MỖI QUAN HỆ
GIUA XAY DUNG VA BAO VE Tổ QUỐC XÃ HỘI CHU NGHIA
_—_ TRONGÝTHỨC _
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 2_ MOI QUAN HE GIUA XAY DUNG VA BAO VE Tổ QUỐC XÃ Hội CHỦ NGHĨA
Trang 3HOC VIEN CHINH TRI - BO QUOC PHONG
MOI QUAN HỆ
GIUA XAY DUNG VA BAO VE Tổ QUỐC XÃ HộI CHU NGHIA
_ TRONG YTHUC _
NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 4DONG CHU BIEN
PGS TS NGND LE MINH VU PGS TS TRUGNG THANH TRUNG
PGS TS NGUT NGUYEN BA DUGNG
TO CHUC BAN THAO
PGS TS NGUT NGUYEN BA DUONG
PGS TS NGUYEN VINH THANG
Trang 5LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai mặt cơ bản, là quy luật tất yếu, khách quan, quy luật tên tại và phát triển của Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đết nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đăng ta đã xác định rõ mối quan hệ thống nhất giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam" Hai nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan
hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau, cùng nhau thúc đẩy
sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phát triển Qua gần 25 năm đổi mới, chúng ta đã ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình Chúng ta cũng ngày càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của an ninh và đối ngoại, sự cần thiết kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh và đối ngoại; giữa quốc phòng - an ninh - đối ngoại với xây dựng kinh tế
Trong tình hình mới, các thế lực thù địch thay đổi chiến
lược và phương thức chống phá nhân dân ta, sử dụng phương
thức phi vũ trang là chủ yếu, lợi dụng các chiêu bài dân chủ,
Trang 6nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phòng chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Đảng ta và nhân
dan ta; déng thời, cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị, củng cố thế trận lòng dân vững chắc; thực hiện kết hợp chặt chẽ
kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế; quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân và quân đội
nhân dân cách mạng chính quy, tỉnh nhuệ và hiện đại
Nhằm góp phần vào việc tổng kết, bổ sung, phát triển
Cương lĩnh và chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng xuất bản cuốn sách Mối quan hệ giữa xây dựng uà bảo uệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong ý thức người dân Việt Nam hiện nay
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Tháng 2 năm 2010
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Để kịp thời phục vụ công tác tổng kết, bổ sung, phát
triển Cương lĩnh năm 1991 và soạn thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, Tiểu ban Cương lĩnh trực thuộc Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giao
nhiệm vụ cho Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học chính trị trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006 - 2010, mã số KX.04/06 - 10,
nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận - thực tiễn của tám mối quan hệ cơ bản là tám vấn đề lý luận mang tính thời sự
cấp bách cần nghiên cứu, làm sáng rõ trong các văn kiện,
tài liệu giáo dục chính trị của Dang:
1 Mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển;
2 Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ
thống chính trị;
3 Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng
xã hội chủ nghĩa;
4 Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và từng bước
hoàn thiện quan hệ sản xuất;
Trang 86 Mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
7 Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế;
8 Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Thực hiện nhiệm vụ đó, Thường trực Hội đồng Lý luận
Trung ương - Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học
chính trị trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006 - 2010
chủ trì phối hợp với các đề tài trong Chương trình tổ chức
tám cuộc hội thảo và chắt lọc kết quả nghiên cứu của các hội thảo, các để tài khoa học cấp nhà nước thuộc Chương
trình KX.04/06 - 10 để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Tiểu ban Cương lĩnh và phục vụ công tác biên soạn các văn kiện, tài liệu phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng
Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.04/06 - 10 phối hợp với Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng và Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp nhà nước: Định hướng uà giải pháp xây dựng ý thức bảo uệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người
dân Việt Nam, mã số KX.04.22/06-10 do Trung tướng,
PGS.TS.NGND Lê Minh Vụ - Chủ nhiệm đề tài, tổ chức
Hội thảo khoa học với chủ đề: Mối? quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội uà bảo uệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa trong ý thức người dân Việt Nam tổ chức ngày
6-10-2009 tại Thủ đô Hà Nội |
Hội thảo tập trung phân tích, làm rõ quá trình nhận
Trang 9hệ và giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; tình hình thực
hiện mối quan hệ này từ khi Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta triển khai thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ö Việt Nam từ năm 1991 đến nay và để xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Cương lĩnh trực thuộc Ban Chấp hành
Trung ương những vấn đề lý luận - thực tiễn có tính chiến
lược trong ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ mới
