1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Về phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng hai kỹ thuật là báo cáo tài chính quy mô chung và phân tích xu hướng.V.Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học: Nội dung bài bao gồm có 3 chươn

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNĐề tài: Khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm

yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thuộc nhóm ngành khoa học, gồm có các thành viên tham gia:

Trang 2

Hà Nội - 2022

1

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

I Tính cấp thiết của đề tài 1

II Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1

III Phạm vi nghiên cứu 2

IV Phương pháp nghiên cứu: 2

V Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học 2

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khả năng thanh toán và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm về khả năng thanh toán 3

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của DN 3

1.2 Tác động của khả năng thanh toán đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 6

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp 6

1.3.1 Nhân tố khách quan 6

1.3.2 Nhân tố chủ quan 8

Chương 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC

CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10

2.1 Tổng quan về của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam 10

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của các công ty 10

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của các công ty 18

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của các công ty 24

2.2 Thực trạng thanh toán của các công ty nghiên cứu 30

2.2.1 Tình hình công nợ và tài sản của các công ty nghiên cứu 30

2.2.2 Khả năng thanh toán và tác động đến tình hình tài chính

của các công ty được khảo sát 51

2.3 Đánh giá chung về thực trạng khả năng thanh toán của các công ty nghiên cứu 66

2.3.1 Những kết quả đạt được 66

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67 i

Trang 4

Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM

YẾT 69

3.1 Bối cảnh KTXH và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 69

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 69

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của các doanh nghiệp

trong thời gian tới 73

3.2 Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán tại các doanh nghiệp 80

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 81

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

ii

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của VinGroup 31

Bảng 2.2: Biến động tài sản và nguồn vốn của tập đoàn VinGroup qua các năm 32 Bảng 2.3: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của tập đoàn FLC 35

Bảng 2.4: Biến động tài sản và nguồn vốn của tập đoàn FLC 36

Bảng 2.5: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của CTCPXD Văn phú 39

Bảng 2.6: Biến động tài sản và nguồn vốn của CTCPXD Văn Phú 40

Bảng 2.7: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của CTCPXD Coteccons 43

Bảng 2.8: Biến động tài sản và nguồn vốn của CTCPXD Coteccons 44

Bảng 2.9: Tóm tắt bảng cân đối tài chính của Tổng công ty xây dựng Hà Nội 47

Bảng 2.10: Biến động tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 48

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về khả năn thanh toán của Tập đoàn VinGroup 52

Bảng 2.12: So sánh các hệ số thanh toán qua các năm của Tập đoàn FLC 53

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tập đoàn FLC 55

Bảng 2.14: So sánh các hệ số thanh toán qua các năm của Tập đoàn FLC 56

Bảng 2.15: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của CTCPXD Văn Phú 58

Bảng 2.16: So sánh các hệ số thanh toán qua các năm của CTCPXD Văn Phú 59

Bảng 2.17: Các chỉ tiêu về khả năn thanh toán của CTCPXD Coteccons 61

Bảng 2.18: So sánh các hệ số thanh toán qua các năm của CTCPXD Coteccons 62

Bảng 2.19: Các chỉ tiêu thanh toán của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội 64

Bảng 2.20: So sánh các hệ số khả năng thanh toán qua các năm 65

DANH MỤC BIỂU ĐỒ So sánh cơ cấu nguồn vốn của 5 công ty tại năm 2016 và 2020 50

iii

Trang 7

MỞ ĐẦUI.Tính cấp thiết của đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt cả trong lẫn ngoài nước Để tồn tại và tăng trưởng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, doanh nghiệp cần có khả năng thanh toán tối ưu để doanh nghiệp luôn có đủ năng lực tài chính (tiền, tương đương tiền, các loại tài sản ) để bảo đảm thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngược lại, khi năng lực tài chính không đủ để trang trải các khoản nợ, doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản Chính vì vạ y, pha n tích khả na ng thanh toán là mọ t nọ i dung quan trọng và cần thiết khi pha n tích tình hình tài chính doanh nghiẹ p Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư, nếu khả năng thanh toán kém cho thấy dấu hiệu của việc mất quyền kiểm soát hoặc thất thoát vốn đầu tư trong tương lai…

Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì các doanh nghiệp chỉ làm theo kế hoạch Nhà nước, mà ít quan tâm đến kết quả kinh doanh, vốn do Nhà nước cấp, nợ do Nhà nước đứng ra chịu, nếu có lợi nhuận cao thì nộp cho Nhà nước mà thua lỗ thì Nhà nước lại bù Chính vì thế mà trong thời kỳ này việc quản lý tài chính trong các doanh nghiệp Nhà nước không được chú trọng nhiều Nhưng sau khi đổi mới kinh tế thì các doanh nghiệp Nhà nước đã phải thích ứng dần với nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải tự hạch toán thu chi Đến lúc này các doanh nghiệp đã thấy được vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp, đây là hoạt động mà có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh một cách mạnh mẽ Các doanh nghiệp đang dần đổi mới trong quản lý tài chính doanh nghiệp để đáp ứng với môi trường kinh doanh, cũng như chính sách

mới của Đảng và Nhà nước Qua đó, nhóm lựa chọn đề tài nghiên cứu Khả năngthanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam

II.Đối tượng và mục đích nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: khả năng thanh toán tại 5 công ty: Tập đoàn VINGROUP, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – INVEST, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội

1

Trang 8

- Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu về khả năng thanh toán của công ty nhằm rút ra những đánh giá về tình hình tài chính của công ty, để có những biện pháp duy trì hay nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của 5 công ty với các đối thủ khác trong ngành

III.Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: nghiên cứu khả năng thanh toán tại 5 công ty: Tập đoàn VINGROUP, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – INVEST, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội

- Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến năm 2020.

IV.Phương pháp nghiên cứu:

- Dữ liệu:số liệu được trích xuất từ báo cáo tài chính, trang web chính thức và các nguồn đáng tin cậy khác về 5 công ty xây dựng niêm yết đã được nêu ở trên.

- Phương pháp luận: Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để xem xét khả năng thanh toán của các công ty xây dựng được niêm yết Về phương pháp định tính, nghiên cứu dựa trên các thông tin thu thập được đã đưa ra các giả định và báo cáo về tình hình khả năng thanh toán của các công ty được nghiên cứu Về phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng hai kỹ thuật là báo cáo tài chính quy mô chung và phân tích xu hướng.

V.Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học:

Nội dung bài bao gồm có 3 chương(không bao gồm lời mở đầu và kết luận)

Chương 1: Lý luận về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán tại của các công ty xây dựng niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Với đề tài nghiên cứu khoa học “Khả năng thanh toán của các công ty xâydựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” chúng em mong

muốn bài sẽ phần nào tác động tốt tới định hướng đổi mới của công ty giúp công ty ngày càng hoàn thiện ,hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng được gia tăng từ đó công ty ngày càng phát triển ổn định và bền vững Với việc

2

Trang 9

tìm hiểu trên thị trường chứng khoán, nhóm em đã chọn ra 5 công ty xây dựng niêm yết có vị thế cao trong ngành đồng thời cũng khá được nổi bật trong ngành xây dựng, 5 công ty đó là: Tập đoàn VINGROUP, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – INVEST, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Khả năng thanh toán và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của cácdoanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của Doanh nghiệp Khả năng thanh toán được đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của DN so với tổng số nợ mà DN đang gánh chịu Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thể hiện qua khả năng thanh khoản của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn Khi đánh giá khả năng thanh toán, người phân tích báo cáo tài chính phải trả lời được các câu hỏi sau:

● DN có đảm bảo khả năng thanh toán nợ không?

● Khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản của DN cao hay thấp so với bình quân ngành, bình quân khu vực, hay so với đối thủ cạnh tranh và so với các DN tiên tiến, điển hình?

