1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên phân viện học viện hành chính quốc gia

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Như vậy, nếu như nói việc giáo dục và đào tạo ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội thì việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quả có vai trò quyết định đến sự phát triển của từng cá

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TÊN ĐỀ TÀI: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔITRƯỜNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN PHÂN VIỆN

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mã phách: ……… (Để trống)

Tp Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, trước khi bắt đầu về đề tài “Tầm quan trọng của việc xây dựngmột môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên Phân viện Học viện Hành chínhQuốc gia” Em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới nhà trường đã tạo

điều kiện cho em được học tập cũng như được tiếp xúc với môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học này Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến Giảng viên- TS Lê Xuân Hậu, người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập.

Em đã rất cố gắng để hoàn thiện bài thi tiểu luận cho đề tài nghiên cứu này một cách hoàn chỉnh nhất có thể, nhưng chắc chắn rằng trong quá trình lần đầu làm bài thi khó tránh khỏi một số sai sót không nên có và một số hạn chế Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô, và phía nhà trường nói chung để có thể hoàn thiện hơn bài tập thi kết thúc học phần lần này và cũng là rút kinh nghiệm để những nghiên cứu sau này đạt được hiệu quả tốt hơn.

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Tổng quan nghiên cứu 2

3.Câu hỏi nghiên cứu 3

4.Giả thuyết nghiên cứu 3

5.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.1.Mục tiêu nghiên cứu 3

5.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4

6.1.Đối tượng nghiên cứu: 4

6.2.Khách thể nghiên cứu: 4

6.3.Phạm vi nghiên cứu: 4

7.Phương pháp nghiên cứu 5

7.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: 5

7.2 Phương pháp khảo sát: 5

7.3 Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn 5

8.Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn; 5

8.1 Ý nghĩa khoa học: 5

8.2 Giá trị thực tiễn: 5

9 Kết cấu của đề tài: 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Môi trường học tập là gì? 7

1.2 Vai trò môi trường học tập đối với sinh viên 9

1.3 Các chiến lược để xây dựng một môi trường học tập hiệu quả 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ 12

2.1 Ảnh hưởng tâm lý của sinh viên đối với môi trường học tập 12

2.2 Môi trường học tập đối với sinh viên 13

2.3 Các yếu tố tác động đến môi trường học tập của sinh viên 15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ 17 3.1 Xây dựng môi trường học tập tích cực 17

3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học 18

3.3 Tăng cường công tác tư vấn và hỗ trợ sinh viên 18

3.4 Xây dựng môi trường học tập giải trí cho sinh viên 19

PHẦN III KẾT LUẬN 20

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21PHỤ LỤC 23

Trang 5

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với bối cảnh toàn cầu hóa-hiện đại hóa như hiện nay, xu hướng phát triển từ cuộc Cách Mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến lĩnh vực giáo dục-đào tạo, đặc biệt là môi trường học tập một phần nào đó cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đó Như vậy, nếu như nói việc giáo dục và đào tạo ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội thì việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quả có vai trò quyết định đến sự phát triển của từng cá nhân sinh viên hiện nay.Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quả là việc vô cùng cần thiết để giúp sinh viên của các trường Đại học Việt Nam phát triển và trở thành những người thành đạt trong tương lai, điều đó sẽ mau chóng giúp được nước Việt Nam chúng ta dễ dàng hội nhập với các môi trường đào tạo ở các trường Quốc tế khác, cũng như các nước đang có môi trường giáo dục đặc biệt như Mĩ, Anh, Thái Lan,…Một môi trường học tập tốt sẽ cung cấp cho sinh viên các tài nguyên sống hữu ích và không gian sống lành mạnh để họ có thể học tập, phát triển và hoàn thiện bản thân mỗi ngày Dựa vào môi trường học tập xã hội như hiện nay, việc có một môi trường học tập tốt sẽ dẫn đến và tạo ra một cộng đồng học tập y như vậy, họ có thể khuyến khích động viên nhau để sáng tạo ra nhiều cái mới, thay đổi lối sống tiêu cực và lạc hậu.

Tuy nhiên, môi trường học tập hiệu quả có thể do sinh viên phát triển và tạo ra nó; và cũng một phần nào đó là do các giảng viên trên ghế nhà trường, cùng các bậc phụ huynh, hay xã hội dạy cho sinh viên cách nắm bắt và cách thức để đạt được và vận dụng môi trường học tập tốt đó để phát triển cá nhân, cũng như tập thể,cộng đồng một cách triệt để.Môi trường học tập cũng có một phần ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên,và ít nhiều cũng có liên quan đến thái độ học tập của sinh viên trên lớp, hay ngoài xã hội.Do vậy, để góp phần nâng cao, cải thiện môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên các trường Đại học hiện nay thì việc phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hợp lý là vô cùng quan trọng đối với các sinh viên.

