1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

198 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam - Lý luận và thực tiễn
Tác giả Đặng Phương Hải
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Trí Hảo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 48,76 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chế định UBTVQH — một chế định đặc biệt trong tô chức Quốc hội và tôchức quyền lực nha nước ở n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DANG PHƯƠNG HAI

LY LUAN VA THUC TIEN

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DANG PHƯƠNG HAI

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã so: 9380101.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ TRÍ HẢO

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn

trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung

thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từngđược ai công bố trong bat kỳ công trình nào

TÁC GIA LUẬN ÁN

Đặng Phương Hải

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 5: chưng ng |

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

DEN DE TÀI LUẬN ÁN 2222222cccccetittEEEEEEEEErerrrerrrree 8 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8

1.1.1 Cac công trình nghiên cứu lý luận về chế định Ủy ban thường vu

Quốc hội ở Việt Nam : cccctttrtttrrrrtrrrrrrirrerireied 8 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng chế định Ủy ban thường

vụ Quốc hội ở Việt Nam ¿2-52 S2+EEESEESEEEEE2E2EEEEEEEEEerreg 12

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về quan điểm và giải pháp đổi mới

chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam 16

1.2 Danh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài va những

van dé mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu - 18

1.2.1 Đánh giá tong quát -:- ¿St E2 2121211211211 2111 1111 xe 18

1.2.2 Những van dé đã làm sáng tỏ và được Luận án kế thừa và tiếp tục

phat triỂn - k1 1 1 TEE1911211111111111211111 1111110111111 11g11 re 18

1.2.3 Những van dé còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo

cần tiếp tục nghiên Cứu -2- 22 ©52+S++E£+E++EE+EE£EEeEEzEzExzrxsrxerree 20

1.2.4 Những vấn đề được tiếp tục nghiên cứu trong Luận án 22

1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu -2- 22s+E+£EzEzExzrsrxerxees 23

1.4 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của Luận án 25

1.4.1 Giả thuyết khoa học 2-2-5522 2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkerkee 25

1.4.2 Cau hỏi nghién CỨU - - c2 119991199111 1 9 1111 ng rret 25

KET LUẬN CHUONG l - 52 k+St+kÉEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkerkee 27

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHE ĐỊNH ỦY BAN THƯỜNG

VỤ QUOC HỘI Ở VIỆT NAM -©52 2222 2Eerkerkerrees 28

2.1 Cơ sở hình thành và phát triển của chế định Uỷ ban thường

vụ Quốc hội ở Việt Nam 2-2 ©S SE 22221221 EExcrkrrkeeg 282.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung chế định Uỷ ban thường vụ

Quốc hội ở Việt Nam - 2-52 SE E2 E2 1211211211111 xe 32

2.2.1 Khái niệm chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội . 32

2.2.2 Đặc điểm chế định Uy ban thường vụ Quốc hội - 332.2.3 Nội dung chế định Uy ban thường vụ Quốc hội - 362.3 Chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong các bản Hiến pháp

M cm) 4ã414 ÔÔ- 56

2.3.1 Chế định Ban thường vu Nghị viện trong Hiến pháp năm 1946 56

2.3.2 Chế định Uy ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp năm 1959 62

2.3.3 Chế định Hội đồng Nhà nước trong Hiến pháp năm 1980 66

2.3.4 Chế định Uy ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp năm 1992 71

2.3.5 Chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 74

2.4 Chế định Uy ban thường vụ Quốc hội ở Liên Xô, Trung Quốc

và một số tham chiếu với Việt Nam 2- 2 eccererereee 75

2.4.1 Địa vị pháp lý sc cs 2k2 2212211221211 ke 76

2.4.2 Cơ cấu tô chức -:-©5¿©2++2+2Ek2EEE212212711211712221 21.22 ccEecrk 81 2.4.3 Nhiệm vụ, quyền hạn o.eccecceccesessesscsseessessessessessessessesssesessessesseeseeaee 83 KET LUẬN CHƯNG 2 0.occcsccsccsssessessessessecsesssesssssessessessesssssssssssssessesseesess 93 CHUONG 3: THUC TRANG CHE DINH UY BAN THUONG VU

QUOC HỘI O VIET NAM HIEN NAY 5-55-csccc2 953.1 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uy ban thường

vụ Quốc hộii - 2-5-2 2E2E12E1EE1E71E71711211211211211 11 1c xe 95

3.1.1 Việc tô chức chuan bị, triệu tập va chủ tri các kỳ họp Quốc hội 95

3.1.2 Về hoạt động lập pháp -¿- ¿+ s+Sk+EE+ESEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrreee 97

3.1.3 Về hoạt động giám sát 2 2s 2E SE 2121121121111 102

Trang 6

3.1.4 Việc xem xét, quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự và các van dé

3.1.5 Việc chi đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc

và các Uy ban của Quốc hội - 2-5 ©s£+E2E£2EE+£x+Exerxerxrred 1133.1.6 Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh 2-2 2 +: 1153.1.7 Một số nhiệm vụ khác ::©c+++ccxtttrxxtrrrtrsrrrrrrrrrrrrrrrrret 120

3.2 Thực trạng tổ chức, phương thức hoạt động, chế độ làm việc

và quan hệ công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội 1233.2.1 Cơ cấu tô chức, phương thức hoạt động và chế độ làm việc 1233.2.2 Các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội - 1253.2.3 Sự lãnh đạo của Dang và mối quan hệ công tác với các cơ quan,

tổ chức hữu quan 2-52 22S2+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerrrrei 127

3.3 Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm - 5 55+ ss++s*>++ 128 SEN Ni viên 128 3.3.2 Bait học kinh nghiỆm c5 E311 E**EEEeEEeeererersreerrerre 130

KET LUẬN CHUONG 3 - - Set EEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkrkrrrrr 133

CHƯƠNG 4: QUAN DIEM, GIẢI PHAP DOI MỚI CHE ĐỊNH UY

BAN THƯỜNG VU QUOC HOD 0 ccceccccsscsssesseseestesteseeseeeees 135

4.1 Quan điểm đổi mới chế định Uy ban thường vụ Quốc hội 135

4.1.1 Đối mới nhận thức về chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội 135

4.1.2 Đổi mới chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội cần thực hiện từng

bước, có lộ trình và điều kiện bảo đảm -2- 52 s+s+E+zszzzs+z 136

4.1.3 Đổi mới cần gắn với việc xây dựng môi trường dân chủ và pháp

quyên trong tô chức và hoạt động của Uy ban thường vụ Quốc hội 140 4.2 Cac giải pháp đỗi mới chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội 141

4.2.1 Thu hẹp và tiến tới loại bỏ một số thâm quyền của Ủy ban

thường vụ Quốc hội 2 2 2+s+EE+EE+EE£EE£EEEEEE2EEEEEerkerkerrrrex 141

4.2.2 Đôi mới phương thức lãnh dao của Dang, chế độ làm việc va các

mảng hoạt động chính của Uy ban thường vụ Quốc hội 143

Trang 7

4.2.3 Tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Ủy ban thường vụ

Quốc hộii +5 StSkEEE SE SE 1111 11111111111111111 11111111 cE 146

4.2.4 Đối mới các cơ quan giúp việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 149

KET LUẬN CHƯNG 4 - - St St‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrree 153

KẾT LUẬN -5 5c ST E1 xEE1E11211 11.1111 11111111111 11111 xo 154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ ĐÃ

CONG BO LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN 22-5ccccrerxrrxee 156DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢÁO 2 ©522css£sz+cszez 157

PHU LỤC -©2252-22212+2221112211112211111222T 12.11001201 E1 1 PL

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt — | Chữ viết đầy đủ

BMNN Bộ máy nhà nước

ĐBQH Đại biểu Quốc hội

ĐCS Đảng Cộng sản

DCTXVTC Doan Chủ tịch Xô-viết tối cao

HĐND Hội đồng Nhân dân

KTTT Kinh tế thị trường

NNPQ Nhà nước pháp quyền

TANDTC Tòa án Nhân dân Tối cao

UBTUMTTQ_ |Uy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VKSNDTC Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

VPQH Văn phòng Quốc hội

VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam XHCD Xã hội công dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan có vi trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước (BMNN) và trong thực thi quyền lực Nhân dân Theo

Hiến pháp năm 2013, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ

quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [38, Điều 69]; “Nhân dân thực hiện quyền lực nha nước băng dân chủ trực

tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thôngqua các cơ quan khác của Nhà nước” [38, Điều 6]

