Phép BCDV được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2 nguyên lý nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển, 6 cặp phạm trù cơ bản cái riêng – cái chung, nguyên nhân –
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN MAC–LENIN – KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCChủ đề tiểu luận: 10
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀO SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG QUỲNH TRANG Lớp: CH27
MHV: 2211064
Giảng viên hướng dẫn: Th.S LÊ THỊ LAN ANH
Hà Nội, 2022
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến bộ môn Mac-Lenin và đặc biệt là Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh vì đã luôn nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập.
Thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin đã trở thành vũ khí lý luận sắc bén, là nền tảng tư tưởng khoa học và cách mạng để Đảng ta giải quyết những vấn đề thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới đất nước TGQ DVBC của triết học Mác - Lênin có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực TGQ đúng đắn là tiền đề để xác định nhân sinh quan tích cực Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội PPL DVBC trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn; trang bị hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học - tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật Từ đó, thấy được phương hướng vận động chung của sự vật; xác định được con đường cần đi, cách đặt vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề
“QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM” là một trong
những chủ đề cho thấy được thực tiễn vận dụng các quan điểm trong triết học Mac-Lenin của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, tôi đã lựa chọn chủ đề này để trình bày, làm rõ những kiến thức, hiểu biết của bản thân.
Với kiến thức còn hạn hẹp và phương pháp luận còn chưa thuần thục chắc chắn không thể tránh được những sai sót Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của cô để tôi có thể rút ra kinh nghiệm và có thể hoàn thiện bản thân hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2022
Học viên
Trang 3NGUYỄN HOÀNG QUỲNH TRANG
Trang 4CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LENIN 6
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 6
1 Khái niệm mối liên hệ 7
2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật 7
II QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 9
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM 11
I QUÁ ĐỘ LÊN CNXH, BỎ QUA CHẾ ĐỘ TBCN Ở VIỆT NAM LÀ MỘT TẤT YẾU LỊCH SỬ 11
II VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM 14
1 Những thành tựu đạt được trong thời gian qua 14
2 Quan điểm toàn diện với định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học chính là hệ thống trí thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và cả vị trí cũng như vai trò của con người trong thế giới ấy Triết học được ra đời từ rất sớm (khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước Công nguyên) gần như cùng một thời điểm ở cả phương Đông và phương Tây.
Triết học tìm hiểu thế giới với tư cách là một chỉnh thể để tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể ấy cũng như hoạt động của toàn thể nhân loại trong cuộc sống rồi thể hiện ra một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Ngay từ khi ra đời, triết học được coi là hình thái cao nhất của tri thức, là khoa học của mọi khoa học Tuy nhiên, cũng như những khoa học khác, triết học cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan đến nhau, trong đó có những vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại – vấn đề cơ bản.
Về cơ bản, triết học có hai mặt cụ thể Mặt thứ nhất (Bản thể luận) để trả lời cho câu hỏi: Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào? Và mặt thứ hai (nhận thức luận) trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc đi tìm câu trả lời cho mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản đã chia các nhà triết học thành hai trường phái Trong khi một số triết học gia theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất Thì các một số khác theo chủ nghĩa duy vật biện chứng lại có hướng lập luận ngược lại, cho rằng: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức Trong đó, phép lập luận duy vật được cho là “chìa khoá” của chủ nghĩa triết học Mác – Lênin Và quan điểm toàn diện chính là một trong 3 nguyên tắc phương pháp luận cơ bản và rất quan trọng của phép biện chứng duy vật Trong các hoạt động nhận thức và cả hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải tôn trong nguyên tắc toàn diện này.
Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta, trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định nghĩa xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế đem theo nhiều thách thức cũng như cơ hội mới của Việt Nam hiện tại, quan điểm toàn diện được xem là một công cụ định hướng toàn diện tránh được những đánh giá khách quan, phiến diện, sai lệch về
Trang 7các sự vật hiện tượng để mở đường dẫn lối cho đất nước ngày một đổi mới và phát triển hơn bao giờ hết.
Vậy quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin là gì và Đảng đã vận dụng quan điểm toàn diện vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam như thế nào?
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LENIN
Phép biện chứng duy vật là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Phép BCDV được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2 nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển), 6 cặp phạm trù cơ bản (cái riêng – cái chung, nguyên nhân – kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực) và 3 quy luật phổ biến (quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập).
Từ 2 nguyên lý cơ bản trên, ta xây dựng được 3 quan điểm: Quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử – cụ thể Trong đó, quan điểm toàn diện đóng một vai trò quan trọng bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú Do đó, Quan điểm toàn diện có ý nghĩa hết sức thiết thực trong cuộc sống.
