Nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nayNâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TÔ THANH TÙNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH DÂN CHỦ
CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ SƯ QUÂN SỰ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số: 922 9002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS, TS Nguyễn Tài Đông
2 PGS, TS Nguyễn Trọng Tuấn
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, chính xác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Tô Thanh Tùng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1.Những công trình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa 81.2.Những công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ và thực hành dân chủtrong Quân đội nhân dân Việt Nam 181.3.Giá trị các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trunglàm rõ 24
Chương 2:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ SƯ QUÂN SỰ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 28
2.1.Khái niệm dân chủ và năng lực thực hành dân chủ 282.2. Năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhàtrường Quân đội nhân dân Việt Nam 442.3. Nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sựtrong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam và những nhân tố tác động 47
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ SƯ QUÂN SỰ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 69
3.1.Thực trạng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sưquân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 693.2.Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao nănglực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trườngQuân đội nhân dân Việt Nam 83
Trang 4Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ SƯ QUÂN SỰ
TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY112
4.1.Một số quan điểm nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào
tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam 112
4.2.Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 121 KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 159
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Khi thực hiện các vấn đề liên quan đến dân chủ, đồng
chí lựa chọn hình thức dân chủ nào? (theo tỉ lệ%)
76
Biểu đồ 3.2: Tự đánh giá của học viên về năng lực thực hành dân
chủ của mình (theo tỉ lệ %)
81
Biểu đồ 3.3: Chức vụ công tác nào ảnh hưởng nhiều nhất đến thực
hiện quyền dân chủ của học viên (theo tỉ lệ %)
90
Biểu đồ 4: Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực thực hành dân
chủ của học viên (theo tỷ lệ %)
122
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 8 năm thực hiện Kết luận số 120- KL/TW, ngày 07/01/2016 của
Bộ Chính trị (Khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả
việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, và hơn một năm triển
khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, số 10/2022/QH15, không khídân chủ của các đơn vị trong nhà trường Quân đội đã được cải thiện đáng
kể Nội dung cơ chế dân chủ ngày càng được cụ thể hóa trong thực tiễn,năng lực thực hành dân chủ của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên,chiến sĩ từng bước được nâng cao
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được, việc thực hiệnQuy chế dân chủ ở cơ sở vẫn còn một số hạn chế, bất cập Hiện tượng lãnhđạo, chỉ huy đơn vị đôi khi chưa thực hiện đúng quy định, quy chế dân chủ,thực hành dân chủ còn mang tính hình thức, áp đặt theo mệnh lệnh củangười chỉ huy, năng lực thực hành dân chủ của học viên còn nhiều hạn chế.Khi gặp vướng mắc trên các mặt công tác, một bộ phận học viên không dámlên tiếng thể hiện quan điểm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, vẫncòn một số học viên chưa nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ củangười quân nhân Một số trường hợp có biểu hiện sai lệch trong thực hànhdân chủ và kỷ luật quân đội, điển hình như: chấp hành chưa nghiêm kỷ luật,
kỷ cương, Điều lệnh, Điều lệ Quản lý bộ đội, chế độ quy định của đơn vị vàpháp luật của Nhà nước Những điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tácgiáo dục - đào tạo của nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thờiphản ánh nhận thức về dân chủ và năng lực thực hành dân chủ của một bộphận học viên chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của người quân nhâncách mạng trong thời đại mới
Trang 8Hiện nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) đang đứng trước những khókhăn, thách thức mới Các thế lực thù địch, lực lượng phản động trong vàngoài nước đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” với nhữngcách thức rất tinh vi, thâm độc Chúng tìm cách “phi chính trị hóa” Quânđội, chia rẽ Quân đội với Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu làm chệchhướng XHCN trên con đường phát triển của đất nước Trong bối cảnh đó,học viên đào tạo kỹ sư quân sự nói riêng, học viên đang học tập, rèn luyệntại nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung là đối tượng mà cácthế lực thù địch hướng tới Các học viên do đang trong quá trình học tập,rèn luyện, chưa hoàn thiện về cả kiến thức, nhân cách, bản lĩnh chính trịngười quân nhân cách mạng nên dễ bị ảnh hưởng Cùng với đó, mặt tráicủa nền kinh tế thị trường cũng đang hàng ngày, hàng giờ tác động đếnnhận thức, hành vi, lối sống của người quân nhân, làm cho một số học viên
có hiểu biết chưa đúng đắn, phiến diện về dân chủ và thực hành dân chủ
Năng lực thực hành dân chủ là một phần trong phẩm chất chính trị, đạođức và lối sống cần có của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trườngQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Học viên cần có năng lực ấy ngay từkhi ngồi trên ghế nhà trường, để sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành những sỹ quan
kỹ thuật quân sự có năng lực thực hành dân chủ, nếu không có năng lực nàythì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, năng lực thựchành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Vì thế, đề tài “Nâng cao
năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Trang 92 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao năng lựcthực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất những quan điểm, giải phápnhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực thực hành dân chủ của học viên đàotạo kỹ sư quân sự trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chỉ ra
những nội dung luận án kế thừa, tiếp thu từ các công trình đã được công bố,khẳng định các vấn đề luận án sẽ nghiên cứu, phân tích, làm rõ
Hai là, đúc rút các khái niệm: dân chủ, năng lực thực hành dân chủ, nâng
cao năng lực thực hành dân chủ, nâng cao năng lực thực hành dân chủ của họcviên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
Ba là, khái quát thực trạng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học
viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiệnnay, đánh giá trên cả hai bình diện ưu điểm và hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân vànhững vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao năng lực thực hành dân chủ củahọc viên
Bốn là, trình bày những quan điểm, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tiếp
tục nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sựtrong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân
sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Trang 103.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Để xác định phạm vi nội dung nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam phải bắt đầu từ khái niệm dân chủ Dân chủ là một
khái niệm rộng, được hiểu dưới nhiều góc độ Trong luận án này, dân chủ đượcxem xét chủ yếu dưới góc độ là nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của cộng đồng,dựa trên sự tự do và bình đẳng giữa các thành viên, thiểu số phục tùng đa số,tôn trọng, bảo vệ thiểu số Nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là mộtcộng đồng xã hội, do đó, năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ
sư quân sự là năng lực nhận thức và thực hiện các quy chế, quy định về dânchủ trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường, thể hiện trên ba khía cạnh: 1.Khả năng nhận thức, hiểu biết của học viên đào tạo kỹ sư quân sự về dân chủ,các quy chế, quy định dân chủ; 2 Sự chuyển hóa từ nhận thức thành thực hànhdân chủ trong thực tiễn; 3 Cách thức thực hành dân chủ của học viên Vì vậy,phạm vi nội dung nghiên cứu là biểu hiện nâng cao ở ba khía cạnh của năng
lực thực hành dân chủ: một là, nhận thức quy chế, quy định về dân chủ đầy đủ, sâu sắc hơn; hai là, sự chuyển hoá từ nhận thức thành thực hành dân chủ trong thực tiễn ngày càng toàn diện, triệt để, hiệu quả; ba là, cách thức thực hiện
dân chủ đa dạng, linh hoạt, sáng tạo
Phạm vi về không gian, thời gian: luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát
đối với học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong các nhà trường Quân đội nhândân Việt Nam Gồm có Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Phòng không-Không quân, Học viện Hậu cần, Học viện Hải quân
Thời gian nghiên cứu từ năm 2018 đến năm 2023
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận: Luận án chủ yếu dựa vào hệ thống quan điểm của chủ
Trang 11nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vềdân chủ, dân chủ XHCN.
Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên tài liệu nghiên cứu, số liệu khảo sát,
điều tra xã hội học ở một số học viện, nhà trường Quân đội nhân dân ViệtNam, những báo cáo tổng kết, thống kê của Quân ủy Trung ương, Tổng cụcChính trị, học viện, nhà trường
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, trong nghiên cứu luận án sử dụng các nhóm phươngpháp cụ thể như:
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóatài liệu, nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về dân chủ, năng lực thực hành dânchủ, nâng cao năng lực thực hành dân chủ nói chung và nâng cao năng lựcthực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự nói riêng
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra xã hội học: khảo sát thực trạng năng lực thựchành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự hiện nay, đánh giá những ưuđiểm, hạn chế và nguyên nhân; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nănglực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự Đây chính là cơ sởthực tiễn quan trọng để luận án đưa ra các kết luận và đề xuất nhóm giải phápnhằm tiếp tục nâng cao năng lực thực hành dân chủ cho học viên đào tạo kỹ
sư quân sự
Phương pháp quan sát: phương pháp này được nghiên cứu sinh tiếnhành bằng cách theo dõi quá trình thực hành dân chủ ở Học viện Kỹ thuậtQuân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Hậu cần, Học việnHải quân, nhằm thu thập những thông tin, dữ liệu cần thiết, hỗ trợ việc xử
Trang 12lý, đánh giá các kết quả điều tra, đảm bảo việc đánh giá được khách quan,chính xác.
4.2.3 Các phương pháp bổ trợ khác
- Phương pháp thống kê SPSS (Statistical Product and ServicesSolutions) được sử dụng để phân tích, xử lý các số liệu điều tra, khảo sát
- Các phần mềm tin học được sử dụng để vẽ biểu đồ, đồ thị minh họa,
mô tả kết quả khảo sát
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất nâng cao năng lực thực hànhdân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhândân Việt Nam, thực trạng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viênhiện nay, những yếu tố tác động và một số vấn đề đặt ra
Nêu ra các quan điểm, đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản, khả thi,phù hợp với đặc thù của học viên đào tạo kỹ sư quân sự, để tiếp tục nâng caohơn nữa năng lực thực hành dân chủ của học viên trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về dân chủ,nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sựtrong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
Cung cấp cơ sở khoa học nâng cao năng lực thực hành dân chủ của họcviên đào tạo kỹ sư quân sự nói riêng, các học viên trong nhà trường Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay nói chung
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường Quân độitrong nghiên cứu, tuyên truyền phổ biến, bổ sung, điều chỉnh các quy định vềthực hành dân chủ, nhằm không ngừng nâng cao năng lực thực hành dân chủ
Trang 13học viên đào tạo kỹ sư quân sự, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Các quan điểm, nhóm giải pháp được luận án đưa ra nếu được áp dụngtrong thực tiễn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực thực hànhdân chủ trong Quân đội nhân dân Việt Nam
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tácgiả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nộidung luận án bao gồm 4 chương (10 tiết)
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển Nâng cao năng lực thực hành dân chủ nhân dân
là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững quốcgia Do đó, việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về dân chủ, thực hànhdân chủ và nâng cao năng lực thực hành dân chủ cho các đối tượng nhân dân
đã được đặt ra, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, nhàhoạch định chính sách và các chuyên gia Nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này của các tác giả trong và ngoài nước được công bố Có thể khái quátthành các nhóm công trình như sau:
1.1 Những công trình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1.1 Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Lý luận chung về dân chủ và dân chủ XHCN được nhiều tổ chức, cánhân quan tâm, bàn luận tại các Hội nghị, Hội thảo khoa học quốc tế, điểnhình như:
Hội thảo bàn tròn về Dân chủ: Giá trị phổ quát và những kinh nghiệm
lịch sử [108], diễn ra vào ngày 16 tháng 5 năm 2008, do Viện Triết thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học Nga (Росси́йская акаде́мия нау́к) và các tạp chí Classepolitique, Polis tổ chức
Tại Hội thảo, các học giả cho rằng: trong lịch sử tư tưởng xã hội, bảnthân khái niệm dân chủ đã được đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy
Trang 15cứu tiếp cận Từ thực tiễn nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định: Dân chủ
là khái niệm đang phát triển và là hiện tượng chưa biết đến bao giờ mới “hoànhảo, xong xuôi” Vì thế, ý niệm về dân chủ cũng đang phát triển Dân chủ làmột giá trị tiên nghiệm, được diễn đạt theo cách này hay cách kia, luôn hiệnhữu trong mọi loại diễn từ Cần phải phân định giới hạn khái niệm dân chủvới các khái niệm khác, bởi vì, khi nói về mình với tư cách là những nhà dânchủ, và về đất nước mình với tư cách là những nền dân chủ, không phải aicũng có thái độ khách quan
Tại đây, dân chủ trước hết được xem xét dưới góc độ là một vấn đềchính trị - triết học Theo các học giả, định nghĩa ban đầu của dân chủ làquyền lực nhân dân, là sự tham gia của nhân dân vào việc điều hành các côngviệc xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội, sự tham gia ấy được hiện thựchóa ở những mức độ và quy mô khác nhau Vì thế, dân chủ là xu thế pháttriển của lịch sử loài người, nó được phản ánh một cách thực tế trong các hìnhthái kinh tế - xã hội, phụ thuộc vào những điều kiện phát triển của thế giới vàdân tộc, vào trình độ văn hóa chính trị của nhân dân Dân chủ thực tế là sựtham gia quản lí của nhân dân ở mức độ tối đa có thể có đối với những điềukiện cụ thể; hay dân chủ là chế độ mà ở đó, không chỉ đơn giản là mọi ngườichẳng phải vâng lệnh quyền lực, mà còn phải có một số lượng nhất định nào
đó những người có khả năng ảnh hưởng tới những quyết sách được thông qua
ở cấp cao Những người này được gọi là nhân dân, là công dân
Dân chủ còn được bàn luận với tư cách là tôn giáo nhà nước Giốngnhư mọi hình thức tôn giáo khác, dân chủ cũng có những lễ nghi riêng: ngàybầu cử, truyền bá tín nhiệm cho các vị đại biểu của nhân dân, những bài cachính thức, khánh tiết, biểu dương sự thống nhất Dân chủ cũng có đội thập tựquân đông đảo đó là nhân dân
Trang 16Ở góc độ khác, dân chủ còn được xem là một hiện tượng đang phát triển.Hiện tượng này chứa đựng trong bản thân cả những nhân tố cơ bản bao gồmquyền lực của nhân dân, sự tham gia của nhân dân vào giải quyết những vấn đề
xã hội và chính trị, vào điều hành công việc xã hội, lẫn những nội dung nhấtthời, gắn với các hình thức và cơ chế tham gia của nhân dân như dân chủ trựctiếp, đại diện nghị trường, tự quản, các hội đồng v.v Nếu bình diện thứ nhấtthể hiện tính quyết định của dân chủ, thì bình diện thứ hai lại có thể thay đổi tùyvào trình độ phát triển của xã hội, vào truyền thống và loại hình văn hóa chínhtrị, vào những thách thức lịch sử, thách thức địa chính trị cụ thể Bình diện quantrọng nhất của dân chủ là tính chất tự do tham gia vào đời sống chính trị củanhân dân Cho nên, mọi ý đồ xây dựng và hoàn thiện dân chủ xã hội chỉ thànhcông và bền vững tương ứng với mức độ mà nhân dân sẽ trở thành chủ thể củanền dân chủ đó đến đâu
Tóm lại, Hội thảo đã làm rõ nội hàm khái niệm dân chủ trên một số góc
độ và những giá trị phổ quát, cùng với đó đưa ra những kinh nghiệm phát huydân chủ trong giai đoạn hiện tại Các đại biểu nhấn mạnh: “Ngày nay, trongnhững điều kiện của giai đoạn quá độ Trong khi chưa quen với tự do mang tinhthần trách nhiệm công dân, chưa phát triển những truyền thống tự kiềm chế mộtcách ý thức, xã hội có nguy cơ biến quyền lực nhân dân thành sự hỗn loạn vàthế là sẽ đánh mất cả tự do lẫn bình đẳng Nước Nga phải tìm được một côngthức đối phó tối ưu đối với các nguy cơ ấy Trong đó, việc nâng cao tính tíchcực công dân của quần chúng sẽ trở thành nhân tố quan trọng nhất, tạo nên sinhkhí cho hệ thống xã hội, đảm bảo cho nó sự mềm dẻo và bền vững [108]
N.M Voskresenskaia và N.B Davletshina là tác giả cuốn Chế độ dân
chủ, nhà nước và xã hội [63] Tác phẩm được xuất bản nhằm phục vụ giảng dạy
và học tập trong các trường trung học ở Nga Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của nó
đã vượt xa sự mong đợi Sách không chỉ thu hút sự chú ý của học sinh,
Trang 17viên, phụ huynh, mà còn được dư luận đánh giá cao Ngay từ những trang đầucủa tác phẩm, các tác giả khẳng định: khát vọng tự do có thể là bẩm sinh, còndân chủ thì phải học mới biết Muốn xây dựng một xã hội dân chủ, cần phảihiểu biết về dân chủ Đây là lý do cuốn sách được phổ biến rộng rãi trong cáctrường trung học tại Nga.
