Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.- Theo Gerald Miler, về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyề
Những vấn đề, khái niệm cơ bản
Truyền thông
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi các thể xã họi Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau, tuỳ theo góc nhìn đối với truyền thông Có một số định nghĩa phổ biến của nhiều tác giả trong và ngoài nước
- Theo John R.Hober, truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời
-Dean C, Barnlund cho rằng truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.
- Quan niệm của Frank Dance thì truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người.
- MartinP Adelsm thì định nghĩa truyền thông là quyas trình liên tuc, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.
- Theo Gerald Miler, về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ.
- Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác thoe một thiêtrs kế có chủ đích.
Ngoài ra có thể dẫn hàn trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền thông Mỗi định nghĩa, quan niệm lại có những khía cạnh đặc biệt riêng Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm khác nhua này vẫn có những điểm chung, với những nét tương đồng rất cơ bản.
Truyền thông có gốc từ tiếng Latin là “communicare”, nghĩa là biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người sang một người/một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu.
Trao đổi và tương tác thông tin về các vấn đề của đời sống cá nhân, nhóm hoặc xã hội là bản chất của hoạt động truyền thông Thông qua quá trình này, vốn hiểu biết chung được nâng cao, nhận thức và thái độ được hình thành hoặc thay đổi, từ đó thúc đẩy sự chuyển đổi hành vi của cá nhân, nhóm và xã hội.
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của truyền thông
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dự chính:
Nguồn là yếu tố khởi nguồn, cung cấp thông tin tiềm năng trong quá trình truyền thông Nguồn phát có thể là cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức sở hữu nội dung thông tin và có nhu cầu trao đổi với bên tiếp nhận.
- Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Đó chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức,…được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó.
Hệ thống ký hiệu này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có c hung cách hiểu – tức là có khả năng giải max TIếng nói, chữ viết, hệ thống biến báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp.
- Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Căn cứ vào tình chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện…
- Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biển đổi về nhận thức, thái độ và hnafh vi của đối tượng tiếp nhậncungf những hiệu ứng xẫ hội do truền thông đem lại Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khời phát quá trình truyền thông trước.
- Phản hồi: là thông tin ngược, là dòng chày của thông điệp từ người hận trở về nguồn phát.Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạ đọng truyền thông Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng kể Điều đó có nghĩaa là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng.
Nhiễu được định nghĩa là yếu tố nằm ngoài dự kiến gây ra sự sai lệch trong quá trình truyền thông Những yếu tố này bao gồm tiếng ồn, tin đồn, yếu tố tâm lý, kỹ thuật và các yếu tố khác Sự nhiễu tạo ra sự sai lệch trong thông điệp và thông tin, dẫn đến việc hiểu sai hoặc giao tiếp không hiệu quả.
Quản trị truyền thông
Quản trị là quá trình hướng đến mục tiêu, được hoàn thành hiệu quả bằng và thông qua người khác Hoạt động quản trị nảy sinh khi con người hợp tác để đạt mục tiêu chung Trong lý thuyết của mình, Karl Marx ví von hoạt động quản trị như một nhạc trưởng, người không trực tiếp chơi nhạc cụ nhưng chỉ huy các nhạc công tạo nên bản giao hưởng hài hòa.
Ngày nay, về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một vài cách hiểu:
- Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức.
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị.
- Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét:
+ Phương thức quản trị: là các hoạt động cơ bản hay là những chức năng quản trị mà nhà quản trị sử dụng để tác động vào các lĩnh vực quản trị nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức, nó bao gồm các chức năng như hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát.
+ Con người: nếu mỗi cá nhân tự mình hoạt động thì không có hoạt động quản trị, lúc này hoạt động của họ hoàn toàn mang tính cá nhân, phục vụ cho lợi ích cá nhân chứ không cho một tổ chức nào và cũng không có ai sẽ quản trị ai Vậy, hoạt động quản trị xảy ra chỉ khi:
Có một số người kết hợp với nhau thành một tổ chức (điều kiện cần).
Do tính cần thiết của hoạt động quản trị (điều kiện đủ) Vì nếu không có điều kiện này, mọi người trong tổ chức sẽ không biết làm gì, khi nào sẽ làm và làm như thế nào…, từ đó sẽ tạo ra tình trạng lộn xộn, giống như hai người cùng chèo một chiếc thuyền, thay vì phải chèo về một hướng thì hai người lại chèo hai hướng khác nhau.
Những hoạt động khiến hai người cùng chèo một chiếc thuyền đi về một hướng chính là những hoạt động quản trị.
- Tổ chức: là một thực thể có mục đích riêng, có những thành viên và có một cơ cấu có tính hệ thống (ví dụ như: doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…) Tất cả các tổ chức đều có ba đặc tính chung:
Tổ chức tồn tại phải có mục đích, có nghĩa là phải có mục tiêu hoặc hệ thống các mục tiêu cụ thể Mục tiêu là những kết quả mà tổ chức mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định.
Tổ chức phải gồm nhiều thành viên, nhiều bộ phận cấu thành, tổ chức không thể là một người, một cá nhân nào đó.
Tổ chức phải có một cơ cấu mang tính hệ thống: Có nghĩa là tổ chức phải có sự sắp xếp, phân công lao động, quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận nhằm thực hiện các mục tiêu chung cho cả tổ chức của mình.
Hiệu quả là lý do cốt yếu khiến hoạt động quản trị được chú trọng Hiệu quả được hiểu là tỷ lệ đạt được mục tiêu so với chi phí bỏ ra Quản trị sẽ lỗi thời nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm tới mục tiêu mà không chú trọng tới hiệu quả Trong các đơn vị kinh doanh, lợi nhuận thường là thước đo hiệu quả, trong khi ở các tổ chức phi lợi nhuận thì hiệu quả được đánh giá dựa trên sứ mệnh và mục tiêu cụ thể của từng đơn vị.
Theo James Stoner và Stephen Robins, quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước.