Góp phần làm rõ hơn chủ đề hội thảo, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới, Ban Chủ nhiệm đề tài KX.04.22/06-10 tổ chức
- Hội thảo và lựa chọn các tham luận tiêu biểu của các nhà
khoa học xuất bản thành sách Mối quan hệ giữa xây
dựng uà bảo uệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong ý thức
người dân Việt Nam hiện nay Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong ý
thức người dân Việt Nam Phần này có 6 tham luận, chủ
yếu trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan
hệ với các cách tiếp cận, luận giải nhiều chiều, khá sâu
sắc các vấn đề đặt ra mà người quan tâm có thể vận dụng
vào kiểm nghiệm những gì đã và đang diễn ra trong thực
Trang 10Phân thứ hai: Biểu hiện trong thực tiễn mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong ý thức người dân Việt Nam Phần này có 12 tham luận, được
sắp xếp theo các mảng vấn để: kinh tế, chính trị, văn
hoá , phản ánh đúng lôgíc nhận thức và tình hình giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc những năm vừa qua
Cuốn sách đến tay bạn đọc vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang khẩn trương chuẩn bị tổ chức đại hội đảng các cấp và tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng Ban Chủ nhiệm để tài
KX.04.22/06-10 hy vọng rằng, những vấn đề lý luận - thực
tiễn được trình bày trong cuốn sách sẽ giải đáp, giúp bạn
đọc nhận thức rõ hơn các vấn đề thời sự "nóng bỏng" mà
văn kiện đại hội đẳng các cấp đề cập tới cũng như thực tiễn
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa ở nước ta đang đặt ra; đặc biệt là vấn đề về mối quan
hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong ý thức người dân Việt Nam hiện nay
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song cuốn sách khó tránh khỏi những khiếm khuyết, mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành
Trang 11PHAN THU NHAT
NHUNG VAN DE LY LUAN
VE MOI QUAN HE GIUA XAY DUNG VA BAO VE TO QUOC
Trang 12TÍNH TẤT YEU KHACH QUAN CUA MOI QUAN HE GIỮA XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ BẢ0 VỆ VỮNG PHẮC Tổ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI PHỦ NGHĨA
PGS TS NGND Lê Minh Vụ* Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Nhận thức và giải quyết đúng mối quan hệ cơ bản
này thì sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thành công; ngược lại, cách mạng sẽ
gặp khó khăn, thậm chí bị thất bại Trong thực tiễn lãnh
đạo, chỉ đạo cách mạng, căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, từng thời kỳ mà việc nhận thức và xử lý mối quan hệ này có những yêu cầu và nội dung khác nhau Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn và xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có
quan hệ chặt chế với nhau
* Giám đốc Học viện Chính trị - Uỷ viên Hội đồng Lý luận
Trang 13Ngay từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước, trở thành "dân tộc", có Tổ quốc của riêng mình, thì mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã thể hiện là mối quan
hệ biện chứng, không thể tách rời Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa không tự nhiên xuất hiện, cũng không mặc nhiên
đứng vững Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa đã
đưa đến sự thay đổi căn bản vị thế của các giai cấp trong xã hội Với gia1 cấp vô sản, từ địa vị nô lệ, làm thuê, không có Tổ quốc "trở thành dân tộc", trở thành chủ nhân thực sự của Tổ quốc Sự xuất hiện Tổ quốc xã hội chủ nghĩa quy định tính tất yếu khách quan bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và sự gắn bó khăng khít giữa hai mặt xây dựng và bảo vệ trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa của
gia1 cấp công nhân khi đã có chính quyền nhà nước C.Mác
và Ph.Ăngghen là người đầu tiên khẳng định một cách rõ ràng, gia1 cấp công nhân phải bảo vệ thành quả của mình
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga vi dai năm 1917,
V.I.Lênin kế thừa, phát triển quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới và đưa ra học thuyết về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, làm rõ hơn trên thực tiễn mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ chủ
nghĩa xã hội
Thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng cho thấy, sau
Cách mạng Tháng Mười Nga, Nhà nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên trên thế giới xuất hiện thì không chỉ giai cấp tư
Trang 14hội chủ nghĩa non trẻ Chỉ dẫn của V.I.Lênin về "Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ"! và chủ
trương bảo vệ Tổ quốc Nga ngay từ ngày 25-10-1917 đã giúp nhân dân Nga thời kỳ đó và nhân dân Liên Xô sau
_ này không những thành công trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội, mà còn bảo vệ được Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trước
moi su chống phá điên cuồng của kẻ thù bên trong và các
thế lực thù địch bên ngoài
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng đúng đắn về
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Tư tưởng về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể
hiện hết sức sâu sắc trong bản Tuyên ngôn Độc lập được
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày
2-9-1945 và trong Lời kéu gọi toàn quốc kháng chiến được
Người đọc vào mùa Đông năm 1946, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam một lần nữa Đồng thời, thể hiện sinh động trong thực tiễn quá trình Đẳng ta và Chủ
tich Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hết sức phong phú Sự
phong phú đó không chỉ biểu hiện ở những nội dung, hình
