1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về Nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chinh sách và Phát triển giai đoạn 2023 - 2024

82 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Giới trẻ là nhóm đối tượng thích sự dịch chuyển, tìm tòi khám phá những nền văn hoá mới, trải nghiệm cuộc sống muôn màu. Tuy nhu cầu lớn là vậy nhưng đối tượng này thường có thu nhập chưa cao hoặc tài chính còn phụ thuộc vào gia đình, nên chủ yếu họ thường chọn đi du lịch nội địa. Ngày nay, đối tượng này có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn nguyên nhân có thể đến từ vấn đề về nhận thức được tầm quan trọng của việc tận hưởng cuộc sống, khám phá cuộc sống xung quanh; bởi du lịch không chỉ là một hành trình giải trí và còn là các để thư giãn, tìm hiểu về văn hoá vùng miền và mở mang tâm hồn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng xã hội giúp thông tin, kinh nghiệm về du lịch được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng; giới trẻ có thể dễ dàng tìm hiểu về điểm đến, đặt vé máy bay, khách sạn, các điểm đến thú vị thông qua nguồn dữ liệu trên mạng xã hội và các ứng dụng di động. Cũng từ sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Instagram đã tạo ra nhu cầu cho việc chụp ảnh, chia sẻ khoảnh khắc đẹp trong quá trình du lịch, họ muốn có những bức ảnh đẹp nhằm thể hiện cá tính bản thân và để lưu lại những địa điểm du lịch nổi tiếng. Nhu cầu đi du lịch của giới trẻ tăng cao, nên có thể các điểm đến phổ biến thường đông đúc và trở nên đắt đỏ hoặc đôi khi họ cũng gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính và lên kế hoạch cho chuyến đi. Chính những điều đó đã đặt ra những yêu cầu cần có một biện pháp hữu ích nhằm giải quyết vấn đề trên và gia tăng lượng khách du lịch. Từ lý luận và thực tiễn chỉ ra, nhóm tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển” là cần thiết nhằm thúc đẩy lượng khách tới du lịch và thăm quan các địa điểm du lịch trên cả nước. Không chỉ vậy, góp phần vào thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững hơn trong tương lai đóng góp vào GDP cả nước.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP KHOA

NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản trị kinh doanh

HÀ NỘI, Tháng 04/2024

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP KHOA

NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Sinh viên thực hiện: Đặng Khánh Ly – 7123401189 – QTMA12B

Nguyễn Thị Ly – 7123401190 – QTMA12B Nguyễn Thị Mùi – 713401191 – QTMA12B

Nguyễn Thị Hồng Nhung – 7123401202 – QTMA12B

Kiều Thị Bảo Yến – 7123401228 – QTMA12B

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Lan Anh

HÀ NỘI, Tháng 04/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Nghiên cứu về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính

sách và Phát triển” là nội dung nhóm tác giả chọn để nghiên cứu và làm báo cáo kết

quả nghiên cứu khoa học cấp khoa

Lời đầu tiên, nhóm tác giả xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới Học viện Chính sách và Phát triển, khoa Quản trị kinh doanh đã triển khai cuộc thi “Nghiên cứu khoa học cấp khoa” để tạo điều kiện cho nhóm tác giả có cơ hội tiếp cận và áp dụng kiến thức thực tế vào bài nghiên cứu

Nhóm tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đối với TS Nguyễn Lan Anh – giảng viên hướng dẫn đề tài Bằng sự nhiệt tình, kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm dày dặn của cô, nhóm tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và định hướng chi tiết từng bước trong quá trình thực hiện nghiên cứu Sự đồng hàng và tận tâm của cô đã giúp nhóm tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học một cách hoàn chỉnh nhất

Trong quá trình hoàn thiện đề tài nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì thế nhóm tác giả rất mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, gia đình, bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn Sự quan tâm và giúp đỡ của các vị đã, đang và sẽ mang lại những giá trị quý báu và là động lực để nhóm tác giả tiếp tục thực hiện và phát triển trong tương lai

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2024 Nhóm tác giả

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực trong và ngoài nước 2

2.1 Ngoài nước 2

2.2 Trong nước 3

2.3 Đánh giá chung 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5

4.1 Phạm vi nghiên cứu 5

4.2 Đối tượng nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý tài liệu 5

5.2 Phương pháp điều tra xã hội học 6

5.2.1 Mục đích khảo sát 7

5.2.2 Đối tượng khảo sát 7

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH 9

1.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu du lịch 9

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 9

1.1.2 Nội dung của nhu cầu du lịch 11

Trang 5

1.1.3 Đặc điểm và vai trò của du lịch 14

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 24

1.2.1 Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam 24

1.2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA 28

SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 28

2.1 Đôi nét về Học viện Chính sách và Phát triển 28

2.2 Thực trạng về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển 30

2.2.1 Nhận thức và hiểu biết về du lịch 30

2.2.2 Nhu cầu của sinh viên đối với du lịch 31

2.2.3 Xu hướng và thay đổi trong nhu cầu đi du lịch 33

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 44

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 46

3.1 Xu hướng đi du lịch của sinh viên hiện nay 46

3.1.1 Xu hướng đi du lịch ở Việt Nam 46

3.1.2 Xu hướng du lịch của sinh viên hiện nay 47

Trang 6

3.2 Một số giải pháp gia tăng nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính

sách và Phát triển 48

3.2.1 Giải pháp đối với sinh viên 48

3.2.2 Giải pháp đối với Học viện Chính sách và Phát triển 50

Trang 7

i

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Tháp nhu cầu Maslow 12

Hình 1 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch 20

Hình 1 3 Bản đồ du lịch Việt Nam 24

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2 1 Các khái niệm liên quan 30

Biểu đồ 2 2 Loại hình du lịch mà sinh viên quan tâm 31

Biểu đồ 2 3 Sức hấp dẫn của điểm đến tới nhu cầu đi du lịch của sinh viên 32 Biểu đồ 2 4 Khả năng chi trả cho một chuyến đi của sinh viên 34

Biểu đồ 2 5 Tần suất đi du lịch của sinh viên 35

Biểu đồ 2 6 Thời gian dành cho một chuyến đi của sinh viên 36

Biểu đồ 2 7 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch 37

Biểu đồ 2 8 Ảnh hưởng từ hiệu ứng môi trường tới quyết định du lịch 39

Biểu đồ 2 9 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch 40

Trang 8

ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

2 UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

4 UNWTO United Nations World Tourism Organization

5 IUOTO International Union of Official Travel Organization

Trang 9

1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành du lịch ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển hơn 60 năm qua, dần trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm ở nhiều địa phương góp phần vào GDP cả nước Năm 2019, đánh dấu bước phát triển đột phá của du lịch Việt Nam khi lần đầu tiên, Việt Nam thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng [7] Trong vòng 2 năm trở lại đây tuy chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cùng với sự suy thoái của nền kinh tế, nhưng lĩnh vực du lịch vẫn tiếp tục nỗ lực mở rộng thị trường, cũng như gia tăng thêm hệ thống dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Kết thúc năm 2023 du lịch Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, khách du lịch nội địa đạt 108 triệu lượt, vượt 6% so với kế hoạch Tổng thu từ khách du lịch đạt 678 nghìn tỷ đồng [8] Qua những con số đạt được ngành du lịch đang dần phục hồi và tăng trưởng cao trở lại, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của đất nước

Việt Nam được biết đến với đất nước có nhiều phong cảnh tuyệt đẹp, nền văn hoá đa dạng cùng với ẩm thực đặc sắc đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế ghé thăm mỗi năm Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, hướng đến việc phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, hạ tầng cơ sở giao thông ở Việt Nam đã và đang được đầu tư nâng cấp, tạo sự thuận lợi cho việc di chuyển và khám phá đất nước hình chữ S Có thể kể đến những thành phố lớn đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Với những địa điểm của đất nước được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới tạo được sự thích thú đối với khách du lịch cũng từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn và đóng góp nhiều vào nền kinh tế quốc gia Sự phát triển của khách sạn, nhà hàng các công ty du lịch và dịch vụ liên qua đã mọc lên, phát triển tạo ra nhiều công việc cho người dân lao động Giới trẻ là nhóm đối tượng thích sự dịch chuyển, tìm tòi khám phá những nền văn hoá mới, trải nghiệm cuộc sống muôn màu Tuy nhu cầu lớn là vậy nhưng đối tượng này thường có thu nhập chưa cao hoặc tài chính còn phụ thuộc vào gia đình, nên chủ yếu họ thường chọn đi du lịch nội địa Ngày nay, đối tượng này có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn nguyên nhân có thể đến từ vấn đề về nhận thức được tầm quan trọng của việc tận hưởng cuộc sống, khám phá cuộc sống xung quanh; bởi du lịch

