MỤC LỤC
Luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, thực trạng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên hiện nay, những yếu tố tác động và một số vấn đề đặt ra. Nêu ra các quan điểm, đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản, khả thi, phù hợp với đặc thù của học viên đào tạo kỹ sư quân sự, để tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực thực hành dân chủ của học viên trong thời gian tới.
Các quan điểm, nhóm giải pháp được luận án đưa ra nếu được áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực thực hành dân chủ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong luận án, khái niệm dân chủ được tác giả tiếp cận theo nghĩa rộng với 5 nội dung: thứ nhất, dân chủ là chế độ chính trị, chế độ nhà nước; thứ hai dân chủ là quyền lực thuộc về giai cấp thống trị; thứ ba, dân chủ là sự biểu thị thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống lại các giai cấp, lực lượng áp bức, bóc lột; thứ tư, dân chủ là nguyên tắc, tổ chức sinh hoạt của các cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở sự tự do, bình đẳng giữa các thành viên, thiểu số phục tùng đa số và tôn trọng, bảo vệ thiểu số; thứ năm, dân chủ là giá trị xã hội, giá trị nhân văn, văn minh, phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng con người trong tiến trình phát triển của xã hội. Luận án tiến sĩ Xây dựng và phát triển dân chủ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [91] của Đàm Anh Tuấn một lần nữa đó khỏi quỏt lý luận về dõn chủ, dõn chủ XHCN, làm rừ vai trũ của dõn chủ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở nước ta; phân tích, đánh giá thực trạng dân chủ và đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy dân chủ theo yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (như Cộng hòa Liên bang Đức, Thái Lan, Xinh-ga-po, Đài Loan), thực trạng thực hành dân chủ, một số quan điểm, phương hướng, giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam cũng được tỏc giả phõn tớch làm rừ. Tác giả Đồng Văn Quân trong cuốn Thực hiện dân chủ trong các trường đại học ở nước ta hiện nay [69], đã phân tích cơ sở lý luận của việc thực hiện dõn chủ ở cỏc trường đại học, chỉ rừ thực trạng thực hành dõn chủ, những thành tựu, nguyên nhân và yếu kém tồn tại trong quá trình thực hành dân chủ ở các trường đại học hiện nay.
Mặt khác, qua nghiên cứu các công trình khoa học này cũng cho thấy khoảng trống chưa được đề cập đến và đó là những vấn đề mà nghiên cứu sinh làm rừ trong luận ỏn, gồm: Cỏc vấn đề lý luận về năng lực và nõng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, dưới góc độ triết học; Thực trạng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam và những vấn đề đặt ra; Một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời gian tới. Con người, nếu xem xét từ góc độ cá thể, từ khi sinh ra đã có các quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, thân thể… Nếu xét con người như là một thành viên của xã hội, thì con người có các quyền tự do, bình đẳng cùng với các thành viên khác, được trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào những công việc chung, tham gia quản lý xã hội, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí… Trong xã hội có nhiều hình thức tổ chức cộng đồng khác nhau: nhân loại, quốc gia, dân tộc, tôn giáo, gia đình, đảng phái chính trị… Mỗi cộng đồng lại đặt ra các quy định cụ thể trong tổ chức và hoạt động của mình như thiểu số phục tùng đa số, nguyên tắc đồng thuận, nhưng yêu cầu chung của dân chủ là các thành.
Một là, quy định về những điều người dân được biết như: thông tin về pháp luật, các chủ chương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân; chế độ và hình thức báo cáo công khai trước nhân dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sử dụng công quỹ, tài sản công, thu chi tài chính, các khoản đóng góp của nhân dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí…. Quá trình nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố như: hệ thống văn bản quy định, quy chế về dân chủ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; những quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về dân chủ ở cơ sở trong Quân đội; quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường; môi trường trong Quân đội và xã hội; năng lực nhận thức, thực hành dân chủ của học viên; tinh thần, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong nâng cao năng lực thực hành dân chủ.
Có bộ phận học viên hiểu biết phiến diện về dân chủ, chỉ quan tâm tới dân chủ như những quyền lợi trước mắt, dân chủ trên lĩnh vực đời sống - kinh tế, thậm chí có những trường hợp học viên còn hiểu sai, lệch lạc theo hướng có lợi cho mình, chỉ thiên về suy nghĩ, đòi hỏi những quyền lợi mà mình được hưởng, còn khi đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ lại tìm cách thoái thác, lảng tránh. Điều đó chứng tỏ một bộ phận học viên từ việc hiểu biết chưa đầy đủ các quy định, quy chế về dân chủ, thậm chí phiến diện, dẫn đến năng lực thực hành dân chủ yếu kém, họ không biết lựa chọn cách thức thực hiện quyền dân chủ nào cho phù hợp, tâm lý tự ti, sợ làm sai, sợ ảnh hưởng trực tiếp đến mình nên có biểu hiện thụ động, dựa dẫm vào tập thể, đôi khi là sự phó mặc quyền dân chủ của mình vào các tổ chức đại diện.
Trong buổi đối thoại đã có nhiều ý kiến đóng góp và kiến nghị trên các mặt công tác: Chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật, kinh tế và đời sống, huấn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, thực hiện quyền dân chủ của quân nhân… Kết thúc buổi đối thoại, đồng chí Phó Giám đốc Học viện Hải quân đã yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần quan tâm thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường đối thoại, tiếp thu những ý kiến đóng góp để bảo đảm tốt các mặt đời sống cho bộ đội; tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao [112]. Quá trình thực hiện Kết luận số 120- KL/TW, của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, và hơn một năm triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, số 10/2022/QH15, thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, các đơn vị cơ sở quản lý học viên đào tạo kỹ sư quân sự trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam đã bước đầu tạo dựng được môi trường dân chủ lành mạnh, quy chế, quy định về dân chủ được thực hiện trong đời sống, năng lực thực hành dân chủ của học viên từng bước được nâng lên.
Mục tiêu, yêu cầu đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự là tạo ra đội ngũ kỹ sư quân sự có trình độ khoa học kỹ thuật quân sự theo hệ chuẩn quốc gia, thuộc các khối đại học kỹ thuật công nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực phát triển toàn diện; trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng của Đảng, với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; có ý thức tổ. Cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan, phòng, ban, khoa giáo viên phải cùng vào cuộc, thường xuyên quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, xác định mục tiêu, yêu cầu và những biện pháp thực hiện để xây dựng môi trường dân chủ trong các học viện, nhà trường nói chung, chú trọng nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên đào tạo kỹ sư quân sự nói riêng.
Kiểm tra trực tiếp thông qua các hoạt động duy trì thực hành dân chủ trong đơn vị như: tổ chức đối thoại dân chủ, duy trì Ngày Chính trị và Văn hóa tinh thần, Ngày Pháp luật; kiểm tra các hoạt động của tổ chức quần chúng, đặc biệt là hoạt động của Hội đồng quân nhân ở tiểu đoàn, đại đội trong việc đảm bảo quyền dân chủ của học viên trên các mặt công tác. Cấp ủy, chỉ huy các cấp của tiểu đoàn quản lý học viên đào tạo kỹ sư quân sự tiếp tục phổ biến, giáo dục, quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 30 - CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII); Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX), Chỉ thị số 259 - CT/ ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Hướng dẫn 1576 - HD/CT của Tổng cục Chính trị; quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dân chủ trong hoạt động lãnh đạo của Đảng ủy cơ sở tiểu đoàn, quản lý điều hành của Ban Chỉ huy tiểu đoàn, đại đội.