1 V.LLênin: 7oèn tệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
Trang 15thức, bước đi của quá trình xây dựng và bảo vệ, mà còn
thể hiện ở nét đặc sắc bởi tính đặc thù lịch sử của quá
trình đó Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam luôn thống nhất và tạo điều kiện cho nhau phát triển Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tạo ra những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tinh thần cho
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, quá trình bảo vệ Tổ quốc lại tạo ra sự ổn định, môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nửa nước được giải phóng, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta bắt tay ngay vào xây dựng đất nước, đồng thời tiến
hành một cách chủ động các hoạt động bảo vệ miền Bắc
với tính cách là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Nhân dân ta tiến hành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, cải
‘tao xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế miền Bắc, đẩy
mạnh công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; củng cố bộ máy chính quyền nhà nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng xác định
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam ở hai miền,
đẩy mạnh xây dựng kinh tế, văn hoá, giáo dục, xây dựng
quân đội chính quy, hiện đại đó là những công việc phản
ánh sinh động thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ một nửa nước được giải phóng Sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tạo điều kiện chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, tinh thần cho sự nghiệp bảo vệ Tổ
Trang 16Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiệm
vụ bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa được đặt ra một cách
trực tiếp Sau 10 năm xây dựng và chuẩn bị mọi mặt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Bắc tự tin, vững
vàng bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa Thực hiện phương châm "vừa sản xuất, vừa chiến
đấu", nhân dân miền Bắc đã kiên cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, làm chỗ dựa vững chắc, chi viện sức người,
sức của cho cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam,
đưa cách mạng miền Nam từng bước tiến lên, tiến.tới
thắng lợi hoàn toàn ˆ ,
Kết thúc thắng lợi nhiệm vụ thiêng liêng của cách mạng Việt Nam là giải phóng miền Nam, giành độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, cả
nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta khẩn trương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước Nhanh chóng tiến hành thống nhất
đất nước về mặt Nhà nước, xác định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ
Những nội dung về chính trị được tiến hành trong
thời kỳ này đã mở ra một trang mới, tạo cơ sở chính trị
_ vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
Trang 17mới Chúng ta đã tiến hành các công việc chuyển đất
nước từ thời chiến sang thời bình; tỉnh giảm lực lượng - quân đội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thời bình, chuyển một bộ phận sang làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đất nước; tổ chức lại lực lượng bộ đội chủ lực theo hướng giảm thường trực, tăng lực lượng dự bị động viên,
bố trí lại thế trận quốc phòng thống nhất trong phạm vi
cả nước, sắp xếp lại lực lượng dân quân, tự vệ cho phù hợp yêu cầu thời bình
Trong gần 25 năm đổi mới đất nước, mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa tiếp tục thể hiện sinh động trong thực tiễn Sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử: "Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện Kinh tế tăng trưởng khá nhanh;
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hệ thống chính :
trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường Chính trị - xã hội ổn định Quốc phòng và an ninh được giữ vững",
Có được những kết quả và thành tựu trên, vấn đề có ý nghĩa quyết định là vì chúng ta đã nhận thức và giải
quyết thành công mối quan hệ giữa xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trang 18Quán triệt quan điểm xây dung chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin; vận dụng và phát triển quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới; căn cứ vào bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đẳng đã xác định rõ mối quan hệ thống nhất giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Cương lĩnh năm 1991 khẳng định: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cach mang"
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp
tục khẳng định mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và chỉ rõ: "Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa" Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Kết hợp chặt chế kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế trong
1 Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lan tha VII: Cương lĩnh xây dựng đốt nước trong thời hỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991,
Trang 19các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội", Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương khoá IX của Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về
"Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới", tiếp tục khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta chỉ
rõ: "Kết hợp phát triển kứnh tế - xã hội uới tăng cường sức mạnh quốc phòng uà ơn ninh trên, cơ sở phát huy mọi tiêm năng của đất nước"? Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý
luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006) đã phân
tích sâu sắc sự phát triển nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và đặt vấn đề "Trong điều kiện mới, cần có nhận thức sâu sắc hơn, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa xây dung va bảo vệ Tổ quốc"$,
Như vậy, trong nhận thức tư tưởng, lý luận, Đẳng ta luôn nhận thức và không ngừng phát triển tư duy lý luận về mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình Đẳng ta
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vỡn biện Đợi hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 117
2 Dang Cong san Việt Nam: Văn biện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 110
3 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Bớo cáo tổng bết một số uấn đề lý
luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị
Trang 20đã xác định chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
đúng đắn, có giá trị lý luận và thực tiễn cao và giáo dục, quán triệt sâu sắc các nội dung của chiến lược đó cho các
tầng lớp nhân dân Nội dung của chiến lược bảo vệ Tổ
quốc phản ánh tư duy chiến lược mới của Đảng về chính trị, quân sự trên cơ sở bám sát thực tiễn tình hình và những yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mối
quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau; tuy nhiên, trong từng giai đoạn cách mạng khác nhau, thì nội dung cụ thể và sự thể hiện mối quan hệ đó có sự khác nhau Trong gial _ đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, nhưng lại luôn xác định nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ "trọng yếu thường xuyên" Đó là quan điểm đúng đắn và khoa học, thể hiện sâu sắc tư duy mới của Đảng về mối quan hệ hữu cơ này trong điều kiện lịch sử mới
Theo quan điểm của Đẳng, trong khi đặt lên hàng đầu
nhiệm vụ phát triển kinh tế, thì không có nghĩa là coi
nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là thứ yếu; trong khi xác định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ
"trọng yếu thường xuyên", thì cũng không có nghĩa là không tập trung cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển
kinh tế, xây dựng đất nước Bản chất mối quan hệ giữa
Trang 21dựng có bảo vệ Bảo vệ không chỉ là phòng ngừa mà trước
hết phải chăm Ìo xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt;
khắc phục được nguy cơ tụt hậu về kinh tế cũng là biện
pháp bảo vệ, là tạo điều kiện vững chắc cho bảo vệ; bảo vệ
là một bộ phận hợp thành của xây dựng, xây dựng cũng là một bộ phận hợp thành của bảo vệ; xây dựng là một "phương thức hữu hiệu" để bảo vệ Tổ quốc
Vì vậy, những giải pháp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong những giải pháp xây dựng đất
nước; những giải pháp xây dựng đất nước còn được thể
hiện trong các giải pháp bảo vệ Tổ quốc; quốc phòng, an ninh và kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau trong mục tiêu, nội dung, biện pháp xây dựng đất nước và cả trong mục tiêu, nội dung, biện pháp bảo vệ Tổ quốc Xây dựng Đẳng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm
vụ không chỉ là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước mà còn chính là yêu cầu sống còn của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Những nhận thức lý luận và quan điểm trên cua Dang cho thấy rõ mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau, tạo điều kiện cho nhau, không thể tách rời, cần phải được kết hợp chặt chẽ trong tất cả các lĩnh vực, trong mọi cấp, mọi ngành, cả vĩ mô và vi mô, cả trung ương, địa phương cơ sở Quan điểm lý luận trên của Đảng là sự phát triển tư duy và nhận thức lý luận về quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội
* As 4° `A x nw ~ AS ~ Z
Trang 22xã hội chủ nghĩa, quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước
của dân tộc ta trong điều kiện mới
Thế nhưng, trong tư tưởng và trong thực tế hiện nay vẫn có những biểu hiện không đúng, thậm chí còn có
những quan điểm thù địch, sai trái đối với quan điểm của
Đảng ta về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đã không nhận thức đúng hoặc xuyên tạc quan điểm của Đảng về mối quan hệ cơ bản này Thực tế hiện nay không phải không có nhận thức kinh tế đơn thuần trong phát triển kinh tế, còn có quan điểm cho
rằng, các đơn vị và tổ chức kinh tế chỉ làm nhiệm vụ xây
dựng và phát triển kinh tế, còn nhiệm vụ quân sự, quốc
hà 1!
phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là "của riêng" lực lượng vũ trang, của riêng Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân Vẫn còn có những biểu hiện lệch lạc, những
biểu hiện xem nhẹ, lơ là nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc ở một số cán bộ, đảng viên, như yêu cầu giảm chì phí cho quốc phòng, cho quân đội, giảm số quân thường trực (kế cả giảm những cán bộ, chiến sĩ đã qua
chiến đấu) đến mức tối thiểu, mà không thấy hết tầm
quan trọng chiến lược của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới
Thực tế vẫn còn những nhận thức quân sự đơn thuần trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa cho rằng hoạt động của lực lượng vũ
Trang 23cần phải tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước
Còn có biểu hiện tư tưởng tách rời giữa xây dựng với
bảo vệ khi cho rằng, ngày nay chỉ cần tập trung nỗ lực cho
phát triển kinh tế, không nên nói nhiều đến bảo vệ, vì
trong phát triển kinh tế đã là bảo vệ, đã có bảo vệ, hơn
