ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ HỒNG HẠNH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các em học sinh lớp 10, 11, 12 tại Trường THPT Trại Cau huyện Đồng
- Học sinh đang theo học tại trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
- Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh và các em đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các học sinh vắng mặt trong thời gian nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
2.2.1 Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 7/2021 - tháng 2/2022
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Trại Cau - Thị trấn Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 5 km về phía đông bắc Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên
Thị trấn Trại Cau là một thị trấn nằm ở phía đông nam huyện Đồng Hỷ có diện tích 6,27 km², dân số năm 2020 là 5.947 người, mật độ dân số đạt 949 người/km² Nền kinh tế của thị trấn Trại Cau phụ thuộc và mỏ sắt Trại Cau
Trên địa bàn thị trấn có trường THPT Trại Cau phục vụ nhu cầu học tập của toàn bộ học sinh tại khu vực phía đông của huyện Đồng Hỷ và một số xã phía Bắc của huyện Phú Bình
Trường THPT Trại Cau tiền thân là Trường phổ thông công nghiệp cấp III vừa học vừa làm Trại Cau được thành lập cách đây hơn 40 năm
Từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020 - 2021: Mỗi năm học quy mô lớp học tăng thêm 01 lớp Hiện nay nhà trường có 21 lớp, 858 học sinh
Số cán bộ, giáo viên trong biên chế: 46 (Ban Giám hiệu: 02, giáo viên: 41, nhân viên: 03, trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 11; Đại học: 34, Trung cấp: 01)
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng: Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh theo phiếu thu thập thông tin thiết kế sẵn Kết quả của phần nghiên cứu này chủ yếu trả lời cho mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về TDAT và phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành về TDAT
Nghiên cứu định tính: Do đặc điểm cần khai thác các thông tin nhạy cảm liên quan đến TDAT của nghiên cứu và bổ sung cho việc phân tích một số mối liên quan mà phiếu thu thập thông tin không thể khai thác hết được, cũng như để kiểm tra chéo các thông tin, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin thông qua thảo luận nhóm học sinh
Chúng tôi tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm nam và nữ riêng biệt để thuận lợi cho học sinh thảo luận các chủ đề liên quan đến giới tính và so sánh ý kiến của 2 nhóm Nội dung thảo luận nhằm thu thập những ý kiến chung của nhóm về những nội dung TDAT mà học sinh quan tâm, ý kiến của học sinh về giới tính, tình bạn, tình yêu và TDAT… Cuộc thảo luận nhóm sẽ được sử dụng những hình ảnh và tình huống phù hợp để học sinh cùng phân tích và cho các ý kiến về giải pháp
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng được tính theo công thức: n Z (1 2 / 2) p.(1 p) d 2 Trong đó: n: là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu
Z (1/2): Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z (1/2) = 1,96 p = 0,76: Dựa trên kết quả nghiên cứu Kiến thức về SKSS của học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015 của Trần Thị Bích Hồi và cộng sự tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về tình dục an toàn là 76,3% [29] d: Sai số ước lượng tự định trước, d = 0,05
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 280 học sinh
2.3.2.2 Chọn mẫu a) Chọn mẫu định lượng Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn
Chọn chủ đích Trường THPT Trại Cau làm địa điểm nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Chọn khối, lớp
Tại trường THPT Trại Cau lựa chọn chủ đích lấy cả 3 khối từ lớp 10 đến lớp 12 vào mẫu nghiên cứu
