1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

LỒNG GHÉP KIẾN THỨC VỀ VĂN HÓA VÀ GIAO VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NHẬT

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lồng Ghép Kiến Thức Về Văn Hóa Và Giao Văn Hóa Trong Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nhật
Tác giả ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa, ThS. Lê Thị Ngọc Uyên
Trường học Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 404,05 KB

Nội dung

Văn Hóa - Nghệ Thuật - Khoa học xã hội - Giáo Dục - Education LỒNG GHÉP KIẾN THỨC VỀ VĂN HÓA VÀ GIAO VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NHẬT ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa, ThS. Lê Thị Ngọc Uyên1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gần đây, nhờ quá trình hội nhập, giao lưu trao đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục nên số lượng học viên người nước ngoài học tiếng Việt nói chung và người Nhật học tiếng Việt nói riêng tại các trường đại học ngoại ngữ và các trung tâm đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thì giáo viên không chỉ chú trọng vào các nội dung liên quan giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích (liên quan đến ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần chú trọng đến mối liên hệ về văn hóa và giao văn hóa trong các bài thực hành tiếng Việt. Lý do là bởi sự khác biệt giữa nền văn hoá riêng của người họcvăn hoá nguồn (home culture) và nền văn hoá mà trong đó ngôn ngữ đích đang hoạt độngvăn hoá đích (target culture) có thể gây mâu thuẫn và hiểu lầm khi giao tiếp. Điều đó có thể được lý giải là khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thì những giá trị văn hóa của từng dân tộc được người nói sử dụng một cách vô thức trong giao tiếp liên văn hóa. Thực tế cho thấy, điều khó khăn đối với người học ngoại ngữ không chỉ là do khác biệt về ngôn ngữ, mà là khác biệt văn hoá. Cụ thể là đối với việc thiết kế những bài học cho học viên người Nhật thì giáo viên cần chú trọng những kiến thức về văn hóa Nhật Bản và giao văn hóa Nhật - Việt vào nội dung bài học như: văn hóa chào hỏi, văn hóa cảm ơn và xin lỗi, văn hóa khi đi nhà hàng, mua sắm… Qua những tình huống cụ thể đó giáo viên có thể thiết kế những mẫu câu luyện và các hội thoại phù hợp với văn hóa của người học. Như vậy, cốt lõi vấn đề ở đây là cần rèn luyện cho người học có được năng lực giao tiếp, nghĩa là có khả năng đạt được mục đích giao tiếp nhất định bằng phương tiện ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Những phương tiện phi ngôn ngữ đó chính là những bối cảnh văn hóa mà người học sử dụng trong giao tiếp. Người học phải biết cách , Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 699LỒNG GHÉP KIẾN THỨC VỀ VĂN HÓA VÀ GIAO VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NHẬT thích hợp để xưng hô, tỏ lòng biết ơn, đưa ra yêu cầu, bày tỏ thái độ…; nghĩa là phải biết kết hợp ngôn ngữ với các hành vi phù hợp với văn hoá. Bài viết thảo luận về cách tiếp cận và mục tiêu chuyển tải văn hoá trong dạy tiếng nhằm nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hoá cho người học. Bài viết cũng tập trung vào việc trình bày một số cách thức và nội dung chuyển tải văn hoá trong giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài và cụ thể với đối tượng là học viên Nhật Bản nhằm giúp cho học viên có thể diễn đạt kiến thức văn hoá - xã hội này vào trong tiếng Việt một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ và ngoại ngữ Theo quan điểm khoa học thì văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần do xã hội sáng tạo ra. Văn hóa là hạ tầng cơ sở và cũng là thượng tầng kiến trúc của một dân tộc. Theo tác giả Trịnh Kim Ngọc từ góc độ nghiên cứu về con người nói chung đã cho rằng: “Không thể nghiên cứu con người và văn hóa nếu bỏ qua ngôn ngữ của họ” (Trịnh Thị Kim Ngọc, 2002, tr. 42 - 50). Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ biện chứng qua lại rất chặt chẽ. Ngôn ngữ có nhiệm vụ biểu đạt nền văn hóa đặc trưng của dân tộc. Một sự biến đổi bất kỳ của văn hóa cũng dẫn đến sự xuất hiện trong ngôn ngữ những từ hay những thuật ngữ mới. Ngược lại, trong ngôn ngữ có nhiều thành tố văn hóa. Văn hóa ngày càng phát triển, đòi hỏi ngôn ngữ cần có sự biểu đạt rất sinh động và cụ thể. Trong ngôn ngữ có rất nhiều từ mang đậm bản sắc dân tộc. Sự xuất hiện đó thấy rõ nhất ở phương diện từ vựng. Ví dụ trong tiếng Nhật có các từ như: 桜(sakura - hoa anh đào; 相撲(sumo - võ sĩ đấu vật; 寿司(sushi - cơm cuộn… và cũng có một số từ mà đối với người bản ngữ, những từ ấy không chỉ truyền đạt ý nghĩa đơn thuần mà còn mang sắc thái tượng trưng và biểu cảm. Ví dụ: từ 侍(samurai - võ sĩ đạo) trong tiếng Nhật và từ “cây tre” trong tiếng Việt là những từ tượng trưng cho tính cách của mỗi dân tộc. Nhằm mục đích giảng dạy ngoại ngữ, có thể phân định văn hoá thành hai loại: Loại thứ nhất được gọi là văn hoá tiên tiếncao cấp (high culture), có liên quan thành tựu về văn học, nghệ thuật, giáo dục, triết học... và được xem như tinh hoa của dân tộc. Loại thứ hai gọi là văn hoá đại chúngbình dân (popular culture), liên quan đến cuộc sống hàng ngày bao gồm lối sống, kiểu mẫu ứng xử, tín ngưỡng, tập quán... Loại này được nhiều người xem như là nội dung văn hoá cơ bản trong giảng dạy ngoại ngữ. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, Humboldt đã viết: “Những đặc điểm tinh thần và cấu trúc ngôn ngữ của một người hoà quyện nhau rất mật thiết... Ngôn ngữ là biểu hiện bên ngoài của tinh thần dân tộc: ngôn ngữ là linh hồn dân tộc, và linh hồn của họ 700K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH cũng chính là ngôn ngữ của họ, khó mà tưởng tượng có bất kỳ hai cái nào giống hệt nhau như là tinh thần và ngôn ngữ” (Humboldt, 1907). Có thể nói mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là phạm trù triết học giữa hình thức (ngôn ngữ) và nội dung (văn hóa). Điều đó có thể hiểu được rằng: Muốn nắm vững một ngôn ngữ (thông hiểu và sử dụng chính xác ngôn ngữ của dân tộc khác) thì đồng thời phải nắm vững những nội hàm văn hóa mà ngôn ngữ ấy biểu đạt. Chính vì vậy ranh giới giữa ngôn ngữ và văn hóa rất khó nhận diện và được chú ý kỹ càng từ cả hai phía là giáo viên và học viên. Đây cũng chính là một trong những trở ngại cho việc giảng dạy song hành văn hóa và ngôn ngữ. Đối với học viên người nước ngoài học tiếng Việt thì sự khác biệt về óc thẩm mĩ, cách tư duy, đặc trưng tâm lí và tập quán của từng dân tộc, cách giải thích và diễn đạt cùng một sự vật cũng sẽ khác nhau. Một người đã nắm được những kiến thức ngôn ngữ mà không giải thích thỏa đáng được ngoại ngữ là vì họ không có đủ kiến thức về bối cảnh ngôn ngữ đó. Theo Giáo sư Bùi Khánh Thế, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần phải chú ý đến phương diện văn hóa - ngôn ngữ của tiếng Việt cũng như tiếng mẹ đẻ của học viên, việc dạy tiếng Việt cần được quan niệm như dạy một ngôn ngữ thứ hai cho học viên (Bùi Khánh Thế, 2003, tr. 43 - 48). 