Khái niệm công ty cổ phầnTheo điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty cổ phần CTCP làdoanh nghiệp, trong đó:“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;Cổ đông
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KHOÁ 25
PHÁP LUẬT VỀ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY
CỔ PHẦN QUA THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN HẢI ÁNH, TP ĐÀ NẴNG
TRẦN TRUNG HIẾU
TP ĐÀ NẴNG – THÁNG 3 NĂM 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY
CỔ PHẦN QUA THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN HẢI ÁNH, TP ĐÀ NẴNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy, cô Khoa Luậttrường Đại học Duy Tân đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóa học,đặc biệt là tạo cơ hội để em tiếp cận với môi trường thực qua quá trình thực tập đầy
ý nghĩa và thiết thực này
Em xin trân trọng cảm ơn tới các anh, chị đồng nghiệp trong văn phòng vàLuật sư Trần Hải Ánh cũng là Giám đốc Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh đã tạođiều kiện làm việc và giúp đỡ em trong thời gian qua
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn - ThS Mai Thị MaiHương đã tận tình hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tậpđúng thời hạn quy định
Cuối cùng, em kính chúc các thầy cô giáo Đại học Duy Tân luôn tràn đầy sứckhỏe để tiếp tục dìu dắt thế hệ trẻ sau này
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN 8
1.1.Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần 8
1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần 8
1.1.2 Đặc điểm công ty cổ phần 8
1.2.Quy định pháp luật về đăng ký thành lập công ty cổ phần 13
1.2.1 Điều kiện để thành lập công ty cổ phần 13
1.2.2 Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần 20
1.2.3 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần 21
1.2.4 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 22
1.3.Vai trò của công ty Luật đối với hoạt động tư vấn đăng ký thành lập công ty cổ phần 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24
Chương 2 PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN QUA THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRẦN HẢI ÁNH 25
2.1 Tổng quan về Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Trần Hải Ánh, thành phố Đà Nẵng 25
2.2 Thực tiễn tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Trần Hải Ánh, thành phố Đà Nẵng 28
2.2.1 Tư vấn điều kiện thành lập công ty cổ phần 28
2.2.2 Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập công ty cổ phần 29
2.3 Đánh giá hoạt động tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Trần Hải Ánh, thành phố Đà Nẵng 31
2.3.1 Những ưu điểm 31
2.3.2 Những khó khăn, vướng mắc 31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 33
Trang 5Chương 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRẦN HẢI ÁNH
34
3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập công ty cổ phần 34
3.1.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục thành lập công ty cổ phần 34
3.1.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thủ tục thành lập công ty cổ phần
35 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn thành lập công ty cổ phần 35
3.2.1 Đối với công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh 35
3.2.2 Đối với cơ quan, tổ chức khác 36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 37
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CTCP Công ty cổ phần
2 ĐKKD Đăng ký kinh doanh
3 LDN Luật Doanh nghiệp
4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
5 T.H.A Trần Hải Ánh
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1 Dữ liệu hồ sơ các vụ việc 262.2 Thống kê hồ sơ các vụ việc 26
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những cột mốc quan trọng trong lịch sử pháp luật về doanh nghiệpcủa Việt Nam là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa X, kỳ họpthứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 Luật doanh nghiệp năm 1999 thể hiện sự hợp nhấtLuật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, hướng tới nhữngcải cách tương đối toàn diện về doanh nghiệp đánh dấu thời kì mở đầu thực hiệnchủ trương Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước cùng với việc hội nhập quốctế