nữa nói nhiều đến bảo vệ, quan tâm nhiều đến bảo vệ thì
chúng ta "dễ bị cô lập" trong quan hệ quốc tế, "gây nhiều khó khăn cho nhiệm vụ xây dựng đất nước" Nhận thức tư
tưởng này không những không đúng với thực chất của mối
quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ, mà còn gây nguy hại đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và cả chính
sự nghiệp xây dựng kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
Làm sao mà có thể thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện thực
hoá được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh khi quốc phòng, an ninh không được giữ vững, môi trường hồ bình, ổn định khơng được bảo
đảm, chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng bị chệch hướng Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến bảo vệ,
không thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không làm
thất bại mợi âm mưu và bành động chống phá của các thế
lực thù địch thì không những kinh tế sẽ không phát triển, xã hội sẽ không ổn định, mà thậm chí còn bị trượt sang quỹ đạo khác; những thành tựu của sự nghiệp phát triển
kinh tế nếu có, thì cũng không thực sự phục vụ cho lợi ích
Trang 24mà lại chỉ phục vụ cho lợi ích của một số ít người, thậm chí cho lợi ích của các thế lực thù địch
Sự chệch hướng của sự phát triển này là điều hết sức
nguy hiểm bởi chúng ta không dễ dàng nhận biết được sự
chuyển động của quá trình đó, và còn bởi những "lợi ích kinh tế, vật chất" sẽ làm cho không ít người bị "loá mắt", mất cảnh giác, để phòng Say sưa phát triển kinh tế, làm
giàu bằng mọi giá, không quan tâm đúng mức đến nhiệm
vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc thì sẽ dẫn đến những hành động tự mình thủ tiêu chính những thành
quả cách mạng của mình :
Trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực;
trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong gia1
đoạn mới, chúng ta cần phải tiếp tục nhận thức sâu sắc
hơn, đầy đủ và toàn diện hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; quy luật tôn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam dựng nước đi
đôi với giữ nước, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm, quy luật đó vào thực tiễn cách mạng `
_ Cần nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới, đó là hai mặt cơ bản của cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, luôn gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau, tạo tiền để, điều kiện cho nhau; mọi sự tách rời hai mặt này ra đều dẫn đến những hậu quả nguy hại cho cách mạng Cần nhận thức rõ rằng, sự gắn bó giữa xây dựng và
Trang 25phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc là trong cùng mục tiêu
thống nhất: vừa bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội, sự
phát triển của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa giữ vững được độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần thống nhất nhận thức và cụ thể hơn mối quan hệ giữa xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn xây dựng,
phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương Xác định rõ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai mặt hoạt động diễn ra
trong mỗi tổ chức, mỗi con người, mỗi ngành, mỗi cấp,
trong mọợi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, không
thể tách rời nhau Quan điểm "tự bảo vệ" với tư cách vừa
là yêu cầu, vừa là phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc - trong tình hình mới, cần phải được nhận thức đúng đắn và
cụ thể hơn đúng với tầm quan trọng của nó
Tư duy về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chỉ ra rằng, kết hợp chặt chế xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh là sự kết hợp chặt chế trong một chiến lược chung thống nhất nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực của đất nước, sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
Trang 26nhân dân cả tiểm lực và thế trận, gia tăng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như trong từng kế hoạch, quy hoạch cạ thể ở các địa phương, các ngành
phải vừa chú ý đến mục tiêu kinh tế - xã hội vừa chú ý đến yêu cầu của quốc phòng, an ninh, phải tính đến việc
sử dụng được cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa "khi cần thiết"
Bản chất, yêu cầu của mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa còn chỉ ra
rằng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cũng phải có
"thế trận", có "thế trận" của nên kính tế Đó là thế bố trí
chiến lược phát triển kinh tế trên tất cả các vùng, miền của Tổ quốc, trong tất cả các cấp, các ngành, tạo ra sự liên
hoàn và phát triển nhịp nhàng của toàn bộ nền kinh tế đất nước Đồng thời, thế bố trí chiến lược kinh tế ấy phục
vụ trực tiếp cho việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Thế trận đó phải đáp ứng yêu cầu trong thời bình thì mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
Trang 27M61 QUAN HE GIUA XAY DUNG VA BAO VE `
- TỔ QUOC XA HOI CHU NGHIA - MOT SO VAN BE PHƯƠNG PHÁP LUẬN
PGS NGƯT Lê Hồng Quang*
Trải qua thực tiễn lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh,
tổn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã quán triệt sâu sắc chân lý bất di bất dịch: Dựng nước đi đôi với giữ nước Tuy nhiên, phương pháp luận mácxít dạy chúng ta rằng,
nhận thức và giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải đặt trong những điều biện
thực tiễn lịch sử cụ thể Ngày nay, xem xét và giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khác xa với
thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giành và giữ độc lập dân tộc, cũng khác xa thời kỳ sau kháng chiến
chống Mỹ thắng lợi, đất nước thống nhất, khôi phục và
phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh vô
cùng nặng nề trong điều kiện bao vây, cấm vận ngặt nghèo và phá hoại quyết liệt của các thế lực thù địch
Trang 28Ngày nay, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đẳng ta lãnh đạo sau gần 25 năm đã thu được những
thành tựu to lớn rất đáng tự hào Chúng ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang vươn lên mạnh mẽ
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa với quyết tâm phấn đấu đưa nước
ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, đất nước ta đã tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về nhiều mặt, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế và khai thác ngày càng hiệu quả những nguồn lực bên ngoài để phát triển Thế và lực trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từng bước được
tăng cường rõ rệt
Nhiệm vụ xây dựng đất nước, bảo vệ đất nước, mối quan hệ giữa xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa diễn ra không chỉ trong những điều kiện thuận
lợi mới, những thời cơ to lớn, mà còn chịu ấp lực không
nhỏ của những nguy cơ, thách thức đan xen, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp Chưa bao giờ cách mạng nước ta đứng trước thực tiễn đấu tranh uà hợp tác dan xen phúc
tựp như ngày nay, nhận thức đối tượng và đối tác để xử lý khôn ngoan và hiệu quả trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
khai thác tối ưu những thuận lợi và hạn chế tối đa những
bất lợi cho an ninh, ổn định và phát triển cũng không đơn
giản dễ dàng
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể đó, mỗi lĩnh vực
Trang 29"một ngày bằng 20 năm" và gắn với quá trình sâu rộng,
khẩn trương, thực tiễn cấp bách đặt ra yêu cầu về an ninh phát triển, an ninh ổn định về chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa, an ninh xã hội, trật tự an toàn
xã hội An ninh trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội tác
động ảnh hưởng đến an ninh trên mọi lĩnh vực khác An ninh phát triển trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động
tổng hợp đến thế và lực chung trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay trên toàn cầu
nảy sinh từ nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đến suy thoái kinh tế trên khắp hành tinh, đe dọa sự phát triển và ổn định của mọi quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam An ninh môi trường nảy sinh từ
những biến đổi khí hậu toàn cầu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng đều đòi hỏi tư duy chiến lược của Đẳng ta, Nhà nước ta phải quan tâm tính toán và giải
quyết từng bước có hiệu quả, bảo đảm kinh tế đất nước
hiên tục phat triển, tình hình chính trị - xã hội thường xuyên giữ được ổn định, không gây nên những xáo trộn
lớn về đời sống và tâm lý xã hội, không có sự đe dọa đến
an ninh Tổ quốc, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng kích động, gây rối, làm tổn hại đến sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội
Đảng ta, Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn nhấn mạnh đến xây dựng
Trang 30trưởng mạnh mẽ; chính trị xã hội luôn giữ được ổn định, từng bước giải quyết tốt mợi nhu cầu của nhân dân về cơm ăn áo mặc, việc làm, nhà ở, đi lại, học hành, chữa bệnh ; môi trường tự nhiên được giữ gìn có hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển lành mạnh, lâu dài cho các thế hệ hiện nay và tương lai
Đó là những biểu hiện sinh động, mới mẻ của mối quan
hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện lịch sử mới ngày nay
Toàn dân xây dựng đất nước, toàn dân bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa Tính chất toàn dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay rất cần được thể
hiện ở chỗ mọi ngành hoạt động của đất nước đều có trách
nhiệm giải quyết tốt những vấn đề chiến lược an ninh
phát triển ngay trên lĩnh vực của mình Thế trận toàn dân
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa bao quát rất rộng trên
mọi lĩnh vực xây dựng và hoạt động của đất nước, không thể chỉ chú trọng đến tăng cường vũ trang bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dù rằng đó là phương diện quan trọng hàng đầu phải thường trực mài sắc cảnh giác, quan tâm day du
Trong điều kiện thực tiễn lịch sử ngày nay, càng thấy
rõ xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa
Trang 31Hoạt động xây dựng đất nước trên bất kỳ lĩnh vực nào không thể không bao hàm những hoạt động bảo đảm an ninh phát triển cho chính lĩnh vực đó và nhiều lĩnh vực xây dựng khác Hoạt động bảo vệ đất nước tồn tại một cách hữu cơ trong xây dựng đất nước như một yếu tế bên trong, thành phần bên trong của quá trình xây dựng đất nước
Một tổ chức kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp hay
địch vụ, trong đẩy mạnh sản xuất không thể không chăm
lo trực tiếp đến an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh
môi trường, an ninh tư tưởng văn hóa, an ninh xã hội như yêu cầu bên trong của quá trình phát triển sản xuất
vật chất của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bảo
đảm đời sống vật chất và tỉnh thần của người lao động, lực lượng chủ yếu trong phát triển sản xuất cũng như trong
ngăn ngừa những bất ổn về chính trị, xã hội do những
