Bởi vậy, sau khi sinh, sản phụ cần được chăm sóc thật tốt để có thể sớm phục hồi, tránh được nguy cơ bệnh hậu sản như băng huyết, nhiễm khuẩn, sản dịch hay tiền sản giật, nhiễm trùng đườ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cở sở lý luận
Chuyển dạ là quá trình khó khăn cuối cùng mà các mẹ bầu cần phải vượt qua để gặp con yêu sau chín tháng mười ngày mang nặng vất vả Tuy nhiên, khi khoảnh khắc này diễn ra, không phải mẹ bầu nào cũng bình tĩnh đối diện để giúp quá trình này diễn ra được suôn sẻ.
Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý mở đầu là cơn co tử cung, kết thúc là thai nhi và rau được đưa ra khỏi vùng tử cung qua đường âm đạo.
Một cuộc chuyển dạ bình thường xảy ra từ tuần lễ thứ 38 đến cuối tuần 41 (trung bình là 40 tuần) gọi là đẻ đủ tháng khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung. Đẻ non là tình trạng gián đoạn thai nghén khi thai có thể sống được Chuyển dạ đẻ non thường xảy ra khi tuổi thai từ tuần lễ thứ 22 đến 37. Đẻ già tháng là hiện tượng chuyển dạ đẻ xảy ra sau một tuần lễ trở nên so với ngày dự kiến đẻ Gọi là thai già tháng khi tuổi thai trên 41 tuần
1.1.2 Các giai đoạn chuyển dạ[5]:
- Giai đoạn I: xóa mở cổ tử cung. Được tính từ khi bắt đầu chuyển dạ thực sự đến khi cổ tử cung mở hết Giai đoạn này chia làm hai giai đoạn: giai đoạn IA( pha tiềm tàng) tính từ khi bắt đầu chuyển dạ thực sự đến khi cổ tử cung mở 4 cm Giai đoạn này cho phép kéo dài 8 đến 10 giờ. Giai đoạn Ib (pha tích cực hoặc pha hành động) tính từ khi cổ tử cung mở lớn hơn 4 cm đến khi mở hết, giai đoạn này cho phép kéo dài trên 10 giờ
- Giai đoạn II: Sổ thai Tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi sổ thai giai đoạn này cho phép tối đa 1 giờ.
- Giai đoạn III: Sổ rau Tính từ khi thai sổ đến khi rau sổ ra ngoài, giai đoạn này cho phép tối đa 1 giờ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ: Chẩn đoán là chuyển dạ khi có ít nhất 3 trong 5 dấu hiệu sau: Đau bụng từng cơn, tăng dần
Ra dịch nhầy hồng ở âm đạo
Có sự thay đổi ở cổ tử cung Đầu ối được thành lập
Có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung
1.1.3 Đẻ thường[4], [5], [6] Đỡ đẻ thường ngôi chỏm: là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo không cần can thiệp (trừ trường hợp cắt tầng sinh môn)
Cơ chế: Quá trình chuyển dạ là một chuỗi các động tác thụ động của thai nhi đặc biệt là phần ngôi thai trình diện, trong quá trình thai nhi xuống để sổ qua đường sinh dục Trong cuộc đẻ diễn ra qua 4 thì chính:
+ Lọt: là đường kính lớn nhất của ngôi thai trùng vào mặt phẳng eo trên
+ Xuống: Ngôi di chuyển trong ống đẻ từ mặt phẳng eo trên đến eo dưới
+ Quay: Điểm mốc của ngôi hoặc chẩm quay về phía xương mu hay xương cùng
+ Sổ: Phần thai sổ ra ngoài qua âm hộ
Những hiện tượng giải phẫu và sinh lí
1.1.3.1.Thay đổi ở thân tử cung[7]
Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng300g, các ngày sau đó nặng 100g, đến cuối thời kỳ hậu sản trọng lượng bình thường như khi chưa có thai (50-60g).Có 3 hiện tượng trên lâm sàng:
Sự co cứng: Sau sổ rau, tử cung co cứng lại thực hiện tắc mạch sinh lý Trên lâm sàng tử cung là một khối chắc gọi là khối cầu an toàn, tồn tại vài giờ sau đẻ.
Sự co bóp: Trong những ngày đầu sau đẻ, tử cung có những cơn co bóp để tống sản dịch ra ngoài Thỉnh thoảng sản phụ có những cơn đau, sau mỗi cơn đau, sản phụ lại thấy có ít máu cục và sản dịch chảy ra ngoài qua âm đạo.
Sự co hồi tử cung: Sau khi đẻ, tử cung ở trên khớp vệ khoảng 13 cm, những ngày sau đó, đáy tử cung thấp dần, mỗi ngày co hồi khoảng 1cm, nên sau 2 tuần lễ không sờ thấy đáy tử cung trên khớp vệ nữa Tử cung trở lại kích thước, trọng lượng và vị trí như khi chưa có thai trong vòng 4 tuần sau đẻ.
Thay đổi ở lớp cơ tử cung
Sau đẻ, lớp cơ tử cung dầy 4-5 cm Thành trước và thành sau co chặt sát vào nhau, các mạch máu bị bóp nghẹt nên khi cắt lớp cơ tử cung sau đẻ thấy thể hiện sự thiếu máu, khác với cơ tử cung khi có thai có màu tím do tăng sinh mạch máu.
Lớp cơ tử cung mỏng dần đi do các sợi cơ nhỏ đi, ngắn lại, một số sợi cơ thoái hoá mỡ và tiêu đi Các mạch máu cũng co lại do sự co bóp của lớp cơ đan.
Thay đổi ở đoạn dưới tử cung và cổ tử cung Đoạn dưới tử cung sau đẻ co lại như đèn xếp, dần dần ngắn lại, đến ngày thứ 4 sau đẻ thì thành trở lại eo tử cung.
Sau khi đẻ, đoạn dưới và cổ tử cung giãn mỏng và xẹp lại, mép ngoài cổ tử cung tương ứng với lỗ ngoài cổ tử cung thường bị rách sang 2 bên Cổ tử cung co nhỏ lại và ngắn dần Lỗ trong cổ tử cung đóng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau đẻ, ống cổ tử cung được tái lập như khi chưa có thai Lỗ ngoài cổ tử cung đóng lại chậm hơn vào ngày thứ 12, 13 sau đẻ Ống cổ tử cung không còn hình trụ nữa, thường là hình nón, đáy ở dưới vì lỗ ngoài cổ tử cung đã bị biến dạng, từ hình tròn trở thành hình dẹt và thường hé mở.
Thay đổi ở phúc mạc và thành bụng
Vì cơ tử cung co rút và co hồi nhỏ dần lại sau đẻ, phúc mạc phủ trên tử cung cũng co lại tạo thành các nếp nhăn Các nếp nhăn này mất đi nhanh chóng do phúc mạc co lại và teo đi.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của tác giả Ngô Hà Liên năm 2019 cho thấy chất lượng dịch vụ chăm sóc sản phụ nói chung và sản phụ sau sinh tại khoa sau đẻ thường A3, Bệnh viện PhụSản Trung ương, rất đảm bảo Sản phụ sau sinh đã được chăm sóc theo đúng quy trình mà khoa, bệnh viện và Bộ y tế quy định Sản phụ được tư vấn về chế độ vệ sinh, dinh dưỡng, chế độ vận động, chăm sóc bản thân, tự phát hiện được các dấu hiệu bất thường cũng như cách nuôi con bằng sữa mẹ Công tác chăm sóc sản phụ sau đẻ thường 100% sản phụ đều được thực hiện theo dõi dấu hiệu sinh tồn, theo dõi phát hiện sớm các biến chứng Hồ sơ bệnh án ghi đầy đủ thông tin, ghi đúng giờ Về theo dõi sự co hồi tử cung và sản dịch thì 100% sản phụ được theo dõi co hồi tử cung, sản dịch đúng quy trình. 100% sản phụ sau sinh được theo dõi đánh giá thường xuyên vị trí vết khâu tầng sinh môn và ghi lại đầy đủ thông tin vào phiếu theo dõi 100% sản phụ được làm thuốc ngày 2 lần: sáng, chiều [6]
Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Thị Lệ Quyên về “Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ sau sinh 24h tại Khoa sản, Trung tâm y tế huyện Hàm Yên năm 2021” kết quả cho thấy Các bước chăm sóc sản phụ sau sinh so với quy trình chuẩn tại khoa sản Trung tâm y tế huyện Hàm Yên về cơ bản đã được thực hiện rất tốt các nội dung chăm sóc chiếm tỷ lệ 100% bao gồm: tình hình theo dõi tại phòng sinh, theo dõi co hồi tử cung, hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh, tư vấn kế hoạch hoá gia đình Bên cạnh đấy có những nội dung chăm sóc đã làm nhưng chưa thực hiện được đầy đủ và đúng quy trình Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản có 40 sản phụ được theo dõi chiếm 41.24% chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài chiếm 72.16% Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh chiếm 50.52%. Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ thấp 30.93% Nhận thức của các sản phụ và người nhà về việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản sau khi sinh còn chưa được đầy đủ. Các thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về sức khoẻ sinh sản sau sinh cho các bà mẹ còn nhiều thiếu sót về nội dung, loại hình, về kỹ năng giáo dục truyền thông, về tài liệu tuyên truyền vận động cũng như về kinh phí Quan tâm, trấn an tinh thần khi đau sau sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất 10.31%[8].