Ở mức phát triển toàn diện hơn, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc Hộikhoá X kỳ họp thứ 10 thông qua đã quy định đầy đủ hơn, rõ nét hơn về các vấn đềliên quan đến việc góp vốn thành lập, kinh doanh và các hoạt động khác của doanhnghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và những quyđịnh có ý nghĩa hành lang để bảo vệ nhà đầu tư, các chủ thể tham gia kinh doanh…Những quy định mang tính ưu việt đó đã khẳng định sự ra đời của Luật Doanhnghiệp Việt Nam năm 2005 góp một phần không nhỏ vào các thành tựu chung củacông cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế Tiếp theo sau đó là sự ra đời củaLuật doanh nghiệp năm 2014 do Quốc Hội nước ta chính thức thông qua vào ngày26/11/2014 và bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/07/2015 Sự ra đời của Luật doanhnghiệp năm 2014 hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanhnghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn đang còn vướng mắc trước đó mà Luật DN năm
2005 đang gặp phải Tuy nhiên, với sự vận động cũng như phát triển không ngừngnghỉ của nền kinh tế đòi hỏi bản thân những luật này cũng phải thay đổi để đáp ứnghài hòa lợi ích giữa Nhà nước và các doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Dựa trên cơ sở đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời nhằm sửa đổi, bổ sungnhững hạn chế của các luật ban hành trước đó Tuy nhiên, do hình thức kinh tế nàyvẫn còn khá mới mẻ ở nước ta so với pháp luật về công ty cổ phần của nhiều nước,pháp luật về công ty cổ phần của Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất định,chưa hoàn toàn tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này ở ViệtNam Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của các nước phát triển trong việc xây dựnghành lang pháp lý cho công ty cổ phần hoạt động có thể coi là một công việc rất cầnthiết
Trang 9Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về tư vấn
thành lập công ty cổ phần qua thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh”
nhằm đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam về vấn đề thành lập doanh nghiệpqua đó làm rõ những điểm mới, điểm hạn chế còn tồn đọng và đề ra phương hướnghoàn thiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng
ký doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh và cởi mở cho các nhà đầu tư trong vàngoài nước hoạt động, đưa nền kinh tế đất nước đi lên
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, các hoạt động nghiên cứu và đánh giá về hoạt độngđăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn từcác học giả, có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như:
Luận văn thạc sĩ luật học “Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở ViệtNam hiện nay” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Người hướng dẫn: PGS.TSNguyễn Hoàng Anh Khoa Luật ĐHQGHN năm 2016
Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thựctrạng và phương hướng hoàn thiện” Người thực hiện: Trần Thị Tố Uyên Ngườihướng dẫn: PGS.TS Dương Đăng Huệ năm 2005 Luận văn nghiên cứu vấn đề lýluận về đăng ký kinh doanh và pháp luật về đăng ký kinh doanh
Luận văn thạc sĩ Luật học “Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp ViệtNam - thực trạng và một vài kiến nghị” Người thực hiện: Lê Thế Phúc Ngườihướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Luật - ĐHQGHN năm 2006
Luận văn thạc sĩ quản lý công “Hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh ởViệt Nam đến năm 2020” Người thực hiện Nguyễn Thị Việt Anh, Người hướngdẫn GS.TS Lars-Torsten Eriksson, TS Nguyễn Thùy Anh - Đại học kinh tế -ĐHQGHN năm 2013
Luận văn thạc sĩ luật học “Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địabàn Hà Nội.” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy Người hướng dẫn: TS.Phan ThịThanh Thủy Khoa Luật- ĐHQGHN năm 2015
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nhằm làm sáng tỏ những quy định về thành lậpdoanh nghiệp ở Việt Nam đồng thời đưa ra thực trạng hiện nay về việc đăng ký
Trang 10thành lập doanh nghiệp từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đềxuất mô hình đăng ký kinh doanh phù hợp ở Việt Nam.
Nhiệm vụ của luận văn là chỉ ra được những điểm mới về thủ tục hành chínhcủa pháp luật Việt Nam mà cụ thể là trong Luật doanh nghiệp năm 2020 trong lĩnhvực đăng ký doanh nghiệp cũng như đưa ra những vấn đề bất cập trong thực tiễn
Từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp để khắc phục góp phần nâng cao chất lượngquản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu pháp luật về đăng ký thành lậpdoanh nghiệp ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Thứ nhất, về không gian nghiên cứu: tại Việt Nam mà trọng tâm nghiên cứu
tại Thành phố Đà Nẵng về thực tiễn liên quan đến hoạt động đăng ký thành lậpdoanh nghiệp
Thứ hai, về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu lĩnh vực này qua các thời gian
sửa đổi bổ sung trong Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2014, Luậtdoanh nghiệp sửa đổi bổ sung năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020, Luật đầu tưnăm 2014, Hiến pháp năm 2013, Luật dân sự năm 2015, Luật hợp tác xã năm 2012
và các văn bản hướng dẫn thi hành
5 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:phương pháp logic, phân tích, lý giải, so sánh, tổng hợp đối chiếu, thống kê, diễngiải, quy nạp, đánh giá để nghiên cứu pháp luật về đăng ký thành lập doanhnghiệp ở Việt nam hiện nay
6 Kết cấu của chuyên đề/./
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về thành lập công ty cổ phần Chương 2: Pháp luật về đăng ký thành lập công ty cổ phần qua thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Công ty Luật TNHH Trần Hải Ánh
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY
CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần
1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần
Theo điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty cổ phần (CTCP) làdoanh nghiệp, trong đó:
“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”
Có thể nói rằng, Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chiathành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, những người nắm giữ cổ phần được gọi
là các cổ đông của công ty Số lượng cổ đông tối thiểu là ba (03), nhưng không hạnchế số lượng tối đa
Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vàocông ty
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứngkhoán khác của công ty để huy động vốn
1.1.2 Đặc điểm công ty cổ phần
Công ty cổ phần có những đặc điểm riêng, dựa vào đó để có thể phân biệt vớinhững loại hình doanh nghiệp khác Những đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phầngồm có:
Trang 12Thứ nhất, về thành viên của công ty cổ phần:
Cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông được cấpmột giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu, vì vậy cổ phiếu là một chứngthư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với phần vốn góp trong công ty
Cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu
Theo quy định, công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông và phải duy trìtrong suốt quá trình hoạt động Nếu ban đầu có 3 thành viên, sau đó 1 thành viênkhông góp đủ số vốn đã cam kết thì không được coi là thành viên công ty theo quyđịnh Luật doanh nghiệp năm 2020, cụ thể:
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợpĐiều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khácngắn hơn Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ vàđúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua
Luật doanh nghiệp năm 2020 chia cổ đông thành 3 loại chính tương ứng vớicác loại cổ phần hiện nay bao gồm:
Hai là, cổ đông phổ thông
Cổ đông phổ thông là cổ đông bắt buộc phải có của mỗi công ty cổ phần.Thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủyquyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định
Cổ đông phổ thông sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho ngườikhác, trừ trường hợp chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đôngsáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông
Ngoài ra trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng
cổ phần thì quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sẽ bị hạn chế Bởi vìtính chất đặc thù mà cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi
Trang 13Ba là, cổ đông ưu đãi
Cổ đông ưu đãi là cổ đông sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định trong quátrình quản lý hoạt động của công ty cổ phần tương ứng với loại cổ phần ưu đãi màmình nắm giữ
Tương ứng với các loại cổ phần ưu đãi có các loại cổ đông ưu đãi như sau:+ Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có
số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông Số phiếu biểu quyết củamột cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định
+ Cổ đông ưu đãi cổ tức: Là cổ đông sở hữu cổ phần được trả cổ tức với mứccao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm Cổphần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hộiđồng cổ đông
+ Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Là cổ đông sở hữu cổ phần được công ty hoàn lạivốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổphiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
Thứ hai, đặc điểm về vốn điều lệ của công ty cổ phần:
Căn cứ tại điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về vốn điều lệ củacông ty cổ phần như sau:
“Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán.Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnhgiá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty;
Trong Công ty cổ phần, vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhaugọi là cổ phần Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần được phản ánhtrong cổ phiếu Mỗi cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông cóthể mua nhiều cổ phần
Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định vốn điều lệ có giá trị là baonhiêu nhưng Luật Chứng khoán năm 2019 quy định mệnh giá cổ phiếu chào bán racông chúng là mười nghìn đồng Việt Nam Điều đó dẫn tới hệ quả là thực tế thì cácCông ty cổ phần sẽ được đảm bảo hơn tính thanh khoản khi mà đã xác định đượcmệnh giá cổ phần theo Luật chứng khoán
Trang 14Thứ ba, cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn đã góp và được
tự do chuyển nhượng cổ phần:
Các cổ đông của công ty (gọi là người góp vốn) chỉ có trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã gópvào doanh nghiệp Như vậy cổ đông đã góp số tiền X vào công ty thì phải chỉ chịutrách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số tiền X đó thôi,không phải chịu trách nhiệm vô hạn như trong doanh nghiệp tư nhân hay thành viêntrong công ty hợp danh
Ở trong công ty cổ phần, các cổ đông sẽ có quyền tự do chuyển nhượng số cổphần mình sở hữu cho các các nhân tổ chức khác trừ trường hợp sau:
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần củamình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông củamình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hộiđồng cổ đông
- Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về hạn chế quyền chuyển nhượng
cổ phần Trường hợp này, các quy định đó chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổphiếu của cổ phần tương ứng
Thứ tư, về huy động vốn trong công ty cổ phần
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì về khả năng huy động vốn củaCông ty cổ phần sẽ có phần vượt trội hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác,chẳng hạn như:
Đối với Doanh nghiệp tư nhân thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệpnày hầu như là không có Doanh nghiệp tư nhân chỉ được huy động vốn thông quachủ doanh nghiệp mà không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cho nên
sẽ không có khả năng huy động thông qua các kênh trái phiếu như là loại hình Công
ty cổ phần
Đối với công ty TNHH chỉ có thể huy động vốn từ chủ sở hữu công ty hoặcbằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân, tổ chức khác, nếu muốn chuyểnnhượng một phần vốn góp thì buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Từ đó có thể thấy rằng công ty cổ phần luôn linh hoạt trong hình thức huyđộng vốn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác Bởi vì, công ty cổ phần là
Trang 15loại hình duy nhất được phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra côngchúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán, không giới hạn số lượng cổ đông gópvốn nên có thể tăng giảm số lượng cổ đông theo nhu cầu.
Một số hình thức huy động vốn của công ty cổ phần như: Chào bán cổ phầncho cổ đông hiện hữu; Chào bán cổ phần ra công chúng; Chào bán cổ phần riêng lẻ;Phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp sẽ được huy động vốn thông qua các hình thức sau:
Thứ nhất, huy động vốn của công ty cổ phần thông qua chào bán cổ phần để
tăng vốn điều lệ
Theo khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ cho phépcông ty cổ phần phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty Cóthể hiểu rằng đây là hình thức chào bán cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ của công tythông qua việc tăng thêm số lượng cổ phần Chào bán cổ phần được thực hiện mộttrong các hình thức sau đây:
+ Công ty phải thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành;
+ Công ty phải thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếptrước đó
Như vậy, trái phiếu được hiểu là giấy ghi nợ quy định nghĩa vụ của công typhát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay)một khoản tiền xác định
Thứ ba, chuyển nhượng vốn góp của công ty cổ phần
Một trong những ưu điểm nổi bật của CTCP là mặc dù cổ đông “Không đượcrút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được
Trang 16công ty hoặc người khác mua lại cổ phần (khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệpnăm 2020) nhưng “được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3Điều 120 của Luật doanh nghiệp năm 2020” (khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệpnăm 2020)