Trường THPT Trại Cau: 21 lớp với 858 học sinh Khối 10 có 7 lớp, khối 11 có 7 lớp, khối 12 có 7 lớp, mỗi lớp có 30 - 40 học sinh Như vậy với n(0 học sinh tương đương với 9 lớp Mỗi khối chọn ngẫu nhiên 3 lớp đưa vào mẫu nghiên cứu
+ Sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn bằng cách lập danh sách tên lớp theo khối và bốc ngẫu nhiên mỗi khối 3 lớp Kết quả bốc ngẫu nhiên:
35 học sinh 39 học sinh 32 học sinh 106 học sinh
32 học sinh 38 học sinh 35 học sinh 105 học sinh
36 học sinh 31 học sinh 32 học sinh 99 học sinh
- Giai đoạn 3: Chọn học sinh
Lấy toàn bộ 310 học sinh của 9 lớp Tiến hành thu thập thông tin bằng cách phát phiếu thiết kế sẵn cho các đối tượng theo thứ tự lấy danh sách lớp từ một cho đến hết để các em học sinh tự điền b) Chọn mẫu định tính
Chọn 14-20 học sinh tự nguyện tham gia thảo luận nhóm để thu thập thông tin về TDAT, chia thành 2 cuộc thảo luận riêng theo giới (7-10 học sinh nam và 7-10 học sinh nữ)
2.3.2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu
Biến số Chỉ số/Phân loại/Định nghĩa Phương pháp thu thập
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Khối học 10, 11, 12 Phiếu tự điền
Giới Nam/Nữ Phiếu tự điền
Dân tộc Kinh/Nùng/Sán Chí/Khác Phiếu tự điền
Kết quả học tập Học lực năm học 2020-2021 Phiếu tự điền Hoàn cảnh sống Theo tình trạng sống chung hiện tại Phiếu tự điền Trình trạng hôn nhân Theo tình trạng hôn nhân hiện tại Phiếu tự điền Trình độ học vấn bố, mẹ Theo cấp học Phiếu tự điền Nghề nghiệp của bố, mẹ Theo tình trạng nghề nghiệp hiện tại Phiếu tự điền
Mục tiêu 1: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn
Kiến thức về TDAT Tỉ lệ có kiến thức về TDAT Phiếu tự điền Kiến thức đúng về khả năng mang thai
Tỉ lệ có kiến thức đúng về khả năng mang thai Phiếu tự điền
Kiến thức về BPTT Tỉ lệ có kiến thức về BPTT Phiếu tự điền Kiến thức về BPTT phù hợp với VTN
Tỉ lệ có kiến thức về BPTT phù hợp với VTN Phiếu tự điền
Kiến thức về biểu hiện khi có thai
Tỉ lệ có kiến thức về biểu hiện khi có thai Phiếu tự điền
Kiến thức về hậu quả làm mẹ quá trẻ
Tỉ lệ có kiến thức về hậu quả làm mẹ quá trẻ Phiếu tự điền
Kiến thức về hậu quả nạo, phá thai; địa điểm nạo, phá thai an toàn
Tỉ lệ có kiến thức về nạo, phá thai; địa điểm nạo, phá thai an toàn Phiếu tự điền
LTQĐTD (tên bệnh, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp phòng chống)
Tỉ lệ có kiến thức về bệnh LTQĐTD (tên bệnh, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp phòng chống)
Phiếu tự điền Đánh giá kiến thức chung về TDAT Tỉ lệ có kiến thức chung về TDAT
Thái độ đúng về QHTD
Tỉ lệ có thái độ đúng về QHTD
Thái độ đúng về tình dục Tỉ lệ có thái độ quan tâm đến biểu Phiếu tự điền hiện bắt đầu dậy thì Thái độ đúng về QHTD trước hôn nhân
Tỉ lệ có thái độ đúng về QHTD trước hôn nhân
Thái độ quan tâm đến các bệnh LTQĐTD
Tỉ lệ có thái độ quan tâm đến các bệnh LTQĐTD Phiếu tự điền
Thái độ đúng về mang thai Tỉ lệ có thái độ đúng về mang thai Phiếu tự điền
Thái độ đúng về nạo, phá thai
Tỉ lệ có thái độ đúng về về nạo, phá thai Phiếu tự điền Đánh giá thái độ chung về
TDAT Tỉ lệ thái độ chung về TDAT
Thực hành về QHTD Tỉ lệ thực hành về QHTD Phiếu tự điền
Hành vi QHTD Tỉ lệ hành vi QHTD Phiếu tự điền
Thực hành về mang thai Tỉ lệ thực hành về mang thai Phiếu tự điền Thực hành về nạo, phá thai Tỉ lệ thực hành về nạo, phá thai Phiếu tự điền Đánh giá thực hành chung về TDAT Tỉ lệ thực hành chung về TDAT
Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến thực hành tình dục an toàn
- Trình độ học vấn của Bố Mẹ
2.3.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá (Phụ lục 2)