Vì thế, đề tài “Tầm quan trọng của việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quảcho sinh viên các trường Đại học hiện nay” được em tiến hành nghiên cứu và phân

tích, xác định môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia Điều này đối với sự cạnh tranh về chất lượng dạy và đào tạo giáo

Trang 6

dục của Học viện Hành chính Quốc gia nói chung với các trường Đại học khác trên Thành phố Hồ Chí Minh là yêu cầu thiết yếu.

2 Tổng quan nghiên cứu

Thực tế cho thấy, các nhà giáo dục và trường đại học ở phạm vi nước ngoài đều rất đề cao việc có một môi trường tốt để học tập, ta có thể tìm hiểu một số nghiên

cứu ở ngoài như: “Nghiên cứu của Astin” (1993) cho thấy môi trường học tập hiệuquả có thể giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năngquản lý thời gian,…giúp họ tự tin và độc lập hơn; “Nghiên cứu của Pascarella vàTerenzini (2005)” về môi trường học tập hiệu quả có thể giúp sinh viên đạt đượcthành tích học tập cao hơn, đồng thời giúp họ phát triển kỹ năng xử lý thông tin vàtư duy phản biện ở giảng đường đại học”;…Và còn rất nhiều các nghiên cứu khác

đi sâu vào lĩnh vực xây dựng một môi trường học tập hiệu quả này.Đặc biệt, chúng ta có thể thấy thực tế hiện nay các trường Đại học hang đầu thế giới như Mĩ (Havard, Cambridge), Anh Trung Quốc, Nhật Bản đều đầu tư và chú trọng vào tạo một môi trường học tập thoải mái, lành mạnh và đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hơn là việc giảng dạy và truyền tải kiến thức đến sinh viên,các du học sinh một cách máy móc Với Mỹ,môi trường học tập mà trường Đại học Havard có thư viện Widener với hơn 15 triệu đầu sách để cho sinh viên tham khảo và nghiên cứu về chuyên ngành của sinh viên Chính vì điều đó, đại đa số các trường danh tiếng hàng đầu thế giới đều được rất nhiều gia đình học thức lựa chọn và gửi gắm con mình vào, vì là các trường đào tạo tốt, có uy tín nên rất nước các bạn sinh viên các nước đến để du học và học tập các văn hóa của các nước bạn.

Ở phạm vi trong nước, thì các nghiên cứu về đề tài này của các trường Đại học như Trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 đã khảo sát 1.000 sinh viên Đại học tại Hà Nội về thực trạng môi trường học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường học tập như phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, các trang thiết bị, các họa dộng ngoại khóa,…; Nghiên cứu của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2021 đã khảo sát 500 sinh viên Đại học về hiệu quả của các phương pháp giảng dạy tích cực.Nghiên cứu đó cho thấy, các phương pháp giảng dạy tích cực chẳng hạn như phương pháp học tập theo dự án, theo tình huống đã giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn; Nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2020 đã khảo sát 300 sinh viên Đại học về vai trò của các hoạt động

Trang 7

ngoại khóa trong việc phát triển của sinh viên, nghiên cứu này giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Các tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thấy rằng việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quả là cực kì cần thiết và quan trọng để giúp sinh viên đạt được thành tựu trong học tập cũng như cuộc sống sau khi ra trường Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thì việc để có một môi trường học tập hiệu quả đòi hỏi phải có nguồn lực lớn,khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên, tạo ra sự cạnh tranh quá mức dẫn đến stress quá mức, suy nghĩ tiêu cực Để xây dựng một môi trường học tập hiệu quả cần có sự đầu tư từ các trường Đại học, sự hỗ trợ từ các giảng viên và các bạn học, cũng như sự nỗ lực va chủ đông từ phía các bạn sinh viên.Chỉ khi có môi trường học tập hiệu quả sinh viên mới có thể phát triển toàn diện và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

3 Câu hỏi nghiên cứu

-Vai trò của việc xây dựng môi trường học tập hiệu quả đối với sinh viên hiện nay.

- Những yếu tố cần thiết để xây dựng môi trường học tập hiệu quả?