Một đặc trưng nữa của cổ phần phổ thông là quyền tự do chuyển nhượngngười sở hữu nó Khi không còn nhu cầu đầu tư vào công ty thì các cổ đông phổthông được quyền chuyển quyền sở hữu của mình đối với công ty cho người khácthông qua việc chuyển quyền sở hữu cổ phần Các điều kiện về chào bán, chuyểnnhượng loại cổ phần này có thể do Điều lệ công ty
Theo đó cổ đông trong công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phầncủa mình trừ trường hợp sau:
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, cô đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mìnhcho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mìnhcho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng
cổ đông Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyềnbiểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó quy định hoặc không quy định
Thứ tư, huy động vốn thông qua các nguồn khác
Bên cạnh những hình thức huy động vốn được nêu ở trên, công ty cổ phần cóthể huy động vốn thông qua nguồn vay nợ từ tổ chức tín dụng, ngân hàng, các quỹđầu tư hoặc tiến hành liên doanh liên kết trong và ngoài nước
1.2 Quy định pháp luật về đăng ký thành lập công ty cổ phần
1.2.1 Điều kiện để thành lập công ty cổ phần
1.2.1.1 Điều kiện về chủ thể
Theo pháp luật Việt Nam quy định, các tổ chức, cá nhân đều có quyền thamgia kinh doanh, nhưng nếu muốn tham gia đăng ký kinh doanh thì phải đáp ứngđược một số điều kiện nhất định
Ngoài các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì tất cả mọi tổ chức hay cá nhân đều cóquyền được thành lập doanh nghiệp Các trường hợp sau đây sẽ không được phépthành lập doanh nghiệp nói chung hay công ty cổ phần nói riêng: Các cán bộ vàlãnh đạo ở trong các cơ quan của nhà nước và vị trí thuộc quân đội nhân dân Việt
Trang 17Nam, các cá nhân chưa thành niên hoặc bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự và các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không có thẩm quyền thànhlập doanh nghiệp, những cá nhân hay đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, chấp hành hình phạt tù hoặc quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắtbuộc, cơ sở giáo dục bắt buộc cũng không được quyền thành lập doanh nghiệp Nhưvậy, ngoài các đối tượng được nêu trên, thì tất cả các chủ thể còn lại hoàn toàn cóquyền thành lập và quản lý doanh nghiệp một cách hợp pháp
Cá nhân có thể đăng ký kinh doanh hiện nay là:
Với chủ thể là cá nhân muốn thành lập công ty cổ phần:
- Căn cứ điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 có thể hiểu mọi cá nhân bất kể
là người Việt Nam hay là nước ngoài đều không phân biệt nơi cư trú, nếu khôngthuộc trường hợp bị cấm tại khoản 2 điều 17 thì hoàn toàn có quyền được thành lậpdoanh nghiệp
- Trường hợp bị hạn chế đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinhdoanh hoặc là công ty Hợp danh như sau: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lậpduy nhất một doanh nghiệp tư nhân hoặc đư thành lập duy nhất một hộ kinh doanhhoặc trở thành thành viên hợp danh của một duy nhất một công ty hợp danh (trừtrường hợp các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó có thỏathuận và quy định khác)
- Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp ở ViệtNam thì cần phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tưthành lập công ty
Với chủ thể là tổ chức muốn thành lập công ty cổ phần:
- Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020, mọi tổ chức đều có quyềnthành lập quản lý doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước hay doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sẽ không phân biệt nơi đăng ký địachỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luậtdoanh nghiệp năm 2020 thì có quyền thành lập hoặc tham gia góp vốn doanh nghiệptại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020
- Đối với tổ chức nước ngoài mở công ty ở Việt Nam phải tiến hành thủ tụcđăng ký đầu tư Sau đó, công ty do tổ chức nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư
Trang 18- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam màmuốn mở thêm công ty mới thì cần phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp công ty đang có dự định thành lập do doanh nghiệp có trên49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thànhlập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tưtheo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty Khi đó, công ty mớithành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luậtđầu tư
b) Trường hợp công ty đang có dự định thành lập do doanh nghiệp cókhông quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nướcngoài thành lập, hoặc tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp được thựchiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và không phải thực hiện theoquy định của pháp luật đầu tư Trường hợp này dự dán đầu tư áp dụng theo quyđịnh tương tự đối với dự án
Vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ về các điều kiện và chủ thểkhi thành lập doanh nghiệp, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễdàng thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp Tiếp tục thể hiệnnguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh Nếu như ở Luật doanhnghiệp năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 2014 người bị truy cứu trách nhiệmhình sự bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đến Luật doanh nghiệp năm 2020 đã có
sự thay đổi vượt bậc khi chỉ cấm người đang chấp hành hình phạt tù hay bị Tòa áncấm hành nghề kinh doanh, từ đó cho thấy quy định của Luật đã có sự thông thoánghơn cho các chủ thể thành lập doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam luôn thừa nhậnquyền tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của các cá nhân hay tổ chức thôngqua việc áp dụng cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp Tuy nhiên, phải theokhuôn khổ của luật định, pháp luật quy định một số trường hợp sẽ không đượcquyền thành lập, quản lý doanh nghiệp hay góp vốn vào doanh nghiệp điều này phùhợp với hoàn cảnh, điều kiện của nước ta, đồng thời thể hiện sự minh bạch cũngnhư bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cácnhà đầu tư
1.2.1.2 Điều kiện về vốn
Trang 19Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ
để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.Vốn có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc các tài sản khác được quy định tạiđiều 32 Luật doanh nghiệp năm 2020 Việc quy định về vốn pháp định là giúpdoanh nghiệp sau khi ra đời có thể hoạt động được đồng thời là cơ sở đảm bảo cáckhoản vay vốn ngân hàng và các khoản thanh toán với các chủ nợ khác
Theo quy định tại điều 112 quy định về vốn điều lệ của công ty cổ phần làtổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng kýthành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua vàđược ghi trong Điều lệ công ty Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần
là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huyđộng vốn Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng
ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn,bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua
Như vậy, Luật doanh nghiệp 2020 không có quy định giới hạn về mức vốnđiều lệ tối thiểu hay mức vốn điều lệ tối đa, nhưng một số ngành, nghề đặc thù khácvẫn phải đăng ký mức vốn điều lệ ở mức nhất định mới đủ điều kiện kinh doanhtheo luật định Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp luôn quan trọng vì nó là một phầnthể hiện sự uy tín, trách nhiệm của các thành viên góp vốn đối với khách hàng, đốitác Nếu vốn điều lệ quá thấp, doanh nghiệp sẽ khó tạo được niềm tin cho kháchhàng, đối tác Ngược lại, nếu vốn điều lệ ở mức quá cao thì doanh nghiệp sẽ dễdàng tạo dựng sự tin tưởng của mình đối với khách hàng, đối tác nhưng trách nhiệm
và rủi ro của các thành viên góp vốn cũng sẽ cao hơn
1.2.1.3 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Việc thành lập doanh nghiệp mọi tổ chức, cá nhân không chỉ đáp ứng về mặtchủ thể, vốn mà còn phải thỏa mãn về điều kiện ngành, nghề kinh doanh Luậtdoanh nghiệp năm 2020 cho phép doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động trong mộthoặc một số ngành, nghề kinh doanh cụ thể nào đó Điều này thể hiện nguyên tắctôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh cũng như quyền tự quyết của cácdoanh nghiệp về lựa chọn ngành, nghề kinh doanh phù hợp theo quy định của phápluật
Trang 20Theo quy định tại khoản 1 điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định vềquyền của doanh nghiệp: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.” Cùng với đó khoản 1,2,3 Điều 8 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định vềnghĩa vụ của doanh nghiệp:
+ Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhàđầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đótrong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thayđổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt độngcủa doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này
+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kêkhai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sungcác thông tin đó
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định cho phép các doanh nghiệp được tự dolựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm Tuy nhiên, trong thờihạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải
có nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh Còn đối với những ngành, nghề kinhdoanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật vàduy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Ví dụ:
ST
Mã ngành
01 Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng
Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến 466302