Kiến thức về TDAT của đối tượng nghiên cứu: Đánh giá kiến thức về TDAT của đối tượng bao gồm 18 câu hỏi (từ B1 đến B18) Kết quả đánh giá cho từng câu dựa trên tổng số điểm đạt được của từng câu: đánh giá theo điểm số được cho mỗi câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 1 điểm) Đánh giá kiến thức chung về TDAT là tốt khi học sinh đạt ≥ 70% tổng điểm kiến thức Tổng điểm ở phần kiến thức là 55 điểm:
- Kiến thức chưa tốt < 39 điểm
Thái độ về TDAT của đối tượng nghiên cứu:
Thái độ về TDAT của đối tượng: bao gồm 11 câu hỏi (từ C1 đến C11) sẽ được chấm điểm dựa vào thang điểm Likert từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Không ý kiến, Đồng ý, Rất đồng ý Đánh giá thái độ chung về TDAT là tốt khi học sinh đạt ≥ 70% tổng điểm thái độ Tổng điểm ở phần thái độ là 11 điểm:
- Thái độ chưa tốt < 8 điểm
Thực hành về TDAT của đối tượng nghiên cứu:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (N10)
Thông tin Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Kết quả học tập năm học 2020-2021
Sống cùng Bố và Mẹ 284 91,6
Tình trạng hôn nhân của Bố Mẹ
Chỉ còn Bố (hoặc Mẹ) 10 3,2
Nhận xét: Tỉ lệ học sinh nữ tham gia nghiên cứu là 66,5%, nam: 33,5% Tỉ lệ học sinh các khối lớp tương đồng nhau (khối 10: 34,2%, khối 11:
33,9%, khối 12: 31,9%) Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Sán Dìu (41,6%) Kết quả học tập chủ yếu là học sinh khá (52,9%) và trung bình (41,0%); giỏi chiếm 6,1% Đa số học sinh hiện đang sống cùng Bố Mẹ (91,6%) và bố mẹ sống cùng nhau (91,0%)
Bảng 3.2 Đặc điểm của Bố Mẹ đối tượng nghiên cứu
Trình độ học vấn của bố, mẹ
Trung học cơ sở 148 48,8 162 52,6 Trung học phổ thông 60 19,8 57 18,5 Trung cấp, Cao đẳng 20 6,6 16 5,2 Đại học, trên Đại học 13 4,3 11 3,6
Nghề nghiệp của bố, mẹ
Nhận xét: Theo bảng 3.2 ta thấy, trình độ học vấn của bố, mẹ học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất là trung học cơ sở (48,8%, 52,6%)
Nghề nghiệp của bố, mẹ học sinh chủ yếu là nông dân chiếm 54,5%, và 52,3%, còn lại là công nhân (6,6%, 10,7%), cán bộ Nhà nước (4,0%, 4,9%), kinh doanh buôn bán (8,4%), lao động tự do (28,0%, 23,7%).
Kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn
3.2.1 Kiến thức về tình dục an toàn
Bảng 3.3 Định nghĩa về tình dục an toàn Định nghĩa về TDAT
Luôn luôn sử dụng bao cao su 25 24,0 19 9,2 44 14,2
Chỉ quan hệ với duy nhất một người 2 1,9 4 1,9 6 1,9
Là QHTD mà không mắc bệnh LTQĐTD và không mang thai ngoài ý muốn
Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.3, ta thấy có 59,4% học sinh hiểu đúng
“Tình dục an toàn là QHTD mà không mắc bệnh LTQĐTD và không mang thai ngoài ý muốn” Trong đó, tỉ lệ nữ hiểu đúng về TDAT đạt 64,1% cao hơn nam là 50,0% Tỉ lệ học sinh hiểu không đúng là 29,3% và không biết về TDAT là 11,3%
Bảng 3.4 Kiến thức đúng về khả năng có thai
Kiến thức đúng về khả năng có thai
Từ khi có xuất tinh lần đầu bạn nam có thể làm bạn nữ có thai
Từ khi có kinh nguyệt bạn nữ có thể có thai 66 63,5 180 87,4 246 79,4
Có thể có thai dù chỉ
Thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt bạn nữ dễ mang thai nhất
Nhận xét: Có 51,0% em học sinh biết “Từ khi có xuất tinh lần đầu bạn nam có thể làm bạn nữ có thai” 79,4% em học sinh biết “Từ khi có kinh nguyệt bạn nữ có thể có thai” Có 79,4% em học sinh biết “Có thể có thai dù chỉ QHTD 1 lần” Tỉ lệ học sinh biết “Thời điểm bạn nữ dễ mang thai nhất” rất thấp chỉ 6,5% Tỉ lệ học sinh nữ có kiến thức đúng về khả năng có thai cao hơn học sinh nam
Viên tránh thai khẩn cấp
Xuất tinh ngoài âm đạo
Biểu đồ 3.1 Kiến thức về các biện pháp tránh thai
Nhận xét: Hai BPTT mà học sinh biết đến nhiều nhất là bao cao su (90,0%) và viên uống tránh thai (80,3%) Đa số học sinh đều biết ít nhất một BPTT, có 7,7% học sinh không biết một BPTT nào
Bảng 3.5 Kiến thức về BPTT phù hợp với tuổi VTN
BPTT phù hợp với tuổi VTN
