1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực tập tại công ty tnhh xây dựng thương mại thiết bị điện tiến đạt

48 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thiết bị điện Tiến Đạt
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Học sinh nhầm lẫn kiến thức cơ bản một cách trầm trọng, thể hiện sự “ngô nghê” về hiểu biết,...Trước tình hình này, việc đổi mới phương pháp dạy học cần được đặt lên hàng đầu đặc biệt là

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nguồn lực con người đóng vai trò là nhân tố quan

trọng hàng đầu và giáo dục được xem là chìa khóa cho mọi thành công Nhận thức đượcvấn đề này, các Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), VII (năm 1991), VIII (năm1996), IX (năm 2001), X (năm 2006) và XI (năm 2011) của nước ta đều xác định

“Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển” Đây là sự khẳng định đúng đắn

xuất phát từ lợi ích dân tộc và phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử đúng như

Friedrich Engels dự báo “Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có tri thức” Cùng với các môn học khác ở trường

phổ thông, bộ môn lịch sử có ưu thế và vai trò to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ,góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ trí thức vừa có đức, vừa có tài để phục vụ đất

nước Ngạn ngữ phương Tây từng có câu “Trong tiếng thì thầm của quá khứ có sự vẫy gọi của tương lai” Quá khứ là cái đã xảy ra, hiện tại là những gì đang diễn ra

và tương lai là những gì sẽ xảy ra trên cơ sở tiếp nối quá khứ, hiện tại một cách hợpquy luật Và bộ môn Lịch sử sẽ là cầu nối giúp chúng ta biết quá khứ để xác địnhhiện tại và định hướng cho tương lai một cách đúng đắn Về vấn đề này, trong thưgửi hội thảo khoa học “Thực trạng việc dạy và học môn lịch sử trong các trườngphổ thông – nguyên nhân và giải pháp” năm 2008, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

từng nhấn mạnh: “Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc” [8]

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầumới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệpgiáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Để đáp ứng những đòi hỏi mới này,Việt Nam đã và đang tập trung phát triển giáo dục mà trọng tâm là thực hiện đổimới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học, chất lượng đào tạo Đổi

Trang 2

mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng ở trường phổthông thực chất là quá trình chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực Từ

đó giúp học sinh phát triển các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập nhất là tư duysáng tạo Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều cách thức và biệnpháp khác nhau, trong đó dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp sưphạm có tác dụng lớn, đồng thời tạo điều kiện phối hợp nhuần nhuyễn các conđường, biện pháp khác với nhau Với những đặc điểm của bộ môn, kiểu dạy họcnêu vấn đề càng có ý nghĩa hơn đối với dạy học lịch sử ở trường phổ thông Thực tế việc dạy và học lịch sử ở các trường phổ thông trong thời gian qua đã đạtnhững thành tựu đáng kể khi xuất hiện ngày càng nhiều giáo viên tâm huyết vớinghề, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều em đạt thành tích cao trongcác kì thi đặc biệt là kì thi học sinh giỏi quốc gia Tuy nhiên, bên cạnh những kếtquả đã đạt được, việc giảng dạy lịch sử vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém, đặcbiệt là tình trạng chậm đổi mới phương pháp dạy học Cách dạy học đọc chép thụđộng, truyền thụ kiến thức một chiều diễn ra phổ biến Việc vận dụng các phươngpháp dạy học hiện đại nhất là kiểu dạy học nêu vấn đề chưa được giáo viên nhậnthức đúng đắn hoặc vận dụng máy móc, không đạt hiệu quả Đây chính là nguyênnhân cơ bản làm cho học sinh lơ là, không hứng thú với việc học tập lịch sử Vìvậy, chất lượng dạy và học của bộ môn hiện nay chưa đáp ứng được mong mỏi củanhững người làm trong ngành giáo dục Trong các kì thi tuyển sinh đại học, caođẳng những năm gần đây diễn ra hiện tượng “Bội thực điểm 0 môn lịch sử” vớihàng trăm, hàng ngàn bài bị điểm 0 Học sinh nhầm lẫn kiến thức cơ bản một cáchtrầm trọng, thể hiện sự “ngô nghê” về hiểu biết, Trước tình hình này, việc đổi mớiphương pháp dạy học cần được đặt lên hàng đầu đặc biệt là việc vận dụng cách dạyhọc nêu vấn đề để các em hứng thú hơn với việc tìm về nguồn cội của dân tộc vàcủa cả thế giới Từ đó có hiểu biết nhất định về quá trình phát triển hợp quy luậtcủa nhân loại cũng như xác định thái độ sống và làm việc đúng đắn, tích cực, gópphần hoàn thiện bản thân, có ích cho xã hội