● Tình hình biến động (tăng, giảm) khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản trong kỳ của DN?

● Xu hướng biến động khả năng thanh toán của DN theo thời gian?

● Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Doanh nghiệp

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của DN

● Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

3

Trang 10

Công thức tính :

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện một cách tổng quát nhất về tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Thông thường nếu Hệ số thanh toán tổng quát có giá trị lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mức an toàn.

● Hệ số khả năng thanh hiện thời:

Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn,hệ số thanh toán hiện hành Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành Cần thấy rằng hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có sự khác nhau.Một căn cứ quan trọng khác là đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.

Thông thường,khi hệ số này thấp(đặc biệt khi nhỏ hơn 1),thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ.Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.Tuy nhiên,trong một số trường hợp hệ số thanh toán này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt.Do vậy để đánh giá đúng hơn,cần xem xét tình hình của doanh nghiệp

● Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Công thức:

Hệ số thanh toán nhanh =

Hệ số thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán

của doanh nghiệp,được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn,ở đây hàng tồn kho bị loại trừ bởi lẽ trong tài sản lưu động,hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn.Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.

4

Trang 11

● Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Công thức:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Ngoài ba hệ số trên,để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời,còn có thể gọi là hệ số vốn bằng tiền.Ở đây tiền bao gồm tiền mặt,tiền gửi,tiền đang chuyển.Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán,các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải với các chủ nợ.

Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ.Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt,mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn.

Hệ số thanh toán tiền lãi vay được xác định theo công thức sau:

Hệ số thanh toán lãi vay =

Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra trong kỳ mà không phải số dư tại một thời điểm Hệ số này sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.

5

Trang 12

1.2 Tác động của khả năng thanh toán đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tình hình khả năng thanh toán được thể hiện khá rõ nét trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tình hình hoạt động tài chính tốt, lợi nhuận tăng chứng tỏ rằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều có hiệu quả, doanh nghiệp không những có đủ mà sẽ có thừa khả năng thanh toán Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng xấu, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, dẫn đến uy tín của doanh nghiệp thấp, không đảm bảo khả năng sinh lời Thực tế cho thấy rằng, nếu một doanh nghiệp không đảm bảo, chắc chắn được khả năng thanh toán các khoản nợ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, khả năng sinh lời của doanh ngiệp kém, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng phá sản

Một doanh nghiệp được xem là bảo đảm khả năng thanh toán khi và chỉ khi doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng đủ các mặt khác nhau của khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều chỉ tiêu khác nhau như: khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời Trên thực tế, có khá nhiều doanh nghiệp mặc dù khả năng thanh toán tổng quát cao nhưng khả năng thanh toán nhanh, thanh toán tức thời không đảm bảo chính vì vậy, việc đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp phải được xem xét đầy đủ, toàn diện về cả về khả năng thanh toán Nhìn tổng quát, bên cạnh tầm quan trọng của khả năng thanh toán, doanh nghiệp cũng cần chú trọng để nâng cao khả năng sinh lời trong từng chu trình hoạt động của mỗi kỳ, bởi lẽ khả năng sinh lời ở kỳ này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kỳ tiếp theo trong hoạt động của doanh nghiệp.Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh tốt.

Tóm lại, tình hình tài chính và khả năng thanh toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng có quan hệ bổ sung lẫn nhau Khả năng thanh toán cao tạo ra sự ổn định cho tình hình tài chính doanh nghiệp,tạo đảm bảo khả năng sinh lời cho công ty,từ phần dòng tiền vào đó ngược lại sẽ càng làm tăng thêm phần ổn định cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

6

Trang 13

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố khách quan - Cơ chế chính sách Nhà nước

Đây là những yếu tố mà doanh nghiê †p buô †c phải nắm rõ và tuân thủ vô điều kiê †n vì yếu tố này thể hiê †n ý chí của Nhà nước Những quy định trong các văn bản pháp luâ †t của Nhà nước ảnh hởng chă †t chẽ đến mọi hoạt đô †ng của doanh nghiê †p, trong đó có khả năng thanh toán Ngoài ra, các chính sách ưu tiên, khuyến khích hay hạn chế phát triển đối với ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hởng không nhỏ tới hoạt đô †ng thanh toán của doanh nghiê †p.

- Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Đối với mọi doanh nghiê †p hoạt đô †ng trong lĩnh vực xây dựng thì tỷ giá hối đoái là mô †t nhân tố có ảnh hưởng không khá đáng kể,do một lượng không nhỏ vật liệu xây dựng đến từ nhập khẩu Nhu cầu thanh toán của doanh nghiê †p phụ thuô †c rất nhiều vào sự biến đô †ng của tỷ giá, do đó khả năng thanh toán cũng bị ảnh hưởng Ch‡ng hạn ngày 28/2/2022, doanh nghiê †p cần thanh toán mô †t lô hàng trị giá 1.00.000USD, nếu tỷ giá tại thời điểm đó là 22.805VND/USD thì giá trị lô hàng sẽ ứng với 22.805.000.000VND, nhưng nếu quá trình mua hàng kéo dài đến ngày 14/3/2022,tỷ giá là 22890VND/ USD thì giá trị lô hàng sẽ là 22.890.000.000 VND, tức là chênh lê †ch so với giả thiết trước là 85.000.000 VND Rõ ràng, tỷ giá biến đô †ng đã có tác đô †ng rất lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiê †p.

- Sự phát triển của thị trường tài chính

Kinh tế hàng hoá và thị trờng luôn là những khái niê †m gắn bó với nhau Những hàng hoá thông thờng đợc mua bán trên thị trờng hàng hoá thông thờng, còn những hàng hoá đă †c biê †t, tài sản tài chính, lại đợc mua bán trên thị trờng đă †c biê †t - thị trường tài chính Do chu kỳ về thu nhâ †p, chi tiêu và đầu tư khác nhau nên ở mỗi thời đểm nhất định trong nền kinh tế, về phơng diê †n tài chính, luôn tồn tại hai nhóm người: nhóm người đi vay và nhóm người cho vay Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn đợc chuyển từ ngời hiê †n có vốn dư thừa (người cho vay) sang những người thiếu vốn (người đi vay) Thị trường này thực hiê †n chức năng kinh tế cơ bản bằng cách truyền dẫn vốn từ ngời tiết kiê †m sang những nhà đầu tư Đối với doanh nghiê †p, thị trường tài chính không chỉ là nơi để họ huy đô †ng vốn với các kỳ hạn khác nhau mà còn là nơi giúp họ nâng cao khả năng thanh toán, đáp ứng được các nhu cầu thanh toán ngắn hạn.

7

Trang 14

Giả sử mô †t doanh nghiê †p có nhu cầu tiền cấp bách, thông qua thị trường tài chính, họ có thể bán các chứng khoán mà mình nắm giữ để đáp ứng nhu cầu tiền trước mắt.

- Thị trường cạnh tranh

Là mô †t chủ thể kinh tế, khả năng thanh toán của doanh nghiê †p gắn bó chă †t chẽ với nhân tố thị trường Thị trờng chính là môi trường hoạt đô †ng của doanh nghiê †p Trong môi trường này, các doanh nghiê †p phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiê †p khác để chiếm lĩnh thị trờng Mô †t doanh nghiê †p chếm lĩnh được thị trường sẽ dễ dàng trì hoãn được các khoản nợ đến hạn, đồng thời có khả năng dễ dàng trì hoãn được các khoản nợ đến hạn, đồng thời có khả năng chuyển hàng tồn kho thành tiền mô †t cách nhanh chóng, do đó đáp ứng đợc nhu cầu thanh toán mô †t cách nhanh nhất.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

- Cơ cấu tài sản và tài sản lưu động của doanh nghiệp:

Cơ cấu tài chính là tỷ trọng giữa các nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn của doanh nghiê †p.Mô †t doanh nghiê †p có tổng các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu đô †ng của mình thì tình hình tài chính của doanh nghiê †p đó là thiếu lành mạnh, khả năng thanh toán quá yếu kém Trong các nguồn tài trợ của doanh nghiê †p, nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ có chi phí tương đối nhỏ song nó lại yêu cầu doanh nghiê †p phải theo dõi mô †t cách chă †t chẽ, sát sao bởi vì nó gây áp lực nên hoạt đô †ng thanh toán của doanh nghiê †p Khả năng doanh nghiê †p có thể trì hoãn các khoản là rất thấp hoă †c nếu có trì hoãn được thì chi phí cũng sẽ rất cao Thông thường các doanh nghiê †p cố gắng duy trì mức nợ ngắn hạn bằng 50% tổng tài sản lưu đô †ng Tuy nhiên, viê †c duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu tài chính của doanh nghiê †p còn phụ thuô †c vào nguồn vốn tự có của doanh nghiê †p, khả năng huy đô †ng các nguồn vốn dài hạn, khả năng huy đô †ng các nguồn vốn dài hạn, khả năng linh hoạt về tài chính của doanh nghiê †p.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp:

Doanh nghiê †p sử dụng vốn hợp lý sẽ tạo điều kiê †n bảo toàn và phát triển vốn, tránh được lãng phí vốn, đồng thời tạo được uy tín với bạn hàng Viê †c doanh nghiệp tiết kiê †m được nhiều vốn lưu đô †ng sẽ giúp doanh nghiê †p mô †t cách gián tiếp nâng cao khả năng thanh toán.

Vì vâ †y, trong quản lý vốn lưu đô †ng, doanh nghiê †p cần xác định được lượng vốn lưu đô †ng cần thiết trong kỳ kinh doanh, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu nhằm

8

Trang 35

Bên cạnh đó, CTD cũng đang thắt chặt quản lý dòng tiền, tập trung vào thu hồi công nợ Việc làm này đã có kết quả khả quan khi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bắt đầu dương trở lại vào Quý 2/2021 sau 13 quý âm liên tục Thành quả này được duy trì trong quý 3 khi dòng tiền hoạt động kinh doanh tiếp tục duy trì dương gần 183 tỷ đồng tại ngày 30/9/2021 Doanh thu tài chính 9 tháng 2021 tăng 20 tỷ đồng so với cùng kỳ trong bối cảnh lãi suất ngân hàng giảm đã cho thấy hiệu quả của công ty trong việc linh hoạt đầu tư vào các công cụ tài chính để gia tăng lợi nhuận.

Trong giai đoạn kinh doanh khó khăn như hiện nay, dòng tiền đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục có lợi nhuận Ngoài ra, ngày 20/10/2021, CTD vừa hoàn thành chi trả cổ tức 10% bằng tiền mặt.

Tập trung nguồn lực đầu tư vào con người và hệ thống

Trong quý 3 năm 2021, nhiều công trường lớn phải dừng hoạt động tuy nhiên CTD không tiết giảm chi phí bằng việc cắt giảm nhân sự hoặc giảm lương của CBNV mà tập trung vào xây dựng các chính sách phúc lợi để giữ chân nhân tài Số lượng CBNV ở CTD thời gian qua biến động không đáng kể với 1,674 người, xấp xỉ so với thời điểm đầu năm 2021.

Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách, Coteccons tiếp tục đầu tư công nghệ để xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả và tập trung việc phát triển toàn diện cho nhân sự Cách làm này giúp nhân sự của CTD được bổ trợ nhiều kỹ năng, nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như thêm gắn bó với công ty.