Quốc hội thực thi quyền lực một cách đầy đủ và thực chất nhất thôngqua các phiên họp toàn thể Tuy vậy, Quốc hội chỉ họp thường lệ mỗi năm hai

kỳ, trong khi hiện phần lớn ĐBQH là kiêm nhiệm Chính vi thé, trong cơ cầu

tổ chức Quốc hội có một thiết chế đặc biệt, có thể thay mặt Quốc hội thực

hiện nhiều nhiệm vụ, quyền han theo sự uỷ quyền của Quốc hội giữa hai kỳ

họp, đó là Uy ban Thường vu Quốc hội (UBTVQH) — cơ quan thường trực

của Quốc hội Những quyền hạn của UBTVQH bao gồm quyền quyết địnhtình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; xemxét báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về những vấn đềthuộc chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước trước khi trình Quốc hội

Ngoài ra, UBTVQH cũng có những nhiệm vụ, quyền hạn khác với tư cách là

một cơ quan độc lập trong các lĩnh vực xây dựng luật, pháp lệnh, giải thích

Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát Hiến pháp, luật và pháp lệnh, tổ chức

trưng cầu ý dân

Trong bối cảnh đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo hướng

ngày càng chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên, việc đổi mới các cơ quan

của Quốc hội, đặc biệt là UBTVQH cũng được đặt ra Về mặt lý luận, việc

xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên đòi hỏi phải

Trang 10

xem xét thu hẹp hoặc hạn chế thẩm quyền của UBTVQH theo hướng Uỷ ban

này chỉ là một cơ quan thường trực của Quốc hội Hơn thế, do yêu cầu bảo

đảm quyên lực nhân dân, cần hoản thiện pháp luật dé bảo đảm rằng Quốc hội

— cơ quan đại biéu cao nhất của Nhân dân - phải thực thi quyền lực chủ yếu vàthực chất thông qua các phiên họp toàn thé, thay vì thông qua UBTVQH - cơ

quan có tính đại diện hẹp trong tô chức Quốc hội Ngoài ra, sự phân công, phối hợp giữa UBTVQH với Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác cũng đang đặt ra nhiều van dé cần giải quyết dé đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà

nước là thông nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (38,Khoản 3, Điều 4)

Bối cảnh trên dẫn đến nhu cầu đổi mới cả về lý luận cũng như thực tế

tổ chức và hoạt động của UBTVQH Mặc dù chế định UBTVQH trong thời

gian qua đã có những thay đổi nhất định theo hướng đáp ứng nhu cầu đã nêu,song vẫn chưa có nhiều thay đổi đáng kể, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu đềxuất các quan điểm, giải pháp đôi mới

Trong thời gian qua đã có khá nhiều nghiên cứu về đổi mới tổ chức, hoạt

động của Quốc hội, song còn ít nghiên cứu trực tiếp về đôi mới tô chức, hoạt

động của UBTVQH Trong khi đó, những nghiên cứu về UBTVQH đã công bốhầu hết chưa bám sát các yêu cầu về đây mạnh công cuộc xây dựng và hoànthiện NNPQ XHCN, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đảmbảo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp,

kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu đổi mới tô chức và hoạt

động của UBTVQH trong thời gian tới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Chế định Ủyban thường vụ Quốc hội Việt Nam: Lý luận và thực tiễn ” dé thực hiện luận

án tiễn sĩ luật học chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Trang 11

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về chế định UBTVQH — một chế định đặc biệt trong tô chức Quốc hội và tôchức quyền lực nha nước ở nước ta; phân tích, đánh giá thực trang của chếđịnh UBTVQH nhăm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của chế định này; từ

đó đề xuất các phương hướng và giải pháp đôi mới chế định UBTVQH ở Việt

Nam trong thời gian tới.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu

như sau:

Thứ nhất, đánh giá tông quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

liên quan đến đề tài, chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết và hướng nghiên cứu của luận án.

Thứ hai, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về chế định UBTVQH ở

Việt Nam.

Thứ ba, phân tích những quy định về UBTVQH trong pháp luật Việt Nam

từ trước tới nay, đặc biệt là trong Hiến pháp hiện hành, chỉ ra những điểm hợp

lý, chưa hợp lý và nguyên nhân.

Thứ tư, phân tích, đánh giá khái quát thực trạng tổ chức, hoạt động

UBTVQH trong thời gian gan đây chỉ ra những bat cập, hạn chế và nguyên nhân

Thứ năm, trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ cụ thê nêu trên, luận ánnêu ra những quan điểm va dé xuất các giải pháp đổi mới chế định UBTVQH

ở Việt Nam trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của Luận án là các vân đê lý luận, pháp lý và

Trang 12

thực tiễn liên quan đến tỏ chức và hoạt động của UBTVQH Việt Nam, đặc

biệt trong giai đoạn hiện nay.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung:

Chế định UBTVQH ở Việt Nam là một chế định rộng, có nhiều nội

dung khác nhau Trong Luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu chế địnhUBTVQH trên các phương diện:VỊ tri, vai trò, cơ cấu tô chức và hoạt động

của UBTVQH ở Việt Nam.

Về không gian:

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chế định UBTVQH ở Việt Nam Chế định UBTVQH của một số nước XHCN hiện nay và tước đây như Trung

Quốc, Liên Xô (cũ) cũng được đề cập nhưng chỉ mang tính khái quát, nhằm

mục đích tham chiếu với chế định UBTVQH Việt Nam.

Vẻ thời gian:

Luận án nghiên cứu chế định UBTVQH kể từ khi được quy định trong

Hiến pháp Việt Nam (1959), song tập trung đánh giá chế định UBTVQH từ sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng của chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tổ chức quyền lực nhà nước Bên cạnh đó,

luận án còn vận dung một sỐ lý thuyết của luật hiến pháp, luật hành chính déphân tích làm rõ các van đề nghiên cứu đặt ra (các lý thuyết này được dé cập

cụ thé ở cuối Chương 1)

4.2 Phương pháp nghiền cứu

Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây dé giải

quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đê ra:

Trang 13

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập,

sắp xếp dữ liệu, tai liệu có liên quan đến chế định UBTVQH, qua đó đánh giá

thực trạng tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, cũng như giúpđánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của UBTVQHở Việt Nam Với tínhchat đó, phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các Chương 1,3 của luận án

- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng déđánh giá các công trình nghiên cứu và các dữ liệu khác có liên quan đến đề tàiluận án, từ đó rút ra những tri thức, thông tin hữu ích cho việc giải quyết các

câu hỏi nghiên cứu của luận án Phương pháp này được sử dụng tất cả các

chương của luận án, đặc biệt là các Chương 1, 2, 3.

- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được sử dụng đểnghiên cứu so sánh các quy định về UBTVQH qua các bản Hiến pháp của ViệtNam, và giữa quy định về UBTVQH trong pháp luật Việt Nam và pháp luật

của một số nước XHCN; qua đó rút ra được những nhận thức chung và giá trị

tham khảo có thể áp dụng đối với Việt Nam Phương pháp này được sử dụng

chủ yếu ở các Chương 1,2 của luận án.

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng

thông qua hội thảo, tọa đàm khoa học và phiếu hỏi phỏng van sâu dé lấy ý kiến của những chuyên gia làm khoa học và thực tiễn liên quan đến chế định UBTVQH ở Việt Nam Số lượng các chuyên gia được hỏi là 24 người, bao gồm: các nhà khoa học trong các đơn vị đào tạo, nghiên cứu (như

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Luật HàNội; Viện Nghiên cứu Lập pháp; Trường Đại học Kiểm sát) và các chuyêngia, người làm thực tiễn làm việc trong các cơ quan nha nước, tổ chức

chính tri - xã hội (như Văn phòng Quốc hội, một số Uỷ ban Quốc hội, Mặt trận Tô quốc Việt Nam, một số nguyên là ĐBQH) Tổng hợp các câu hỏi và

kết quả phỏng van sâu được đính kèm trong Phụ lục 1 của Luận án này

Trang 14

- Phương pháp tổng hop: Phương pháp này được sử dụng để liên kết,thống nhất các dữ liệu và tri thức về chế định UBTVQH Việt Nam mà cóđược từ hoạt động thống kê, phân tích, so sánh, tham vấn chuyên gia, trên cơ

sở đó hình thành các luận điểm và đề xuất của tác giả trong luận án Phươngpháp này được sử dụng ở tất cả các chương, song quan trọng nhất là ở

Chương 4 của luận án.

