6 a.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản...7b.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam...3II.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đ
Trang 1MẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHXH&NV
BÀI TIỂU LUẬN Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề tài 1: Vai trò của Nguyễn Aí Quốc trong việc thành lập Đảng và cương lĩnh đúng đắn đầu tiên của Đảng Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong tham gia công tác xây dựng đảng hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Mậu Minh Lớp: HIS362 SG
Sinh viên thực hiện:
1 Trần Thị Mỹ Kiều 6764
2 Lê Thị Cẩm Tú 3414
3 Phạm Thị Thúy Vân 1437
4 Nguyễn Thị Hiền Vy 9025
5 Đỗ Thị Thúy Vy 0350
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:
I.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng 1
1.Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2
a.Hoàn cảnh quốc tế 3
b.Tình hình trong nước 4
c.Yêu cầu,nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam 5
2.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 6
a.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản 7
b.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3
II.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 4
1.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc 5
2.Nội dung cương lĩnh 6
I.Ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh đầu tiên của Đảng 1
II.Trách nhiệm của sinh viên trong tham gia công tác xây dựng đảng hiện nay 4
KẾT LUẬN 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta Đảng ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu Chấm dứt sự khủng hoảng
về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là
sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam
Những thành công mà Đảng ta đã đạt được ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Chính Người đã chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và truyền bá khuynh hướng vô sản cho tầng lớp thanh niên yêu nước Việt Nam Và cũng chính Người đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản để thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam như hôm nay
Trang 4I Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng
1 Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
a Hoàn cảnh quốc tế:
– Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt Những cuộc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa – Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản vào tháng 03/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
– Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới, thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc
b Tình hình trong nước:
– Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi, cụ thể:
+ Kinh tế: Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồng điền, ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý, xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa
+ Chính trị: Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người dân, mọi quyền tự do bị cấm Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng
+ Văn hóa: Thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên Thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung tính, duy trì các hủ tục lạc hậu
– Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp câm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng
+ Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương
đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình
Trang 5Phùng lãnh đạo (1896); phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị tất bại… Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước
c Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam.
Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải
có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Trước yêu cầu lịch sử đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện Với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, với thiên tài trí tuệ, sự nhạy bén về chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường giải phóng dân tộc triệt để nhất - con đường cách mạng vô sản, theo Cách mạng Tháng Mười Nga Từ đó, Người đã nỗ lực xúc tiến vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Với việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở ba Kỳ: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước của các phong trào yêu nước Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến những năm 20 của thế
kỷ XX “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch
sử cách mạng Việt Nam ta Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo cách mạng”
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, từng bước đi lên, làm nên những kỳ tích, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
2 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
a.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Trong bối cảnh lịch sử đất nước đang bị thực dân Pháp kìm kẹp, các phong trào yêu nước đều thất bại thì Nguyễn Ái Quốc đã sớm tiếp thu những tư tưởng tiến
bộ của nhân loại về "tự do, bình đẳng, bác ái", với tầm nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo đã sớm hình thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào ở Người Đồng thời, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người Người đã nhận thấy sự cần thiết của một Đảng lãnh đạo và chỉ có kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và
Trang 6phong trào yêu nước thì mới có thể xây dựng được một Đảng cách mạng chân chính, đảm bảo cách mạng phát triển đúng hướng và đi đến thắng lợi
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng
*Về chính trị: Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước
Người đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung qua những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
*Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào
Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước Nội dung truyền
bá là những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được cụ thể hoá cho phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã hội
*Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời
của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ từ các lớp huấn luyện do Người tiến hàng ở Quảng Châu để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí, từ đó giúp chõ những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời
Đồng thời, trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng Chủ nghĩa Mác được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến phong trào công nhân
và giác ngộ họ Thông qua phong trào "vô sản hoá", lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phong trào công nhân
và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm, mặc dù chưa nhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản về yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, nhưng do sự nhạy bén về chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Thứ tư, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược Trong bối cảnh lúc bấy giờ, sự thống nhất đường lối chính trị cấp thiết hơn bao giờ hết Hội nghị hợp nhất đã thống nhất thông qua Chán cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đặc biệt, nội dung của
Trang 7Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là do đồng chí Nguyễn Ái quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
b Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1 Hoàn cảnh:
- Các phong trào đấu tranh trong nước như: phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào bãi khóa của học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ, tạo một làn sóng đấu tranh cách mạng khắp nơi
- Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau
=> Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu bức thiết là có 1 Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đã diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc) từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930
2 Nội dung:
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, với sự tham gia của các đại diện từ ba tổ chức cộng sản là Cộng sản Việt Nam, Việt Nam Cách mạng Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng Mục tiêu của hội nghị là hợp nhất ba tổ chức thành một đảng duy nhất và xác định chiến lược cách mạng cho Đảng Tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với tên gọi chính thức là Đảng Cộng sản Việt Nam Điều này tạo ra một sự đoàn kết mạnh mẽ và tăng cường sức mạnh cho phong trào cách mạng ở Việt Nam Các văn kiện được thông qua tại hội nghị bao gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt Những văn kiện này do Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) khởi thảo và được đại diện từ ba tổ chức cộng sản thông qua Chính cương, Sách lược và Điều lệ tóm tắt trở thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, định hướng cho hoạt động cách mạng của Đảng trong những năm tiếp theo Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam Từ đó, Đảng đã trở thành tổ chức lãnh đạo cách mạng của dân tộc, và Chính cương, Sách lược và Điều lệ tóm tắt đã trở thành những tài liệu quan trọng hướng dẫn cho hoạt động của Đảng Nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được tóm gọn trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt Dưới đây là những nội dung chính của hội nghị:
- Mục tiêu và tầm nhìn: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx - Lenin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận, nhằm giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giành độc lập, tự do, và hạnh phúc cho dân tộc Đảng đồng thời tuyên bố lãnh đạo Nhà nước và xã hội
- Tổ chức và quản lý: Đảng sẽ tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, với
sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ đảm nhận nhiệm vụ quản lý chung và lãnh đạo cấp cao của Đảng
Trang 8- Nhiệm vụ chính trị: Đảng đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ thực dân, xây dựng chế độ Cộng sản và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa Đảng cam kết đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ
- Chiến lược cách mạng: Đảng quyết định chọn con đường cách mạng vũ trang
để đánh đổ chế độ thực dân và giành độc lập cho dân tộc Đồng thời, Đảng thúc đẩy sự đoàn kết của tất cả các tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Quan hệ quốc tế: Đảng tuyên bố quan tâm và ủng hộ những phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng trên thế giới Đảng mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác và đoàn kết với các đồng chí quốc tế có cùng mục tiêu
3 Ý nghĩa:
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) có ý nghĩa vô cùng quan trọng và lịch sử Dưới đây là những ý nghĩa chính của hội nghị này:
- Thống nhất các tổ chức cộng sản: Hội nghị đã hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam Điều này tạo ra
sự thống nhất, sáng suốt và tập trung trong phong trào cách mạng tại Việt Nam, đồng thời tạo nên một sức mạnh lớn để đấu tranh giành độc lập, tự do và chủ quyền cho dân tộc
- Xác lập cương lĩnh chính trị đầu tiên: Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt, đóng vai trò là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Đây là cơ sở lý luận, chiến lược và phương pháp hoạt động của Đảng trong quá trình đấu tranh cách mạng và lãnh đạo xã hội
- Khởi đầu cho cuộc cách mạng Việt Nam: Hội nghị đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng Việt Nam, định hình mục tiêu giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Nó khẳng định sự quyết tâm và sẵn sàng của Đảng trong việc đánh đổ chế độ thực dân, xây dựng chế độ Cộng sản và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ
- Thiết lập động lực và tổ chức lãnh đạo: Hội nghị đã gắn kết các cán bộ cách mạng và đồng chí trong Đảng thành một đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ Nó xác định cấu trúc tổ chức của Đảng, từ Ban Chấp hành Trung ương đến Bộ Chính trị
và Ban Bí thư Điều này đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong việc lãnh đạo cách mạng và xây dựng quốc gia
II.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam
Thống nhất về tên Đảng là một vấn đề quan trọng song cũng chưa quan trọng bằng việc thống nhất về đường lối chính trị của Đảng Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, sự thống nhất về đường lối chính trị cấp thiết hơn
sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức Hội nghị hợp nhất đã thống nhất thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắt
Trang 9tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đặc biệt, nội dung của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên đã bao quát được những vấn đề chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam Cương lĩnh xác định: phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Nhiệm vụ cơ bản của tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến, tập trung đánh đế quốc và Việt gian tay sai, giải phóng dân tộc Về lực lượng cách mạng, trên cơ sở lấy giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc Về phương pháp cách mạng đó là sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để lật đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ cộng hòa Về mối quan hệ với cách mạng thế giới, Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Về vai trò của Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này
Nếu như Quốc tế Cộng sản đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, coi giai cấp tư sản và phong kiến nói chung đều là cừu địch của cách mạng, Đảng phải là đảng chung của 3 nước Đông Dương, tên Đảng phải là Đảng Cộng sản Đông Dương Thì Nguyễn Ái Quốc lại cho rằng, ở Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, cách mạng chỉ chủ trương đánh đổ bọn tư sản và phong kiến tay sai phản động, còn lại phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp” , ngay cả đối phú nông,( trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì cũng phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Đối với vấn đề tên Đảng, Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, vẫn giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia song chỉ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Những sự khác biệt trên đây giữa Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Song điều đặc biệt ở chỗ những tư tưởng của Người luôn là nhất quán trước, trong và sau Hội nghị hợp nhất, chứ không phải
là do Nguyễn Ái Quốc vì chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản mà có
sự khác biệt trên Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Quốc tế Cộng sản, Người không chỉ nắm rõ đường lối của Quốc tế Cộng sản mà còn hiểu rất rõ những
Trang 10khó khăn gặp phải khi những quyết định của mình khác biệt với đường lối của Quốc tế Cộng sản Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc vẫn chủ trương như vậy, bởi lẽ Người hiểu rằng những nội dung trên đều là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc thành bại của cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc chấp nhận sự phê phán thậm chí là kỷ luật của cấp trên, bởi đối với Người “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đó là tất cả những gì tôi biết, đó là tất cả những gì tôi hiểu” Sau Hội nghị hợp nhất, “do sự hạn chế về nhận thức lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, nên trong một số văn kiện của Đảng đã có những ý kiến nhận xét không đúng về tư tưởng và hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc Thực tế lịch sử sau này đã cho thấy, những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, những ý kiến phê phán Nguyễn Ái Quốc lúc ấy là sai lầm’
Như vậy có thể thấy rằng, vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1 đến 7/2/1930) là hết sức to lớn Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được rất nhiều những thành công to lớn Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tổng Phú Trọng đã khẳng định “Chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay” Chứng kiến sự phát triển của đất nước, chúng ta lại càng thấy được vai trò to lớn của Đảng, tầm quan trọng của sự kiện Đảng ra đời và công lao to lớn của của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tại Hội nghị hợp nhất này
2 Nội dung Cương lĩnh
-Hội nghị đã thông qua 7 văn bản, văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Năm điểm lớn Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Báo cáo tóm tắt Hội nghị, Lời kêu gọi; trong đó Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng (từ đây gọi tắt là Cương lĩnh)
Sau đây là phân tích khái quát nội dung cơ bản của Cương lĩnh
*Về mục tiêu: Cương lĩnh xác định mục tiêu hoạt động của Đảng là “làm cho
thực hiện xã hội cộng sản” Đây là mục tiêu hoàn toàn mới tính đến thời điểm
đó Trước đó, các phong trào cứu nước theo tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản đều bị thất bại Bế tắc vẫn hoàn bế tắc Thực tế lịch sử hiện đại Việt Nam cho thấy: anh dũng thì có, vang dội khắp nước, lúc âm ỉ, lúc như sóng dềnh biển
cả, máu đào của các bậc tiên liệt đổ xuống, nhưng độc lập, tự do vẫn không có kết quả Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử; nó là một thực thể hiện hữu hợp quy luật tiến hóa của lịch sử Việt Nam cuối những năm
20 đầu những năm 30 thế kỷ XX - khi các con đường cứu nước trước đó đi vào ngõ cụt