Quản trị truyền thông là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì truyền thông hai chiều, đi tìm sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và công chúng Trong đó bao gồm quản lý những vấn đề hay sự kiện mà doanh nghiệp cần phải nắm được dư luận và có trách nhiệm thông tin cho công chúng.Quản trị truyền thông vừa là khoa học xã hội vừa là nghệ thuật Khoa học được hiểu là người làm truyền thông cần phải có những phương pháp và công cụ thực hiện truyền thông hiệu quả Sử dụng linh hoạt, tài tình các giải pháp truyền thông khác nhau cho từng đối tượng truyền thông (bên trong, bên ngoài) để đạt được mục tiêu như mong đợi là cả một nghệ thuật Từ phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả thị trường, đến việc đưa ra các lời đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp và thực hiện các chương trình hành động linh hoạt đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi doanh nghiệp là sự phối hợp giữa khoa học và nghệ thuật…
Quản trị truyền thông doanh nghiệp là khoa học áp dụng các giải pháp quản trị liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông của doanh nghiệp Bản chất của quản trị truyền thông là chuỗi các hành động được hoạch định có chủ ý để cải thiện cái nhìn của khách hàng về một doanh nghiệp, triển khai phát hành thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ Doanh nghiệp thực hiện truyền thông phải có khả năng thuyết phục, biết cách tạo sức ảnh hưởng của thương hiệu đến công chúng Và mặc dù hiệu quả đạt được không dễ đo lường, nhưng việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng.
Các lý thuyết truyền thông
- Lý thuyết trao đổi xã hội
Lý thuyết trao đổi xã hội dự trên quan điểm của mọi người khi nghĩ về mối quan hẹ của họ theo cách lý giải của kinh tế học Con người tín toán ccais giá họ pải trả tronng một mối quan ệ và so sánh chúng với những lợi ích man lại cho ho trong chính mối quan hệ đó Giá ở đây là yếu tố thuộc về diễn biến của những mối quan hệ mà mang tính bất lợi đối với một người, như là nỗ lưc họ phủa cố gắng để duy trì mối quan hệ nào đó, hoặc thay đổi mối quan hệ, họ phải đổi băgf một cái “giá”, tức là một phần giá trị tiêu cực mà họ phải đánh đổi Phần thưởn, phần được lợi lầ yếu tố trong một mối uan hệ mà có giá trtij tích cực.
Các nhà nghiên cứu Lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng con người đánh giá các mối quan hệ của mình trên phương diện cái giá phải trả và phần được lợi (Stafford,
2008) Tất cả các mối quan hệ đều đòi hỏi thời gian và nỗ lưucj của các bên Khi bạn bè dành thời gian bên nhau (điều họ phải làm để duy trì mối quan hệ ), họ không thể làm việc khác trong khoảng thời gian đó, trong trường hợp này cái gái phải trả là thời gian Bạn bè có thể cần đến nhau ngay cả trong nghững thời gian không thích hộp , và cái giá phải trả lại cnag fnaang lên, Ví dụ, trong trươnggf hợp bạn phải hoàn thành bài taapj mà người bạn thân nhất lại vừa chiia tay với bạn trai, đang rất vần tâm sự với bạnm bạn sẽ hiều việc bạn phải trả giá về ặt thời gian đối với mối quan hệ này.Tuy nhiên, các mối quan hệ sẽ đem đến cho ta nhiều lợi ích hay những điều tích cực Gia đình, bạn bè và người yêu luôn mang đến cho ta cảm giác được ủng hộ và đồng hành Những người bạn mở của choà đón và dành cho ta những điều chỉ với riêng ta Bạn bè và gia đình giúp chúng ta tránh khổi cảm giác cô đơn Có hững người bạn còn dạy ta những bài học hữu ích.
Lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng con người tính toán tổng giá trị của một mối quan hệ thông thường bằng cách lấy phần được lợi trờ đi giá phải trả (Monge & Contractor, 2003):
Giá trị mối quan hệ = Phần được lợi – Giá phải trả
Các mối quan hệ tích cực có số giá trị dương; đó là khi phần được lợi lớn hơn giá phải trả Những mối quan hệ có kết quả âm thường gây ra nhiều bất lợi cho các bên Lý thueyets troa đổi xã hội nghiên cứu sâu hơn, tiên đoán tằng giá trị của một mối quan hệ ảnh hưởng đến kết cục của mối quan hệ đó, tức là liệu các bên có tiếp tục hay từ bỏ mối qan hệ Những mối quan hệ có giá trị dương thường sẽ kéo dài trong khi những quan hệ có giá trị âm sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, như chúng ta đã nghiên cứu, tình huống thực tế thường phức tạp hơn rất nhiều so với phép tính đơn giản ở trên, nó cho thấy bản chất vấn đề mà Lý thuyết trao đổi xã hội đề cập Ví dụ, John Thibaut và Harold Kelley nói rằng: “mọi cá nhân để tự nguyện tham gia và duy trì các mối quan hệ chỉ khi nó khiến anh ấy/cô ấy thoả mãn về cả lợi ích và giá phải trả” (1959, p37) Như Ronald Sabatellli và Constance Shehan (1993) chú thích rằng, cahcs tiếp cận về trao đổi xã hội nhìn nhận các mối quan hệ thông qua phép ẩn dụ về thị trường, tại đây mỗi con người luôn hướng hoạt động của bản thân đến mục tiêu lợi ích lợi nhuận Song, Laura Stafford (2008) cho rằng có nhiều khác biệt giưuax trao đổi về kinh tế và trao đổi về xã hội: Trao đổi xã hội bao gồm mối liên hệ với người khác; trao đổi xã hội bao gồm cả niềm tin, không phải là nghĩa vụ thoe pháp luật; các vấn đề xã hội được hiểu theo nghĩa linh hoạt hơn và hiếm khi có những mặc cả dứt khoát, rõ ràng.
Chúng ta đã nói một cách tổng quát về các lý thuyết trao đổi và triển vọng của Trao đổi xã hội; đó là vì cũng có một số lý thuyết cũng với nội dung về trao đổi xã hội. Michael Roloff (1981) đưa ra 05 lý thuyết cụ thể Roloff quan sát rằng những lý thuyết này gắn kết chặt chẽ với nhau bởi lý luận trọng tâm “sự gia tăng lợi ích bản thân chính là sức mạnh định hướng cho những mối quan hệ liên cá nhân” (tr.14) Hơn nữa, Roloff chú thích rằng những lý thuyết này không cho rằng lợi ích bản thân là ấu mà thậm chí khi lợi ích bản thân được nhìn nhận đúng, nó sẽ thúc đẩy một mối quan hệ Song Roloff cho rằng có những khác biệt quan trọng giữa 05 lý thuyết này, trong số đó có lý thuyết đúc rút từ thực tế là trước đó, chúng đã được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều môn khoa học khác nhau.
-Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting)
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự đề cập đến khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ của phương tiện truyền thông đối với công chúng Theo đó, khi một vấn đề, sự kiện hay nhân vật nào được đưa tin liên tục, nổi bật và thường xuyên, công chúng sẽ ghi nhớ và coi trọng nó hơn những thông tin khác Các chỉ số về tần suất phát sóng và lượng tiếp cận của tin tức chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả tác động và sức lan tỏa của báo chí truyền thông, đặc biệt là trong bối cảnh truyền thông số hiện nay.
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự khẳng định rằng các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhận thức của công chúng về các vấn đề Hai nhà nghiên cứu truyền thông Mỹ, Maxwell McCombs và D Shaw, đã phát triển lý thuyết này sau khi phân tích cách đưa tin của các phương tiện truyền thông về cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 và cuộc điều tra ảnh hưởng đến các cử tri.
Các chuyên gia một mặt tiến hành điều tra ngẫu nhiên đối với cử tri, tìm hiểu nhận thức và phán đoán của họ đốiv ới các vấn đề chính của xã hội Mỹ và tầm quan trọng của những vấn đề đó Mặt khác, họ đã tiến hàn phân tích nội dung của các bản tin chính trị đăng tải trên 8 hãng truyền thông của Mỹ trong cùng một quãn thời gian Cuộc điều tra và so snahs trên hai phương diện này cho thấy, giữa sự phán đoán của cử tri về những vấn đề quan trọng trước mắt và những vấn đề được các hãng truyền thông đưa tin nhiều và nhấn mạnhcos mối quan hệ tương quan sâu sắc Những vấn đề được các hãng truyền thông coi là “chuyện đại sự” để đưa tin cũng được coi là “chuyện đại sự” được phản ánh trong ý thức của công chúng Hãng truyền thông càng quan tâm thì mức độ coi trọng của công chúng về vấn đề này càng cao.
Khác với nghiên cứu về hiệu quả truyền thông trước đó, ngay từ đầu, giả thuyết
“thiết lập chương trình nghị sự” không khảo sát sự ảnh hưởng của cơ quan truyền thonog đối với công chúng về mặt thái dộ và hành vi, mà khảo sát ở mức độ nhận thức, tức là sự ảnh hưởng trên phương diện đối tượng mà cônng chúng quan tâm và suy nghĩ Giả thuyết này cho rằng, cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến vấn đề công chứng “nghĩ gì” (What to think about) chứ không phải “nghĩ như thế nào” (How to think) Đương nhiên, trong các cuộc nghiên cứu sau này, Maxwell
Quan niệm truyền thống cho rằng lập chương trình nghị sự là hành động đơn lẻ diễn ra chỉ một lần Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu như Mccombs, D.Shaw đã đưa ra quan điểm mới: Lập chương trình nghị sự là một quá trình liên tục tác động đến cả nội dung (người ta nghĩ đến vấn đề gì) và cách thức (người ta suy nghĩ như thế nào) về các vấn đề.
Chức năng thiết lập chương trình nghị sự là giả định quan trọng trong lý thuyết truyền thông, cho rằng truyền thông đại chúng có khả năng sắp đặt "chương trình nghị sự" cho công chúng Điều này có nghĩa là nội dung tin tức và các hoạt động đưa tin của các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến cách công chúng nhận thức về các vấn đề quan trọng trên thế giới Quá trình này được thực hiện theo ba cách:
Thứ nhất, xá định sự kiện, vấn đề quan trọng, đề cập tới vânđề quan trọng đó với dung lượng lớn, như diện tích lớn hơn trên trang báo, thời lượng phát sóng nhiều hơn trên truyền hình…
Thứ hai, sự kiện, vấn đề quan trọng để đề cập với tần suất lớn.
Thứ ba, sự kiện, vấn đề quan trọng được xuất bản với vị trí nổi bật, nơi mà công chúng dễ tiếp cận và công chúng mặc định “đây là vị trí quan trọng” Chẳng hạn như đăng tải sự kiện bằng bài “đinh”, tiêu dề lớn ở trang nhất một tờ báo có uy tín, hoặc đăng trong chương trình thời sự 7 giờ tối của Truyền hình Việt Nam, hay trên hộp tin nổi bật tại trang chủ của một tờ báo điện tử…
Các mô hình truyền thông tiêu biểu
Năm 1948, H.Lasswell, nhà chính trị học Mỹ đã đưa ra mô hình truyền thông một chiều đơn giản, dễ hiều và thông dụng như sau
Mô hình của Lasswell bao hàm những yếu tố chủ yếu của hoạt động truyền thông< đó là:
S – Ai (source, sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng.
M – Nói, đọc, viết gì (message): Thông điệp, nội dung thông báo
C – Kênh (Channel): Bằng kênh nào, mạch truyền nào.
R – Cho ai (receiver): Người tiếp nhận, nơi nhận
Với mô hình truyền thông của Lasswell, mọi nghiên cứu về truyền thông có thể được tiến hành và tập trung vào những yếu tố sau:
Mô hình truyền thông của Lasswell là mô hình truyền thông đơn giản nhưng rất thuận lợi khi cần chuyển tải những thông tin khẩn cấp.
-Mô hình truyền thông của Charles Osgood và Wilbur Schramm
Giữa những năm 50 của thế kỷ trước, C Osgood đã đưa ra mô hình truyền thông người – người với quan điểm cho rằng cả người gửi và người nhận đều đóng vai trò truyền tin.
Còn W.Schram lại cho rằng, mô hình truyền thông cần phải phù hợp với cả truyền thông cá nhân và truyền thông đại chúng Phần dưới của mô hình trên đây bao gồm cả quan niệm chia sẻ thông tin và đưa ra giả thuyết rằng việc mã hoá và giải mã thông điệp phụ thuộc vào nguồn và người tiếp nhận, nững công chúng rộng lớn, với nền văn hoá và ngôn ngữ đặc thù.