Viên tránh thai khẩn cấp 10 9,6 40 19,4 50 16,1
Xuất tinh ngoài âm đạo 33 31,7 54 26,2 87 28,1
Nhận xét: Từ bảng kết quả cho thấy, có 88,4% học sinh cho rằng bao cao su là BPTT phù hợp nhất với tuổi VTN, 36,8% chọn tính chu kì kinh, 29,4% chọn viên uống tránh thai, 28,1% chọn xuất tinh ngoài âm đạo Có 8,6% học sinh không biết biện pháp nào phù hợp với tuổi VTN, trong đó 14,4% là học sinh nam, 5,8% là học sinh nữ
Bảng 3.6 Kiến thức về biểu hiện khi có thai Biểu hiện khi có thai
Chậm kinh (đến kỳ kinh mà không có kinh)
Thử que thử thai 2 vạch 82 78,8 189 91,7 271 87,4
Nhận xét: Biểu hiện khi có thai được biết nhiều nhất là thử que thử thai 2 vạch (87,4%) Các biểu hiện khác như chậm kinh (đến kỳ kinh mà không có kinh) 78,7%; bụng lớn dần 77,7%; buồn nôn, nôn 76,5%; mệt mỏi, chán ăn 50,0%; cương vú 39,4% Tuy nhiên vẫn còn 6,1% học sinh không biết một biểu hiện khi có thai nào
Bảng 3.7 Kiến thức về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ
Hậu quả khi làm mẹ quá trẻ
Tỉ lệ (%) Đứa trẻ có thể không khoẻ mạnh 83 79,8 179 86,9 262 84,5
Người mẹ có thể chết khi sinh con 64 61,5 160 77,7 224 72,3 Ảnh hưởng đến việc học hành của mẹ 72 69,2 173 84,0 245 79,0 Ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ 81 77,9 185 89,8 266 85,8
Nhận xét: Hậu quả khi làm mẹ quá trẻ được biết đến nhiều nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ chiếm 85,8%; đứa trẻ có thể không khoẻ mạnh 84,5%; ảnh hưởng đến việc học hành của mẹ 79,0%; người mẹ có thể chết khi sinh con 72,3% Có 4,5% học sinh không biết về hậu quả nào khi làm mẹ quá trẻ và tỉ lệ nam gấp gần 3 lần nữ
Khi thảo luận về hậu quả của việc mang thai, làm mẹ khi còn trẻ, đa số ý kiến cho rằng nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và đứa trẻ, được thể hiện ở một số ý kiến sau:
Hộp 1 Hậu quả khi làm mẹ quá trẻ
… Khi mang thai khi ở tuổi VTN sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh nở khó khăn hơn do cơ thể chưa phát triển, thiếu hiểu biết kiến thức chăm sóc con, con sinh ra có nguy cơ bị dị tật, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân…
Kết quả thảo luận nhóm Bảng 3.8 Kiến thức về hậu quả của việc nạo, phá thai
Hậu quả của việc nạo, phá thai
Nhận xét: Hậu quả của việc nạo, phá thai được học sinh biết đến nhiều nhất là vô sinh chiếm 80,0%, sau đó là thủng tử cung (61,9%), tử vong (61,6%) và nhiễm trùng (61,3%) 9,0% học sinh không biết hậu quả của việc nạo, phá thai
Bảng 3.9 Kiến thức về địa điểm nạo, phá thai an toàn Địa điểm nạo, phá thai an toàn Tần số
Cơ sở y tế nhà nước 276 89,0
Cơ sở y tế tư nhân 5 1,6
Nhận xét: Có 89,0% học sinh trả lời rằng cơ sở y tế nhà nước là địa điểm nạo, phá thai an toàn nhất, chỉ có 1,6% học sinh chọn cơ sở y tế tư nhân Tỉ lệ học sinh không biết địa điểm nạo, phá thai an toàn chiếm 9,4%
Bảng 3.10 Kiến thức về các bệnh LTQĐTD Các bệnh LTQĐTD
Nhận xét: Bệnh LTQĐTD phổ biến nhất mà học sinh biết đến là HIV/AIDS với 92,6% tổng số học sinh trong mẫu nghiên cứu Tỉ lệ học sinh biết đến các bệnh LTQĐTD phổ biến khác như lậu (52,3%), giang mai (53,9%), trùng roi (13,9%), nấm sinh dục (41,9%), viêm gan B (14,2%), đặc biệt tỉ lệ học sinh biết đến bệnh trùng roi, viêm gan B thấp dưới 15%
Khi thảo luận về các bệnh LTQĐTD, kết quả thảo luận nhóm cho thấy: 10/10 học sinh nam kể tên được ít nhất một bệnh LTQĐTD, 10/10 học sinh nữ chỉ biết duy nhất HIV/AIDS là một bệnh LTQĐTD
Hộp 2 Kiến thức về các bệnh LTQĐTD
… Nhóm học sinh nữ: Ngoài HIV/AIDS không biết bệnh LTQĐTD nào khác…
… Nhóm học sinh nam: Giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS…
Kết quả thảo luận nhóm
Bảng 3.11 Kiến thức về nguyên nhân lây nhiễm bệnh LTQĐTD
Nguyên nhân lây nhiễm bệnh
Không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục 1 1 3 1,5 4 1,3