2.2. Các mục tiêu và cách tiếp cận để tích hợp văn hóa trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ 2.2.1. Mục tiêu của giảng dạy văn hoá Thông qua các mối quan hệ biện chứng qua lại giữa ngôn ngữ và văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ nói riêng thì có thể thấy những mục đích và mục tiêu của việc giảng dạy văn hóa như sau: Về mục đích: Học để hiểu một nền văn hóa mới; Nắm ngôn ngữ để giao tiếp giữa những nền văn hóa khác nhau, có nghĩa là nắm kĩ năng giao tiếp với người bản ngữ của một nền văn hóa khác. Về mục tiêu: Chủ yếu là giúp học viên gia tăng nhận thức và phát triển sự tò mò học tập đối với nền văn hoá đích và nguồn, giúp học viên so sánh giữa các nền văn hoá bằng cách so sánh các nền văn hoá khác nhau, học viên hiểu biết sâu hơn về văn hoá đích, nâng cao năng lực giao tiếp và có được sự “nhạy cảm” về đa dạng văn hoá: “Sự đa dạng này sau đó phải được hiểu và tôn trọng, và không bao giờ... đánh giá quá cao hoặc quá thấp nó” (Dẫn theo Tavares R. Cavalcanti I., 1996). Theo Tomalin (1993) có các mục tiêu trong giảng dạy văn hoá như sau: - Giúp học viên thông hiểu các yếu tố xã hội như tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội, nơi cư trú ảnh hưởng đến cách thức nói năng và ứng xử; 701LỒNG GHÉP KIẾN THỨC VỀ VĂN HÓA VÀ GIAO VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NHẬT - Giúp học viên ý thức hơn về khuôn mẫu hành vi ở các tình huống phổ biến trong văn hoá đích; - Giúp học viên nâng cao nhận thức về ý nghĩa văn hoá của các từcụm từ trong ngôn ngữ đích; - Giúp phát triển khả năng để xác định và đánh giá thông tin về văn hoá đích; - Kích thích sự tò mò học hỏi và khuyến khích sự đồng cảm của học viên đối với văn hoá đích. 2.2.2. Cách tiếp cận tích hợp văn hoá trong dạy tiếng Việt, có ba cách sau Giảng dạy văn hoá một cách tường minh: trang bị cho học viên cơ sở phát triển kiến thức văn hoá đích. Nhược điểm của nó là nội dung văn hoá đích chỉ biểu hiện ở mức độ tương đối, cách tích hợp cũng như cách dạy văn hoá như thế nào thì vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng; Ví dụ như người Nhật sẽ không thể nào hiểu việc sắp xếp các cuộc hẹn trước ngày hẹn chỉ 2, 3 ngày hoặc thậm chí chỉ trước một ngày hay vài giờ trong khi đối với họ việc sắp xếp một cuộc hẹn thì cần thời gian ít nhất là trước 2 tuần hoặc xa hơn là 1 tháng. Trong khi giảng dạy những nội dung này, giáo viên cần nhiều kinh nghiệm về vốn sống cũng như hiểu biết về văn hóa nguồn của người học. Giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp: Thông qua phương pháp này, giáo viên có thể dạy văn hoá cho học viên theo phương châm “học đi đôi với hành”. Qua việc nhấn mạnh vào chức năng giao tiếp, văn hoá được tích hợp một cách tự nhiên với ngôn ngữ, không gắn kết một cách “giả tạo” như cách thức giảng dạy tường minh trên. Thông qua thực hành, giáo viên lồng ghép nội dung văn hoá vào việc sử dụng ngôn ngữ, giúp người học tiếp thu kiến thức văn hoá bằng trải nghiệm sử dụng ngôn ngữ của chính mình. Giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp liên văn hoá: Phương pháp này vận dụng ưu điểm của hai phương pháp nêu trên. Học viên không chỉ học hỏi các kiến thức về ngôn ngữ đích, mà còn phải quan tâm đến việc phát triển nhận thức và thẩm năng văn hoá ở các nền văn hoá khác nhau. Quá trình phát triển của học viên liên tục và năng động, từ chưa biết đến biết, từ kinh nghiệm hiện có đến kiến thức mới; đồng thời tương tác giao tiếp gồm nhiều học viên ở các nền văn hoá khác nhau. Phương pháp thứ 2 và 3 được khuyến khích ưu tiên vì hai phương pháp này không chỉ giúp học viên nắm vững được từng tình huống cụ thể liên quan đến văn hóa nguồn và văn hóa đích mà còn vận dụng nó một cách linh hoạt trong quá trình rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ của mình. 702K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu được tiến hành dựa vào phương pháp phân tích và mô tả kết hợp với phương pháp so sánh và phương pháp định tính dựa trên những tổng hợp từ những ví dụ thực tiễn trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho học viên người Nhật. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu tiếp nối những nền tảng và cơ sở lý luận của những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Thông qua các mục đích và mục tiêu cụ thể của việc lồng ghép văn hóa vào giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, chúng tôi đưa ra những đề xuất cụ thể trong việc lồng ghép văn hóa vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật vào từng bình diện văn hóa cụ thể như: cách xưng hô, chào hỏi, thể hiện lòng biết ơn và sự quan tâm. Qua các bình diện này, bài viết cũng đưa ra các ví dụ và các tình huống giao tiếp cụ thể giữa học viên và giáo viên có thể xử lý các tình huống liên văn hóa trong nội dung bài giảng của mình. 4.1. Lồng ghép nội dung văn hóa và giao văn hóa Nhật - Việt trong giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật thông qua các bình diện văn hóa tiêu biểu Trong quá trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ nói chung và với học viên người Nhật nói riêng thì có rất nhiều cách truyền thụ văn hóa, nhiệm vụ đầu tiên quan trọng của người giáo viên là vận dụng nhiều cách khác nhau để truyền thụ kiến thức văn hóa, nâng cao sự nhạy cảm đối với văn hóa của học viên, bồi dưỡng ý thức văn hóa khiến cho học viên có thể chủ động tự giác lĩnh hội và hội nhập vào môi trường văn hóa mới. Nổi bật lên đó là phương pháp so sánh, nội dung chính của phương pháp này là giáo viên cần lồng ghép những kiến thức văn hóa và giao văn hóa vào trong các hoạt động giảng dạy thông qua các bình diện văn hóa gần gũi với các tình huống giao tiếp thông thường như: cách xưng hô, chào hỏi; thể hiện sự quan tâm. Nội dung chi tiết các bình diện văn hóa đó sẽ được nêu dưới đây. 4.2. Cách sử dụng từ xưng hô Tiếng Việt có nhiều từ phân biệt mối quan hệ họ hàng hơn người Nhật: ông nội ông ngoại, bà nộibà ngoại, bácchúcậudượng và côdìthímmợ... Tuổi tác rất quan trọng trong việc chọn từ xưng hô. Do vậy người Việt có thể hỏi tuổi người mới quen để xưng hô cho “phải phép”. Cách xưng hô trong tiếng Việt là một trong những khó khăn đối với học viên người Nhật bởi vì họ chỉ có những đại từ nhân xưng trung tính như: 私=わたし=watashi: “Tôi” - dùng trong hoàn cản...