Cuốn sách dành thời lượng lớn làm rõ khái niệm dân chủ, sự hình thànhcủa khái niệm, cũng như các quan niệm khác nhau về dân chủ Theo các tác giả,đặc điểm quan trọng nhất, bản chất nhất của dân chủ là quyền tự do cá nhân mỗicon người được tôn trọng Công nhận phẩm giá vốn có của mọi thành viên giađình nhân loại, công nhận các quyền bình đẳng là bất khả phân, là cơ sở của tự
do, công bằng và hòa bình trên thế giới
Như vậy, dân chủ đòi hỏi quyền bình đẳng cho tất cả các công dân, khôngphụ thuộc vào màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, thành phần xuất thân, tàisản, đẳng cấp, niềm tin… Nhưng phải hiểu bình đẳng theo nghĩa rộng: bìnhđẳng về cơ hội, bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trong việc chọn ngườiđại diện Những điều đó không có nghĩa là mọi người phải sống như nhau, phảicùng đọc một loại sách, phải có thu nhập như nhau Nói đến dân chủ, trước hếtchúng ta hiểu rằng, đấy là quyền của con người trong việc tham gia quản lý nhànước thông qua các cơ chế khác nhau, quyền làm một thành viên bình đẳngtrong một tập thể nào đó, quyền có điều kiện thể hiện quan điểm của mình vàđược lắng nghe…Và rằng, dân chủ sẽ thắng lợi hoàn toàn khi tất cả các côngdân thực sự tham gia và bình đẳng trong việc giải quyết công việc quốc gia.Nhưng đây là một mô hình lý tưởng, trên thực tế, xã hội còn nhiều vấn đề khóchưa giải quyết được
Khi bàn về nền dân chủ XHCN, Bài Chủ nghĩa xã hội và dân chủ của Alecxei Prigarin trong Những tranh luận mới của các học giả Nga về chủ nghĩa
xã hội [84] khẳng định: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ tiến bộ nhất, việc
Trang 18xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN là hoạt động tất yếu trong tiến trìnhphát triển của lịch sử nhân loại “Xây dựng dân chủ XHCN là xây dựng các điềukiện bảo đảm để quần chúng được biết tất cả, được thông tin đầy đủ về các lĩnhvực đời sống xã hội, để từng cá nhân và tổ chức xã hội có thể tự do bày tỏ côngkhai ý kiến của mình về mọi việc, để mọi người tác động đến đời sống của tậpthể lao động của họ, cũng như đời sống của địa phương và đất nước” [84, tr 26].
Cuốn Trung Quốc đối mặt với những điểm nóng về lý luận [19] của Cục
Lý luận - Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Đây là tácphẩm lý luận rất quan trọng, huy động lực lượng lớn các nhà khoa học, chuyêngia và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tham gia biên soạn Theo các học giả,Trung Quốc trong quá trình phát triển đang đối mặt với 21 vấn đề nóng cần làmsáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn Trong đó, hệ thống lý luận về CNXH đặc sắcTrung, dân chủ kiểu Trung Quốc… là vấn đề được quan tâm nhiều nhất
Tác phẩm nêu rõ: lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc xây dựng trên cơ sởcủa chủ nghĩa Mác, được phát triển linh hoạt, sáng tạo, uyển chuyển gắn liền vớithực tiễn cải cách, mở cửa của Trung Quốc Thực tiễn xây dựng CNXH đặc sắcTrung Quốc diễn ra một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Đó là kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc, dân chủ XHCN đặc sắcTrung Quốc, Nhà nước pháp quyền XHCN đặc sắc Trung Quốc, văn hóaXHCN đặc sắc Trung Quốc và xã hội hài hòa XHCN đặc sắc Trung Quốc Trên
cơ sở phân tích, đánh giá chế độ XHCN đặc sắc Trung Quốc qua 60 năm, cáctác giả nhận định: không thể coi dân chủ, tự do, nhân quyền của phương Tây làgiá trị phổ biến của nhân loại Phát triển chính trị XHCN đặc sắc Trung Quốc làcon đường duy nhất đúng đắn, phù hợp với tình hình và thực tế Trung Quốc, mànhân dân Trung Quốc đã chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản [19, tr.161].Quan điểm nổi bật là lấy người dân làm trung tâm trong việc giải quyết cácvấn
Trang 19đề chính trị, xã hội Nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, lực lượng căn bảnquyết định tiền đồ, vận mệnh của Đảng và đất nước.
Thái Thượng Kim trong bài Đảng Cộng sản các nước trên thế giới tận
dụng như thế nào sự tham dự dân chủ để thắt chặt quan hệ giữa Đảng với quần chúng [57] Từ kinh nghiệm của các Đảng Cộng sản trên thế giới (Đảng Cộng
sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Cuba), tác giả đãbàn đến giải pháp thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng thông qua sựtham dự dân chủ Phải lấy dân chủ trong Đảng để thúc đẩy dân chủ trong xã hội.Dân chủ trong Đảng là “hạt nhân” cho dân chủ ngoài xã hội, thực hiện nghiêmnguyên tắc nhân dân làm chủ, tận dụng kênh dân chủ để biểu đạt, lắng nghenguyện vọng của quần chúng và thống nhất lợi ích của xã hội
Như vậy, lý luận về dân chủ, dân chủ XHCN nói chung, dân chủ ở Nga,dân chủ đặc sắc Trung Quốc đã được các công trình nghiên cứu đề cập trên mộtvài khía cạnh Các công trình là những tài liệu vô cùng quan trọng để thamkhảo, so sánh, đánh giá mô hình dân chủ XHCN ở Việt Nam và việc nâng caonăng lực thực hành dân chủ cho người dân, đặc biệt là những người quân nhântrong Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1.2 Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Tại Việt Nam, bàn về dân chủ, dân chủ XHCN và việc xây dựng nền dânchủ XHCN ở Việt Nam được rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm.Tiêu biểu là các tác phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học và những công bố sau:
Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa [61] của hai tác giả Thái
Ninh và Hoàng Chí Bảo Trong cuốn sách, khái niệm về dân chủ và dân chủXHCN được tiếp cận trên 5 phương diện: 1- Dân chủ là một hình thức tổ chức
xã hội, tổ chức nhà nước, 2- Dân chủ là một giá trị xã hội tồn tại vĩnh viễn, Dân chủ là một điều kiện để hình thành và hoàn thiện nhân cách của một conngười, 4- Dân chủ là một nguyên tắc tổ chức sinh hoạt (thiểu số phục tùng đa
Trang 203-số), 5- Dân chủ là động lực, là bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN Bên cạnh đó,
hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử ra đời, quá trình pháttriển, nội dung bản chất của dân chủ tư sản, hay nội dung, tính ưu việt của nềndân chủ XHCN cũng được tác giả Thái Ninh và Hoàng Chí Bảo so sánh, làm rõtrên các phương diện
Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới [93] là luận án triết học của Nguyễn
Anh Tuấn Trong luận án, khái niệm dân chủ được tác giả tiếp cận theo nghĩarộng với 5 nội dung: thứ nhất, dân chủ là chế độ chính trị, chế độ nhà nước; thứhai dân chủ là quyền lực thuộc về giai cấp thống trị; thứ ba, dân chủ là sự biểuthị thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống lại các giai cấp, lực lượng
áp bức, bóc lột; thứ tư, dân chủ là nguyên tắc, tổ chức sinh hoạt của các cộngđồng và các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở sự tự do, bình đẳng giữa cácthành viên, thiểu số phục tùng đa số và tôn trọng, bảo vệ thiểu số; thứ năm, dânchủ là giá trị xã hội, giá trị nhân văn, văn minh, phản ánh trạng thái, mức độ giảiphóng con người trong tiến trình phát triển của xã hội Xây dựng nền dân chủđược tác giả hiểu là việc thiết lập dân chủ trên 4 lĩnh vực cơ bản: kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội và các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực dân chủ trên 4 lĩnhvực tương ứng Thực trạng xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam qua 30năm đổi mới được tác giả phân tích, đánh giá một cách hệ thống Từ đây, cácgiải pháp nâng cao nhận thức về dân chủ XHCN, tiến tới xây dựng, hoàn thiệnnền dân chủ XHCN ở Việt Nam cũng được đưa ra
Luận án Nâng cao trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân trong quá
trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [59] của Mẫn
Văn Mai lại khẳng định: dân chủ là một giá trị văn hóa - văn hóa dân chủ Từ
đó, luận án nêu ra các đặc điểm và tiêu chí xác định trình độ văn hóa dân chủcủa nhân dân, những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến quá trình
Trang 21độ văn hóa dân chủ của nhân dân, đề xuất một số phương hướng và giải phápchủ yếu, nhằm nâng cao trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân hiện nay.
