liên hệ vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào tình trạng rớt môn của một bộ phận sinh viên bách khoa tp hcm

21 0 0
liên hệ vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào tình trạng rớt môn của một bộ phận sinh viên bách khoa tp hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bởi trong mọi sự vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả, như Lô mo nô xốp đã từng khẳng định rằng quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI:

LIÊN HỆ VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀOTÌNH TRẠNG RỚT MÔN CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN BÁCH KHOA

NĂM HỌC 2020-2021.LỚP L03 - NHÓM 0 - HK 202

NGÀY NỘP 5/5/2021

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Hương

Trang 2

Chương 2: LIÊN HỆ VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀO TÌNH TRẠNG RỚT MÔN CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN TRƯỜNG BÁCH KHOA NĂM HỌC 2020-2021:2.1 Đánh giá tình trạng rớt môn, nợ tín chỉ của sinh viên bằng việc liên hệ vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả……….…….9

2.a.1 Rớt môn là gì? 9

2.a.2 Thực trạng của việc rớt môn hiện nay……… …….… …10

2.a.3 Nguyên nhân của việc rớt môn, nợ tín chỉ……….…… … … 14

2.a.4 Hậu quả của việc rớt môn……….…… 16

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU

Đề tài 10: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân

kết quả vào giải quyết vấn đề tình trạng rớt môn của một bộ phận sinh viên Bách Khoa năm học 2020-2021.

Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN và được tiếp nối cho đến ngày nay với những thành tựu rực rỡ Triết học là hình thái xã hội, vì thế từ khi ra đời triết học Mác – Lênin đã trở thành cơ sở lí luận cho mọi khoa học khác và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tích cực của xã hội Những quy luật triết lí mà triết học Mác – Lênin phát hiện đã giúp con người chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về thế giới khách quan từ đó tích cực thay đổi, làm việc, hoàn thiện bản thân.

Một trong những quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra kể đến mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất Bởi trong mọi sự vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả, như Lô mo nô xốp đã từng khẳng định rằng quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: “ năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác…” Do đó có thể nó, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào đầu óc con người Chính vì vậy nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được các hiện tượng đó

a) Lí do chọn đề tài:

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều điều mâu thuẫn , không rõ ràng và không thể phân biệt cũng như hiểu rõ một cách hoàn chỉnh nhất Và để lý giải cho những vấn đề này, các cặp phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng sẽ giải thích và truyền tải những kiến thức cơ bản về những định nghĩa cũng như nội dung, từ đó có thể hiểu được và đưa ra những lựa chọn cho bản thân Dựa vào đó mà

Trang 4

các cá nhân hoặc tổ chức có thể quyết định được nên làm gì trong việc giải quyết một số vấn đề xã hội hiện nay.

Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng đươc phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm trù cơ bản như cái riêng, cái chung; tất nhiên ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng; nguyên nhân và kết quả; khả năng hiện thực; nôi dung và hình thức Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội.

Bước vào cánh cửa đại học, tức là đã bước sang một giai đoạn mới đầy thử thách và chông gai hơn cần nhận thức đúng đắn và quyết tâm Không phải là thời gian được nghỉ ngơi và hưởng thụ như bao người vẫn nghĩ Năm đầu tiên sinh viên là năm rất dễ rớt môn và được nhiều người cho là chuyện bình thường Đó chính là một nguy cơ cao gây ra việc đi sai đường trong con đường sự nghiệp của mỗi chúng ta Dẫn đến ở một số bộ phận sinh viên diễn ra hiện tượng rớt môn, nợ môn Từ những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Liên hệ vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào tình trạng rớt môn của một bộ phận sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM” Dù đã cố gắng song bài làm khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô Sau đây em xin trình bày nội dung đề tài.

b) Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là một bộ phận sinh viên và cụ thể là một bộ phận sinh viên trường đại học Bách Khoa đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, đối với môn Triết học Mác- Lênin khảo sát vào năm 2020-2021.

c) Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu nguyên nhân rớt môn

- Nhận thức được hậu quả của việc rớt môn

- Áp dụng cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả để phân tích - Đưa ra giải pháp khắc phục

- Ý nghĩa của việc sử dụng cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả.

Trang 5

2 PHẦN NỘI DUNG

Trong quá trình nhận thức con người thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các đối tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm thuộc tính và mối liên hệ chung cũng có ở tất cả chúng Đó là vận động, không gian, thời gian, nhân quả tính quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau, khác nhau,mâu thuẫn chúng là những đặc trưng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh chúng là những phạm trù triết học.

Như vậy, phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực Chúng giúp con người suy ngẫm những chất liệu củ thể đã thu nhập được trong quá trình nhận thức và cải biến giữa các sự vật, chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của khách thể Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát tành các phạm trù cơ bản Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan Các phạm trù hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội của con người Trong phép biện chứng duy vật, các cặp phạm trù có vai trò phương pháp luận khác nhau Các cặp cái riêng, cái chung; tất yếu, ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức được toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống Các cặp nguyên nhân và kết quả; khả năng và hiện thực là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật hiện tượng như những quá trình tự nhiên Cặp nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận nắm bắt các hình thức tồn tại hoặc biểu diễn của đối tượng trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn.

CHƯƠNG 1 CẶP PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ:1.1 Khái niệm:

- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.

Trang 6

- Phân loại nguyên nhân: nguyên nhân khách quan- nguyên nhân chủ quan; nguyên nhân bên trong – nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ yếu – nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân tất yêu – nguyên nhân ngẫu nhiên…

- Kết quả là phạm trù chỉ những sự biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.

1.2.Nội dung và tính chất:

Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác- Lênin khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.

 Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình  Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có

nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.

 Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

Trang 7

1.3 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

Nguyên nhân sinh ra kết quả

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ: giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bới vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác dụng.

Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân các nguyên nhân ra thành: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân, Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đấy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của

nguyên nhân (hướng tiêu cực).

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

Trang 8

Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại Vì vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết thúc bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.

1.4 Ý nghĩa của cặp phạm trù:

- Thứ nhất: Nếu bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do nguyên nhân quyết định thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó, muốn loại bỏ một sự vật hiện tượng nào đó không cần thiết thì phải loại bỏ nguyên nhân gây ra nó

- Thứ hai: Xét về mặt thời gian thì nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện Trong thời gian hoặc mối quan hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chổ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thực được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.

- Thứ ba: Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và quyết định nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp thích với điều kiện hoàn cảnh cụ thể chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ Trong số các nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên

Trang 9

nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.

+ Yếu tố tác động như : bị hỏi bài không tập trung được , đi thi trễ dẫn đến tâm lý hoang mang không làm bài được

- Kết quả: rớt môn * Thất nghiệp ở sinh viên: - Nguyên nhân :

+ Cung lao động vượt hơn cầu tuyển dụng

+ Sinh viên thiếu kỹ năng thực tế để áp dụng công việc + Thiếu định hướng nghề nghiệp.

+ Nhiều công ty chỉ tuyển người có kinh nghiệm và ngoại hình + Hạn chế trong khả năng ngoại ngữ.

+ Sự bị động trong quá trình tìm việc làm + Sự không minh bạch trong tuyển dụng + Thiếu chỉnh chu trong buổi phỏng vấn + Sơ yếu lí lịch( CV) không ấn tượng + Quá tự cao vào tấm bằng đại học - Kết quả: thất nghiệp

* Biến đổi khí hậu toàn cầu: - Nguyên nhân:

+ Quỹ đạo Trái đất thay đổi.

+ Sự thay đổi dòng hải lưu ở đại dương.

+ Sự thay đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất.

Trang 10

+ Do những hoạt động địa chất, phun trào núi lửa + Những tác động của con người.

- Kết quả: Biến đổi khí hậu toàn cầu.

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀO TÌNH TRẠNG RỚT MÔN CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN TRƯỜNG BÁCH KHOA NĂM HỌC 2020-2021:

2.1 Đánh giá tình trạng rớt môn, nợ tín chỉ của sinh viên bằng việc liên hệ vậndụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:

2.1.1 Rớt môn là gì?

Chương trình đại học đa số sẽ được chia làm 2 khối kiến thức chính:

 Khối giáo dục đại cương (bắt buộc)  Khối giáo dục chuyên ngành bạn sẽ chọn:  Các môn học cơ sở của ngành đó (bắt buộc)  Các môn học tự chọn thêm (không bắt buộc)

Nếu không may, điểm tổng kết môn học của sinh viên dưới 5.0 (tức là rớt môn) mà môn học đó lại nằm trong khối giáo dục đại cương hoặc môn học cơ sở của chuyên ngành thì sinh viên đó thuộc diện nợ môn.

Bởi vì những môn đó thuộc dạng bắt buộc, cho nên sinh viên sẽ phải học lại ở học kỳ sau hoặc khi nào muốn, nếu không cho dù số tín chỉ tích lũy đã đủ (giả sử sinh viên học trường dạy theo tín chỉ) hoặc sinh viên đã hoàn thành các môn học khác (giả sử sinh viên học trường không dạy theo tín chỉ) thì sinh viên đó vẫn không thể tốt nghiệp được.

2.1.2 Thực trạng của việc rớt môn hiện nay:

Tại sao trong hàng trăm nước, chúng ta vẫn mãi đứng trong top nước nông nghiệp đang phát triển mà không có một dấu hiệu đi lên Trong khi tất cả các cường quốc đều cố gắng góp sức mình kéo đất nước đi lên thì chúng ta lại đang cố dìm xuống vì sự lười nhác của thế hệ trẻ Chúng ta chỉ suốt ngày dậm chân

Ngày đăng: 24/04/2024, 13:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan