Tuy nhiên, các quan niệm về hoạt động công vụ đều chỉ ra rằng vai trò hoạt động công vụ chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước Công vụ là một loại lao
Trang 22.1, Khái niệm, đặc trưng của hoạt động công vụ 4
2.2, Nguyên tắc của hoạt động công vụ 5
II, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 6
1, Khái niệm 6
1.1, Cán bộ: 6
1.2, Công chức: 6
2, Quy chế pháp lí chung của cán bộ, công chức 7
2.1, Nghĩa vụ của cán bộ công chức 7
2.2, Quyền của cán bộ, công chức 8
2.3, Những việc cán bộ công chức không được làm 8
2.4, Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức 10
Trang 3I, CÔNG VỤ
1, Những vấn đề chung về công vụ
1.1, Khái niệm
Ở các quốc gia khác nhau, khái niệm về công vụ có tính tương đối do phụ thuộc vào cách tiếp cận cũng như đặc điểm của mỗi nền công vụ Tuy nhiên, các quan niệm về hoạt động công vụ đều chỉ ra rằng vai trò hoạt động công vụ chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý, phần lớn do cán bộ, công chức thực hiện nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
1.2, Nền công vụ
Nền công vụ mang ý nghĩa của hệ thống, nó chứa đựng bên trong nó bao gồm công vụ và các cơ sở, điều kiện để công vụ được tiến hành.
Nền công vụ gồm:
a) Hệ thống pháp luật quy định hoạt động của các cơ quan thực thi công vụ (cơ quan thực thi quyền hành pháp, quyền quản lý nhà nước) Gồm:
+ Hiến pháp
+ Các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b) Hệ thống các quy chế quy định cách thức tiến hành các hoạt động công vụ do Chính phủ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành tạo thành hệ thống thủ tục hành chính, quy tắc quy định các điều kiện tiến hành.
c) Đội ngũ cán bộ, công chức, với tư cách là những chủ thể tiến hành các công vụ cụ thể => Đây là hạt nhân của nền công vụ và cũng chính là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hiệu lực, hiệu quả.
Nền công vụ bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật ( Hiến pháp, luật) và các văn bản mang tính pháp quy của Chính phủ.
Hoạt động của nền công vụ bị chế định bởi hệ thống pháp luật chung và những quy phạm pháp luật được quy định cho riêng nó.
Trang 42, Hoạt động công vụ
2.1, Khái niệm, đặc trưng của hoạt động công vụ
a Khái niệm:
Hoạt động công vụ không chỉ thuần túy là hoạt động của cán bộ, công chức nhân danh quyền lực công mà còn được hiểu là các hoạt động trong phạm vi rộng hơn Theo đó, hoạt động công vụ được hiểu là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
Để khẳng định tính đặc thù này, Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định hoạt động công vụ “Là hoạt động của cán bộ, công chức nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, của Đảng Cộng sản Việt Nam và của các tổ chức chính trị-xã hội.”
Cán bộ, công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao Để đạt được điều đó, bên cạnh năng lực, trình độ, cán bộ, công chức còn phải hội đủ và thường xuyên rèn luyện để bảo đảm các quy định về đạo đức công vụ, đặc biệt là trách nhiệm
+ Không có mục đích riêng của mình; + Mang tính xã hội cao vì phục vụ nhiều người; + Duy trì an ninh, an toàn trật tự xã hội; + Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển; + Không vì lợi nhuận.
- Các nguồn lực để thực hiện hoạt động công vụ: + Quyền lực nhà nước trao cho, có tính pháp lý + Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để hoạt động
Trang 5+ Do cán bộ, công chức thực hiện - Cách thức tiến hành hoạt động công vụ: + Hướng đến mục tiêu
+ Hệ thống thứ bậc, phân công, phân cấp + Thủ tục do pháp luật quy định trước + Công khai
+ Bình đẳng
+ Khách quan, không thiên vị + Có sự tham gia của nhân dân.