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng Nguyên lý này xem xét sự vật, hiện tượng khách quan được tồn tại trong mối quan hệ mà trong đó các mặt của chúng không tồn tại độc lập, chúng ràng buộc, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, quy định sự sống, sự tồn tại và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trang 8Sự vật hiện tượng trong mối quan hệ phổ biến mang trong mình sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ, có các mối quan hệ trong ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và phức tạp, nguyên
Trang 9nhân và kết quả, giữa bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, tất nhiên và ngẫu nhiên Mối quan hệ này không chỉ diễn ra ở bên trong mỗi sự vật hiện tượng mà còn tồn tại giữa các sự vật hiện tượng với nhau Điều đó khẳng định, không có sự vật hiện tượng tồn tại riêng lẻ, độc mà chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, bộ trở phát triển và kìm hãm ức chế lẫn nhau Thêm vào đó là mối quan hệ về mặt thời gian, hiện tại và tương lai của các sự vật hiện tượng.
Vì thế, muốn tìm hiểu một cách khách quan các sự vật hiện tượng thì chúng ta không thể bỏ qua các mối quan hệ xung quanh cũng như ẩn sâu bên trong của mỗi một sự vật hiện tượng được xem xét, tìm hiểu.
1 Khái niệm mối liên hệ
Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những đối tượng thực tồn Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối trượng, các thuộc tính của nó thay đổi, và trong một số trường hợp có thể làm nó biến mất, chuyển hóa thành đối tượng khác Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ rằng, đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác.
“Mối liên hệ” là một phạm trù của triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và các yếu tố ảnh hưởng lần nhau với các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau Ví dụ như công cụ lao động có mối liên hệ với đối tượng lao động: những thay đổi của công cụ lao động gây ra những thay đổi xác định trong đối tượng lao động mà các công cụ đó tác động nên, đến lượt mình biến đổi của đối tượng lao động tất yếu gây ra những biến đổi ở các công cụ lao động.
2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật
Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng laị phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống
Trang 10nhất Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
Về nhân tố quy định sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới, chủ nghĩa duy tâm cho rằng cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của con người Xuất phát từ quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli coi cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là cảm giác Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan, Hêghen lại cho rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng là ở ý niệm tuyệt đối.
Quan điểm của chủ nghĩa DVBC khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Theo quan điểm này, các sự vật hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất Ngay cả ý thức, tư tưởng của con người vốn là những cái phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất - bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan Quan điểm DVBC không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các quá trình, mà nó còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau và mối liên hệ giữa các mặt khác nhau của sự vật Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động, phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau, tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng.
Trang 11Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định
Trang 12đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không có ý nghĩa quyết định Hơn nữa, nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của mối liên hệ bên ngoài đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi có thể giữ vai trò quyết định Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nói ở trên Ngoài ra chúng còn có những nét đặc thù Chẳng hạn như, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này lại là cái tất nhiên khi xem xét trong mối liên hệ khác, ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của cái tất yếu, hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất Đó là những hình thức đặc thù của sự biểu hiện những mối liên hệ tương ứng.
Như vậy, quan điểm DVBC về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật và hiện tượng.
Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người, phép BCDV, tập trung nghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính chất phổ biến Những hình thức và những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của thế giới là đôí tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
II QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Từ việc nghiên cứu các quan điểm biện chứng bằng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin đã rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức Lênin nói rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và tìm hiểu toàn diện về sự vật đó về tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp Chúng ta không thể làm điều đó một cách đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.”
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng Một
Trang 13mặt, phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó, mặt khác phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp) Đề cập đến hai nội dung này, V.I.Lênin viết “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và tìm hiểu toàn diện về sự vật đó về tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp.” Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện nhất định.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý tới những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác Từ đó ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào sự vật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ không trọn vẹn Có ý thức được điều này chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển Để nhận thức được sự vật , cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.”
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật
Trang 14đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Như vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng Nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó.
Có thể kết luận, quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để để nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Quan điểm toàn diện vừa khác chủ nghĩa chiết trung vừa khác thuật ngụy biện Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn Thuật ngụy biện cũng chỉ chú ý đến những mặt, những mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất Cả chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện khác nhau của phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM
I QUÁ ĐỘ LÊN CNXH, BỎ QUA CHẾ ĐỘ TBCN Ở VIỆT NAM LÀ MỘT TẤT YẾU LỊCH SỬ.
Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu lịch sử.
Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH Thực tiễn đã khẳng định CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay