn cứ thực hiện trong đơn vị và để cán bộ công chức trong đơn vị thực hiện giám sát

+ Cục DTNNKV Bắc Thái cần có quy định nội bộ xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong trường hợp sau: (i) Không tổ chức đúng các quy định về thanh tra, kiểm tra, nhất là công tác tự kiểm tra; (ii) Để xảy ra nhiều sai sót, đặc biệt là các sai sót tại đơn vị trực thuộc Cục mà không tự phát hiện, xử lý; (iii) Không minh bạch, công khai các thông tin sau kiểm tra, thanh tra theo quy định

4.2.1.4 Các giải pháp trong thực hiện quyết toán

+ Cục cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức trong toàn thể CBCC về vai trò của quyết toán tài chính Thống nhất nhận thức quyết toán là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách của Cục, các đơn vị trực thuộc Cục cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan khi sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Cục giao thực hiện trong một thời gian nhất định, được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn

+ Lãnh đạo Cục DTNNKV Bắc Thái cần phải nhanh chóng có biện pháp chấn chỉnh các hạn chế trong công tác quyết toán, nhất là: Công tác xét duyệt quyết toán còn chậm, nhất là việc ký ban hành Thông báo xét duyệt quyết toán, nội dung xét duyệt quyết toán về cơ bản mới chỉ xem xét, tổng hợp số liệu quyết toán mà chưa xem xét, đánh giá toàn diện công tác quản lý tài chính trong một năm ngân sách của đơn vị được xét duyệt quyết toán Các biện pháp cần quan tâm thực hiện để khắc phục hạn chế nêu trên là: (i) Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan (từ Cục đến Chi cục và các CBCC tham gia trực tiếp vào công tác quyết toán), làm rõ nguyên nhân (ii) Chỉ đạo hỗ trợ, hướng dẫn giúp đỡ của các bộ phận chuyên môn, nhất là Phòng Tài chính -

Kiến nghị

4.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính

- Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như thông lệ quốc tế về thời gian lập dự toán NSNN để các đơn vị dự toán có đủ thời gian xây dựng dự toán, đảm bảo có căn cứ và chất lượng

- Kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội, hàng năm giao trực tiếp ngân sách chi cho DTQG từ đầu năm để Tổng cục chủ động hơn trong lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu DTQG hàng năm Cần giao vốn mua hàng dự trữ quốc gia bằng dự toán NSNN để các Cục DTNN khu vực chủ động triển khai mua nhập hàng dự trữ

- Xem xét bổ sung đối với các nội dung được chuyển nguồn kinh phí đối với kinh phí nghiệp vụ DTQG do đặc thù riêng có của hoạt động DTQG, kinh phí thực hiện phụ thuộc vào việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Việc thực hiện kế hoạch nhập, xuất lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là đối với một số vật tư dự trữ phải thực hiện đấu thầu và sản phẩm phải thông qua đặt hàng, nhập khẩu ngoài nước dẫn đến việc thực hiện kế hoạch thường xuyên bị chậm về thời gian Để đảm bảo quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Tài chính sớm nghiên cứu giao thêm quyền tự chủ cho đơn vị thực hiện tự chủ nói chung, cho Cục DTNN khu vực Bắc Thái nói riêng

4.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Dự trữ Nhà nước

- Tham mưu, trình Bộ Tài Chính ban hành Thông tư về Quản lý định mức chi hoặc khoán chi tại Tổng cục DTNN và Cục DTNNKV;

- Hoàn thiện và cấp phát kịp thời hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật thống nhất toàn ngành, đảm bảo cung cấp các thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi hoạt động quản lý tài chính ngày một nâng cao;

- Xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị cấp dưới thực hiện quản lý hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ quản lý công tác tài chính theo mô hình tập trung, thống nhất thành kho dữ liệu Thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác tài chính;

- Đối với kinh phí DTQG (phí nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ viện trợ) đề nghị Tổng cục DTNN thực hiện giao chung, không giao cụ thể cho từng nội dung, tạo điều kiện cho Cục DTNNKV chủ động trong công tác triển khai thực hiện

- Quan tâm đến công tác sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định đối với Cục DTNN khu vực Bắc Thái; Giao quyền Cục chủ động mua sắm các tài sản chuyên dùng phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị.