2.2, Nguyên tắc của hoạt động công vụ
+ Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật + Nguyên tắc lập quy dưới luật
+ Nguyên tắc đúng thẩm quyền, chỉ được phép thực hiện trong phạm vi công vụ (chỉ làm những gì pháp luật cho phép)
+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm + Nguyên tắc thống nhất vì lợi ích công + Nguyên tắc công khai
+ Nguyên tắc liên tục, kế thừa + Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ngoài những nguyên tắc chung mà nền công vụ các quốc gia thường đề cập tới, Theo quy định tại Điều 3 Luật cán bộ, công chức năm 2008, khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải bảo đảm 5 nguyên tắc cơ bản sau:
“1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2 Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân 3 Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát 4 Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả 5 Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.”
Trang 6II, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC1, Khái niệm
1.1, Cán bộ:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” (Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008)
Đặc trưng:
+ Là công dân Việt Nam
+ Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh nhất định (đặc trưng phương thức hình thành cán bộ)
+ Làm việc theo nhiệm kì.
+ Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội ( không bao gồm những người giữ chức vụ nhưng làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước)
+ Làm việc tại các cơ quan cấp huyện trở lên.( phản ánh đặc điểm về cấp chính quyền)
+ Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.2, Công chức:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” (Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4, 2019)
Phân loại: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34 (năm 2019 ) như sau:
“1 Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
Trang 7b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.”.
2, Quy chế pháp lí chung của cán bộ, công chức
Khái niệm: Là tổng thể các quyền, nghĩa vụ và những đảm bảo để các bộ, công chức thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình
Theo Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) Chương II “Nghĩa vụ và quyền của cán bộ công chức” :
2.1, Nghĩa vụ của cán bộ công chức
a Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ( Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008)
+ Trung thành với Đảng CSVN, Nhà nước CHXHCNVN, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia
+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
b Nghĩa vụ trong thi hành công vụ ( điều 9 Luật Cán bộ công chức 2008) + Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của Cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáp người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước + Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trang 8+ Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao + Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
c Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu (điều 10 Luật Cán bộ công chức 2008)
+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức + Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan lieu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỉ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân
+ Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
2.2, Quyền của cán bộ, công chức
+ Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ ( điều 11)
+ Quyền được hưởng lương và các chế độ liên quan đến tiền lương (điều 12) + Quyền nghỉ ngơi (điều 13)
+ Các quyền khác của cán bộ, công chức ( điều 14)
2.3, Những việc cán bộ công chức không được làm
a Liên quan đến đạo đức công vụ ( điều 18 luật cán bộ công chức 2008): + Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công
+ Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật
Trang 9+ Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên lạc đến công vụ để vu lợi.
+ Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức
b Liên quan đến bí mật nhà nước ( điều 19 luật cán bộ công chức 2008): + Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức + Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành nghề mà trước đây đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc kinh doanh với nước ngoài
+ Ngoài ra, cán bộ công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
c Những việc khác cán bộ, công chức không được làm ( điều 20 luật cán bộ công chức 2008):
+ Nhúng nhiễu trong giải quyết công việc
+ Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, HTX trừ trường hợp luật có quy định khác + Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết
+ Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản ly, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, HTX thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ
+ Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ và công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan
Trang 10+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hang hóa, dịch vụ, kí kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó
+ Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu CQNN không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc QLNN hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó thực hiện việc QLNN.
2.4, Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức
+ Đạo đức của cán bộ, công chức ( điều 15) + Văn hóa giao tiếp ở công sở ( điều 16) + Văn hóa giao tiếp với nhân dân ( điều 17)
3, Tuyển dụng công chức
Theo Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức (điều 36 ):
1 Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2 Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức: a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang
Trang 11bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4, Đánh giá cán bộ, công chức
4.1, Cán bộ
Mục đích: để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Kết quả đánh giá: là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỉ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ
Nội dung đánh giá cán bộ:
+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc + Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ + Tinh thần trách nhiệm trong công tác
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao Thời điểm đánh giá cán bộ:
+ Đánh giá hằng năm
+ Trước bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng
+ Khi kết thúc nhiệm kì.
Phân loại đánh giá cán bộ: Theo luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019: + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ + Hoàn thành nhiệm vụ + Không hoàn thành nhiệm vụ
4.2, Công chức
Mục đích: Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức (Điều 55)
Trang 12Xếp loại công chức: (Điều 58)
1 Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; c) Hoàn thành nhiệm vụ; d) Không hoàn thành nhiệm vụ
2 Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
3 Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau: a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;
c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.
5, Kỉ luật cán bộ, công chức
5.1, Cán bộ
Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỉ luật sau:
+ Khiển trách + Cảnh cáo + Cách chức + Bãi nhiệm