1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đô thị đến sức khỏe cộng đồng tại thành phố hà nội

39 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đô thị đến sức khỏe cộng đồng tại Thành phố Hà Nội
Tác giả Phạm Phương Lan, Nguyễn Đình Hồng, Dương Ngô Khải, Cao Hà Đạt
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Lưu trữ học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 7,18 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (0)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (0)
  • 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (0)
  • 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Bố cục nghiên cứu (11)
  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN VỀ CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (12)
    • 1.1.1. Các khái niệm liên quan (12)
      • 1.1.1.1. Khái niệm môi trường (12)
      • 1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường (13)
      • 1.1.1.3. Khái niệm đô thị (14)
    • 1.1.2. Các loại ô nhiễm môi trường (14)
      • 1.1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước (14)
      • 1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường đất (0)
      • 1.1.2.4. Ô nhiễm tiếng ồn (15)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (15)
      • 1.2.1 Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia, địa phương (15)
        • 1.2.1.1. Bài học kinh nghiệm tại Nhật Bản (15)
        • 1.2.1.2. Bài học kinh nghiệm tại Trung Quốc (16)
      • 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội (17)
    • 2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nội (19)
      • 2.1.1 Ô nhiễm môi trường nước (20)
      • 2.1.2 Ô nhiễm môi trường không khí (21)
      • 2.1.3 Ô nhiễm môi trường đất (24)
      • 2.1.4 Ô nhiễm tiếng ồn (25)
    • 2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (26)
      • 2.2.1. Do thói quen sinh hoạt của con người (26)
      • 2.2.2 Các hoạt động giao thông (27)
      • 2.2.3 Các khu công nghiệp (27)
      • 2.2.4 Từ hoạt động kinh tế hằng ngày (27)
      • 2.2.5 Các công trình xây dựng (28)
      • 2.2.6 Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường (28)
      • 2.2.7 Một số nguyên nhân khác (29)
    • 2.3 Tác hại của ô nhiễm môi trường đô thị (29)
      • 2.3.1 Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người (29)
      • 2.3.2 Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái (31)
      • 2.3.3 Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với nền kinh tế (32)
  • Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢM THIẾU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI (33)
    • 3.1. Học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới (33)
    • 3.2 Giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội (35)

Nội dung

Họ đã nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài để xem xét sự phụ thuộc của nồng độ PM theo thời gian từ đó có thể đưa ra những cảnh báo chính xác về các đợt ô nhiễm môi trường đô thị ng

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Bài viết này được sử dụng những tài liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống có uy tín như các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo cáo của các tác giả trong và ngoài nước, các số liệu được thu thập qua các website.

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng dựa trên những con số, tỷ lệ để diễn giải các kết quả nghiên cứu thu được.

Bố cục nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài viết được bố cục làm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các vấn đề ô nhiễm môi trường Chương 2: Thực trạng về ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội

Chương 3: Các biện pháp và đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị tạ thành phố Hà Nội

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN VỀ CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Các khái niệm liên quan

Môi trường là tổ hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cấp thiết cho sự sinh sống, cho công cuộc sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, đất, không khí, ánh sáng, nước, cảnh quan, các quan hệ xã hội

Theo nghĩa hẹp, môi trường là chủ thể không xét tới tài nguyên thiên nhiên có sẵn, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội liên quan trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người.

Môi trường tự nhiên: Thuật ngữ 'môi trường tự nhiên' đề cập đến các điều kiện và môi trường xung quanh không do con người tạo ra, trong đó tất cả các sinh vật sống và không phải sinh vật tồn tại trên Trái đất Các khái niệm chung của môi trường tự nhiên bao gồm hai thành phần khác nhau: Sinh thái các đơn vị đó hoạt động như tự nhiên hệ thống (ví dụ như đất, thảm thực vật và vân vân) và tài nguyên thiên nhiên phổ quát (như không khí và nước) Đồng nghĩa với việc nó bao gồm các yếu tố thiên nhiên như sinh học, hóa học, vật lý, tòa đại không trong ý muốn của con người, nhưng cũng phải chịu ít nhiều tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, đất, nước, không khí, núi, sông Môi trường tự nhiên đã bạn cho ta nhiều thứ như: không khí để thở, đất để xây dựng, trồng cấy, cung cấp cho con người các loại khoáng sản, năng lượng cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta phong cảnh đẹp, làm cho cuộc sống con người đa dạng hon.

Môi trường xã hội: Môi trường xã hội bao gồm các nhóm mà chúng ta thuộc về, các vùng lân cận chúng ta sống, tổ chức nơi làm việc của chúng ta và các chính sách chúng ta tạo ra để trật tự cuộc sống của chúng ta Các thành phần của môi trường xã hội: bao gồm cơ sở hạ tầng đã xây dựng; cơ cấu công nghiệp và nghề nghiệp; thị trường lao động; xã hội và quy trình kinh tế; sự giàu có; xã hội, con người, và các dịch vụ y tế; quan hệ quyền lực; chính quyền; quan hệ chúng tộc; bất bình đẳng xã hội; tập quán văn hóa; Các tác phẩm nghệ thuật; tổ chức tôn giáo và thực hành; và niềm tin về địa điểm và cộng đồng Nhờ có những luật lệ, quy định, được ban hành ở nhiều vị trí ở cấp bậc khác nhau như: Liên Hợp Quốc, quốc gia, tỉnh, cơ quan, tổ chức đoàn thể, Các hoạt động của con người được định hướng theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người ngày càng tiến bộ hơn.

1.1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi bất lợi của môi trường sống về các tỉnh chất vật lý, hóa học, sinh học của không khí, đất và nước, có thể gây tác hại trước mắt hoặc sau này cho môi trường, sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tài sản văn hoá, làm thất thoát và huỷ hoại tài nguyên dự trữ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là kết quả của 3 yếu tố được coi là nhân tố quan trọng của nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường: quy mô dân số, mức tiêu thụ bình quân đầu người và tác động của môi trường Trong số này, quy mô dân số là quan trọng nhất.Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự truyền các chất ô nhiễm hoặc năng lượng có hại vào môi trường có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, cho sự sinh trưởng của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng của môi trường.

1.1.1.3 Khái niệm đô thị Đô thị hoặc thành phố là một khu vực có mật độ công trình nhân tạo tăng lên so với các khu vực xung quanh nó Đô thị là một trung tâm đông dân cư, có thể là thành phố, thị xã, quận, phường hoặc thị trấn, nhưng thuật ngữ này thường không mở rộng đến các khu dân cư nông thôn như làng, xã, quận hoặc ấp.