Các chương trình đào tạo đã mang đến những chia sẻ hữu ích đến CBNV từ đào tạo chuyên môn, kỹ năng mềm, lộ trình phát triển nghề nghiệp… cho đến các giá trị cốt lõi và tầm nhìn của công ty Mặc dù làm việc trong điều kiện 'work from home' nhưng các phòng, ban của CTD vẫn hoạt động “hết công suất” khi liên tục thông báo trúng thầu các dự án mới như: trường học TSQ, khu nghỉ dưỡng Thanh Long Bay, Nhà xưởng BWID, HT-Pearl…

Cùng phát triển bền vững

CTD tiếp tục cho thấy tính nhân văn bằng chiến lược đôi bên cùng có lợi với các nhà thầu phụ, nhà cung cấp, tổ đội thi công Điều này được thể hiện ở việc CTD sẵn sàng hỗ trợ tài chính, cung cấp dụng cụ test nhanh cho công nhân giúp các nhà thầu phụ vượt qua dịch Covid-19

29

Trang 36

Nhờ đó, CTD dễ dàng triển khai thi công trở lại ngay lập tức khi các thành phố lớn được gỡ bỏ giãn cách xã hội Các công trường chính như Ecopark Swanlake Onsen, 58 Tây Hồ, Lancaster Legacy, Lancaster Luminaire… thi công bình thường trở lại mà không gặp khó khăn trong việc huy động công nhân quay trở lại thi công hay thiếu hụt thiết bị Chính sách này giúp CTD xây dựng được mối quan hệ tin cậy với các nhà thầu phụ, nhà cung cấp, tổ đội thi công có tay nghề cao, tạo được sự cam kết đồng hành Các công trường mới được triển khai và thiết lập một cách nhanh chóng chính nhờ điểm cộng này của CTD.

CTD kh‡ng định rằng đây là chiến lược hợp tác win - win lâu dài, không chỉ trong thời gian dịch Covid-19, mà ngay cả khi bước vào giai đoạn “bình thường mới” Coteccons sẽ luôn có những chính sách thích hợp để hỗ trợ các đối tác với phương châm cùng phát triển, bền vững, lâu dài.

Những cải cách trong chiến lược mới đã có những kết quả tương đối tích cực ban đầu khi giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt tới 17.400 tỷ Các dự án CTD thắng thầu trong năm 2021 bao gồm Lancaster Luminaire, Lancaster Legacy, Intercontinental Residences Halong Bay, Hyatt Regency Hồ Tràm, Dolce Penisola, Ecopark Swan Lake Residence, Khu nghỉ dưỡng Thanh Long Bay… 2.1.3.4 Tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư Văn Phúc

Mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, nhưng nợ phải trả và hàng tồn kho của Văn Phú Invest (Mã: VPI) đang tăng “ chóng mặt”.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ quý II/2021, tổng tài sản của VPI đạt 9.909 tỉ đồng tăng nhẹ so với quý I là 9.703 tỷ đồng Trong đó, tài sản ngắn hạn là 5.715 tỷ đồng, phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn 2.560 tỷ đồng và hàng tồn kho 2.192 tỷ đồng Tiền và tương đương tiền giảm so với đầu kỳ ở mức 625 tỷ đồng.Hàng tồn kho của VPI ghi nhận 2.192 tỷ đồng, tăng so với 1.803 tỷ đồng từ đầu năm Trong đó, hàng tồn kho chủ yếu tăng ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Cụ thể, dự án The Terra An Hưng – Hà Nội tăng từ 1.212 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2020 lên 1.738 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2021 Dự án Yên Phong Bắc Ninh 37 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần Đối với tồn kho là bất động sản hoàn thành 316,8 tỷ đồng chủ yếu nằm ở dự án Grandeur Palace Giảng Võ và The Terra Hào Nam.

