1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án nhóm tranh tài giải pháp đè tài thiết kế và xây dựng dự án forest space restaurant

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Xây Dựng Dự Án Forest Space Restaurant
Người hướng dẫn Phạm Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tranh Tài Giải Pháp
Thể loại Đồ Án Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

*Quan điểm trước chủ nghĩa Mác về ý thức.Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất.Các n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN -

-ĐỒ ÁN NHÓM

MÔN HỌC: TRANH TÀI GIẢI PHÁP

ĐÈ TÀI: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN FOREST SPACE RESTAURANT

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu ThủyLớp: HOS 491 E

Nhóm 2

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2024

Trang 2

Phần I Quan điểm về ý thức

*Quan điểm trước chủ nghĩa Mác về ý thức.

Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất.

Các nhà duy vật trước Mác đã đấu tranh phê phán lại quan điểm trên của chủ nghĩa duy tâm, không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, đã chỉ ra

mối liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức, thừa nhận vật chất có trước ý thức, ý thức phụ thuộc vào vật chất.

* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức là hoạt động tin thần, diễn ra trong bộ não con người, trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan, hình thành trong quá trình lao động và định hình thể hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ.

Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:

Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, song có hai yếu tố căn bản nhất là: bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới

khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người Vì vậy, nếu bộ óc càng hoàn

Trang 3

thiện, ý thức của con người càng sâu sắc; ngược lại, nếu bộ óc bị tổn thương thì ý thức con người sẽ không hoàn chỉnh, thậm chí rối loạn.

+ Sự hình thành ý thức còn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, tạo ra hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.

- Nguồn gốc xã hội của ý thức:Nguồn gốc xã hội là điều kiện quyết định cho sự ra đời ý thức, nó bao gồm

hai yếu tố chủ yếu là lao động và ngôn ngữ.

+ Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm cải tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình Có thể

nói, ý thức hình thành chủ yếu là do hoạt động của con người trong việc cải tạo thế giới khách quan.

+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức, nó là cái vỏ vật chất của tư duy; không có ngôn ngữ, ý thức không

thể tồn tại và thể hiện Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

*Bản chất của ý thức:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh

Trang 4

chủ quan của thế giới khách quan Để hiểu bản chất của ý thức, trước hết, chúng ta thừa nhận cả vật chất và ý thức nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh Thứ hai, khi nói cái

phản ánh - tức ý thức - là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, thì đó không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật ý thức là

của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo Thứ ba, Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái đã

có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra

những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao.

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Ý thức là một hiện tượng xã hội Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con

người quy định Ý thức mang bản chất xã hội.

Vai trò của ý thức:

Phản ánh: Ý thức phản ánh thế giới khách quan một cách trung thực, khách quan,

nhưng không phải là sự sao chép thụ động mà là sự phản ánh chủ quan, sáng tạo.

Cải tạo: Ý thức có tác động ngược lại thế giới khách quan, thông qua hoạt động thực

tiễn của con người.

Trang 5

Hướng dẫn: Ý thức là kim chỉ nam cho hành động của con người, giúp con người xác

định mục đích, phương hướng và cách thức hoạt động.

Giải phóng: Ý thức giúp con người nhận thức được bản thân và xã hội, từ đó đấu tranh

để giải phóng bản thân khỏi ách áp bức, bóc lột.

Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất:

Vật chất quyết định ý thức: Vật chất là cái gốc, là cơ sở quyết định ý thức Ý thức là

sự phản ánh của vật chất, do vật chất sinh ra và chịu sự chi phối của vật chất.

Ý thức có tác động ngược lại vật chất: Ý thức có thể tác động ngược lại vật chất thông

qua hoạt động thực tiễn của con người * Vai trò của ý thức đối với vật chất

Có thể nói, dù vật chất quyết định ý thức, song mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau Vậy nên, ý thức

cũng có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại đối với vật chất.Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Sở dĩ như vậy, vì bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi gì được hiện thực

Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý

thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó thôi thúc và trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, giúp con người xác định mục tiêu, đề ra

Trang 6

phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu của mình.

- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.

+ Nếu con người có nhận thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực từ đó hành động phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ thúc đẩy điều

kiện vật chất phát triển.

+ Nếu con người nhận thức sai lầm, hành động đi ngược lại với quy luật

Ý nghĩa của việc khẳng định vai trò của ý thức:

 Giúp con người hiểu được bản chất của ý thức, từ đó có ý thức sử dụng ý thức một cách

Trang 7

 Ý thức có thể tác động ngược lại vật chất nhưng không phải là yếu tố quyết định.

Ví dụ:

Ý thức của người nông dân về cách thức trồng trọt, chăn nuôi: Đây là sự phản ánh

của thế giới khách quan (tự nhiên, đất đai, ) vào bộ não con người Ý thức này giúp người nông dân có thể tác động ngược lại thế giới khách quan, cải tạo tự nhiên để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ý thức về luật pháp: Ý thức này giúp con người tuân thủ luật pháp, góp phần xây dựng

xã hội trật tự, văn minh.