Trang 3

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn Dạy học nêu vấn đề làm nội dungnghiên cứu và vận dụng thông qua giảng bài “Nhật Bản” trong SGK lịch sử lớp 11THPT (chương trình chuẩn) để thấy rõ bản chất, nội dung và ý nghĩa của dạy họcnêu vấn đề đối với việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với khoa học giáo dục nói chung và khoa học giáo dục lịch sử nói riêng, dạy

học nêu vấn đề đã được đặt ra và nghiên cứu từ lâu song hiện nay đây vẫn đượcxem là một trong những biện pháp hiệu quả nhất góp phần đổi mới phương phápdạy học lịch sử ở trường phổ thông

Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” (Nxb Giáo dục, Hà Nội 1977), I.Ia.Lecne –nhà giáo dục Liên Xô trước đây đã làm sáng tỏ bản chất và cơ sở của dạy học nêuvấn đề Đồng thời chỉ ra tác dụng của dạy học nêu vấn đề và coi đây là một trongnhững biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh Ông

viết “Dạy học nêu vấn đề tạo ra bầu không khí sáng tạo trong lớp học, trong phòng học thí nghiệm, ở khắp nơi trong trường Đồng thời không cho phép có một biểu hiện nhỏ nào về thái độ khing thường, không tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh” [13;74]

I.F Khalamôp trong tác phẩm “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?” (Nxb Giáo dục, Hà Nội 1978) đã nêu lên các biện pháp nhằm kích thích hoạt

động nhận thức của học sinh trong giảng dạy lịch sử đặc biệt là thông qua dạy họcnêu vấn đề

Đặc biệt, tác giả V.Ôkôn – nhà giáo dục Ba Lan đã dày công nghiên cứu và hoàn

thành một công trình khá hoàn chỉnh về dạy học nêu vấn đề Đó là cuốn “Những

cơ sở của dạy học nêu vấn đề” (Nxb Giáo dục, Hà Nội 1976) Trong cuốn sách này,

Ôkôn đã cung cấp đầy đủ cơ sở lí luận và hệ thống thực nghiệm nghiêm túc về việctạo tình huống có vấn đề của các môn học khác nhau Ông cho rằng quá trình dạyhọc nêu vấn đề bao gồm toàn bộ các hoạt động của giáo viên: Tổ chức các tìnhhuống có vấn đề; biểu đạt các vấn đề; giúp học sinh những điều kiện cần thiết để

Trang 4

giải quyết vấn đề; kiểm tra cách giải quyết vấn đề; lãnh đạo quá trình hệ thống hóa

và củng cố các kiến thức đã tiếp thu được Tương đương với các hoạt động củagiáo viên là quá trình học tập theo kiểu nêu vấn đề của học sinh gồm: Nêu ra cácvấn đề, biểu đạt vấn đề, giải quyết vấn đề và kiểm tra cách giải quyết nêu vấn đề

Ở Việt Nam, từ thập niên 70 – 80 của thế kỉ XX trở lại đây, xuất hiện nhiều côngtrình viết về dạy học nêu vấn đề:

Năm 1994, Nguyễn Ngọc Bảo trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì

1993 – 1996 giáo viên phổ thông trung học “Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học” đã coi dạy học nêu vấn đề là phương tiện tích cực

hóa hoạt động của học sinh Tác giả đã làm rõ các nội dung liên quan đến dạy họcnêu vấn đề như: Khái niệm và đặc điểm của dạy học nêu vấn đề; tình huống có vấnđề; các loại tình huống có vấn đề; những hình thức tạo nên tình huống có vấn đề;quá trình đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; những mức độ dạy học nêu vấn đề,