Các loại ô nhiễm môi trường

1.1.2.1 Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như ao, hồ, sông, suối, biển, nước ngắm, bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt; chất có trong thuốc bảo vệ thực vật; dẫn đến gây hại cho cuộc sống của con người và các sinh vật sống trong môi trường nước.

Tại Việt Nam có khoảng 17 triệu dân chưa tiếp cận được nước sạch (báo cáo mới nhất của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường) Họ phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa, nước giếng khoan, và nước máy lọc chưa đảm bảo an toàn.

1.1.2 Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm đất là một phần của hiện tượng suy thoái đất hoặc sự thay đổi khác thường trong môi trường đất tự nhiên Nó thường được gây ra bởi các hóa chất, chất thải trong công nghiệp, nông nghiệp chưa được qua xử lý hoặc do các hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

Biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất điển hình là sự xuất hiện các chất Xenobiotic, đất bị khô cần, có màu xám hoặc không đồng nhất hoặc có màu đó, nhiều bọt, xuất hiện các hạt màu trắng trong đất hay các hạt sỏi có lỗ hổng Tuỳ theo mức độ nhiễm độc nặng nhẹ khác nhau, hiện trạng ô nhiễm môi trường đất cùng khác nhau.

1.1.2.3 Ô nhiễm môi trường không khi Ô nhiễm không khí là hiện tượng có sự thay đổi lớn và đột ngột trong các thành phần không khí, chủ yếu do khói bụi và các khí lạ xuất hiện trong không khí gây ra sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu hay làm suy giảm tầng ozon, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây hại cho môi trường cũng như các loại động thực vật Hoạt động của con người và các quá trình trong tự nhiên có thể gây ô nhiễm không khí.

1.1.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn là tình trạng tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho con người và động vật, không chỉ vậy còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thính lực của con người Ở hầu hết các quốc gia, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu đến từ các phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ,máy bay, tàu hỏa; máy móc sản xuất; xây dựng; ngoài ra còn đến từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia, địa phương

1.2.1.1 Bài học kinh nghiệm tại Nhật Bản

Nhật Bản cũng đã trải qua những thời kỳ ô nhiễm môi trường tồi tệ trong lịch sử, đặc biệt phải kể đến là sự kiện tai nạn hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, họ đã có những giải pháp quyết liệt từ các chương trình bảo vệ môi trường khác nhau, cũng phải trả giá từ nhiều nguồn lực để có được những thành tru phát triển bền vừng ngày hôm nay.

Thiết lập khung pháp lý và chính sách quản lý chặt chẽ

Nhằm giải quyết cùng lúc 3 vấn đề: Giảm thiểu ô nhiễm đồng thời bảo vệ môi trường; cắt giảm chi phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí về sức khỏe của cộng đồng; Giảm giá thành trong quy trình sản xuất và giảm chi phí năng lượng, chính phủ Nhật Bàn đã phải tiến hành các giải pháp căng cơ để cải thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các quy định pháp luật về tiêu chuẩn xả thải, kiểm tra ô nhiễm nước và không khí, giảm sát tế nghiêm ngặt về kiểm tra chất độc hại Đặc biệt quan tâm đến chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nỗ lực phòng ngừa và kiểm tra ô nhiễm môi trường.

Sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng và các tổ chức xã hội

Bên cạnh một hệ thống chính sách kiểm soát ô nhiễm nghiêm ngặt đáng được học tập Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, cũng như ý thức cao của người dân Nhật Bản rất nỗ lực trong việc làm sạch môi trường Tại Nhật, mỗi người dân đều có trách nhiệm với môi trường xung quanh, luôn giữ gìn vệ sinh chung không chỉ thể có hàng nghìn tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, hàng trăm tờ báo chuyên về môi trường, về xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học.

1.2.1.2 Bài học kinh nghiệm tại Trung Quốc

Sau hơn ba thập kỷ Trung Quốc từ một quốc gia nghèo nay đã là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới Nhưng để đổi lấy sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ Trung Quốc phải trả cải giả không nhỏ là vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm hạt mịn PM2.5 ở các vùng trọng điểm kinh tế của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thiên Tân, đồng bằng sông Dương Từ và lưu vực sông Châu Giang.

Theo nghiên cứu trên Journal of Cleaner Production, đầu năm 2013, ô nhiễm khói mù độc hại nghiêm trọng và kéo dài cả tháng đã xảy ra ở trung, bắc và đông Trung Quốc Ô nhiễm ở đây bị cho là có mức cao về nồng độ PM2.5, đạt mức kỷ lục, bao phủ hơn 1,3 triệu km2 và ảnh hưởng đến khoảng 800 triệu dân Để cải thiện chất lượng không khí bị giảm ô nhiễm nặng Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra kế hoạch hành động về phòng chống ô nhiễm không khí Kế hoạch hành động có vai trò là hướng dẫn để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khi ở cấp quốc gia, chính quyền thành phố Bắc Kinh, nơi chịu ảnh hưởng lớn do nạn ô nhiễm khí thải, đưa ra kế hoạch hành động chi tiết.

Bắc Kinh tập trung vào sáu hướng chính: (1) kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, (2) kiểm soát ô nhiễm do nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, (3) kiểm soát ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra, (4) kiểm soát ô nhiễm khỏi bụi, (5) phục hồi các hệ sinh thái bị ô nhiễm, và (6) ứng dụng các công nghệ mới vào bảo vệ môi trường.

Hơn thế nữa, thành phố cũng đã ủng hộ và thiết lập các hệ thống giao thông công nghệ cao, thân thiện với môi trường, và ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Để kiểm soát số lượng phương tiện thông qua biển số, nhà nước tăng mức tiêu chuẩn khí thải với phương tiện giao thông, yêu cầu kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện giao thông có khả năng gây ô nhiễm thường xuyên, cải thiện chất lượng nhiên liệu, loại bỏ hàng trăm nghìn phương tiện giao thông cũ kỹ, tăng chi phí lái xe ôtô, đưa vào hoạt động phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, quản lý xe từ các thành phố khác đến thành phố. Để kiểm soát ô nhiễm đốt than, chính quyền khuyến khích xây dựng dự án sử dụng khí gas và các nhiên liệu sạch để thay thế sử dụng than, Bắc Kinh đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và cấm người dân ở các khu vực xung quanh dùng than để sưới ẩm, đẩy nhanh việc loại bỏ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao và lạc hậu. Để ngăn chặn bụi, Bắc Kinh thực hiện để kiểm soát bụi phát ra tại các công trường xây dựng, niêm phong phương tiện vận tải tạo ra bụi, tăng cường quét đường hay hút bụi Thành phố đã tăng lượng bao phủ cây xanh tại thành phố và khu vực lân cận lên tới 100 km2.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Bắc Kinh phối hợp với tỉnh thành khác thực hiện các thỏa thuận và hành động thống nhất trong kiểm soát nguồn gây ô nhiễm khí, cấu trúc năng lượng, tối ưu hóa các ngành công nghiệp, quản lý phát triển đô thị và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nặng Theo số liệu được nghiệm thu sau đó, kế hoạch hành động trên đã giúp Trung Quốc nói chung và Bắc Kinh nói riêng cải thiện đáng kể chất lượng không khí, thành phố Bắc Kinh đã đạt được những thành công nhất định, vượt mục tiêu đề ra, PM2.5 trung bình hàng năm giảm đến 35% chỉ còn là 58mu*g / (m ^ 3)