Kết luận:

Triết học Mác - Lênin khẳng định vai trò quan trọng của ý thức trong đời sống xã hội Ý thức giúp con người hiểu được bản thân và xã hội, từ đó có ý thức cải tạo thế giới và bản thân, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phần II.

2.1 Khái niệm tri thức và kết cấu của nó: a) Khái niệm tri thức:

- Tri thức là sản phẩm của hoạt động trí tuệ của con người Vì vậy là sản phẩm quý báu nhất của con người Điểm khác biệt lớn nhất giữa người

và động vật là ở chỗ con người có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, hình thành tri thức Có thể nói kể từ khi loài người xuất hiện trên Trái ĐẤT LÀ BẮT ĐẦU CÓ TRI THỨC VÀ CÙNG VỚI SỰ TIẾN HOÁ CỦA LOÀI NGƯỜI, tri thức được tích luỹ, phát triển và nhân lên mãi

Trang 8

mãi Lịch sử văn minh của loài người chính là do tri thức đan bện mà thành Nhờ có quá trình lĩnh hội,

tích luỹ, sử dụng và truyền thụ tri thức đã làm cho con người vượt lên trên muôn loài, đứng ở đỉnh cao của bậc thang tiến hoá Nhà triết học nổi tiếng Anh Kark Popper đã nói: “Giả dụ nhân loại bị mét tai nạn khủng khiếp nào đó, toàn bộ hệ thống kĩ thuật của hình thái vật chất đều bị tiêu huỷ sạch, chỉ

còn lại hệ thống tri thức của hình thái tinh thần như thư viện chẳng hạn với khả năng học tập của con người, thì sau một quá trình phấn đấu gian khổ, con người lại vẫn có thể tái tạo văn minh, tiếp tục tiến lên ở một trình độ khá cao” Qua đây ta có thể thấy rõ vai trò của tri thức trong lịch sử văn minh, trithức là tài sản quý báu nhất của loài người và sách vở là bậc thang của sự tiến bộ loài người.

- Thời kỳ nguyên thuỷ, tri thức được tích luỹ rất ít, một số ít thông tin được ứng dụng vào sản xuất, yếu tố sản xuất chỉ là đất đai và sức lao động.Dần dần, kỹ thuật phát triển, tri thức được tích luỹ tương đối nhiều, một lượng trung bình thông tin được ứng dụng vào sản xuất, tri thức được dung nhưng vẫn còn tương đối ít, được dùng gián tiếp vảo sản xuất, kỹ thuật Và đến thời kỳ bùng nổ thông tin các phát minh sáng chế, cách mạng khoa học kỹ thuật, một lượng siêu lớn thông tin được ứng dụng trực tiếp vào sản

xuất, khoa học và kĩ thuật là sức sản xuất hàng đầu Do vậy, tri thức là nhận thức và kinh nghiệm mà loài người thu được trong quá trình cải tạo thế giới.

2.2Vai Trò Của Tri Thức Trong Nền Kinh Tế Hiện Nay

Trang 9

Tri thức đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế ngày nay Nó tạo nên cơ sở của nền kinh tế tri thức, nơi sản xuất hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc nặng nề vào các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tri thức Tri thức được coi là nguồn sản xuất chính trong nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển của tài sản vật chất và nâng cao giá trị vô hình Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của tri thức trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng.

Tri thức cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bằng cách tạo nên cơ sở của một nền kinh tế dựa trên tri thức Ý thức tăng lên rằng vốn dựa trên tri thức (KBC) là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong thị trường toàn cầu ngày nay Giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế bằng cách cung cấp cho cá nhân những kỹ năng bổ sung và cơ hội tiếp cận mở rộng Hơn nữa, một nền kinh tế dựa trên tri thức dựa vào vai trò quan trọng của tài sản vô hình trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế hiện đại Công nghệ được coi là nguyên nhân chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, và mạng lưới tri thức có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển kinh tế và sự cạnh tranh cấp vùng Tổng cộng, tri thức góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và thúc đẩy sự đổi mới, tạo nên nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững.

2.3) Vai trò của tri thức với hoạt động xã hội:

a) Tri thức và triển vọng ra đời một xã hội mới: xã hội giàu có - công bằng - văn minh - dân chủ:

- Thứ nhất, đem lại sự giàu có với mức sống đầy đủ cho mọi người.

