1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học ẩm thực việt nam đề tài tiểu luận tìm hiểu về các loại gạo đặc trưng của ba miền

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Nhà đông con cháu thì làm vài mâm cơm mời họ hàng đến báo một mùa thu hoạch thành công.1.3 Gạo Bắc HươngBắc Hương là giống gạo đặc sản miền Bắc và được trồng nhiều những vùng khác nhau n

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

MÔN HỌC: ẨM THỰC VIỆT NAM

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI GẠO ĐẶC TRƯNG CỦA BA MIỀN

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

MÔN HỌC: ẨM THỰC VIỆT NAM

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI GẠO ĐẶC TRƯNG CỦA BA MIỀN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Công Thương đã đưa môn học Ẩm thực Việt Nam vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Đặng Thúy Mùi đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Ẩm thực Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, do đó gạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống người dân, đặc biệt là trong ẩm thực Mỗi miền quê trên đất nước ta lại có những loại gạo đặc trưng riêng, mang hương vị và đặc điểm riêng biệt Bài tiểu luận này sẽ đi sâu tìm hiểu về các loại gạo đặc trưng của ba miền: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

pg

Trang 5

1.5 Gạo nếp cẩm Điện Biên 4

1.6 Gạo Tám Xoan Hải Hậu 5

1.7 Gạo Tám Điện Biên 6

1.8 Gạo Phadin 7

1.9 Gạo Xi dẻo 7

1.10 Gạo Nếp Nương Điện Biên 8

1.11 Gạo Nếp Cái Hoa Vàng 9

1.12 Gạo Tẻ Râu Lai Châu 9

1.13 Gạo lứt đỏ Điện Biên 10

CHƯƠNG 2 NHỮNG LOẠI GẠO ĐẶC TRƯNG MIỀN TRUNG 11

2.1 Gạo Quảng Nam 11

2.2 Gạo đỏ Phú Yên 11

2.3 Gạo Bình Thuận 12

CHƯƠNG 3 NHỮNG LOẠI GẠO ĐẶC TRƯNG MIỀN NAM 14

3.1 Gạo Tài Nguyên Thơm 14

3.2 Gạo Nàng Thơm chợ Đào 14

3.3 Gạo thơm Nàng Hoa 15

3.4 Gạo thơm Hương Lài 16

Trang 6

3.6 Gạo Đài Thơm 8 17

3.7 Gạo ST24 18

3.8 Gạo ST25 18

3.9 Gạo Trân Châu 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO v

Hình 1.7 Gạo Tám Xoan Hải Hậu 6

Hình 1.8 Gạo Tám Điện Biên 6

Hình 1.9 Gạo Phadin 7

Hình 1.10 Gạo Xi Dẻo 8

Hình 1.11 Gạo Nếp Nương Điện Biên 8

Hình 1.12 Gạo Nếp Cái Hoa Vàng 9

Hình 1.13 Gạo Tẻ Râu Lai Châu 10

Hình 1.14 Gạo lứt đỏ Điện Biên 1

Hình 2.1 Gạo Quảng Nam 11

Hình 2.2 Gạo Đỏ Phú Yên 12

Hình 2.3 Gạo Bình Thuận 13

YHình 3.1 Gạo Tài Nguyên Thơm 14 Hình 3.2 Gạo Nàng Thơm chợ Đào 15

Hình 3.3 Gạo thơm Nàng Hoa 15

Hình 3.4 Gạo thơm Hương Lài 16

Hình 3.5 Gạo thơm Jasmine 85 17

Hình 3.6 Gạo Đài Thơm 8 17

Hình 3.7 Gạo ST24 18

Hình 3.8 Gạo ST25 19

Hình 3.9 Gạo Trân Châu 20

pg

Trang 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG LOẠI GẠO ĐẶC TRƯNG MIỀN BẮC

Miền Bắc Việt Nam, với khí hậu ôn hòa và thổ nhưỡng đặc trưng, đã sản sinh ra nhiều loại gạo thơm ngon, nức tiếng gần xa Dưới đây là một số loại gạo đặc trưng của miền Bắc mà bạn nên biết đến:

1.1 Gạo Séng Cù

Hình 1.1 Gạo Séng Cù

Gạo Séng Cù được gieo trồng trực tiếp ở vùng núi cao Yên Bái Chúng được trồng trên những khoảng đất nhỏ của ruộng bậc thang ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển cộng với khí hậu trong lành mát mẻ, kết hợp nguồn nước có từ mạch nước ngầm tự nhiên đã mang đến cho vùng đất này những hạt gạo sạch chất lượng nhất.