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội

Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của môi trường nhằm thay đổi nhận thức của người dân, làm cho mọi người chấp hành tự giác và hiểu được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Nhất là trong điều kiện ách mạng công nghiệp4.0, con người cần nắm bắt được các quy luật tự nhiên và tìm cách áp dụng hợp lý vào thực tiễn xã hội.

Giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là một mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra Để đạt được mục tiêu đó, đổi mới công nghệ bằng hai con đường để hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cấp thiết hơn bao giờ hết: Chuyển giao công nghệ tiên tiến và tự tiếp thu công nghệ hiện đại có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch, chúng ta mới có thể thực hiện được công nghiệp hóa hiện đại hóa một cách nhanh chóng hơn, đồng thời đó cũng chính là phương thức hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu kép là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái Đảng ta khẳng định: đảm bảo sự phát triển mọi mặt kính tế xã hội một cách bền vững, ta phải phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Do vậy, chúng ta kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái với bất kỳ giá nào Mục tiêu chuyển giao công nghệ phải vừa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đim vẫn đề môi trường sinh thái.

Những nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được như nhiên liệu hỏa thạch cần được sử dụng một cách hợp lý, áp dụng chức năng tái sản xuất để khắc phục tình trạng hoang phi các nguồn tài nguyên thiên nhiên Phát triển kinh tế xanh, kình về nuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kinh

Triển khai, thực hiện đầy đủ luật bảo vệ môi trường Đây mạnh nhiều biện pháp tân đe, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm, đầu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường, um tiên xử lý trước các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường sinh thái với bất cứ giá nào mục tiêu chuyển giao công nghệ phải vừa đáp ứng yêu được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái.

Những nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được như nhiên liệu hóa thạch cần được sử dụng một cách hợp lý, áp dụng chức năng tái sản xuất để khắc phục tình trạng hoang phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính.

Triển khai, thực hiện đầy đủ luật bảo vệ môi trường Đẩy mạnh nhiều biện pháp răn đe, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường, ưu tiên xử lý trước các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng Xử lý và đảm bảo an toàn ở những địa điểm có ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại Những thông tin về chất lương không khí, các chỉ số bụi mịn ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung, làng nghề và khu vực nông thôn cần phải đc cập nhật liên tục, công khai cụ thể, kịp thời.

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nội

Môi trường Hà Nội đang bị suy giảm nghiêm trọng, bao gồm các khu đô thị, từ các doanh nghiệp sản xuất bán buôn bán lẻ đến các dịch vụ của các khu công nghiệp vừa và nhỏ Ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng rất lớn tới cảnh quan

Hà Nội và cuộc sống của người dân nơi đó Chính vì thế, cần có cái nhìn tổng quan về thực trạng ô nhiễm tại Hà Nội.

Hiện nay Hà Nội có nhiều cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thành phố (trong tổng số 9 khu, cụm công nghiệp cũ, 10 khu công nghiệp tập trung mới, 25 cụm công nghiệp vừa và nhỏ và 1270 làng nghề) vẫn đang sử dụng công nghệ cũ lạc hậu, không áp dụng đầy đủ các biện pháp giảm thiểu khí thải (ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND) Ngoài ra, tại các khu vực nông thôn vẫn đốt rác, đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch, sản xuất gạch, ngói, nung vôi theo phương pháp thủ công Và cũng theo thống kê 2020, có hơn 3.650 triệu m³ nước thải sinh hoạt, 144 triệu m³ nước thải chăn nuôi (trâu, bò, lợn là 3 đối tượng chính), 1.524,85 triệu m³ nước thải nuôi trồng thủy sản chưa kể còn 1 lượng lớn nước thải từ các làng nghề, các vùng phụ cận vẫn chưa được xử lý đúng cách

Tại Hà Nội có hơn 1m ^ 3 rác thải và g dot an * 400m ^ 3 nước thải thải ra môi trường mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 10% trong số đó được xử lý Đáng chú ý con sông Tô Lịch từng được xem là "Long Mạch của Thủ d hat o ^ m nay tình trạng ô nhiễm đã rất cao Nước bốc mùi hôi thối khiến người dân, du khách không thể “thở nổi” khi đi ngang qua đây.

Về môi trường nước, ông Khanh cho biết bốn sông thoát nước chỉnh (sông Lừ, Kim Ngưu, Sét và Tô Lịch) đã phải nhận phần lớn nước thải của nội thành, tất cả đều bị ô nhiễm nặng Các sông Nhuệ, Đáy và sông Tích cũng bị ô nhiễm, nghiêm trọng nhất là tại nhiều điểm hợp lưu của sông Nhuệ vào mùa khô Các hồ của Hà Nội cũng gặp phải tình trạng ô nhiễm tương tự khi đa số chưa tách nước thải Các con sông hàng ngày phải tiếp nhận hàng ngàn nước thải xả ra từ các khu công nghiệp chưa qua xử lý thải trực tiếp vào nguồn nước Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, lượng nước thải ra trung bình vào khoảng 310000 mét khối/ngày trong đó có 1/3 là của công nghiệp Chất lượng nước dưới đất cũng đang có biểu hiện suy thoái, một số vùng có dấu hiệu ô nhiễm asen với các mức độ khác nhau.

Việc xử lý hệ thống thoát nước, nước mưa còn yếu kém so với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa Hiện tượng ngập úng xảy ra thường xuyên mặc dù có các hệ thống sông ngòi, kênh, rạch đảm trợ.