Năm 1995, trong tổng luận “Dạy học giải quyết vấn đề - một hướng trong mục tiêu đào tạo”, Vũ Văn Tảo cho rằng: Giải quyết vấn đề là một ý tưởng xuất hiện

trong giáo dục hiện đại một cách khá phổ biến và có sức hấp dẫn trong hơn mộtthập kỉ nay Việc lấy “vấn đề, chủ đề, tình huống có vấn đề” trở thành một yêu cầumới của mục tiêu đào tạo để tạo ra những con người có năng lực giải quyết các vấn

đề nảy sinh, thích ứng với sự sự phát triển của xã hội

Năm 2006, Nguyễn Thị Côi đã biên soạn cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” trong đó dành một phần lớn để

viết về dạy học nêu vấn đề một cách khá hệ thống và chi tiết Qua từng nội dungvới những ví dụ cụ thể sinh động, giáo viên dễ dàng nắm được như thế nào là dạyhọc nêu vấn đề, cấu trúc của một giờ học nêu vấn đề, các nhân tố cấu thành nên dạyhọc nêu vấn đề,

Trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” (Nxb Giáo dục, HàNội 2008), Thái Duy Tuyên đã đề cập tới hệ thống phương pháp dạy học hiện đạinhư: Dạy học nêu vấn đề, dạy học hướng vào người học, dạy học kiến tạo, Tác giả

Trang 5

nhấn mạnh dạy học nêu vấn đề là một tư tưởng về phương pháp, ứng với nó là một

hệ thống các phương pháp dạy học Đồng thời đưa ra một số khái niệm liên quanđến dạy học nêu vấn đề như: câu hỏi, bài toán, tình huống có vấn đề, cấu trúc vàcách xây dựng tình huống có vấn đề, và nêu lên tác dụng của dạy học nêu vấn đềđối với giáo viên và học sinh

Trịnh Đình Tùng trong công trình “Hệ thống các phương pháp lịch sử ở trường trung học cơ sở” đã đưa ra tiến trình của dạy học nêu vấn đề Đó là một quá trình

bao gồm: Trình bày nêu vấn đề, tình huống có vấn đề và bài toán (câu hỏi) nhậnthức, giải quyết vấn đề Tác giả cũng khẳng định dạy học nêu vấn đề là biện phápphát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ởtrường phổ thông

Liên quan đến nội dung này còn có nhiều Luận án tiến sĩ, luận văn cao học và

khóa luận của sinh viên như: “Sử dụng bài tập tình huống trong giảng dạy học phần Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông cho sinh viên khoa lịch sử trường ĐHSP Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ của Bùi Đức Dũng năm 2009; “Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 11 (chương trình chuẩn) ở trường THPT miền núi tỉnh Cao Bằng”, Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Hường năm 2010; “Vận dụng dạy học nêu vấn đề tổ chức cho sinh viên lĩnh hội kiến thức chương II “Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939)” lịch sử 11 THPT, chương trình chuẩn”, khóa luận của sinh

viên Hà Thị Thu Hiền năm 2010;

Tất cả những tài liệu nêu trên đã đề cập và trình bày tương đối rõ ràng, đầy đủcác nội dung liên quan đến dạy học nêu vấn đề Tuy nhiên, chưa có một công trìnhnào đi sâu phân tích việc vận dụng cách dạy học nêu vấn đề vào một bài giảng cụthể để thấy rõ cấu trúc của một giờ học nêu vấn đề diễn ra như thế nào Vì vậy, trên

cơ sở tham khảo nguồn tài liệu quan trọng và những gợi mở quý báu nêu trên,chúng tôi thực hiện nghiên cứu dạy học nêu vấn đề và vận dụng nguyên tắc này

Trang 6

thông qua phân tích một giáo án, bài giảng cụ thể trong chương trình lịch sử ởtrường phổ thông.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu là dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy lịch sử ởtrường phổ thông

3.2 Phạm vi: Bài tiểu luận không có tham vọng đi sâu nghiên cứu cách dạy họcnêu vấn đề ở tất cả các bài trong chương trình SGK lịch sử ở trường phổ thông.Trên cơ sở tìm hiểu lí luận, chúng tôi vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề vàogiảng bài “Nhật Bản” trong SGK lịch sử lớp 11 THPT (chương trình chuẩn)