4 Giả thuyết nghiên cứu

-Xây dựng một môi trường học tập hiệu quả có thể tạo ra sự tương tác và hỗ trợ giữa sinh viên và giảng viên, giúp sinh viên hiểu bài và dễ tiếp thu bài hơn; giải quyết các vấn đề học tập một cách hiệu quả.

-Để có một môi trường học tập hiệu quả thì các phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, các hoạt động ngoại khóa đều là những yếu tố cần thiết để giúp sinh viên phát triển.

5 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

-Đánh giá thực trạng hiện nay về môi trường học tập tại các trường Đại học

-Đề xuất các phương pháp, giải pháp, đánh giá nhằm cải thiện chất lượng đào tạo tại các trường Đại học và xây dựng môi trường học tập phù hợp với từng cá

Trang 8

nhân sinh viên Từ đó đảm bảo sự phát triển và thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Mục tiêu cụ thể:

-Phân tích các yếu tố tạo nên một môi trường học tập hiệu quả cho sinh viên các trường Đại học hiện nay

-Đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy và đưa ra các đề xuất mới thông qua các khảo sát, thực tiến về số lượng sinh viên tốt nghiệp, sinh viên tham gia phong trào Đoàn đội, và các hoạt động ngoại khóa khác.

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đưa ra các giải pháp, sáng kiến phù hợp đối với từng cá nhân sinh viên chưa có môi trường học tập hiệu quả.

Tìm hiểu và nghiên cứu một môi trường học tập hiệu quả là như thế nào, bao gồm về chất lượng giáo dục, phương pháp giảng dạy.

Khảo sát các sinh viên trong và ngoài địa bàn Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh về việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quả.

6 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

6.1 Đối tượng nghiên cứu: Tầm quan trọng của việc xây dựng một môi

trường học tập hiệu quả

6.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia6.3 Phạm vi nghiên cứu:

6.3.1 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ 20/02/2024 đến

6.3.2 Phạm vi không gian: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia.6.3.3 Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng một môi

trường học tập hiệu quả cho sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia và

Trang 9

đưa ra các giải pháp, đề xuất phù hợp nhằm khắc phục tình trạng và nâng cao hiệu quả môi trường học tập cũng như chất lượng đào tạo.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu:

Thu thập và phân tích các nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí, bài viết, bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

7.2 Phương pháp khảo sát:

Lấy ý kiến của các sinh viên, giảng viên về tầm quan trọng về việc xây dựng môi trường học tập hiệu quả.

7.3 Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn

8 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn;

8.1 Ý nghĩa khoa học:

Đối mặt với vấn đề giáo dục hiện nay thì việc có một môi trường học tập hiệu quả là vô cùng cấp bách và cần thiết đối với đối tượng sinh viên như hiện nay.Điều này, cho thấy một môi trường học tập tốt có liên quan đến rất nhiều yếu tố, vấn đề xung quanh chẳng hạn như tác động của nhà trường, xã hội, gia đình; ngoài ra còn liên quan đến các trang thiết bị, cơ sở dạy học, phương pháp truyền tải kiến thức đến sinh viên.

Nghiên cứu này có tính khả thi rất cao, có thể thông qua nó để áp dụng vào các trường Đại học, ngoài mặt đề tài này rất phong phú và đa dạng, có thể mở ra một số tầm nhìn mới cho nhà trường cũng như cách phát triển triệt để để có một môi trường an toàn, lành mạnh trong tương lai, giúp cho ngành Giáo dục hiện nay ở Việt Nam phát triển vững chắc, lâu dài

8.2 Giá trị thực tiễn:

Đối với sinh viên hiện nay, việc có một môi trường phát triển tốt, đặc biệt là ở giảng đường đại học là một điều cực kì quan trọng, nó có thể giúp cho các bạn sinh viên trên giảng đường đại học nâng cao tầm nhìn, khả năng nhận thức, xử lý vấn đề ở ngoài xã hội một cách trôi chảy, cũng như thuận tiện cho việc trao đổi trong học tập và việc trang bị kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Trang 10

Đề tài này còn có thể giúp cải thiện chất lượng giảng dạy của giảng viên và tạo ra một môi trường học tập tốt, một sân chơi lành mạnh, thiết thực cho sinh viên hơn, hoặc có thể thu hút được nhiều tài năng và nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng ngày nay.

Việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quả góp phần vào sự phát triển bền vững của Đất nước.Chính sinh viên là những nguồn nhân lực mới mẻ, dồi dào, giúp thúc đẩy việc phát triển kinh tế, và đưa ra những thay đổi, đổi mới về tầm nhìn trong tương lai của Đất nước.