Trang 10

2

không chỉ là một hành trình giải trí và còn là các để thư giãn, tìm hiểu về văn hoá vùng miền và mở mang tâm hồn Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng xã hội giúp thông tin, kinh nghiệm về du lịch được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng; giới trẻ có thể dễ dàng tìm hiểu về điểm đến, đặt vé máy bay, khách sạn, các điểm đến thú vị thông qua nguồn dữ liệu trên mạng xã hội và các ứng dụng di động Cũng từ sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Instagram đã tạo ra nhu cầu cho việc chụp ảnh, chia sẻ khoảnh khắc đẹp trong quá trình du lịch, họ muốn có những bức ảnh đẹp nhằm thể hiện cá tính bản thân và để lưu lại những địa điểm du lịch nổi tiếng Nhu cầu đi du lịch của giới trẻ tăng cao, nên có thể các điểm đến phổ biến thường đông đúc và trở nên đắt đỏ hoặc đôi khi họ cũng gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính và lên kế hoạch cho chuyến đi Chính những điều đó đã đặt ra những yêu cầu cần có một biện pháp hữu ích nhằm giải quyết vấn đề trên và gia tăng lượng khách du lịch

Từ lý luận và thực tiễn chỉ ra, nhóm tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu về

nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển” là cần thiết

nhằm thúc đẩy lượng khách tới du lịch và thăm quan các địa điểm du lịch trên cả nước Không chỉ vậy, góp phần vào thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững hơn trong tương lai đóng góp vào GDP cả nước

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực trong và ngoài nước 2.1 Ngoài nước

“Analysis of spatial patterns and driving factors of provincial tourism demand in China” của Xuankai Ma, Zhaoping Yang & Jianghua Zheng (2022) đã thực hiện phân tích về các mô hình không gian và các yếu tố thúc đẩy nhu cầu du lịch giữa các tỉnh của Trung Quốc Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ năm 2011 đến năm 2018 để phân tích các mô hình không gian của nhu cầu du lịch, và sử dụng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố thúc đẩy nhu cầu du lịch

Nghiên cứu của S Um & J.L Crompton (1990) “Attitude determinants in tourism destination choice” bài nghiên cứu xây dựng mô hình lựa chọn điểm đến mang tính khái quát về khách du lịch Dựa vào phân tích các yếu tố tác động bên ngoài và các yếu tố bên trong từ mối tương quan đồng bộ Thông qua các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng có thể nhận diện được đó là sự tương tác ảnh hưởng của xã hội và hoạt động truyền thông tiếp thị như kinh nghiệm du lịch, quảng cáo, thông tin trên

Trang 11

3

mạng, báo đài đưa tin, truyền miệng Các nhân tố bên trong thì bao gồm đặc điểm cá nhân, giá trị và thái độ của những vị khách du lịch tiềm năng, động cơ đi du lịch Trong bài nghiên cứu này còn hướng đến mở rộng mô hình của Chaplin về hai nhóm nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch, cụ thể nhân tố bên ngoài như thuộc tính về sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch: khả năng cung ứng, chất lượng, giá cả tại điểm đến, biểu tượng, nhóm tham khảo thông tin Các nhân tố bên trong gồm sở thích, thái độ, điểm đến, phương tiện…

2.2 Trong nước

Trong quá trình thu thập dữ liệu, chúng tôi đã tiếp cận với một số công trình và tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu “Nhập môn khoa học Du lịch” của Trần Đức Thanh (in lần thứ năm, năm 2008) là một trong những tài liệu hữu ích khi nghiên cứu về du lịch nói chung và nhu cầu du lịch nói riêng Những khái niệm cơ bản như: lịch sử hình thành và phát triển của ngành Du lịch, động cơ và các loại hình du lịch, điều kiện để phát triển du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch,

Tương tự, trong “Giáo trình Kinh tế du lịch” của NXB Lao động – Xã hội do Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên cũng đề cập đến những kiến thức nền tảng trong du lịch nhưng có cách tiếp cận nghiên cứu về nhu cầu du lịch từ hai góc độ Một là, thông qua việc nghiên cứu các nhu cầu chung của con người theo thăng cấp bậc; và hai, là thông qua thống kê và nghiên cứu mục đích và động cơ khi đi du lịch

Cả hai công trình đều thực hiện nghiên cứu dựa trên khái niệm nhu cầu và tháp

nhu cầu của Maslow Qua đó, Nhu cầu du lịch có thể được coi là đặc biệt, thứ cấp và

tổng hợp của con người: đặc biệt là do nhu cầu du lịch khác với những nhu cầu hàng ngày của con người (chi tiêu nhiều hơn, đòi hỏi được phục vụ với chất lượng cao hơn); thứ cấp vì con người ta nghĩ tới du lịch chỉ khi đã thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu, cần thiết hàng ngày; tổng hợp là do nhu cầu du du lịch được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp, ) mà để thỏa mãn chúng cần dịch vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định

Ngoài ra có thể kể đến, “Nghiên cứu Xu hướng du lịch của thế hệ Z ở Việt Nam” (Nghiên cứu xu hướng sử dụng ứng dụng di động trong du lịch) của Nguyễn

Trang 12

4

Việt Hoàng Theo nghiên cứu của ông nhóm tác giả thấy trong lĩnh vực du lịch, các nghiên cứu về xu hướng du lịch được thực hiện chủ yếu bởi UNWTO, các tổ chức nghiên cứu độc lập, với những đánh giá kết quả hoạt động du lịch toàn cầu trong thời gian đã qua và dự báo cho tương lai Theo đó, xu hướng du lịch được xác định thông qua đóng góp của ngành du lịch vào GDP toàn cầu, các tác động của môi trường vĩ mô đến sự phát triển du lịch và đặc điểm nhu cầu của khách du lịch thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thời gian lưu trú, mục đích chuyến đi, hoạt động du lịch yêu thích, cơ cấu chỉ tiêu, phương tiện vận chuyển được sử dụng… Bên cạnh đó, thông qua các bài khảo sát, nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng chỉ ra xu hướng phát triển các loại hình du lịch, xu hướng thị trường khách, xu hướng hành vi tiêu dùng của khách du lịch… Như vậy, dù được trình bày ở các chỉ tiêu khác nhau, nhưng tựu trung lại, có hai loại xu hướng du lịch, bao gồm xu hướng lựa chọn điểm đến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch và xu hướng hành vi của khách du lịch Do đó, nghiên cứu xu hướng du lịch là nghiên cứu các khả năng về xu hướng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ du lịch và xu hướng hành vi của khách du lịch có thể xảy ra trong tương lai theo một hay nhiều hướng

2.3 Đánh giá chung

Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã trình bày một cách hệ thống và khoa học các nội dung cơ bản, góp phần làm rõ hơn về bản chất của nhu cầu đi du lịch thông qua động cơ du lịch hay các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch Các nghiên cứu này cũng đã cung cấp những cơ sở khoa học cho việc phát triển các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch

Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu của các công trình mà chúng tôi tìm hiểu được vẫn còn một số hạn chế đó là chưa có tính cụ thể đối với từng nhóm đối tượng (cụ thể ở đây là sinh viên) mà chỉ nghiên cứu về du khách nói chung Riêng báo cáo khoa học thuộc tài liệu nước ngoài chỉ nghiên cứu tập trung vào các tỉnh của Trung Quốc, nên kết quả nghiên cứu có thể không áp dụng được cho các quốc gia khác, chưa có tính tổng quát cao

Trang 13

5

3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhu cầu đi du lịch hướng tới đối tượng sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của sinh viên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm tác giả tập trung vào 03 nhiệm vụ chính sau:

• Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu đi du lịch, trong đó bao gồm: khái niệm nhu cầu đi du lịch, các loại hình nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch

• Phân tích, đánh giá thực trạng về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển

• Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu

• Không gian: Sinh viên K12, K13, K14 của Học viện Chính sách và Phát triển • Thời gian: Giai đoạn 01/2023 – 01/2024

• Nội dung: Trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu khoa học, đề tài nhóm tác giả giới hạn nghiên cứu về nhu cầu đi du lịch của sinh viên

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Nhu cầu đi du lịch của sinh viên

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý tài liệu

Để tiếp cận và nghiên cứu đề tài một cách đầy đủ, chính xác và toàn diện nhất thì nhóm tác giả sử dụng các phương pháp dưới đây:

• Phương pháp tiếp cận từ mục tiêu: Xuất phát từ mục tiêu nhằm tìm hiểu nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển Nhóm tác giả tiến hành đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển trong giai đoạn từ 01/2023 đến 01/2024

Trang 14

6

nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng lượng khách du lịch cũng như nhu cầu du lịch của các bạn sinh viên

