1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề thực tập tốt nghiệp khóa 24 thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật trong khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại công ty luật tnhh

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tiễn Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Khởi Kiện Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tài Sản Tại Công Ty Luật TNHH
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Luật
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 615,35 KB

Nội dung

Bởi hợp đồng tạo ra các tiền đề pháp lý cho sự vận động linh hoạt các giá trị vật chất trong xã hội.Hiện nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã tác động

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 24

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KHỞI KIỆN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH

ĐÀ NẴNG – THÁNG 3 NĂM



TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA LUẬT

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẤP TỐT NGHIỆP

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KHỞI KIỆN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH

Thời gian thờc tờp :

ờờa ờiờm thờc tâp : Công ty Luờt TNHH

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Lờp :

Mã sờ sinh viên :

ĐÀ NẴNG – THÁNG 3 NĂM 2022

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy cô trong khoa luật – trường Đại học Duy Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian học tập cũng như thực tập Và em cũng chân thành cảm ơn thầy

đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoa thực tập

Em xin cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty Luật TNHH đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong công việc thực tập để em có thể nghiên cứu học tập, thu thập tài liệu và hưỡng dẫn em trong quá trình thực tập tại đơn vị

Trong suốt quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập vì thời gian, kiến thức còn hạn chế, non nớt nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giúp em học được thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin gửi lời chúc tới quý thầy cô và các anh chị trong công ty một sức khỏe thật dồi dào, thành công trong công viêc để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Chân thành cảm ơn!

MỞ ĐẦU

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Tình hình nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Kết cấu của chuyên đề.

MỞ ĐẦU

Trang 5

1.Tính cấp thiết của đề tài

Không thể phụ nhận vai trò đặc biệt của hợp đồng trong cuộc sống hiện nay Khai phải ngẫu nhiên mà trong hệ thống pháp luật của bất kì quốc gia nào cũng có chế định hợp đồng Bởi hợp đồng tạo ra các tiền đề pháp lý cho sự vận động linh hoạt các giá trị vật chất trong xã hội

Hiện nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã tác động ko nhỏ đến nhu cầu vay vốn cho các hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như các nhu cầu cơ bản như tiêu dùng tăng lên làm cho hoạt động vay tài sản đang phát triển rất sôi động

Tuy nhiên, các quy định trong pháp luật dân sự quy định về hợp đồng tài sản còn nhiều vấn đề cần giải quyết và thực tiễn áp dụng pháp luật không tránh khỏi những vướng mắc Điều đó phần nào làm tăng thêm các tranh chấp và đã bị một số đối tượng lợi dụng những quy định còn thiếu chặt chẽ của pháp luật để cho vay nặng lãi, làm mất đi mục đích thiết thực của hợp đồng vay tài sản

Từ những thực tế đó mà em mong muốn được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về hợp đồng vay tài sản, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản, em đã lựa chọn đề tài: “Thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật trong khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Công ty Luật TNHH”

2 Tình hình nghiên cứu.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của chuyên đề báo cáo này làm nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản về hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng các quy định về hợp đồng vay tài sản, để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

Đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của hợp đồng vay tài sản

- Nghiên cứu sự cần thiết phải điều chỉnh và nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Trang 6

- Nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về khởi kiện tranh chấp về hợp đồng vay tài sản và tìm ra những điểm bất cập chưa hợp lý của các quy định hiện hành

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoàn thiện pháp luật về khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu xoay quanh về các quy định pháp luật thông qua các văn bản pháp luật về hợp đồng vay tài sản nói chung và khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản nói riêng Ngoài ra, chuyên đề còn đề cập tới thực trạng pháp luật Việt Nam

về khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

1.1 Khái niệm, đặc điểm về hợp đồng vay tài sản

1.1.1.Khái niệm hợp đồng vay tài sản

- Khái niệm tài sản tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy

tờ có giá và quyền tài sản.”