5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định UBTVQH ở Việt Nam, vì vậy đã có những đóng góp mới về

khoa học thé hiện trên các khía cạnh sau đây:

- Khang định, làm rõ tính chat đặc biệt của chế định UBTVQH trong tôchức Quốc hội, và rộng hơn là tô chức quyền lực nhà nước, ở Việt Nam;

- Chứng minh sự cần thiết phải đổi mới chế định UBTVQH để phù hợp

với định hướng xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN cũng như những

nguyên tắc quan trọng đã được khăng định trong Hiến pháp 2013 về quyền làm chủ của Nhân dân và về phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan

nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Đề xuất, luận giải các quan điểm, giải pháp đột phá cũng như ngăn han dé đôi mới tô chức và hoạt động của UBTVQH ở Việt Nam.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Vé mặt lý luận

Luận án đã củng cô cơ sở lý luận khoa học về chế định UBTVQH ởViệt Nam Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hình tư duy, cáchtiếp cận hệ thống và toàn diện dé đổi mới chế định UBTVQH đáp ứng cácyêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam

hiện nay.

Trang 15

- Về mặt thực tiễn

Luận án là tài liệu tham khảo cho Quốc hội và các cơ quan có liênquan khác của Dang, Nhà nước trong việc đổi mới chế định UBTVQH nóiriêng, đôi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói chung ở Việt Nam

trong thời gian tới.

7 Kết cầu của luận ánNgoài Lời nói đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dungcủa Luận án được kết cầu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận về chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội ở

Việt Nam.

Chương 3 Thực trạng chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt

Nam hiện nay.

Chương 4: Quan điềm, giải pháp đổi mới chế định Ủy ban thường vụ

Quốc hội.

Trang 16

CHƯƠNG 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về chế định Uy ban thường

vụ Quốc hội ở Việt Nam

Có thé khang định rang, từ Hiến pháp 1959 khi chế định UBTVQH

chính thức được xác lập cho đến nay, chế định này hầu như chưa được nghiên cứu một cách độc lập va hệ thống trong khoa học tô chức nhà nước và khoa học pháp lý ở Việt Nam Có khá nhiều công trình khoa học có đề cập đến chế định UBTVQH, nhưng chu yếu được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu

về Quốc hội và tô chức quyền lực nhà nước Trong số đó, đáng lưu ý có các

công trình sau:

Trần Ngọc Đường, “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động

của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” [12]: Đề tài nghiên cứu nội dung rộng, bao gồm cơ sở

lý luận của việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc

hội và Chính phủ trong NNPQ XHCN Việt Nam; đánh giá thực trạng và đưa

ra các yêu cầu cũng như xây dựng mô hình Quốc hội, Chính phủ đến năm

2010 và các năm tiếp theo Trong Phần I, Chương 2 (lý luận), Đề tài dành mộtphần nghiên cứu vi trí va chỉ ra thuộc tính đại diện của Quốc hội, vai trò đạidiện Quốc hội trong hệ thống tô chức quyền lực chính trị và tổ chức quyền lực

nhà nước trong NNPQ XHCN Việt Nam; vi trí, chức năng, vai trò của

UBTVQH trong điều kiện khuôn khổ của một Quốc hội không chuyên

nghiệp, không thường xuyên ở Việt Nam.

Ngô Đức Mạnh, “Cơ sở lý luận và thực tiên về vị trí, vai trò, nhiệm vu,

Trang 17

quyên hạn của Quốc hội trong bộ may nhà nước và hệ thống chính trị Việt

Nam (qua bốn bản Hiến pháp)” [29]: Đề tài khảo sát cụ thé, logic về quá trìnhhình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam qua bốn bản Hiến pháp.Trong phần lý luận, đề tài có một số phân tích khái quát về vai trò, chức năng,

vị trí của UBTVQH, trên cơ sở đó tập trung phân tích làm rõ các nhiệm vụ,

quyền hạn của Quốc hội và UBTVQH.

Cuốn “M6 hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Đào Trí Úc [52], tập trung vào nghiên cứu tổ

chức va hoạt động của nhà nước Việt Nam, trong đó khẳng định Quốc hội có

một vai trò, vị trí quan trọng trong BMNN Tuy không phân tích sâu vềUBTVQH, công trình nêu ra nhận định là để Quốc hội hoạt động hiệu quảtrong NNPQ XHCN, cần phải đảm bảo tính chất đại diện của Quốc hội theohình thức thường xuyên, chuyên nghiệp Đây là việc làm cấp thiết và quan

trong, là điều kiện dé thực thi quyền lực Nhân dân qua hình thức dân chủ gián tiếp Cách tiếp cận này gợi mở những đổi mới về vị trí, vai trò, chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của UBTVQH

Cuốn “Chức năng đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyên” của VPQH [69] đã tập hợp II bài viết của các tác giả trong và ngoài nước

tham gia hội thảo cùng tên năm 2007 Một số bài viết gián tiếp thảo luận về

quan điểm về sự ủy quyền của nhân dân cho UBTVQH theo Hiến pháp dé bảo đảm cho Quốc hội thực hiện đầy đủ các quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Đây là một trong nhiều góc nhìn về tính đại diện Quốc hội ở Việt Nam và về

mô hình UBTVQH của Việt Nam trong điều kiện Quốc hội hoạt động không

chuyên nghiệp, không thường xuyên.

Cuốn “Tổ chức và hoạt động cua Nghị viện một số nước trên thé giới” của Nguyễn Sĩ Dũng [75] tập trung nghiên cứu chuyên sâu về Nghị viện các

Trang 18

nước trên thế giới, tập trung vào chức năng, thâm quyền, cơ cấu tô chức, quy trình thủ tục hoạt động và bộ máy giúp việc Nghị viện Liên quan đến chủ đề

nghiên cứu của Luận án, cuốn sách này cho thấy mô hình cơ quan thường trựccủa Nghị viện không tồn tại trong các hệ thống Nghị viện hoạt động chuyên

nghiệp, thường xuyên.

Luận án Phó Tiến sĩ Luật học: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các

cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay” của Chu Van Thành [45] tập trung

nghiên cứu tô chức và hoạt động của hệ thống co quan đại diện (trung ương

và địa phương) ở nước ta trong giai đoạn 1946 - 1992 Luận án khăng định

dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu và quan trọng dé thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam Luận án xác định việc đổi mới cơ quan đại diện (Quốc

hội) hiện nay là bước quá độ nhằm chuyên Quốc hội sang hoạt động thường

xuyên Điều đó được thể hiện qua việc đổi mới UBTVQH và các cơ quan khác của Quốc hội theo hướng hoạt động thường xuyên và kéo dài thời gian

làm việc mỗi kỳ họp của Quốc hội

Nhóm bài viết về Quốc hội và UBTVQH ở Việt Nam đăng trên các tạp chí như: “Quốc hội Việt Nam - những van dé chuyển sang Nghị viện” của Nguyễn Cảnh Hợp [22, tr 15-17]; “Bàn về tinh đại diện nhân dân của Quốc

hội” của Nguyễn Quang Minh [32, tr 69-78]; “Để mãi mãi xứng đáng là cơ

quan đại biểu cao nhất của nhân dân” của Nguyễn Văn An [1]; “Các mô hình Quốc hội” của Nguyễn Dang Dung [4, tr 25-34]; “Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp” của Trần Ngọc

Đường [13, tr 7-9]; “Tiêu chi và yếu tố bảo đảm hiệu quả tính đại diện của

Quốc hội” của Vũ Văn Nhiêm [33, tr 22-31]; “Dân chủ đại diện và van dé bau cứ” của Trần Nho Thìn [47, tr 23-25]; “Một vài kiến nghị về pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội hiện nay” của Đoàn Thị Bạch Liên [24, tr.

38-41] Những công trình này cũng đề cập một cách khái quát đến vị trí, vai

10

Trang 19

trò, chức năng, hoạt động của UBTVQH trong bối cảnh đổi mới Quốc hội, xây dựng NNPQ nhằm hướng đến việc bảo đảm Quốc hội là co quan đại biểu

cao nhất của nhân dân và nâng cao tính chuyên nghiệp của Quốc hội

Đặc biệt, đã có một số nghiên cứu riêng về chế định UBTVQH hoặc một số khía cạnh, vấn đề về chế định UBTVQH ở Việt Nam, tiêu biểu trong số đó có thể kể như sau:

Mai Thị Mai, “Những vấn dé đặt ra đối với hoạt động cua Uy banthường vu Quốc hội trong một Quốc hội chuyên nghiệp” [28, tr 20-25]: Day

là một trong những bai báo hiếm hoi phân tích trực tiếp những van dé lý luận

và thực tiễn đặt ra đối với hoạt động của UBTVQH trong bối cảnh xây dựng

Quốc hội chuyên nghiệp Theo bài viết, việc tồn tại UBTVQH ở Việt Nam từ xưa đến nay là do Quốc hội không hoạt động thường xuyên, nên phải thành

lập một cơ quan mang tính chất thường trực cho Quốc hội Về nguồn gốc, sựton tại của thiết chế này là sự học tập khía cạnh lý luận của mô hình Liênbang Cộng hoà XHCN X6-viét, trong đó UBTVQH được trao nhiều quyềnhạn, hoạt động với tư cách vừa là cơ quan giúp việc của Quốc hội, vừa là một

cơ quan độc lập.