30

Trang 37

Ngoài ra, tài sản dài hạn của VPI là 4.193 tỷ đồng, chủ yếu ở các khoản phải thu dài hạn 1.315 tỷ đồng, đầu tư tài chính dài hạn 1.266 tỷ đồng, tài sản dở dang dài hạn 842 tỷ đồng và 588 tỷ đồng tài sản cố định.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng của VPI ghi nhận 367.76 tỷ đồng, giảm sâu so với 549.03 tỷ đồng cùng kỳ 2020 Lợi nhuận gộp đạt 127.4 tỷ đồng, giảm đáng kể so với 170.1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước Các khoản chi phí của VPI cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm còn 57.93 tỷ đồng Chi phí bán hàng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, ở mức 26 tỷ đồng Đáng chú ý, tính đến thời điểm cuối quý II/2021 nợ phải trả của VPI là 6.922 tỷ đồng, gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 70% tổng cộng nguồn vốn Trong đó vay và nợ tài chính 3.457 tỷ đồng, tăng 5% so với thời điểm cuối năm 2020 Được biết, Văn Phú Invest đã lên kế hoạch sẽ phát hành gần 20 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 tỷ lệ 10% Vốn điều lệ sau phát hành dự kiến tăng từ 1.999 tỷ đồng lên 2.198 tỷ đồng Thời điểm thực hiện trong năm 2021, sau khi UBCK chấp thuận Nguồn vốn phát hành là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp theo BCTC năm 2020 đã kiểm toán của toán Tính đến thời điểm 31/12/2020, giá trị này là 735 tỷ đồng.

2.2 Thực trạng khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết

2.2.1 Tình hình công nợ và tài sản của các công ty xây dựng niêm yết a.Tập đoàn Vin Group:

31

Trang 38

Bảng 2.1: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của VinGroup (tại 31/12 hàng năm)

tương đương tiền 9.833,3 8.141,7 13.557,0 18.446,9 29.403,6 2.Đầu tư chứng khoán

Trang 39

Bảng 2.2: Biến động tài sản và nguồn vốn của tập đoàn VinGroup qua các năm (tại 31/12 hàng năm)

1.Tiền và các khoản tương đương tiền -1.691,5 17,2% 5.415,3 66,51% 4.889,9 36,07% 10.965,7 2.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 178,4 36,1% 1.279,0 190,17% 9.221,2 472,5% 759,242

4.Tài sản dở dang dài hạn 3.500,5 10,3% 21.036,9 56,11% -10.471,3 -17,89% 19.863,8 5.Đầu tư tài chính dài hạn 3.138,2 93,75% -417,6 -6,44% -2.117,2 -34,89% -3.462,9

Trang 40

Nhìn chung,với vị thế là một nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Việt Nam,VinGroup đã có những năm tăng trưởng về tổng giá trị tài sản đáng nể phục.Trong năm 2016,tổng tài sản của công ty là 180.450,5 tỉ đồng và sau 5 năm,giá trị này tăng gần 3 lần với 422.503,7 tỉ đồng vào năm 2020 Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản qua các năm không đồng đều,đặc biệt trong hai năm 2018 và 2019,tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này lần lượt là 34,7% và 40,2%,còn trong năm gần đây nhất của số liệu nghiên cứu là năm 2020,tốc độ tăng của tổng tài sản chỉ đạt 4,65% Nguyên nhân là do trong năm 2020 với sự tác động tiêu cực từ dịch bệnh cũng như các biện pháp đóng cửa nền kinh tế trên toàn quốc,hoạt động kinh doanh của công ty bị đình trệ.Điều này trái ngược h‡n với hai năm trước đó là 2019 và 2018 là hai năm phát triển lạc quan nhất của nền kinh tế Việt Nam kể từ thời kỳ hội nhập.