• Phương pháp tiếp cận theo nguyên lý nhân – quả: Tìm ra nguyên nhân/hạn chế ở thực trạng hiện tại, từ đó rút ra một số giải pháp giúp thu hút sinh viên đi du lịch và trải nghiệm văn hoá vùng miền

• Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua khảo sát sinh viên 3 khoá 12, 13, 14 của Học viện Chính sách và Phát triển với bảng hỏi trực tuyến qua Google form; nhằm phân tích nhu cầu đi du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên 3 khoá thuộc Học viện Chính sách và Phát triển • Phương pháp thống kê: thu thập, xử lý, phân tích các thông tin số liệu đã thu

thập được về những ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên K12, K13, K14 của Học viện Chính sách và Phát triển Đây là toàn bộ dữ liệu thứ cấp bao cáo, công trình nghiên cứu về nhu cầu bao gồm các về nhu cầu đi du lịch, nhu cầu đi du lịch của sinh viên

• Phương pháp so sánh: từ thông tin số liệu đã thu thập được, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của sinh viên cả về mặt tích cực và tiêu cực • Phương pháp quan sát: sử dụng các giác quan cùng với các báo cáo nghiên cứu, các nguồn thông tin đã được kiểm duyệt một cách có chủ đích, có kế hoạch để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu

5.2 Phương pháp điều tra xã hội học

• Phương pháp khảo sát ý kiến định lượng bằng bảng hỏi Google form để thu thập thông tin từ các đối tượng tham gia khảo sát một cách chính xác và cụ thể hơn để xây dựng bài

• Để xây dựng đề tài nghiên cứu nhóm tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát sinh viên K12, K13, K14 đang theo học tại Học viện Chính sách và Phát triển Trong quá trình nhóm tác giả thu thập dữ liệu bằng phiếu khảo sát với: Tổng số phiếu phát ra: 527

Số phiếu thu về: 509 Số phiếu chưa trả lời: 18

Số phiếu dùng để phân tích kết quả: 502

Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tuyến qua Google form

Trang 15

7

5.2.1 Mục đích khảo sát

Mục đích của khảo sát về nhu cầu đi du lịch của sinh viên K12, K13, K14 tại Học viện Chính sách và Phát triển là để thu thập thông tin, hiểu được sở thích và nhu cầu đi du lịch của sinh viên Xác định loại hình du lịch phổ biến, yêu thích của sinh viên khi lựa chọn du lịch Đồng thời đánh giá nhu cầu, mức độ chi trả của sinh viên cho một chuyến du lịch Từ đó đề xuất các hoạt động quảng cáo du lịch phù hợp với sở thích cá nhân và nhu cầu của sinh viên; đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng nhu cầu đi du lịch của sinh viên

5.2.2 Đối tượng khảo sát

• Giới tính:

Thông qua khảo sát trực tuyến qua Google form có 61,6% sinh viên nữ và 38,4% sinh viên nam thực hiện khảo sát:

Nguồn: Báo cáo khảo sát

• Sinh viên theo khoá:

Số liệu thu thập được có 27,5% (138 sinh viên) thuộc khoá 14, khoá 12 chiếm 32,3% tương ứng với 162 sinh viên tham gia khảo sát và khoá 13 chiếm nhiều nhất – 40,2 % tương ứng với 202 sinh viên tham gia khảo sát

Trang 16

8

Nguồn: Báo cáo khảo sát

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học được kết cấu thành 3 chương bao gồm:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 17

9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu du lịch

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm nhu cầu

Nhu cầu là một khái niệm rộng, là đối tượng nghiên cứu của triết học, tâm lý học, kinh tế học, xã hội học… Có thể nói mọi thứ trên thế giới đều xuất phát từ nhu cầu Nhà hàng được bắt nguồn từ nhu cầu ăn uống, cửa hàng thời trang thì từ nhu cầu mặc đẹp, Hiện nay chưa có khái niệm rõ ràng về nhu cầu nhưng theo Nguyễn Bá Minh (2010) [2], Nhu cầu và vấn đề điều khiển hành vi thì điều này được định nghĩa như sau: “Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi con người nói riêng” Nhu cầu đơn giản là một hiện tượng tâm lý cơ bản của con người, chính là sự đòi hỏi, sự mong muốn, khao khát và nguyện vọng của con người về vật chất hay tinh thần nhằm thỏa mãn bản thân Mỗi người sẽ có một lối sống, quan điểm, môi trường và trình độ văn hóa, nhận thức khác nhau mà vì thế mỗi người sẽ có những nhu cầu mong muốn khác nhau

Nhu cầu của một con người thì nó luôn đa dạng, phong phú và có sự biến đổi hàng ngày Dường như mỗi người đều có cho mình nhiều nhu cầu khác nhau để đáp ứng với hoàn cảnh sống hiện tại Từ điển Bách Khoa toàn thư triết học Liên Xô thì cho rằng “Nhu cầu là sự cần hay thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể một cá nhân con người, một nhóm xã hội hay toàn bộ xã hội nói chung” Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu là sự thiếu hụt một cái gì đó cần được bù đắp lại để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển một cách bình thường

Một nhà tâm lý học Xô Viết lại cho rằng: “Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và sự phát triển của con người” [10] Vậy nên, nhu cầu đã thúc đẩy tích cực con người để đáp ứng được những mong muốn cá nhân tại thời điểm hiện tại hay tương lai, cũng như thể hiện mối quan hệ tích cực giữa cá nhân và hoàn cảnh Ngoài ra, nhu cầu cũng tạo cho cá nhân những mục tiêu cụ thể, động lực cố gắng để hoàn thành nhằm thỏa mãn mong cầu của bản thân Điều này đã chứng minh rằng nhu cầu cũng chính là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người

Trang 18

10

Trên cơ sở phân tích, tiếp thu các quan điểm khác nhau từ những nhà nghiên cứu, tâm lý học về nhu cầu và trong mục đích của đề tài thì nhóm tác giả đã chọn định nghĩa: “Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và sự phát triển của con người”

1.1.1.2 Khái niệm du lịch

Luật du lịch năm 2017 [4] đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) [10] cho rằng: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian, môi trường của du khách thì du lịch là một trong những hình thức di chuyển đến một địa điểm khác trong một khoảng thời gian ngắn như từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nhưng không thay đổi về nơi cư trú Mục đích của mỗi chuyến đi có thể là vui chơi, giải trí, khám phá, nghỉ dưỡng hay đi công tác, làm việc

Ở góc độ kinh tế thị trường thì du lịch chính là một ngành dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cao Trong đó du lịch có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác Hiện nay, du lịch còn là nền kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia, và việc tận dụng ngành công nghiệp “không khói bụi” này còn được ưu tiên nguồn lực để phát triển nền kinh tế quốc gia

1.1.1.3 Khái niệm đi du lịch

Đi du lịch được định nghĩa là các hoạt động đi lại của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình không quá một năm liên tục để nghỉ ngơi giải trí, kinh doanh hoặc với mục đích khác Tổ chức Lao động Quốc tế định nghĩa về ngành khách sạn, dịch vụ ăn uống và du lịch [1] khác so với định nghĩa về ngành du lịch đang được hầu hết các tổ chức sử dụng

Trang 19

11

Định nghĩa của I.I Pirogionic (1985) [6] như sau: “Đi du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi có liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá và thể thao kèm theo việc sử dụng các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá”

Hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO) [10] cho rằng: “Đi du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: đi du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc 1.1.1.4 Khái niệm nhu cầu đi du lịch

Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2009) [1] “Nhu cầu đi du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần”

Nhu cầu đi du lịch khác với nhu cầu của khách du lịch Nhu cầu đi du lịch không phải là nhu cầu cơ bản, do vậy, nhu cầu đi du lịch chỉ được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định, đặc biệt là điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, xã hội… Còn nhu cầu của khách du lịch là những mong muốn cụ thể của khách du lịch trong một chuyến du lịch cụ thể, nó bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung

1.1.2 Nội dung của nhu cầu du lịch

Tháp nhu cầu Maslow có tên gọi đầy đủ là Maslow’s Hierarchy of Needs, được Abraham Maslow đề xuất vào năm 1943 Là một thuyết về tâm lý học đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp, mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của con người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp hơn như sau:

Trang 20

12

Hình 1 1 Tháp nhu cầu Maslow

Nguồn: Gitiho.com

Nhu cầu sinh lý (Physiological needs) là tầng thứ nhất của tháp nhu cầu bao gồm những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người về thức ăn, nước uống, không khí, giấc ngủ, quần áo, tình dục, bài tiết và nơi trú ẩn Đây là những nhu cầu mà nếu không được đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh tồn của con người Việc đáp ứng các nhu cầu sinh lý là điều kiện tiên quyết để con người có thể tồn tại và phát triển Đây được xem là nhu cầu cơ bản nhất, rộng rãi nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất của loài người Theo Maslow, chỉ khi đáp ứng được tầng nhu cầu sinh lý này, mỗi người mới có thể đạt được những bậc tiếp theo trong mô hình tháp