Tran Ngọc Đường, “7c trạng và nhu cau giải thích Hiến pháp, luật,pháp lệnh ở Việt Nam” [15, tr 3-7]: bài viết cho rằng trong cơ chế phân côngquyền lực nha nước ở nước ta, theo Hiến pháp năm 2013, vẫn tiếp tục quyđịnh chỉ UBTVQH có thẩm quyên giải thích chính thức Hién pháp, luật, pháplệnh là không hợp lý, bởi theo kinh nghiệm của các nước dân chủ, pháp quyền

thì Toà án tối cao là cơ quan chính thức giải thích Hiến pháp, luật Đồng thời,

việc giải thích Hiến pháp gắn liền với việc bảo vệ Hiến pháp, vì thế cần phảigiao việc giải thích Hiến pháp cho một cơ quan bảo hiến chuyên trách

Báo cáo nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về hoat động chất vấn tạiphiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội" [72]: Báo cáo đã phân tích làm rõ một

số van dé lý luận về hoạt động chat van giữa hai kỳ họp Quốc hội, bao gồm:

11

Trang 20

về quyền chất vấn của ĐBQH; vai trò của UBTVQH đối với hoạt động chất van của ĐBQH; mục đích, ý nghĩa của hoạt động chat vấn tại phiên hop của

UBTVQH Báo cáo cho rằng nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động chất vantại phiên họp của UBTVQH cho thấy về cơ bản, việc UBTVQH tổ chức hoạtđộng nay là phù hợp với những nguyên lý cơ bản và điều kiện tô chức và hoạt

động của Quốc hội nước ta, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về việc tiếp tục

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc

hội và ĐBQH.

Tóm lại, có thé thay răng, các công trình nghiên cứu nói trên đã dé cập đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH trên một số khía cạnh cụ thể, nhưng còn sơ sài và thiếu tính hệ thống Tuy nhiên, các

nghiên cứu này vẫn là những tư liệu tham khảo có giá trị cho luận án.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam

Cũng như các nghiên cứu về lý luận, các nghiên cứu về thực trạng chế định UBTVQH chủ yếu lồng ghép trong những nghiên cứu chung về thực trạng Quốc hội Có thé kế đến một số công trình tiêu biểu sau:

Bài viết của Lê Minh Thông (2001), “Những bước đổi mới Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam và vấn dé tăng cường tổ chức, hoạt động của

Quốc hội ở nước ta hiện nay” [48, tr 32-40] đã nhắn mạnh, sự hội nhập quốc

tế và các van đề toàn cầu hoá đòi hỏi Quốc hội phải thường xuyên xử lý hàng

loạt vẫn đề của đất nước trong quá trình hợp tác quốc tế, cũng như các vấn đềhợp tác của Quốc hội với Nghị viện các nước và tô chức quốc tế, mà vốn là

các thiết chế quyền lực hoạt động thường xuyên Tính chất thường xuyên của Quốc hội, nếu được thực hiện tat yếu sẽ kéo theo nhu cầu phải cơ cấu lại quan

hệ giữa Quốc hội, UBTVQH và các Uỷ ban của Quốc hội Bởi lẽ, một khi

Quốc hội chuyển sang chế độ hoạt động thường xuyên thì tính chất thường

12

Trang 21

trực của UBTVQH cần phải được nghiên cứu lại theo hướng giảm dần sự uỷ quyền của Quốc hội cho UBTVQH trong một số lĩnh vực hoạt động.

Sách chuyên khảo do Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2007), “Quốchội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền ” [7] cũng nhân mạnh: do tính chất

va tam quan trọng của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cần

từng bước chuyền đổi từ một Quốc hội hoạt động không thường xuyên sang một Quốc hội hoạt động thường xuyên dé đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Luận án tiễn sĩ “Hodn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Trương Thị Hồng Hà [18] đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chức năng giám sát

của Quốc hội Luận án nhấn mạnh: việc Quốc hội chuyên sang hoạt độngthường xuyên là thật sự cần thiết trước nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ,

quyền hạn của Quốc hội trong bối cảnh các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội

ngày càng trở nên phong phú, phức tap và biến đổi mau chóng Hoạt động

thường xuyên dé bảo đảm Quốc hội, các ĐBQH có day đủ thời gian, vật chất cho việc nghiên cứu, xử lý các công việc gắn liền với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và hoạt động đại biểu Hơn nữa, sự hội nhập quốc tế và các vấn đề toàn cầu hoá cũng đòi hỏi Quốc hội phải thường xuyên xử lý các quan hệ

hợp tác với Nghị viện các nước và tô chức quốc tế mà vốn là các thiết chế

quyền lực hoạt động thường xuyên.

Luận án tiễn sĩ “Đảm bảo tinh đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cau

xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của

Hoàng Minh Hiếu [20] đã khăng định: tính chất thường xuyên của Quốc hội,

nếu được thực hiện tất yếu sẽ kéo theo nhu cầu phải cơ cấu lại quan hệ giữa Quốc hội, UBTVQH và các Uy ban của Quốc hội Bởi 18, một khi Quốc hội

chuyên sang chế độ hoạt động thường xuyên, thì tính chất thường trực của

13

Trang 22

UBTVQH cần phải được nghiên cứu lại theo hướng giảm dần sự uỷ quyền

của Quốc hội cho UBTVQH trong một số lĩnh vực hoạt động.

Bài viết của Bùi Ngọc Thanh (2014), “Chế định về Quốc hội trong Hiến

pháp Việt Nam năm 2013” [43, tr 3-9] nhận định, theo Hiến pháp 2013,UBTVQH không còn nhiệm vụ “Công bé và chủ trì việc bau cử ĐBQH”, vinhiệm vụ này đã được chuyển cho Hội đồng bau cử quốc gia (một thiết chếhiến định độc lập moi) Tuy nhiên, UBTVQH được giao một nhiệm vụ, quyềnhạn hoàn toàn mới đó là: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh

địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (việc này trước đây thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ) Ngoài ra, một

nhiệm vụ, quyền hạn có thể nói là “mới nay, cũ xưa” của UBTVQH, đó là:

“Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của

Cộng hòa XHCN Việt Nam” (kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1959 và

Hiến pháp năm 1980)

Trong công trình dé tài cấp Nhà nước KX.04/16-20 (2020): “Van déphát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng lãnh đạo: Thực trạng, vấn đề đặt

ra và giải pháp” do PGS.TS Bùi Nguyên Khánh làm Chủ nhiệm đã chỉ ra

những kết quả, hạn chế trong hoạt động của UBTVQH trong thời gian qua, từ

đó đánh giá rằng, chế định về Quốc hội nói chung và UBTVQH nói riêngtrong Hiến pháp năm 2013 phản ánh mô hình tổ chức tổng thể của hệ thốngchính trị Việt Nam mà đã được xác định tại Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bố sung, phát triển năm 2011) vàVăn kiện Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng Chế định này kếthừa quy định của các bản Hiến pháp trước và tham khảo có chọn lọc kinhnghiệm nước ngoài So với trước đây, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tô

chức bộ máy của Quôc hội, các cơ quan của Quôc hội, bao gôm UBTVQH

14

Trang 23

trong Hiến pháp 2013 được quy định đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện hơn, phùhợp với tình hình đất nước trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến đầunhững năm 30 của thế kỷ 21.

Bên cạnh những nghiên cứu trên, còn có một số nghiên cứu trực tiếp vềthực trạng chế định UBTVQH, trong số đó có thê ké đến:

Mai Thị Mai, “Những van dé đặt ra đối với hoạt động cua Uy banthường vụ Quốc hội trong một Quốc hội chuyên nghiệp” [28, tr 20-25]: bàiviết đã phân tích thực tiễn thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH cóđược do được Quốc hội “uỷ quyền”, các nhiệm vụ, quyền hạn của riêng củaUBTVQH được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luậtkhác Bài viết khăng định, soi chiếu vào thực tế ghi nhận trong các văn bảnquy phạm pháp luật hiện nay thì UBTVQH thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn này với tính cách là cơ quan thường trực của Quốc hội và cơ quan độclập Bài viết khang định sự ra đời của UBTVQH là phù hợp và cần thiết trong

điều kiện trước đây, nhưng lí do ra đời và tồn tại về mặt lịch sử của UBTVQH

đến thời điểm này không còn nữa

Tran Ngọc Đường, “Thuc trạng và nhu câu giải thích Hién pháp, luật,pháp lệnh ở Việt Nam” [15, tr 3-7]: bài viết khăng định, việc giải thích chínhthức Hiến pháp, luật, pháp lệnh có vai trò quan trọng và nhu cầu ngày càng

tăng nhưng chưa được coi trọng đúng mức trên thực tế Việc chỉ trao quyền

giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cho UBTVQH là không hợp lý, cho thấy

nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này.