Trang 1

TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NHẬT

ThS Nguyễn Thị Hồng Hoa*, ThS Lê Thị Ngọc Uyên** 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Gần đây, nhờ quá trình hội nhập, giao lưu trao đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục nên số lượng học viên người nước ngoài học tiếng Việt nói chung và người Nhật học tiếng Việt nói riêng tại các trường đại học ngoại ngữ và các trung tâm đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam cũng tăng lên đáng kể Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thì giáo viên không chỉ chú trọng vào các nội dung liên quan giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích (liên quan đến ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần chú trọng đến mối liên hệ về văn hóa và giao văn hóa trong các bài thực hành tiếng Việt Lý do là bởi sự khác biệt giữa nền văn hoá riêng của người học/văn hoá nguồn (home culture) và nền văn hoá mà trong đó ngôn ngữ đích đang hoạt động/văn hoá đích (target culture) có thể gây mâu thuẫn và hiểu lầm khi giao tiếp Điều đó có thể được lý giải là khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thì những giá trị văn hóa của từng dân tộc được người nói sử dụng một cách vô thức trong giao tiếp liên văn hóa

Thực tế cho thấy, điều khó khăn đối với người học ngoại ngữ không chỉ là do khác biệt về ngôn ngữ, mà là khác biệt văn hoá Cụ thể là đối với việc thiết kế những bài học cho học viên người Nhật thì giáo viên cần chú trọng những kiến thức về văn hóa Nhật Bản và giao văn hóa Nhật - Việt vào nội dung bài học như: văn hóa chào hỏi, văn hóa cảm ơn và xin lỗi, văn hóa khi đi nhà hàng, mua sắm… Qua những tình huống cụ thể đó giáo viên có thể thiết kế những mẫu câu luyện và các hội thoại phù hợp với văn hóa của người học