4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

4.1 Mục đích: Thông qua tìm hiểu lí luận và vận dụng việc dạy học nêu vấn đềkhi giảng bài “Nhật Bản” (SGK Lịch sử lớp 11 chương trình chuẩn), góp phần làm

rõ hơn những nhận thức về dạy học nêu vấn đề Từ đó, thực hiện tốt quá trình đổimới phương pháp dạy học lịch sử và nâng cao chất lượng bộ môn ở trường phổthông

4.2 Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về dạy học nêu vấn đề

- Khảo sát, điều tra việc vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy lịch ở trườngphổ thông hiện nay

- Tìm hiểu chương trình SGK lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) để xác định vị trí,nội dung kiến thức trong bài “Nhật Bản”, từ đó vận dụng cách dạy học nêu vấn đềmang lại hiệu quả tốt nhất cho bài học

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác giáodục, đào tạo thế hệ trẻ và đổi mới phương pháp dạy học Đề tài cũng dựa vào cơ sở

lí luận dạy học của Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận và Phương pháp dạy học bộmôn Lịch sử,…

Trang 7

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sửdụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển, các văn kiện, tài liệu củaĐảng, Nhà nước về giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học

- Nghiên cứu công trình của các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử và những bàiviết liên quan đến đề tài

- Điều tra, khảo sát thực tiễn việc vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy lịch

sử ở trường phổ thông

- Vận dụng dạy học nêu vấn đề thông qua một giáo án và bài giảng cụ thể

6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Đề tài góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ lí luận và phương

pháp dạy học bộ môn Lịch sử cho bản thân, đặc biệt là nội dung dạy học nêu vấn

đề để phát triển hoạt động nhận thức tích cực, độc lập cũng như tư duy sáng tạo chohọc sinh

6.2 Thực hiện đề tài này cũng giúp cho bản thân em trưởng thành hơn trongphương pháp nghiên cứu, đặc biệt là khả năng ứng dụng vào thực tiễn thực tập sưphạm và dạy học ở trường phổ thông sau khi tốt nghiệp

Trang 8

NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học nêu vấn đề

trong giảng dạy lịch sử ở trường THPT.

1.1 Cơ sở lí luận và xuất phát điểm của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến dạy học nêu vấn đề

* Vấn đề

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn luôn đối diện với các vấn đề Vậy vấn

đề là gì và vấn đề trong quá trình dạy học được hiểu như thế nào?

Theo Hồ Chí Minh “Khi có việc gì mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết, tức

là có vấn đề” [6;16] Như vậy có thể hiểu vấn đề là những khó khăn yêu cầu chúng

ta phải tìm cách để vượt qua

Xét trong quá trình dạy học, I.Ia.Lecne định nghĩa “Vấn đề là một câu hỏi nảy sinh hay được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi sáng tạo lời giải nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào sự tìm tòi đó” [13;27] Để giải quyết vấn đề, học sinh phải trả

lời được các câu hỏi “Cái gì?”, “Như thế nào?”, “Tại sao?” Trong quá trình đitìm lời giải đáp, các em phải suy nghĩ, đưa ra ý kiến của mình Vì vậy, giải quyếtvấn đề chính là biểu hiện của tư duy sáng tạo

* Dạy học nêu vấn đề

Nói đến dạy học nêu vấn đề, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều cách gọi khác

nhau như: Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phát hiện vấn đề, dạy học nêu vấn đềtìm tòi, dạy học tình huống có vấn đề,…Tuy nhiên, dù khác nhau về cách sử dụngthuật ngữ song tất cả đều mang bản chất của dạy học nêu vấn đề

Khái niệm về dạy học nêu vấn đề đã được nêu ra từ lâu trong nhiều công trìnhnghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước:

Trang 9

Nhà giáo dục Ba Lan, V.Ôkôn trong cuốn “Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề” cho rằng “Dạy học nêu vấn đề là tập hợp những hành động như: Tổ chức các tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết vấn đề đó và cuối cùng lãnh đạo quá trình hệ thống hóa và củng cố kiến thức đã tiếp thu được” [18;20]