Luận văn thạc sĩ “Vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong quá

trình đổi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội” của Phạm Thái Yên [78]:

dù được thực hiện từ khá lâu (năm 2009, trước khi ban hành Hiến pháp năm2013), Luận văn này đã khái quát được những vấn đề lý luận về vai trò củaUBTVQH trong tô chức và hoạt động của Quốc hội qua các khía cạnh: quá

15

Trang 24

trình hình thành, phát triển của UBTVQH; vai trò của UBTVQH trong các

lĩnh vực hoạt động của Quốc hội

Bài viết của Ngô Đức Mạnh, “Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy trình, thủtục chất van tại kỳ hop Quốc hội của Uy ban thường vụ Quốc hột" [30, tr 8-11]

đã chỉ ra những van đề chưa được làm rõ, chưa được quy định, ảnh hưởng đến

hiệu quả và chất lượng hoạt động chất vẫn của UBTVQH, qua đó nêu ra một sé

giải pháp nhằm đổi mới thủ tục chất van tại kỳ hop Quốc hội của UBTVQH

Bài viết của Hoàng Văn Tú, “Việc cho ý kiến của Uỷ ban thường vụ

Quốc hội về dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội: Thực trạng và

kiến nghị” [50, tr 19-25] đã phân tích cơ sở pháp lý về thâm quyền của UBTVQH trong việc xem xét, cho ý kiến về các dự án Luật, dự thảo Nghị

quyết của Quốc hội Bên cạnh đó, bài viết còn đánh giá thực trạng, chỉ ra

một số kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong việc UBTVQH xét

xét, cho ý kiến về các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và đề

xuất một số giải pháp khắc phục

Báo cáo nghiên cứu “Hoan thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội” [72] phân tích thực trạng hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, từ đó rút ra kết luận là cơ sở pháp lý của hoạt động này vẫn cần được hoàn thiện Báo cáo cũng đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH là đáng

ghi nhận, cần được tiếp tục phát huy, song cũng nêu ra một số bất cập, hạnchế và phân tích nguyên nhân

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về quan điểm và giải pháp doi mới chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam

Trên cơ sở khảo sát lý luận, phân tích thực trạng chế định UBTVQH ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu đã nêu ở những phần trên cũng đã đề

xuất một số quan điểm, giải pháp đôi mới chế định này, trong đó đáng lưu ý là

16

Trang 25

các cuốn sách chuyên khảo do Nguyễn Sĩ Dũng (Chủ biên) (2014), “7ổ chức

và hoạt động cua Nghị viện một số nước trên thé giới” [75]; sách chuyên

khảo do Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn chủ biên (2013), “Mot số vấn dé lyluận và thực tiên về việc xây dựng và ban hành Hiến pháp” [17]; HoàngMinh Hiếu (2014), “Đảm bảo tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cau xâydựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” [20]; bàiviết của Lê Minh Thông (2015), “Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập

pháp của Quốc hội ” [80]; Đề tài cap Nhà nước KX.04/16-20 (2020): “Van dé phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng lãnh đạo: Thực trạng, van dé đặt

ra và giải pháp” do PGS.TS Bùi Nguyên Khanh làm Chủ nhiệm; bài viết của Mai Thị Mai (2018), “Những vấn dé đặt ra đối với hoạt động của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội trong một Quốc hội chuyên nghiệp”; Tạp chí Nghiên cứulập pháp, Văn phòng Quốc hội (2009), “Quốc hội và các thể chế trong Nhà

nước pháp quyên Xã hội chủ nghĩa ” [40]; Phan Trung Lý (2010), “Quốc hội Việt Nam: Tổ chức, hoạt động và đổi mới ” [26]; Đặng Văn Chiến (Chủ biên) (2013), “Quy trình, thủ tục hoạt động cua Quốc hội ” [74]; Viện Nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2016), “Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Kế thừa, đổi mới và phát triển ” [76]; Dinh Xuân Thảo chủ biên (2011), “Tiép tục đổi mới hoạt động của Quốc hội từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội khoá XIP' [T1].

; Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội (2010), “Ban vềLập hiến” [41]; Văn phòng Quốc hội (2016), “Quốc hội Việt Nam 70 nămhình thành và phát triển ” [T0]

Qua khảo sát, các công trình trên đều khăng định, việc đổi mới chế định UBTVQH cần gan với việc hoàn thiện tô chức va hoạt động của Quốc hội và ở Việt Nam Đồi mới chế định UBTVQH cần thực hiện từng bước,

đông thời với việc đôi mới chê định về các uỷ ban khác của Quôc hội nhăm

17

Trang 26

bao đảm tính đồng bộ Trong quá trình đổi mới đó, trước mắt vẫn cần củng cố

bộ máy của các cơ quan của UBTVQH và tăng cường phối hợp công tác giữa

UBTVQH với Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, UBTUMTTQ

Việt Nam dé bảo dam nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động cua UBTVQH

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và nhữngvan đề mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá tổng quát

Số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án tương đối phong phú và đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau trong khoa học tổ chức nhà nước, chính trị học và luật học Tuy nhiên, các nghiên cứu trực tiếp về UBTVQH còn ít, có tính tản mạn và

thiếu hệ thống

Kết quả các công trình nghiên cứu được tổng quan đã cung cấp mộtlượng tri thức quan trọng về chế định Quốc hội nói chung và UBTVQH ởViệt Nam nói riêng Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng dé tiếp tục triển khai

nghiên cứu sâu về những nội dung trọng yếu của đề tài luận án.

Tuy nhiên, nghiên cứu về chế định UBTVQH của Việt Nam hiện nay đang còn nhiều khoảng trống xét cả về lý luận và thực tiễn Đây là cơ hội cho Luận án có thể có những đóng góp mới, nhưng cũng là một thách thức lớn đối

với việc triển khai nghiên cứu dé tài

1.2.2 Những vẫn đề đã làm sáng tỏ và được Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy một số nội dung

liên quan đến đề tài Luận án đã được giải quyết mà nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu,

kế thừa và tiếp tục phát triển sâu sắc hơn, cụ thê là:

Thứ nhất, về mặt ly luận

Các công trình đêu thông nhât quan điêm cho răng vi trí, vai trò, chức

18

Trang 27

năng và các nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH được xác định là dé dap ứng các điều kiện đặc thù ở Việt Nam Lý giải về quan điểm này, nhiều công trình

khẳng định sự cần thiết, hợp lý của UBTVQH trong điều kiện Quốc hội chưahoạt động chuyên nghiệp, thường xuyên ở Việt Nam Tuy vậy, hầu hết cáccông trình cũng chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu đổi mới tô chức và hoạt

động của UBTVQH theo hướng giảm bớt, hoặc hạn chế thực hiện một số

nhiệm vụ, quyền hạn hiến định, ví dụ như quyền ban hành pháp lệnh, dé dap

ứng các yêu cau của tình hình mới.

Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới chế định Quốchội, UBTVQH dưới lăng kính của NNPQ, qua đó khang định là dé bảo đảmthực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ

quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì việc

đổi mới đôi mới chế định UBTVQH là rất cần thiết và hợp lý

Một số nghiên cứu còn chứng minh sự cần thiết và hợp lý đó từ góc độquá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế mà đòi hỏi Quốc hội phải

chuyền từ hoạt động không thường xuyên sang thường xuyên, điều mà tất yếu

sẽ kéo theo yêu cầu đổi mới chế định UBTVQH theo hướng giảm dần sự uỷ quyền của Quốc hội cho UBTVQH trong một số lĩnh vực hoạt động.

Thứ hai, về mặt thực tiễnPhần lớn các nghiên cứu đều khăng định trong thời gian qua UBTVQH

đã hoàn thành vai trò cơ quan thường trực của Quốc hội và gần đây đã có

nhiều đôi mới phương thức hoạt động, góp phan quan trọng vào những thành quả hoạt động chung của Quốc hội.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong tô chức

và hoạt động của UBTVQH, trong đó bao gồm sự mâu thuẫn với các nguyêntac của nha nước pháp quyền XHCN mà Việt Nam đang xây dựng, cũng như

những đòi hỏi của xã hội va của quá trình hội nhập quôc tê cua dat nước.

