1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP DỰ ÁN NHÓM Môn học QUẢN TRỊ HỌC Đơn vị thực tế CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN Khoa Quản Trị Kinh Doanh 2 Lê Thị Như Quỳnh 29204658244 3 Nguyễn Thị Diễm Quỳnh 29204655125 4 Nguyễn Giáp Tú Quyên 29204638047 5 Nguyễn Thị Như Quỳnh 29204658921 6 Nguyễn Dương Ngọc Quý 29214542786

Trang 2

2

MỤC LỤC

Trang

Mục lục:………2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SABECO………

1.1 Tổng quan về công ty……… 3

1.2 Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2022……….4

PHÂN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY………

2.1 Môi trường vĩ mô……….6

2.2 Môi trường vi mô……… 9

PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAỊ QUA………

3.1 Bảng số liệu 2021-2023……….11

3.2 Rút ra kết luận công ty đang theo đuổi chiến lược gì………11

3.3 Phân tích, đánh giá và so sánh so với các đối thủ cạnh tranh của công ty……….13

PHẦN 4: CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỂ THỰC CHIẾN LƯỢC………

4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ……… 15

4.2 Cơ cấu tổ chức theo mô hình……… 16

4.3 Ưu và nhược điểm của mô hình cơ cấu mà công ty đang áp dụng……….16

4.4 Mô hình cơ cấu đó đảm bảo giúp công ty thực hiện được các chiến lược ……….17

PHẦN 5: HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, ĐỘNG VIÊN TẠI CÔNG TY

5.1 Phong cách hay cách thức lãnh đạo của các vị lãnh đạo tại Công ty

5.2 Chính sách đãi ngộ, động viên nhân viên

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SABECO 1.1 Tổng quan về công ty

Người tiêu dùng Việt Nam từ lâu đã quen thuộc với thương hiệu Bia Sài Gòn của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO Với lịch sử gần 150 năm đồng

hành cùng những đổi thay của đất nước và con người Việt Nam

Tiền thân của Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn, trước đây là nhà máy Rượu bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý nhà máy bia Chợ Lớn từ hãng BGI của Pháp và hình thành nên nhà máy Bia Sài Gòn(1977)

Với truyền thống lâu đời trên 100 năm trong ngành sản xuất bia, chất lượng sản phẩm của Công ty Bia Sài Gòn không ngừng được nâng cao nhờ sự kết hợp đồng bộ giữa công nghệ truyền thống, thiết bị hiện đại, nguyên liệu ngoại nhập từ những nước có nguồn nguyên liệu nổi tiếng trên thế giới với việc đổi mới phương thức quản lý Một trong những yếu tố quan trọng góp phần ổn định chất lượng sản phẩm là hệ thống phương tiện kỹ thuật kiểm tra tiên tiến được đánh giá đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia và hệ thống đảm bảo chất lượng cho sản phẩm bia chai và bia lon phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Từ năm 1992, với uy tín trong nước, sản phẩm của Công ty Bia Sài Gòn đã vươn ra có mặt trên thị trường khó tính nhất như: Nhật, Úc, Mỹ, EU, Singapore, Hongkong

Năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầu tiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm Vào năm 2003 Nhà máy được đổi tên thành Công ty bia Sài Gòn và trở thành một trong những Công ty có trang thiết bị hiện đại nhất trong ngành bia Việt Nam.Tháng 7/2003, Công ty Bia Sài Gòn phát triển lớn mạnh thành Tổng Công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn và trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất bia Việt Nam

Công ty đang vào kinh doanh với bảy lĩnh vực đó là: bia, rượu, nước giải khát, cơ khí, bao bì, vận tải và bất động sản ngoài ra hiện nay công ty còn tập trung đầu tư vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng).Trong đó chủ đạo của Sabeco vẫn là sản xuất và kinh doanh bia các loại, ước tính chiếm khoảng 96% doanh thu của toàn công ty, kế đến là nước giải khát khoảng 2,6% và rượu là 0,6%