Quan hệ tình dục với nhiều người 24 23,1 36 17,5 60 19,4
Dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân 0 0 0 0 0 0
Tiếp xúc trực tiếp hoặc
QHTD với người mắc các bệnh LTQĐTD mà không dùng bao cao su
Nhận xét: Qua bảng 3.12 ta thấy, 14,8% học sinh không biết nguyên nhân lây nhiễm bệnh LTQĐTD Có 85,2% học sinh biết nguyên nhân, trong đó nguyên nhân được biết đến nhiều nhất là tiếp xúc trực tiếp hoặc QHTD với người mắc các bệnh LTQĐTD mà không dùng bao cao su chiếm 64,5%; quan hệ tình dục với nhiều người chiếm 19,4%; không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục chiếm 1,3%
Bảng 3.12 Kiến thức về biểu hiện mắc bệnh LTQĐTD
Chảy mủ từ cơ quan sinh dục 45 43,3 90 43,7 135 43,5
Nóng, rát hoặc ngứa ở cơ quan sinh dục 41 39,4 98 47,6 139 44,8
Mụn rộp ở cơ quan sinh dục 34 32,7 88 42,7 122 39,4 Đái dắt, đái buốt 32 30,8 67 32,5 99 31,9 Đau bụng dưới 17 16,4 46 22,3 63 20,3
Nhận xét: Nóng, rát hoặc ngứa ở cơ quan sinh dục và chảy mủ từ cơ quan sinh dục là hai biểu hiện mắc bệnh LTQĐTD học sinh biết đến nhiều nhất lần lượt là 44,8% và 43,5% Hiểu biết về biểu hiện mắc bệnh LTQĐTD giữa nam và nữ khá tương đồng nhau Tỉ lệ học sinh không biết một biểu hiện mắc bệnh LTQĐTD nào khá cao chiếm tới 43,9%
Bảng 3.13 Kiến thức về hậu quả mắc bệnh LTQĐTD
Viêm cơ quan sinh dục 51 49,0 132 64,1 183 59,0
Nhận xét: Bệnh LTQĐTD gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe Một trong những hậu quả được học sinh được biết đến là viêm cơ quan sinh dục, chiếm tỉ lệ cao nhất 59,0% Tiếp theo là vô sinh chiếm tỉ lệ 56,5%, sảy thai 34,8%, chửa ngoài tử cung 33,94% Bên cạnh đó còn có 30,7% học sinh không biết hậu quả khi mắc bệnh LTQĐTD
Bảng 3.14 Kiến thức về biện pháp phòng bệnh LTQĐTD
Biện pháp phòng bệnh LTQĐTD
Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục 61 58,7 140 68,0 201 64,8
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 69 66,4 145 70,4 214 69,0
Chỉ quan hệ tình dục với một người 65 62,5 160 77,7 225 72,6
Một số yếu tố liên quan đến thực hành về tình dục an toàn
4.1 Kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn của học sinh trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
4.1.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 310 học sinh của trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022 Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy sự phân bổ học sinh theo các khối là tương đối đồng đều nhau (khối 10 chiếm 34,2%, khối 11 chiếm 33,9%; trong khi khối 12 thấp hơn là 31,9%) Đặc điểm này có sự tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Quyên, tiến hành nghiên cứu trên 408 học sinh THPT Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình (khối 10 và 11 đều chiếm
33,6%; khối 12 thấp hơn chiếm 32,8%) [36] Tỉ lệ học sinh nữ tham gia trong nghiên cứu của chúng tôi là 66,5%, cao hơn so với tỉ lệ học sinh nam 33,5%
Tỉ lệ này có sự tương đồng với nghiên cứu của Dương Thị Anh Đào, tiến hành trên 450 học sinh Trường THPT Tràng Định, huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn với tỉ lệ học sinh nữ tham gia nghiên cứu là 66,0% và học sinh nam là 34,0% [6] Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nguyễn Thế Vinh tiến hành trên 384 học sinh THPT Thành phố Hải Phòng thì tỉ lệ học sinh nam lại cao hơn so với học sinh nữ (57,3% và 42,7%) [17] Giải thích cho sự khác biệt này, có liên quan nhiều đến cách chọn mẫu cũng như sự phân bố học sinh nam, nữ của trường Việc lựa chọn ngẫu nhiên các lớp học để đưa vào cỡ mẫu cũng có ảnh hưởng đến việc phân bố học sinh nam, nữ trong nghiên cứu
Tỉ lệ các em học sinh là dân tộc thiếu số chiếm 61,6% (Sán Dìu 41,6%, Nùng 9,4%, khác 10,6%), dân tộc Kinh chiếm 38,4%.