Nhu cầu an toàn (Safety needs) là cấp bậc thứ 2 trong tháp nhu cầu Maslow Nhu cầu về an toàn thể hiện về cả thể chất lẫn tinh thần ví dụ như có một nơi ở an toàn, bảo vệ khỏi nguy cơ về thức ăn, nước uống, y tế và môi trường, không bị đe dọa bởi xung đột, bạo lực, bất công hoặc tình trạng tinh thần không ổn định, Khi con người được đáp ứng các nhu cầu cơ bản ở tầng thứ nhất, họ sẽ có nhu cầu cao hơn

Trang 21

13

Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm thấy an tâm và thoải mái, từ đó có thể tập trung vào việc phát triển các nhu cầu tiếp theo (cao hơn)

Ở tầng thứ ba là nhu cầu về xã hội (Love/ Belonging needs): con người mong muốn được tham gia các hoạt động xã hội, được yêu thương, được mưu cầu hạnh phúc thông qua quá trình giao tiếp như tìm bạn, kết bạn, lập gia đình, tìm người yêu, tham gia trường học, câu lạc bộ, công ty,… nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia Cũng theo Abraham Maslow nhu cầu xã hội được coi là dấu vết của bản chất sống bầy đàn từ thời nguyên thủy của xã hội loài người

Tầng tiếp theo là nhu cầu được kính trọng (Esteem needs) bao gồm 2 yếu tố đó là: lòng tự trọng của bản thân và được người khác tôn trọng Cụ thể, lòng tự trọng với bản thân chính là coi trọng đạo đức bản thân, phẩm giá, thành tích, khả năng làm chủ, độc lập Còn nhu cầu được người khác tôn trọng là mong muốn về danh tiếng, sự tôn trọng từ bên ngoài (danh tiếng, địa vị, mức độ thành công) Thực tế cho thấy khi con người xuất hiện nhu cầu cấp độ này, mỗi cá nhân sẽ tự biết cố gắng nỗ lực, phát triển để thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống

Nhu cầu thể hiện bản thân (Self - actualization needs) là cấp bậc cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, biểu thị sự thăng tiến và phát triển cá nhân đạt đến đỉnh cao của mỗi người Cấp độ này xuất hiện chỉ khi 4 cấp bậc kia đã được thỏa mãn, tuy nhiên có một sự khác biệt so với 4 nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người

Có thể khẳng định rằng: hành động của con người không phải ngẫu nhiên mà luôn chịu ảnh hưởng bởi các động lực nội tại Nguồn gốc của những động lực này chính là những nhu cầu tiềm ẩn, định hình nên bản chất và mục đích của mỗi hành vi [11] Tháp nhu cầu Maslow chính là một công cụ hữu ích để hiểu rõ hơn về nhu cầu du lịch của con người Biểu hiện của họ khi đi du lịch cũng tương ứng với từng cấp bậc:

Nhu cầu sinh lý: du khách cần được đáp ứng nhu cầu về ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân khi đi du lịch

Nhu cầu an toàn: du khách muốn cảm thấy an toàn khi đi du lịch Họ cần được đảm bảo về an ninh, sức khỏe, và được hỗ trợ khi gặp sự cố

Trang 22

14

Nhu cầu xã hội: du lịch là cơ hội để mọi người kết nối với nhau, giao lưu và học hỏi, trải nghiệm văn hóa địa phương, gặp gỡ người dân bản địa, và tham gia các hoạt động xã hội

Nhu cầu được tôn trọng: du khách muốn được tôn trọng và đánh giá cao khi đi du lịch Họ mong muốn được hưởng dịch vụ chất lượng cao, được đối xử chu đáo và chuyên nghiệp

Nhu cầu tự thể hiện bản thân: du lịch là cơ hội để con người khám phá bản thân, trải nghiệm những hoạt động du lịch độc đáo, mới mẻ và có ý nghĩa đặc biệt

Trong “Giáo trình Kinh tế du lịch” do Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên [1] có đề cập đến thuyết nhu cầu của Maslow và phân loại nhu cầu du lịch theo 2 nhóm cơ bản: nhóm 1 là những nhu cầu cơ bản như đi lại, lưu trú, ăn uống, ; nhóm 2 là nhu cầu đặc trưng gồm nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, Thỏa mãn nhu cầu ở nhóm 1 là cơ sở để du khách tồn tại và hoạt động và nhu cầu ở nhóm 2 là tính chất quyết định thúc đẩy con người du lịch (thỏa mãn nhu cầu này sẽ đạt được mục đích chuyến du lịch) Vì thế, các doanh nghiệp du lịch có thể áp dụng lý thuyết này để phát triển các loại hình và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách ở các cấp bậc khác nhau, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

1.1.3 Đặc điểm và vai trò của du lịch

1.1.3.1 Đặc điểm của du lịch

Các loại hình du lịch ở Việt Nam ngày nay đang ngày càng phát triển lẫn cả chiều sâu và chiều rộng để tăng mức độ cạnh tranh, hiện diện trên thị trường quốc tế, thu hút cả khách quốc tế lẫn khách nội địa Các loại hình du lịch được hiểu theo các phương thức du lịch, các cách khai thác thị hiếu, sở thích, mong muốn và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt nhất mong muốn của du khách Theo Luận Văn Việt [9], nhóm tác giả trọng tâm phân tích 3 loại hình du lịch hiện nay là: du lịch theo mục đích chuyến đi, theo lãnh thổ hoạt động và loại hình du lịch mới nổi: du lịch ẩm thực…

• Phân loại theo mục đích chuyến đi

Du lịch nghỉ dưỡng đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhóm du

khách khi các tour du lịch hiện nay đều đáp ứng được tất cả các mong muốn, nhu cầu của khách hàng Các tour du lịch ngày càng hoàn thiện, đầy đủ khi đáp ứng được mọi

Trang 23

15

yêu cầu của các du khách, đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Khi cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều áp lực thì nhu cầu được nghỉ dưỡng, thư giãn sau những ngày đó trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại để lấy lại tinh thần, giải trí sau những ngày áp lực của mỗi con người ngày càng nhiều Loại hình du lịch này là giúp du khách trải nghiệm cảm giác thư giãn, nghỉ dưỡng sau những ngày tháng làm việc bộn bề Giúp khách du lịch cân bằng cảm xúc cuộc sống, giải tỏa căng thẳng thường ngày, lấy lại cảm hứng làm việc Một số điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng hiện nay như: Du lịch Phú Quốc, Du lịch Nha Trang, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Đảo Cát Bà, Du lịch Đà Nẵng, Đà Lạt…

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch kết hợp giữa tự nhiên và nền văn hóa của

Việt Nam Loại hình du lịch này có trong các vùng hệ sinh thái tự nhiên hiện nay còn bảo tồn về môi trường nhằm khám phá, tham quan và thưởng thức giá trị thiên nhiên mang lại Hiện tại, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong những địa điểm du lịch về hệ sinh thái thu hút nhiều khách du lịch nhất miền Nam Việt Nam Các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng được nhắc đến như: Khu du lịch Cồn Phụng, Rừng tràm Trà sư – An Giang, Vườn quốc gia Cúc Phương, hang Sơn Đoòng…

Du lịch văn hóa, lịch sử là loại hình du lịch thể hiện giá trị lịch sử nhân văn,

văn hóa nước nhà cho du khách cái nhìn tốt nhất về lịch sử văn hóa từng vùng miền quốc gia Có nhiều điểm du lịch văn hóa lịch sử nổi tiếng hiện nay như Du lịch Huế – Đà Nẵng – Hội An, Du lịch văn hóa Sài Gòn, Du lịch văn hóa Hà Nội, khu du lịch văn hóa Phương Nam ở Đồng Tháp…

Du lịch tham quan, khám phá là loại hình du lịch cực kỳ phổ biến ở nước ta

ngày nay với mong muốn trải nghiệm và có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống Các điểm du lịch khám phá được ghi dấu nhiều nhất ở Việt Nam có thể kể đến như: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẻ Bàng, Ninh Bình vẻ đẹp Tam Cốc – Bích Động,…

• Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

Theo lãnh thổ hoạt động du lịch được chia thành du lịch trong nước và du lịch nước ngoài Du lịch trong nước là hình thức khách du lịch đi tham quan, trải nghiệm trong phạm vi quốc gia của họ nhằm khám phá hết những kì quan hùng vĩ đáng tự hào của dân tộc mình Hiện nay, những công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch đang hợp tác và phát triển những đường bay mới hay những tuyến đường mới nhằm thúc đẩy khách nội địa tới khám phá Nhà nước tạo điều kiện khai thác những kì quan của