Hiện nay gồm 28 thành viên trực thuộc và trải đều khắp các tỉnh thành trên cả nước với một mạng lưới phân phối rộng lớn trong và ngoài nước.Triển vọng phát triển: Với quan điểm “khách hàng là thượng đế ”, công ty đã thu nhận được 1700 khách hàng chính là nhà phân phối cấp 1 của công ty với nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ đi kèm Với chiến lược này các sản phẩm của công ty nhanh chóng có mặt tại khắp các địa phương trên toàn quốc và chiếm khoảng 35% thị phần bia trên toàn quốc, là một trong 5 công ty có công suất trên 100 triệu lít/năm, và dự tính năm 2010 là 1000 triệu lí/năm, nhãn hiệu Sài Gòn chiếm 17% thị phần và là nhãn hiệu bán chạy nhất

Trang 4

trong thời gian qua, đặc biệt là Sài Gòn đỏ đang chiếm lĩnh vững chắc tại thị trường phổ thông.Với tỷ lệ thị phần đó, có thể coi Sabeco là một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước

28/1/2008 công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn mở đợt phát hành cổ phiếu với mức 20% vốn điều lệ của công ty(5.500 tỷ đồng) tương đương với 128,2 triệu cổ phiếu.với mức giá khởi điểm là 70.000đ/CP(cổ phiếu),và mức giá hiện nay là 22500đ/ cổ phiếu đây cũng là xu hướng chung do biến động kinh tế và đi xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua

1.2 Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2022

Trong gần 5 năm vừa qua, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO, mã SAB) đã đạt được nhiều con số ấn tượng nhằm khẳng định thương hiệu tại Việt Nam và vươn tầm ra thế giới điển hình là giai đoạn 2018-2022 đà đánh dấu những chuyển biến quan trọng phát triển của công ty

Bắt đầu chiến lược thay đổi từ năm 2018, đến nay SABECO đã đạt được những thành tích như kỳ vọng và đang trên đà tiến xa hơn nữa

Từ nửa cuối năm 2018, SABECO đã thực hiện bổ nhiệm thành viên HĐQT mới nhiệm kỳ 5 năm, gồm các thành viên người Việt Nam và các thành viên nước ngoài với nhiều kinh nghiệm quản lý Song song đó, Ban Điều hành mới cũng đã được bổ nhiệm, bao gồm các chuyên gia hàng đầu và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Bán hàng, Tiếp thị, Sản xuất, Chuỗi cung ứng, Tài chính, Nhân sự và Lãnh đạo

Năm 2019, SABECO thay đổi diện mạo Bia Saigon và Bia 333, đánh dấu chiến lược phát triển thương hiệu với tầm nhìn dài hạn Nhận diện thương hiệu và bao bì của Bia Saigon và Bia 333 được thiết kế nổi bật, thu hút, mang phong cách trẻ trung tiến bộ nhưng vẫn giữ nguyên hương vị, chất lượng và công thức nguyên bản Chiến lược tái định vị thương hiệu nổi bật của SABECO được người tiêu dùng đón nhận mạnh mẽ, góp phần lan tỏa thông điệp về khát vọng đi lên mỗi ngày của một thế hệ trẻ Việt Nam

Năm 2020, SABECO mang đến nhiều trải nghiệm đa dạng cho khách hàng qua hai dòng sản phẩm mới: Bia Lạc Việt và Saigon Chill Nếu Bia Lạc Việt mang đậm "chất Việt" được ra từ công thức bí truyền do chính các nghệ nhân nấu bia Việt tạo nên và dành riêng cho người Việt, thì Bia Saigon Chill lại là dòng sản phẩm hướng đến phân khúc thị trường tiêu dùng cao cấp

Năm 2022, Bia Saigon tái ra mắt sản phẩm Bia Saigon Special bằng chuỗi sự kiện hoành tráng, sang trọng tại các lounge ở TP.HCM và Hà Nội Và khép lại năm 2022 bằng chuỗi sự kiện Chill Fest tạo tiếng vang trong cộng đồng trẻ Việt Nam

Không thể phủ nhận diện mạo của các sản phẩm Bia Saigon đã thay đổi ngày một bắt mắt hơn, sang trọng hơn, để đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu tiêu người tiêu dùng

Trang 5

Năm 2022, SABECO có doanh thu tăng 33%, lên 34.979 tỉ đồng, lợi nhuận tăng 40% lên gần 5.500 tỉ đồng và biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện từ 28,8% lên mức kỷ lục 30% Đáng chú ý, đây là mức lợi nhuận sau thuế cao nhất trong lịch sử của Sabeco, bất chấp tác động từ việc các chi phí đầu vào tăng cao

Có thể thấy trong đang trong thời kì khó khăn đỉnh điểm là sự thắc chặc của nghị định 100, hơn nữa dịch covid 19 tác động vào tất cả lĩnh vực mà nó đi qua nhưng bằng các cách hoạch định tài năng của mình doanh nghiệp vẫn cho thấy sức phát triển bền bỉ và những chuyển biến rất tích

cực của một thương hiệu nội địa minh chứng là chiến dịch Đất nước - Văn hóa - Bảo tồn - Tiêu thụ”Một phần trong cam kết phát triển lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển tích cực cho nền

kinh tế, xã hội cho đất nước và con người Việt Nam, SABECO xây dựng chiến lược phát triển bền vững tập trung vào 4 mục tiêu chính (4C) (Đất nước - Văn hóa - Bảo tồn - Tiêu thụ) Nhằm mang

lại những giá trị tốt đẹp, tích cực cho nhà nước và cộng đồng

PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1 Môi trường vĩ mô của công ty SABECO 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Sabeco nắm giữ nhiều thương hiệu bia phổ biến tại Việt Nam, bao gồm Bia Saigon, Bia 333, Bia Saigon Special, Bia Saigon Export và Bia Saigon Lager Công ty này cũng sở hữu một số thương hiệu rượu và nước giải khát khác như Rượu Vodka Hoàng tử và Nước tăng lực Number 1

Với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, Sabeco đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp bia tại Việt Nam Công ty này cũng đã mở rộng hoạt động xuất khẩu và hiện có mặt trên nhiều thị trường quốc tế

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2023, tại Đại hội đồng Cổ Đông thường niên (ĐHCĐ) năm 2023, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố các kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2022, ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 40%, đạt 5,500 tỷ đồng

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, SABECO ghi nhận doanh thu thuần đạt 34,979 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5,500 tỉ đồng, tăng trưởng tương ứng 32% và 40% so với 2021 Đây là kết quả vượt trội so với mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng đặt ra vào năm ngoái, đồng thời cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của công ty

Trang 6

Dù gặp phải rất nhiều thách thức, khó khăn khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, kết quả kinh doanh năm 2022 đã cho thấy sức bật bền bỉ của SABECO và sự phục hồi mạnh mẽ của doanh nghiệp

Năm 2022 đánh dấu một cột mốc quan trọng của SABECO khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn 2 của quá trình chuyển đổi, tập trung vào 6 trụ cột chiến lược gồm: Bán hàng (Sales), Thương hiệu/Tiếp thị (Brand/Marketing), Sản xuất (Production), Chuỗi cung ứng (Supply Chain), Con người (People) và Mở khóa (Unlock) với sự hỗ trợ của dự án SABECO 4.0 và quản trị Kết quả kinh doanh vượt trội năm 2022 đã phản ánh bước đi thành công của SABECO trong tiến trình chuyển đổi các quy trình kinh doanh cốt lõi, thúc đẩy các sáng kiến tiếp thị và bán hàng, kiểm soát chi phí và hiệu suất sản xuất hiệu quả trên toàn chuỗi cung ứng thông qua việc áp dụng chuyển đổi số SABECO 4.0

Với mức lợi nhuận kỷ lục, Hội đồng Quản trị (HĐQT) đã đề xuất tăng thêm cổ tức đặc biệt 15% và đã được phê duyệt tại ĐHCĐ, nâng tổng mức cổ tức cho năm 2022 lên đến 50% Nhằm tiếp tục tăng thêm giá trị cho cổ đông, tại đại hội ĐHCĐ đề xuất tăng tỉ lệ chia cổ tức 1:1 và đã được thông qua

Trong năm 2023, SABECO đặt mục tiêu doanh thu 40,272 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 5,775 tỉ đồng, lần lượt tăng 15.1% và 5% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong năm tài chính 2023, công ty mẹ của Sabeco ghi nhận lãi gộp gần 83 tỷ baht, tăng 3% Tuy nhiên, ThaiBev lại ghi nhận các chi phí quản lý, chi phí tài chính đều tăng 8% lên lần lượt 16,1 tỷ baht và 6,7 tỷ baht, chi phí bán hàng cũng tăng 13% lên 30,4 tỷ baht