-Mô hình truyền thông của C Shannon
Trên cơ sở nghiên cứu cấn đề điều khiển học và lý thuyết thông tin, Shannon đã bổ sung thêm hai yếu tố là nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback) Mô hình này có thể diễn đạt như sau:
Khác với mô hình một chiều của Lasswell, mô hình của Shannon là mô hình truyền thông hai chiều mềm dèo Nó khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều bằng cách nhấn mạnh vai trò của thông tin phản hồi từ đối tượng
Nó cũng thể hiện tính tương tác bình đẳng và sự chuyển hoá vai trò giữa chủ thể và đối tượng truyền thông Mô hình này phù hợp với điều kiện hiện nay, khi đời sống xã hội ngày can được dân chủ hoá Với mô hình này, đối tượng tiếp nhận và tính chủ động của đối tượng được coi như một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông Tính chủ động, tích cực của đối tượng tiếp nhận thông điệp không chỉ thể hiện ở sự lựa chọn thông tin tiếp nhận, ở nhu cầu, thị hiếu thông tin mà còn ở sự tham gia của đối tượng vào quá trình vận hành hoạt động truyền thông.
-Mô hình hội tụ của Kinkaid
Mô hình tiếp cận truyền thông theo Kinkaid tập trung vào quá trình tương tác giữa nguồn phát tin (người gửi) và nguồn thu (người nhận) Mô hình này nhấn mạnh rằng truyền thông bao gồm những người tham gia tạo và chia sẻ thông tin với mục đích đạt được sự hiểu biết chung Trong mô hình của Kinkaid, người gửi và người nhận đều tham gia chủ động, cùng diễn giải và diễn đạt ý nghĩa của thông điệp để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.
Quá trình tạo lập, trao đổi, chia sẻ thông tin được lặp đi lặp lại, do đó, ngày càng có nhiều thông tin được bày tỏ, được chia sẻ, nhờ vậy A và B đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau.
Khái quát về các phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông truyền thống
Phương tiện truyền thông truyền thống bao gồm tất cả các phương tiện truyền phát thông tin xuất hiện trước khi Internet ra đời Ví dụ như báo in in, radio, truyền hình
Phương tiện truyền thông mới
Phương tiện truyền thông mới, theo từ điển Cambridge giải thích là các sản phẩm và dịch vụ cung cấp thông tin hoặc giải trí bằng máy tính hoặc Internet, không phải bằng các phương pháp truyền thống như truyền hình và báo chí(1).
Học giả Lievrouw và Livingstone giải thích phương tiện truyền thông mới tập trung vào ba khía cạnh chính: thông điệp truyền thông, công nghệ truyền thông và bối cảnh xã hội mà nó được ứng dụng Trong đó nêu rõ: Một là, các thiết bị do con người sáng chế cho phép và mở rộng khả năng giao tiếp của con người; Hai là, con người tham gia phát triển và sử dụng các thiết bị này để thực hành các hoạt động giao tiếp; Ba là, các thiết bị này góp phần hình thành các cộng đồng hoặc tổ chức xã hội vì cùng một mục tiêu chung nào đó(2).
Theo học giả Manovich, truyền thông mới bao gồm các phương tiện như Internet, trang web, máy tính đa phương tiện, trò chơi điện tử, đĩa CD-ROM, DVD và ứng dụng Internet trong đời sống xã hội Tuy nhiên, Manovich đặt câu hỏi liệu đây đã phải là tất cả các phương tiện mới hay chưa, khi mà các chương trình truyền hình quay bằng video kỹ thuật số và chỉnh sửa bằng máy tính, phim truyện sử dụng hoạt hình 3D và kỹ thuật số, hay hình ảnh, bố cục văn bản tạo trên máy tính rồi in ra giấy cũng ngày càng phổ biến Thậm chí, cùng một bức ảnh hoặc video, nếu đưa vào đĩa CD-ROM và cần máy tính để xem thì được coi là phương tiện mới, nhưng nếu in trong sách thì lại không?
Đặc điểm của phương tiện truyền thông mới
Theo Lievrouw và Livingstone, tác giả của cuốn Sổ tay phương tiện truyền thông mới (Hand book of New Media – 2006), phương tiện truyền thông mới cần phải có ba yếu tố: các đồ tạo tác hoặc các thiết bị cho phép và mở rộng khả năng giao tiếp; các hoạt động và công tác truyền thông giúp phát triển và sử dụng các thiết bị này; và các thoả thuận, tổ chức xã hội hình thành xung quanh các thiết bị và công việc này.
Trong cuốn Phương tiện truyền thông mới – một giới thiệu có tính phản biện (New Media – A Critical Introduction), các tác giả Martin Lister, Jon Dovey, Seth
Giddings, Ianin Grant và Kieran Kelly đưa ra quan điểm, “điều quan trọng trong nghiên cứu truyền thông là phải hiểu “phương tiện truyền thông” là các tổ chức xã hội đầy đủ chứ không phải chỉ nói về công nghệ truyền thông Chúng ta cũng không thể nói đó là một "phương tiện truyền thông mới", nếu sau gần 30 năm nó vẫn được ít người biết đến” Đồng thời, cuốn sách này cũng cho rằng, phương tiện truyền thông mới có 3 đặc điểm: thứ nhất, chúng đóng góp phần lớn vào sự thay đổi mang tính lịch sử của toàn cầu; thứ hai, chúng đóng vai trò như một nhà cải cách đầy quyền lực và mạnh mẽ cho khái niệm "mới"; thứ ba, chúng là sự lai ghép hữu ích, toàn diện và cân bằng giữa kỹ thuật và chuyên môn (truyền thông).
Tác động của New Media
Như vậy, phương tiện truyền thông mới không chỉ là công nghệ mà còn bao gồm cả bối cảnh sử dụng cũng như tác động xã hội và văn hóa rộng lớn Những biểu hiện của sự biến đổi về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa của các phương tiện truyền thông mới bao gồm:
- Sự thay đổi từ hiện đại đến hậu hiện đại: cuộc đua tranh với sự tham gia ngày càng rộng rãi của các thành phần khác nhau trong xã hội thể hiện những thay đổi sâu sắc về cấu trúc trong xã hội và kinh tế.