Nhận dạng gạo Séng Cù không khó, hạt thóc có màu vàng nhạt hơi sáng, lớp vỏ mỏng, đuôi hạt có râu mảnh, hạt khá to và dài Hạt gạo Séng Cù khi đã xay xát thành thành phẩm có hình dạng nhỏ dài, hạt khá chắc, nhìn đều nhau và rất ít bị vỡ, nát Hạt gạo Séng Cù cũng có màu trắng ngà, bóng bẩy và sở hữu một mùi thơm đặc trưng, khác hẳn với các loại gạo thông thường khác Ngoài ra, khi nấu gạo Séng Cù sẽ có vị ngọt đậm đà khi được nhai trong miệng, cảm giác hạt gạo rất bùi và dẻo Loại gạo này cũng không bị dính nhớp khi nắm trong tay, hương thơm đậm đà tỏa khắp khi nóng.

Trang 8

1.2 Nếp Gà Gáy

Hình 1.2 Gạo nếp Gà Gáy

Về xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập bây giờ nhà nào cũng trồng lúa nếp gà gáy, một đặc sản của địa phương Đó là loại gạo có truyền thống hàng trăm năm, được trồng thời gian dài, hạt gạo to, trắng Thời gian đồ xôi ngắn Xôi nếp thơm, dẻo, ăn không bị ngấy.

Hình 1.3 Xôi nếp Gà Gáy

Gắn liền với đặc sản này tập tục ăn cơm mới vẫn được người Mường ở đây giữ cho đến bây giờ Tương truyền trước đây, chỉ những gia đình khá giả, trung lưu mới trồng lúa nếp Gà gáy Khi đến mùa thu hoạch, sau khi gặt, đập lúa phơi thóc xong thì người dân phải làm lễ ăn cơm mới Lễ ăn cơm mới tùy theo mỗi gia đình, nhà đơn giản thì đồ xôi bằng

pg 2

Trang 9

gạo mới thắp hương cúng tổ tiên Nhà đông con cháu thì làm vài mâm cơm mời họ hàng đến báo một mùa thu hoạch thành công.

1.3 Gạo Bắc Hương

Bắc Hương là giống gạo đặc sản miền Bắc và được trồng nhiều những vùng khác nhau nhưng ngon nhất vẫn là các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định Nhờ vào trình độ canh tác cao của nông dân và chất đất phù sa màu mỡ của đồng bằng sông Hồng cũng như quy hoạch cánh đồng mẫu lớn mà gạo Bắc Hương có chất lượng gạo ngon nhất miền Bắc Gạo Bắc Hương thứ thiệt có hương thơm dịu nhẹ, màu trắng đục, hình dạng dài vừa không quá to, đều Gạo Bắc Hương được phơi dưới cái nắng gắt của miền quê Bắc Bộ nên có vị đậm hơn những loại gạo khác Khi nấu gạo Bắc Hương sẽ có mùi rất thơm, cơm khi để nguội vẫn có thể giữ được độ mềm, dẻo và hương thơm bền như khi mới nấu Từ thời xa xưa, người dân miền Bắc thường có thói quen trộn gạo Bắc Hương với một số loại gạo khô khác để có thể tránh "hao gạo".

Hình 1.4 Gạo Bắc Hương

1.4 Gạo nếp Tú Lệ

Nếp Tú Lệ là đặc sản Yên Bái nổi tiếng Cũng giống như gạo Phadin, nếp Tú Lệ mỗi năm cho thu hoạch 1 lần Có thể nói gạo nếp Tú Lệ chính là sản vật trời ban cho mảnh đất này Không phải tự nhiên gạo nếp Tú Lệ lại được xếp vào danh sách những loại gạo nếp ngon nhất nước ta! Gạo nếp Tú Lệ có những đặc điểm như: Hạt gạo đầy, tròn, trắng trẻo, ăn không ngán, hương vị đậm đà, mang lại cảm giác khó quên cho người sử dụng Một phần cùng là bởi phương thức canh tác đặc trưng vùng miền đã phần nào khiến gạo nếp Tú Lệ trở lên nổi tiếng.

Trang 10

Từ gạo nếp có thể chế biến thành nhiều món ngon như: Cơm nếp, xôi, bánh chưng, bánh dày, các món chè hoặc cất rượu nếp, ngâm rượu cần Khi ăn những món ăn từ gạo nếp đặc biệt này, bạn sẽ được bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể với nhiều chất xơ và chất béo Gạo không có thành phần gluten tiêu hóa, mùi thơm đặc trưng khi nấu có vị thơm ngọt ngào Gạo nếp Tú Lệ được trồng gần những con suối đầu nguồn, đất có tầng phong hóa mỏng và giàu chất dinh dưỡng và điều kiện khí hậu tốt khiến hạt gạo luôn dẻo thơm hơn nhiều loại gạo khác.