Cuốn Dân chủ, nhân quyền - giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia [51],
của Hội đồng lý luận Trung ương Sách tập hợp những bài viết của các chuyêngia lý luận hàng đầu Việt Nam, bàn về các vấn đề chung: dân chủ, nhân quyền,cũng như phân tích và phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch,xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về dân chủ
Trong khi bàn về dân chủ, các hình thái dân chủ và dân chủ ở Việt Nam,nhiều tác giả khẳng định: “Dân chủ - cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ của loàingười; dân chủ - một giá trị chung của nhân loại và một phạm trù lịch sử phùhợp với điều kiện, đặc điểm của mỗi quốc gia” [51, tr.209] Về nền dân chủ ViệtNam, đó là nền dân chủ mang đặc điểm truyền thống văn hóa phương Đông,gắn với sự phát triển dân sinh, dân trí qua các thời kỳ Ngày nay, Đảng cầmquyền có sứ mệnh lịch sử rất quan trọng trong việc kế thừa, phát huy các giá trịtốt đẹp của dân tộc, lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN ViệtNam “Chế độ bầu cử đa nguyên, đa đảng chỉ là một sự lựa chọn nhằm thựchiện dân chủ đại diện, chứ tuyệt nhiên không phải là phương thức duy nhất đểthực hiện dân chủ, kể cả dân chủ đại diện” [51, tr.209]
Tác giả Trung Thực khi bàn về chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam, trong
cuốn Quyền dân chủ ở nước ta [98], đã đánh giá: “Chế độ dân chủ ở nước ta
hoàn toàn khác hẳn chế độ dân chủ của các nước tư bản Âu - Mỹ, với nền thốngtrị của giai cấp tư sản, nhân dân lao động không có quyền làm chủ quốc gia,không có quyền tự do bình đẳng thực sự Ở chế độ chúng ta, toàn dân làm chủnhà nước và bản chất của chế độ ta là hoàn toàn tốt đẹp” [98, tr.41]
Đề tài Những quan điểm cơ bản của C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin
về dân chủ xã hội chủ nghĩa [94], do tác giả Nguyễn Thanh Tuấn làm chủ
nhiệm Trên cơ sở khái quát quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
Trang 22tác giả khẳng định: nền dân chủ XHCN “hơn gấp triệu lần dân chủ tư sản” Do
đó, cần thiết vận dụng những quan điểm dân chủ XHCN trong xây dựng nềndân chủ XHCN ở Việt Nam theo tinh thần đổi mới
Tuy nhiên, dân chủ XHCN và việc thực hành dân chủ ở Việt Nam hiệnnay cũng đang nổi lên nhiều vấn đề gai góc, phức tạp, cần giải quyết cả trênphương diện thực tiễn và lý luận Đó là khẳng định của tác giả Hồ Bá Thâm
trong bài Di chúc Hồ Chí Minh vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi
với bối cảnh hiện nay [97].
Tiếp cận dân chủ từ giác độ rộng nhất của khái niệm [72] là bài viết của
Phạm Ngọc Quang Tác giả cho rằng: lịch sử nhân loại đã trải qua dân chủ tựquản thời cộng sản nguyên thủy, dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân chủ
tư sản và ngày nay đang ra đời dân chủ XHCN ở các nước đi lên CNXH Nếuxem mỗi loại hình dân chủ nói trên là những cái riêng, thì giữa chúng bao giờcũng có những yếu tố chung, yếu tố đồng nhất, yếu tố giống nhau tạo thành giátrị phổ biến của dân chủ [72, tr 28-29]
Luận án tiến sĩ Xây dựng và phát triển dân chủ phục vụ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [91] của Đàm Anh Tuấn một lần
nữa đã khái quát lý luận về dân chủ, dân chủ XHCN, làm rõ vai trò của dân chủđối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở nước ta; phântích, đánh giá thực trạng dân chủ và đề xuất phương hướng, giải pháp phát huydân chủ theo yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạnhiện nay
Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [16], do Vũ Hoàng Công chủ biên, và
Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [69] của tác giả
Lê Minh Quân Các tác phẩm tập trung làm rõ: 1 Mối quan hệ giữa dân chủXHCN với phát triển kinh tế thị trường; thực trạng, phương hướng, giải pháp
Trang 23phát triển dân chủ XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.
2 Đề xuất các giải pháp để thực hiện dân chủ hóa trong xã hội Việt Nam, trong
đó, điển hình là: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN; đổi mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảngtheo hướng dân chủ hóa; xây dựng và phát triển xã hội công dân; xây dựng, pháttriển nền văn hóa và con người Việt Nam mới
Bài viết Nhận thức về dân chủ và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng và giải pháp [95] của Trần Thị Minh Tuyết.
Tác giả nhấn mạnh: Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng ngày càng nhậnthức rõ hơn vai trò của dân chủ và đã tập trung xây dựng thiết chế, hoàn thiệnthể chế, đổi mới cơ chế và chính sách bảo đảm quyền làm chủ của nhân dânngày một tốt hơn Quá trình thực hiện dân chủ hóa trên các lĩnh vực của đờisống xã hội sẽ tạo động lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước Nhưng theo tácgiả, dân chủ ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Nhận thức về dân chủ và phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhấtcầm quyền vẫn còn những vấn đề chưa được giải đáp đầy đủ, thấu đáo Thực
tế đó đòi hỏi, Đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức để thúc đẩy nhanhhơn nữa quá trình dân chủ hóa ở nước ta
Tác phẩm Dân chủ, độc tài và phát triển [73] của Hồ Sĩ Qúy, tác giả đã
đi sâu phân tích mối quan hệ giữa dân chủ và độc tài; giữa dân chủ, độc tài vàphát triển, đồng thời chỉ rõ cái giá phải trả của tình trạng mất dân chủ đối với sựphát triển của xã hội hiện nay Trong tác phẩm, tác giả khẳng định: sự vận động
và phát triển của dân chủ cũng trải qua những bước quanh co và không thể tránhkhỏi hạn chế, nhưng “dân chủ nếu có khiếm khuyết, nó sẽ được sửa chữa bằngmột trình độ dân chủ cao hơn” [73, tr.256] Vì vậy, “dân chủ cần phải trở thànhmột thứ văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, ngấm sâu trong đời sống xã hội.Những điều tích cực chỉ khi đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, phong tục, tập
Trang 24thì mới có thể coi là đã hoàn thành và tồn tại bền vững, trở thành nhân tố điềuchỉnh hành vi Nếu dân chủ chỉ tồn tại một cách hình thức, hời hợt, hoặc chỉ nhưmột thứ trang trí, tô vẽ cho vẻ bề ngoài của xã hội thì nó không thể tạo ra cácquan hệ dân sự thực sự có sức mạnh, làm nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xã hội vàbảo vệ xã hội trong giờ phút hiểm nghèo” “Hậu quả nguy hiểm nhất của mất dânchủ là sự mất khả năng đề kháng của xã hội trước sự tấn công của kẻ thù” [73,tr.256].