Mọi cá nhân, tổ chức được phép lựa chọn các ngành, nghề kinh doanh màpháp luật không cấm, điều đó thể hiện quyền lợi của doanh nghiệp trong việc tự dochọn lựa ngành, nghề kinh doanh Nhưng trong quá trình thành lập doanh nghiệp thìcần phải lựa chọn kĩ và cần đăng ký đúng những ngành nghề phản ánh hoạt độngcủa doanh nghiệp Và những lựa chọn đó cần phải phù hợp với pháp luật về quản lýngành, nghề kinh doanh được công bố trong từng thời kì cụ thể
Trang 21Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định sẽ được hướng dẫn cụthể qua các văn bản pháp luật, pháp lệnh hay nghị về ngành nghề kinh doanh, vềmức vốn pháp định, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp địnhngay cả khi đăng ký bổ sung hay là thay đổi ngành nghề Pháp luật cũng quy định rõnhững người thành lập và quản lý trong từng loại hình doanh nghiệp phải liên đớichịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của vốn được xác định khi thành lậpdoanh nghiệp và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Vấn đề về điều kiện ngành nghề kinh doanh nên chú ý chia ra làm 2 loại:Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Căn cứ tại Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 thì ngành nghề có điều kiện là ngành,nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đápứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạođức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
Hiện nay ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kể cả đối với Nhà đầu tư nướcngoài) luôn được đăng tải mỗi ngày trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệpquốc gia, hướng dẫn cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành, nghề vàquy định trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng.Các doanh nghiệp phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinhdoanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉhành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.Giấy phép kinh doanh
Sau khi được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì các chủ thể sẽđược quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Nếu vi phạm, chủ thể sẽ bịthu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị xử lý bằng các hình thứcpháp lý khác nhau theo quy định của pháp luật Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp là phương tiện bảo vệ chủ thể kinh doanh khỏi sự xâm phạm trái pháp luậtcủa tổ chức, cá nhân vào hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình Như vậy, qua
đó để thấy rằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không chỉ là thủ tục mà còn
là một biện pháp hữu hiện để bảo vệ doanh nghiệp trên thương trường
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền củaViệt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có
đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định
Trang 22Ngoài các điều kiện vừa nêu ra còn có thể có một số yêu cầu khác như văn bảnxác nhận, phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấpgiấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinhdoanh… Xử lý các hành vi không thực hiện Đăng ký kinh doanh ngành nghề cóđiều kiện
Điều kiện về tên doanh nghiệp
Hiện nay, một quốc gia ở trên thế giới vẫn có quy định điều kiện về tên củadoanh nghiệp trong luật như một phần trong các văn bản đó (Việt Nam, Thái Lan,Trung Quốc) Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể và chi tiết về tên doanh nghiệptuy nhiên vấn đề bảo lưu tên gọi lại đang được bỏ ngỏ chưa được quy định trongLuật Doanh nghiệp năm 2020 của nước ta, và việc tranh chấp về tên gọi, việc chứngnhận tên đã đăng kí coi đó như là một thứ tài sản vô hình của doanh nghiệp cũngchưa được chú trọng đúng mức như pháp luật của nhiều nước
Căn cứ quy định tại điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tên Doanhnghiệp phải được viết bằng Tiếng Việt, có thể kèm theo chứ số và ký hiệu, phải phát
âm được và có ít nhất hai thành tố sau:
+ Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công tyCP”;
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếngViệt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
Có một số lưu ý khi đặt tên cho công ty cổ phần:
Thứ nhất, trước khi đăng ký tên công ty, nên chuẩn bị tham khảo tên của cácdoanh nghiệp đã đăng ký trên các website chính thống trên trang Cơ sở dữ liệu quốcgia về đăng ký doanh nghiệp để tìm hiểu đăng ký để tránh trùng với một số điềucấm đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp Phòng Đăng ký kinh doanh cóquyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của Pháp luật vàquyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng
Thứ hai, không được đặt tên công ty (cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài), tênviết tắt của công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên, tên viết tắt của doanh nghiệpkhác; trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa
án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản Một số trường hợp bị coi là có tên gây nhầm