Hình 1: Thực trạng ô nhiễm tại các sông hồ tại Hà Nội (moitruong.net, 2017)

Nước thải đã được qua xử lý chỉ khoảng 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải và 20- 30% nằm rải rác của các cơ sở doanh nghiệp Hầu hết các nước thải đều gây hại cho môi trường, các hợp chất chứa chỉ số BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa các chất hữu cơ), kim loại nặng, hàm lượng NO2, NO3, các chất lơ lửng, dầu mỡ đều rất cao và vượt tiêu chuẩn cho phép Ngoài ra, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm nặng do các nguồn nước chưa qua xử lý đã thải trực tiếp qua môi trường.

Tổng lượng nước thải là 700000 mét khối/ngày nhưng chưa đến 7% là được xử lý ở khu vực nội thành Hà Nội Một số địa điểm như quân Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai từ một nơi ít bị ô nhiễm nay trở nên ô nhiễm năng. Gần 100% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải ra sông ngòi, tác hại của ô nhiễm nước gây ra mùi hôi khó chịu, mang lại rủi ro rất lớn đến sức khỏe cư dân sinh sống tại đó.

2.1.2 Ô nhiễm môi trường không khí

Trong giai đoạn từ 2011-2015, theo số liệu ghi nhận được, số ngày Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí kém chiếm đến 40-60% tổng số ngày quan trắc và có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu.

Mức độ ô nhiễm khói bụi tại một số điểm ở Hà Nội qua đo thực tế đã ngang ngửa bằng mức độ ô nhiễm khói lẫn trong sương mù năm 1952 ở London đã khiến hàng nghìn người tử vong (Ông Michael Walsh- chuyên viên Hội đồng quốc tế về giao thông sạch Mỹ).

Hà Nội là nơi có chất lượng không khí kém nhất cả nước Nồng độ bụi mịn PM10 nghiêm trọng gấp 4 lần TCCP, CO gấp 2,5-4,3 lần, hơi xăng từ 12,2- 20 lần, nồng độ bụi lơ lửng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép ô nhiễm chiếm tới 70% là ở các khu vực giao thông đông đúc Đặc biệt trong khu đô thị, chất lượng không khí luôn ở mức trung bình đến thấp Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường, ở Hà Nội tỉnh trạng ô nhiễm ở mức báo động, nồng độ bụi lơ lửng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức trung bình đến không lành mạnh.

Cập nhật của AirVisual, chỉ số AQI dao động từ trên 60- 155, trên 155 được coi là bảo động Ghi nhận mới nhất của AirVisual vào thời gian từ tháng 9-10 năm

2021, ngày 18/9, chỉ số AQI là 65 được cho ở mức trung bình, mức này người nhạy cảm với không khí có thể bị gây hại đến sức khỏe Đỉnh điểm vào 7/10 chỉ số AQI ở mức xấu lên đến 158, mức này không lành mạnh đối với tất cả mọi người khi hoạt động ở ngoài trời Hầu hết chỉ số lên rất cao vào các giờ cao điểm khi các loại xe cộ hoạt động nhiều trên đường.

Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần, trong đó chỉ số AQI ở tòa nhà quản lý

Hồ Thành Công- Trạm cảm biến cao nhất là 165, tiếp đến ở Láng Thượng, Đống Đa là 153 Ô nhiễm không khí do các chất bụi độc hại, làm cho chất lượng không khí bị giảm sút Các nồng độ NO, SO CO vượt quá các khu công nghiệp từ 2-6 lần không đạt tiêu chuẩn.

Hình 1.2:Chỉ số về chất lượng không khí tại các trạm ở Hà Nội(AirVisual) Ô nhiễm không khí không ngừng gia tăng tại các khu trung tâm, các nút giao thông lớn

Hình 1.3: Nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình tại Hà Nội (AirVisual, 2016)

Trong những năm gần đây do sự gia tăng dân số nhanh chóng dẫn đến số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội tăng lên chóng mặt; tính trung bình lượng tăng ô tô hàng năm là 10%, xe máy xấp xỉ 15% Theo kết quả quan trắc năm 2008 lượng khí SO2,CO2, C6H6, CO và các khí thải độc hại khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và ngày càng gia tăng, có tác động tiêu cực tới con người và môi trường Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe phân khối nhỏ có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng.

Không chỉ thế, ô nhiễm không khí Hà Nội còn diễn biến theo mùa, trong đó thời gian ô nhiễm nhất vào mùa đông, tập trung từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Nguyên nhân là do điều kiện khí tượng mùa đông thuận lợi cho sự hình thành của hiện tượng nghịch nhiệt khiến chất ô nhiễm không thể phát tán được.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

2.2.1.Do thói quen sinh hoạt của con người.

Theo số liệu thống kê được, Hà Nội thải vào môi trường từ 1300-1500 tấn rác thải mỗi ngày, lượng chất thải tăng 5% mỗi năm, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng Tuy vậy, ở một số nơi người dân vẫn còn khá bàng quan và thiếu sự nhận thức về vấn đề này Vứt và đốt rác bừa bãi vẫn còn diễn hàng ngày và vô cùng phức tạp làm ảnh hưởng đến sự trong lành của không khí Nhiều thói quen xấu của người dân, chẳng hạn như sử dụng than để đun nấu, hút thuốc cũng đẩy mạnh thêm tình trạng ô nhiễm cho môi trường sống của con người Vùng môi trường trung tâm ở các khu phố cũ, phố cổ có mật độ phát ra chất thải cao nhất khi nhìn từ nguồn khí thải do hoạt động sinh hoạt của các gia đình so với các vùng dân cư khác của thành phố.

Có hơn 100 bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn các quận nội thành của Hà Nội Vì thế mà lượng rác thải ra mỗi ngày là rất nhiều Trước đây, mỗi ngày tiếp nhận và tiêu hủy 2-3 tấn rác thải y tế nguy hiểm chỉ riêng tại khu xử lý rác thải nguy hiểm tại khu vực cầu Diễn – Hà Nội Nhưng từ khi vụ việc luồn rác thải y tế tư bệnh viện Việt Đức ra ngoài bị tố giác thì lượng rác thải tăng lên 4-5 tấn /ngày.

2.2.2 Các hoạt động giao thông

Hà Nội là một trong những thành phố đông dân ở Việt Nam cũng chính là đầu mối giao thông có tầm quan trọng của cả nước Bởi vậy, lưu lượng xe qua lại ở đây là vô cùng lớn, mà phổ biến hơn cả là ô tô, xe máy Theo ông Phạm Hải Dương, cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có hơn 685.000 xe ô tô; gần 5,6 triệu xe máy; hơn 1 triệu phương tiện giao thông từ các địa phương khác hằng ngày cùng nhả khói ra môi trường Thủ đô Nghiêm trọng hơn, khi ùn tắc giao thông kéo dài, động cơ xe vẫn hoạt động khiến lượng khí thải phát ra càng nhiều Tại Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt là nút giao thông Giải Phóng – Đại La đã gây nhiều phiền toái và bức xúc cho người dân nơi đây Các phương tiện giao thông luôn nườm nượp qua lại bất chấp trời gần vào trưa, nắng, nóng và oi bức, hay mùa đông mưa gió. 2.2.3 Các khu công nghiệp

Hà Nội tập trung tới 14 khu công nghiệp, 318 xí nghiệp, nhà máy, 5.000 cơ sở sản xuất cụm công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có 150 nhà máy tập trung ở khu công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm với lượng khí CO2, SO2, Co thải vào không khí quá cao, điển hình là khu công nghiệp Thượng Đình có lượng khí thải lớn nhất Hiện nay, chưa có con số thống kê được đầy đủ và thực tế về lượng nhiên liệu do các cơ sở công nghiệp tiêu thụ thải vào không khí nhưng theo ước tính mỗi năm, các nhà máy của Hà Nội thải ra khoảng hơn 82.000 tấn khói bụi, 11.000 tấn khí SO2, 45.000 tấn khí CO.

2.2.4 Từ hoạt động kinh tế hằng ngày

Thành phố Hà Nội hiện nay có trên 30 khu chợ lớn nhỏ bao gồm chợ đầu mối, chợ hoa, chợ nông sản thực phẩm, chợ phường tự phát Các chợ này thải ra hàng chục tấn rác thải các loại mỗi ngày, rác thải ùn ứ ngay trên đường phố làm ô nhiễm thành phố ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân Với thu nhập ngày càng cao, nhu cầu trao đổi, mua bán tại các khu chợ diễn ra mạnh mẽ, lượng hàng ngày càng lớn và lượng rác thải cũng theo đó mà tăng lên. Đối với những chủ hộ kinh doanh buôn bán, đã có những quy định đóng những khoản phí vệ sinh hàng tháng Đây là việc làm cần thiết tuy nhiên điều đáng nói là có lẽ nó đã phản tác dụng khi các hộ kinh doanh này cho rằng đóng lệ phí rồi nên không quan tâm đến cần giữ gìn vệ sinh chung Hàng chục xe tải và các phương tiện khác vận chuyển rau, củ, quả và thịt các loại động vật từ các tỉnh khác và vùng lân cận ra vào chợ Long Biên mỗi ngày, phân phối hàng đi các nơi khác trong tỉnh và các chợ ở vùng lân cận Tạo ra những “tàn dư” lớn sau những chuyến hàng như vậy,rau, củ, quả và đặc biệt là thịt động vật và các phụ trợ đóng gói hàng hóa vứt ra đầy chợ.

2.2.5 Các công trình xây dựng

Hà Nội hiện nay đang là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước, quá trình hiện đại hóa – công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến nhu cầu xây dựng ngày càng tăng Các khu đô thị, nhiều ngôi nhà cao tầng, công trường xây dựng, khu vui chơi, giải trí ngày càng tăng Hầu hết các công trường này đều gây ra số lượng bụi khổng lồ Theo các chuyên gia của Sở Tài nguyên – Môi trường & Nhà đất Hà Nội, một nghiên cứu gần đây của cơ quan chức năng cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức cực kì cao, trong khi lượng bụi trong đô thị chỉ được phép nằm trong khoảng 0,2mg/m3 Những chỉ số thành phần bụi /m3 không khí đo được ở một số quận được coi là tốt nhất, gồm : Tây Hồ: 0.79 mg/m3, Hoàn Kiếm : 0.53 mg/m3 Một số tuyến phố chính như : Ngã Tư Sở, Khuất Duy Tiến, Trần Khát Chân, Minh Khai là những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề nhất.

Không quá bất ngờ khi thủ phạm chính gây bụi là các phương tiện chở vật liệu cát, đất, bê tông, không che chắn hoặc phủ qua loa lấy lệ, làm rơi vãi vật liệu trên đường Mặc dù theo quy định bắt buộc, các đơn vị nhà thầu thi công khi ký hợp đồng phải trích 1% tổng giá trị công trình để chi trả vào việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thế nhưng các chủ công trình luôn cố tình trốn tránh trách nhiệm, không quan tâm hoặc coi như không biết Việc làm này đã đẩy tình trạng ô nhiễm không khí ở

Hà Nội đã cao nay lại ngày càng nghiêm trọng.

Anh Nguyễn Văn Quyết, phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm) cho rằng, các công trình xây dựng trên địa bàn Hà Nội thường xuyên không thực hiện nghiêm cá biện pháp bảo vệ môi trường như không tưới nước thường xuyên, không che chắn, không rửa xe khi ra, vào công trường.

2.2.6 Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường

Bộ Tư Pháp mới đây đã thống kê rằng, hiện nay có khoảng 350 văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các quy trình kỹ thuật, các hoạt động kinh tế, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất, Nhưng hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa được hoàn thiện, tính ổn định không cao, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tình trạng thường xuyên phải sửa đổi, bổ xung các văn bản mới được ban hành chưa lâu diễn ra phổ biến làm gián đoạn các hoạt động, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân,tổ chức, các hoạt động kinh tế, trong việc bảo vệ môi trường Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, đặc biệt phải nói đến là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ sức răn đe, đã gây khó khăn rất nhiều đến việc nắm bắt tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường Còn rất nhiều hạn chế như chưa đủ sự quyết liệt cũng như tính răn đe trong các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, hời hợt trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường.

2.2.7 Một số nguyên nhân khác

Cây xanh không chỉ được coi là lá phổi của môi trường mà còn tạo mỹ quan cho không gian thành phố Dù quan trọng như vậy nhưng hiện trạng trên các đường phố của Hà Nội vẫn còn rất vắng bóng cây xanh cho dù mật độ tham gia giao thông của các phương tiện là vô cùng dày đặc Không những vậy, diện tích vùng có cây xanh thì ngày một bị thu hẹp lại và dân số ngày một tăng trong khi quỹ đất có hạn đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cùng với việc không gian sống của con người bị thu nhỏ lại Tiếng ồn cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí.

Tác hại của ô nhiễm môi trường đô thị

2.3.1 Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

Các kim loại có tính độc cao như chì, thủy ngân, asen, hoặc các chất hữu cơ tổng hợp như chất nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, phụ gia trong thực phẩm, tồn tại trong môi trường nước chưa qua xử lý là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra ngộ độc hoặc bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến, dị tật bẩm sinh

Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt của con người động vật gây ra các bệnh về đường ruột, bệnh tả, ung thư da, thương hàn, bại liệt Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội.