- Hợp đồng vay tài sản được quy định cụ thể tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở

Trang 7

hữu Hết hạn của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

1.1.2 Đặc điểm pháp lý hợp đồng vay tài sản

- Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đông thực tế, có thể là hợp đồng ưng thuận Xét về bản chất thì hợp đồng cho vay là một hợp đồng thực tế, bởi lẽ bên cho vay chỉ

có quyền với bên vay, hay nói cách khác bên cho vay không có nghĩa vụ với bên vay

Vì nếu bên vay không chuyển giao tài sản thì không thể bắt buộc bên vay phải chuyển giao Nếu bên vay bắt buộc phải chuyển giao, nghĩa là bên vay có quyền khởi kiện bên cho vay buộc phải cho vay theo thỏa thuận nếu bên vay không còn tiền cho vay tì phải buộc bán nhà đất để cho vay?

Về nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, bởi theo Khoản 1 điều 40 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác Tuy nhiên, đây là một quy định mở, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận rằng hợp đồng có hiệu lực từ khi bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay

Như vậy, không thể khẳng định hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay thực tế phụ thuộc vào việc hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào: khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng hay khi bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay

- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ

Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ

Như phân tích ở trên, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế Trong trường hợp, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, quyền

Trang 8

và nghĩa vụ của các bên phát sinh tại thời điểm giao kết hợp đồng, thì đây là hợp đồng song vụ Quyền của bên vay tương ứng với nghĩa vụ của bên cho vay và ngược lại Trường hợp, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó hợp đồng đơn vụ Bởi nếu la hợp đồng thực tế thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản là thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay, kể từ thời điểm này mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể

- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc không có tính đền bù Hợp đồng vay tài sản có tính chất đền bù nếu nó là hợp đồng vay tài sản có lãi suất Nói cách khác, hợp đồng vay tài sản có tính chất đền bù khi mà một bên sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận lại một lợi ích tương ứng cùng với khoản lãi theo thỏa thuận, hợp đồng vay tài sản có tính chất đền bù thông thường được áp dụng bắt buộc trong hoạt động tín dụng ngân hàng,…

Hợp đồng vay tài sản không có tính chất đền bù là hợp đồng vay không có lãi suất, tức là khi hết hạn trả nợ, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị cho bên vay, mà không phải trả thêm bất cứ khoản lợi ích vật chất nào khác, hay một giá trị tài sản nào khác, loại hợp đồng này thương được giao kết mang tính chất tương trợ, giúp đỡ nhằm khắc phục khó khăn hoặc giúp đỡ phát triển sản xuất kinh doanh giữa những chủ thể có mối quan hệ thân thiết , quen biết lẫn nhau

- Hợp đồng vay tài sản là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận được tài sản và bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó

Đây là đặc điểm giúp ta phân biệt hợp đồng vay tài sản với các hợp đồng dân sự khác như hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng thuê tài sản Vì trong hai loại hợp đồng này, người mượn và người thuê tài sản không trở thành chủ sở hữu tài sản mượn hay nói cách khác không có đầy đủ quyền sở hữu mà người thuê, người mượn chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đã mượn hoặc thuê trong một thời hạn nhất định do hai

Trang 9

bên thỏa thuận Khi hết thời hạn, bên mượn, bên thuê phải trả đúng tài sản đã mượn, thuê cho bên cho mượn, cho thuê tài sản

1.2 Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản

1.2.1 Chủ thể của hợp đồng vay tài sản

- Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ thể của hợp đồng vay tài sản có thể là:

- Cá nhân: Hiện nay trong cuộc sống thường ngày, quan hệ vay mượn thể hiện tình cảm, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn Ngoài thể hiện lợi ích của các bên thì nó rất gần gũi với đời sống hàng ngày Tuy nhiên khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nói chung

và hợp đồng vay tài sản nói riêng thì không phải mọi cá nhận đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau mà điều đó phụ thuộc vào độ tuổi, vào hành vi dân sự của mỗi cá nhân.Theo các Điều 21,22,23 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thành niên có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năn lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Những người này có quyền quyết định xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, miễn sao không vi phạm điều cấm và không làm trái với pháp luật, cũng như không làm trái với chuẩn mực đạo đức xã hội Còn đối với những người chưa đủ tuổi thành niên ( từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi) thì khi xác lập hay thực hiện các giao dịch dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật , trừ các trường hợp giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

- Đối với pháp nhân và các chủ thể khác: Khi bên cho vay là pháp nhân chủ yếu là các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các doanh nghiệp trong trường hợp có vốn nhàn rỗi, nhưng các doanh nghiệp không được cho vay thường xuyên với lãi xuất cao

Căn cứ tại Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” Cá nhân ở mỗi độ tưởi khác nhau sẽ có khả năng nhận biết hành vi khác nhau, do vậy mà có khả năng tham gia xác lập, thực hiện một giao dịch khác nhau

Trang 10

- Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lương, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định Đồng thời, định nghĩa này cũng đã chứa đựng chủ thể của hợp đồng vay bao gồm bên vay và bên cho vay cũng như quy định nghĩa vụ chính của các bên 1.2.2 Đối tượng của hợp đồng vay tài sản

- Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là do các bên thỏa thuận Đối tượng của hợp đồng cho vay chủ yếu là một khoản tiền Tuy nhiên thực tế, đoií tượng của hợp đồng cho vay tài sản có thể là vàng, đá quý, ngoại tệ, giấy tờ có giá hoặc các tài sản hữu hình khác Đây

là những hàng hóa thông dụng trong giao dịch dân sự thường ngày nhằm tạo sự thuận lợi cho các bên tham gia Đối tượng của hợp đồng vay được chuyển từ bên cho vay sang bên vay, bên vay có quyền định đoạt tài sản vay Khi hết hạn hợp đồng vay tài sản, bên vay phải trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại vời tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay tương ứng

1.2.3 Hình thức của hợp đồng vay tài sản

- Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể hình thức hợp đồng vay tài sản Tuy nhiên hợp đồng cho vay là giao dịch dân sự nên ta có thể áp dụng Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì:

“1 Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định

2 Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Trang 11

Do đó, cho thấy hình thức của hợp đồng vay tài sản rất đa dạng để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia thỏa thuận chọn bất kì hình thức nào

1.2.4 Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản

- Về thời hạn vay chưa có quy định giải thích cụ thể nào nhưng trong một số văn bản hướng dẫn về hợp đồng vay tín dụng cũng có đề cập tới vấn đề này Cụ thể, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ,tại khoản 2 Điều 3 thì thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng

- Về kì hạn trả nợ theo khoản 9 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khác hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng 1.2.5 Lãi suất và lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng vay tài sản

- Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (1 tháng hoặc 1 năm) Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay Khác với giá cả hàng hoá, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng tỷ lệ phần trăm

Và theo Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

1.Lãi suất vay do các bên thỏa thuận

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất

Trang 12

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực

2 Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và

có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ

- Lãi quá hạn căn cứ tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể hiểu lãi quá hạn là khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn mà chưa trả được tương ứng với thời gian chậm trả mà bên vay phải trả cho bên cho vay tính đến thời điểm trả nợ Lãi quá hạn là tỉ lệ phần trăm phát sinh trong giao dịch giữa các bên khi bên vay chưa trả

nợ được cho bên cho vay

1.2.6 Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản

- Nghĩa vụ của bên cho vay:

Thứ nhất, giao tài sản cho bên vay đầy đủ số lượng, đúng chất lượng và thời gian và địa điểm đã thỏa thuận

Thứ hai, bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay không giao đúng thời gian quy định cũng như không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó

Thứ 3, không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc luật khác có liên quan có quy định khác

- Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

Thứ nhất, bên vay tài sản bằng tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, còn nếu tài sản là vật thì phải trả đúng chất lượng, cũng như số lượng, trừ trường hợp có quy định khác Thứ 2, nếu bên vay không thể trả bằng vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật theo thời điểm và địa điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w