Khái niệm:Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống chính quyền nhà nước.Có hai hình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THẢO LUẬN
Bộ môn: Pháp luật đại cương
Hà Nội, 2024
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Đắc Quý
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn 2
Phần I: Mở đầu 3
Phần II: Nội dung 4
2.1 Hình thức cấu trúc nhà nước 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Phân tích hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCNVN qua văn bản Hiến pháp 5
2.2 Bài tập phân chia thừa kế 10
2.2.1 Đề bài 11
2.2.2 Bài làm 11
Phần III: Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 15
Lời cảm ơn
Trang 3Nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Hoàng Đắc Quý Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Pháp luật đại cương, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót
Do đó, chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: Mở đầu
Trang 4Xây dựng nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng, là sự quan tâm hàng đầu của mọi đất nước, bảo đảm cho quốc gia phát triển theo đúng mục tiêu đề ra Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi phải nghiên cứu, vận dụng đúng đắn lý luận về nhà nước, trong đó chính là nội dung
về hình thức nhà nước Hình thức nhà nước là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực chính trị và xã hội, một khía cạnh to lớn của mỗi quốc gia Nó đại diện cho việc một quốc gia tổ chức và hoạt động như thế nào
để duy trì trật tự, quản lý nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Việc nghiên cứu về hình thức nhà nước giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà một quốc gia hoạt động Bên cạnh đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và lịch sử phát triển của quốc gia Đặc biệt, ta sẽ định hình được tương lai và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành như ngày hôm nay là một quá trình lâu dài, trên cơ sở hình thành đầy đủ các tiền đề và nền tảng của mô hình mới về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cả trong lý luận cũng như thực tiễn Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
Phần II: Nội dung
Trang 52.1 Hình thức cấu trúc nhà nước
2.1.1 Khái niệm:
Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và mối quan hệ giữa các cơ quan trong
hệ thống chính quyền nhà nước
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
- Nhà nước đơn nhất là nhà nước thống nhất, có chủ quyền chung, trong đó nước được phân chia thành các cấp hành chính, và chỉ có một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội); một cơ quan hành chính nhà nước cao nhất (Chính phủ) với hệ thống cơ quan quản lý thống nhất
từ trung ương đến địa phương và cơ sở, ví dụ: Việt Nam, Trung Quốc,
- Nhà nước liên bang là nhà nước có hai hay nhiều nhà nước thành viên hợp lại và ngoài hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính cao nhất chung cho toàn liên bang, trong mỗi nước thành viên cũng có hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính cao nhất riêng của mình, trong quan hệ với nhà nước liên bang, các nhà nước thành viên đều bình đẳng và có quyền độc lập tương đối Các nhà nước liên bang điển hình như Mỹ, Đức, Áo, Ấn Độ, Mexico, Thụy Sĩ
Ngoài hai hình thức nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang, còn xuất hiện nhà nước liên minh Đây là sự liên kết tạm thời giữa hai hay nhiều nhà nước để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhà nước liên minh tự giải tán hoặc có thể chuyển đổi thành nhà nước liên bang, ví dụ Liên minh Châu Âu - EU; Hợp chùng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787, là nhà nước liên minh, sau đó phát triển thành nhà nước liên bang
2.1.2 Phân tích hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCNVN qua các văn bản Hiến pháp:
Trang 6* Hiến pháp 1946:
Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà Theo hiến pháp, nhà nước Việt Nam được tổ chức theo hình thức đơn nhất
Sự ra đời của bản hiến pháp này được coi là một sự kiện lịch sử khẳng định quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Bộ máy nhà nước ta gồm có cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội; Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc; và các cơ quan khác đều được xây dựng với những nguyên tắc độc lập, tiến bộ Thêm vào đó, một hệ thống pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trong đó Quốc hội nắm quyền lực trên cả nước, Hội đồng nhân dân thì nắm quyền lực ở địa phương Về cơ quan hành chính nhà nước, Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là Chủ tịch Chính phủ, đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chính quyền địa phương gồm có bốn cấp: cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, nhưng trong bốn cấp chính quyền địa phương nói trên chỉ có chính quyền cấp tỉnh, cấp xã và chính quyền cấp thành phố, thị xã được xác định là cấp chính quyền cơ bản hoàn chỉnh, có cả Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính
Theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đánh giá Hiến pháp 1946