BÀN LUẬN
4.1 Kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn của học sinh trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
4.1.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 310 học sinh của trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022 Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy sự phân bổ học sinh theo các khối là tương đối đồng đều nhau (khối 10 chiếm 34,2%, khối 11 chiếm 33,9%; trong khi khối 12 thấp hơn là 31,9%) Đặc điểm này có sự tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Quyên, tiến hành nghiên cứu trên 408 học sinh THPT Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình (khối 10 và 11 đều chiếm
33,6%; khối 12 thấp hơn chiếm 32,8%) [36] Tỉ lệ học sinh nữ tham gia trong nghiên cứu của chúng tôi là 66,5%, cao hơn so với tỉ lệ học sinh nam 33,5%
Tỉ lệ này có sự tương đồng với nghiên cứu của Dương Thị Anh Đào, tiến hành trên 450 học sinh Trường THPT Tràng Định, huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn với tỉ lệ học sinh nữ tham gia nghiên cứu là 66,0% và học sinh nam là 34,0% [6] Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nguyễn Thế Vinh tiến hành trên 384 học sinh THPT Thành phố Hải Phòng thì tỉ lệ học sinh nam lại cao hơn so với học sinh nữ (57,3% và 42,7%) [17] Giải thích cho sự khác biệt này, có liên quan nhiều đến cách chọn mẫu cũng như sự phân bố học sinh nam, nữ của trường Việc lựa chọn ngẫu nhiên các lớp học để đưa vào cỡ mẫu cũng có ảnh hưởng đến việc phân bố học sinh nam, nữ trong nghiên cứu
Tỉ lệ các em học sinh là dân tộc thiếu số chiếm 61,6% (Sán Dìu 41,6%, Nùng 9,4%, khác 10,6%), dân tộc Kinh chiếm 38,4%
Kết quả học tập năm học 2020-2021 của các em học sinh chủ yếu là học lực khá (52,9%), trung bình (41,0%), học lực giỏi chỉ chiếm 6,1% mẫu nghiên cứu Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Giao tại tỉnh Lâm Đồng với tỉ lệ học sinh học lực khá 54,1%, trung bình/yếu 40,6% và học lực giỏi 5,2% [9] Đa số các em sống cùng cả bố và mẹ (chiếm 91,6%) Tuy nhiên vẫn có 6,1% học sinh sống cùng bố hoặc mẹ, 2,3% sống cùng họ hàng Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Quyên với 89,7% học sinh đang sống cùng cả bố và mẹ [36] Việc sống chung với cả bố và mẹ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ vị thành niên, cũng như có tác động đến kiến thức, thái độ và thực hành về các vấn đề SKSS Khi mà những thay đổi của cơ thể là những vấn đề tế nhị, khó chia sẻ thì việc sống chung với cả bố và mẹ sẽ là cơ hội tốt để các trẻ VTN tìm hiểu, chia sẻ về các vấn đề của bản thân
Phần lớn tình trạng hôn nhân của bố mẹ đều đang có vợ/chồng (sống cùng nhau) chiếm 91,0%, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Thị Mương tại Ninh Thuận (92,0%) [24] Trình độ học vấn của bố, mẹ học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất là trung học cơ sở (48,8%, 52,6%) Nghề nghiệp của bố, mẹ học sinh chủ yếu là nông dân chiếm 54,5%, và 52,3%
4.1.2 Kiến thức của học sinh về tình dục an toàn
Có kiến thức đúng và đầy đủ về TDAT đối với các em học sinh là vô cùng quan trọng Ở lứa tuổi khác nhau có sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau, trang bị đủ kiến thức sẽ giúp các em có kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân và phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết về TDAT gây nên
Trong tổng số 310 em học sinh được hỏi về TDAT, có 59,4% học sinh hiểu đúng “Tình dục an toàn là quan hệ tình dục mà không mắc bệnh LTQĐTD và không mang thai ngoài ý muốn” Trong đó, tỉ lệ nữ hiểu đúng về TDAT chiếm 64,1% cao hơn nam là 50,0% Tỉ lệ học sinh hiểu không đúng (29,3%) và không biết về TDAT (11,3%) còn cao Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái và cộng sự tại Quảng Ninh học sinh có kiến thức chung đúng về TDAT với tỉ lệ là 8,6% [18]
Kiến thức về mang thai
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 51,0% học sinh trả lời đúng “Từ khi có xuất tinh lần đầu bạn nam có thể làm bạn nữ có thai”, trong đó nam là 47,1% và nữ là 52,9% Kết quả này thấp hơn nghiên cứu Trần Thị Bích Hồi với tỉ lệ là 62,9% (nam 66,1%, nữ 59,6%) [29]