- Tăng cường quá trình toàn cầu hóa: các phương tiện truyền thông mới được xem như là một yếu tố góp phần tạo nên sự hòa nhập về thương mại, tổ chức doanh nghiệp, hải quan, các nền văn hóa, bản sắc và niềm tin của các quốc gia.
- Ở phương Tây, đó là sự chuyển dịch từ thời đại công nghiệp sản xuất sang thời đại thông tin “hậu công nghiệp”, về: việc làm, kỹ năng, đầu tư và lợi nhuận, thể hiện trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa cho nền công nghiệp dịch vụ và thông tin mà đại diện là phương tiện truyền thông mới.
Sự phân cấp trật tự địa chính trị tập trung được đặc trưng bởi sự suy yếu của các cơ chế kiểm soát tập trung trong phương Tây, tạo điều kiện cho các mạng lưới truyền thông mới phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, mang lại sự phân tán quyền lực và phạm vi hoạt động rộng lớn hơn.
Phương tiện truyền thông mới đã đuổi kịp và được xem như một phần của sự thay đổi toàn cầu Người ta gọi đây là “thời đại mới” hay “kỷ nguyên mới”, trong đó, sự xuất hiện của "phương tiện truyền thông mới" như một hiện tượng thời đại, đã và vẫn được xem như một phần của sự thay đổi lớn hơn nhiều về xã hội, công nghệ và văn hóa, nó là một phần của một nền văn hóa công nghệ mới.
Các vấn đề quản trị truyền thông trong thời đại công nghệ số
Fake News
Allcott và Gentzkow (2017) cho rằng bất kỳ hình thức làm sai lệch nội dung nào dù cố ý, vô ý hay nhầm lẫn để xếp vào danh mục tin giả vì tác động khiến nạn nhân hiểu lầm Thuật ngữ "tin giả" liên quan mật thiết đến chính trị trong khi 'thông tin sai lệch', thuật ngữ này có thể đề cập đến nhiều loại thông tin sai lệch bao gồm các chủ đề như sức khỏe, môi trường và kinh tế trên tất cả các nền tảng và thể loại, trong khi 'tin tức giả mạo' được hiểu hẹp hơn là các câu chuyện tin tức chính trị.Thông tin sai lệch là tin tức, câu chuyện hoặc trò lừa bịp được tạo ra để cố tình đưa thông tin sai lệch hoặc đánh lừa độc giả Thông thường, những câu chuyện này được tạo ra để tác động đến quan điểm của người dân, tác động đến chương trình nghị sự chính trị hoặc gây nhầm lẫn và thường có thể là một hoạt động kinh doanh sinh lời cho các nhà xuất bản trực tuyến Thông tin sai lệch có thể đánh lừa mọi người bằng cách trông giống như các trang web đáng tin cậy hoặc sử dụng tên và địa chỉ web tương tự như các tổ chức tin tức có uy tín Theo Martina Chapman, chuyên gia về truyền thông, có ba yếu tố dẫn đến tin giả là 'Không tin tưởng, thông tin sai lệch và thao túng'.
Có nhiều ý kiến khác nhau khi xác định các loại thông tin sai lệch Tuy nhiên, khi đánh giá nội dung trực tuyến, có nhiều loại tin tức sai lệch hoặc gây hiểu lầm mà chúng ta cần lưu ý Một số hình thức biểu hiện của các thông tin sai lệch[4] là:
Các câu chuyện mồi chài là những câu chuyện được cố ý tạo ra để thu hút sự chú ý và thúc đẩy lượt nhấp vào trang web, bất chấp độ chính xác hoặc tính trung thực Các nhà xuất bản sử dụng các tiêu đề gây sốc và nội dung giật gân để thu hút độc giả nhấp vào liên kết bài viết, mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu quảng cáo.
Các nội dung được dựng lên một cách có chủ đích để đánh lừa người xem, cổ súy cho một quan điểm mang tính thiên vị, hoặc phục vụ một mục đích hay chương trình nghị sự chính trị cụ thể.
- Rất nhiều trang web và tài khoản mạng xã hội xuất bản tin giả để giải trí và chế nhạo.
- Đôi khi các phóng viên hoặc nhà báo có thể đăng một câu chuyện với thông tin không đáng tin cậy hoặc không kiểm tra tất cả các sự kiện có thể gây hiểu lầm cho khán giả.
- Những câu chuyện không hoàn toàn sai sự thật có thể bị bóp méo bằng cách sử dụng các tiêu đề gây hiểu lầm hoặc giật gân Những loại tin tức này có thể lan truyền nhanh chóng trên các trang truyền thông xã hội, nơi chỉ các tiêu đề và đoạn trích nhỏ của toàn bộ bài báo được hiển thị trên nguồn cấp tin tức của khán giả.
- Nhiều người bị thu hút bởi những tin tức hoặc câu chuyện xác nhận niềm tin hoặc thành kiến của chính họ và tin giả có thể là con mồi cho những thành kiến này.Nguồn cấp tin tức trên mạng xã hội có xu hướng hiển thị tin tức và bài viết mà họ nghĩ rằng độc giả sẽ thích dựa trên các tìm kiếm được cá nhân hóa.
- Khi các nguồn chính hãng bị mạo danh bằng các nguồn sai, bịa đặt Điều này rất nguy hiểm vì nó liên quan đến thông tin không có cơ sở thực tế được trình bày theo phong cách của một nguồn tin tức hoặc bài báo đáng tin cậy để làm cho nó trông giống như một nguồn hợp pháp.
Khi thông tin hoặc hình ảnh thực bị thao túng để đánh lừa, chẳng hạn như ảnh hoặc video đã được chỉnh sửa Điều này có thể được sử dụng để đánh lừa mọi người hoặc tạo ra một câu chuyện sai lệch về một sự việc hoặc cá nhân nào đó.