nguyên nhân khác nhau, đẩy lai những mưu toan "điễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trên từng địa bàn hoạt động
Xem xét mối quan hệ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
đối với xây dựng đất nước trên một phương diện khác,
_cũng có thể thấy hoạt động bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa không thể không bao hàm hoạt động xây dựng ngay các lực lượng chính trị xã hội tiêu biểu, nòng cốt cho sức mạnh sống còn của đất nước và chủ nghĩa xã hội
Chúng ta nhận thức sâu sắc bảo vệ đất nước ngày nay là phải bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ gắn với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ
Trang 32dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững _ mạnh toàn diện, phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tình nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự vừa là lực lượng vũ trang nòng cốt cho toàn dân bảo vệ Tổ quốc, vừa là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, cùng nhân dân giữ vững môi trường hòa bình
ổn định để phát triển đất nước
Sức mạnh tự bảo vệ của quân đội được tăng cường, chắc chấn mọi mưu ma chước quỷ của các thế lực thù địch hòng "phi chính trị hóa quân đội" trước sau đều sụp đổ tan tành; Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ bản lĩnh chính trị, đạo đức và năng lực sáng tạo vượt qua bất kỳ khó khăn thử thách nào để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi Đảng,
Nhà nước, chế độ nhân dân làm chủ phải được bảo vệ nghiêm ngặt Muốn vậy, một yêu cầu quan trọng là Đảng Cộng sản Việt Nam, từ cơ sở đến cấp cao nhất phải được
xây dựng, đổi mới chỉnh đốn, thực sự nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang tầm với trách nhiệm vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của
Trang 33Dưới sự lãnh đạo của Đảng, và tổ chức quản lý chặt
chẽ của Nhà nước, ra sức xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở quan tâm đặc biệt xây dựng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, mới có thể nói đến thiết thực bảo vệ chế độ nhân dân làm chủ xã hội, làm chủ đất nước, ổn định và phat t trién đất nước hòa bình, thống nhất
Xây dựng, phát triển sức mạnh tự bảo uệ của toàn bộ
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định
trong thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Nhận thức mối quan hệ biện chứng phức tạp giữa xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước trong điều kiện lịch sử
ngày nay dẫn chúng ta đến kết luận có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn hiện nay là:
Mỗi tổ chức, mỗi lực lượng, mỗi tập thể, mỗi con người
trong xã hội ta ngày nay đều có trách nhiệm cụ thể tích
cực thực hiện chiến lược xây dựng,Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong
sự phối hợp chặt chẽ hữu cơ với nhau không thể tách rời
Trong điều kiện thực tiễn ngày nay, có thể nói đến một chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thống nhất, bao quát tất cả các mặt hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Tất nhiên, xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước vẫn
là những lĩnh vực có nhiều hoạt động đặc thù khác nhau,
không thể quan niệm giản đơn làm tốt mặt này là tự khắc
Trang 34quốc xã hội chủ nghĩa gắn bó với nhau, thâm nhập vào nhau, luôn đòi hỏi sự kết hợp khoa học, khéo léo, hiệu quả trên toàn cục và ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội trong từng thời điểm lịch sử
Mối quan hệ giữa xây dựng đất nước và bảo vệ đất
nước vốn không đơn giản, lại tổn tại trong trạng thái đầy biến động ở một thời kỳ lịch sử đặc biệt, mọi mặt đời sống
đất nước trong sự nghiệp đổi mới đang biến chuyển nhanh chóng Tuy nhiên, vốn tổn tại trên một nền kinh tế kém phát triển, ngốn ngang những bất cập, những mâu thuẫn, ngày nay, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, các mặt của đời sống xã hội tiến lên không thể
đông đều, không thể sớm tạo ra thé phát triển cân đối,
nhịp nhàng, bền vững
Trong quá trình đổi mới, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra những thuận lợi to lớn để cùng
vươn lên, nhưng đồng thời cũng đưa tới những khó khăn
mới, thách thức mới, cản trở sự phát triển an toàn, bền
vững Nhiều mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển cần
phải được tháo gỡ Chẳng hạn, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, khả năng cạnh tranh kém; nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu phát triển, người
lao động còn nhiều hạn chế về kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng tay nghề và ý thức ký luật; bộ mặt đất
nước thay đổi nhanh chóng hằng ngày, hằng giờ, nhưng môi trường ô nhiễm gia tăng ngày càng nặng nể, tệ nạn xã
Trang 35bất cập khó theo kịp với đà phát triển của kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong cuộc sống đặc biệt bộn bể, biến chuyển sống
động như thế, hiểu đúng thực trạng và triển vọng của mối quan hệ giữa xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước và xử lý tốt mọi vấn đề đặt ra không phải là công việc
đơn giản, dễ dàng |
Vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận trên đây gợi cho
chúng ta phải tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng hai công việc lớn: công tác dự báo bhoa học uà công túc quy hoạch, bế hoạch
Cấp bách phải nâng cao năng lực dự báo khoa học của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ quan nghiên cứu các cấp, các ngành đủ sức nhạy bén phát hiện những vấn đề nảy sinh để phát triển bền vững, mối quan hệ giữa xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước ở cấp mình, địa phương mình được giải quyết kịp thời và hiệu quả