Có 79,4% học sinh trả lời đúng “Từ khi có kinh nguyệt bạn nữ có thể có thai” trong đó, tỉ lệ học sinh nữ trả lời đúng cao hơn nam (nam 63,5%, nữ 87,4%) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi và cộng sự ở tỉnh Bắc Giang (70,1% trả lời đúng, nam 65,6%, nữ 74,9%) [29]
Kết quả điều tra tại trường cho thấy có 79,4% em học sinh cho rằng có thể có thai dù chỉ QHTD một lần, trong đó tỉ lệ nam thấp hơn nữ (76,0% và 81,1%) Kết quả này cao hơn kết quả SAVY 2 khi có 71% trả lời bạn gái có thể mang thai sau lần QHTD đầu tiên (nam 67%, nữ 74%) và cao hơn nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương tiến hành trên 300 học sinh THPT Lạng Giang 1 tỉnh Bắc Giang khi có hơn 50% học sinh cho rằng có thể mang thai ngay trong lần QHTD đầu tiên, 10% cho rằng không thể và trên 33% còn nghi ngờ hoặc không trả lời [32] [7] Nhận thức chưa đầy đủ về khả năng có thể mang thai trong lần QHTD đầu tiên có thể dẫn tới thái độ và hành vi chủ quan, không sử dụng các BPTT trong lần QHTD đầu tiên
Về thời điểm bạn gái dễ mang thai nhất, có 6,5% học sinh trả lời đúng đó là giữa chu kỳ kinh nguyệt Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Hải Vân, có 13,7% học sinh THPT biết được thời điểm giữa chu kì kinh nguyệt bạn gái dễ mang thai nhất và cao hơn so với kết quả SAVY, qua 2 lần điều tra, kiến thức của VTN về thời điểm dễ mang thai là rất hạn chế: ở SAVY 2 chỉ có 13% VTN trả lời đúng câu hỏi này, trong khi SAVY 1 là 17% [8] [32] Một điểm tương đồng ở hầu hết các nghiên cứu là tỉ lệ trả lời đúng của VTN nữ cao hơn so với VTN nam Điều này có thể cho thấy, các nữ VTN đã chủ động tìm hiểu và nắm bắt chu kỳ kinh nguyệt của bản thân và biết về thời điểm thụ thai Những kiến thức này sẽ giúp các em dự phòng tốt hơn việc mang thai ngoài ý muốn Bên cạnh đó, kiến thức đúng về ngày dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt còn hỗ trợ cho việc sử dụng các biện pháp tránh thai một cách hiệu quả Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ kiến thức đúng của VTN về sinh lý thụ thai còn thấp, điều này có thể do nhận thức chưa đúng hoặc chưa được truyền thông đầy đủ, do đó, công tác truyền thông SKSS về vấn đề này nên được quan tâm, đi sâu vào cụ thể hơn là chỉ truyền tải các thông điệp chung chung cho các đối tượng
Khi được hỏi về các BPTT thì 4 biện pháp tránh thai học sinh biết đến nhiều nhất gồm: bao cao su (90,0%); viên uống tránh thai (80,3%); vòng tránh thai (74,2%) và viên tránh thai khẩn cấp (57,7%) Trong đó, phần lớn các học sinh cho rằng, sử dụng bao cao su là BPTT phù hợp nhất ở lứa tuổi VTN (88,4%), gồm 89,4% học sinh nam và 87,9% học sinh nữ Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Thị Quyên tại trường THPT Đông Thụy Anh tỉnh Thái Bình với tỉ lệ học sinh biết các BPTT: bao cao su (96,3%); vòng tránh thai (85,8%); viên uống tránh thai (81,4%) và viên tránh thai khẩn cấp (72,3%); tỉ lệ học sinh cho rằng, sử dụng bao cao su là BPTT phù hợp nhất ở lứa tuổi VTN (88,7%) Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga và cộng sự tiến hành năm 2011 tại Na Rì, Bắc Kạn với tỉ lệ VTN biết các BPTT, phổ biến nhất bao cao su với 90,1%, tiếp theo là thuốc tránh thai với 78,6% và vòng tránh thai là 59,5% [19] Nghiên cứu của Trần Thanh Hải tiến hành năm 2013 tại Tiền Giang cho kết quả là 89,2% học sinh - sinh viên biết biện BPTT là sử dụng bao cao su, 69,3% là uống thuốc tránh thai và 52,7% là đặt dụng cụ tử cung, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [28] Những kết quả này tương đối phù hợp khi so sánh với kết quả từ Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008 (SAVY2), với 3 BPTT mà nam, nữ VTN biết đến nhiều nhất là bao cao su (95% nam và 94% nữ); tiếp đến là thuốc tránh thai (89% nam và 94% nữ), cuối cùng là dụng cụ tử cung (64% nam và 78% nữ) [36], [32] Do bao cao su và các loại thuốc tránh thai được tuyên truyền, quảng cáo nhiều, dễ sử dụng và có hiệu quả tránh thai cao nên học sinh biết đến nhiều hơn