Hình 1.5 Gạo nếp Tú Lệ

1.5 Gạo nếp cẩm Điện Biên

Gạo nếp cẩm là loại gạo nếp có màu sắc rất đặc trưng: Màu mận chín Loại nếp này vừa ngon miệng lại rất bổ dưỡng Nếp cẩm thường được dùng làm rượu nếp có vị ngọt, đậm đà, dễ uống Trong ngày Tết giết sâu bọ hàng năm (5-5 âm lịch), gạo nếp cẩm còn được dùng làm rượu cái (gạo ủ men lá làm từ cây của núi) tạo thành vị thơm, ngọt, rất tốt cho tiêu hóa Nếp cẩm thường được nấu lên, rồi ủ men lá, sau đấy trộn với sữa chua, tạo thành món ngon “sữa chua nếp cẩm” đã quen với thực khách.

Ngoài ra dân gian còn gọi gạo nếp cẩm là Bổ huyết mễ (như một thang thuốc) vì loại gạo này có giá trị dinh dưỡng rất cao Lượng sắt trong gạo nếp cẩm rất cao thích hợp đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú Thường xuyên ăn gạo nếp cẩm sẽ giúp bổ máu Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng gạo nếp cẩm có chứa các chất chống ung thư, nhất là ung thư phổi và đại tràng.

pg 4

Trang 11

Hình 1.6 Nếp cẩm Điện Biên

1.6 Gạo Tám Xoan Hải Hậu

Gạo tám xoan Hải Hậu là loại gạo thơm ngon nhất nhì miền Bắc Do đặc điểm thổ

nhưỡng của vùng miền, những cánh đồng lúa mênh mông được hai bờ sông Ninh Cơ (Hải Hậu - Nam Định) bồi đắp quanh năm đã sản sinh ra hạt gạo tám xoan đặc biệt với mùi vị không lẫn vào đâu được và không nơi nào có thể trồng được giống gạo này Gạo tám xoan Hải Hậu là sản phẩm được sản xuất từ giống lúa tám xoan.

Gạo tám xoan Hải Hậu là giống lúa cổ truyền được chọn lọc từ người dân và đã được phục tráng theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Loại gạo này có đặc điểm là hạt gạo hơi dài, thon nhỏ và vẹo một đầu; hạt có màu trong xanh, thơm dịu tự nhiên và đặc trưng; không bị bạc bụng Khi nấu thành cơm, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng Hạt cơm dẻo, dai và ăn vào không có cảm giác đầy bụng, chỉ muốn ăn đến no căng bụng thì thôi.

Lúa tám Xoan được trồng trên vùng đất màu mỡ, giàu phù sa, ngoài ra, chính vì đặc tính khó chuyển vùng canh tác nên hiếm có nơi nào trồng được loại gạo tám xoan ngon như vùng Hải Hậu, Nam Định Hạt gạo tám xoan có mùi thơm vô cùng tự nhiên, mặc dù không phải mùi thơm ngào ngạt, đậm đà như gạo Bắc Hương hay gạo tám Điện Biên nhưng vị ngọt của loại gạo mới thu hoạch lại vô cùng đặc trưng, rất khó để nhầm lẫn với những loại gạo kia.

Trang 12

Hình 1.7 Gạo Tám Xoan Hải Hậu

1.7 Gạo Tám Điện Biên

Gạo tám Điện Biên từ lâu đã nổi danh khắp gần xa và trở thành một loại gạo đặc sản của vùng núi Tây Bắc Gạo tám Điện Biên có đặc điểm rất riêng: Hạt bầu nhỏ, dài đều, màu đục và không trắng như gạo tám thường Mặt gạo căng bóng, đều tăm tắp và có hương thơm đến lạ lùng, thoang thoảng vị thanh mát kết tinh những gì tinh túy nhất của cỏ cây núi rừng Nếu nấu lên rồi thì cơm lại càng thơm hơn mà còn dẻo và đậm đà Hạt gạo quý như vậy là do dinh dưỡng, màu mỡ của rừng già, núi cao khắp nơi chảy vào thung lũng Gạo tám Điện Biên là một trong những loại gạo ngon, đặc trưng của Điện Biên Chính bởi mảnh đất Mường Thanh màu mỡ, những con sông giàu phù sa và cả bàn tay chăm sóc của người dân nơi đây đã trồng được loại gạo thơm ngon nức tiếng Gạo tám Điện Biên ngon nên thường được người dân nơi đây làm thành cơm lam, khẩu cắm