Thực tiễn những năm qua bộc lộ rất rõ năng lực dự
báo ở nhiều cấp, nhiều ngành còn hạn chế, do ba nguyên
nhân: trình độ kiến thức khoa học chưa sâu; khả năng nắm chắc thực tiễn còn nhiều yếu kém; trình độ phương pháp luận còn chưa đáp ứng Trong công tác đào tạo, bồi,
dưỡng rèn luyện cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn cần phấn đấu khắc phục cả ba mặt đó
Gắn với công tác dự báo khoa học, phấn đấu nâng cao
chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch Những năm qua,
Trang 36bền vững, sự tiến bộ tương đối đồng đều, cân đối các mặt
của đời sống xã hội Sự tiến bộ về công tác quy hoạch, kế
hoạch sẽ tạo ra khả năng kết hợp hài hòa, ngày càng hiệu
quả giữa xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước trước mắt
Trang 37TANG CUGNG MGI QUAN HE BIỮA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ
BAO VỆ Tổ QUỐC XÃ HỘI PHỦ NGHĨA TRŨNG TÌNH HÌNH MỨI
PGS TS Truong Thanh Trung* Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt
Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước đi liền với giữ nước Trong bất kỳ thời đại nào, nếu đất nước hưng thịnh, sản
xuất và đời sống của nhân dân phát triển, thì khả năng
bảo vệ đất nước được tăng cường, đến lượt mình, độc lập, chủ quyền của dân tộc được bảo vệ vững chắc thì sẽ mở
ra điều kiện để đất nước phát triển thái bình, thịnh trị
Điều đó đã được minh chứng qua lịch sử nước nhà mấy nghìn năm qua: Những triều đại phong kiến biết chăm lo đắp đê, trị thuỷ các dòng sông để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, tăng cường buôn bán làm cho
dân bớt đói khổ, thì đoàn kết được nhân dân để đánh
thắng giặc ngoại xâm Ngược lại, những triều đại chi dồn sức để xây dựng thành quách, thiếu chăm lo xây
Trang 38dựng đất nước, làm cho dân bị đói khổ, lầm than, thì thường không huy động được sức dân bảo vệ Tổ quốc Bài học lịch sử đó nhắc nhở chúng ta phải tăng cường
mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhận thức đúng đắn mối quan hệ tất yếu giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: "Kết hợp phát triển binh tế - xã hội uới tăng cường sức mạnh quốc phòng va an
_ ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước"
Như vậy, ta có thể thấy rằng, Đảng ta coi bảo vệ Tổ quốc là một bộ phận hợp thành của xây dựng đất nước, đồng
thời lấy xây dựng đất nước làm cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, có ảnh hưởng tích cực tới sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh" và "bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân
tộc"? Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những mâu
thuẫn, bất cập đang cần trỏ việc tăng cường mối quan hệ 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.110
Trang 39giữa xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong đó nổi lên một
số mâu thuẫn chính sau đây:
1 Mau thuan giữa tính đa dạng, phức tạp về lợi
ích của các nhóm xã hội với yêu cầu đồng thuận của toàn dân đối với việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao đời sống “
nhân dân, Đảng, Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực tế đã thừa nhận, đó là một chủ trương đúng, hợp
lòng dân và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế,
nhưng trong quá trình thực hiện cũng có không ít những
vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp Đó là cơ cấu sở hữu trong
nền kinh tế ở nước ta hiện nay không phải là cơ cấu thuần nhất công hữu hay tư hữu mà là một cơ cấu với sự đan xen
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế: kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân Trong đó,
khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng mở rộng và trở thành một trong những động lực quan trọng phát triển nền kinh tế
Nền kinh tế thị trường, với nhiều hình thức sở hữu,
Trang 40thiếu thống nhất, thậm chí mâu thuẫn lợi ích giữa các
nhóm xã hội đang tăng lên Những vụ đình công, bãi công
của công nhân phản đối các chủ doanh nghiệp; hoặc
những vụ khiếu kiện đông người của nồng dân về đển bù
đất đai và tạo việc làm là những biểu hiện cụ thể của sự
thiếu thống nhất về lợi ích của các nhóm xã hội đang tổn
tại trên đất nước ta hiện nay
Trong bối cảnh có sự đa dạng, phức tạp về lợi ích của các nhóm xã hội, việc thống nhất ý chí và hành động của
toàn dân vì mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tất
nhiên sẽ gặp phải không ít những khó khăn do những yếu
tố không đồng thuận chủ yếu sau đây:
Một là, khuynh hướng tách rời nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc với nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
ngày càng bộc lộ rõ nét hơn Dong dao các tầng lớp nhân dân dễ nhất trí, đồng lòng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, nhưng lại bị chia rế, phân hoá về thái độ đối
với chủ nghĩa xã hội Những người có sự gắn bó quyền lợi với chế độ sở hữu tư hữu, những người ít được giác ngộ về
lý tưởng xã hội chủ nghĩa thường không hoặc ít quan tâm tới việc bảo vệ chủ nghĩa xã hội
Hơi lò, sự giải quyết chưa thoả đáng vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đang tạo nên sự khác biệt trong
nhận thức và hành động của các nhóm xã hội khác nhau
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Thực tế đã cho thấy, việc triển khai nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở các đơn vị