Nghiên cứu về thừa kế, Friedrich Engels đã viết trong cuốn “Nguồn gốc và Gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước” có viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc về bên mẹ v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HTTTKT&TMĐT
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ
Nhóm: 3
Lớp học phần: 232_TLAW0111_15 GVHD: ThS Đinh Thị Ngọc Hà
Hà Nội - 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 4
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN 5
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 7
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 7
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 9
PHẦN TÍCH BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 10
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
II GIẢI BÀI TẬP 14
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thừa kế là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời
kì sơ khai của xã hội loài người Nghiên cứu về thừa kế, Friedrich Engels đã viết trong cuốn “Nguồn gốc và Gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước” có viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc về bên mẹ và theo tập tục thừa
kế nguyên thủy trong thị tộc, thì chỉ những người họ hàng trong thị tộc mới được
kế thừa tài sản của một thành viên trong thị tộc đã chết Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nếu lâu nay trong thực tiễn có lẽ người
ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”
Khi nhà nước xuất hiện thì pháp luật ra đời, cũng từ đó pháp luật về thừa kế được hình thành Dù ở bất kì chế độ xã hội hay giai cấp nào thì vấn đề về thừa kế đều đóng vị trí rất quan trọng, là hình thức pháp luật chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của công dân Ở Việt Nam, vấn đề về quyền thừa kế cũng đóng vai trò rất quan trọng và được nhà nước đặc biệt chú trọng Sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau
đó Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình phát triển hóa những quy định của pháp luật về thừa kế Không chỉ kế thừa, phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn mà còn không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả cao nhất
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú dẫn đến việc thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Một trong những nguyên nhân phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, cụ thể Chính vì điều đó, nên trong thời gian gần đây nhiều Văn kiện của Đảng như Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2011, Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới, trong đó có pháp luật và thừa kế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể tạo nên sự thành công của cả nhóm bên cạnh sự đóng góp tích cực của từng thành viên thì phải kể đến sự hỗ trợ, giảng dạy của các thầy cô Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em cũng như tập thể nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy
cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên Đinh Thị Ngọc Hà đã dùng hết tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua Cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện thảo luận giải quyết các thắc mắc liên quan đến môn học của chúng em Nếu không có những sự chỉ bảo, dạy dỗ của cô thì bọn em sẽ khó có thể hoàn thiện được bài thảo luận Dưới đây là bài thảo luận mà nhóm 3 đã tâm huyết làm dưới sự hướng dẫn của cô Mong rằng cô có thể đọc và đưa ra nhận xét để chúng em có thể hoàn thiện hơn bài làm của mình!
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan, đây là bài thảo luận môn Pháp luật đại cương của chúng em nghiên cứu trong thời gian qua Những số liệu, hình ảnh, tài liệu tham khảo và thông tin trích dẫn được cung cấp rõ ràng, khách quan và được trích rõ nguồn gốc Chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có bất kỳ sự gian dối nào!
Trang 6DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
6 Nguyễn Thị Thanh Hằng 23D140077
8 Nguyễn Thị Thanh Hiền 23D140078
11 Lại Thanh Thanh Hoàn 23D140080
12 Nguyễn Ngọc Huyền 23D140137
15 Trương Ngọc Huyền 23D140139
Trang 7BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
1 Đỗ Thái Hà
- Diễn viên
- Tạo hình nhân vật
- Làm powerpoint
B
2 Hoàng Thị Ngọc Hà
- Diễn viên
- Xây dựng kịch bản
- Làm word
- Phản biện
A
3 Nguyễn Thanh Hà
- Quay phim
- Làm powerpoint
- Giải bài tập
B
4 Chu Văn Hạ - Diễn viên
- Xây dựng kịch bản A
5 Đỗ Thị Hằng
- Quay phim
- Giải bài tập
- Phản biện
A
6 Nguyễn Thị Thanh Hằng
( Thư ký )
- Diễn viên
- Xây dựng kịch bản
- Thuyết trình
- Soạn biên bản họp
- Làm powerpoint
A
7 Nguyễn Thu Hằng - Diễn viên
- Xây dựng kịch bản B
8 Nguyễn Thị Thanh Hiền
- Diễn viên
- Giải bài tập
- Làm word
A
9 Lã Quang Hiến - Edit video
- Tạo hình nhân vật B
Trang 810 Nguyễn Minh Hiếu
( Trưởng nhóm )
- Diễn viên
- Đạo diễn
- Phân chia công việc
- Duyệt sản phẩm
- Thuyết trình
A
11 Lại Thanh Thanh Hoàn
- Diễn viên
- Xây dựng kịch bản
- Duyệt bản word
A
12 Nguyễn Ngọc Huyền - Diễn viên
- Xây dựng kịch bản A
13 Phạm Ngọc Huyền - Diễn viên
- Giải bài tập B
14 Phạm Thu Huyền - Edit video
- Tạo hình nhân vật B
15 Trương Ngọc Huyền - Diễn viên
- Xây dựng kịch bản B
16 Bùi Việt Hùng - Diễn viên
- Tạo hình nhân vật B
Trang 9BIÊN BẢN HỌP NHÓM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
(V/v phân công công việc)
1 Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
1.1 Thời gian: 19h30, ngày 26 tháng 2 năm 2024
1.2 Địa điểm: Online trên Google meet
1.3 Thành phần tham dự:
- Chủ trì: Trưởng nhóm Nguyễn Minh Hiếu
- Các thành viên nhóm 3
- Vắng: 0
2 Nội dung cuộc họp
2.1 Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm như sau:
1 Đỗ Thái Hà K59I3 - Đóng vai Thái
- Tạo hình nhân vật
2 Hoàng Thị Ngọc Hà K59I2 - Đóng vai Huệ
- Xây dựng kịch bản
3 Nguyễn Thanh Hà K59I3 - Quay phim
- Giải bài tập
4 Chu Văn Hạ K59I2 - Đóng vai Lâm
- Xây dựng kịch bản
5 Đỗ Thị Hằng K59I3 - Quay phim
- Giải bài tập
6 Nguyễn Thị Thanh Hằng K59I2 - Đóng vai chị Thảo
- Xây dựng kịch bản
7 Nguyễn Thu Hằng K59I3 - Đóng vai bà Hường
Trang 10- Xây dựng kịch bản
8 Nguyễn Thị Thanh Hiền K59I2 - Đóng vai Ly
- Giải bài tập
9 Lã Quang Hiến K59I3 - Edit video
- Tạo hình nhân vật
10 Nguyễn Minh Hiếu K59I2 - Đóng vai anh Hoàng
- Phân chia công việc
11 Lại Thanh Thanh Hoàn K59I2 - Đóng vai Điệp
- Xây dựng kịch bản
12 Nguyễn Ngọc Huyền K59I3 - Đóng vai chị Liên
- Xây dựng kịch bản
13 Phạm Ngọc Huyền K59I3 - Đóng vai ông Vân
- Giải bài tập
14 Phạm Thu Huyền K59I2 - Edit video
- Tạo hình nhân vật
15 Trương Ngọc Huyền K59I3 - Đóng vai Hồng
- Xây dựng kịch bản
16 Bùi Việt Hùng K59I2 - Đóng vai anh Đăng
- Tạo hình nhân vật
2.2 Ý kiến của các thành viên:
- 100% thành viên đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng về việc phân công công việc
2.3 Kết luận cuộc họp
- Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc vào lúc 22 giờ 00 phút cùng ngày
Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Người chủ trì
Nguyễn Minh Hiếu
Trang 11CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
(V/v phân công công việc)
1 Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
1.1 Thời gian: 8h00, ngày 12 tháng 3 năm 2024
1.2 Địa điểm: Online trên Google meet
1.3 Thành phần tham dự:
- Chủ trì: Trưởng nhóm Nguyễn Minh Hiếu
- Các thành viên nhóm 3
- Vắng: 0
2 Nội dung cuộc họp
2.1 Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm như sau:
- Phân công các nhiệm vụ: Làm word, làm powerpoint, thuyết trình
và phản biện cho các thành viên
- Các thành viên xem lại các cảnh quay và đưa ra ý kiến để tổng duyệt đoạn video tình huống
2.2 Ý kiến của các thành viên:
- 100% thành viên đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng về việc phân công công việc
2.3 Kết luận cuộc họp:
- Các thành viên tham gia đầy đủ, tích cực
- Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc vào lúc 10 giờ 00 phút cùng ngày
Trang 12Nguyễn Thị Thanh Hằng Nguyễn Minh Hiếu
PHẦN TÍCH BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỀ BÀI: Anh Đăng và chị Thảo kết hôn năm 2009, họ có 2 con chung là
Thái sinh năm 2010 và Điệp sinh năm 2011 Sau khi sinh Điệp anh chị bất hòa, sống ly thân Tháng 8/2020, anh Đăng bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện Cho rằng không thể qua khỏi, trước khi tiến hành phẫu thuật, anh Đăng di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để lại toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là anh Hoàng (anh kết nghĩa) và cô Liên (người yêu cũ) Sau ca phẫu thuật không thành công, anh Đăng qua đời Tài sản chung của Đăng và Thảo là 900 triệu đồng, năm
2017 anh Đăng được Liên gửi cho 100 triệu đồng để chữa bệnh nhưng anh chưa sử dụng và vẫn giữ trong một cuốn sổ tiết kiệm riêng Đăng và Liên có 1 con chung là cháu Lâm (sinh năm 2008) hiện sống cùng Liên Anh Đăng có bố mẹ nuôi (nhận nuôi theo quy định của pháp luật) là ông Vân và bà Hường Ông Vân và bà Hường
có 3 người con đẻ là Hồng, Ly, Huệ
1 Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?
2 Chia thừa kế trong trường hợp ca phẫu thuật thành công, anh Đăng ra viện khỏe mạnh bình thường, 5 tháng sau anh chết sau một cơn đột quỵ không để lại di chúc
BÀI LÀM
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1) Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn
sống, tài sản để lại gọi là di sản
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015)
- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa
kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015)
Trang 132) Điều 624 BLDS năm 2015 quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện
ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”
3) Điều 612 BLDS năm 2015 quy định di sản “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
4) Theo quy định ở Khoản 1 Điều 611 BLDS thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết
5) Theo quy định ở Khoản 2, Điều 611 BLDS 2015 thì địa điểm mở thừa kế là nơi
cư trú cuối cùng của người để lại di sản
6) Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015: Di chúc hợp pháp
1 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật
2 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
3 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực
4 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này
5 Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng
7) Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Trang 14Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
8) Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật
như sau:
1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản
9) Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
Trang 15hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần
di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động
2 Quy định tại khoản 1 “Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định về điều này như sau: “Con riêng
và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”
10) Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014
2 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Trang 16II GIẢI BÀI TẬP.
1.
- Vì cho rằng không thể qua khỏi, nên trước khi tiến hành phẫu thuật, anh Đăng di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để lại toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là anh Hoàng (anh kết nghĩa) và cô Liên (người yêu cũ)
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc miệng của anh Đăng là hợp pháp (Vì di chúc được lập trong trường hợp tính mạng của anh Đăng
bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản; đồng thời việc lập di chúc cũng có nhiều người làm chứng)
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014, tài sản chung của anh Đăng và chị Thảo sẽ được chia đôi:
Chị Thảo = Anh Đăng = 9002 = 450 (triệu)
- Tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Anh Đăng được chị Liên cho 100 triệu và giữ trong sổ tiết kiệm riêng nên số tiền này thuộc về tài sản riêng của anh Đăng
Anh Đăng
Thảo(vợ) Liên(nyc) Vân
( bố nuôi ) Hường ( mẹ nuôi) Thái ( con chung )
Điệp ( con chung )
Lâm ( con riêng ) Hoàng ( anh kết nghĩa ) Hồng, Ly, Huệ (anh chị em nuôi)