I.Ia.Lecne trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề” khẳng định “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết vấn đề và các bài toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình” [13;5-6]

I.F.Khalamôp đưa ra quan điểm của mình trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” với định nghĩa “Dạy học nêu vấn đề là sự tổ chức quá trình dạy học bao gồm việc tạo ra tình huống có vấn đề (tình huống tìm tòi) trong giờ học, kích thích ở học sinh nhu cầu giải quyết những vấn đề nảy sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận thức tự lực nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng,

kĩ xảo mới, phát triển tính tích cực trí tuệ và hình thành cho các em năng lực tự mình thông hiểu và lĩnh hội thông tin khoa học mới” [12;54]

Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng “Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách hoạt động sáng tạo Bao gồm

sự kết hợp những phương pháp dạy và học có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học” [1;41]

Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” tác giả Nguyễn Thị Côi viết “Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành nhiều phương pháp dạy học Nó được vận dụng trong tất cả các khâu của giờ học và là một kiểu dạy học” [4;72]…

Từ việc tìm hiểu các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra dạy học nêu vấn đề làmột hệ thống dạy học chứa đựng những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học Trong

đó, hạt nhân là một chuỗi các tình huống có vấn đề do giáo viên tạo nên nhằm điều

Trang 10

khiển quá trình nhận thức của học sinh Sau khi ý thức được vấn đề và dưới sựhướng dẫn của giáo viên, các em tự mình giải quyết vấn đề đó Mục đích của dạyhọc nêu vấn đề là thực hiện tối ưu các chức năng của dạy học đặc biệt là phát huytính tích cực, độc lập, sáng tạo tư duy của người học.

* Trình bày nêu vấn đề

Trình bày nêu vấn đề là việc giáo viên đưa ra vấn đề và vấn đề đó phải kích thích

tư duy học sinh N.G.Đairi cho rằng “Bản chất của trình bày nêu vấn đề là ở chỗ

nó phải khơi gợi sự hoạt động tư duy độc lập của học sinh, hướng vào việc vạch ra bản chất của hiện tượng Muốn thế, nó phải làm sao cho bài trình bày chỉ thông báo tài liệu sự kiện, chỉ miêu tả hiện tượng, quá trình đồng thời bằng chính nội dung và cách thức phát triển nội dung mà đặt ra một vấn đề nào đó nhưng không cung cấp cho học sinh câu trả lời mà chỉ khêu gợi cho học sinh tìm ra lời giải”

[7;96]

* Tình huống có vấn đề

Đây là khái niệm cơ bản trong dạy học nêu vấn đề Vì vậy có khá nhiều ý kiến

xoay quanh thuật ngữ này:

Theo A.M Machiuskin “Tình huống có vấn đề là một dạng đặc thù của mối tương tác giữa chủ thể và khách thể (học sinh) xuất hiện trong quá trình hình thành bài làm mà trong đó cần phải phát hiện những tri thức mới về đối tượng sự vật, những cách thức hay điều kiện hoàn thành bài làm…Yếu tố chính của tình huống

có vấn đề là điều chưa biết, điều mới buộc người ta phải khám phá ra để làm bài được đúng” [16;42 – 43]

M.I.Makhumutov định nghĩa “Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí của sự khó khăn về mặt trí tuệ nảy sinh ở con người trong tình huống khách quan khi không thể giải thích một sự kiện mới bằng tri thức đã có hoặc bằng cách thức hành động đã biết trước đây mà phải tìm tri thức, cách thức hành động mới” [17;280]

Trang 11

Nhà giáo dục N.G.Đairi quan niệm về tình huống có vấn đề như sau “Những điều kiện sư phạm khi học sinh đứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết và tìm ra cái đó trong chính kết quả của hoạt động tư duy” [7;96]

Như vậy có thể hiểu tình huống có vấn đề là tình huống gây cho người họcnhững khó khăn nhất định mà những kĩ năng, kiến thức cũ không đủ để giải quyếtsong với sự hướng dẫn của giáo viên và nỗ lực của bản thân các em có thể giảiquyết được