là bản hiến pháp chưa thực sự đầy đủ nhưng có thể thấy rằng bản hiến pháp đã thể hiện rõ nhất tinh thần cơ bản tư tưởng lập hiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin Hiến pháp năm 1946 đã đặt nền móng cho một bộ máy nhà nước kiểu mới - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là bản hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện, không thua kém bản hiến pháp nào trên thế giới
* Hiến pháp 1959:
Trang 7Bản hiến pháp năm 1959 vẫn được giữ nguyên như Hiến pháp
1945, với hình thức cấu trúc nhà nước ta tiếp tục được tổ chức theo hình thức đơn nhất
Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đều thể hiện sự đề cao đối với Quốc hội, nhưng ở Hiến pháp 1959 điều này thể hiện rõ hơn Hiến pháp
1946 chỉ quy định quyền hạn của Quốc hội là giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài, còn Hiến pháp 1959 quy định quyền hạn của Quốc hội một cách cụ thể hơn Theo đó, Quốc hội có những nhiệm vụ được trao để thực hiện ba chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Chính phủ là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước, thực hiện quyền hành pháp Hiến pháp 1959 cũng quy định tương tự 1946: dành quyền rộng rãi cho Chính phủ và Ủy ban Hành chính để cai trị (quản lý) đất nước và địa phương căn cứ vào luật lệ Bên cạnh đó, thành lập Viện Kiểm sát nhân dân thay cho Viện Công tố Đến Hiến pháp 1959, mô hình chính quyền địa phương đã có những thay đổi đáng kể Điển hình là đã chính thức bãi
bỏ đơn vị hành chính có tính chất vùng, miền
Là bản Hiến pháp của một nước dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1959 khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, tổ chức theo chính thể Nhà nước dân chủ cộng hòa, là nhà nước của dân, do dân, vì dân
* Hiến pháp 1980:
Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện nước nhà thống nhất,
cả nước cùng đi lên xây dựng theo con đường chủ nghĩa xã hội và nhà nước vẫn được tổ chức theo hình thức đơn nhất
Đến Hiến pháp 1980, xu hướng tập trung quyền lực vào Quốc hội ngày càng được thể hiện rõ nét hơn Điều này đã thể hiện rõ vị trí cũng
Trang 8như vai trò của các cơ quan trên trong bộ máy nhà nước Thêm vào đó, Hiến pháp 1980 cũng quy định rất nhiều quyền hạn cho Quốc hội để khẳng định vị trí tối cao của cơ quan này Hiến pháp 1980 tiếp tục phát triển quan điểm tập quyền đã được thể hiện bước đầu trong Hiến pháp
1959 ở một mức độ cao và tuyệt đối hơn Chính vì vậy, hầu hết các quy định trong tổ chức bộ máy nhà nước đều có xu hướng tập trung quyền lực vào Quốc hội Hiến pháp 1980 thiết lập Hội đồng nhà nước là nguyên thủ quốc gia tập thể, thay cho chức vụ Chủ tịch nước; quy định về chức danh Thủ tướng Chính phủ, là người đứng đầu Chính phủ Cũng như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định của Hiến pháp 1959, ở Hiến pháp
1980, giữa chính quyền nằm trên địa bàn nông thôn và thành thị không có
sự phân biệt đáng kể Các đơn vị hành chính của hai đơn vị này về cơ bản
là giống nhau, đều có ba cấp chính quyền đó là: dưới cấp tỉnh có cấp huyện và cấp xã; dưới cấp thành phố trực thuộc trung ương gồm có quận
và phường
Hiến pháp 1980 là bản hiến pháp thứ ba của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã kế thừa những điểm cơ bản của Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1946 đồng thời bổ sung một số quy định mới phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ Hiến pháp 1980 đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới và phát triển đất nước
* Hiến pháp năm 1992:
Năm 1991, giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội, nước ta đang thực hiện chính sách công nghiệp hóa - hiện đại hóa và bước đầu xây dựng nền kinh tế thị trường Lúc này, chính phủ cần đề ra đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng này Hiến pháp năm 1992 đã được ra đời
Trang 9Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định nhà nước CHXHCNVN là nhà nước đơn nhất Điều này đã thể hiện ngay trong Điều 1 nêu rằng nước ta
là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời Và tiếp tục giữ các đặc trưng như Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;…
Về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, sẽ có nguyên tắc tập trung dân chủ: Quyền lực thuộc về nhân dân, được thực hiện bởi Quốc hội, Hội đồng nhân dân; được Quốc hội, Hội đồng nhân dân giao cho Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Tiếp đến là nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát, khi các cơ quan nhà nước trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp hoạt động, kiểm soát lẫn nhau Và Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất: Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Bên cạnh đó, hiến pháp này cũng có những sự điều chỉnh liên quan đến một số đơn vị hành chính Quốc Hội (QH) tiếp tục nhiệm kì 5 năm 1 lần nhưng không còn quyền hạn toàn năng như trong Hiến pháp 1980, sẽ