Kết quả, chủ sở hữu Sabeco ghi nhận khoản lãi ròng 31 tỷ baht (khoảng hơn 21.000 tỷ đồng) trong năm tài chính vừa qua, giảm 11% so với cùng kỳ

Tính tới thời điểm 30.9.2023, tổng tài sản của ThaiBev giảm nhẹ so với đầu kỳ, đạt 494,5 tỷ baht (khoảng 346.700 tỷ đồng) Đáng chú ý, hàng tồn kho của công ty đã tăng 6 tỷ baht lên hơn 52 tỷ baht

Tổng nợ phải trả của đại gia ngành bia Thái cũng là hơn 253 tỷ baht (khoảng hơn 177.000 tỷ đồng), tăng nhẹ so với đầu kỳ, trong đó, nợ ngắn hạn là 98 tỷ baht (khoảng 68.700 tỷ đồng)

Trước đó, ThaiBev tiến hành thâu tóm Sabeco vào cuối năm 2017 thông qua công ty con tại Việt Nam có tên Vietnam Beverage Trong thương vụ này, phía tỷ phú Charoen mua gần 344 triệu cổ phiếu của Sabeco với giá 320.000 đồng/cổ phiếu; tổng số tiền ThaiBev bỏ ra là gần 5 tỷ USD Tỷ lệ sở hữu của ThaiBev là 53.59% vốn điều lệ Sabeco

Quý 3/2023, Sabeco trải qua 4 quý liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận âm nhưng vẫn đạt lãi ròng trên 1 ngàn tỷ đồng Sau 9 tháng đầu năm, Sabeco đạt gần 22 ngàn tỷ đồng doanh thu, và gần

Trang 7

3.3 ngàn tỷ đồng lãi sau thuế, giảm lần lượt 12% và 26% so với cùng kỳ của 2022; thực hiện được 54% kế hoạch doanh thu và 57% mục tiêu lợi nhuận năm

Tuy nhiên, trong vòng 6 năm qua, ThaiBev đã thu về khoảng gần 9.300 tỷ đồng cổ tức từ Sabeco, tương ứng 8,4% tổng số vốn đầu tư ban đầu Tính theo cổ tức, bình quân mỗi năm ThaiBev nhận lại 1,4% của lượng tiền đã bỏ ra đầu tư

2.1.2 Lạm Phát

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) vừa công bố doanh thu thuần quý III đạt hơn 8.600 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước

Do quý III/2021 là thời điểm giãn cách xã hội nên doanh số của Sabeco thấp kỷ lục, vì vậy, quý này ông lớn ngành bia ghi nhận mức tăng trưởng hàng trăm phần trăm

Đáng chú ý, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, dù thị trường bia vẫn chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, Sabeco đã có thêm thị phần trong phân khúc phổ thông Trước áp lực lạm phát tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm bia bình dân - vốn là phân khúc mà Sabeco đang nắm ưu thế

2.1.3 Rủi Ro

Trong bản cáo bạch vừa công bố rộng rãi trên thị trường chứng khoán trước thềm niêm yết vào 6/12 tới đây, bên cạnh những thứ mà “ông lớn” ngành bia Sabeco (Tổng công ty cổ phần Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn) có thì doanh nghiệp này cũng đối mặt với nhiều rủi ro Chúng tôi xin điểm lại những rủi ro lớn nhất của Sabeco để nhà đầu tư nắm rõ trước khio quyết định đầu tư hay không đầu tư vào cổ phiếu của SAB của Sabeco

Cũng như các doanh nghiệp khác, Sabeco chịu rủi ro kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, rủi ro về lạm phát Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân, tác động tới nhu cầu và thị hiếu của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng bao gồm đồ uống như các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát

Bên cạnh những rủi ro kinh tế vĩ mô đó, Sabeco còn bị ảnh hưởng nhiều từ lãi suất Theo Sabeco, mặt bằng lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và của Sabeco nói riêng Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2016, Sabeco vẫn đang theo dõi khoản vay và nợ thuê tài chính 964 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 444 tỷ đồng