Như vậy, cốt lõi vấn đề ở đây là cần rèn luyện cho người học có được năng lực giao tiếp, nghĩa là có khả năng đạt được mục đích giao tiếp nhất định bằng phương tiện ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ Những phương tiện phi ngôn ngữ đó chính là những bối cảnh văn hóa mà người học sử dụng trong giao tiếp Người học phải biết cách

*,** Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Trang 2

thích hợp để xưng hô, tỏ lòng biết ơn, đưa ra yêu cầu, bày tỏ thái độ…; nghĩa là phải biết kết hợp ngôn ngữ với các hành vi phù hợp với văn hoá Bài viết thảo luận về cách tiếp cận và mục tiêu chuyển tải văn hoá trong dạy tiếng nhằm nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hoá cho người học Bài viết cũng tập trung vào việc trình bày một

số cách thức và nội dung chuyển tải văn hoá trong giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài và cụ thể với đối tượng là học viên Nhật Bản nhằm giúp cho học viên có thể diễn đạt kiến thức văn hoá - xã hội này vào trong tiếng Việt một cách tự nhiên và hiệu quả hơn

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ và ngoại ngữ

Theo quan điểm khoa học thì văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần

do xã hội sáng tạo ra Văn hóa là hạ tầng cơ sở và cũng là thượng tầng kiến trúc của một dân tộc Theo tác giả Trịnh Kim Ngọc từ góc độ nghiên cứu về con người nói chung đã cho rằng: “Không thể nghiên cứu con người và văn hóa nếu bỏ qua ngôn ngữ của họ” (Trịnh Thị Kim Ngọc, 2002, tr 42 - 50)

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ biện chứng qua lại rất chặt chẽ Ngôn ngữ có nhiệm vụ biểu đạt nền văn hóa đặc trưng của dân tộc Một sự biến đổi bất kỳ của văn hóa cũng dẫn đến sự xuất hiện trong ngôn ngữ những từ hay những thuật ngữ mới Ngược lại, trong ngôn ngữ có nhiều thành tố văn hóa Văn hóa ngày càng phát triển, đòi hỏi ngôn ngữ cần có sự biểu đạt rất sinh động và cụ thể Trong ngôn ngữ có rất nhiều từ mang đậm bản sắc dân tộc Sự xuất hiện đó thấy rõ nhất ở phương diện từ vựng Ví dụ trong tiếng Nhật có các từ như: 桜(sakura - hoa anh đào; 相撲(sumo - võ sĩ đấu vật; 寿司(sushi - cơm cuộn… và cũng có một số từ mà đối với người bản ngữ, những từ ấy không chỉ truyền đạt ý nghĩa đơn thuần mà còn mang sắc thái tượng trưng và biểu cảm Ví dụ: từ 侍(samurai - võ sĩ đạo) trong tiếng Nhật

và từ “cây tre” trong tiếng Việt là những từ tượng trưng cho tính cách của mỗi dân tộc Nhằm mục đích giảng dạy ngoại ngữ, có thể phân định văn hoá thành hai loại: Loại thứ nhất được gọi là văn hoá tiên tiến/cao cấp (high culture), có liên quan thành tựu về văn học, nghệ thuật, giáo dục, triết học và được xem như tinh hoa của dân tộc Loại thứ hai gọi là văn hoá đại chúng/bình dân (popular culture), liên quan đến cuộc sống hàng ngày bao gồm lối sống, kiểu mẫu ứng xử, tín ngưỡng, tập quán Loại này được nhiều người xem như là nội dung văn hoá cơ bản trong giảng dạy ngoại ngữ Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, Humboldt đã viết: “Những đặc điểm tinh thần

và cấu trúc ngôn ngữ của một người hoà quyện nhau rất mật thiết Ngôn ngữ là biểu hiện bên ngoài của tinh thần dân tộc: ngôn ngữ là linh hồn dân tộc, và linh hồn của họ

Trang 3

cũng chính là ngôn ngữ của họ, khó mà tưởng tượng có bất kỳ hai cái nào giống hệt nhau như là tinh thần và ngôn ngữ” (Humboldt, 1907)

Có thể nói mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là phạm trù triết học giữa hình thức (ngôn ngữ) và nội dung (văn hóa) Điều đó có thể hiểu được rằng: Muốn nắm vững một ngôn ngữ (thông hiểu và sử dụng chính xác ngôn ngữ của dân tộc khác) thì đồng thời phải nắm vững những nội hàm văn hóa mà ngôn ngữ ấy biểu đạt Chính vì vậy ranh giới giữa ngôn ngữ và văn hóa rất khó nhận diện và được chú ý kỹ càng từ

cả hai phía là giáo viên và học viên Đây cũng chính là một trong những trở ngại cho việc giảng dạy song hành văn hóa và ngôn ngữ

Đối với học viên người nước ngoài học tiếng Việt thì sự khác biệt về óc thẩm mĩ, cách tư duy, đặc trưng tâm lí và tập quán của từng dân tộc, cách giải thích và diễn đạt cùng một sự vật cũng sẽ khác nhau Một người đã nắm được những kiến thức ngôn ngữ mà không giải thích thỏa đáng được ngoại ngữ là vì họ không có đủ kiến thức về bối cảnh ngôn ngữ đó Theo Giáo sư Bùi Khánh Thế, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần phải chú ý đến phương diện văn hóa - ngôn ngữ của tiếng Việt cũng như tiếng mẹ đẻ của học viên, việc dạy tiếng Việt cần được quan niệm như dạy một ngôn ngữ thứ hai cho học viên (Bùi Khánh Thế, 2003, tr 43 - 48)

2.2 Các mục tiêu và cách tiếp cận để tích hợp văn hóa trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

2.2.1 Mục tiêu của giảng dạy văn hoá

Thông qua các mối quan hệ biện chứng qua lại giữa ngôn ngữ và văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một ngoại ngữ nói riêng thì có thể thấy những mục đích và mục tiêu của việc giảng dạy văn hóa như sau:

