Cuộc thế chiến này đã làm chủ chủ nghĩa tư bản thế giới suy yếu, tạo điều kiện cho Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga dành thắng lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN -
-BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Lớp: POS 361 J Tên và MSSV: Huỳnh Thạch Thảo – 26202542423
Nguyễn Vũ Thư – 25214117466 Ngô Trần Minh Hoàng- 28210203517 Đoàn Công Hiếu - 27211202770
TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 21.1 Cơ sở thực tiễn 3
1.2 Cơ sở lý luận 4
1.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 4
1.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại 5
1.2.3 Chủ nghĩa Mác – Lênin 6
1.3 Nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh 6
2 Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh 7
2.1 Từ nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước trước tháng 6/1911 7
2.2 Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc VIệt Nam theo con đường cách mạng vô sản (1911 – 1920) 7
2.3 Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành cơ bản (1920 – 1930) 8
2.4 Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo (1930 – 1941) 9 2.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta (1941 – 1969).10
1 Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 31.1 Cơ sở thực tiễn
- Tình hình quốc tế:
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã
phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh
đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng Cùng với mâu
thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc đã làm phát sinh
thêm mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc
thực dân Vì vậy, từ đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa ngày càng phát triển, nhưng chưa ở đâu
giành được thắng lợi Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã
phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác- Lênin Sự xuất
hiện chủ nghĩa Lênin là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với
việc ra đời và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh Do những mâu
thuẫn tranh chấp thuộc địa giữa các nước tư bản ngày càng gay
gắt, nên Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã nổ ra (1914 – 1918)
Cuộc thế chiến này đã làm chủ chủ nghĩa tư bản thế giới suy yếu,
tạo điều kiện cho Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga dành thắng
lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới,
mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức
- Tình hình Việt Nam:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng
bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến nước ta từ một
quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến Chế độ
phong kiến suy tàn đã công khai câu kết và làm tay sai cho thực
dân Pháp Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam ta với thực dân Pháp
và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc
lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết Từ năm 1858 đến cuối
thế kỷ XIX, rất nhiều phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp
xâm lược nổ ra như: các cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng,
Hoàng Hoa Thám, Trần Tấn, Phan Đình Phùng, Trương Định,
Nguyễn Trung Trực, v.v tuy nhiên các phong trào này đều thất
bại
Việc Pháp xâm lược và tiến hành khai thác nước ta một cách
mạnh mẽ đã làm cho cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội ở nước
ta có nhiều biến đổi Đầu tiên là sự xuất hiện của những giai cấp
Trang 4mới: giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở
thành thị Đến đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước ở VIệt Nam
xuất hiện theo khuynh hướng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của
các cuộc vận động cải cách, của cách mạng tư sản Trung Quốc,
tiêu biểu có thể kể đến: Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu
khởi xướng (1905-1909), Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh
phát động (1906-1908), v.v nhưng đều thất bại
Các phong trào kháng chiến đều bị chìm trong máu lửa, đất
nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối Cả dân tộc chìm
đắm trong đêm dài nô lệ, tưởng chừng như không có đường ra Từ
những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi
tìm đườngcứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình,
đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Quan điểm của Bác khi kế thừa các giá trị truyền thống, học
tập các nền văn hóa là kế thừa một cách có chọn lọc, vận dụng
sáng tạo và phát triển nó cho phù hợp với thời đại, luôn đấu tranh
để bảo vệ tính cách mạng khoa học của các nguồn góc đó Tư
tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ nhiều truyền thống quý báu, tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam ta như truyền thống cần cù lao động,
anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống
đoàn kết, sống có tình nghĩa, nhân ái, đoàn kết, v.v Trong những
truyền thống đó thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu, là giá trị
xuyên suốt lịch sử dân tộc Chủ nghĩa yêu nước là động lực, sức
mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại vượt qua mọi khó khăn
trong dựng nước và giữ nước, là niềm tự hào và là nhân tố hàng
đầu trong giá trị tinh thần của con người Việt Nam Chủ nghĩa yêu
nước là giá trị văn hóa cao nhất, nó tạo nên sức mạnh to lớn từ
quá khứ tiếp sức cho hiện tại để vượt qua mọi khó khăn giúp cho
dân tộc Việt Nam ta đứng vững trước sự xâm lăng của các cường
quốc trên thế giới Trong “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trình bày tại đại hội lần thứ hai của Đảng Lao Động Việt
Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, Người đã khẳng định:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý
báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
Trang 5to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ cướp nước và lũ bán nước!”