19

Trang 28

Thứ ba, về các quan điểm, giải pháp

Phần lớn các nghiên cứu hướng sự quan tâm đến việc hoản thiện cácquy định pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của UBTVQH Tuynhiên, cũng có một số nghiên cứu nêu ra một số quan điểm, giải pháp đổi mớichế định UBTVQH theo hướng chuyên cơ quan này thành một thiết chế có

vai trò tương tự như văn phòng của Quốc hội, giảm bớt và tiến tới xoá bỏ những thâm quyên lớn của UBTVQH với tư cách là cơ quan đại diện thay mặt Quốc hội giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai kỳ họp như hiện nay.

1.2.3 Những vấn đề còn bỏ ngó hoặc chưa được giải quyết thấu đáo can tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những van dé đã được dé cập va làm rõ, qua tổng quan tìnhhình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến đề tài

còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo.

Thứ nhất, về phương diện lý luận

Nhiều vấn đề chưa rõ, chưa được nhận thức và giải quyết thấu đáo về

mặt lý luận, bao gồm:

(i) Cơ sở lý luận và thực tiễn dẫn đến sự ra đời và phát triển của chế

định UBTVQH ở Việt Nam.

Van dé này chưa được các công trình nghiên cứu trước đây làm rõ, đặc

biệt là về lịch sử chế định UBTVQH trong mô hình chính thé XHCN và sự dunhập, phát triển chế định này ở Việt Nam Sự ton tai, phat triển của chế địnhUBTVQH ở Việt Nam từ trước đến nay rất ít được nghiên cứu Mặc dù một

số công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này nhưng chưa đánh giá đầy

đủ, đặc biệt là từ thực tiễn tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức Quốc hội ở

Việt Nam.

(ii) Các đặc điểm của chế định UBTVQH trong mô hình tổ chức Quốc

hội của Nhà nước Việt Nam

20

Trang 29

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các công trình nghiên cứu trước

đây chưa luận giải rõ ràng những đặc điểm của chế định UBTVQH trong mô

hình tổ chức Quốc hội của Nhà nước Việt Nam Những đặc điểm của chế định

UBTVQH ở Việt Nam cũng chưa được làm rõ trong các nghiên cứu so sánh với

chế định cơ quan thường trực của Quốc hội trong các nước có mô hình tương tựnhư Việt Nam Các đặc điểm của chế định UBTVQH ở Việt Nam dù có đượcnêu ra trong một SỐ nghiên cứu với một số nhận định, đánh giá nhưng thiếu sự

luận giải đầy đủ, hệ thống và khoa học, đặc biệt, những phân tích phê phán các đặc điểm của chế định này còn rất ít.

(iii) VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQHViệc phân tích vi trí, chức năng, nhiệm vụ va quyền hạn của UBTVQHtrong trong tổ chức Quốc hội và các cơ quan nhà nước trung ương và địa

phương trong những nghiên cứu hiện có cũng chưa đầy đủ và rõ ràng Phần

lớn các nghiên cứu hiện có theo hướng khăng định, đề cao, có rất ít nghiêncứu phân tích có tính phê phán về vị trí, vai trò của UBTVQH trong bối cảnh

đôi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Một số nghiên cứu có chỉ ra những điểm bat hợp lý về vị trí, vai trò và hoạt động của UBTVQH, song

những luận điểm phê phán chưa được luận giải đầy đủ và khoa học, dựa trênnhững luận cứ, luận chứng về lý luận và thực tiễn

(iv) Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và bộ máy giúp việc

Thứ hai, về phương diện thực tiễn

Các nghiên cứu hiện có chủ yêu mới dừng lại ở việc đánh giá thực

21

Trang 30

trạng quy định pháp luật về UBTVQH, chứ chưa đi sâu đánh giá thực trạng hoạt động của UBTVQH Vì vậy, các nghiên cứu hiện có chu yếu mới nêu ra

những bat cập trong các quy định pháp luật về UBTVQH, mà thiếu đánh giádựa trên bằng chứng thực tiễn Đặc biệt, rất ít các nghiên cứu tập trung phântích có tính phê phán những mâu thuẫn về tính đại diện theo cách tiếp cận về

dân chủ, về phân công quyên lực trong tổ chức và hoạt động của UBTVQH.

Thứ ba, về quan điểm, giải pháp đổi mới

Do những hạn chế trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các công trình

nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung đề cập đến các giải pháp hoàn thiện

quy định pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của UBTVQH, thiếu các đềxuất có tính đột phá về đổi mới chế định UBTVQH ở Việt Nam Mặc dù một

số nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, nhưng mới chỉ ở cấp độ gợi mở, chưa có những phân tích chuyên sâu vé co SỞ lý luận, thực tiễn, những khó

khăn, thách thức và các điều kiện bảo đảm để thực thi các quan điểm, giải

pháp được nêu ra.

1.2.4 Những vấn đề được tiếp tục nghiên cứu trong Luận án Xuất phát từ đánh giá tông quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

tài, Luận án xác định sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của chế định UBTVQH ở

Việt Nam, trong đó đặc biệt là những nội dung sau: cơ sở hình thành của chếđịnh UBTVQH trong chính thể XHCN; lịch sử hình thành, phát sinh, pháttriển của chế định UBTVQH ở Việt Nam; đặc điểm của chế định UBTVQH ở

Việt Nam so với chế định UBTVQH ở Trung Quốc và chế định DCTXVTC

Liên Xô trước đây.

Thứ hai, thực trạng chế định UBTVQH ở Việt Nam hiện nay, đặc

biệt trên các phương diện: vi tri, vai trò, cơ cau tô chức, hoạt động củaUBTVQH theo cách tiếp cận phê phán để nhận diện rõ những hạn chế, bắt

cập của chê định này.

22

Trang 31

Thứ ba, các quan điểm, giải pháp đổi mới chế định UBTVQH theo hai hướng: những đổi mới trước mắt (đổi mới nhỏ) và những đổi mới lâu dài (đôi

mới lớn) cùng với những phân tích về những khó khăn, thách thức và điềukiện bảo đảm đề thực hiện các quan điểm, giải pháp đó

1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Ngoài phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ

nghĩa Mác Lê Nin, một số lý thuyết của luật hiến pháp và luật hành chính cũng được sử dụng để làm cơ sở giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của

Luận án, cụ thé đó là: Lý thuyết về chủ nghĩa hiến pháp (constitutionalism);

Lí thuyết về chủ quyền nhân dân (people's sovereignty); Lý thuyết về phápquyền (hay nhà nước pháp quyền — Rule of Law) Những lý thuyết này khang

định Nhà nước là một thiết chế quyền lực công, do người dân lập ra, được người dan uỷ thác một số quyên lực dé thay mặt người dân quản ly xã hội, vi

thế Nhà nước là “của dân, do dân, vì dân” Tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua cơquan đại diện là Nghị viện (Quốc hột), vi thế tô chức và hoạt động của Nghịviên (Quốc hội) phải thé hiện đúng tinh chat là cơ quan đại diện của nhân dân

Bên cạnh đó, một số lý thuyết sau đây cũng được tham chiếu dé củng

cố nhiều luận điểm quan trọng của Luận án:

Lý thuyết về phân công lao động quyên lực

Mô hình tổ chức quyền lực nhà nước được áp dụng ở đại đa số cácnước hiện nay là phân công lao động quyên lực, theo đó quyền lực nha nướcđược phân định thành các nhánh khác nhau dựa trên bản chất và chức năng dé

các nhánh có thé thực hiện tốt công việc của mình và kiểm soát hoạt động của

các nhánh khác, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, bảo đảm trật tự và sự phát

triển của xã hội Trong Luận án, lý thuyết này được sử dụng để làm cơ sởphân tích, đánh giá vị trí, vai trò của UBTVQH trong mối quan hệ với Quốc

hội và trong tông thê câu trúc của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay.

23

Trang 32

Lý thuyết về vai trò và thẩm quyên của Nghị viện trong thực hiện chức

năng đại diện (dân chủ đại diện)

Nghị viện từ trước tới nay được xem là cơ quan đại diện dân cử, do cử

tri trực tiếp bầu ra, đồng thời là biểu tượng của nhánh lập pháp, có chức năngchính là làm luật Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước XHCN trước đây vàhiện nay, nghị viện được xem là cơ quan đại diện cao nhất và cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất, vì thế có thâm quyền rất lớn trong bộ máy nhà nước,

thể hiện ở ngoài chức năng làm luật còn có chức năng quyết định những vấn

đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan nhà nước khác Vai trò, thâm quyền của Nghị viện đang biến đổi theo thời gian Nghiên cứu về vai trò Nghị viện trong thế kỷ 21, Liên minh Nghị viện thế

giới (IPU) đã nhận thấy xu hướng quan tâm của công chúng là động lực chínhthúc day Nghị viện trên thé giới thực hiện đổi mới tổ chức và phương thứchoạt động [88] Nghị viện các nước trên thế giới đã và đang đứng trước yêu

cầu đổi mới trong đó bao gồm việc bảo đảm tính dân chủ va tính đại diện trong tô chức và hoạt động của mình Điều tra năm 2008 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) cho thấy 85% ý kiến người được hỏi đồng ý rằng ý chí của nhân dân là nền tảng cho tính hợp pháp của nhà nước và 84% cho rằng lãnh đạo Chính phủ cần do dân bầu trực tiếp [83] Trong Luận án, lý thuyết

về dân chủ đại diện cũng được sử dụng dé làm cơ sở phân tích, đánh gia vi trí,

vai trò của UBTVQH trong mối quan hệ với Quốc hội và trong tông thé cau

trúc của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh các vấn đề

liên quan đến tính đại diện và tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội

Lý thuyết về quản trị nhà nước Dưới góc độ phát triển, WB định nghĩa: quản trị [quốc gia] là cách thức thực thi quyền lực trong việc quản lý nguồn lực kinh tế và xã hội của một

quốc gia vì sự phát triển [85] Cách tiếp cận quản trị cho rằng, việc xây dựng

24

Trang 33

các mô hình thể chế phải dựa vào những bối cảnh đặc thù chứ không theo

phương thức định sẵn và tránh việc áp đặt những mô hình bên ngoài Theo

Kaufmann và cộng sự (2010) [84], quản trị bao gồm ba khía cạnh: (i) Quatrình chính phủ được lựa chọn, giám sát và thay thé; (ii) năng lực xây dung vàthực thi những chính sách tốt của chính phủ; (iii) sự tôn trọng của người dânđối với các thé chế và tình trạng của các thể chế đang chi phối quan hệ kinh tế

- xã hội giữa họ Trong đó, trụ cột thứ hai của quản tri quốc gia có tác động

rất lớn đối với kết quả của cải cách thể chế Thực tế cho thấy, chính phủ nhiều nước châu Phi thậm chí đã áp dụng chiến thuật “Babangida Boogie” (một bước tiến, hai bước lùi) dé đối phó với sức ép cải cách trong nước và từ cộng đồng tài trợ quốc tế.

1.4 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của Luận án

1.4.1 Giả thuyết khoa học

Luận án được thực hiện dựa trên giả thuyết khoa học như sau:

Sự ra đời của chế định UBTVOH ở Việt Nam có tính lịch sử, bắt nguôn từ môhình tổ chức cơ quan đại diện trong chính thé XHCN, để đáp ứng các yêu cau thựctien đặt ra của đất nước, khi mà Quốc hội chưa phải là một thiết chế chuyên nghiệp,

hoạt động thường xuyên Tuy vậy, trong bối cảnh đổi mới tổ chức, hoạt động của

Quốc hội nói riêng và của bộ máy nhà nước nói chung, chế định UBTVOH cũng can

phải được đổi mới theo hướng ngày càng phải giảm dan sự uỷ quyên của Quốc hội, đặc biệt là quyên của UBTVOH được thay mặt Quốc hội giữa hai kỳ họp, tiến tới

UBTVOQH chỉ thực hiện quyển tổ chức, phối họp hoạt động của Quốc hội.

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở giả thiết trên, Luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu tổng quát

đó là: Chế định UBTVOH can phải được đối mới như thé nào dé phù hợp và

đáp ứng yêu cau đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, xây dựng nhà nước pháp quyên XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay?

25

Trang 34

Luận án đồng thời đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần giải quyết như sau:

- Chế định UBTVQH ở Việt Nam được hình thành và phát triển như thếnào? Dựa trên triết lý, cơ sở chính trị và thực tiễn nào?

- Chế định UBTVOH ở Việt Nam có còn phù hợp với bối cảnh hiện nayhay không? Bồi cảnh hiện nay của Việt Nam tác động đến chế định UBTVOH

nh thé nào?

- Can điều chỉnh chế định UBTVQH ở Việt Nam như thé nào dé phù

hop với tình hình mới cua dat nước?

26

Trang 35

KET LUẬN CHUONG 1

Qua đánh giá tông quan tình hình nghiên cứu, có thé thé thay đã có một

số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu này được thực hiện dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như tổ chức nha nước, chính trị học, luật học vì thế đã cung cấp nền tảng nhận thức cơ bản về chế

định UBTVQH theo pháp luật Việt Nam Một SỐ nghiên cứ đã bước đầu chỉ

ra được những tồn tại, hạn chế của chế định UBTVQH ở Việt Nam và nêu

một số đề xuất đổi mới dé khắc phục

Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu chuyên sâu về đổi mới chếđịnh UBTVQH ở Việt Nam vẫn còn ít Một số nghiên cứu trực tiếp về đề

tài thì còn ở mức độ khái quát, mới đưa ra các nhận định, đánh giá nhìn

chung, còn thiếu những luận giải thuyết phục dựa trên lý luận khoa học và

thực tiễn Có thé khang định rang nghiên cứu về UBTVQH theo pháp luậtViệt Nam hiện đang còn nhiều khoảng trống và có nhiều van dé đang cónhững quan điểm khác nhau

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã công bồ về đề tài, luận án sẽ

củng cố, bô sung dữ liệu và phân tích để xây dựng một khung lý luận hoàn

chỉnh về đổi mới chế định UBTVQH ở Việt Nam; cập nhật, bố sung, hoan

thiện cấu trúc và nội dung phân tích dé cung cấp một bức tranh toàn điện va

ro rang vé thuc trang ché dinh UBTVQH 6 Viét Nam; đồng thời đề xuất một

hệ thống quan điểm, giải pháp toàn diện, dựa trên những cơ sở lý luận, thựctiễn xác đáng, về đổi mới chế định UBTVQH nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt

ra với Việt Nam trong tình hình mới.

27

Trang 36

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHE ĐỊNH ỦY BAN THUONG VU QUOC HỘI

Ở VIỆT NAM

2.1 Cơ sở hình thành và phát triển của chế định Uỷ ban thường vụ

Quốc hội ở Việt Nam

Các quốc gia theo mô hình tổ chức quyền lực nhà nước tập trung, đặc biệt ở các quốc gia XHCN, thường xác định Quốc hội là cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất Cơ sở lý luận cho việc xác định vi tri cua Quốc hội là cơquan quyền lực nhà nước cao nhất trong chính thể XHCN là quan điểm của C.Mac, Lê Nin về nhà nước va cách mạng Khi nghiên cứu về Công xã Paris, C.Mac chi ra đặc điểm nỗi bật đó là, công xã được hình thành với tư cách là cơ

quan có chức năng hành chính vừa có chức năng lập pháp, đồng thời gợi ý đó

là mô hình thích hợp cho các nhà nước xã hội chủ nghĩa Sau đó, V.I Lénin

đã làm rõ hơn quan điểm của C Mác khi cho rằng Công xã Paris đã thay chế

độ đại nghị tư sản vì các uỷ viên công xã phải tự chịu trách nhiệm trực tiếp

trước cử tri của mình về những hoạt động, công tác do mình tiễn hành, về việc

thực hiện những nhiệm vụ của mình Trong Công xã Paris, cơ quan đại diện

vẫn còn, nhưng chế độ đại nghị, với tính cách là một hệ thống đặc biệt, một sự

phân chia giữa công tác lập pháp và công tác hành pháp thì không còn nữa.

Tiếp thu tư tưởng của Mác - Lênin, ở Liên Xô cũ và các nước XHCN

trước đây, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, trong một thời gian dai ghi nhận

vị trí quyền lực cao nhất của Quốc hội trong BMNN Ví dụ, Hiến pháp Trung

Quốc tại Điều 57 quy định “Đại hội nhân dân toan quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước” Ở Việt Nam, nguyên tắc tập quyền được thể hiện rõ từ Hiến pháp năm 1980, theo đó Quốc

hội là cơ quan đại biéu cao nhất của nhân dân, co quan quyền lực nhà nướccao nhất của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Cũng dựa trên nguyên tắc tập

28

Trang 37

quyền, nhiều quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội Sau khi liệt kê các

nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Hiến pháp năm 1980 còn quy định:

“Quốc hội có thé định cho mình những nhiệm vụ va quyền hạn khác, khi xétthay cần thiết” (Điều 83 Hiến pháp năm 1980) Hội đồng Nhà nước không chỉ

là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, mà còn là Chủ

tịch tập thể của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Nguyên tắc tập quyền cũng có nghĩa là các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và quyền lực của các cơ quan đó phái sinh từ Quốc hội, quyền lực

của Quốc hội Quốc hội thành lập ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương,giao cho các cơ quan đó các nhiệm vụ, quyền hạn, đồng thời thực hiện quyềngiám sát tối cao việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn đó Như vậy, Quốc hộikhông chỉ đơn thuần thực hiện chức năng lập pháp, mà còn thực hiện các

quyên lực khác cũng như giám sát các cơ quan nha nước thực hiện các nhiệm

vụ, quyền hạn mà mình giao cho

Cách thức tổ chức quyền lực theo nguyên tắc tập quyền như vậy danđến chế độ hoạt động kiêm nhiệm, không thường xuyên của ĐBQH CácĐBQH thường là các đại biểu kiêm nhiệm Ngoài tư cách đại biểu, đa số cácđại biểu còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác ở trung ương và địa

phương Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lénin, chế độ kiêm nhiệm, không

thường xuyên của ĐBQH cũng nhăm đảm bảo cho các ĐBQH có thể kết hợpđược các hoạt động của Quốc hội với thực tế công tác, quản lý, hạn chế biểuhiện xa rời thực tế trong hoạt động lập pháp, quyết định các chính sách quan

trọng của đất nước và hoạt động giám sát.

Thực tế là trong mô hình Quốc hội ở các nước XHCN, Quốc hội không

hoạt động thường xuyên mà chỉ tô chức họp định kỳ thường là 2 lần mộtnăm Cách thức vận hành như vậy làm cho Quốc hội không trở thành cácQuốc hội chuyên nghiệp như các nghị viện ở các nước tư bản — nơi việc tô

chức nhà nước dựa trên nên tảng của nguyên tac phân quyên.

29

Trang 38

Do Quốc hội không chuyên nghiệp và các đại biểu kiêm nhiệm nên xuất hiện yêu cầu cần phải có một thiết chế thường trực để thay mặt cho

Quốc hội giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp và trong các điều kiện, bốicảnh mà Quốc hội chưa thể giải quyết trong các phiên toàn thé Ở Việt Nam,đây cũng là cách tiếp cận chính trong việc xác lập vị trí, vai trò, chức năng

và thâm quyền của UBTVQH mà được thành lập một cách chính thức từHiến pháp năm 1959 cho đến hiện nay

Các nghiên cứu về tô chức và hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam đều khang định rằng, do đặc điểm hoạt động không thường xuyên của Quốc hội, đại biểu không chuyên trách, nên đặt ra cần phải có một cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị, triệu tập, chủ trì các hoạt động của Quốc hội và thực hiện

những nhiệm vụ, quyền hạn mà lẽ ra phải thuộc về Quốc hội [46a, tr 53-54]Theo kết quả khảo sát khi thực hiện Luận an nay, 91,7 % chuyên gia được

hỏi đều cho rằng mô hình Quốc hội không họp thường xuyên, ĐBQH không

chuyên trách là nguyên nhân cơ bản cho sự hình thành và duy trì chế định

UBTVQH ở Việt Nam (Phuc lục 1).

Cũng theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước là thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao gồm sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội Trong tổ chức Quốc hội, việc ghi nhận rất nhiều quyền lực cho UBTVQH cũng thể hiện rõ tư duy tập quyền đó Về mặt chính trị, Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Đảng Đoàn Quốc hội và các cơ quan lãnh đạo Quốc

hội, đặc biệt là UBTVQH Trên thực tế, tat cả Uỷ viên UBTVQH đều là Uyviên Trung ương, trong đó có 02 Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Đoàn Quốc hội

bao gồm tất cả các thành viên UBTVQH và các Uỷ viên trung ương tại các

cơ quan của Quốc hội mà không là Uỷ viên UBTVQH (Phục lục 1).

Kết quả khảo sát của Luận án này cho thấy, 41,7 % chuyên gia đồng ý

với nhận định cho rằng xu hướng tập trung quyền lực, trong đó bao gồm sự

30

Trang 39

lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội là nguyên nhân cơ bản cho sự hình thành và duy trì chế định UBTVQH ở Việt Nam Như vậy, có thể khăng

định rằng, một cơ sở chính trị khác cho sự hình thành và duy trì chế địnhUBTVQH ở Việt Nam là hệ thống chính trị một đảng cam quyền

Trước Hiến pháp năm 1959, Việt Nam chưa có UBTVQH Tuy nhiên,trong Hiến pháp 1946, do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ đã dẫn đến sự ra đời của

Ban thường trực Nghị viện và sau đó là Ban thường vụ Nghị viện nhân dân

trong Hiến pháp năm 1946 với nhiều đặc tính của UBTVQH sau này Điều đó

là bởi trong giai đoạn 1946-1954, trong hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội (Nghị

viện) Khoá I không thể họp, vì thế cần phải có Ban thường trực để thay mặtNghị viện giải quyết các vấn đề thuộc quyền hạn của Nghị viện Theo NguyênChủ tịch Quốc hội (Nghị viện) khoá I, cụ Ngô Tử Hạ thì, “Đứng trước tình thé

nghiêm trọng, Nghị viện nhân dân không thé kéo dài phiên họp và phải tam bế mạc ngay ngày hôm nay, vậy chúng tôi dé nghị lập một Ban thường trực để

thay mặt Nghị viện nhân dan và một ban Dự thao Hiến pháp” [21, tr 457].Trên thực tế, Ban thường trực Quốc hội (Nghị viện) khoá I đã được thành lập

và đảm trách thực hiện nhiều nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn này [28, tr.20-25], dù chính thể nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 được thiết lập dựa

trên nền tảng của chế độ đại nghị, chưa bị ảnh hưởng bởi lý thuyết tổ chức quyền lực XHCN Tuy vậy, trong bối cảnh chiến tranh, đây là thiết chế đặc

biệt được thiết lập cho phù hop tình hình thực tiến Về vấn đề này, trong khảosát của Luận án, 100% chuyên gia được hỏi cho rằng chế định Ban thường vụNghị viện nhân dân tỏ ra phù hợp với hoạt động của một Quốc hội (Nghị viện)trong chiến tranh (Phụ lục 1)

Từ năm 1959, UBTVQH được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp

Việt nam, phù hợp với mô hình Quốc hội và tổ chức quyền lực nhà nướctrong chính thê XHCN Chế định này tiếp tục được kế thừa (có một vài điểmthay đổi như chuyền thành Hội đồng Nhà nước trong Hiến pháp năm 1980)

31

Trang 40

cho đến Hiến pháp hiện hành năm 2013 Dù hiện nay Quốc hội đang được đôimới theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, BMNN được tổ chức dựa trênnguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp, thi UBTVQHvẫn tiếp tục được duy trì như là một trong những đặc điểm cơ bản của tô chức

Quốc hội và BMNN XHCN Việt Nam.

Ở các nước khác theo mô hình chính thé XHCN như Liên Xô (trước

đây) và Trung Quốc, Cu Ba, Lào hiện nay, do áp dụng nguyên lý tô chức quyền lực như ở Việt Nam nên cũng thành lập một cơ quan thường trực Quốc

hội, tương tự như UBTVQH Việt Nam Chính vi vậy, trong khảo sát cua Luận

án này, 100 % chuyên gia được hỏi đều khang định chế định UBTVQH là

một đặc thù của các nước XHCN, ra đời ở Liên Xô va ảnh hưởng đến các

nước XHCH sau nay, trong đó có Việt Nam (Phụ lục 1).

2.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung chế định Uỷ ban thường vụ Quốc

hội ở Việt Nam

2.2.1 Khái niệm chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội

2.2.1.1 Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Uy ban là một thiết chế phổ biến trong tổ chức cơ quan lập pháp - cơ quan đại điện cho người dân ở các nước Tuy vậy, thiết chế UBTVQH là một

thiết chế đặc thù ở các nước XHCN, trong đó có Việt Nam

Về tên gọi, UBTVQH lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp năm

1959 của Việt Nam, đánh dấu mốc cho sự ảnh hưởng nhất định của mô hình

chính thể XHCN Trước đó, như đã đề cập ở phần trên, một Uỷ ban với một

số đặc tính tương tự đã được thành lập trong Quốc hội khoá I (Ban thường trực Nghị viện Nhân dân) Tuy vậy, với tính chất là cơ quan thường trực

(không phải là thường vụ, như tên gọi), thì Ban thường trực Nghị viện chu

yếu thực hiện chức năng tô chức các hoạt động cho Nghị viện Trong khi đó,

32

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w