Về mục đích của các thông tin này, thông tin sai sự thật được chia ra các loại: thông tin sai sự thật và được cố tình tạo ra để gây hại cho một người, nhóm xã hội, tổ chức hoặc quốc gia (Disinformation); thông tin sai sự thật, nhưng không được tạo ra với mục đích gây hại (Misinformation); thông tin dựa trên sự thật có thật, nhưng bị thao túng để gây hại cho một người, tổ chức hoặc quốc gia
(malinformation) và lời nói căm thù (hate speech) là “bất kỳ hình thức giao tiếp nào bằng lời nói, chữ viết hoặc hành vi tấn công hoặc sử dụng ngôn ngữ miệt thị hoặc phân biệt đối xử về một người hoặc một nhóm dựa trên việc họ là ai, nói cách khác, dựa trên tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính hoặc các yếu tố nhận dạng khác Điều này thường bắt nguồn từ thành kiến, và tạo ra sự không khoan dung và hận thù, và trong một số bối cảnh nhất định, có thể hạ thấp phẩm giá và gây chia rẽ”4 và thậm chí dẫn đến tổn hại hoặc bạo lực ngoại tuyến.
Tốc độ lan truyền nhanh Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts, tin giả lan truyền nhanh hơn nhiều so với tin tức thật, có thể lan truyền nhanh gấp 10 lần so với những tin bài hợp pháp Nghiên cứu những tin đồn lan truyền trên
Twitter trong khoảng thời gian dịch vụ ra mắt vào năm 2006 và 2017 Trong khi một số nhà lập pháp Hoa Kỳ và các nhà phê bình khác đổ lỗi cho bot tự động về việc lan truyền tin giả trước cuộc bầu cử năm 2016, các nhà nghiên cứu của MIT đã lọc ra các tweet do bot lan truyền và nhận thấy chính những con người trong thế giới thực phải chịu trách nhiệm cho vấn đề lan truyền này.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy tin sai sự thật lan truyền nhanh hơn và tiếp cận nhiều người hơn so với tin thật Tin sai sự thật thậm chí có thể tiếp cận hàng trăm ngàn người trong khi tin thật thường không đến được hơn 1.000 người Trong mọi lĩnh vực tin tức, từ chính trị đến thiên tai, tin giả đều phổ biến hơn tin thật Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tin giả chính trị lan truyền nhanh nhất Kết quả này được rút ra sau khi nghiên cứu hàng triệu tweet từ 126.000 tin tức khác nhau Các bot được phát hiện là tác nhân tăng tốc độ lan truyền tin giả, nhưng chúng cũng có tác động tương tự đối với tin thật.
“con người phải chịu trách nhiệm về điều đó”.
Các nhà nghiên cứu đã không điều tra xem liệu những người tung tin sai sự thật là làm điều đó một cách ác ý hay vì họ tin đó là sự thật Họ phát hiện ra rằng những người lan truyền tin tức giả mạo thường có ít người theo dõi hơn và ít tweet hơn những người chia sẻ tin tức hợp pháp Aral cho rằng những người lan truyền tin giả có thể làm như vậy vì tính mới của nó và vì họ có thể đạt được địa vị bằng cách chia sẻ thông tin mới Ông nói: “Thông tin mới có giá trị hơn thông tin bạn đã biết
An ninh mạng
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các phương tiện truyền thông số, không gian mạng đã trở nên không thể thiếu đối với đa phần người dân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, còn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, mỗi người dân phải chủ động nâng cao nhận thức về an ninh mạng để tự bảo vệ trước các loại tội phạm mạng.
Theo đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân do Tập đoàn công nghệ Bkav thực hiện tháng 12/2023, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam ở mức 17,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 716 triệu USD), có giảm so với các năm trước. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên tình hình an ninh mạng trong nước vẫn nổi cộm nhiều vấn đề nóng như: tấn công bằng virus mã hóa dữ liệu tiếp tục gia tăng, chủ yếu nhắm vào các máy chủ trọng yếu; máy tính không có kết nối Internet cũng có thể bị tấn công gián điệp APT; lừa đảo tài chính trực tuyến chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"…
Sự phát triển nhanh chóng của AI không chỉ mang lại những lợi ích rõ ràng mà còn tạo ra những nguy cơ cho an ninh mạng Thách thức lớn nhất đối diện với công nghệ AI ngày nay là lừa đảo và tấn công có chủ đích APT, với mức độ ngày càng phức tạp của các kịch bản lừa đảo, đặc biệt khi kết hợp giữa Deepfake và GPT.
Công nghệ AI cho phép thu thập và phân tích dữ liệu người dùng, từ đó tạo ra các chiến lược lừa đảo tinh vi khó nhận dạng hơn đối với người dùng Điều này khiến việc chống lại các hành vi lừa đảo trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi người dùng phải cảnh giác hơn trước những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo.
Tấn công APT tiếp tục gia tăng khi dữ liệu quan trọng của các tổ chức luôn là đích nhắm của tội phạm mạng trên khắp thế giới Những cuộc tấn công này không chỉ phức tạp hơn mà mức độ đe dọa cũng đặc biệt nghiêm trọng, hướng tới việc đánh cắp và mã hóa các dữ liệu quan trọng Điều này đỏi hỏi sự tăng cường về mặt phòng thủ an ninh đối với các hệ thống trọng yếu.
Xử lý khủng hoảng
Cuốn The Practice of Public Relations nhấn mạnh đến vai trò của PR trong hoạt động của các tổ chức nói chung đặc biệt là trong các doanh nghiệp thương mại Cuốn sách chỉ ra PR như là một công cụ sống còn của doanh nghiệp trước các khủng hoảng Có thể thấy hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông là một hoạt động có liên hệ mật thiết đến sự sống còn của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hàng tiêu dùng Chính vì thế hoạt động này cần phải được doanh nghiệp chú trọng và quan tâm đúng mức.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, thế giới trở nên phẳng hơn nhờ sự kết nối của công nghệ, hàng loạt mạng xã hội trang thông tin blog đang khiến cho thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt Trước tình hình đó việc doanh nghiệp luôn luôn phải có một kịch bản để lường trước những nguy cơ tiềm ẩn và tự trang bị tốt nhất cơ chế phản ứng để sẵn sàng đáp trả với mọi tình huống xấu có nghĩa sống còn và quyết định.