Chủ nghĩa yêu nước là tài sản giá trị nhất trong hành trang của
Hồ Chí Minh Chính sức mạnh từ giá trị truyền thống ấy đã thúc
giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) ra đi tìm
đường cứu nước, đưa Bác đến với chủ nghĩa Mác – Lênin để từ đó
Bác nâng chủ nghĩa yêu nước lên một tầm cao mới: từ chủ nghĩa
yêu nước thành chủ nghĩa quốc tế vô sản Đây cũng chính là cơ sở
để Bác gắn mình với vận mệnh dân tộc, sinh mệnh của Đảng và
tâm tư nguyện vọng của người dân Tóm lại, truyền thống dân tộc
là cội nguồn tác động xuyên suốt quá trình hình thành và phát
triển Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó chủ nghĩa yêu nước là nhân
tố cơ bản
1.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tinh hoa văn hóa phương Đông:
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng
của văn hóa phương Đông, tiêu biểu như Nho giáo, Phật giáo và
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)
Nho giáo là một trong những học thuyết lớn ảnh hưởng nhiều
nhất tới Hồ Chí Minh Bởi Người được giáo giục từ nhỏ nên đạo đức
Nho giáo đã sớm thấm nhuần vào tư tưởng tình cảm của Người
không phải là những tư tưởng đẳng cấp, phân biệt quân tử với tiểu
nhân, đề cao trí tuệ và coi khinh lao động chân tay, coi kinh phụ
nữ, mà ngược lại là tinh thần “nhân nghĩa”, Đạo tu thân”, sự ham
học hỏi, đức “khiêm tốn”, tính “hoà nhã”, cách đối nhân xử thế
“có lý, có tình” Những mệnh đề “trung hiếu”, “nhân nghĩa”, “tứ
hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”,
phương châm “khắc kỷ phục lễ”, v.v
Hồ Chí Minh cũng chú ý tới kế thừa những quan điểm tích cực
trong triết lý của Đạo Phật từ đó vận dụng sáng tạo để đoàn kết
đồng bào, đoàn kết toàn dân vì nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, chứ không phải những quan
điểm tiêu cực, bi quan, coi cuộc đời chỉ là phù hoa, là sống gửi
thác về, chùn bước khi gặp khó khăn, nghĩ trắc trở là số phận,
nghiệp chướng, chỉ có niềm tin vào tu tâm dưỡng tính Trong thư
gửi Hội Phật tử năm 1947, Người có viết: “Đức Phật là đại từ đại
bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Nay
đồng bào ta đại đoàn kết, kháng chiến đến cùng, để cứu quốc
Trang 6dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ
quốc Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật
Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ"
Đến với Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã
phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân
sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sản thành tư
tưởng đấu tranh cho Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của con người và
dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản Bên cạnh
đó, Hồ Chí Minh còn chú ý kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của
các trường phái khác nhau trong các nhà tư tưởng phương Đông
cổ đại khác như Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử, v.v Là nhà mácxít
sáng tạo, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những tinh hoa
trong tư tưởng, văn hóa phương Đông để giải quyết những vấn đề
thực tiễn của cách mạng Việt Nam thời hiện đại
- Tinh hoa văn hóa phương Tây:
Ngay từ khi còn trẻ Hồ Chí Minh đã luôn ấn tượng và muốn tìm
hiểu về khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789:
Tự do – Bình đẳng – Bác ái Người đã nghiên cứu Bản Tuyên ngôn
Độc lập năm 1776 của Mỹ, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền năm 1791 của Pháp để kế thừa và phát triển những quan
điểm về nhân quyền, dân quyền và từ đó đề xuất quyền mưu
được độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Bên cạnh đó, Thiên
chúa Giáo cũng là một trong những tư tưởng được Bác chọn để kế
thừa Ở đây, Bác tiếp thu những tư tưởng tích cực đó là lòng nhân
ái cao cả, sự hy sinh thân mình vì các con chiên; không kế thừa sự
hạn chế trong tư tưởng là không chỉ ra được con đường đấu tranh,
đặt con người ở vị trí trung tâm nhất nhưng lại hạ thấp vai trò của
quần chúng
Tóm lại, trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Người đã sống
và hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận tại nhiều trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa khác nhau trên thế giới để từ đó rút ra
con đường đấu tranh phù hợp với dân tộc ta