9 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của đề tài này gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng một môi trường học tập hiệu quảChương 2: Thực trạng hiện nay của việc xây dựng một môi trường học tập hiệu

Chương 3: Giải pháp nâng cao để có một môi trường học tập hiệu quả.

Trang 11

PHẦN II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1 Môi trường học tập là gì?

1.1.1 Khái niệm môi trường học tập

Môi trường học tập là môi trường mà học sinh, sinh viên hoặc những người muốn học tập được đặt mình vào để học tập và phát triển “Môi trường học tập là toàn bộ không gian vật chất và tinh thần cùng với các thành tố của nó, bao phủ tiến trình học tập của sinh viên cả trong và ngoài nhà trường, làm nền tảng và tạo nên trường hoạt động cho tiến trình ấy” (theo TS Đỗ Mạnh Cường, 2009).[4] Ngoài ra, môi trường học tập là bất kỳ môi trường nào trong đó học tập có thể diễn ra, nó có thể là lớp học, thư viện, phòng học, trường học, trang học tập trực tuyến trên các nền tảng xã hội hoặc nơi có thể tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và sinh viên học tập và trao đổi với nhau Môi trường học tập không chỉ giới hạn ở trường học mà còn ở rất nhiều nơi như gia đình, xã hội,…hay các môi trường học tập khác Không những thế, môi trường học tập là tổng hòa các mối quan hệ cá nhân trong một trường học Khi các mối quan hệ này được thiết lập trong sự chấp nhận và hòa nhập lẫn nhau, được mô hình hóa bởi tất cả thì một nền văn hóa tôn trọng trở thành chuẩn mực[13].

Môi trường học tập có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân sinh viên Mức độ ảnh hưởng như thế nào thì tùy thuộc vào phần lớn môi trường giáo dục, học tập của cá nhân sinh viên Đó có thể là ý thức, niềm tin, quan điểm, ý chí và xu hướng, năng lực hoạt động, giao lưu góp phần cải thiện môi trường học tập của sinh viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia

Vì thế, môi trường học tập là yếu tố quan trọng trên con đường học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên Như vậy, mỗi sinh viên cần tìm kiếm cho mình một môi trường học tập hiệu quả

1.1.2 Phân loại môi trường học tập

Kiều Thị Bích Thủy và Nguyễn Trí [7, tr.13-14] cho rằng môi trường học tập gồm tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học Môi trường học tập có thể bao gồm: môi trường vật chất và môi trường tinh thần.

Trang 12

-Môi trường vật chất: Là toàn bộ không gian (cả trong hoặc ngoài phòng học), nơi

diễn ra quá trình dạy học, mà ở đó có các yếu tố cơ sở vật chất và yếu tố ngoại cảnh.

-Môi trường tinh thần: Là toàn bộ mối quan hệ tác động qua lại giữa giảng viên, sinh

viên, nhà trường, gia đình và xã hội Ngoài ra có thể là các môi trường khác như:

+ Môi trường lớp học truyền thống:

Môi trường học tập truyền thống là môi trường được hầu hết các trường ở Việt Nam áp dụng trong quá trình giảng dạy hiện nay, là nơi học sinh, sinh viên và giảng viên tập trung tại một lớp học có sự tương tác trực tiếp với nhau Lớp học truyền thống có thể giúp sinh viên cải thiện và trau dồi kỹ năng giao tiếp hiệu quả Ngoài ra, ở cấp tiểu học, trung học phổ thông, các lớp giảng dạy trình độ Đại học hiện nay sử dụng hình thức dạy học truyền thống này.

+ Môi trường học tập trực tuyến:

Học trực tuyến (E-Learning) là người học có thể sử dụng Internet để truy cập vào các trang web hay ứng dụng do nhà trường tạo ra Trong đó, người học sẽ tham gia các lớp học ảo trên mạng Internet thay vì tới các lớp học hữu hình truyền thống(Theo Google).

Hình 1.1.2 Các hình thức dạy và học dựa vào môi trường học tập trực tuyến

Như vậy môi trường học tập trực tuyến được tạo ra bằng cách sử dụng mạng Internet và công nghệ Các lớp học ảo trong môi trường trực tuyến được thiết kế có đầy đủ nội dung học tập, tài nguyên, các thông tin quản lý lớp học, thông tin

Trang 13

về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web để tham gia học tập.

