Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoiàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩ
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
ĐỀ TÀI CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Cải cách hành chính nhà nước
Mã phách:………
HÀ NỘI – 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương 1: Lý luận chung về cải cách hành chính nhà nước 3
1.1.Khái niệm Cải cách và Cải cách hành chính nhà nước 3
1.2 Sự cần thiết của cải cách hành chính nhà nước 3
1.3 Vai trò, mục đích của cải cách hành chính nhà nước 4
1.4 Nội dung cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 5
1.4.1 Cải cách thể chế hành chính nhà nước 5
1.4.2 Cải cách thủ tục hành chính 5
1.4.3 Cải cách về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 5
1.4.4 Xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức 5
1.4.5 Cải cách tài chính công 5
1.4.6 Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước 6
Chương 2: Thực trạng và những rào cản đối với cải cách hành chính ở Việt Nam 6
Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nhà nước tại Việt Nam 6
KẾT LUẬN 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cải cách hành chính nhà nước có thể được coi như
là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc xây dựng Nhà nước ViệtNam pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước ta thường xuyên banhành các chính sách trong lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước Công tác cảicách hành chính là nhiệm vụ chung của các cấp chính quyền, là nhiệm vụ hàngđầu của toàn thể bộ máy chính trị, của các cấp chính quyền từ Trung ương tới cơ
sở Ta có thể thấy sự quyết tâm cải cách hành chính nhà nước thông qua các Vănkiện của các kỳ đại hội Đảng, các kỳ họp của Đảng; các quyết định, chỉ thị, kếhoạch, chương trình của Chính phủ Mặc dù trongg quá trình thực hiện công táccải cách hành chính nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghinhận, giúp tinh giảm các vấn đề liên quan, nâng cao hiệu quả công việc; tuynhiên vẫn còn một số những vướng mắc, hạn chế do những nguyên nhân chủquan, khách quan gây ra Chính vì lý do đó, em xin chọn đề tài: “Các rào cảnđối với cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về những rào cản ảnh hưởng tới quá
trình cải cách hành chính nhà nước tại Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, phân tích được những vấn đề lý luận liên quan đến công cuộc cảicách hành chính nhà nước tại Việt Nam
Hai là, tìm hiểu và đánh giá những rào cản ảnh hưởng tới cải cách hànhchính nhà nước tại Việt Nam
Ba là, đề xuất một số giải pháp khắc phục những rào cản, hạn chế ảnhhướng tới cải cách hành chính nhà nước tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản ảnh hưởng tới công tác cải cách hành
chính nhà nước tại Việt Nam
Trang 4Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá những khó
khăn, rào cản ảnh hưởng tới cải cách hành chính nhà nước tại Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu và thông tin được thu thập từ báo cáocủa các cơ quan Đảng, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương
Phương pháp thống kê: Là phương pháp dựa vào số liệu có sẵn để tiếnhành so sánh đối chiếu bằng các số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp như: so sánh, giảthuyết… để phục vụ cho quá trình nghiên cứu
5 Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, , tiểu luậnđược chia làm 03 chương:
Chương 1 Lý luận chung về cải cách hành chính nhà nước
Chương 2 Thực trạng và những rào cản đối với cải cách hành chính
ở Việt Nam
Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm phá dỡ những rào cản trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam
Trang 5NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước
- Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn Điều đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,
- Cải cách hành chính, theo đó, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâudài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước
- Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển
Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử, Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoiàn thiện Nhà nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam , bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới
1.2 Sự cần thiết của cải cách hành chính nhà nước
Cải cách nền hành chính xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Trang 6Sự nghiệp Đổi mới đã đạt được những thành tựu mới tạo ra những tiền đề quantrọng để chuyển đất nước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn công nghiệphoá – hiện đại hoá Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn có những nguy cơ, tháchthức Yêu cầu từ công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi nhànước, đặc biệt là nền hành chính phải được cải cách, thay đổi để thích ứng linhhoạt, phù hợp với yêu cầu khách quan của tình hình.
Cải cách nền hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của Nhân dân,của Đảng, của Nhà nước Đó là nhà nước pháp luật được thượng tôn, mọi quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân được pháp luật bảo hộ Với mục tiêu cao đẹp
đó, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa trở thành một yêu cầu cấp bách
Cải cách nền hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu hội nhập, mở rộngquan hệ và hợp tác quốc tế
Toàn cầu hoá là một quá trình khách quan có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cảcác quốc gia Quá trình này khiến cho các quốc gia trên toàn thế giới trở nên gầnnhau hơn, quan hệ với nhau chặt chẽ hơn và sự thẩm thấu, phụ thuộc vào nhaucũng nhiều hơn Các quốc gia đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phảiđối mặt với nhiều thách thức mới ở tầm quốc tế
Hội nhập quốc tế là một đòi hỏi đối với các quốc gia để có thể tận dụng được
cơ hội, đồng thời hạn chế những thách thức trong toàn cầu hoá để có thể pháttriển Bộ máy hành chính của các quốc gia phải vận động nhanh nhạy hơn đểtăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trong quá trình hội nhập và phâncông lao động mang tính toàn cầu Điều đó đòi hỏi thể chế hành chính và độingũ cán bộ phải thích ứng với pháp luật và thông lệ quốc tế, đồng thời giữ vữngđộc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia
Tăng cường hội nhập, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế đòi hỏi thểchế hành chính, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phải thích ứngvới quốc tế pháp luật, tập quán mỗi nước, trình độ phát triển của khu vực và thếgiới Việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong thời đại mới nhằm đápứng những yêu cầu khách quan của thực tiễn, đồng thời tạo sự phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đất nước ta kiên định con đường
xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu
Sự phát triển của khoa học-công nghệ
Trang 7Những ảnh hưởng của các cuộc cách mạng kỹ thuật – công nghệ, nhất là cuộccách mạng 4.0 có ảnh hưởng tới mọi mặt của xã hội, trong đó có hoạt động quản
lý Những biến đổi này đặt ra trước nền hành chính truyền thống những tháchthức mới Điều đó đòi hỏi phải cải cách nền hành chính, sắp xếp lại bộ máy, đổimới phương pháp quản lí nhân sự để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới
1.3 Vai trò, mục đích của cải cách hành chính nhà nước
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảmtrật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước, qua
đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giaicấp cầm quyền trong xã hội Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của bộmáy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia Cải cáchhành chính nhà nước, xét cho cùng, không có mục đích tự thân mà nhằm tăngcường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước trong quátrình quản lý các mặt của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, định hướng vàđiều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội và duy trì trật tự của xã hội theo mongmuốn của Nhà nước
Công cuộc cải cách, mở cửa do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ởnước ta gần 40 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh
tế - xã hội của quốc gia Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp
đã từng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, duy trì đượcđịnh hướng phát triển xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Việt Nam Những thànhcông kể trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân vô cùng quantrọng là trong toàn bộ tiến trình đổi mới đất nước từ Đại hội Đảng lần thứ VI chođến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cải cách nền hành chính nhànước Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành một trong những đòi hỏi kháchquan của sự phát triển và đổi mới Khẳng định tầm quan trọng của cải cách hànhchính nhà nước với tư cách là một bộ phận không tách rời và quyết định thànhcông của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: cải cách hành chính là nộidung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân
1.4 Nội dung cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Nội dung về cải cách hành chính nhà nước đã được Đảng, Nhà nước thể hiệnthông qua Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 –2030; Chương trình này đã được Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2021qua Nghị quyết số 76/NQ-CP về Ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành
Trang 8chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2021-2030 tập trung vào 6 nội dung, đó là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tụchành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độcông vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử,Chính phủ số.
1.4.1 Cải cách thể chế hành chính nhà nước
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước,đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thịtrường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, côngnghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước; tổ chức thi hành pháp luậtnghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổchức và toàn xã hội
Đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhànước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viênchức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo pháttriển Hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyểnđổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế
số và xã hội số…
Đến năm 2030, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chếcủa nền hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước
1.4.2 Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quanđến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hànhchính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thànhphần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứngdụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinhdoanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảmcạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thựchiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân,doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiệnkhác nhau
Trang 9Đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảmtối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tạicác văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020 Hoàn thànhviệc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủtục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giớihành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chiphí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Đến năm 2030, 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, đượctriển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trựctuyến đạt từ 50% trở lên Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giảiquyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95% Trong đó, mức độ hài lòng về giảiquyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu90% Môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc giahàng đầu
1.4.3 Cải cách về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nướccác cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân định rõ mô hình tổchức chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệulực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức
cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy định Đẩy mạnh phân cấp quản
lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp cônglập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.Đến năm 2025, hoàn thành việc nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức tổng thểcủa hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể củanước ta trong giai đoạn mới Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củatừng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏsót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chínhnhà nước
Hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã vàthôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định Giảm tối thiểu bình quân cả nước10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởnglương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021
Đến năm 2030, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủ theohướng giảm hợp lý đầu môi các bộ, cơ quan ngang bộ và giảm tương ứng số cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; giảm mạnh đầu
Trang 10mối các tổ chức trung gian Tiếp tục giảm bình quân 10% biên chế sự nghiệphưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025…
1.4.4 Cải cách chế độ công vụ
Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài.Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổnhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực
sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước
Đến năm 2025, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơcấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lựctheo quy định
Đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyênnghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộ các cấp,nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ:50% - 60% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng, vụ, cục, tổng cục và tương đương ởTrung ương, 25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, Ủy ban nhân dâncấp huyện và tương đương, trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc
sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương, 80% số lãnh đạo, quản
lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hoá
về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc
1.4.5 Cải cách tài chính công
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩmđầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo;nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan,đơn vị Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chếquản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
Đến năm 2025, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chếquản lý, phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo củangân sách Trung ương và chủ động, tích cực của ngân sách địa phương Tiếp tục
rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tàichính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Đếnnăm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thườngxuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, hoànthành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chithường xuyên và chi đầu tư
Trang 11Đến năm 2030, hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật để thể chếhóa các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơquan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Giảm bình quân 15%chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giaiđoạn 2021 - 2025.
1.4.6 Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
cơ sở pháp luật, điều chỉnh và định hướng cho kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, giao quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh cho các doanh nghiệp
- Thể chế (nhất là thể chế kinh tế) đã bước đầu được đổi mới Nhiều quy định mới đã được ban hành theo yêu cầu mở rộng thị trường, xoá bó ngăn sông cấm chợ, công nhận kinh tế nhiều thành phần tuy vẫn giữ kinh tế nhà nước là chủ đạo
- Cơ cấu tổ chức chính quyền các cấp được hợp lý hoá hơn Hiện nay nhiều bộ
và các cơ qua địa phương đã được tổ chức theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực Nhiều cơ quan đã được sắp xếp lại theo hướng bỏ bớt đầu mối trung gian Hiệu lực, hiệu quả điều hành đã được nâng lên một bước
- Quản lý công chức đã có nhiều tiến bộ so với trước Tuy nhiên, những tồn tại qua hơn 10 năm cải cách nền hành chính nhà nước vẫn còn nhiều Có thể kể ra những tồn tại chính như sau:
- Bộ máy hành chính vẫn mang nặng nhiều dấu ấn cũ trong quá trình điều hành (quan liêu , bao cấp), không theo kịp yêu cầu của giai đoạn mới, Cụ thể: + Chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp chưa rõ ràng, chưa phù hợp với cơchế thị trường;
+ Hệ thống thể chế không đồng bộ, không thống nhất Thủ tục hành chính vẫn còn nhiều điều rườm rà, nặng nề Kỷ cương quản lý không nghiêm Nạn lãng phí, tham nhũng không bị đẩy lùi, thậm chí có xu hướng trầm trọng;
+ Bộ máy vẫn còn cồng kềnh Phương thức quản lý vừa quan liêu vừa phân tán Không nắm hết được yêu cầu của dân
+ Cơ chế tài chính không thích hợp
Trang 13+ Công chức còn nhiều người yếu kém về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chưa tương xứng với yêu cầu của thời kỳ mới, xử lý tình huống phức tạp còn lúng túng
Qua hơn 10 năm cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam cũng đã rút được một số kinh nghiệm thực tiễn ban đầu rất bổ ích, đó là: Phải tiến hành cải cách đồng bộ trong tổng thể hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, cải cách bộ máynhà nước; Phải kết hợp cải cách hành chính với cải cách kinh tế; Phải có quan điểm, nguyên tắc nhất quán, xây dựng chương trình hành động cụ thể Phải có
sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và kiên quyết, giám sát chạt chẽ; Phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới Trong từng khâu cần có sự thử nghiệm trước khi triển khai đồng loạt để tránh làm đi làm lại nhiều lần Phải tìm khâu đột phá cho từng giai đoạn, tạo được động lực cho quá trình cải cách; Phải từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời cần vận dụng thêm kinh nghiệm của các nước
Việc tiếp tục công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện cónhiều thuận lợi, cụ thể là:
+ Cải cách nền hành chính nhà nước đã góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập
và đổi mới, tạo được luồng sinh khí mới trong điều hành đất nước;
+ Sự quyết tâm cao và sự lãnh đạo kịp thời của Đảng là một yếu tố quan trọngbảo đảm cho cải cách thắng lợi
2.2 Những rào cản đối với cải cách hành chính ở Việt Nam
2.2.1 Rào cản trong cải cách thể chế
Hệ thống thể chế hiện nay ở Việt Nam chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Đặc biệt, việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạmpháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến tình trạng không xác định rõ,không quy định rõ định hướng chính sách đã ảnh hưởng trực tiếp và gây khó khăn cho việc xây dựng, thực hiện chính sách; nhiều chính sách ban hành khôngđáp ứng yêu cầu thực tiễn, không tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước còn nhiều bất cập Một số quy định của Hiến pháp năm 2013 chưa được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương Cụ thể, chưa cụ thể hóa chức năng hành pháp, chức năng hoạch định điều hành chính sách quốc gia của Chính phủ; chưa quy định rõ khái niệm chính quyền địa
Trang 14phương, bộ máy chính quyền địa phương Các Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ; các Nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh và cấp huyện không có được sự ổn định lâu dài, khi sửa đổi, bổ sung tiến độ rất chậm Thể chế xây dựngchế độ công vụ và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập, hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công.
Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên là do chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế trong quản lý hành chính nhà nước, quản trị nhà nước; tư tưởng bao cấp, chủ quan duy ý chí, cục bộ chưa được khắc phục triệt để trong hoạch định, xây dựng thể chế; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu hoạch định và xây dựng thể chế còn nhiều bất cập; nguồn lực tài chính đầu tư cho xây dựng và ban hành thể chế còn hạn chế …
Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính thời gian qua chưa nhận thức đúng
và đầy đủ vai trò, bản chất, nguồn gốc của thủ tục hành chính và cải cách thủ tụchành chính cần được bắt đầu từ đâu Thủ tục hành chính là các quy định, quy trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước; giúp cho việc xử
lý, giải quyết công việc và yêu cầu của người dân, doanh nghiệp được thuận lợi
và hiệu quả Thủ tục hành chính là bộ phận cấu thành của thể chế hành chính, cần phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện
2.2.2 Rào cản trong cải cách bộ máy
Hiện nay, vẫn còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa một số bộ, ngành; việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập để khắc phục sự chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lặp chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn còn chậm, chưa có kết quả rõ ràng Bộ máy tổ chức của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn cồng kềnh và thiếu ổn định Việc tổng kết,đánh giá mô hình tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, sở quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực chưa được thực hiện một cách căn cơ
Các chủ trương cải cách, tinh gọn bộ máy hành chính như: tách quản lý hành chính nhà nước khỏi quản lý sản xuất kinh doanh; tách cơ quan hành chính côngvới các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công; phân cấp mạnh thẩm quyền, trách nhiệm