1.2.3 Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7
năm 1920 và trở thành người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo
nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người Đến được với
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng yêu nước của Người có bước nhảy
Trang 7vọt, từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống phát triển lên chủ nghĩa
yêu nước theo lập trường vô sản Bác đã khẳng định chủ nghĩa
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là Chủ nghĩa
Mác – Lênin Con đường duy nhất đúng mà Bác tìm ra để giải
phóng dân tộc ta lúc bấy giờ đó là con đường cách mạng vô sản
Khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã được gia đình, quê hương,
dân tộc trang bị một vốn học chắc chắn; Bác đến với chủ nghĩa
Mác – Lênin là để tìm kiếm kim chỉ nam cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc; Bác đã tiếp thu chủ nghĩa này theo phương pháp nhận
thức macxit, đồng thời theo lối “đắc ý, vong ngôn” của phương
Đông (phương pháp nhận thức không dập khuôn máy móc, không
“trói buộc trong cái vỏ ngôn từ” hoặc đưa những kết luận chỉ có
trong sách vở)
Có thể nói, Chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương
pháp luận giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và thực tiễn của
mình, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Thế giới quan,
phương pháp luận của Mác – Lênin cũng là của Hồ Chí Minh hay
Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam
Đây là nhân tố quyết định bản chất giai cấp tư tưởng của Hồ
Chí Minh, là nhân tố ảnh hưởng to lớn đến sức ống của Tư tưởng
Hồ Chí Minh
1.3 Nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do
con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách
quan Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản
lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm có chí cứu nước, tự tin
vào mình
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu
biết và nhạy bén với cái mới là những đức tính dễ thấy ở người
thanh niên Nguyễn Tất Thành Phẩm chất đó được rèn luyện, phát
huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Nhờ
vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học
thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp,
Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành
những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh
Trang 82 Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 Từ nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước trước tháng 6/1911
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước
mất, nhà tan, trong một gia đình nhà nho yêu nước Từ thuở nhỏ,
Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống chống ngoại xâm của dân
tộc, nền văn hiến của nước nhà và những tinh hoa văn hoá
phương Đông, và được hưởng nền giáo huấn yêu nước, thương nòi
của gia đình, truyền thống đấu tranh bất khuất của đất Lam Hồng
Đất nước, quê hương, gia đình và nhà trường đã hình thành
nên ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu
lòng yêu nước, nhân ái, thương người, có hoài bão cứu nước và
thấu hiểu được sức mạnh ý chí độc lập tự cườngcủa dân tộc Vốn
có tư chất thông minh, linh khiếu chính trị sắc sảo, với ý chí lớn
tìm đường cứu nước, cứu dân Tuy rất khâm phục tinh thần yêu
nước của cácvị tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Hoàng Hoa Thám, v.v nhưng Người vẫn sáng suốt phê phán,
không tán thành, không đi theo con đường phong kiến, lối mòn
đó Đến ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh quyết định đi ra nước ngoài
để tìm con đường cứu nước, cứu dân với hành trang tri thức chắc
chắn, lòng yêu nước, chí hướng rõ rệt trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc
2.2 Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc VIệt Nam theo con đường cách mạng vô sản (1911 – 1920)
Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới để tìm hiểu, khảo
sát, lựa chọn con đường cứu nước Qua cuộc hành trình này, Người
đã hình thành một nhận thức mới: Nhân dân lao động các nước,
trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn của
nhau; còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc
lột, là kẻ thù của nhân dân lao động
Thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Vécxây (18/6/1919) “Yêu