Về mục đích: Học để hiểu một nền văn hóa mới; Nắm ngôn ngữ để giao tiếp giữa những nền văn hóa khác nhau, có nghĩa là nắm kĩ năng giao tiếp với người bản ngữ của một nền văn hóa khác

Về mục tiêu: Chủ yếu là giúp học viên gia tăng nhận thức và phát triển sự tò mò

học tập đối với nền văn hoá đích và nguồn, giúp học viên so sánh giữa các nền văn hoá

bằng cách so sánh các nền văn hoá khác nhau, học viên hiểu biết sâu hơn về văn hoá đích, nâng cao năng lực giao tiếp và có được sự “nhạy cảm” về đa dạng văn hoá: “Sự

đa dạng này sau đó phải được hiểu và tôn trọng, và không bao giờ đánh giá quá cao hoặc quá thấp nó” (Dẫn theo Tavares R & Cavalcanti I., 1996) Theo Tomalin (1993)

có các mục tiêu trong giảng dạy văn hoá như sau:

- Giúp học viên thông hiểu các yếu tố xã hội như tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội, nơi cư trú ảnh hưởng đến cách thức nói năng và ứng xử;

Trang 4

- Giúp học viên ý thức hơn về khuôn mẫu hành vi ở các tình huống phổ biến trong văn hoá đích;

- Giúp học viên nâng cao nhận thức về ý nghĩa văn hoá của các từ/cụm từ trong ngôn ngữ đích;

- Giúp phát triển khả năng để xác định và đánh giá thông tin về văn hoá đích;

- Kích thích sự tò mò học hỏi và khuyến khích sự đồng cảm của học viên đối với văn hoá đích

2.2.2 Cách tiếp cận tích hợp văn hoá trong dạy tiếng Việt, có ba cách sau

Giảng dạy văn hoá một cách tường minh: trang bị cho học viên cơ sở phát triển

kiến thức văn hoá đích Nhược điểm của nó là nội dung văn hoá đích chỉ biểu hiện ở mức độ tương đối, cách tích hợp cũng như cách dạy văn hoá như thế nào thì vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng; Ví dụ như người Nhật sẽ không thể nào hiểu việc sắp xếp các cuộc hẹn trước ngày hẹn chỉ 2, 3 ngày hoặc thậm chí chỉ trước một ngày hay vài giờ trong khi đối với họ việc sắp xếp một cuộc hẹn thì cần thời gian ít nhất là trước 2 tuần hoặc xa hơn là 1 tháng Trong khi giảng dạy những nội dung này, giáo viên cần nhiều kinh nghiệm về vốn sống cũng như hiểu biết về văn hóa nguồn của người học

Giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp: Thông qua phương pháp này,

giáo viên có thể dạy văn hoá cho học viên theo phương châm “học đi đôi với hành” Qua việc nhấn mạnh vào chức năng giao tiếp, văn hoá được tích hợp một cách tự nhiên với ngôn ngữ, không gắn kết một cách “giả tạo” như cách thức giảng dạy tường minh trên Thông qua thực hành, giáo viên lồng ghép nội dung văn hoá vào việc sử dụng ngôn ngữ, giúp người học tiếp thu kiến thức văn hoá bằng trải nghiệm sử dụng ngôn ngữ của chính mình

Giảng dạy văn hoá theo phương pháp giao tiếp liên văn hoá: Phương pháp

này vận dụng ưu điểm của hai phương pháp nêu trên Học viên không chỉ học hỏi các kiến thức về ngôn ngữ đích, mà còn phải quan tâm đến việc phát triển nhận thức và thẩm năng văn hoá ở các nền văn hoá khác nhau Quá trình phát triển của học viên liên tục và năng động, từ chưa biết đến biết, từ kinh nghiệm hiện có đến kiến thức mới; đồng thời tương tác giao tiếp gồm nhiều học viên ở các nền văn hoá khác nhau

Phương pháp thứ 2 và 3 được khuyến khích ưu tiên vì hai phương pháp này không chỉ giúp học viên nắm vững được từng tình huống cụ thể liên quan đến văn hóa nguồn và văn hóa đích mà còn vận dụng nó một cách linh hoạt trong quá trình rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ của mình

Trang 5

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu được tiến hành dựa vào phương pháp phân tích và mô tả kết hợp với phương pháp so sánh và phương pháp định tính dựa trên những tổng hợp từ những

ví dụ thực tiễn trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho học viên người Nhật

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu tiếp nối những nền tảng và cơ sở lý luận của những nghiên cứu của các tác giả đi trước Thông qua các mục đích và mục tiêu cụ thể của việc lồng ghép văn hóa vào giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, chúng tôi đưa ra những đề xuất

cụ thể trong việc lồng ghép văn hóa vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật vào từng bình diện văn hóa cụ thể như: cách xưng hô, chào hỏi, thể hiện lòng biết ơn và sự quan tâm Qua các bình diện này, bài viết cũng đưa ra các ví dụ và các tình huống giao tiếp cụ thể giữa học viên và giáo viên có thể xử lý các tình huống liên văn hóa trong nội dung bài giảng của mình

4.1 Lồng ghép nội dung văn hóa và giao văn hóa Nhật - Việt trong giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật thông qua các bình diện văn hóa tiêu biểu