Các rủi ro đặc thù của Sabeco phải kể đến gồm:

Rủi ro về nguyên liệu: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Tổng công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài Những rủi ro về thời tiết như hạn hán, lũ lụt…ảnh hưởng rất nhiều đến sản

Trang 8

lượng nguyên liệu Do đó, Tổng công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi nguồn nguyên liệu, giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường dẫn đến khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu đầu và

Rủi ro về thị trường: Theo Sabeco, yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro thị trường chính là sự cạnh tranh của các hãng bia, rượu có thương hiệu, tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm của nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện điều chỉnh chính sách thuế theo cam kết khi gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại trong thời gian tới Sabeco cũng đưa ra một rủi ro khác là sau khi ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại hàng hóa trong ASEAN…Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm trong đó có bia, rượu Việt Nam cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với rượu, bia sau khi ký kết Hiệp định TPP về mức 0% từ năm thứ 12 đối với rượu mạnh và năm thứ 11 đối với bia Mặc dù 2 ngành hàng này có lộ trình giảm thuế khá dài nhưng theo Sabeco thì đây là nguy cơ đối với các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước trong đó có Sabeco vì các sản phẩm bia nhập khẩu từ nước ngoài được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới

Rủi ro về thuế tiêu thụ đặc biệt: Cũng theo bản cáo bạch, Sabeco cho biết một trong những rủi ro của công ty là mặt hàng bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt và đối với sản phẩm bia thì áp dụng mức thuế 45% kể từ 1/1/2010 đến 31/12/2012 và 50% kể từ 1/1/2013

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia đã có sự gia tăng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2014) Theo đó, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu trên 20 độ và bia từ đầu năm 2016 là 55% (tăng 5% so với năm 2015), năm 2017 là 60% và năm 2018 là 65% Do đặc thù này, các công ty sản xuất rượu, bia trong đó có Sabeco sẽ chịu ảnh hưởng nếu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt gia tăng

Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Sabeco chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và được thanh toán bằng ngoại tệ Trong khi đó, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa và được thanh toán bằng tiền đồng Do đó, khi tỷ giá biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Sabeco

2.2 Môi trường vi mô của công ty SABECO 2.2.1 Nhà cung ứng

Nhà cung ứng là những tổ chức cung cấp các sản phẩm nguyên liệu và dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo được thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng và giá của vật tư ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của sản phẩm

Trang 9

Số lượng nhà cung ứng càng nhiều thì doanh nghiệp càng ít chịu áp lực từ nhà cung ứng và ngược lại Bên cạnh đó thì tỉ trọng mua hàng hóa từ một nhà cung ứng càng cao thì doanh nghiệp lại càng bị áp lực về giá, nhưng nếu doanh nghiệp là khách hàng lớn thì doanh nghiệp có lợi thế hơn

Nhận thấy được tầm quan trọng của nhà cung ứng, thì trừ các nguyên liệu chính là lúa mạch và hoa houblon thì Sabeco đã cổ phần hóa các công ty sản xuất nguyên vật liệu sát nhập vào công ty Vì vậy Sabeco đã có một mạng lưới cung cấp vỏ lon, hương liệu, hóa chất lẫn vận tải của riêng mình mà không còn lo các áp lực từ phía nhà cung ứng

Sabeco lựa chọn Úc, Pháp, Đức để nhập khẩu lúa mạch và hoa houblon vì các thị trường nhập khẩu này nổi tiếng với thế giới về chất lượng cũng như sản lượng nguyên liệu hàng năm

Để giảm giá thành đầu vào thì Sabeco đã kí hợp dồng dài hạn từ 3 – 5 năm, với mục đích ban đầu là cắt giảm chi phí nguyên vật liệu Tuy nhiên giá nguyên vật liệu trong thời buổi thị trường cạnh tranh nên luôn biến đổi lên xuồng làm cho Sacobe đã thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do chênh lệch giá cả trên thị trường