Trang 24

16

thiên nhiên nhằm phục vụ tối đa nhu cầu du lịch của người dân trong nước và thu hút thêm bạn bè quốc tế tới trải nghiệm

Ngược lại du lịch ra nước ngoài là chuyến du lịch mà du khách sẽ di chuyển từ quốc gia họ đang sinh sống đến một quốc gia khác và tiêu tiền kiếm được ở quốc gia mình Với mong muốn trải nghiệm thêm những văn hoá đặc trưng của nước bạn, khi có nguồn cung ắt sẽ có nguồn cầu Hiểu được nhu cầu của hành khách quốc tế, các hãng bay quốc tế mở rộng đường bay của mình hơn, hướng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển du lịch của đất nước Thu về nhiều ngoại tệ, đóng góp nhiều vào GDP cả nước

• Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch

Nhiều khách du lịch khi lựa chọn điểm đến thường dựa trên đặc điểm địa lý của vùng miền Phân theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch thường có các loại hình như: du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn, du lịch đô thị…

Với hình thức du lịch biển đây là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, các

tỉnh thành phố nổi tiếng với bờ cát trắng, bãi biển dài, đẹp và hấp dẫn khách du lịch, đầu tư phục vụ du lịch vui chơi, giải trí nghỉ dưỡng, tắm biển Đứng giữa biển cả mênh mông để cảm thấy bản thân nhỏ bé lại, thưởng thức mùi gió, mùi nắng của biển đem lại trải nghiệm thích thú Lượng khách đổ về vùng biển cao nhất vào mùa hè, có lẽ là vì đây là thời gian cả gia đình được nghỉ dưỡng hay đơn giản họ muốn tránh cái nắng cái nóng oi ả của thủ đô Tóm lại, du lịch biển là hình thức du lịch được đánh giá cao và luôn là ưu tiên lựa chọn của khách du lịch khi lựa chọn địa điểm du lịch Khi muốn hoà mình với thiên nhiên núi trời người ta thường chọn du lịch núi với sự mạo hiểm và ngắm được hết sự hoang sơ và cảm nhận được món quà tuyệt vời

mà thiên nhiên ban tặng Du lịch núi là hoạt động du lịch diễn ra trong một không

gian địa lý có đồi núi, địa hình và đa dạng sinh học cụ thể hoặc cộng đồng địa phương sinh sống Hình thức du lịch này thường mang tính mạo hiểm cao, đòi hỏi khách du lịch phải trang bị đầy đủ cho mình kiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể chịu được thử thách từ thiên nhiên Cũng có những địa điểm khai thác du lịch núi ít mang tính mạo hiểm hơn mà tập trung hướng tới việc cảm nhận thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp của đất trời ban tặng

Du lịch dã ngoại là hình thức du lịch bổ ích dành cho mọi lứa tuổi, thông qua

việc vui chơi, giải trí ngắm cảnh để nâng cao sức khỏe khám phá điều mới lạ Hiện

Trang 25

17

nay, hình thức này đã và đang được nhiều nhà trường trên cả nước áp dụng trong việc giảng dạy các em học sinh nhằm mang đến cho các em những trải nghiệm lý thú, qua đó trau dồi thêm kiến thức, lồng ghép những bài học thú vị một cách khéo léo giúp tiết học hiệu quả hơn

Một hình thức nữa đó là: du lịch nông thôn đang được nhiều người quan tâm

hưởng ứng, bằng cách hoà mình và đồng quê giản dị, sống với những con người thôn quê mộc mạc chân chất, thưởng thức những món ăn mới lạ nhưng mang đậm chất xưa làm khách du lịch có thể quên đi những xô bồ của chốn thành thị Những hoạt động, trải nghiệm độc đáo mới mẻ ở làng quê, việc tận hưởng không gian yên bình tại đó kết hợp cùng du lịch nông nghiệp đã mang đến những cảm giác vô cùng mới lạ và thú vị cho du khách

• Những hình thức du lịch mới nổi

Bên cạnh những hình thức du lịch kể trên còn có một số loại hình du lịch mới hiện nay ở nước ta có thể kể đến như: du lịch một mình, du lịch ẩm thực, du lịch xanh… Và theo sự đánh giá của nhóm tác giả, du lịch ẩm thực nhằm thưởng thức những món ăn đặc sản hấp dẫn đang là hình thức du lịch đón nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ Du lịch ẩm thực là hoạt động khám phá, thưởng thức ẩm thực trong đó mục đích du lịch chủ yếu là ăn uống Đồng thời đây là hình thức du lịch hướng tới sự trải nghiệm các món ngon và đặc sản gắn liền với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc của các địa phương, khu vực Với hình thức này, du khách sẽ có được những cảm nhận rõ nét nhất về cuộc sống của người dân bản địa cũng như nét ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền Hay là nguồn gốc nguyên liệu, cách thức để tạo thành món ăn hoàn chỉnh mang đặc trưng địa phương

1.1.3.2 Vai trò của du lịch

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, mọi mặt trong đời sống của con người được thay đổi, cải thiện Khi đầy đủ về mặt vật chất, con người thường có xu hướng tìm kiếm những điều mới mẻ nhằm thoả mãn về mặt tinh thần Và du lịch là một trong những lựa chọn hàng đầu được nghĩ tới cho nhu cầu nghỉ dưỡng Hiện nay, du lịch được coi là một ngành công nghiệp không khói, từng ngày phát triển mạnh mẽ đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho nền kinh tế quốc gia Cùng với đó vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch được coi là một trong những yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công trong xã hội

Trang 26

18

Du lịch đóng góp một phần đáng kể trong nền phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia, khu vực Việc phát triển du lịch ở các quốc gia không chỉ đem đến lợi ích kinh tế mà còn có những tác động tích cực đối với xã hội, văn hóa và phong tục tập quán quốc gia Tại Việt Nam du lịch là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất Ngành công nghiệp này có sự suy giảm đáng kể trong giai đoạn dịch bệnh Tuy vậy, với những chính sách hỗ trợ, thu hút du khách trong và ngoài nước của Chính phủ Nhìn chung, du lịch đang có những bước trở mình rõ rệt, đóng góp cao vào GDP cả nước tạo ra nhiều cơ hội việc làm

Với sự trở mình của ngành du lịch đá kéo theo sự phát triển của các ngành khác như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống và nghỉ dưỡng… Thêm vào đó du lịch phát triển còn đem đến thị trường tiêu thụ văn hóa rộng lớn nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân

Lợi ích kinh tế đem lại từ việc du lịch phát triển là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tham quan, mua bán, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm du lịch nhằm mang tới nguồn tiền cho kinh tế xã hội Vì vậy sự phát triển của ngành đã tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng nghìn tỷ USD hàng năm từ phát triển ngành công nghiệp không khói Du khách quốc tế mang lại ngoại tệ vào sử dụng tại bất kỳ thời điểm, địa điểm hay dịch vụ du lịch nào đều làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó

Dưới đây là một số điểm quan trọng về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội:

• Tạo việc làm: Du lịch tạo hàng nghìn công ăn việc làm cho người lao động tại những vùng, miền phát triển du lịch khác nhau Phải kể đến là nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, booking homestay, chủ khu nghỉ dưỡng, đến những người làm việc trong ngành thực phẩm và vận chuyển

• Tạo nguồn thu ngân sách quốc gia: Ngành công nghiệp này phát triển đã và đang đem lại nguồn thu nhập lớn từ việc thuế, phí và các dịch vụ có liên quan khác Nguồn thu này đóng góp rất nhiều vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hỗ trợ các ngành kinh tế khác

Trang 27

19

• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Du lịch tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn, đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân

• Phát triển văn hóa và giáo dục: Du lịch giúp con người tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử và địa danh của các quốc gia, khu vực khác Điều này tạo nên cơ hội học hỏi và trải nghiệm mới cho chuyến đi

• Tạo cơ hội giao lưu và hợp tác quốc tế: Du lịch tạo ra những cơ hội gặp gỡ, giao lưu với người dân và khách du lịch từ khắp mọi miền trên khắp thế giới Điều này góp phần xây dựng mối quan hệ và hợp tác quốc tế

Du lịch phát triển tạo ra các điều kiện, cơ hội cho nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển, thúc đẩy kinh tế vì sản phẩm của ngành du lịch mang tính liên ngành có quan hệ với nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế Khi một địa điểm, khu vực trở thành địa điểm du lịch, du khách ở khắp mọi miền tổ quốc sẽ đổ về làm cho nhu cầu về hàng hóa dịch vụ tăng lên cao