Trang 9sách của nhân dân An Nam” đòi các cường quốc thừa nhận quyền
tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam
Tiếng nói chính nghĩa đó có ảnh hưởng lớn tới các phong trào
yêu nước ở Việt Nam Cuối cùng, Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác
định rõ phương hướng đấu ranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo
con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
(Để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản) của Lênin và nhiều
tài liệu liên quan đến Quốc tế Cộng sản vào tháng 7/1920 Đến
đây, Người khẳng định con đường cứu nước của mình: giải phóng
dân tộc bằng con đường cách mạng
vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp vô sản
Người rời bỏ Đảng Xã hội theo quan điểm Đệ nhị quốc tế để đến
với Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập (3/1919)
Tháng 12/1920, đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp gắn liền
với việc Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản đánh dấu bước
ngoặt trong quá trình phát triển tư tưởng và cuộc đời hoạt động
cách mạng của Người - chủ nghĩa yêu nước chân chính đã gặp chủ
nghĩa quốc tế vô sản chân chính
2.3 Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành cơ bản (1920 – 1930)
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
Đây là thời kỳ mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thể hóa, thể hiện rõ trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hồ Chí Minh tích cực sử dụng báo chí Pháp lên án chủ nghĩa
thực dân Pháp, thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến
bộ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc thuộc địa và
của dân tộc Việt Nam Đồng thời đẩy mạnh hoạt động lý luận
chính trị, tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam Thông qua báo chí và các
hoạt động thực tiễn Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác
-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam Từ những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt
Nam có những chuyển biến mạnh mẽ Đặc biệt là sự ra đời của ba
Trang 10tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam
Cộng sản Đảng (9/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
(l/1930) Trước tình hình ở Đông Dương có các tổ chức cộng sản
xuất hiện, ngày 28/11/1929, Quốc tế Cộng sản đã có nghị quyết
về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương Thực hiện Nghị
quyết của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp
nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 Hội nghị
hợp nhất đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt
Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo Các văn kiện quan trọng này đã
trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu mục tiêu và con đường
cách mạng là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “đánh đổ đế quốc Pháp, phong
kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng”, giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; khẳng định sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; liên minh công nông là lực
lượng nòng cốt; cách mạng Việt Nam là một bộ phận cách mạng
thế giới Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã thể hiện rõ sự
vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc
giải quyết mối quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế trong đường lối
cách mạng Việt Nam
Như vậy, ngay từ khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, phân
tích đúng đắn đặc điểm của xã hội, sắp xếp đúng vị trí của từng
giai cấp, tầng lớp và cá nhân trong lực lượng cách mạng, tạo điều
kiện cho Đảng vừa ra đời đã nắm trọn quyền lãnh đạo cách mạng,
chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo
cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ cuối thế kỷ XIX sang đầu
năm 1930
2.4 Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo (1930 – 1941)
Những thử thách lớn với Hồ Chí Minh xuất hiện không chỉ từ
phía kẻ thù, mà còn từ trong nội bộ những người cách mạng Một
số người trong Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam có
những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh do chịu ảnh hưởng quan
điểm giáo điều tả khuynh xuất hiện trong Đại hội VI của Quốc tế