Do nhu cầu tiêu thụ bia của Việt Nam liên tục tăng trong các năm gần đây nên việc Sabeco đã chi ra nhiều khoản ngoại tệ cho việc nhập khẩu các nguyên liệu ở thị trường nước ngoài, để tìm cách giải quyết Sabeco đã quay lại tìm các nhà cung ứng trong nước nhưng do điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm chưa có nên Sabeco vẫn phải chấp nhận chi ra để mua các nvl đáp ứng các chỉ tiêu Vì vậy lựa chọn nhà cung ứng một các thông minh và chính xác vẫn là một mối trăn trở đối với Sabeco hiện nay

Trang 10

PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA Lợi nhuận doanh thu 26.578 35235 30705 8.657 32,57 -4530 -12,86 Lợi nhuận trước thuế 4856 6813 5368 1.957 1,06 -1445 -1,85 Lợi nhuận sau thuế 3929 5499 4254 1.570 0,82 -1245 -1,75 Tổng doanh thu 26374 34979 30461 8.605 32,62 -4518 -12,91

3.2 Công ty đang theo đuổi chiến lược

Kết luận chiến lược của công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn đang sử dụng Nhà máy BSG NCT khởi đầu là một phân xưởng nhỏ cũ kỹ của người Pháp tên Victor Laure từ năm 1875 của hãng bia BGI Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà máy được công ty Rượu Bia miền Nam quản lý và đổi tên thành nhà máy BSG kể từ ngày 01/06/1977 và đến năm 1993 chính thức trở thành công ty Bia Sài Gòn Trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hiện nay, chiến lược đúng đắn có vai trò quyết định trong sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp Với những nỗ lực phát triển bền bỉ và ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn sự mong đợi của người tiêu dùng, hiện tại – Bia Sài Gòn đang chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong ngành Bia VN và 5 lần liên tục vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc Gia Bia Sài Gòn cũng đã tự hào trở thành thành viên thứ 351 tại Học viện Bia Berlin – một trong những cái nôi của văn hóa bia toàn cầu

Chiến lược cấp công ty: Đa dạng hóa đầu tư là điều tất yếu trong tiến trình phát triển quy mô doanh nghiệp Tuy nhiên đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị cạnh tranh bền vững lại là chuyện đau đầu của nhiều doanh nghiệp Theo lý thuyết quản trị, các tập đoàn lớn thường áo dụng đầu tư theo phương thức thiết lập ma trận BCG, và được chia thành bốn nhóm: Nhóm 1: đang hoạt động sinh lợi ổn định thường ứng với các nhóm sản phẩm bia hiện đang có mặt tại thị trường ( các sản phẩm bia Sài gòn đỏ, bia 333 ) Nhóm 2: các hoạt động có cơ hội sinh lợi lớn cần nguồn vốn đầu tư Đưa các sản phẩm bia có tiềm năng từ phát triển ổn định dùng lợi nhuận hàng năm thu được đầu tư vào phát triển đẩy mạnh bán hàng, từ phát triển ổn định lên tăng trưởng Nhóm 3: là các hoạt động có tiềm năng sinh lời cao nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro Theo trên thì các dùng lợi nhuận từ các sản phẩm có lợi nhuận chính của công ty đem qua đề đầu tư vào phát triển và tung ra sản phâm mới có khả năng sinh lời lớn như các sản phẩm bia mới đáp ứng nhu cầu của người

Trang 11

tiêu dùng… Nhóm 4: các hoạt động đang làm ăn thua lỗ, khó có cơ hội phát triển Hiện nay thì trong các hoạt động của công ty, có một sô ngành phát triển không phải là thế mạnh của công ty như các hoạt động về đầu tư tài chính và bất động sản, vẫn chưa là một thế mạnh của công ty và chưa theo kịp được các đổi thủ cạnh tranh về lĩnh vực này

Chiến lược kinh doanh tại thị trường trong nước: Dựa vào tiêm lực vốn mạnh, dựa vào mục tiêu của công ty là tăng trưởng nhanh, ổn định, ta lựa chọn chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa, đồng thời áp dụng các chiến lược cắt giảm để tăng trưởng Chúng ta lựa chọn chiên lược đa dạng hóa tập trung vì công ty đang có những điều kiện rất phù hợp để áp dụng chiến lược này: Thị trường của bia sài gòn đỏ và bia 333 tuy đang vững mạnh nhưng đã gần tới điểm bão hòa, không thể có bước tiến mới bức phá so với các sản phẩm cạnh tranh lớn, công ty đang có một số vốn lớn đầu tư chưa hiệu quả, có thể tận dụng để đầu tư vào một lĩnh vực, sản phẩm mới hiệu quả hơn Cụ thể, công ty sẽ thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, trong giai đoạn 2010-2015, đầu tư vào sản phẩm mới là bia đen, đây là sản phẩm thuộc nhóm tiềm năng của chúng ta, có tiềm năng nhưng chưa ổn định, đồng thời thực hiện cắt giảm, thu hồi dần vốn đầu tư ở một số ngành thuộc nhóm suy giảm, có hoạt động không hiệu quả như bao bì, nguyên vật liệu, bất động sản để tập trung vốn cho nhóm phát triển ổn định là bia vàng đồng thời thúc đẩy sản phẩm mới để có thể phát triển lên mức tăng trưởng và trở thành nhóm phát triển ổn định tiếp theo của công ty Giai đoạn 1015-1020, tập trung phát triển thị trường bia đen nếu sản phẩm vẫn có chỗ đứng ổn định trên thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, khả thi để đầu tư vì lúc này các sản phẩm cũ đã đến giai đoạn bão hòa, cần tìm một hướng đi mới, một sản phẩm mới

Chiến lược kinh doanh cho thị trường quốc tế: Hiện tại 2 sản phẩm bia 333 và bia sài gòn đã được xuất sang 24 thị trường khu vực và thế giới như Nhật, Mỹ, EU, Hongkong, Singapore, trong giai đoạn tiếp theo công ty dự định thực hiện chiên lược phát triển thị trường bia vàng đồng thời khi sản phẩm mới có thị trường ổn định và vững vàng, công ty sẽ tính đến chiến lược xâm nhập thị trường trong khu vực để phát triển Chiến lược phát triển sản phẩm mới: Bao gồm: Nhận định tiềm năng thị trường: Sản phẩm bia đen: Tổng quan thị trường bia đa số các sản phẩm bia nói chung là đều bị chiếm ở các hầu hết phân khúc và phần lớn là của đối thủ cạnh tranh mạnh truyền thống như: ở phân khúc thị trường cao cấp có Heniken, thị trường trung cao phải kể đến Tiger, thị trường trung bình kể đến các sản phẩm của Calsberg ở phân khúc thị trường phổ thông có những sản phẩm như bia Sài Gòn, Sài Gòn Special, bia 333, bia Hà Nội ngoài ra còn phải kể đến bia Huda Huế, Halida, Đại Việt ở phân khúc thị trường nhỏ hẹp có tính địa phương Đặc biệt gần đây có sự xuất hiện của sản phẩm bia Zorok chiếm lĩnh ở thị trường phân khúc phổ thông, vốn chiếm tỷ trọng khá lớn của thị trường tiêu thụ bia tại Việt Nam Nhận định thị trường bia thì, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ uống rượu sang uống bia Mặc khác thì hiện nay sô lượng người tiêu thị bia tại thị tường Việt Nam khoảng hơn 33 triệu người trong độ tuổi từ 20 - 40( là tỷ lệ tiêu thụ bia cao), bất chấp lạm phát gia tăng nhưng nhu cầu dùng bia vẫn không ngừng gia tăng Xét về đặc tính của sản phẩm, bia đen là sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhưng chưa nhiều đa số là ngoại nhập duy chỉ có mỗi Đại Việt của công ty bia Hương Sen là có sản xuất nhưng lại chưa

Trang 12

được đẩy mạnh và chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường miền Nam Do đó, với sản phẩm bia đen này sẽ đánh từ phân khúc thị trường cao, đánh mạnh vào nhu cầu khách hàng cần và giới thiệu thêm như góp phần tạo ra cho khác biệt cho người uống, ngoài ra đây cũng là sản phẩm kén người uống, không đại trà bình dân như những loại bia vàng khác So sánh giữa bia đen và bia vàng thì bia đen có thành phân dinh dưỡng hơn so với bia vàng Theo nghiên cứu thì bia vàng có tỷ lệ hoa bia (houblon) nhiều hơn, trong khi bia đen có thành phần lúa mạch nhiều hơn và lại là loại lúa mạch được sây khô cho có màu đen( còn gọi là carafamalt) Chính đặc điểm này đã tạo ra sự khác biệt về tính chất sản phẩm: bia đen có chất đạm cao hơn, tuy nhiên bia vàng lại có nhiều vitamin( B2, B6 và B9) hơn.Ở dạng bia tươi thì uống ngon nhất là ở nhiệt độ 12°C, nếu để bia nguội quá nhiệt độ này thì bia đen uống vẫn giữa được hương vị ngọt trong khi bia vàng thì lại có vị đắng Theo những phân tích và nhận định thì nhu cầu bia đen của thị trường ngày càng gia tăng, và càng trở lên là xu thế, bởi theo phong cách uống của người thưởng thức uống bia không chi là thực uông dùng đê giải khát, dùng đề uông như truyên thống mà giờ dịch chuyên sang khăng định vê phong cách, nét sành điệu trong khách hàng Sản phâm mà hướng công ty làm ra là sản phẩm BIA ĐEN với tên gọi EAGLE BEER mang phong cách Đức với một phân khúc hướng đên là thị trường ở mức trung cao Sản phẩm cơm rượu: Hiện nay với mức độ phát triên nhanh chóng của kinh tế thì đời sống xã hội của con người ngày càng nâng cao, và càng có chất lượng hơn, xu thế hiện nay của họ không chỉ còn ăn no mặc đủ mà dần chuyển sang xu hướng ăn ngon mặc đẹp Và người tiêu dùng hiện nay được nhận xét là ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn các nhãn hàng Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa nhanh và sự tràn ngập các chủng loại hàng hóa đã dần làm mất đi một số nét văn hóa, một số món ẩm thực độc đáo mang đậm nét văn hóa, phong tục mà chỉ có tại Việt Nam Giữ lại đặc trưng hương vị truyền thống đồng thời cũng giới thiệu được nét văn hoa này cho các du khách đến thăm tại Việt Nam là một mục tiêu tiềm năng cần phải khai thác Xét thị trường thì chưa có xuât hiện các sản phẩm cơm rượu một cách hệ thống và được đầu tư cụ thể, đa số các sản phẩm cơm rượu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và bán tại các vỉa hè tại các ngã tư, riêng có cơ sở sản xuất Hông Loan tại Q3 là được bán có hệ thống hơn như tại các siêu thị coop - mart, nhưng cũng chưa được rầm rộ, do đó ít được sự quan tâm của người tiêu dùng Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng: Cơ cấu giá thành sản phẩm không biến động nhiều qua các năm Chi phí nguyên vật liệu ước tính chiêm khoảng 77,5% giá vốn con số này có xu hướng tăng nhẹ do tình hình giá nguyên liệu tăng mạnh so với các yếu tố khác Các nguyên vật liệu chính bao gồm: - Nước là thành phần chính trong sản xuất bia, có ảnh hưởng rất quan trọng tới các đặc trưng của bia -Malt là thành phần mạch nha hóa từ hạt ngũ cốc, chủ yếu là từ lúa mạch Sản phẩm này chưa được sản xuất mạnh trong nước, bên cạnh đó chất lượng còn chưa cao Do vậy bên cạnh mua malt từ một số nhà máy sản xuất trong nước, còn phải nhập một khối lượng lớn malt từ nước ngoài Giá vào khoảng 100USD/ 20Kg -Hoa houlon là thành phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất bia hiện không có trồng tại Việt Nam=> nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài với giá vào khoảng 500USD/ tân tại càng Hải Phòng ==> hoa houlon và Malt có thể mua tại các công ty nhập khẩu tại HN hoặc mua trực tiếp từ các công ty nước ngoài( Đan Mạch, Đức ), bằng đường thủy -Gạo là nguyên liệu phụ kèm theo, và men bia mua ngay tại Nghệ An hoặc Hà Tinh Đối với cơm rượu: tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương với mức giá rẻ và hợp lý, nguồn nguyên liệu mua vào với chất lượng cao Chiến lược nghiên cứu và phát triển: Chiến lược sản xuất của công

Ngày đăng: 23/04/2024, 10:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w