Do vậy, cần thiết phải Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển
dân chủ ở Việt Nam hiện nay [56] Đó cũng là luận án nghiên cứu của Trần Thị
Thu Huyền Trong luận án, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn củacác tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ Khảo sát thí điểm trình độ pháttriển dân chủ dựa trên tiêu chí đã đề xuất Hệ tiêu chí đo lường trình độ pháttriển dân chủ ở Việt Nam bao gồm: đo lường tổ chức và hiệu quả hoạt động của
hệ thống chính trị (HTCT); đo lường năng lực làm chủ của người dân; đo lườngcác điều kiện để thực hiện quyền làm chủ của người dân Ba hệ tiêu chí này cóthể tham khảo để đánh giá thực trạng dân chủ, góp phần đưa ra giải pháp nângcao trình độ dân chủ của nhân dân nói chung, nâng cao năng lực thực hành dânchủ của học viên các nhà trường Quân đội nói riêng
1.2 Những công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ và thực hành dân chủ trong môi trường Quân đội
1.2.1 Công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ
Thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền [34],
là công trình nghiên cứu do giáo sư Phạm Văn Đức chủ biên Sách được biênsoạn dựa trên đề tài cấp nhà nước của Viện Triết học, thuộc Viện Hàn lâm Khoahọc xã hội Việt Nam Nội dung cuốn sách luận giải những vấn đề lý luận về dânchủ, thực hành dân chủ… Đồng thời, khái quát kinh nghiệm thực hành dân chủ
ở một số nước trên thế giới, những quan điểm, phương hướng, giải pháp thực
Trang 25Theo các tác giả, “Chủ nghĩa Mác chủ trương mở rộng khái niệm dân chủtrên nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó, hình thái nhà nước sử dụng chế độchính trị dân chủ là căn bản nhất Do vậy, đây là hình thức căn bản của chínhquyền nhà nước, của tổ chức giai cấp thống trị, thể hiện ý chí, nguyện vọng củachính mình Song, quyền dân chủ, nguyên tắc quản lý dân chủ, quan niệm vềdân chủ, tác phong dân chủ và phương pháp dân chủ đối với quá trình vận hành
và thực hiện chế độ dân chủ cũng phát huy tác dụng quan trọng và không thểcoi nhẹ” [34, tr.17]
Trong tác phẩm, thực hành dân chủ được khẳng định là “việc triển khaitrên thực tế (làm) những điều đã nói (lý luận) về dân chủ Quan hệ giữa lý luậndân chủ với thực hành dân chủ chính là quan hệ giữa nói và làm, giữa lý luận vàthực tiễn Nói cách khác, thực hành dân chủ chính là cơ chế, chính sách, nhữngquy định, nguyên tắc được đưa vào thực tiễn bảo đảm cho mọi người dân thựchiện quyền dân chủ của mình, hiện thực hóa phương châm mà Đảng đã xácđịnh: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [34, tr.52-53] Kinh nghiệm thựchành dân chủ ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (như Cộng hòa Liênbang Đức, Thái Lan, Xinh-ga-po, Đài Loan), thực trạng thực hành dân chủ, một
số quan điểm, phương hướng, giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện mộtĐảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam cũng được tác giả phân tích làm rõ
Bài Dân chủ và đặc tính của việc thực hành dân chủ ở Việt Nam [35] của
Nguyễn Ngọc Hà và Luyện Thị Hồng Hạnh Các tác giả cho rằng, tùy vào điềukiện cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa riêng, mỗi nước đều xácđịnh tiêu chuẩn dân chủ phù hợp với nước mình Biểu hiện tính đặc thù của dânchủ và thực hành dân chủ ở Việt Nam là dân chủ XHCN, dân chủ không có đốitrọng giữa các đảng phái, không có tam quyền phân lập, là nền dân chủ có sựthống nhất giữa các thành tố trong HTCT, thống nhất giữa Đảng với Nhà nước
Trang 26và các tổ chức chính trị - xã hội, không có quy định nhân dân trực tiếp bầu rangười đứng đầu Nhà nước.
Bên cạnh những công trình khoa học nghiên cứu về thực hành dân chủ,
cơ chế thực hành dân chủ ở Việt Nam nói chung, nhiều tác giả đi sâu vàonghiên cứu vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ trong các trường đại học, cao
đẳng ở Việt Nam Tác giả Đồng Văn Quân trong cuốn Thực hiện dân chủ trong
các trường đại học ở nước ta hiện nay [69], đã phân tích cơ sở lý luận của việc
thực hiện dân chủ ở các trường đại học, chỉ rõ thực trạng thực hành dân chủ,những thành tựu, nguyên nhân và yếu kém tồn tại trong quá trình thực hành dânchủ ở các trường đại học hiện nay Tác giả đánh giá: “dân chủ tùy tiện, thiếuđịnh hướng dẫn đến vi phạm các nguyên tắc, quy định về dân chủ của cấp trên;hoặc ngược lại, vận dụng một cách cứng nhắc văn bản, quy định, quy chế dânchủ được áp đặt từ trên xuống vào quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trườngdẫn đến hiện tượng rập khuôn giáo điều, máy móc” [69, tr.134], là những hạnchế đang tồn tại Trên cơ sở đó, tác giả đề ra một số phương hướng, giải phápnhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ ở các trường đạihọc giai đoạn hiện nay
Bài Thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học, cao đẳng Hà Nội
[54] của tác giả Nguyễn Thanh Hùng Bài viết tiếp tục làm rõ thực trạng việcthực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học, cao đẳng Hà Nội Về ưu điểm,việc thực hiện dân chủ tại trường học đã tạo ra bước ngoặt có tính đột phá tronggiáo dục - đào tạo Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân chủquan và khách quan Vì vậy, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở trongcác trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội là yêu cầu đặt ra
Luận án của Nguyễn Hữu Tâm về Thực hiện Quy chế dân chủ ở các
trường Đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay [83] Trong luận án, tác giả đã trình bày khái luận về dân chủ, quy chế dân
Trang 27chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung, trong các trường đạihọc, cao đẳng Khánh Hòa nói riêng Phân tích thực trạng thực hiện quy chế dânchủ trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, từ đó đềxuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiệnquy chế dân chủ trong các trường đại học, cao đẳng ở Khánh Hòa hiện nay.
Bài viết, Dân chủ - phương thức và động lực của đổi mới giáo dục và
đào tạo [92] của tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Minh Hải, đăng trên tạp
chí Lý Luận Chính trị Bài viết đã bàn về dân chủ trong giáo dục đào tạo, vàkhẳng định: dân chủ là mục tiêu, phương thức, động lực của việc đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam Do đó: “Phát triển giáo dục và đào tạophải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộkhoa học và công nghệ, bảo đảm định hướng XHCN và thực hiện dân chủ hóa,
xã hội hóa giáo dục và đào tạo” [92]
Tiếp tục vấn đề này, bài Dân chủ sẽ làm bừng nở những điều tốt đẹp
trong giáo dục [75] của tác giả Diệp Văn Sơn, khẳng định: thiếu dân chủ, nhà
trường sẽ trở thành “ốc đảo”, trường học còn có sự “khiếp nhược”, thiếu dânchủ trong nhà trường sẽ khó cải cách giáo dục Từ đó, tác giả đưa ra những giảipháp cần thiết nhằm tạo lập dân chủ trong trường học hiện nay
Trong thực hành dân chủ, một số tác giả đã đi sâu phân tích các hình thức
thực hành dân chủ phổ biến trên thế giới và Việt Nam, như: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và Việt Nam
[105], kỷ yếu Hội thảo khoa học do Đào Trí Úc chủ biên Hay Dân chủ trực
tiếp: sổ tay IDEA Quốc tế [109] của Viện Quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử.
Sổ tay đã tổng quan việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp ở 214 quốc gia vàvùng lãnh thổ, từ đó trình bày cụ thể dân chủ trực tiếp ở Thụy sĩ, ở Venezuela
Sổ tay đưa ra bốn cơ chế dân chủ trực tiếp, làm cho cử tri có nhiều cơ hội hơnkhi tham gia vào các hoạt động của Chính phủ, đó là trưng cầu dân ý, sáng
Trang 28công dân, sáng kiến chương trình nghị sự và bãi miễn Sổ tay IDEA Quốc tế đặt
ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng nền dân chủ trên toàn cầu và cung cấp những phântích chuyên sâu, dưới nhiều hình thức để tăng cường dân chủ Dân chủ trong sổtay IDEA Quốc tế được xem là một cơ chế độc đáo, khuyến khích tự do ngônluận, tự do hành động, để người dân tham gia vào xây dựng nền dân chủ ở cácnước đang phát triển
Dân chủ trực tiếp ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn [60] của tác giả
Nguyễn Văn Mạnh - Tào Thị Quyên Tác phẩm một lần nữa làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về hình thức dân chủ trực tiếp trên thế giới và ViệtNam Đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằmphát huy các hình thức dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay
1.2.2 Công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ trong môi trường Quân đội
Cuốn “Bàn về dân chủ và kỷ luật trong Quân đội ta” [36] là tập hợp trích
dẫn những quan điểm về dân chủ và kỷ luật trong Quân đội của các lãnh tụ HồChí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh và các tướng lĩnh Quân đội nhân dân ViệtNam (Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào) Hầuhết các lãnh tụ, tướng lĩnh đều cho rằng: do đặc thù của lực lượng Quân độinhân dân nên thực hành dân chủ rộng rãi, kỷ luật nghiêm minh vừa là mộtnguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, vừa là truyềnthống tốt đẹp của Quân đội ta Cần phải tăng cường phát huy dân chủ và kỷ luậtquân đội, cần thường xuyên coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện ýthức tổ chức kỷ luật, đề cao phê bình và tự phê bình theo đúng đường lối quầnchúng của Đảng
Bài viết Toàn quân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
[20] của thượng tướng Nguyễn Thành Cung Cùng với việc phân tích thực trạngthực hiện Quy chế dân chủ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, những thành
Trang 29mạnh
Trang 30thực hiện Quy chế dân chủ trong Quân đội Theo tác giả, thực hiện Quy chế dânchủ phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựngchỉnh đốn Đảng; gắn với thực hiện Quy định 87/QĐ của Quân ủy Trung ương;đồng thời, duy trì hoạt động đối thoại thường xuyên giữa Chính ủy, chỉ huy với
sĩ quan, binh sĩ các cấp Đây là những việc làm cần thiết để phát huy dân chủtrong Quân đội
Tác giả Hoàng Trường có Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong
Quân đội - Mấy vấn đề đặt ra [103] Bài viết phân tích quá trình chỉ đạo của Bộ
Quốc phòng, Tổng cục Chính trị trong việc quán triệt, cụ thể hóa Chỉ thị 30 của
Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong môi trường quân đội.Trên cơ sở phân tích vai trò của Hội đồng quân nhân trong thực hiện quy chếdân chủ ở cơ sở, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh thựchiện Quy chế dân chủ trong Quân đội hiện nay
Năng lực thực hiện dân chủ trực tiếp của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ
sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [85] là luận án tiến sĩ của Lưu Duy
Toàn Luận án luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực thực hiệndân chủ trực tiếp của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở, đề xuất yêu cầu, giảipháp chủ yếu nâng cao năng lực thực hiện dân chủ trực tiếp của hạ sĩ quan, binh
sĩ ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Bài “Thực hành dân chủ trong Quân đội theo tư tưởng nhân văn quân sự
Hồ Chí Minh” [15] của tác giả Nguyễn Văn Cần Trên cơ sở tư tưởng nhân văn
quân sự của Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra 4 định hướng thực hành dân chủtrong Quân đội: Thực hành dân chủ trong Quân đội vừa là quyền lợi, vừa làtrách nhiệm của quân nhân để đảm bảo sự bình đẳng của mọi người trong một tổchức xã hội đặc thù - tổ chức quân sự Thực hành dân chủ trong Quân đội phảithực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tham ô, lãngphí trong tổ chức Thực hành dân chủ phải đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất và
Trang 31yêu thương giữa đồng chí, đồng đội với nhau Đặc biệt, thực hành dân chủ phảiluôn gắn liền với kỷ luật, kỷ cương Quân đội.
1.3 Giá trị các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung làm rõ
Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố, những vấn đề sauđây được làm rõ:
1.3.1 Các quan niệm về dân chủ và dân chủ XHCN
Thứ nhất, dân chủ được tiếp cận dưới các góc độ, phương diện khác nhau,
với những biểu hiện cụ thể của nó như: Dân chủ là một chế độ chính trị, gắn vớimột kiểu bộ máy nhà nước nhất định; dân chủ là một nguyên tắc tổ chức sinhhoạt (thiểu số phục tùng đa số) của cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội;dân chủ là một vấn đề chính trị - triết học; dân chủ đề cao sự tự do tham gia củangười dân vào công việc của Chính phủ… Dân chủ còn được xem là một hệ giátrị tồn tại vĩnh viễn và là một tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại,một hiện tượng đang phát triển và chưa biết bao giờ hoàn thiện
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra bản chất, đặc trưng, tính ưu
việt, tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nền dân chủ XHCN Đó là nềndân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, nền dân chủ được phát triển trên
cơ sở kinh tế thị trường định hướng XHCN, tuy nhiên, dân chủ XHCN vẫn lànền dân chủ mang tính giai cấp Ngoài ra, một số công trình đề cập đến quá trìnhxây dựng và hoàn thiện nền dân chủ Xôviết, dân chủ XHCN đặc sắc của TrungQuốc; dân chủ XHCN trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam dân chủ trong Đảng,trong HTCT; tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển dân chủ phục vụquá trình CNH, HĐH ở nước ta
1.3.2 Các hình thức dân chủ và việc thực hành dân chủ trong một số điều kiện cụ thể
Thứ nhất, một số công trình khẳng định thực hành dân chủ biểu hiện qua
hai hình thức chủ yếu: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; cơ sở lý luận, căn cứ
Trang 32của thực hành dân chủ; thực hành dân chủ trong điều kiện Đảng cầmquyền, đặc điểm thực hành dân chủ ở Việt Nam; thực hành dân chủ trongtrường học.
Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc
thực hành dân chủ trong giáo dục và đào tạo Dân chủ trong trường học sẽgóp phần xây dựng bầu không khí cởi mở, làm bừng nở những điều tốt đẹp,tăng khả năng sáng tạo của thầy và trò Dân chủ là động lực, phương thứcthực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta Các công trìnhcũng đã chỉ ra những hạn chế thực hiện dân chủ trong các trường đại học,cao đẳng ở Việt Nam, từ đó, một số phương hướng, giải pháp nhằm nângcao hiệu quả quá trình thực hiện dân chủ ở các trường đại học, cao đẳngđược đưa ra
1.3.3 Thực hành dân chủ trong Quân đội và năng lực thực hành dân chủ của người quân nhân
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong Quân đội; mối quan hệ giữadân chủ và kỷ luật trong Quân đội; ý thức, năng lực thực hành dân chủ của
hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, những ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân được nhiều tác giả bàn đến trong các công trình nghiêncứu của mình Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủtrong Quân đội cũng đã được nêu ra
Như vậy, qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài, nhiều vấn đề lý luận về dân chủ, dân chủ XHCN, thực hành dân chủ đãđược đề cập, những công trình đã cung cấp nguồn tài liệu đa chiều, phong
phú liên quan đến các vấn đề của luận án Tuy nhiên, “Nâng cao năng lực
thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là nội dung chưa được các học giả,
nhà khoa học nào đi sâu nghiên cứu
Trang 331.3.4 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ
Một là, Xây dựng hệ thống các khái niệm: dân chủ, năng lực thực hành
dân chủ, nâng cao thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trongnhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam và những biểu hiện của nó;
Hai là, thực trạng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào
tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh giá quacác văn bản sơ tổng kết, qua số liệu khảo sát tại một số học viện, nhà trườngQuân đội; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; khái quát các vấn đề đặt rađối với việc nâng cao năng lực thực hành dân chủ cho học viên hiện nay;
Ba là, đề xuất một số quan điểm, các nhóm giải pháp để tiếp tục nâng cao
năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhàtrường Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian tới
Tiểu kết chương 1
Dân chủ luôn được xác định là một giá trị quan trọng, là mục tiêu và khátvọng cao nhất mà con người hướng tới, đó cũng là động lực cho sự phát triển xãhội Đối với Việt Nam, việc nâng cao năng lực thực hành dân chủ của nhân dân
là tất yếu, đòi hỏi khách quan để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh và hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùngcường, thịnh vượng
Nhiều học giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu, công bố các công trìnhkhoa học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc Tổng quan các công trình nghiêncứu liên quan đến đề tài luận án đã gợi mở cho nghiên cứu sinh nhiều vấn đềquan trọng Từ đó, luận án kế thừa các quan điểm khoa học về dân chủ, thựchành dân chủ trong xã hội, dân chủ trong các trường đại học, cao đẳng ở ViệtNam, đặc biệt là thực hành dân chủ trong Quân đội và năng lực thực hành dânchủ của người quân nhân cách mạng nói chung, để hoàn thiện các nội dung
Trang 34luận án Mặt khác, qua nghiên cứu các công trình khoa học này cũng cho thấykhoảng trống chưa được đề cập đến và đó là những vấn đề mà nghiên cứu sinhlàm rõ trong luận án, gồm: Các vấn đề lý luận về năng lực và nâng cao năng lựcthực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay, dưới góc độ triết học; Thực trạng nâng caonăng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhàtrường Quân đội nhân dân Việt Nam và những vấn đề đặt ra; Một số quan điểm,giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sưquân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian tới.
Như vậy, vấn đề nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đàotạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách độc lập, có hệ thống Do đó, đề tài luận án khôngtrùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố
Trang 35Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ SƯ QUÂN SỰ
TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1 Khái niệm dân chủ và năng lực thực hành dân chủ
2.1.1 Khái niệm dân chủ
Tư tưởng về dân chủ xuất hiện rất sớm trong triết học phương Đông, qua quan điểm “dân vi bản” Trong Kinh thư hay còn gọi là Thượng Thư, một
trong những tác phẩm cổ nhất của Trung Quốc, có viết: “Đối với dân nên gần
và có tình thân, không nên sơ tình mà coi như đệ hạ Dân là gốc nước Gốc cóvững thì nước mới an bình” [81, tr.11] Kế thừa tư tưởng “quốc dĩ dân vi bản”nghĩa là “nước phải lấy dân là gốc”, khi bàn về vai trò của dân, Nho giáo coiVua là thuyền, thứ dân là nước, nước có thể chở thuyền, nước chở thuyềnnhưng nước cũng có thể lật thuyền - “Quân giả chu dã, thứ nhân giả thủy dã;thủy tắc tái chu, thủy tắc phúc chu” [10, tr.667] Điều này vừa chỉ rõ vai tròcủa dân là “gốc nước”, đồng thời khẳng định sức mạnh to lớn của dân đối vớicác thế lực trị nước, trị dân So sánh giữa Vua và dân trong ý thức xã hội,Mạnh Tử đã rất dũng cảm khi đánh giá, sắp xếp thứ bậc trong xã hội: Dân làquý nhất, rồi đến xã tắc, Vua là khinh, cho nên được lòng dân rồi mới làmthiên tử - “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, thị cố đắc hồ dân nhi vithiên tử” [10, tr.635]
Người Việt có vay mượn, sử dụng một số khái niệm, mệnh đề của Nhogiáo, nhưng nội dung đã có sự cải biến, thay đổi cho phù hợp Sử sách nước tacòn ghi lại, nhiều vị vua quan thời Lý - Trần (1009-1400) là những người cólòng thương yêu nhân dân sâu sắc, họ chú trọng đến vấn đề dân sinh và thể
Trang 36toàn thư ghi: ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã thực hiện việc miễn thuế
cho dân để thể hiện sự đồng cảm với cuộc sống nhọc nhằn vất vả của họ LýThường Kiệt thì yêu cầu phải thấu hiểu, trọng dân, yêu dân, xem lao động củadân là gốc của nước - “Làm việc cốt tránh phiền dân Sai khiến dân, cốtkhuyên nhủ dân vui theo Đem bụng khoan thứ cứu dân, lấy lòng nhân áiyêu dân Lấy sự no đủ làm nguyện vọng của dân, coi việc cày cấy làm gốccủa nước ” [9, tr.31] Trần Quốc Tuấn căn dặn phải “khoan thư sức dân” làchính sách trị nước vô cùng quý báu, là “thượng sách” để giữ nước TrầnNhân Tông răn bảo các vệ sĩ không được quát mắng, ức hiếp nô tì vì “ngàythường thì có thị vệ tả hữu, khi quốc gia lâm hoạn nạn thì chỉ có bọn chúng có
mặt” [110, tr.68] Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô đã khẳng định việc dời đô
đến Thăng Long để mưu toan nghiệp lớn, là do “trên vâng mệnh trời, dướitheo ý dân”, đồng thời khẳng định trách nhiệm của bậc Quân Vương là “làmcho dân được giàu của, nhiều người” Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoàibão lớn “yêu nuôi nhân dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giậnthan sầu” Ông khuyên triều đình phải chăm lo đến cái ăn, cái học của dân,không được sưu cao thuế nặng Bởi “Đẹp cung thất mà cao đài tạ, tất gây thóitục xa hoa, theo ý mình mà ức lòng người, tất đến trăm năm oán giận” [99,tr.196] Vì thế, ông mơ ước có phép màu đem lại đời sống giàu có cho mọingười dân: “Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”[10, tr.253]
Tiếp nối tinh thần này, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho có tấmlòng yêu nước, thương dân Ông yêu cầu phải thân dân, lấy dân làm gốc Vìtheo Ông: Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên hay bởi được dân -
“Cổ lai quốc dĩ dân vi bản, đắc quốc ưng tri tại đắc dân”
Theo quan điểm của triết học phương Tây, dân chủ được xem là một trong những giá trị quan trọng Thuật ngữ dân chủ xuất hiện đầu tiên tại
Trang 37Athena Hy Lạp với cụm từ δημοκρατία (dimokratia), “quyền lực của nhân dân” được ghép từ chữ δήμος (dēmos) nghĩa là “nhân dân”, và κράτος (kratos)
là “quyền lực” vào khoảng giữa thế kỷ thứ VII đến thứ VI trước Côngnguyên Theo cách diễn đạt này, dân chủ theo tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là quyềnlực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân
Từ rất sớm, Hêraclít cho rằng, hạnh phúc của con người không phải ở
sự thỏa mãn nhu cầu thể xác mà là ở tư duy, ở chỗ biết nói sự thật, biết lắngnghe tiếng nói của tự nhiên và biết hành động theo tự nhiên [76, tr.26] Nhưvậy, theo ông khi nói đến dân chủ, không thể không quan tâm tới ý thức củangười dân về quyền làm chủ của mình Tư tưởng này tiến bộ ở chỗ, nó thúcđẩy sự tự chủ của con người thông qua hành động dựa trên lý tính, khuyên răncon người biết vươn tới làm chủ chính mình thay vì hưởng thụ những hạnhphúc, tự do được ban phát
Đêmôcrít nói “nghèo trong một nước dân chủ còn hơn là giàu có trongmột nước độc tài, vì tự do tốt hơn nô lệ” [76, tr.5] Đối với Đêmôcrít, hạnhphúc nằm ở việc được tận hưởng một bầu không khí chính trị dân chủ chứkhông nằm ở sự giàu có hay nghèo khổ
Platôn cho rằng: chính thể ra đời không “từ cây sồi hay tảng đá”, mà từcon người sống trong cộng đồng” [102, tr.550] Theo Platôn: “Chính thể hìnhthành từ con người, đó là con đường duy nhất khả dĩ” [102, tr.551] Chính conngười tạo nên chính quyền và những đặc trưng của chính quyền bị quy định bởicon người Quan niệm này của Platôn đã đặt nền móng cho các triết gia sau nàyphát triển lý luận về dân chủ và xây dựng quan niệm về thể chế dân chủ
Rútxô phê phán gay gắt quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyênchế, ra sức ủng hộ nền dân chủ tư sản và các quyền tự do, dân chủ của côngdân, kêu gọi sự bình đẳng của con người bất chấp nguồn gốc xuất thân
Trang 38Môngtexkiơ cho rằng, nhà nước khế ước là sản phẩm có sau công dân
và xã hội, chính vì vậy phải có sự kiểm tra, giám sát đối với nhà nước Để làmđược điều đó, Môngtexkiơ chủ trương chia nhỏ quyền lực nhà nước thành
“tam quyền phân lập”, bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tưpháp Ba quyền này độc lập với nhau và chế ước lẫn nhau
Nền dân chủ tư sản so với nền dân chủ chủ nô và các chế độ xã hội đã
có trước chủ nghĩa tư bản là một bước tiến dài, song hạn chế lớn nhất của dânchủ tư sản là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân Vì vậy, dân chủ tư sản vẫn là nềndân chủ bảo vệ lợi ích của thiểu số giai cấp Nhân loại cần một nền dân chủmới, thực sự cách mạng, đó là nền dân chủ XHCN - nền dân chủ làm chonhân dân lao động thực sự làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, dân chủ là một phạm trù của chủnghĩa duy vật lịch sử, thuộc hình thái ý thức xã hội C Mác là người đầu tiênđưa ra quan điểm cách mạng trong nhận thức về dân chủ Theo C Mác, bảnchất của chế độ dân chủ chính là Nhà nước, mà ở đó nhân dân giữ vai tròtrung tâm Nhân dân là lực lượng quyết định, và cũng là lý do để tồn tại củachế độ nhà nước dân chủ Vì vậy, C Mác khẳng định: “Chế độ dân chủ xuấtphát từ con người và biến Nhà nước thành con người được khách thể hóa.Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo ra tôngiáo Ở đây cũng vậy, không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhândân tạo ra chế độ nhà nước” [14, tr 350] Tóm lại, dân chủ là một thứ quyềnlực, mà tất cả các quyền lực đó thuộc về đa số người dân chứ không phải củamột nhóm người, quyền lực này được nhân dân trao cho Nhà nước của mình,
là người đại diện cho mình Sau này, V.I Lênin khẳng định lại luận điểm của
C Mác khi cho rằng: “Chế độ dân chủ là chế độ thống trị của đa số với thiểusố” [106, tr.164] Do vậy, dân chủ được nhìn nhận như một hình thức, mộthình thái nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia của đông đảo quần chúng
Trang 39nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, để thực hiện sự thống trị đối vớithiểu số - những kẻ vi phạm dân chủ của nhân dân.
Kế thừa, vận dụng, phát triển lý luận về dân chủ và xây dựng nền dânchủ XHCN của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, Hồ ChíMinh là người nhận thức đúng đắn, sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của dânchủ và thực hành dân chủ Với quan niệm: “Trong bầu trời không gì quýbằng nhân dân Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết củanhân dân” [44, tr 453] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm độc đáo,ngắn gọn về dân chủ Người cho rằng, dân chủ nghĩa là “dân là chủ”, “dânlàm chủ” “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”[42, tr 434] Bản chất của nền dân chủ XHCN được Người lý giải như sau:
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việcđổi mới, xây dựng là trách nhiệm của nhân dân Sự nghiệp kháng chiến, kiếnquốc là công việc của nhân dân” [41, tr.232]
Như vậy, qua cách diễn đạt của Hồ Chí Minh, dân chủ từ một kháiniệm phức tạp trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ Dân chủ không chỉthuần túy một chiều là lợi ích, quyền hạn, mà còn là trách nhiệm, là côngviệc, nghĩa vụ của nhân dân Để dân chủ được hiện thực trong đời sống củanhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể chế hóa tư tưởng dân chủ vào Hiếnpháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946) Tại Điều 1của Hiến pháp khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa,tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phânbiệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [78, tr.8]
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhận thức về dân chủ, xây dựngnền dân chủ XHCN của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh
mẽ, nhất là trong thời kỳ đổi mới Hầu hết các văn kiện của Đảng thông quatrong thời kỳ này đều nhấn mạnh quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính
Trang 40vô sản thực chất là quyền làm chủ tập thể của nhân dân, xây dựng chế độ làmchủ tập thể XHCN.
Tại Đại hội VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Thực tiễncách mạng chứng minh, ở đâu nhân dân lao động có ý thức làm chủ và đượclàm chủ thật sự thì ở đấy xuất hiện phong trào cách mạng” [24, tr.115] Từthực tiễn 10 năm đầu cả nước quá độ lên CNXH, một trong những bài họcquan trọng được rút ra là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phảiquán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủcủa nhân dân lao động” [24, tr.28] Phương thức tổ chức vận động nhân dân
và cũng là phương châm, khẩu hiệu, cơ chế thực hiện dân chủ thời kỳ đổimới được Đại hội VI xác định: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Đảng cho rằng, đó là nền nếp hằng ngày của dân chủ xã hội mới, thể hiệnchế độ nhân dân lao động làm chủ và tham gia quản lý nhà nước của mình
Đến Đại hội VII (6-1991), nội dung dân chủ luôn ẩn chứa trong mụctiêu phấn đấu của đất nước, đó là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (1991) của Đảng khẳng định: Toàn bộ tổ chức và hoạt độngcủa HTCT nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bướchoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân Dânchủ gắn liền với công bằng xã hội, phải được thực hiện trong thực tế cuộcsống trên tất cả các lĩnh vực… “Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phảiđược thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm” [24, tr.327]
Đại hội VIII (6-1996) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh cơ chế cụ thể đểthực hiện dân chủ theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra” [23, tr.127] Đây là bốn yếu tố cơ bản, có quan hệ biện chứng vớinhau, thể hiện quan điểm của Đảng về dân chủ
Tại Đại hội IX (4-2001), dân chủ đã thực sự định hình trong hệ mụctiêu đổi mới, nằm trong chuỗi giá trị của phát triển, đó là: Độc lập dân tộc