Các nhân tố đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng của tổng tài sản bao gồm: Các khoản phải thu ngắn hạn,hàng tồn kho(tài sản ngắn hạn) và tài sản cố định,tài sản dở dang dài hạn(tài sản dài hạn) Các khoản phải thu ngắn hạn tăng trưởng đều và liên tục qua 5 năm,(trừ 2020) từ 18.254,6 tỷ đồng năm 2016 lên 52.395 tỷ đồng năm 2020,với năm tăng trưởng nhanh nhất cả về lượng giá trị tăng thêm cũng như tỷ lệ tăng trưởng là năm 2018 với 22.274,2 tỷ đồng,ứng với mức tăng 83,19%.Lượng hàng tồn kho nhìn tổng quát có sự tăng trưởng mạnh trong 5 năm từ 49.782,7 tỷ đồng lên 83.808,7 tỷ đồng,tuy nhiên trong giai đoạn 5 năm này,chỉ tiêu này biến động tăng giảm liên tục qua các năm,đặc biệt là trong năm 2020,hàng tồn kho giảm tới 11,475 tỷ đồng,tương đương giảm 25,43% so với năm trước khi mà chỉ tiêu này đạt mức tăng trưởng 50,09%-cao nhất trong 5 năm khảo sát Nhìn chung với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển bất động sản nhà ở thì việc bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn là điều không thể tránh khỏi,là kết quả của chính sách bán hàng của công ty khi không ép khách hàng trả toàn bộ số tiền mua nhà tại thời điểm mua mà cho phép khách hàng trả dần trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm Sự tăng trưởng mạnh của hàng tồn kho trong năm 2019 là do sự mạnh của giá sắt cũng như kế hoạch đầu tư mở rộng thị trường của công ty Sang năm 2020 với sự suy giảm chung của nền kinh tế,cắt giảm hàng tồn kho là một quyết định hợp lý,tránh phát sinh nhiều chi phí không đáng có.

Sự tăng trưởng mạnh và tương đối liên tục của tài sản cố định cũng là một dấu hiệu tích cực trong cơ cấu tài sản của một công ty đầu tư và xây dựng dự án Tài sản cố định tăng từ 26.878,7 tỷ đồng lên đến 108.268,8 tỷ đồng trong năm 2020 với tốc độ

34

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của VinGroup (tại 31/12 hàng năm)                                          (Đơn vị:Tỉ đồng) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.1 Tóm tắt bảng cân đối kế toán của VinGroup (tại 31/12 hàng năm) (Đơn vị:Tỉ đồng) (Trang 38)
Bảng 2.2: Biến động tài sản và nguồn vốn của tập đoàn VinGroup qua các năm (tại 31/12 hàng năm) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.2 Biến động tài sản và nguồn vốn của tập đoàn VinGroup qua các năm (tại 31/12 hàng năm) (Trang 39)
Bảng 2.3: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của tập đoàn  FLC (tại 31/12 hàng năm) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.3 Tóm tắt bảng cân đối kế toán của tập đoàn FLC (tại 31/12 hàng năm) (Trang 42)
Bảng 2.4: Biến động tài sản và nguồn vốn của tập đoàn FLC (tại 31/12 hàng năm) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.4 Biến động tài sản và nguồn vốn của tập đoàn FLC (tại 31/12 hàng năm) (Trang 43)
Bảng 2.5: Tóm tắt bảng cân đối kế toán của  CTCPXD Văn Phú (tại 31/12 hàng năm) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.5 Tóm tắt bảng cân đối kế toán của CTCPXD Văn Phú (tại 31/12 hàng năm) (Trang 46)
Bảng 2.6: Biến động tài sản và nguồn vốn của CTCPXD Văn Phú (tại 31/12 hàng năm) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.6 Biến động tài sản và nguồn vốn của CTCPXD Văn Phú (tại 31/12 hàng năm) (Trang 47)
Bảng 2.8: Biến động tài sản và nguồn vốn của CTCPXD Coteccons (tại 31/12 hàng năm) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.8 Biến động tài sản và nguồn vốn của CTCPXD Coteccons (tại 31/12 hàng năm) (Trang 51)
Bảng 2.10: Biến động tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (tại 31/12 hàng năm) - đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng 2.10 Biến động tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (tại 31/12 hàng năm) (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w