Trang 10

Tri thức đem lại cho đất nước khả năng giải quyết các vấn đề về xã hội, đảm bảo sự phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, hạn chế và kiểm soát được tỉ lệ tăng dân số Nhờ đó, giải quyết cơ bản vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống Mặt khác nhà nước có đủ khả năng cung cấp cho mọi người chỗ ở cơ bản, nhà riêng hoặc chung cư, tạo điều kiện và có thể chế đảm bảo cho mọi người được tiếp cận với các tiện nghi chăm sóc sức khoẻ ban đầu và đảm bảo các nhu cầu thiết yếu Trẻ em đến tuổi đều được đi học, có chỗ vui chơi, giải trí để mơ ước, sáng tạo.

- Thứ hai, biến đổi cơ cấu xã hội, dân cư đòi hỏi sự phân phối công

bằng về kinh tế Căn cứ vào hiện tượng nhiều nhà máy có trình độ tự động hóa cao, công nhân lao động giản đơn hầu như không còn chỗ đứng, thay vào đó là những công nhân “cổ trắng” có người nghĩ rằng tri thức sẽ thay thế công nhân và trở thành một giai cấp đặc biệt trong xã hội hiện đại, như điều dự báo trong bài báo: “Chủ nghĩa tư bản trong thời đại toàn cầu hoá, tri thức sẽ ngày càng trở thành tiền vốn của tương lai và khi đó một xã hội có giai cấp kiểu khác có thể trở thành một mối nguy chung Lúc đó, không phải chỉ có tư bản và lao động đối mặt với nhau mà là một giai cấp bề trên giàu trí tuệ đối mặt với quần chúng lao động không có việc làm”[Tin tham khảo chủ nhật - Tuần báo Tấm gương số 31 - 1997] Mặt khác, sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng được thu hẹp Một mạng lưới các đô thị quy mô

trung bình và nhỏ phát triển gắn với các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, phân bố tương đối đồng đều làm thu hẹp sự khác biệt giữa các vùng, tạo điều kiện và kích thích sự phát triển của khu vực nông thôn, giảm sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

Trang 11

- Thứ ba, tạo lập nền văn minh mới mang tính nhân văn trong quan hệ giữa con người và tính chất bền vững trong quan hệ với tự nhiên Đó là bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái Trong lĩnh vực lâm nghiệp, kết hợp bảo vệ tài nguyên rừng với thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc Các đô thị hoá, cũng như quá trình hội nhập quốc tế được kiểm soát chặt chẽ về mặt môi trường, tránh gây những hậu quả cho sự phát triển chung.

b) Tri thức trong việc ứng dụng các phát minh sáng chế trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ, môi trường, thông tin liên lạc, giao thông vận tải:

- Về công nghệ sinh học:

Ưng dụng, phát triển các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm, nâng cao sức khoẻ của người dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Về công nghệ, thông tin:

Xây dựng một kết cấu hạ tầng mới cùng với kết cấu hạ tầng truyền thống (giao thông, vận tải, năng lượng…), kết cấu hạ tầng thông tin là tiền đề, là điều kiện quan trọng để mở rộng cho việc phổ cập các công nghệ tiên tiến trong các ngành sản xuất, dịch vụ, quản lí công cộng, điều hành xã hội.

- Về tài nguyên, môi trường:

Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm khai thác hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái Ưng dụng những công nghệ mới trong kiểm soát và xử lí ô nhiễm môi trường.

- Về quốc phòng, an ninh:

Trang 12

Tổ chức điều tra, nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội.Ưng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sửa chữa, bảo trì các loại vũ khí, quân trang, quân dụng.

- Về y tế và bảo vệ sức khoẻ:

Nghiên cứu các vấn đề y sinh cơ bản, ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ, các bệnh nhiễm vi khuẩn chủ yếu, ngăn chặn AIDS, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc

2.4 Vai trò của tri thức với phát triển kinh tế:

a) Tri thức là động lực để nâng cao sức sản xuất và thực hiện sự tăng trưởng kinh tế:

Những năm 60 của thế kỷ XX tới nay, tri thức khoa học tăng trưởng rất lớn, sự thẩm thấu và kết hợp lẫn nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, giữa khoa học và kĩ thuật tiên tiến cho khoa học, kĩ thuật hiện đại trở thành một hệ thống tri thức thống nhất với nhiều bộ môn khoa học và nhiều tầng bậc chuyên môn Trong lịch sử, tri thức luôn là một nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng từ trước đến nay chưa hề có nhiều lao động tri thức như bây giờ và cũng chưa từng có việc truyền bá tri thức nhanh như bây giờ thông qua máy tính và internet Nhìn chung, cung cấp tri thức không gây ra cho người cung cấp sự nghèo đói mà ngược lại chia sẻ tri thức thường lại có thể là nguồn gốc đem lại sự giàu có.

Hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển tới trình độ cao, đòi hỏi một trình độ học vấn sâu rộng đối với người lao động và thu hẹp nhanh chóng ranh giới giữa lao động chân tay với lao động trí óc Do đó, trong thời đại của chúng ta khi khoa học và công nghệ tiên tiến đã thâm

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w