Nhận thấy được sự vận động và phát triển ngành Du lịch đối với sự phát triển về mặt kinh tế đối với nước ta là rất lớn Trong tình hình Việt Nam nói riêng và toàn thể thế giới nói chung đang dần quay lại quỹ đạo cũ sau sự hoành hành của dịch bệnh, đối tượng tập trung đẩy mạnh phát triển nhất hiện nay là du lịch Có thể nói, hiện nay việc nắm bắt xu hướng phát triển của du lịch là một trong những yếu tố giúp nền kinh tế quốc gia có sự chuyển mình mạnh mẽ, đóng góp cao vào GDP dân tộc

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch

Dựa vào kết quả nghiên cứu tổng quan, các công bố của nhà nghiên cứu trước đó thông qua: giáo trình kinh tế du lịch, thuyết nhu cầu của Maslow… Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhóm tác giả tập trung làm rõ 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố khách quan và nhóm

yếu tố chủ quan

Trang 28

20

Hình 1 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

1.4.1.1 Yếu tố khách quan • Hiệu ứng từ môi trường

Gia đình và bạn bè là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng nhiều nhất tới nhu cầu đi du lịch và quyết định điểm đến của cá nhân Gia đình – những người có sở thích du lịch có thể tạo ra động lực cho việc đi du lịch, bằng cách chia sẻ kế hoạch du lịch với các thành viên trong gia đình Những cuộc thảo luận về các điểm đến yêu thích hoặc trải nghiệm thú vị từ chuyến đi trước đó có thẻ kích thích nhu cầu khám phá của cá nhân

Bạn bè có thể coi là nguồn cảm hứng lớn để khám phá thế giới và những trải nghiệm những điều mới lạ bằng việc nghe những chia sẻ thực tế về kỷ niệm đáng nhớ từ chuyến du lịch của họ có thể khuyến khích cá nhân muốn thử sức và khám phá thêm nhiều điểm đến mới

Quảng cáo của điểm đến có vai trò tạo ra nhu cầu và ham muốn đi du lịch cho du khách Với những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn, sáng tạo nhằm việc thúc đẩy mong muốn tới khám phá và thực tế tham gia vào các trải nghiệm mới mẻ tại nơi đây Những yếu tố trên cùng nhau tạo nên một môi trường ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của mỗi cá nhân, khuyến khích họ thực hiện những chuyến hành trình mới khám phá mọi miền tổ quốc để lưu giữ những ký ức thanh xuân rực rỡ

• Quảng cáo và thông tin

Trang 29

21

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của Internet, sự xuất hiện của các mạng xã hội giúp cho việc truyền tải thông tin được nhanh chóng và dễ dàng hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng hơn Việc có một thông tin quảng cáo bắt mắt, nội dung hấp dẫn đã thu hút nhiều đối tượng khách du lịch tới tham quan trải nghiệm Hoặc thông tin từ những người nổi tiếng trên mạng xã hội cũng là một trong những yếu tố tác động lựa chọn địa điểm du lịch của du khách

• Thời gian và thời tiết

Mùa và điều kiện thời tiết có thể ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu du lịch của mọi người Du khách thường có xu hướng lựa chọn những thời gian ấm áp trong năm với thời tiết ôn hoà để tham quan, du lịch hoặc thường chú ý thời tiết điểm đến để ra quyết định Bởi lẽ khi điều kiện thời tiết không khả quan, những phương tiện di chuyển hay những quyết định hoạt động ngoài trời đều bị trì hoãn khiến chuyến du lịch không được trọn vẹn và chi phí bỏ ra cao Thậm chí, nếu lựa chọn du lịch vào những thời gian có thời tiết cực đoan việc không thể trở về thành phố sẽ dẫn đến việc công việc trì trệ, những dự định đều bị huỷ Vậy nên thời gian và yếu tố thời tiết là quan trọng để ra quyết định du lịch

• Sự an toàn và ổn định của điểm đến

Một điểm đến an toàn là ưu tiên hàng đầu khi đánh giá rủi ro và sự an toàn của bản thân và gia đình Người du lịch mong muốn có một trải nghiệm du lịch mà không phải lo lắng về tội phạm, tai nạn giao thông, tình hình chính trị bất ổn hay xung đột quân sự Một điểm đến an toàn sẽ thu hút nhiều du khách do cung cấp cảm giác bình yên và tự tin

Sự ổn định chính trị và kinh tế của điểm đến cũng là yếu tố quan trọng trong quyết định du lịch Một quốc gia có nền chính trị ổn định và kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để du khách khám phá và tận hưởng Ngược lại, một quốc gia đang gặp khủng hoảng chính trị hoặc kinh tế sẽ khiến du khách lo ngại về việc làm chủ động tự do và trải nghiệm được những dịch vụ và tiện ích tốt nhất

Sự an toàn và ổn định cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến trong mắt công chúng Một nền du lịch an toàn và ổn định sẽ tạo lòng tin và uy tín cho điểm đến, thu hút nhiều khách du lịch và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương Ngược lại, nếu một điểm đến không an toàn hoặc không ổn định, nó có thể đẩy lùi sự phát triển du lịch và gây tổn thương đến hình ảnh của quốc gia đó

Trang 30

22 1.1.4.2 Yếu tố chủ quan

• Nhu cầu du lịch của bản thân

Nhu cầu của bản thân mỗi người là khác nhau, đa dạng và phong phú cũng như có sự biến đổi từng ngày Nhu cầu du lịch không giống như những nhu cầu hàng ngày của con người như: ăn, uống, ngủ, nghỉ… Có thể nói rằng nhu cầu du lịch sẽ chỉ được thực hiện khi bản thân khách du lịch mong muốn, có đủ điều kiện để thực hiện Khi điều kiện sống đã đủ đầy về mặt vật chất người ta thường nghĩ đến những ham muốn về mặt tinh thần nhằm giải toả căng thẳng, mệt mỏi sau những ngày làm việc Du lịch là là một trong những lựa chọn ưu tiên và cũng là phương án hữu ích trong việc đáp ứng yêu cầu nghỉ dưỡng của du khách

• Lịch học (lịch làm việc) cá nhân

Đối với những du khách có lịch học tập, làm việc quá dày đặc sẽ ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu đi du dịch của bản thân như là việc đi du lịch ít lại hoặc có thể là không có đủ thời gian, cơ hội để đi du lịch Ngược lại, trường hợp thời gian cá nhân của du khách linh hoạt và có thời gian rảnh rỗi, cá nhân có thể dễ dàng tự do tổ chức kế hoạch du lịch mà không gặp phải sự chán chế về mặt thời gian

Ngoài ra, lịch học, làm việc cố định sẽ là một cản trở khi ra quyết định du lịch của bản thân vào khoảng thời gian như kì nghỉ lễ, kì nghỉ hè Nếu lịch học không có sự linh hoạt hoặc cần phải tham gia vào các khoá học bắt buộc tại thời điểm đó, sẽ là trở ngại trong việc tự do đi du lịch vào những thời gian này Hoặc những người thường dành thời gian nghỉ lễ để có thể làm thêm các công việc khác nhằm kiếm thêm thu nhập – nhu cầu đi du lịch giảm

Do đó, lịch học và lịch làm của cá nhân có thể gây ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng đi du lịch của bản thân Để tận dụng tốt nhất thời gian và cơ hội, cá nhân nên cân nhắc và sắp xếp kế hoạch du lịch hợp lý nhằm đảm bảo hoàn thành tốt việc học và việc làm

• Mức thu nhập

Mức thu nhập cao và ổn định có tác động lớn tới nhu cầu đi du lịch của cá nhân Du khách – người có thu nhập tốt thường sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các chuyến đi bao gồm: vé máy bay, khách sạn, ăn uống và các hoạt động khác Họ có thể dùng hạng vé thương gia để được ưu tiên tại quầy thủ tục; chi trả nhiều để ở tại

Trang 31

23

khách sạn sang trọng, đầy đủ tiện nghi; hoặc có thể trải nghiệm những nhà hàng cao cấp…

Ngược lại, những người có thu nhập hạn chế nhu cầu đi du lịch của họ có thể ít hơn Họ sẽ thường lựa chọn điểm tới trong nước thay vì nước ngoài; ưu tiên các phương án du lịch tiết kiệm như du lịch bụi, tự nấu ăn… Những món ăn họ trải nghiệm thường sẽ là những món ăn thân thuộc tại điểm đến với giá cả phải chăng

Tuy nhiên, không phải lúc nào thu nhập cũng là chỉ số duy nhất quyết định nhu cầu du lịch ẩm thực Sở thích cá nhân và giáo dục về ẩm thực cũng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn ẩm thực của người du lịch, dù cho thu nhập của họ có cao hay thấp Có những người có thu nhập cao nhưng vẫn thích trải nghiệm ẩm thực giản dị và truyền thống, trong khi có những người có thu nhập thấp nhưng vẫn tìm kiếm những trải nghiệm ẩm thực đặc biệt và đắt đỏ