Ta thấy do xu hướng thế giới ảnh hưởng về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều về việc tổ chức học tập trực tuyến Cụ thể là các mã nguồn mở về E-learning đã phát triển mạnh mẻ ở khắp mọi nơi, và được triển khai khắp các trường cao đẳng, đại học (điển hình là mã nguồn mở Moodle.org) Theo thống kê gần đây nhất (từ www.moodle.org) (28/12/2012) hiện trên thế giới có 72.094 site moodle đang hoạt động trên 223 quốc gia Và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích các trường sử dụng mã nguồn mở này theo xu hướng của thế giới.

+ Môi trường học tập kết hợp:

Môi trường học tập kết hợp là chúng ta có thể kết hợp giữa hình thức học truyền thống và hình thức học trực tuyến để tạo ra một môi trường học tập mang tính mới mẻ, tận dụng nhiều sự thuận lợi của cả hai hình thức truyền thống và trực tuyến.

Ngoài hình thức học tập trung trên lớp (on-campus) cách học truyền thống, sinh viên có thể lựa chọn học trực tuyến (e-learning hoặc off-campus) hoặc học tập đa hình thức (blended learning) với sự kết hợp giữa học tập trung và học trực tuyến

(Qayyum & Zawacki-Richter, 2018) [17] Nhờ đó, sinh viên có thể chủ động hơn

trong việc lựa chọn hình thức học tập cũng như thời gian học phù hợp với hoàn cảnh cá nhân.

Vì thế, việc lựa chọn một môi trường học tập phù hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mục tiêu học tập, phong cách học tập, thời gian và khả năng tai chính của từng sinh viên mà áp dụng cho bản thân sinh viên Có một môi trường học tập hiệu quả sẽ giúp sinh viên trải nghiệm nhiều thứ thú vị khác nhau trong quá trình tiếp thu những thứ mới mẻ.

1.2Vai trò môi trường học tập đối với sinh viên

Một môi trường học tập lành mạnh có thể sẽ tạo ra sự cảm thông, sự phát triển cá Môi trường học tập đóng một vai trò rất quan trọng và thiết yếu trong việc định hướng cho tương lai và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của sinh viên, ngoài ra môi trường học tập còn đóng vai trò thể hiện tinh thần học tập và văn hóa học đường của bản thân sinh viên, một môi trường học tập hiệu quả sẽ hình

Trang 14

thành cho sinh viên một số kỹ năng, kiến thức và tư duy sáng tạo một cách trơn tru hơn.

Vai trò của môi trường học tập còn có thể giúp cho sinh viên có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với không gian học tập, các trang thiết bị, phòng ốc, sách vở, phim ảnh, báo, hay một số loại tạp chí, hoặc có thể cho sinh viên tiếp cận nhiều vấn đề trên các phương diện khác nhau nhằm mở mang kiến thức thực tế và học tập hiệu quả [1]Để tạo ra một môi trường học tập mô phỏng thực tế, cùng với sự nỗ lực của giảng viên trong việc thiết kế các hoạt động, bản thân mỗi sinh viên cũng phải cố gắng để tìm ra những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề phù hợp với tình hình thực tế, có thể ứng dụng vào thực tiễn, chứ không chỉ ở lý thuyết suông hay những giải pháp thiếu tính thực tế Đây là một trong những đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa bậc đại học và bậc phổ thông

Có thể nói môi trường học tập còn góp phần phát huy tối đa mọi giá trị về giáo dục nói chung; tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhân và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, góp phần xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội Đối với các trường đại học như hiện nay, việc xây dựng một môi trường học tập tốt không chỉ kích thích sự say mê, ham học hỏi, thích học tập và rèn luyện, phát triển và hoàn thiện bản thân sinh viên mà còn hoàn thành được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.3 Các chiến lược để xây dựng một môi trường học tập hiệu quả

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và thị trường hội nhập quốc tế, việc của chúng ta là phải đề ra chiến lược phù hợp, mới mẻ để cải thiện môi trường học tập hiệu quả, để từ đó có thể cạnh tranh công bằng giữa môi trường học ở Việt Nam và môi trường ở nước ngoài Như mỗi sinh viên đều có cho mình môt chiến lược học tập riêng hay một phương pháp, phong cách cá nhân riêng cho bản thân mình Để đề ra được chiến lược xây dựng một môi trường học tập hiệu quả, ta cần chú trọng đầu tư vào các trang thiết bị cơ sở vật chất, áp dụng các phương pháp học mới mẻ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, tăng cường biện pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và các yếu tố bên ngoài xã hội.Không chỉ vậy, phía sinh viên phải chú trọng đề cao việc tìm kiếm cho mình một môi trường học tập phù hợp với bản thân.

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w