Tác giả Phan Thị Anh cũng nghiên cứu về “Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 24h sau sinh tại Khoa điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018” chỉ ra rằng: Chất lượng dịch vụ chăm sóc sản phụ nói chung và sản phụ sau mổ đẻ chủ động nói riêng tại khoa điều trị theo yêu cầu đều rất đảm bảo Sản phụ sau sinh đã được chăm sóc theo đúng quy trình mà khoa, bệnh viện quy định Sản phụ được tư vấn về chế độ vệ sinh, dinh dưỡng, chế độ vận động, tự phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như cho con bú Cũng với những kết quả đạt được thì vẫn còn những vấn đề chăm sóc cần cải thiện, như vấn đề quá tải sản phụ của khoa, làm cho điều dưỡng phải làm việc quá tải, do đó không đảm bảo đủ thời gian chăm sóc theo quy định cho từng sản phụ sau mổ Qua đó đôi khi điều dưỡng bỏ qua những chăm sóc cơ bản, theo dõi những dấu hiệu hoặc tư vấn không chi tiết Cần tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất cũng như con người để cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho sản phụ 24h sau đẻ[1]
Nghiên cứu của Phan Thị Bạch Tuyết năm 2019 cho kết quả: Chất lượng dịch vụ chăm sóc sản phụ nói chung và sản phụ sau sinh tại khoa điều trị theo yêu cầu rất đảm bảo Sản phụ sau sinh đã được chăm sóc theo đúng quy trình mà khoa, bệnh viện và bộ y tế quy định 100% trẻ được lau khô, ủ ấm, 100% trẻ được da kề da cùng mẹ ngay sau khi sinh (với các trẻ đủ chỉ định), 70% trẻ được da kề da cùng mẹ ngay sau sinh kéo dài 90 phút, 100% thực hiện tiêm bắp 10UI oxytoxin đúng thời điểm tiêm, Xoa đáy tử cung 15p/lần kéo dài 2 giờ đầu sau sinh được thực hiện 100% 100% sản phụ đều được thực hiện theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau sinh, Theo dõi sự co hồi tử cung và sản dịch đạt 100%, về chăm sóc vết khâu tầng sinh môn100% sản phụ sau sinh được theo dõi đánh giá thường xuyên vị trí vết khâu tầng sinh môn và ghi lại đầy đủ thông tin vào phiếu theo dõi.100% sản phụ được làm thuốc ngày 2 lần: sáng, chiều 100% sản phụ được tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn sau sinh 100% sản phụ được hướng dẫn, hỗ trợ cách cho con bú (càng sớm càng tốt) 85% các bà mẹ có thể thực hiện được cho con bú đúng cách sau sinh 100% sản phụ được tư vấn, hướng dẫn những dấu hiệu bình thường sau sinh và cách phát hiện những dấu hiệu bất thường, 100% trẻ sơ sinh được tắm đúng kỹ thuật và sản phụ, gia đình sản phụ được hướng dẫn cách tắm cho trẻ[9]
Năm 2020 tác giả: Ngô Thu Thuỷ nghiên cứu về chăm sóc sản phụ sau sinh cho thấy: các bước chăm sóc sản phụ sau sinh so với quy trình chuẩn tại khoa sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa về cơ bản đã được thực hiện nhưng chưa thực hiện được đầy đủ và đúng quy trình.Nhận thức của các sản phụ và người nhà về việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản sau khi sinh còn chưa được đầy đủ.Các thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về sức khoẻ sinh sản sau sinh cho các bà mẹ còn nhiều thiếu sót về nội dung, loại hình, về kỹ năng, giáo dục truyền thông, về tài liệu tuyên truyền vận động cũng như về kinh phí[10]