có một số thành viên trong mỗi ủy ban sẽ hoạt động chuyên trách Chủ tịch QH không chỉ đứng đầu về Quốc Hội mà còn là Chủ tịch Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội (UBTVQH) Trong cấu trúc của Quốc hội, khác với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 không quy định về việc thành lập Hội đồng Quốc phòng, mà chỉ quy định “Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc, gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Uỷ viên” (Điều 94, Hiến pháp năm 1992) Theo đó, chức vụ Chủ tịch Quốc hội đã có tính chất quyền lực, chứ không mang tính chất hành chính, phối hợp như chức
Trang 10vụ Chủ tịch Quốc hội theo Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước lúc này sẽ phải do QH bầu ra trong số các đại biểu theo giới thiệu của UBTVQH Hay về Viện Kiểm soát sẽ bị hạn chế quyền lực và chế độ thẩm phán sẽ chuyển sang là được bổ nhiệm
Kế thừa những giá trị ưu việt của các bản Hiến pháp năm 1946,
1959, 1980, Hiến pháp năm 1992 thể hiện được những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu Hiến pháp đã góp phần to lớn vào thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
* Hiến pháp 2013:
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp Để đảm bảo sự phát triển về kinh tế, chính trị và xã hội trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, năm 2013, tại kì họp thứ VI Quốc hội khóa XIII quyết định thông qua Hiến pháp mới trong công cuộc tiếp tục đổi mới, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế
Bản Hiến pháp 2013 đã kế thừa các bản Hiến pháp năm 1946,
1959, 1980 và 1992; kế thừa những giá trị căn bản trong toàn bộ lịch sử lập hiến nước ta, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992 Tiếp tục khẳng định nhà nước CHXHCNVN là nhà nước đơn nhất, độc lập, của dân, do dân,
vì dân Và những mối quan hệ trong các cơ quan không có sư thay đổi quá nhiều mà còn khắc phục được những điểm yếu của những bản Hiến pháp trước
Điểm khác ở đây có thể nói đến là nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được nhấn mạnh nhiều hơn, thể hiện ở việc một số vị trí như
Trang 11Thủ tướng, Viện trưởng VKS, ngoài được QH bầu ra sẽ còn do Chủ tịch nước bổ nhiệm hay quyền lực nhà nước cũng được gia tăng hơn Một điểm mới là việc sửa đổi quy định về Chính quyền địa phương như đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; việc nhập, tách điều chỉnh các đơn vị hành chính lãnh thổ là phải lấy ý kiến của nhân dân địa phương và phải theo tiêu chí, trình tự, thủ tục của luật định để ngăn ngừa, khắc phục trong vấn đề này Hiến pháp sửa đổi quy định chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và đưa ra khái niệm mới về cấp chính quyền Bên cạnh đó, những quy định mới về hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử Trung ương và Kiểm toán nhà nước đảm bảo quyền lực nhà nước được kiểm soát chặt chẽ
Hiến pháp 2013 đã kế thừa và phát huy những điểm mạnh của những bản Hiến pháp trước đồng thời khắc phục những điểm yếu, sửa đổi
và bổ sung thêm phù hợp với tình hình của đất nước Có thể thấy rằng, bản Hiến pháp này là văn bản pháp luật rất quan trọng của nước CHXHCNVN, là cơ sở pháp lý trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện và phát triển nhà nước pháp quyền Việt Nam
* Kết luận chung:
Qua các thời kỳ, các văn bản Hiến pháp ngày càng có sự hoàn thiện
rõ rệt hơn nhưng vẫn luôn giữ được những giá trị cốt lõi của một nhà nước XHCN Các văn bản Hiến pháp qua từng năm đều quy định hình thức nhà nước đơn nhất,với một Hiến pháp - là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật ở nước ta, có một hệ thống pháp luật thống nhất, lãnh thổ được phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ" và các bộ phần hành chính lãnh thổ này không có chủ quyền quốc gia; trong nhà nước có một bộ máy thống nhất từ trung ương đến địa
Trang 12phương, có các cơ quan được phân chia thứ bậc, cấp trên cấp dưới và có mối quan hệ thống nhất giữa các cơ quan này trong bộ máy nhà nước
2.2 Bài tập phân chia thừa kế
2.2.1 Đề bài
Anh A và chị B và có con chung là C (10 tuổi) Do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, vợ chồng anh đã ly thân C sống với mẹ, còn anh
A sống với chị K Ở quê anh A còn có một người cha là ông X và em ruột
là Y Đầu năm 2019, anh A về quê đón cha lên chơi, dọc đường hai cha con bị tai nạn phải vào bệnh viện Một ngày trước khi chết trong viện, anh A có di chúc miệng hợp pháp là để lại ½ tài sản của mình cho K Vài ngày sau khi A chết, ông X cũng qua đời không để lại di chúc Sau đó, cô
K và chị B có tranh chấp với nhau về việc phân chia di sản Biết tài sản chung của A và B là 1,2 tỷ, tài sản của ông X là 800 triệu
a) Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên
b) Chia di sản thừa kế trong trường hợp A và ông X chết cùng thời điểm, anh A và ông X không để lại di chúc
2.2.2 Bài làm
a, Theo dữ kiện ta thấy vợ chồng anh A và chị B có cuộc sống không hoà thuận, chưa ly hôn nên chị B vẫn được hưởng quyền thừa kế tài sản của chồng Tài sản chung của hai người là 1,2 tỷ nên tài sản của anh A theo pháp luật là:
1,2 tỷ : 2 = 600 (triệu)
Anh A đã để lại di chúc miệng hợp pháp là để lại số tài sản của mình ½
cho chị K và pháp luật cũng tôn trọng mong muốn của anh A Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 644 BLDS 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào
di chúc:
“1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia