Từ đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tăng được năng suất sản xuất hàng năm phát triển nền kinh tế nước nhà.Pháp luật Thương mại Việt Nam cũng quy định về hoạt động khuyến mại tại Mục 1
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TÊN ĐỀ TÀI THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI TẠI
DOANH NGHIỆP
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Luật Thương mại Việt Nam
Trang 2Hà Nội – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thực tiễn thực hiện hoạt động khuyến mại tại doanh nghiệp” là hoàn toàn do bản thân tôi thực hiện trong thời gian qua với
sự tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài đó Mọi tài liệu trong bài và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Trang 3MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG 2
KHUYẾN MẠI TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và đặc điểm khuyến mại 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Đặc điểm 2
1.2 Cách hình thức của hoạt động khuyến mại 3
1.3 Thủ tục khuyến mại 5
1.4 Nguyên tắc thực hiện hoạt động khuyến mại 5
1.5 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại 6
1.5.1 Quyền của thương nhân trong hoạt động khuyến mại 6
1.5.2 Nghĩa vụ của thương nhân trong hoạt động khuyến mại 7
1.6 Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại 8
1.7 Tiểu kết Chương I 8
Trang 4CHƯƠNG II
THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI 9
TẠI DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 2.1 Tình hình thực tiễn thực hiện của hoạt động khuyến mại tại doanh nghiệp 9
2.2 Đánh giá tình hình thực tiễn thực hiện của hoạt động khuyến mại tại doanh nghiệp 11
2.3 Tiểu kết Chương II 12
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI 12 HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI 3.1 Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện hoạt động khuyến mại trong pháp luật Thương mại hiện hành 12
3.2 Một số kiến nghị khác 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế của nước ngày càng phát triển và đi lên định hướng
xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, việc đối đầu và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là điều vô cùng tất yếu Để đạt được mục đích trong các cuộc cạnh tranh đó, các doanh nghiệp chủ yếu áp dụng hình thức xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng
và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng
Khuyến mại là một trong các hình thức xúc tiến thương mại được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất hiện nay Với rất nhiều hình thức khuyến mại khác nhau và đều hướng tới mục đích giới thiệu một sản phẩm mới ra mắt của doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là sản phẩm cũ được bán với rẻ hơn thị trường các chỗ khác nhằm lôi kéo khách hàng mua mặt hàng đó, tăng lợi nhuận kinh doanh Bên cạnh đó hoạt động khuyến mại cũng đánh trúng vào tâm lí muốn mua hàng giảm giá, có đồ tặng kèm của người tiêu dùng, góp phần kích thích nhu cầu mua sắm của họ Từ đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tăng được năng suất sản xuất hàng năm phát triển nền kinh tế nước nhà
Pháp luật Thương mại Việt Nam cũng quy định về hoạt động khuyến mại tại Mục 1 Chương IV Xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp thực hiện một cách hợp pháp và đúng quy định mang lại sự công bằng trong kinh doanh Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng của hình thức này tại các doanh nghiệp đôi khi còn gặp một số khó khăn, hạn chế Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Thực tiễn thực hiện hoạt động khuyến mại tại doanh nghiệp” để đi sâu vào tìm hiểu về giá trị
Trang 6thực tiễn của nó Từ đó, đưa ra những phương hướng hoàn thiện cho pháp luật Thương Mại Việt Nam hiện hành một cách hiệu quả nhất
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
MẠI TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1 Khái niệm và đặc điểm khuyến mại
1.1.1 Khái niệm
Dưới góc độ ngôn ngữ, khuyến mại được hiểu theo một cách đơn giản là hành vi khuyến khích việc mua bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương Mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”[2, tr.51]
Có thể thấy, cách thức thực hiện hoạt động khuyến mại trong xúc tiến thương mại đều hướng đến những lợi ích nhất định cho khách hàng Đây cũng
là yếu tố quan trọng để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hoạt động khác trong Luật Thương Mại Việt Nam
1.1.2 Đặc điểm
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân Luật Thương Mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) có quy định tại khoản 2 Điều 88 các trường hợp thương nhân được khuyến mại “Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh; Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.”[2, tr.51] Quan
Trang 7hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ Cách thức xúc tiến thương mại là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Tuỳ thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tuỳ thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối, tuỳ thuộc từng chương trình khuyến mại
Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ
Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo khách hàng mua sắm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hoá của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ
1.2 Các hình thức của hoạt động khuyến mại
Pháp luật thương mại quy định rất nhiều hình thức khuyến mại khác nhau dành cho khách hàng như hàng mẫu, quà tặng, giảm giá, tổ chức sự kiện, phiếu mua hàng sử dụng dịch vụ, quy định cụ thể tại Điều 92 Luật Thương Mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019):
“1 Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
2 Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền
8 Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại
Trang 89 Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước
về thương mại chấp thuận.”[2, tr.53,54]
Thứ nhất, là hàng mẫu Cách khuyến mại mà thương nhân thực hiện đưa hàng mẫu, cung cấp dịch vụ mẫu để khách hàng trải nghiệm miễn phí Đây là cách thức được sử dụng nhiều nhất khi doanh nghiệp hoặc thương nhân sắp cho ra mắt một sản phẩm mới, sản phẩm đã cải tiến Sản phẩm cho khách hàng dùng thử đó cũng chính là những sản phẩm đang bán hoặc sáp bán trên thị trường
Thứ hai, là quà tặng Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà không thu tiền để đạt được mục tiêu xúc tiến thương mại Việc tặng quà thường áp dụng cho những khách hàng đã sử dụng sản phẩm mà thương nhân đó bán hoặc mua với hóa đơn trên mức mà khuyến mại quy định Hàng hóa, dịch vụ được tặng ngoài của thương nhân đó kinh doanh, thì pháp luật cũng cho phép sử dụng hàng hóa dịch vụ của thương nhân khác để tạo điều kiện khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại giữa các thương nhân mang lại lợi ích chung cho cả hai bên Ngoài ra, đây cũng là
cơ hội để hai bên quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của nhau ra thị trường
Thứ ba, giảm giá Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ được
áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng kí hoặc thông báo trước đó với giá thấp hơn giá bán bình thường tại thị trường Khi khuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá thị trường, pháp luật thương mại cũng quy định giới hạn giảm giá tại Điều 7 Nghị định số 22/VBGN-BCT ban hành ngày 20/3/2020 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại Việc giới hạn này nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, khách hàng và của các thương nhân, tránh trường hợp khủng hoảng kinh tế sau hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp
Trang 9Thứ tư, bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi Phiếu mua hàng thường là giảm giá theo phần trăm hoặc có mệnh giá nhất định áp dụng cho lần mua hàng tiếp theo trong hệ thống bán hàng của thương nhân Phiếu sử dụng dịch vụ cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí theo điều kiện mà bên nhà cung ứng đưa ra Khác với hai hình thức trên, phiếu dự thi là phiếu bốc thăm giải thưởng, có thể mang lại lợi ích cho khách hàng hoặc không, phụ thuộc vào kết quả dự thi
Thứ năm, tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng Các sự kiện tổ chức
sẽ thường gắn liền hoặc tách rời với việc ra mắt sản phẩm mới của thương nhân, mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng Một số chương trình thường được các thương nhân sử dụng như bốc thăm trúng thưởng mang tính may rủi của khách hàng, vé số dự thưởng, thẻ cào trúng thưởng, các trò chơi nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích hoạt động mua sắm của họ
Ngoài các hình thức trên, pháp luật Thương Mại cũng không cấm thương nhân, doanh nghiệp sử dụng các hình thức khuyến mại khác, nhưng phải tuân thủ theo đúng những quy định về thủ tục thực hiện hiện hành
1.3 Thủ tục khuyến mại
Tùy thuộc vào các hình thức khuyến mại của thương nhân, doanh nghiệp
có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường kinh doanh, lợi ích khách hàng và thương nhân khác, mà có các thủ tục khác nhau để thực hiện khuyến mại Pháp luật Thương mại quy định có ba loại thủ tục khuyến mại mà thương nhân, doanh nghiệp phải thực hiện một trong ba:
- Thủ tục thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại
- Thủ tục đăng kí thực hiện hoạt động khuyến mại
- Thủ tục xin phép thực hiện hoạt động khuyến mại
1.4 Nguyên tắc thực hiện hoạt động khuyến mại
Trang 10Nguyên tắc của hoạt động khuyến mại được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định số 22/VBHN-BCT ban hành ngày 20/3/2020 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Trung thực, công khai, minh bạch: các chương trình được tổ chức trong hoạt động khuyến mại phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, trung thực, công khai, minh bạch để mang lại những lợi ích nhất định cho khách hàng, không được xâm hại đến lợi ích của bất kì đối tượng nào khác
Hộ trợ khách hàng: đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng, nhận giải thưởng và giải quyết những khiếu nại, vấn đề mà khách hàng gặp phải trong chương trình khuyến mại (nếu có)
Chất lượng hàng hóa, dịch vụ: các doanh nghiệp, thương nhân có trách nhiệm đảm, bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ trong chương trình khuyến mại Không được sử dụng những hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng để mang lại nguồn lợi cho mình mà quên đi lợi ích của khách hàng
Cạnh tranh lành mạnh: có mức khuyến mại theo đúng quy định pháp luật, không được so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với các hàng hóa, dịch
vụ của thương nhân, doanh nghiệp khác từ đó lợi dụng lòng tin của khác hàng
Cơ cấu khuyến mại đúng pháp luật: không được sử dụng kết quả xổ số
để làm kết quả xác định trúng thưởng hàng hóa dịch vụ trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019)
1.5 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại
1.5.1 Quyền của thương nhân trong hoạt động khuyến mại
Quyền tự do kinh doanh cho phép các thương nhân, doanh nghiệp áp dụng những kĩ năng khác nhau để tăng cường cơ hội bán hàng, cung ứng dịch
Trang 11vụ Điều 95 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) đã quy định về quyền của việc thực thương nhân trong hoạt động này:
“1 Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch
vụ dùng để khuyến mại
2 Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với khoản 4 Điều 94 của Luật này
3 Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình
4 Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật này.”[2, tr.55]
1.5.2 Nghĩa vụ của thương nhân trong hoạt động khuyến mại
Bên cạnh việc thương nhân được hưởng những quyền lợi mà pháp luật cho phép, thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại còn phải đảm bảo các nghĩa vụ theo đúng quy định tại Điều 96 Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019):
“1 Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật
để thực hiện các hình thức khuyến mại
2 Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 của Luật này
3 Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng
4 Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của Luật này, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng
Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này
Trang 125 Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại”[2, tr.55,56]
1.6 Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
Tuy khuyến mại là quyền của thương nhân trong hoạt động kinh doanh thương mại, nhưng pháp luật cũng cần phải can thiệp để tránh những trường hợp xấu xảy ra ảnh hưởng đến tính lành mạnh của thị trường kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung Vì vậy, Luật Thương Mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) đã dành riêng Điều 100 để quy định về vấn đề này:
“1 Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch
vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng
2 Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng
10 Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.”[2, tr.59,60]
1.7 Tiểu kết Chương I
Tóm lại, hoạt động khuyến mại đem lại nguồn lợi đáng kể cho ngành kinh doanh Với những chính sách trong khuyến mại, giúp các thương nhân, doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của một lượng khách hàng lớn trong
và ngoài nước, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiếp cận thị trường nhanh hơn
CHƯƠNG II
Trang 13THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI TẠI DOANH
NGHIỆP HIỆN NAY 2.1 Tình hình thực tiễn thực hiện của hoạt động khuyến mại tại doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam thường thực hiện hình thức khuyến mại với mức giảm giá từ 20% - 30% tùy thuộc vào các sản phẩm Mức giảm giá này không phải chỉ áp dụng cho các ngày lễ, hay chương trình
ra mắt sản phẩm mới mà được áp dụng niêm yết cho cả năm Tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 22/VBHN-BCT ban hành ngày 20/3/2020 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về mức thời gian thực hiện hoạt động khuyến mại “Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”[3] Tuy nhiên, để không vi phạm pháp luật về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp
đã thực hiện giảm giá lần lượt từng mẫu sản phẩm khác nhau
Về mức giảm giá các hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được quy định trong Luật Thương mại là không quá 50% Nhưng trong một số doanh nghiệp
họ vẫn thực hiện mức giá khuyến mại cao hơn khi mà xả hàng tồn kho lâu năm hoặc với những khách VIP mua nhiều
Doanh nghiệp sẽ tập trung ra các chiến lược thực hiện khuyến mại vào những ngày sale hàng tháng như 11/11, 12/12 với các chính sách khuyến mại hấp dẫn khách hàng, đánh trúng tâm lý săn sale của con người trong xã hội hiện nay Trong các chiến dịch khuyến mại đó là doanh nghiệp sẽ giảm giá trong khoảng 10%-20% và tặng kèm theo một món quà nhỏ nhưng với điều kiện hóa đơn mua hàng phải đạt theo mức quy định của doanh nghiệp đề ra