Trẻ em ở lứa tuổi đi học sống quanh đó bị ảnh hưởng tới một số vấn đề về sức khỏe như tai, mũi, họng, mắt Tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp rất cao Một cuộc khảo sát cho thấy với 1500 người dân ở Hà Nội, có hơn 66% nhận định không khí bị ô nhiễm nặng và khá nặng, 32% là ô nhiễm nhẹ, chỉ 2% là họ được tận hưởng không khí trong lành (VUSTA) Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn – Phó Giám đốc sở y tế Hà Nội cho thấy xu hướng sức khỏe người dân ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố môi trường Những người có thời gian sống tại thành phố hơn 10 năm có tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn những người sống dưới 3 năm Tại một số khu vực nhất định, kết quả điều tra còn cho thấy một thực trạng đáng báo động khi tỷ lệ hộ mắc bệnh chiếm 72,6% và 43% người mắc bệnh mạn tính về tai, mũi họng : viêm mũi dị ứng, cảm cúm, hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh về da và bệnh về mắt Tỷ lệ mắc các chứng tắc mũi, chảy nước mắt, viêm họng cao nhất là tại quận Hoàng Mai; thấp nhất là quận Hoàn Kiếm Trong khi đó quận Đống Đa có tỷ lệ cao nhất là các bệnh về da liễu và mắt, tiếp đến là các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ.

Người dân Hà Nội đang phải hít một lượng khói bụi mỗi ngày cao gấp 10 lần so với mức tổ chức y tế thế giới quy định Nồng độ benzen trong khí thải ngấm vào cơ thể, tích tụ trong tế bào làm giảm tuổi thọ và gây ung thư Đó là lời cảnh báo của ông Michael Baechlin – cố vấn chương trình không khí sạch Vi hat etNam -Thuy s khi trao đổi với báo chí về tác hại của nồng độ benzen và khí thải động cơ Ngoài ra ô nhiễm môi trường không khí còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi Chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ hay dễ cáu gắt Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 sau: tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh. Ô nhiễm ozone có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như: bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, đau ngực, tức thở, viêm vùng họng Bên cạnh đó các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng thậm chí gây ung thư Dầu tràn trên mặt nước có thể gây ngứa rộp khi sử dụng trực tiếp lên da Ô nhiễm tiếng ồn cũng gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ , gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.Tình trạng rối loạn bẩm sinh, các vấn đề sức khỏe mãn tính, ung thư có thể xảy ra nếu như chúng ra phơi nhiễm mãn tính với chì, crom, các kim loại khác, dầu mỏ, dung môi và nhiều công thức thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, Nồng độ công nghiệp hoặc nhân tạo của các chất xuất hiện tự nhiên, như nitrat và amoniac liên quan đến phân gia súc từ các hoạt động nông nghiệp, cũng được xác định là mối nguy hại cho sức khỏe trong đất và nước ngầm.

Nhiều dung môi clo hóa gây ra thay đổi gan, thay đổi thận và suy nhược hệ thống thần kinh trung ương Các tác động sức khỏe như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt và phát ban da đều xuất hiện khi con người bị ảnh hưởng đối với các trích dẫn ở trên và các hóa chất khác Ở liều lượng nhất định, có thể gây tử vong do tiếp xúc với một số lượng lớn chất gây ô nhiễm đất qua tiếp xúc trực tiếp, hít phải hoặc nuốt phải chất gây ô nhiễm trong nước ngầm bị ô nhiễm qua đất.

Khi chịu đựng lâu tiếng ồn với 50 deciben có thể làm giảm hiệu quả khi làm việc của con người, với 70 deciben làm tăng nhịp thở, huyết áp, tổn thương các vấn đề về tai và gây mất cân bằng cơ thể (Đông Nghi, Vũ Phương, 2017, Báo động tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội, Báo Bảo vệ rừng và Môi trường) Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng cả đến sức khỏe và hành vi của con người; tác động xấu đến sức khỏe tâm lý và sức khỏe tâm thần của con người Ô nhiễm tiếng ồn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ,

Sống trong một không gian bị ô nhiễm tiếng ồn thì các hoạt động của con người cũng bị ảnh hưởng, chi phối, gây rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống như việc nghỉ ngơi, nói chuyện Những vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp từ 5-10 độ có thể xảy đến khi ta tiếp xúc với một mức tiếng ồn cao liên tục trong tám giờ Ngoài ra tiếng ồn làm gia tăng căng thẳng, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp đã nói ở trên, cũng tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành.

2.3.2 Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái Điôxít lưu huỳnh và các oxit nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất Ô nhiễm có thể khiến đất trở nên bạc màu và kém độ phì nhiêu, cây trồng vì thế mà không hòa hợp được với môi trường của đất Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến các sinh vật sống khác trong lưới thức ăn Ánh sáng mặt trời bị ngăn cản bởi khói vàsương dẫn đến thực vật khó khăn trong thực hiện quá trình quang hợp Các loài sinh vật có hại cạnh tranh, phát triển mạnh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện giao thông vận tải qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu Trái Đất càng ngày nóng dần lên Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. Ô nhiễm không khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tầng ô-dôn bị phá hủy Khi khí quyển bị ô nhiễm dẫn đến làm biến đổi chu trình của nó gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, nóng lên của Trái đất và dẫn đến đất đai bị hoang mạc. 2.3.3 Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với nền kinh tế

GS.TS Lê Văn Khoa – Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho biết mỗi ngày ô nhiễm không khí đã gây thiệt hại kinh tế 1 tỷ đồng tại Hà Nội Nghiên cứu mới của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng trưởng kinh tế với khoảng 92% người dân trên toàn thế giới không được hít thở không khí sạch, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 5 ngàn tỷ USD mỗi năm. Rất khó để có thể thu hút được khách du lịch lẫn những nhà đầu tư khi mà thủ đô hay đô thị lớn đó bị xếp hạng có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng Ngân hàng thế giới đã thống kê được, ô nhiễm không khí đã gây thiệt hại tới 5-7% GDP hàng năm Tại Hà Nội, ước tính người dân trong các quận nội thành đã phải chỉ 1.500 đồng/người/ngày cho các chi phí khám bệnh về các vấn đề như bệnh hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm Hà Nội với khoảng 3,5 triệu dân nội thành, quy đổi tổng thiệt hại kinh tế do mắc các bệnh đường hô hấp khoảng 2000 tỷ đồng/năm. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho thấy, ô nhiễm môi trường đặc biệt ô nhiễm không khí đã gây thiệt hại cho Hà Nội đến 3.5% GDP hàng năm Đồng thời, theo tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tiêu dùng bình quân mỗi năm giảm 0,1%; tăng trưởng tổng đầu tư toàn xã hội và việc làm bị giảm trung bình mỗi năm khoảng 1,2 và 0,08% “Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đang làm giảm tới 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới” – Một báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) vào tháng 8/2019.

Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết: "Nước sạch là yếu tố then chốt đối với tăng trưởng kinh tế Chất lượng nước suy giảm đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế, làm suy giảm tình trạng sức khỏe, giảm sản xuất lương thực và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở nhiều nước".

Báo cáo cho thấy rằng, khi nhu cầu oxy sinh học (BOD) - chỉ số về mức độ ô nhiễm hữu cơ và là chỉ số đại diện cho ô nhiễm nước nói chung vượt qua ngưỡng 8 miligam trên mỗi lít thì tăng trưởng GDP sẽ giảm 0,83% (khoảng một phần ba so với tốc độ tăng trưởng trung bình 2.33% Thể hiện một dấu hiệu rõ ràng về sự đánh đổi giữa lợi ích của sản xuất kinh tế và chất lượng môi trường

Làm cho giá nước sạch tăng Ô nhiễm môi trường nước gây ra một hiện tượng hết sức nghiêm trọng, đó là tảo nở hoa, có thể làm tăng đáng kể cho phí xử lý Gây hư hại các thiết bị sản xuất công nghiệp khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ Đặc biệt các ngành công nghiệp phải sử dụng lò hơi để cung cấp nhiệt khi dùng nguồn nước bị ô nhiễm có thể bị cáu cặn, tắc đường ống dẫn đến tình trạng cháy nổ.

CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢM THIẾU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI

Học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Mỹ thành lập Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) và ban hành Đạo luật Không khí sạch Đạo luật Không khí sạch xác định hai loại Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí môi trường Các tiêu chuẩn cấp 1 quy định về việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bao gồm cả việc bảo vệ sức khỏe của các cộng đồng dân cư

“nhạy cảm” như trẻ em, người bị hen suyễn hoặc các bệnh tim phổi khác và những người lớn tuổi Các tiêu chuẩn cấp 2 được thiết lập ở mức độ BVMT chống lại tác động bất lợi của ô nhiễm không khí như giảm tầm nhìn và thiệt hại cho động vật, mùa màng, cây cối và các tòa nhà

Trong khi cơ quan EPA của Mỹ đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng không khí thì các bang của Mỹ được yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn này và đệ trình lên EPA các kế hoạch thực thi cho thấy họ sẽ đạt được và duy trì chất lượng không khí như thế nào Nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của Mỹ nói chung và các bang nói riêng là ai gây ô nhiễm, người đó phải trả tiền, phải khắc phục ô nhiễm Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng (đất bị ô nhiễm tồn lưu, môi trường ô nhiễm do thiên tai ), chính quyền sẽ có các chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trực tiếp cải tạo tình trạng ô nhiễm như miễn, giảm thuế; hỗ trợ công nghệ xử lý Đặc biệt là Mỹ đã cải thiện chất lượng không khí ngoài trời trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế Đây là kết quả của nhiều nỗ lực tổng hợp, bao gồm việc ban hành Luật và các quy định cấp quốc gia, địa phương về chất lượng không khí, các nguồn ô nhiễm, bao gồm cả xe cộ, công nghiệp, nông nghiệp và phát điện Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một trong những quốc gia thực thi nghiêm ngặt những quy định của pháp luật, cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức cộng đồng và cá nhân.

Năm 1989, Mexico City là thành phố đầu tiên trên thế giới ra lệnh hạn chế xe ô tô Thành phố này đã giảm 20% xe lưu thông trên đường phố từ thứ Hai đến thứ Sáu, dựa trên biển số xe Ngay lập tức mức ô nhiễm được hạ thấp Bên cạnh đó còn gói cải cách mang tên ProAire mở rộng giao thông công cộng và ban hành tiêu chuẩn khắt khe hơn về khí thải xe cộ Những điều này đã hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí tại Mexico City trong nhiều năm sau đó.

Hàn Quốc đã quyết định miễn phí các phương tiện giao thông công cộng bao gồm xe buýt và tàu điện ngầm trong khung giờ cao điểm tại thủ đô Seoul nhằm chống lại tình trạng khói bụi dày đặc bao phủ thành phố Ngoài ra, chính quyền Hàn Quốc cũng khuyến khích các cơ quan nhà nước giảm sử dụng ô tô, đóng cửa

360 bãi đỗ xe và giảm bớt việc xây dựng những công trình được chính phủ tài trợ.Thành phố Paris (Pháp) áp dụng lệnh cấm xe ô tô đi vào các quận trung tâm dịp cuối tuần, cấm xe theo ngày chẵn, lẻ và áp dụng chính sách miễn phí giao thông công cộng khi chất lượng không khí trong thành phố giảm mạnh Ngoài ra, chính quyền thành phố cũng khuyến khích hình thức sử dụng chung các phương tiện cá nhân.

Với Zurich (Thụy Sĩ), thành phố này tập trung hạn chế chỗ đậu xe và chỉ cho phép một số lượng xe ô tô nhất định đi vào thành phố trong cùng một thời điểm.Bên cạnh đó, đường xe điện, phố đi bộ và các khu vực cấm xe ô tô đều được tăng cường xây dựng nhiều hơn Các biện pháp này đều mang đến kết quả tích cực, giúp giảm bớt ách tắc giao thông và cải thiện chất lượng không khí Kinh nghiệm làm giảm ô nhiễm không khí của một thành phố châu Âu khác rất đáng được học hỏi làCopenhagen (Đan Mạch) với phong trào đi xe đạp được triển khai vô cùng hiệu quả Hiện tại, số lượng xe đạp nơi đây còn cao hơn cả số dân của thành phố ĐanMạch đang đặt mục tiêu trở thành quốc gia không phát thải khí carbon vào năm2025.

Giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội

Đưa thêm những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng không khí, nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng không khí Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để gửi thông tin cho người dân sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao Thực hiện đa dạng hóa trong đầu tư về sản xuất năng lượng, chuyển đổi qua những dạng năng lượng khác ngoài năng lượng từ đốt than; tăng cường khuyến khích sử dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và những dự án giao thông công cộng.

Kiểm tra khí thải xe gắn máy, loại bỏ xe gây ô nhiễm, kiểm soát nguồn khí thải từ các nhà máy phát sinh khí thải ô nhiễm với lưu lượng lớn, giảm kẹt xe V hat e lâu dài cần thực hiện quy hoạch và phân vùng xả thải khí thải phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy định định mức xả thải khí thải từng nhà máy lớn, giảm xe cá nhân sử dụng năng lượng hóa thạch Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) đề nghị các Sở TN&MT khẩn trương chỉ đạo, tăng cường tần suất quan trắc, công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của tỉnh, thành phố, khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h- 7h sáng và 14h- 19h tối.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải (đặc biệt là các điểm đốt mờ, đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất công nghiệp).Trong đó, yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn Đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở TN&MT theo quy định.

- Để khắc phục tồn tại, hạn chế trong kiểm soát ô nhiễm không khí, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục nhiều giải pháp Trong đó, Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tiến hành kiểm kê, lượng hóa các nguồn gây ô nhiễm để triển khai các giải pháp cụ thể phù hợp với chính sách và phát triển.

Thành phố cũng giao Sở Giao thông - Vận tải triển khai Đề án “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030”; nghiên cứu xây dựng, triển khai đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông để hạn chế số lượng xe cơ giới.

Hà Nội đã nhận diện rõ thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm và đã có nhiều giải pháp xử lý Tuy nhiên, đến nay, khi các ứng dụng theo dõi chất lượng không khí tại Hà Nội đều ghi nhận mức độ ô nhiễm ở ngưỡng đỏ và ngưỡng tím, cá biệt một vài nơi lên ngưỡng nguy hại thì có thể nói rõ ràng, những giải pháp đã có chưa thực sự hiệu quả.

Các chuyên gia cho rằng với “căn bệnh ô nhiễm không khí của Hà Nội”, phải bắt đúng căn nguyên gây ra bệnh thì mới mong trị dứt bệnh hoặc chí ít thuyên giảm được Cần tăng số trạm quan trắc không khí ở khu vực ngoại thành và có đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm không khí ở từng khu vực để triển khai phương án xử lý; không đánh đồng số liệu của cả thành phố, dẫn đến triển khai dàn trải, gây tốn kém nguồn lực mà hiệu quả không cao.

3.3 Quan điểm về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Môi trường là nền tảng sự sống của chúng ta, không có môi trường thì không có con người, chính vì thế thay việc chúng ta chỉ tập trung vào phát triển kinh tế sau đó dùng nguồn lực tài chính của quốc gia để quay lại khắc phục các hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra thì chúng ta nên phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

Với quan điểm: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại và là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững.” đã có rất nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường được nêu ra và thực hiện. Tuy nhiên, khi ta nhìn nhận vào những biện pháp đã mang lại hiệu quả to lớn thì vẫn còn đó vô số những đề xuất thiếu tính thực tế hay còn thực hiện kém hiệu quả, phí phạm nguồn lực Vì vậy, để những biện pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất cho môi trường thì phải hài hòa tất cả các yếu tố, từ nội dung đến việc triển khai thực hiện, theo dõi, Ở Hà Nội hiện nay, đã có rất nhiều hội nghị, cuộc họp để tháo gỡ khúc mắc của vấn đề ô nhiễm môi trường tuy nhiên không phải tất cả chúng đều đem lại hiệu quả, không những thế còn gây tốn kém tiền của, nhân lực mà ô nhiễm vẫn không được giải quyết Do đó, các cấp chính quyền cần phải có những kế hoạch chi tiết trước khi triển khai đến mọi người.

Chúng ta có thể thấy, hiện nay ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở 1 địa phương, quốc gia mà còn là vấn đề cấp thiết của toàn thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều các tổ chức, hiệp hội được lập ra để cùng nhau đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường sống Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội Nếu chúng ta không đưa ra những phương án nhanh chóng thì chính con người và hệ sinh thái sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề Chính vì thế, ô nhiễm môi trường hiện nay tại

Hà Nội là một vấn đề nóng và cần được nghiên cứu Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động, đặc biệt tại Hà Nội đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp ở đây chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hoặc có nhưng hoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang tính chất đối phó Quá trình phát triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức tạp thêm cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã gây thêm ô nhiễm môi trường không khí Các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, trong đó do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ 70% Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, sự phát triển của trẻ em nói riêng và sự phát triển con người nói chung Bởi vậy, sự phát triển kinh tế không thể ổn định và bền vững Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm này vô cùng nan giải, đòi hỏi phải có sự cần một chiến lược dài, một sự phối hợp của tất cả các ban ngành và người dân trong việc bảo vệ môi trường và chấp hành đúng như pháp luật đã quy định.

1 Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường (2019), Chỉ số hiệu quả môi trường(EPI): Thực trạng và giải pháp từ góc nhìn nhà kinh tế tại Việt Nam, Tạp chí khí tượng thủy văn số tháng 11-2019 Đại học kinh tế quốc dân.

2 Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (2011), vusta.vn [trực tuyến] Địa chỉ: http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/O-nhiem-moi- truong- o-Ha-Noi-Thuc-trang-va-giai-phap-1011

3 Hà Nội hiện có những khu xử lý rác nào đang hoạt động?(2020), nhandan.vn [trực tuyến] Địa chỉ:https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/ha-noi-hien-co-nhung- khu- xu-ly-rac-nao-dang-hoat-dong 612901/

4 Báo động tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội (2017), baovemoitruong.org [trực tuyến] Địa chỉ:https://baovemoitruong.org.vn/bao-dong-tinh-trang-o- nhiem- tieng-tai-ha-noi/

5 Mối nguy hại về ô nhiễm tiếng ồn ở Hà Nội (2020), moitruongvaxahoi [trực tuyến]Địachỉ:https://moitruongvaxahoi.vn/moi-nguy-hai-ve-o-nhiem-tieng- on-o- ha-noi-2011823152.html

6 Hà nội nóng bỏng với vấn đề ô nhiễm môi trường, moitruongperso [trực tuyến] Địachỉhttp://moitruongperso.com/ha-noi-nong-bong-voi-van-de-o- nhiem-moi- truong

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.4: Tình hình giao thông Hà Nội giờ cao điểm ( Báo Môi Trường và Xã Hội )   2.2.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - đề tài ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đô thị đến sức khỏe cộng đồng tại thành phố hà nội
Hình 1.4 Tình hình giao thông Hà Nội giờ cao điểm ( Báo Môi Trường và Xã Hội ) 2.2.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w