* Bài tập nhận thức

Bài tập nhận thức theo I.Ia.Lecne là “bài tập mà việc độc lập giải quyết nó sẽ đưa tới chỗ tạo ra sự hiểu biết mới về lịch sử xã hội bằng những phương thức giải quyết mới mà trước đó học sinh chưa biết” Đồng thời, “Nội dung của bất kì bài tập nhận thức nào cũng là một vấn đề thể hiện sự mâu thuẫn giữa điều đã biết với điều chưa biết Vấn đề này được giải quyết bằng toàn bộ những thao tác, phán đoán về trí tuệ và thực tiễn có tính chất trung gian giữa câu hỏi và câu hỏi của bài tập” [4;78]

1.1.2 Bản chất và nội dung của dạy học nêu vấn đề

* Bản chất của dạy học nêu vấn đề

Để vận dụng tốt dạy học nêu vấn đề người giáo viên cần nhận thức được bảnchất của cách dạy học này Tác giả Hoàng Thị Hồi cho rằng “Bản chất của dạy họcnêu vấn đề là đạt tới mâu thuẫn giữa biết và chưa biết” [10;25]

Ở đây, có thể hiểu bản chất của dạy học nêu vấn đề là việc sử dụng đa dạng,nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, độc lập

và sáng tạo tư duy của học sinh Trong quá trình đó, người giáo viên tạo nên mộtchuỗi các tình huống có vấn đề và điều khiển học sinh hoạt động nhận thức, tự lựcgiải quyết các vấn đề Đồng thời, người học phải có ý thức tích cực, chủ động vàsáng tạo để lĩnh hội kiến thức

W.A.Walde từng khẳng định “Thầy giáo bình thường chỉ biết thuật lại, thầy giáo giỏi thì giải thích, thầy giáo xuất sắc thì chứng minh Còn người thầy vĩ đại thì mở

Trang 12

đường chỉ lối” Vì vậy, để tạo điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên

cần dạy cho học những biện pháp phân tích tình huống, biểu đạt được vấn đề cũngnhư cách thức hoạt động tìm tòi tìm ra và lĩnh hội kiến thức mới Tránh tình trạngđọc chép, cho sẵn kiến thức

* Các thành tố (nội dung) của dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề gồm 3 thành tố cơ bản: Trình bày nêu vấn đề, tình huống có

vấn đề và bài tập (câu hỏi) nêu vấn đề

- Trình bày nêu vấn đề:

Cũng giống như các dạng tình bày khác, trình bày nêu vấn đề phải đảm bảo cácyêu cầu về tính khoa học, tính Đảng, tính hình ảnh và ngôn ngữ trong sáng Bêncạnh đó, trình bày nêu vấn đề phải khơi gợi được hoạt động tư duy độc lập của họcsinh Khi trình bày nếu vấn đề, giáo viên cần đặt học sinh trước tình huống cần giảiquyết một điều mới, chưa biết đồng thời giúp học sinh tự tìm ra bản chất của sựkiện, hiện tượng trên cơ sở kiến thức, kĩ năng vốn có của các em Đây chính làđiểm khác biệt căn bản giữa trình bày nêu vấn đề với thông báo tài liệu đơn thuần

Để quá trình dạy học đạt kết quả, trình bày nêu vấn đề cần đảm bảo các yêu cầu: + Phần trình bày của giáo viên phải có đủ tài liệu, sự kiện liên quan đến đếnbản chất của vấn đề mà học sinh phải tự mình xác định

+ Trong quá trình trình bày không được nêu ra những điều có liên quan đếncác bản chất học sinh cần tìm

+ Phần trình bày phải bao hàm cả truyền đạt kiến thức có sẵn với các cáchdạy học khác nhằm làm dữ liệu giúp học sinh có thể giải quyết được bài tập nêuvấn đề Song những kiến thức đó không liên quan trực tiếp đến việc giải các bài tập

đã đặt ra

- Tình huống có vấn đề:

Tình huống có vấn đề được coi là “trở ngại về mặt trí tuệ của con người” Trongquá trình dạy học, tình huống có vấn đề là những điều kiện sư phạm khi học sinhđứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết và tìm ra cái đó trong

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w