Khi được hỏi về dấu hiệu của phụ nữ khi mang thai, các dấu hiệu mà các em biết nhiều nhất bao gồm: thử que thử thai 2 vạch (87,4%); chậm kinh, (78,7%); bụng lớn dần (77,7%); buồn nôn, nôn (76,5%) Hai dấu hiệu còn lại (cương vú và mệt mói, chán ăn) dưới 50% Kết quả này thấp hơn so với trong nghiên cứu của Vũ Thị Quyên tại trường THPT Đông Thụy Anh tỉnh Thái Bình với các dấu hiệu mất kinh, buồn nôn/nôn (đều là 87,7%); bụng lớp dần (84,3%); 2 dấu hiệu cương vú và mệt mói, chán ăn đều đạt trên 50% [36] Tỉ lệ học sinh không biết các dấu hiệu khi phụ nữ có thai chỉ có 5,4% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là 6,8% Trong đó, tỉ lệ học sinh nam không biết dấu hiệu của phụ nữ khi có thai gấp gần 4 lần so với học sinh nữ (13,5% và 3,4%)
Kết quả từ bảng 3.7 cho thấy, phần lớn học sinh biết hậu quả khi làm mẹ quá trẻ là ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ (85,8%) Có 4,5% học sinh, trong đó 8,7% nam và 2,4% nữ, không biết đến các hậu quả khi làm làm mẹ quá trẻ Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của nghiên cứu của Vũ Thị Quyên có 6,1% học sinh (14,8% nam và 2,7% nữ) và thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Giao khi có 14,0% học sinh không biết những hậu quả do làm mẹ quá trẻ gây nên [36] [9] Đối với các em học sinh, việc thiếu nhận thức về hậu quả của việc mang thai, sinh con ở tuổi VTN sẽ dễ dẫn tới các hành vi làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi này Do đó, việc tăng cường nâng cao kiến thức về TDAT cũng cần chú ý đến trang bị thêm các kiến thức liên quan đến ảnh hưởng của việc mang thai ngoài ý muốn, nhất là ở lứa tuổi VTN, để các em có ý thức hơn trong bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình
Bảng 3.8 cho thấy tỉ lệ học sinh cho rằng vô sinh là hậu quả của việc nạo phá thai là 80,0%, chiếm tỉ lệ cao nhất Tỉ lệ học sinh biết các hậu quả khác do nạo phá thai gây ra thấp hơn như thủng tử cung (61,9%), tử vong (61,6%), nhiễm trùng (61,3%), Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Dương Thị Anh Đào tại Lạng Sơn, đa số học sinh đều nhận thức được hậu quả của nạo phá thai, trong đó hậu quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc nhiễm bệnh 84,9%; dẫn đến vô sinh là 83,3%; có thể gây tử vong là 58,9% [6] Trong nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi (2015) cho thấy hầu hết các em đều có hiểu biết về tai biến do nạo hút thai (52,3% cho biết có thể nhiễm trùng, 51,2% chảy máu, 65,3% vô sinh) [29] Những kết quả này phản ánh phần nào việc tiếp cận các thông tin liên quan đến vấn đề nạo phá thai của học sinh, cũng như công tác truyền thông về vấn đề này hiện nay Điều này cho thấy đối tượng cần truyền thông tư vấn, truyền thông, giáo dục về SKSS một cách bài bản và đầy đủ hơn để có kiến thức toàn diện về SKSS nói chung và hậu quả của việc nạo phá thai ở VTN từ lâu đã là vấn đề cấp bách cần giải quyết ở nước ta, hiện tại sự, phát triển của Internet cùng với hệ thống thông tin rộng khắp cả nước là yếu tố thuận lợi để các em học sinh có thể tìm hiểu và trang bị thêm kiến thức cho chính mình
Có 89,0% học sinh cho rằng địa điểm nạo phá thai an toàn nhất là cơ sở y tế nhà nước Không có học sinh nào cho rằng tự mua thuốc về nạo phá thai là an toàn, tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy tại trường THCS Thụy Xuân, Thái Thụy tỉnh Thái Bình với tỉ lệ là 80,6% [21] Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi còn 10,7% học sinh không biết địa điểm nạo, phá thai an toàn Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Quyên tại trường THPT Đông Thụy Anh tỉnh Thái Bình chỉ có 4,2% học sinh không biết [36] Sự khác biệt này cho thấy sự khác nhau trong công tác truyền thông giữa vùng địa lý Thiếu thông tin về các cơ sở nạo phá thai an toàn có thể dẫn tới việc phá thai ở các cơ sở không đảm bảo chất lượng, điều này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến SKSS của VTN sau này