Cách hay nhất để đối mặt với khủng hoảng đó là lên một kịch bản hoàn hảo cho các vấn đề và phát hiện những nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn để có kế hoạch ngăn chặn ngay từ đầu.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 05 cơ sở để tạo ra hệ thống giúp phòng ngừa khủng hoảng truyền thông như sau:
Một là, về mặt nhận thức là so sánh giữa phản ứng của thị trường đối với quy trình và kế hoạch của doanh nghiệp: Quyết định một cách khôn ngoan dựa trên sự đánh giá và phản hồi của khách hàng; Trao cho nhân viên quyền phản hồi công chúng một cách nhanh và chính xác nhất; Sử dụng các dữ liệu trực tuyến trên các mạng xã hội để quyết định các bước đi của doanh nghiệp.
Hai là, trao quyền, ủng hộ và giúp đỡ nhân viên đạt được mục tiêu của họ: Tin tưởng nhân viên với sáng kiến của họ; Khuyến khích họ giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau; Tạo ra các bản mẫu để nhân viên có thể đo lường kết quả truyền thông trên mạng xã hội.
Ba là tạo ra sự phối hợp liên kết trong công ty: Lập ra bản thống kê cách thức hoạt động kênh truyền thông online của công ty; Hình thành một kênh nội bộ kết nối các nhân viên và quản lý trong công ty.
Bốn là lập một đội ngăn ngừa khủng hoảng: Hình thành một đội ngũ chuyên xem xét các phản ứng của khách hàng liên tục hàng ngày; Tạo ra đường ây nóng gi p ết nối với hách hàng nhanh nhất có thể; Huấn luyện nhân viên với các tình huống giả định nội bộ.
Năm là xây dựng một nền tảng vững chắc: Xác định mục tiêu rõ ràng khi sử dụng các phương tiện truyền thông online; Kết nối với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền của nhân viên và khách hàng trong khủng hoảng.
Các phương thức quản trị truyền thông trong thời đại công nghệ số
Tăng cường kiến thức truyền thông cho công chúng
Để nâng cao năng lực truyền thông của công chúng, trước hết cần giải quyết hai xu hướng nhận thức có tính đối lập Một số người cho rằng, công chúng càng trở nên thông thái hơn thì họ càng có khả năng đề kháng trước những thao túng, tác động tiêu cực của truyền thông, từ đó tự tiết chế việc sử dụng các phương tiện truyền thông của bản thân Một số khác lại cho rằng, công chúng càng trở nên thông thái hơn thì họ càng chủ động sử dụng phương tiện truyền thông để tham gia các đối thoại xã hội, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, xã hội Chính trên phương diện này, tính hợp lý và tính trách nhiệm của việc sử dụng phương tiện truyền thông như biểu hiện của năng lực truyền thông trở nên rõ ràng hơn Công chúng sử dụng phương tiện truyền thông để đạt được mục tiêu của bản thân đồng thời thúc đẩy sự lành mạnh của xã hội.
Quan niệm cho rằng công chúng là đối tượng dễ bị tổn thương, cần bảo vệ trước tệ nạn truyền thông dẫn đến việc đề cao vai trò của chủ thể quản lý truyền thông Cách tiếp cận này coi việc nâng cao năng lực truyền thông của công chúng như một quá trình giáo dục đơn thuần, khó khả thi trong phạm vi toàn xã hội và chỉ khả thi trong những tiếp cận năng lực truyền thông từ phía nhà truyền thông.
Hướng tiếp cận thứ hai về năng lực truyền thông của công chúng đề cao vai trò chủ động, năng lực làm chủ của công chúng trong quá trình sử dụng các phương tiện truyền thông Theo đó, công chúng nâng cao khả năng đề kháng của bản thân trước những tệ nạn truyền thông trong và nhờ chính quá trình sử dụng các phương tiện truyền thông Quan niệm này đề cao vai trò của công chúng truyền thông và tiếp cận việc nâng cao năng lực truyền thông của công chúng như một quá trình tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, như một nhu cầu tự thân.
Như vậy, năng lực truyền thông không phải là kết quả của quá trình giáo dục chính quy mà là một phần liên tục của quá trình học tập suốt đời Tiếp cận như vậy, năng lực truyền thông của công chúng là một kỹ năng mềm cần được hướng dẫn cho công dân ngay từ khi còn trẻ Đây là chiến lược của một số chính phủ trên thế giới nhằm chuẩn bị cho công dân sẵn sàng bước vào kỷ nguyên thông tin, xã hội thông tin Trong trường hợp này, câu hỏi cần đặt ra là “Cần nâng cao năng lực truyền thông của công chúng như thế nào?” thay cho câu hỏi “Cần nâng cao năng lực truyền thông cho công chúng như thế nào?”.
Liên minh châu Âu là một trong những tổ chức đi đầu trong việc đưa ra các sáng kiến, chính sách nhằm nâng cao năng lực truyền thông của công chúng Năm 2009, một nhóm chuyên gia về năng lực truyền thông của Liên minh châu Âu đã đưa ra hai cấp độ đánh giá năng lực truyền thông nhằm tạo cơ sở cho các chương trình giáo dục, bồi dưỡng về năng lực truyền thông ở các quốc gia thành viên Theo đó, năng lực truyền thông bao gồm hai cấp độ: cấp độ cá nhân và cấp độ cộng đồng Viviane Reding, uỷ viên Uỷ ban Xã hội thông tin và Truyền thông của Hội đồng châu Âu cho rằng khả năng đọc và viết - hay là năng lực truyền thống - không còn đủ trong thời đại ngày nay Mọi người (già và trẻ) cần bắt kịp thế giới số mà chúng ta đang sống Trên phương diện này, thông tin và giáo dục liên tục quan trọng hơn quy định. Ở cấp độ cá nhân, nâng cao năng lực truyền thông của công chúng nên và cần là nhu cầu tự thân của công chúng Công chúng nâng cao năng lực truyền thông của bản thân thông qua chính quá trình sử dụng các phương tiện truyền thông Đây là quá trình tự học nhằm tích lũy kiến thức và kỹ năng sử dụng truyền thông phù hợp với mục đích của bản thân Công chúng vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động nâng cao năng lực truyền thông của công chúng Nếu thiếu động lực nội tại, mọi quá trình tác động giáo dục bên ngoài nhằm nâng cao năng lực truyền thông của công chúng sẽ không mang lại kết quả.
