Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
Khoa KHXH&NV
Tiểu luận
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Là một sinh
viên, em cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lớp: POS 361 D
Lê Văn Rồng 252171042225 100% Nguyễn Đỗ Vy Ngọc 25207107466 100% Nguyễn Hữu Hiếu 25217103802 100%
Lê Tấn Trường Sơn 25212104555 100% Huỳnh Thái Chương 25212105774 100% Nguyễn Thị Hoài Thi 25207109802 100%
Đà Nẵng, ngày 17 tháng 3 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 6
1 Vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh 6
2 Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 8
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để đô N i ngO cán bô N , đQng viên tu dưSng, rTn luyê N n đạo đức 8
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bQn của con người Viê N t Nam hiê N n tại và tương lai 9
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc
tu dưSng, rTn luyê N n đạo đức của con người Viê N t Nam hiê N n đại 10 CHƯƠNG 2: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH 11
1 Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiê N n nay 11
2 Phương pháp, định hướng của sinh viên trong viê N c học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh 14 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Giới thiê N u về chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương
có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại
tự do, hạnh phúc cho đồng bào
Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc
Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp
Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp
Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự
do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin
về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc
đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm
1925 Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được
Trang 4bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin
về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc
Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp
mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á
Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam
Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do
Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn
đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô) Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả
tự do
Trang 5Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam
Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) Tại đây theo
đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam
Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ 11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947)
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng
Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954) Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn
Trang 6gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”
Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 02/9/1969, tại Hà Nội
Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc Đảng và nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1 Vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa-cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ, Đảng viên Người yêu cầu mỗi cán bộ Đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng" vừa “ chuyên"
Hồ Chí Minh xem xét tới đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, Người để lại cho chóng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện
về đạo đức Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, Đảng viên Cũng như V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ bằng chiến lược, sách lược mà còn bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cùng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suổi Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thi sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không
có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gi" Người so sánh: “ làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ
Trang 7vang, nhưng nó cùng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang
Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo nhà nước Nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người
Vi vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “ là đạo đức, là văn minh" Người thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng Sản phải tiêu biểu cho tri tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Người nói cán bộ, đáng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì không phải “viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến Quần chóng chi quý mến những người có tư cách đạo đức"
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người Theo quan điểm củia Hồ Chí minh, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng là người cao thượng Đạo đức là một hinh thái ý thức xã hội, không phải một chiều phụ thuộc vào tồn tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế Nó
có khả năng tác động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội Giá trị đạo đức tinh thần một khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật chất
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chân nân ; khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ tỉnh thần khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa” Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu + Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết + Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng
Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhung phải là nhận thức đức và tài
có mối quan hệ mật thiết với nhau Người đã khẳng định: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi Ých gì mà còn có hại cho dân Mắt khác phải thấy trong đức có tài Tài càng lớn thì đức phải càng cao vì đức- tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi
Trang 8Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng Xác định được vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống
xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Người thường nhắc lại ý của V I Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”
2 Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để đô N i ngO cán bô N , đQng viên tu dưSng, rTn luyê N n đạo đức
Hiện nay, trong xã hội đang tồn tại tình trạng một bộ phận dân cư xem nhẹ các giá trị đạo đức, chạy theo tiền tài, địa vị, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật và tình nghĩa con người Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là trong một thời gian dài, đứng trước những khó khăn về kinh tế - xã hội, chúng ta đã tập trung nhiều cho phát triển kinh tế, trong khi đó nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội Một xã hội Việt Nam phát triển trong tương lai chắc chắn không thể để tình trạng đó tiếp tục diễn ra Với ý nghĩa là nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng nền đạo đức mới, thực hành theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là giải pháp quan trọng nhất, giúp xác lập lại vị trí, vai trò của đạo đức - yếu tố gốc rễ, nền tảng tinh thần của mỗi con người
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là gốc của mỗi người, trước hết là các cán
bộ, đảng viên, khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc
Trang 9thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân Người chỉ rõ: “Làm cách mạng
để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bQn của con người Viê N t Nam hiê N n tại và tương lai
Mỗi một mô hình xã hội mới đòi hỏi phải có những con người mới cụ thể, với những phẩm chất năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển xã hội đó Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai chắc chắn phải trải qua một quá trình khó khăn, gian khổ Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa Đó là những con người vừa
có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên” Riêng về khía cạnh đạo đức, đó trước hết là những người có tinh thần yêu nước, thương dân, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết Đó là những người luôn luôn gắn bó với nhân dân, yêu thương, kính trọng nhân dân và do đó được nhân dân yêu mến, quý trọng, được dân tin, dân phục, dân yêu Đó phải là những con người có ý thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần lao động siêng năng, cần cù, lao động với năng suất và chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải cho xã hội Đó đồng thời phải là những con người có tinh thần tiết kiệm, biết tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian cho đất nước và nhân dân Trước hết là phẩm chất “Trung với nước”, “Hiếu với dân” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ, người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước hết Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, như một lẽ sống tự nhiên, một nhu cầu luôn luôn thường trực và phải được đo bằng kết quả
cụ thể, bằng hiệu suất công việc thực tế Hiếu với dân là nội dung rất cơ bản trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có hiếu với cha mẹ mình và rộng ra là tình
họ hàng, rộng nữa là tình người đối với cộng đồng, với dân tộc Hiếu với dân thể hiện ở chỗ gần dân, kính trọng dân, học tập dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc, thương dân, tin dân, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Người chỉ ra rằng cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của “đời sống mới”, nền tảng của thi đua ái quốc; là chuẩn mực đạo đức cần phải có của con người, là tiêu chí xác định “chất người” của mỗi người, bởi “Thiếu một đức, thì không thành người” Cần, kiệm, liêm, chính gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể thống nhất, không thể thiếu một yếu tố nào Thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, thì sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, lo
Trang 10lắng trước mọi người, hưởng thụ sau mọi người Người nhắc nhở: “Đem lòng chí công
vô tư mà đối với người, đối với việc”, “khi làm bất kỳ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã Ta có câu nói: “Có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích chung trước và lợi ích riêng sau”
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc tu dưSng, rTn luyê N n đạo đức của con người Viê N t Nam hiê N n đại
Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức xã hội trong một bộ phận dân cư không chỉ do thiếu sự nhận thức đúng đắn và thống nhất về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội, về các chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn có một phần nguyên nhân do chưa có sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đúng đắn và thống nhất trên cả phương diện lý thuyết và thực hành Nhiều lý thuyết đạo đức, bài học đạo đức đã được tuyên truyền, nhưng Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong những năm trước đây mới chỉ đạt được phần nào kết quả, chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân
Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, không phải là điều một sớm, một chiều,
dễ dàng có được, mà phải trải qua một quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Đó chính
là quá trình trên cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò của đạo đức, sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, mỗi người trở thành chủ thể của quá trình tự giáo dục đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo những chuẩn mực chung của xã hội Người từng sớm khẳng định từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX rằng: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Người cũng thẳng thắn nhắc nhở các cán bộ, đảng viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một nền tảng rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức mới trở thành hành vi đạo đức hằng ngày của toàn xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Xây phải đi đôi với chống, chống nhằm mục đích xây; phải bằng nhiều biện pháp kết hợp cả giáo dục, phê phán và trừng trị bằng pháp luật; phải kết hợp giữa quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người vẫn có giá trị thời sự đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hôm nay