Trong quá trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ nói chung và với học viên người Nhật nói riêng thì có rất nhiều cách truyền thụ văn hóa, nhiệm vụ đầu tiên quan trọng của người giáo viên là vận dụng nhiều cách khác nhau để truyền thụ kiến thức văn hóa, nâng cao sự nhạy cảm đối với văn hóa của học viên, bồi dưỡng ý thức văn hóa khiến cho học viên có thể chủ động tự giác lĩnh hội và hội nhập vào môi trường văn hóa mới Nổi bật lên đó là phương pháp so sánh, nội dung chính của phương pháp này là giáo viên cần lồng ghép những kiến thức văn hóa và giao văn hóa vào trong các hoạt động giảng dạy thông qua các bình diện văn hóa gần gũi với các tình huống giao tiếp thông thường như: cách xưng hô, chào hỏi; thể hiện sự quan tâm Nội dung chi tiết các bình diện văn hóa đó sẽ được nêu dưới đây

4.2 Cách sử dụng từ xưng hô

Tiếng Việt có nhiều từ phân biệt mối quan hệ họ hàng hơn người Nhật: ông nội/ ông ngoại, bà nội/bà ngoại, bác/chú/cậu/dượng và cô/dì/thím/mợ Tuổi tác rất quan trọng trong việc chọn từ xưng hô Do vậy người Việt có thể hỏi tuổi người mới quen

để xưng hô cho “phải phép” Cách xưng hô trong tiếng Việt là một trong những khó khăn đối với học viên người Nhật bởi vì họ chỉ có những đại từ nhân xưng trung tính như: 私=わたし=watashi: “Tôi” - dùng trong hoàn cảnh thông thường hoặc lịch sự,

trang trọng; あなた=anata: “Anh, chị, em, bạn”: Đây là cách gọi lịch sự người mà

mình không thân thiết lắm hoặc là cách gọi thân mật của vợ với chồng Ngoài ra còn

một số đại từ như: 君=きみ=kimi: “Em” (gần gũi, thân mật - dùng cho giới nữ), 僕

Trang 6

=ぼく=boku: “Tôi” (gần gũi, thân mật - dùng cho nam) Một ví dụ lưu ý về văn hóa

ở bình diện này đó là khi đi mua sắm có thể người bán hàng là một phụ nữ hay một người đàn ông trung tuổi trở lên thì người Nhật sẽ rất lúng túng lựa chọn đại từ nhân xưng phù hợp như: cô, dì, bác hay là chú, bác, ông Khi đó giáo viên chỉ định hướng cho học viên có thể dùng hai đại từ nhân xưng trung tính đại diện cho hai giới là: “cô”

và “chú” hoặc trung tính hơn có thể xưng là “ông” và “bà” là có thể chấp nhận được Vd: Hội thoại mẫu:

Bà bán hàng: Anh mua cam đi! Cam ngọt

lắm

Tanaka: Bà có bưởi không?

Bà bán hàng: Hết rồi anh ạ

Tanaka: Tiếc quá nhỉ! Bạn tôi thích ăn

bưởi Tôi muốn mua cho chị ấy

Bà bán hàng: Mai anh ra sớm nhé( T46)

店員:いらっしゃいませ!みかんを買 ってください

田中:ヤボンはありませんか?

店員:もう売り切れます 田中:残念ですね。友達がヤボンをた べたがっています。買ってあげたいの です

店員:明日早く来てくださいね (T46)

(Trần Thị Chung Toàn, Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật, tr 46).

4.3 Chào hỏi

Ở bình diện này trong tiếng Việt sẽ là những mẫu câu chào hỏi trực tiếp và gián tiếp như: Chào + Đại từ nhân xưng + Tên [Thêm những từ ngữ chỉ sự kính trọng như: xin, kính, ạ] hoặc những kiểu “hỏi” để mà chào theo kiểu chào hỏi gián tiếp như: “Anh

đi đâu đấy? Anh làm gì ở đây vậy?

Ngoài ra khi gặp người quen thì người Việt thường đưa ra câu hỏi: Chị đi đâu vậy?; Em đi học hả?; Chà, lâu quá không gặp! Mới đi đâu về đấy? Đối với người Việt, các phát ngôn trên là lời chào rất đỗi bình thường Tuy vậy, nhiều người nước ngoài thấy bối rối và khó xử trước kiểu “chào hỏi” như vậy Giáo viên cần giải thích

và cho học viên biết nên trả lời thế nào trong tình huống này

Có thể tham khảo thêm một tình huống như sau:

Tình huống: Sandy mới đến Việt Nam để thực tập tiếng Việt Cô ấy nói chuyện với một người bạn Việt Nam

Sandy: Chắc tôi phải về nước sớm thôi Tôi không thể…

Mai: Sao vậy? Chị định ở đây 6 tháng mà

Sandy: Chỗ tôi ở trọ không tốt Bà chủ nhà trọ quá tò mò Ông chủ nhà trọ cũng vậy Họ luôn luôn hỏi tôi: “Cô đi đâu vậy?”

Trang 7

Mai: Ồ, cái đó không phải là tò mò đâu!

Sandy: Còn đi ra đường, tôi thường bị hỏi: “Bao nhiêu tuổi? Có gia đình chưa?” Tôi luôn luôn tự hỏi tại sao người ta tò mò quá vậy

Mai: Ồ, không phải như chị nghĩ đâu

Sandy: Ở nước tôi, người ta không hỏi tuổi phụ nữ hay hỏi về chuyện gia đình một cách tọc mạch như vậy Người ta cũng ít khi hỏi “Đi đâu đấy?”