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thang đo Likert - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 2.1 Thang đo Likert (Trang 40)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục DTNN khu vực Bắc Thái - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục DTNN khu vực Bắc Thái (Trang 50)
Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức  TT  Trình độ chuyên môn  Năm 2019  Năm 2020  Năm 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức TT Trình độ chuyên môn Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 (Trang 51)
Bảng 3.3. Bảng chỉ tiêu kết quả thực hiện 3 năm 2019-2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.3. Bảng chỉ tiêu kết quả thực hiện 3 năm 2019-2021 (Trang 52)
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước từ   2019-2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước từ 2019-2021 (Trang 55)
Bảng 3.5 Biểu tổng hợp số dự toán đơn vị lập so với số dự toán được duyệt - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.5 Biểu tổng hợp số dự toán đơn vị lập so với số dự toán được duyệt (Trang 57)
Bảng 3.6: Kế hoạch tiền lương tại Cục DTNN KV Bắc Thái - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.6 Kế hoạch tiền lương tại Cục DTNN KV Bắc Thái (Trang 59)
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo sát về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả khảo sát về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng (Trang 62)
Bảng 3.9: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tại Cục DTNN KV Bắc Thái - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.9 Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tại Cục DTNN KV Bắc Thái (Trang 62)
Bảng 3.11: Kế hoạch mua sắm tài sản giai đoạn 2019 - 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.11 Kế hoạch mua sắm tài sản giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 64)
Bảng 3.13: Kế hoạch xây dựng, sửa chữa của giai đoạn 2019 – 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.13 Kế hoạch xây dựng, sửa chữa của giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 66)
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về lập kế hoạch xây dựng,   sửa chữa giai đoạn 2019 - 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 67)
Bảng 3.15: Kế hoạch về vốn mua gạo DTQG năm 2020 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.15 Kế hoạch về vốn mua gạo DTQG năm 2020 (Trang 68)
Bảng 3.16: Kế hoạch về vốn mua thóc DTQG năm 2019 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.16 Kế hoạch về vốn mua thóc DTQG năm 2019 (Trang 70)
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả điều tra về lập kế hoạch vốn mua hàng DTQG - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.17 Tổng hợp kết quả điều tra về lập kế hoạch vốn mua hàng DTQG (Trang 71)
Bảng 3.18: Kế hoạch về phí định mức hàng DTQG tại Chi cục DTNN - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.18 Kế hoạch về phí định mức hàng DTQG tại Chi cục DTNN (Trang 72)
Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về lập kế hoạch phí   định mức hàng DTQG - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.19 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về lập kế hoạch phí định mức hàng DTQG (Trang 74)
Bảng 3.20: Kế hoạch tiền lương giai đoạn 2019 - 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.20 Kế hoạch tiền lương giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 76)
Bảng 3.21: Thực hiện đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2019 - 2021  Đơn vị - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.21 Thực hiện đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị (Trang 77)
Bảng 3.22  Thực hiện Kế hoạch mua sắm tài sản giai đoạn 2019 - 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.22 Thực hiện Kế hoạch mua sắm tài sản giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 78)
Bảng 3.23: Thực hiện kế hoạch xây dựng, sửa chữa giai đoạn 2019 – 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.23 Thực hiện kế hoạch xây dựng, sửa chữa giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 80)
Bảng 3.24: Tổng hợp kết quả khảo sát về triển khai kế hoạch xây dựng,   sửa chữa tại đơn vị - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.24 Tổng hợp kết quả khảo sát về triển khai kế hoạch xây dựng, sửa chữa tại đơn vị (Trang 81)
Bảng 3.25: Giá mua, bán lương thực tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.25 Giá mua, bán lương thực tại Cục DTNN khu vực Bắc Thái (Trang 83)
Bảng 3.26: Kết quả thực hiện kế hoạch mua gạo, thóc DTQG năm 2020 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.26 Kết quả thực hiện kế hoạch mua gạo, thóc DTQG năm 2020 (Trang 84)
Bảng 3.27: Biểu tổng hơp thực hiện dự toán chi NSNN từ 2019-2021       Đơn vị: Triệu đồng - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.27 Biểu tổng hơp thực hiện dự toán chi NSNN từ 2019-2021 Đơn vị: Triệu đồng (Trang 85)
Bảng 3.28: Tình hình tiết kiệm phí nhập, xuất lương thực DTQG  giai đoạn 2019 – 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.28 Tình hình tiết kiệm phí nhập, xuất lương thực DTQG giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 88)
Bảng 3.29: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.29 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra (Trang 91)
Bảng 3.30: Tổng hợp đối chiếu thực hiện dự toán NSNN giai đoạn    2019 - 2021 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.30 Tổng hợp đối chiếu thực hiện dự toán NSNN giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 93)
Bảng 3.31: Tiến độ thực hiện quyết toán của Chi cục Dự trữ Nhà nước   năm 2020 - quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bắc thái
Bảng 3.31 Tiến độ thực hiện quyết toán của Chi cục Dự trữ Nhà nước năm 2020 (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w