Sử dụng cộng nghệ 4.0
Chuyển đổi số đòi hỏi nhà báo phải đa nhiệm Công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ, còn việc tạo dấu ấn riêng, giúp mỗi tờ báo mang bản sắc riêng, không bị hòa tan trong luồng thông tin xuôi chiều mới là cốt lõi.
Do đó, để tác nghiệp được báo chí chuyển đổi số, nhà báo phải “chuyển đổi số toàn diện”, nghĩa là đạt được nhiều phẩm chất, kỹ năng: Kỹ năng sử dụng công nghệ làm báo digital; Kỹ năng khai thác, kiểm chứng thông tin số; Kỹ năng sáng tạo và tổ chức sản phẩm báo chí đa phương tiện; Kỹ năng hợp tác liên ngành; Kỹ năng khai thác, xử lý tài nguyên dữ liệu số; Kỹ năng bảo mật thông tin số; Kỹ năng làm việc với IA, ChatGPT; Có văn hóa và đạo đức phù hợp với tác nghiệp trong môi trường số
Những phẩm chất, kỹ năng này tự học, tự lần mò là rất khó, nhất là khi thu nhập của các nhà báo cũng rất hạn hẹp, nên khó khai phóng mọi tiềm năng và tâm huyết của họ, do đó, đòi hỏi nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí phải có trách nhiệm hỗ trợ.
Pháp lý và các vấn đề đạo đức trong nghề truyền thông
Ðiều 8 Luật Báo chí năm 2016 đã đưa ra những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Nhà báo Việt Nam, trong đó có "Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo" Ðiều này có nghĩa, đạo đức báo chí không còn đơn thuần là quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ, hành vi của nhà báo trong tác nghiệp mà đã được luật hóa, đồng nhất với các quy định pháp luật Cuối năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam Cuối năm 2018, Hội công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, với bốn việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm và tám việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội Mới đây, ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Những quy định này đều được xây dựng trên cơ sở thống nhất với báo chí quốc tế và thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam Ðây có thể xem là la bàn chỉ đường giúp người làm báo Việt Nam giữ vững đạo đức báo chí, bản lĩnh chính trị để không đi chệch hướng, có trách nhiệm hơn trong khai thác, xử lý thông tin hay đơn giản là dừng lại lâu hơn trước khi quyết định bấm một nút like hay share trên mạng xã hội Theo PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, để các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đi vào đời sống báo chí, nhất là trong môi trường số, bên cạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội thông qua nhiều hình thức cho đội ngũ người làm báo hiện tại và thế hệ làm báo tương lai, cần đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý kỷ luật nhằm chấn chỉnh những vi phạm đạo đức nghề nghiệp trên không gian số của người làm báo; tăng cường vai trò giám sát của nhân dân để kịp thời phát hiện những vi phạm trong việc đưa tin không chính xác Bên cạnh đó, cơ quan quản lý báo chí cũng cần chủ động đàm phán với Google hay Facebook… để có cơ chế triển khai hiệu quả hơn việc ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin phản động, xấu độc…
Trong môi trường truyền thông số, tác phong, phương thức làm nghề của nhà báo có thể thay đổi, song có một thứ luôn phải giữ vững và tự kiểm duyệt là đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp Ðây cũng chính là đòi hỏi mang tính quyết định để báo chí tiếp tục phát huy chức năng định hướng dư luận xã hội, giữ vững vị trí là nguồn thông tin chủ lưu, chính thống.
Giám sát và kiểm tra thông tin
Thu thập và phân tích thông tin: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình giám sát truyền thông Các thông tin liên quan đến truyền thông cần được thu thập một cách đầy đủ và chính xác từ các nguồn khác nhau, sau đó được phân tích để đưa ra nhận xét và kết luận Đánh giá và đưa ra nhận xét về hiệu quả của các hoạt động truyền thông: Sau khi thu thập và phân tích thông tin, bạn cần đánh giá và đưa ra nhận xét về hiệu quả của các hoạt động truyền thông Điều này giúp bạn đánh giá được mức độ đáp ứng của hoạt động truyền thông với mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra Cung cấp phản hồi và đề xuất các biện pháp cải thiện: Dựa trên kết quả đánh giá và nhận xét, bạn cần cung cấp phản hồi, đề xuất các biện pháp cải thiện cho các hoạt động truyền thông Điều này giúp tăng cường tính chính xác và hiệu quả của các hoạt động truyền thông, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và sai phạm có thể xảy ra trong quá trình truyền thông Theo dõi và đánh giá quá trình giám sát truyền thông: Quá trình giám sát truyền thông cần được theo dõi và đánh giá để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả của quá trình giám sát Điều này giúp bạn đưa ra các điều chỉnh và cải tiến cho quá trình giám sát truyền thông trong tương lai.
Việc giám sát truyền thông giúp thông tin được truyền tải không bị thay đổi, sai lệch hoặc giả mạo Điều này đảm bảo tính chính xác của thông tin và tránh những thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc cũng như khách hàng Quá trình giám sát truyền thông cũng giúp đảm bảo tính minh bạch của thông tin được truyền tải Việc giám sát truyền thông cho phép người thực hiện và các bên liên quan có thể kiểm tra, theo dõi thông tin được truyền tải Điều này giúp tăng tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin được truyền tải.
Nhờ việc giám sát, các bên liên quan có thể phát hiện và đánh giá các rủi ro, thách thức tiềm ẩn trong hoạt động truyền thông của mình Điều này giúp các bên liên quan đưa ra các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro để đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho hoạt động truyền thông Bên cạnh đó, việc giám sát truyền thông cũng giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai phạm trong hoạt động truyền thông, bao gồm việc vi phạm quy định pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp,… Bằng cách phát hiện sớm các sai phạm này, các bên liên quan có thể đưa ra các biện pháp kịp thời để xử lý và ngăn chặn các tác động tiêu cực đến hoạt động truyền thông cũng như thương hiệu của mình.