Hình 1.8 Gạo Tám Điện Biên

pg 6

Trang 13

1.8 Gạo Phadin

Gạo Phadin là thương hiệu gạo đặc sản cao cấp nhất của công ty cổ phần lương thực Nam Bình Gạo Phadin được gieo trồng tại những triền núi cao bồng bềnh mây trắng, quanh năm mát mẻ thuộc vùng núi Tây Bắc, Việt Nam Loại gạo này mỗi năm chỉ gieo trồng được một vụ từ tháng 3 cho đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch thì được thu hoạch Lúa được gieo trồng nhiều trên các triền núi cao bởi bà con các dân tộc Dao, Dáy, Nùng, H'mông

Gạo Phadin là thành phẩm của những ngày lao động cực nhọc của người dân nơi đây, trải qua quy trình sản xuất vô cùng nghiêm ngặt, được lựa chọn cẩn thận từng hạt gạo để cho ra đời sản phẩm với chất lượng cao nhất Đây được xem là sản phẩm gạo thượng hạng kết tinh đầy đủ những gì tinh nhất của núi rừng Loại gạo này ăn một lần bạn sẽ muốn ăn mãi, ăn mãi không thấy ngán và cũng không còn hứng thú ăn các loại gạo khác nữa bởi vị dẻo thơm, ngọt lành và đậm đà riêng biệt.

Hình 1.9 Gạo Phadin

1.9 Gạo Xi dẻo

Giống lúa Xi Dẻo được trồng đại trà ở các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An Vì thế không biết từ bao giờ Gạo Xi Dẻo đã gắn bó với hàng triệu bữa ăn từ mỗi gia đình của mọi miền quê tổ quốc Mỗi bát cơm được nấu từ gạo là một hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng lại cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Gạo Xi dẻo có đặc điểm là những hạt gạo nhỏ, thon dài và có màu sắc trắng ngần Khi nấu với mức nước vừa phải, cơm sẽ ăn khá dẻo và dính, có hương thơm nhẹ Gạo Xi dẻo

Trang 14

rất phổ biến và được ưa thích bởi chúng không chứa gluten, có khả năng chống viêm trong ruột và các bộ phận cơ thể khác.

Hình 1.10 Gạo Xi Dẻo

1.10 Gạo Nếp Nương Điện Biên

Gạo Nếp Nương được trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc, tuy nhiên gieo trồng trên các nương lúa cao ngút ngàn ở Mường Nhé – Điện Biên lại thu hoạch được những hạt gạo có độ thơm ngon, dẻo dai hơn hẳn những vùng khác Đặc điểm nhận dạng hạt gạo Nếp Nương là hạt to đều, xôi dẻo thơm, vị ngọt lành tự nhiên, ăn không ngán ngấy Điều lạ lùng vô cùng là những loại gạo khác thường chỉ có một màu là trắng trong hay trắng đục, gạo Nếp Nương lại có hai màu này.

Gạo Nếp Nương khi nấu thường rất thơm, những hạt cơm săn chắc mà vẫn giữ được sự mềm dẻo và bóng bẩy nên nhìn hạt cơm rất bắt mắt Đặc biệt, gạo Nếp Nương khi nấu chín sẽ không bị dính chặt vào với nhau như một số loại gạo khác, những hạt gạo dính vừa phải, ăn rất ngon cơm Nếp Nương Điện Biên thường được người ta ăn cùng với chẳm chéo nhưng khi ăn kèm với muối vừng, ruốc hay thịt kho cũng ngon miệng không kém phần.

Hình 1.11 Gạo Nếp Nương Điện Biên

pg 8

Trang 15

1.11 Gạo Nếp Cái Hoa Vàng

Nếp cái hoa vàng còn được biết đến với tên là nếp ả hay nếp hoa vàng Nếp cái hoa vàng là loại gạo ngon nức tiếng của vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ Loại gạo ngon nhất là loại nếp được trồng vào vụ mùa khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch Sở dĩ nó có cái tên hay như vậy là do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không có màu trắng như các loại lúa khác.

Gạo nếp cái hoa vàng là loại gạo nổi tiếng khắp miền Bắc, không chỉ bởi chất lượng tốt, hương thơm ngát mà còn bởi nếp cái hoa vàng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để chế biến các món ăn truyền thống của người miền Bắc vào dịp Tết cổ truyền Gạo nếp cái hoa vàng thường được dùng để nấu bánh chưng, nấu xôi Những hạt nếp cái hoa vàng thường trắng đều, mẩy và có màu trắng ngần, khi nấu vừa dẻo vừa thơm, khi nếm thử sẽ thấy vị ngọt lành lan tỏa ngay trên đầu lưỡi.

Hình 1.12 Gạo Nếp Cái Hoa Vàng

1.12 Gạo Tẻ Râu Lai Châu

Gạo tẻ râu là loại gạo địa phương của tỉnh Lai Châu Khác với các loại gạo đang có trên thị trường, gạo tẻ râu có đặc điểm khi nấu chín, hạt cơm có vị ngọt đậm đà, dẻo, thơm nên được rất nhiều bà nội trợ yêu thích lựa chọn Gạo Tẻ Râu rất khó để nhầm lẫn với những loại gạo khác bởi đặc điểm bên ngoài cũng như hương thơm khi nấu chín của chúng ạo Tẻ Râu khi khi mới sát xong thường rất ngon nhưng nhược điểm của loại gạo này là để lâu sẽ bị mất đi hương thơm đặc trưng Nếu muốn thưởng thức được loại gạo đặc sản Lai

Trang 16

Hình 1.13 Gạo Tẻ Râu Lai Châu

1.13 Gạo lứt đỏ Điện Biên

Gạo lứt đỏ Điện Biên còn được biết đến với cái tên khác là gạo huyết rồng Điện Biên Gạo lứt đỏ Điện Biên được trồng tại cánh đồng Mường Thanh nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp nên gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo ngọt, đậm đà, giàu giá trị dinh dưỡng Khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm như cơm nếp nhưng không ngán đậm vị, nhiều nhựa và có hàm lượng dinh dưỡng cao Hạt gạo đẹp, ít gãy Sản phẩm chất lượng cao thơm, dẻo ngọt Gạo dẻo mềm thơm ngon đặc sản vùng cao Tây Bắc là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và có tác dụng hỗ trợ phòng bệnh Tùy vào đối tượng của người dùng mà sử dụng các loại khác nhau Giống như nhiều loại gạo lứt khác, gạo lứt đỏ Điện Biên cũng được giữ nguyên lượng cám chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Hình 1.14 Gạo lứt đỏ Điện Biên

pg 10

Trang 17

CHƯƠNG 2 NHỮNG LOẠI GẠO ĐẶC TRƯNG MIỀN TRUNG2.1 Gạo Quảng Nam

Quảng Nam có giống gạo thơm lài đặc sản Đây là giống lúa mùa với hạt gạo có màu trắng đục, dài, thon và rất khô, có thể dự trữ cả năm mà không lo mối mọt Khi mới thu hoạch xong, gạo có mùi rất thơm, hương vị tự nhiên, ngọt nhẹ và hạt cơm mềm dẻo Loại gạo này rất thích hợp với trẻ em hoặc những người thích cơm dẻo vì cơm vẫn thơm, dẻo kể cả khi nguội Chính vì vậy, loại gạo miền Trung này luôn được các bà nội trợ ưu tiên lựa chọn cho bữa cơm ngon của gia đình.

Hình 2.1 Gạo Quảng Nam

2.2 Gạo đỏ Phú Yên

Đây là loại gạo đặc sản riêng của núi rừng Phú Yên Gạo đỏ được trồng nhiều tại các xã miền núi của Đồng Xuân, Tuy An và Sơn Hòa Loại gạo này có hương vị thơm ngon đặc trưng, màu sắc lạ mắt và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nên được nhiều người dùng tìm mua với giá cao.

Ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên, các giống lúa ngắn ngày như cúc rằn, cúc lùn, to đá, ba trăng, trồng trên nương rẫy đều cho ra thành phẩm là loại gạo đỏ thơm ngon, dẻo ngọt Gạo lúa rẫy có màu đỏ sẫm, khi nấu chín vẫn có màu đỏ đẹp mắt Cơm gạo đỏ không dẻo lắm, có mùi thơm đặc trưng mang hương vị núi rừng nên ăn rất ngon, đặc biệt là lớp cơm cháy dưới đáy nồi.

Gạo đỏ đắt, và hiếm bởi vì nó sinh trưởng ở vùng đất khô cằn xen lẫn sỏi đá Từ lúc gieo lúa tới khi cây lúa trổ bông, thu hoạch, dân làng không bao giờ cần tới phân bón hay

Ngày đăng: 24/04/2024, 13:51

w