• Khả năng chi trả

Khả năng chi trả ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu đi du lịch Có thể nói nhu cầu du lịch thường tăng khi thu nhập tăng Những người có thu nhập tốt thường sẵn sàng chi trả cho các chuyến đi xa hơn, sang trọng hơn và thường xuyên hơn

Khả năng chi trả cao sẽ cho phép khách du lịch thưởng thức và khám phá những khách sạn, resort, homestay sang trọng, tiện lợi và các dịch vụ đi kèm hấp dẫn Hoặc cũng có thể giúp du khách trải nghiệm các món ăn cao cấp hơn tại các nhà hàng sang trọng hơn Không chỉ vậy, họ sẽ được thưởng thức các nguyên liệu chất lượng, đảm bảo hơn cùng với những hương vị và phong cách ẩm thực tinh tế, độc đáo

Đồ ăn nổi tiếng tại điểm đến thường có giá cả khá cao khi du khách muốn mang về làm quà cho người thân Nên việc khả năng chi trả cao cũng cho phép khách du lịch mua các loại đặc sản ẩm thực nổi tiếng tại địa phương đó, từ các loại trái cây, gia vị hay thực phẩm chế biến khác

Tóm lại, khả năng chi trả cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người du lịch thực hiện mục tiêu ẩm thực của mình, cho phép họ khám phá, trải nghiệm toàn vẹn sự thú vị của điểm đến

Trang 32

Năm 2021 là năm bắt đầu cả nước thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 Cùng thời điểm đó là năm thứ 2 đại dịch COVID – 19 ảnh hưởng và tác động đến mọi mặt của đời sống đặc biệt ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến đó là ngành du lịch Tại điểm này, ngành du lịch thu hút được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; được sự ủng hộ từ bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, ngành Du lịch đã có những chuyển mình đầy tích cực, tạo những thành tựu to lớn kể từ đó cho đến thời điểm hiện tại

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng [14], trong thời điểm 10 tháng đầu của năm 2023, lượng khách quốc tế du lịch tại Việt Nam đạt được gần 10 triệu lượt khách (hơn 9,998 triệu lượt khách), con số này tăng gấp 4,6 lần so với thời điểm cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu trong kế hoạch cả năm Lượng khách nội địa thì đạt được 98,7 triệu lượt khách, từ lượng khách du lịch tại thời điểm đó nước ta thu được 582,6 nghìn tỷ đồng Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng mạnh góp mặt vào các bảng xếp hạng tìm kiếm du lịch

Trang 33

25

trên toàn thế giới Trong những tháng đầu của năm 2023 thì Việt Nam là địa điểm duy nhất nằm trong Đông Nam Á xuất hiện ở trong nhóm này

Với những thành tựu đáng chú ý như vậy, Việt Nam đã vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế Trong 5 năm vừa qua, nước ta nhận được giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards 3 lần tôn vinh là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới, 5 lần nhận được danh hiệu điểm đến Golf tốt nhất thế giới, 4 lần nhận được danh hiệu điểm đến hàng đầu Châu Á Tổng cục du lịch 3 lần được trao giải thưởng Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu Châu Á Cùng những danh hiệu, giải thưởng đã đạt được tại các thời kỳ, Du lịch Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh – phần thưởng cao quý nhất từ trước đến nay của ngành Bên cạnh đó, là các Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Cờ thi đua của Chính phủ Bằng khen từ Thủ tướng Chính phủ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng nhiều giải thưởng danh giá khác Tuy nhiên, số lượng khách du lịch quốc tế vào 10 tháng đầu của năm 2023 mới chỉ bằng 69% so với cùng kỳ vào năm 2019 (thời điểm mà đại dịch COVID chưa diễn ra) Khách du lịch nội địa vào thời điểm năm 2022 tăng trưởng mạnh dẫu vậy đến thời điểm hiện tại thì có dấu hiệu chững lại Ngành du lịch hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức, vấn đề chưa được giải quyết

Sau đại dịch, du lịch ở Việt Nam mở cửa khá sớm tuy vậy lượng khách du lịch quốc tế vẫn chưa đạt như mong muốn và kỳ vọng đề ra Nước ta còn chưa có nhiều sản phẩm du lịch quá hấp dẫn, ngành du lịch đang chuyển đổi, phát triển nên chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu ngành du lịch cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà chúng ra có mà chưa chú trọng đáp ứng những sản phẩm, dịch vụ mà khách du lịch cần Vì vậy ngành du lịch Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của du lịch nước ta là do một số thị trường trọng điểm truyền thông mở cửa từng bước, chưa thể lấy lại được tốc độ tăng trưởng như trước, công tác kết nối, khai thác địa điểm mới, thị trường trường tiềm năng còn chậm chạp, xu hướng lựa chọn các địa điểm đến gần thay vì lựa chọn điểm đến có khoảng cách xa của một số thị trường trọng điểm của Việt Nam, ngoài ra còn các yếu tố tác động khác như lạm phát, tỉ giá

Trang 34

26

xăng, xung đột chính trị, các nguyên nhân này ảnh hưởng vô cùng lớn đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào thời gian qua

Đồng thời, những chính sách, cập nhật về những quy định mới của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cũng được Bộ trưởng nêu ra trong báo cáo Công tác quản lý điểm đến tại một số địa phương gặp tình trạng “chặt chém” du khách, ô nhiễm môi trường, đều chưa có biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng trên đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu du lịch tại Việt Nam

Nhìn chung trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ Lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, và nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi

1.2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch bởi nằm trong vị trí thuận lợi về địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả đường bờ biển dài hơn 3.000 km dọc theo nước với rừng cây xanh và cảnh quan hùng vĩ Việt Nam tự hào vì có hơn 125 bãi biển và nằm trong danh sách 12 đất nước hàng đầu cho những vịnh đẹp nhất trên toàn thế giới Ngành du lịch đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam [15]

Với hơn 3.000 cảnh quan du lịch cùng với di tích lịch sử được liệt kê là di sản quốc gia Cùng 8 di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới bao gồm Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Tràng An, Thành của triều đại nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Huế Đài tưởng niệm phức tạp, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn Nước ta hứa hẹn là một địa điểm du lịch thu hút sự quan tâm của du khách cả trong và ngoài nước

Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đạt nhiều giải thưởng danh giá về du lịch dành cho các điểm đến, di sản, sân golf, khách sạn, công ty lữ hành, hãng hàng không…được các tổ chức uy tín thế giới khen tặng Điều này cho thấy Việt Nam không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên vốn có để phát triển ngành du lịch, mà còn tập trung đầu tư bài bản nhằm mục đích để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới

Trang 35

27

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới Đầu tiên, đó chính là thế mạnh ở nền văn hóa phong phú mang đậm đà bản sắc dân tộc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền tổ quốc, cùng những phong tục tập quán đa dạng, phong phú, mang theo mình nét đẹp nước nhà Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều vịnh và hang động được đánh giá là đẹp nhất thế giới Hay nhiều địa điểm được bình chọn nằm trong danh sách những bãi biển, vịnh đẹp nhất thế giới

Vào năm 2021, trang mạng du lịch nổi tiếng thế giới Touropia đã bình chọn ra 10 vịnh biển đẹp nhất hành tinh, vinh dang trong bảng xếp hạng đó vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) của Việt Nam đã vinh dự đứng đầu trong bảng xếp hạng, trên cả các vịnh nổi tiếng thế giới trước đó được mọi người biết đến Năm 2016, Bà Nà Hills Golf Club vinh dự nhận giải thưởng “Sân golf mới tốt nhất thế giới” trong khuôn khổ World Golf Awards (WGA) Các giải thưởng danh giá về sân golf thì Việt Nam liên tục được trao tặng Trong vòng 4 năm liên tiếp (2017 – 2020), Việt Nam được tổ chức giải thưởng golf thế giới (WGA) vinh danh là “Điểm đến golf tốt nhất châu Á” Đây là lần đầu tiên mà Việt Nam vinh dự vượt qua 7 quốc gia khác trên thế giới để nhận giải vào năm 2019

Cũng trong năm 2021, Cầu Vàng ở Đà Nẵng (thuộc Sun World Ba Na Hills của Sun Group) đã vinh dự dẫn đầu trong danh sách Kỳ quan mới của thế giới theo bình chọn của tờ Daily Mail (Anh) Việt Nam có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng Có trên 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử được kiểm kê, trong đó có 62 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và 7.848 di tích xếp hạng cấp tỉnh Ngoài ra, những làn điệu dân ca như quan họ Bắc Ninh, bài chòi, hò ví giặm, ca trù, cải lương, và nhã nhạc cung đình Huế cũng là điểm đến hấp dẫn

Với những tiềm năng và lợi thế trên, du lịch Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế Nhận thấy tiềm năng to lớn như vậy, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách giúp du lịch Việt có những bước lột xác ngoạn mục, đóng góp cao vào GDP cả nước

Trang 36

28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 2.1 Đôi nét về Học viện Chính sách và Phát triển

Học viện Chính sách và Phát triển [5] được thành lập theo quyết định số 10/QĐ – TTg ngày 4/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là một trường Đại học công lập thuộc hệ giáo dục quốc dân Về tổ chức, Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật

Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng Là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý, Học viện định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô

Học viện Chính sách và Phát triển tiến hành tổ chức đào tạo 100% các chương trình đào tạo hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên Quy mô đào tạo hiện nay: Gần 4.000 sinh viên và 150 học viên trình độ Thạc sĩ Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của Học viện bao gồm Nhà giáo ưu tú, các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo tại các trường Đại học uy tín ở 23 Việt Nam và nước ngoài Để nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo, Học viện đã mời các chuyên gia từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, giảng viên từ các Trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước tham gia giảng dạy Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu được trang bị đầy đủ và hiện đại Tổng số Cán bộ giảng viên: 143 người, trong đó có 90 giảng viên

Trang 37

29

Trụ sở đào tạo chính của Học viện tọa lạc tại Khu đô thị Nam An Khánh, Huyện Hoài Đức, Hà Nội với quy mô diện tích 5ha Dự kiến sau khi hoàn thành công tác xây dựng, Học viện sẽ đón 8.000 – 10.000 sinh viên theo học tại đây Với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, học liệu và những điều kiện vật chất, thiết bị khác đảm bảo chất lượng sẽ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về môi trường học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của giảng viên và sinh viên

Hiện tại, Học viện có 10 ngành và 19 chuyên ngành đào tạo hệ đại trà:

• Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Đầu tư; Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công; Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án

• Ngành Kinh tế số: Chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh số; Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh (Big Data)

• Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics

• Ngành Kinh tế phát triển: Chuyên ngành Kinh tế phát triển; Chuyên ngành Kế hoạch phát triển

• Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; Chuyên ngành Quản trị Marketing; Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch

• Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính; Chuyên ngành Ngân hàng; Chuyên ngành Thẩm định giá

• Ngành Quản lý Nhà nước: Chuyên ngành Quản lý công

• Ngành Luật Kinh tế: Chuyên ngành Luật Đầu tư - Kinh doanh • Ngành Kế toán: Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

• Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng anh Kinh tế và Kinh doanh

Có 2 ngành gồm 3 chuyên ngành đào tạo chuẩn quốc tế:

• Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

• Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính; Chuyên ngành Đầu tư

Đào tạo sau đại học trình độ Thạc sĩ có 06 chuyên ngành:

• Chính sách công • Tài chính – Ngân hàng • Kinh tế quốc tế

• Kinh tế phát triển

Trang 38

30 • Quản trị kinh doanh

• Kinh tế quản lý công (Chương trình liên kết đào tạo với trường Đại học Rennes 1 – Pháp)

2.2 Thực trạng về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển

2.2.1 Nhận thức và hiểu biết về du lịch

Đi là để hiểu, để biết và để trải nghiệm Du lịch đối với con người nói chung và đối với sinh viên nói riêng là để trải qua những cảm giác khác nhau, là thử để tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, từ đó mang đến cho bản thân những cảm nhận, những kỉ niệm riêng biệt Du lịch còn là cầu nối giúp sinh viên đặt chân đến nhiều miền đất nước, được thấu hiểu những giá trị sống

Biểu đồ 2 1 Các khái niệm liên quan

Nguồn: Báo cáo khảo sát

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” – với khái niệm nhóm tác giả đề ra có 448 trên tổng số 502 sinh viên tham gia khảo sát đồng ý với quan điểm trên chiếm 89% Cho thấy đa số người tham gia khảo sát đều hiểu và có thể tự định nghĩa cho bản thân mình quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng

thời gian nhất định.

Nhu cầu là những chi phí cơ bản và cần thiết trong cuộc sống của bạn, bao gồm các khoản chi để duy trì sinh hoạt hàng ngày, bảo vệ sức khoẻ hoặc thực hiện công việc cố định Nói cách khác, nhu cầu là những thứ mà một người phải có hoặc không thể thiếu.

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm

nhận được

Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối

con người càng cao

Hoàn toàn không đồng ýKhông đồng ýBình thườngĐồng ýHoàn toàn đồng ý

Trang 39

31

về khái niệm du lịch Không chỉ vậy, những khái niệm về nhu cầu mà nhóm tác giả đề ra đều nhận được số lượt đồng tình cao Trong đó “Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao” nhận được lượt đồng tình cao nhất trong 3 khái niệm được đưa ra Điều trên phản ảnh nhận thức cũng như hiểu biết của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển về nhu cầu Không chỉ vậy, với kết quả trên cho ta thấy được nhu cầu là động lực thúc đẩy con người hành động và nhu cầu càng cao thì càng chi phối nhiều tới bản thân

Qua kết quả khảo sát về nhận thức và hiểu biết của sinh viên về du lịch cũng như nhu cầu, nhóm tác giả nhận thấy sinh viên có nhận thức và hiểu biết khá sâu về khái niệm trên Có thể nói nhu cầu là những thứ mà con người cảm thấy thiếu hụt và cần được đáp ứng, nhu cầu làm động lực để thúc đẩy có người thực hiện các hành động khác nhau nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu đó Từ đó, ta liên kết với khái niệm du lịch, những người tham gia trải nghiệm du lịch là đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định của bản thân

2.2.2 Nhu cầu của sinh viên đối với du lịch

Việc lựa chọn loại hình du lịch cũng phần nào thể hiện xu hướng trong nhu cầu đi du lịch của sinh viên

Biểu đồ 2 2 Loại hình du lịch mà sinh viên quan tâm

Nguồn: Báo cáo khảo sát

Trang 40

32

Qua báo cáo khảo sát, loại hình du lịch được sinh viên quan tâm nhiều nhất là nghỉ biển với 316 phiếu bình chọn (chiếm 62.9%), theo sau là du lịch Picnic chiếm 60,8% (tương ứng với 305 lượt bình chọn), ở vị trí thứ 3 là loại hình nghỉ dưỡng núi với 276 lượt lựa chọn Với kết quả như trên, ta có thể thấy người tham gia khảo sát thường ưa thích loại hình du lịch hoà mình với thiên nhiên như du lịch biển và du lịch núi

Picnic là loại hình du lịch phổ biến được phần lớn sinh viên ưa thích, bởi loại hình này mang lại cho họ những trải nghiệm đáng giá và cảm giác sum vầy bên nhau Du lịch picnic hay được gọi với tên quen thuộc du lịch dã ngoại – loại hình mà một nhóm người cùng nhau tham gia và trải nghiệm, họ sẽ tự tổ chức nấu nướng, cùng mở tiệc Đây được coi là loại hình gắn kết bạn bè vì nó mang lại cảm giác sum họp bạn bè, khi cùng tham gia vào những hoạt động nấu ăn – điều mà có thể bình thường chưa có dịp cùng nhau làm Đặc biệt, những bạn sinh viên, thuộc lứa tuổi từ 18 – 22 những người có cùng đam mê dịch chuyển, khám phá, trải nghiệm thường lựa chọn loại hình này nhằm gắn kết tình bạn bên cạnh đó tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ bên bạn bè mình

Nhu cầu đi du lịch của mỗi người là khác nhau, quan điểm du lịch cũng vì vậy mà thay đổi theo nhu cầu của họ Khảo sát về sức hấp dẫn của điểm đến ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch của sinh viên, nhóm tác giả nhận ra rằng:

Biểu đồ 2 3 Sức hấp dẫn của điểm đến tới nhu cầu đi du lịch của sinh viên

Nguồn: Báo cáo khảo sát

Vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiênDịch vụ tại điểm đếnGiá tour điểm đến có ưu đãi hấp dẫnĐiểm đến có sự kiện độc đáo diễn raHomestay hoặc resort đẹp

Ngày đăng: 24/04/2024, 22:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Tháp nhu cầu Maslow - Nghiên cứu về Nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chinh sách và Phát triển giai đoạn 2023 - 2024
Hình 1. 1. Tháp nhu cầu Maslow (Trang 20)
Hình 1. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch - Nghiên cứu về Nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chinh sách và Phát triển giai đoạn 2023 - 2024
Hình 1. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch (Trang 28)
Hình 1. 3. Bản đồ du lịch Việt Nam - Nghiên cứu về Nhu cầu đi du lịch của sinh viên Học viện Chinh sách và Phát triển giai đoạn 2023 - 2024
Hình 1. 3. Bản đồ du lịch Việt Nam (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w