Mai: Ở Việt Nam, câu hỏi “Đi đâu đấy?” thường được dùng thay cho lời chào khi gặp nhau, chứ không phải tò mò đâu

Sandy: Thú thật, tôi thấy khó quen được với cách chào hỏi kiểu như vậy Chính

vì thế mà tôi định về nước sớm

Mai: Cố gắng thêm một, hai lần nữa, chị sẽ quen ngay thôi mà

Sandy: Tôi cũng mong như vậy Thôi, chúng ta đi ăn tối đi

Mai: Được, nhưng hôm nay chúng ta sẽ trả tiền theo “kiểu Việt Nam” Tôi sẽ đãi chị bữa ăn tối nay Đồng ý không? (Tiếng Việt 4, bài 9, tr 93)

Đối với học viên người Nhật thì họ cũng rất “lúng túng” trong những tình huống như vậy Các hình thức chào hỏi trong tiếng Nhật tập trung vào thời gian của buổi gặp mặt và các nghi thức cúi chào và đưa danh thiếp Ví dụ như: おはようござい ます;こんにちは;こんばんは(chào buổi sáng, chào vào giữa buổi, chào buổi tối) Vì vậy, bao giờ khi mới bắt đầu học tiếng Việt họ hay mắc lỗi như: “Chào anh buổi sáng”… Ngoài ra họ cũng không quen khi được hỏi những câu mang tính riêng

tư như: “Bạn đi đâu đấy, bạn làm gì đấy? Bạn bao nhiêu tuổi rồi? Chính vì thế khi dạy các đoạn hội thoại về chào hỏi thì giáo viên nên giải thích rõ về vấn đề này

Ví dụ: Hội thoại mẫu:

Hà: Chủ nhật vừa rồi, anh làm gì?

Hùng: Tôi đi chơi với các bạn Nhật

Hà: Thế à? Thích nhỉ! Thế anh Takahashi

làm gì?

Hùng: Anh ấy ở nhà viết thư cho bạn Còn

chị, chị làm gì?

Hà: Tôi đi chợ, nấu ăn và xem Ti vi

ハー:先週の日曜日なにをしましたか フン:友達と遊びに行きました ハー:そうですか?いいですね。それでは高 橋さんはなにをしましたか?

フン:高橋さんは家にいて、友達に手紙を書 きました。ハーさんはなにをしましたか? ハー:買い物を行ったりご飯を作ったり、テ レビを見たりしました。

(Trần Thị Chung Toàn, Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật, tr 21).

Trang 8

4.4 Thể hiện sự quan tâm

Khi gặp người nước ngoài, người Việt có thể đặt câu hỏi Em đã có gia đình chưa?

Em đi làm có xa không, có vất vả không? Trước những câu hỏi như vậy, người nước ngoài sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí bị sốc vì những câu hỏi trên có vẻ “săm soi” vào

“đời tư” của mình Với tình huống này, giáo viên cần giải thích cho học viên hiểu rằng các câu hỏi trên chỉ là lời hỏi thăm, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là bày tỏ sự quan tâm chứ không muốn biết thông tin về người đối thoại

Tình huống: Lan hỏi Chi về hoàn cảnh gia đình người yêu của Chi

[ …] Lan: À, chị hiểu rồi Thế, gia đình anh ấy có mấy người?

Chi: 10 người Bố mẹ anh ấy sinh 8 người con, 2 trai, 6 gái Anh ấy là con cả trong gia đình Em út anh ấy năm nay mới 6 tuổi

Lan: Quê anh ấy ở xa quá! Gia đình anh ấy đông quá! Em không sợ à?

Chi: Không Tại sao phải sợ, hả chị? (tiếng Việt 1, bài 12, tr 159)

Các phát ngôn trong hội thoại có từ vựng và cấu trúc đơn giản Tuy nhiên, nếu không biết được là ở Việt Nam, khi cha mẹ đã già, người con cả thường thay mặt cha

mẹ chăm sóc các em thì học viên sẽ không hiểu lý do tại sao Chi phải sợ

Hoặc xét mẩu hội thoại dưới đây dạy cho học viên người Nhật:

Lân: Từ tuần sau, chúng mình được

nghỉ hè rồi, thích nhỉ?

Ca: Ừ, mấy hôm nay trời nóng bức,

khó chịu quá, tớ chỉ muốn nghỉ học

thôi

Lân: Cậu đã thi xong môn Toán chưa?

Ca: Chưa Tớ sắp thi Trước khi nghỉ

hè sẽ thi

Lân: Người ta bảo: thời sinh viên là

sướng nhất Chỉ có học thôi Chẳng

phải lo gì cả Nhưng tớ lại thấy khổ:

vừa thi xong môn này lại phải lo thi

môn khác

Ca: Thế à?

Lân: Thế cậu không nghĩ thế sao?

Ca: Tớ cũng chẳng biết nữa Tớ thấy

thi cũng tốt Không có thi tớ không

muốn học

Lân: Ừ, nhỉ.[164]

すね。

の。

る前にあります。

ラン:学生時代は他のことを心配しなくて

楽な時代だと言われているけれど、私はそ

験が終わったばかりなのにまた別の試験の

験がなければ勉強しようと思わないからで す。

(Trần Thị Chung Toàn, Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật, tr 164 -165).

Trang 9

Ở ví dụ trên đây có thể học viên người Nhật sẽ thấy cách biểu hiện sự quan tâm

và bộc lộ cảm xúc của hai bạn sinh viên kia sẽ vượt qua một mẫu hội thoại trò chuyện

về tình hình thi cử thông thường bởi vì văn hóa của họ không có thói quen phàn nàn, than vãn hay bộc lộ những cảm xúc tiêu cực một cách trực tiếp khác với văn hóa Việt

Vì vậy trong tình huống này giáo viên cần có những cách lý giải liên văn hóa rằng đây hoàn toàn không giống như những lời than vãn tiêu cực mà chẳng qua chỉ là cách bộc

lộ cảm xúc thông thường khi giao tiếp trong văn hóa Việt Nam

5 ĐỀ XUẤT

Nhằm giúp học viên cảm thụ được văn hóa nguồn hiệu quả thì vai trò của giáo viên rất quan trọng Ngoài việc có kiến thức về chuyên môn thì giáo viên cần phải chú

ý bồi dưỡng khả năng giao tiếp và kiến thức về văn hóa xã hội một cách sâu rộng và việc truyền thụ kiến thức về bối cảnh văn hóa cần phải cụ thể hóa, hình tượng hóa và

có thể tích hợp qua các hình thức và hoạt động dạy học dưới đây:

- Giáo viên đưa ra tình huống có liên quan đến văn hoá và yêu cầu học viên giải quyết Mỗi học viên tự đưa ra quyết định, sau đó họp lại thành nhóm để cùng trao đổi ý kiến

- Học viên trình bày ngắn gọn một chủ đề hoặc ý tưởng cụ thể về khác biệt giữa văn hoá nguồn và văn hoá đích, thường kèm tranh minh hoạ; sau đó đưa ra câu hỏi cho lớp thảo luận

- Đóng vai: Hoạt động này có thể sử dụng sau khi học một bài hội thoại Học viên tưởng tượng mình ở trong một tình huống giao tiếp liên quan đến văn hoá Ví dụ: sau khi học từ xưng hô, học viên đóng vai trong cuộc thoại có cách xưng hô không thích hợp Học viên khác quan sát, phát hiện chỗ sai; sau đó đóng vai trong tình huống tương tự nhưng sử dụng hình thức xưng hô phù hợp

- Thông qua các tác phẩm văn học: Tác phẩm văn học sẽ là kênh kết nối văn hóa dân tộc một cách toàn diện nhất Loại văn bản này thường mang đậm thông tin văn hoá và gợi lên cảm xúc đáng nhớ cho người đọc Văn bản được lựa chọn cẩn thận cho nhóm học viên cụ thể sẽ giúp học viên có được kiến thức ngôn ngữ - văn hoá sâu sắc

- Phương tiện nghe nhìn: Phim, video, truyền hình… trình bày các chủ điểm văn hoá trực tiếp và ấn tượng; giúp học viên nhận thức các hành vi văn hoá một cách sống động đồng thời phương tiện này cũng rất hữu ích trong việc dạy văn hoá liên quan đến hình thức giao tiếp không lời như cử chỉ, thái độ, nét mặt trong văn hoá đích

6 KẾT LUẬN

Lồng ghép kiến thức văn hóa và giao văn hóa trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói chung và đối tượng là học viên người Nhật nói riêng được cho

Trang 10

là phương pháp phù hợp theo xu thế hiện nay Nó cho thấy ngôn ngữ được tạo lập như thế nào để truyền đạt nội dung văn hóa, cũng như văn hoá tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ ra sao Phương pháp này đòi hỏi nhiều nỗ lực về phía giáo viên: thứ nhất, giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn tiếng Việt và văn hóa Việt ẩn sau yếu

tố ngôn ngữ; thứ hai, khi giải thích chủ điểm ngôn ngữ giáo viên nên cung cấp kiến thức văn hoá có liên quan cùng một lúc; thứ ba, để giúp học viên hiểu sâu hơn về văn hoá, có thể so sánh những tương đồng và dị biệt giữa văn hoá Việt và văn hoá Nhật Bản Đặc biệt, giáo viên không nên định kiến, không phán xét sự khác biệt giữa hai nền văn hoá, đồng thời phải nhớ rằng mục tiêu giảng dạy là nâng cao kiến thức ngôn ngữ lẫn năng lực giao tiếp Mục tiêu cần đạt được đó là giúp học viên hiểu được văn hóa Việt Nam và biết cách sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên và hiệu quả nhất Đó cũng là mục đích cuối cùng mà các nhà giáo dục muốn học viên của mình đạt được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Khánh Thế (2003) “Đi tìm một mô hình thỏa đáng để dạy - học tiếng Việt như

ngôn ngữ thứ hai” Tạp chí Ngôn ngữ Số 12 Tr 43 - 48.

2 Dimitrios Thanasoulas (2001) The Importance of Teaching Culture in The Foreign

Language Classroom Radical Pedagogy

3 Hồ Hải Thụy (2005) Dạy và học ngoại ngữ - một số vấn đề nên cân nhắc, Tài liệu hội

thảo khoa học dùng tiếng nước ngoài làm chuyển ngữ (ngôn ngữ giảng dạy) trong quá trình hội nhập Hội Ngôn ngữ học Việt Nam & Viện Đại học Mở Hà Nội Hà Nội.

4 Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (1993) Việt Nam

- Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa.

5 Lê A (Chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2010) Phương pháp dạy

học tiếng Việt NXB Giáo dục.

6 Lý Toàn Thắng (2012) “Bản sắc văn hoá: thử nhìn từ góc độ tâm lý - ngôn ngữ”

Một số vấn đề về lý luận ngôn ngữ học và tiếng Việt NXB Khoa học Xã hội.

7 Ngàn Trùng Dương (2003) tiếng Việt có thể trở thành ngôn ngữ toàn cầu? NXB

Lao động

8 Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên) (2010) Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài

(sách 1) Tái bản NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh [viết tắt: TV1]; Nguyễn

Văn Huệ (cb) (2004) Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài (sách 4) NXB

Giáo dục [viết tắt: TV4]

9 Nguyễn Anh Quế (2007) tiếng Việt cho người nước ngoài NXB Văn hóa thông tin.

10 Trần Trí Dõi (2001) Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội NXB Văn hóa thông tin.

11 Murakami Yutaro (Ibaraki University), Japanese Language Teaching Seminar, 2018/3/5 (アスペクト的な意味表すベトナム語 “đi” と日本語の「行く」

Ngày đăng: 24/04/2024, 00:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w