1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Tạp chí Sản Phụ khoa Quốc tế (2012) đã nhấn mạnh các khía cạnh cụ thể của việc quản lý giai đoạn 3 trong đó nêu rõ giai đoạn 3 là giai đoạn gặp nhiều tai biến nhất trong chuyển dạ, sự đóng góp của hộ sinh có trình độ và tay nghề cao là rất quan trọng đối với việc đỡ đẻ an toàn Trong khi thực hiện đỡ đẻ, hộ sinh cần hướng dẫn sản phụ về cách thức phối hợp để khuyến khích mẹ rặn khi cổ tử mở hết, khi đầu trẻ đã bắt đầu trình diện ở âm hộ và sản phụ cảm thấy muốn rặn đẻ, cách nín hơi, cách thổi khi không có cơn co. Để đảm bảo an toàn trong quá trình đỡ đẻ, yêu cầu cần có hai người, thường là hộ sinh hoặc bác sỹ sản để hỗ trợ sản phụ khi sinh Cần phải có người chăm sóc thứ hai để duy trì nghe tim thai và hỗ trợ cho các sản phụ trong khi hộ sinh hoặc bác sĩ đeo găng tay vô trùng để chuẩn bị đỡ đẻ, theo dõi các thông số của thai nhi và thông số của giai đoạn thứ hai của chuyển dạ Điều này bảo đảm sự hỗ trợ cho hộ sinh chính khi cần thiết, nhất là khi có biến chứng xảy ra, người thứ hai có thể giúp đỡ và bắt đầu chăm sóc khẩn cấp theo quy định cấp cứu sản khoa trong khi không làm mất đi sự chăm sóc liên tục của người đỡ đẻ chính Vì vậy, việc có ít nhất 2 hộ sinh chăm sóc trong cuộc đẻ là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Trên thế giới, tình hình khám lại sau sinh khá thấp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố Theo một kết quả nghiên cứu, phần lớn những phụ nữ Palestine coi việc thăm khám sau sinh là cần thiết chiếm 66,1%, nhưng chỉ có 36,6% có khám lại sau sinh. Bởi 85% phụ nữ cho rằng họ không bị bệnh, họ hoàn toàn khoẻ mạnh, không cần phải khám lại sau sinh; 15,5% không khám lại sau sinh do không được bác sỹ dặn phải khám lại Tại Nepal tỷ lệ phụ nữ khám lại sau sinh ở mức thấp chiếm 34%, chỉ 19% được khám lại trong vòng 48 giờ sau sinh Nghiên cứu tiến hành tại Bangledesh, tỷ lệ bà mẹ có khám thai là 93%, nhưng tỷ lệ khám lại sau sinh chỉ là 28%. Ý thức quan tâm đến sức khoẻ của người phụ nữ kém là trở ngại chính cho việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh Nghề nghiệp, dân tộc, số lần mang thai, số con của bà mẹ, tình trạng kinh tế - xã hội, nghề nghiệp và giáo dục của người chồng là những yếu tố có liên quan, có ý nghĩa thống kê đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh của các bà mẹ trên thế giới, tỷ lệ khám lại sau sinh của các bà mẹ vẫn còn khá thấp, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự công bằng trong sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ như khoảng cách địa lý, khu vực cư trú, học vấn của các bà mẹ và chồng, điều kiện kinh tế Có sự khác biệt trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ giữa người nghèo và người giàu, người giàu khám lại sau sinh cao gấp 1,5 lần so với người nghèo.
Công tác đảm bảo vô khuẩn trong quy trình đang là vấn đề được quan tâm tại nhiều bệnh viện Theo nghiên cứu trên 75 hộ sinh làm việc ngay tại thủ đô I rắc năm 2010, tỷ lệ đảm bảo vô khuẩn vẫn còn thấp, chỉ có 81,3% sát khuẩn vùng âm hộ và 61,3% làm sạch vùng tầng sinh môn với nước sạch Thậm chí chỉ có 30,7% hộ sinh rửa tay bằng xà bông và nước sạch và lau khô hoàn toàn trước khi tiến hành đỡ đẻ.
Mario R.Festin và cộng sự năm 2003 đã có cuộc khảo sát đa quốc gia về những thay đổi thực tế liên quan đến công tác quản lý giai đoạn 3 của chuyển dạ.Kết quả cho thấy, mặc dù các bằng chứng khoa học đánh giá XTTCGĐ3 có hiệu quả trong chăm sóc chuyển dạ và đã được quảng bá rộng rãi trong thực hành lâm sàng nhưng dữ liệu về việc áp dụng thực hành này còn hạn chế Báo cáo về việc đào tạo XTTCGĐ 3 trong 15 bệnh viện đại học tại 10 quốc gia cho thấy tỷ lệ đào tạo khác nhau, từ 0% đến 98% cơ sở nghiên cứu có tổ chức đào tạo (25% tính chung cho tất cả các bệnh viện) Tỷ lệ đào tạo này nhìn chung khá thấp dẫn đến những thiếu hụt về kiến thức XTTCGĐ3 của CBYT trong lĩnh vực sản khoa nói chung và nhóm hộ sinh nói riêng
Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch mai là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước, hàng ngày tiếp đón hàng nghìn bệnh nhân đến khám bệnh, đây là Bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam là tuyến cao nhất trong bậc thang điều trị của ngành y tế Bệnh viện hiện có 56 đơn vị với quy mô 3200 giường bệnh và hơn 4000 cán bộ và nhân viên y tế đang phục vụ công tác.
Với sự nỗ lực và cố gắng của mình trong suốt chặng đường phát triển, BV Bạch Mai đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng, là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhân dân cả nước Hàng năm BV tiếp nhận khám chữa bệnh và điều trị cho gần 2 triệu bệnh nhân ngoại trú và 165.000 bệnh nhân nội trú.Nhờ phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển các kỹ thuật y học chuyên sâu gắn với đầu từ trang thiết bị hiện đại, BV Bạch Mai đã thực hiện được nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.Rất nhiều kỹ thuật cao được triển khai thường quy tại BV đã cứu sống được nhiều ca bệnh nguy kịch đem lại niềm vui khôn xiết cho người bệnh và gia đình cũng như các y bác sĩ.
Với quan điểm coi người bệnh là trung tâm và mong muốn người dân khi tới khám cảm nhận được sự thoải mái, thuận tiện trong khi sử dụng dịch vụ, Ban lãnh đạo Bệnh viện, đặc biệt là Giám đốc Bệnh viện luôn chỉ đạo sát sao để triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Từ tháng 3-2020 dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát thì Bệnh viện Bạch tiến hành hạn chế người nhà vào chăm sóc người bệnh trọng phòng bệnh và tiến hành lộ trình chăm sóc toàn diện cho người bệnh.Khi đó, ở bệnh viện chỉ còn bệnh nhân và nhân viên y tế và đây chính là cơ hội rất tốt để tiến hành chăm sóc toàn diện cho người bệnh Thời gian này, người bệnh được trải qua một giai đoạn tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế mà không phải người nhà của mình Về phía ngược lại, nhân viên y tế cũng là người gần gũi, chăm sóc bệnh nhân, qua đó hiểu được tâm tư, tình cảm, sự cảm thông, chia sẻ Từ đó thay đổi mạnh mẽ tư duy, tình cảm của nhân viên y tế đối với người bệnh và ngược lại Đây chính là động lực để nhân viên BV Bạch Mai tiếp tục duy trì mô hình chăm sóc toàn diện người bệnh trong hiện tại và cả tương lai sau này.Tuy nhiên, tâm lý của người Việt Nam vẫn muốn có sự hiện diện của người thân khi người nhà phải nằm viện, mặc dù đã được chăm sóc toàn diện Chính vì thế, BV cũng đang nghiên cứu để làm sao giải quyết được vấn đề này, đó là có thể quy định ra những giờ cụ thể để người nhà vào chăm sóc và gặp bệnh nhân.
Hình 2 1 Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Bạch Mai
Cơ cấu tổ chức - nhân sự:
Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai gồm 88 CBNV: 79 cán bộ nhân viên bệnh viện, 07 nhân viên nhà trường ĐHY Hà nội và 02 bác sỹ nội trú.
Bác sỹ: 27 (01PGS, 02TS, 09 BSCKII, 15 Thạc sỹ)
Bác sỹ nội trú: 02 Điều dưỡng: 22 (04 Thạc sĩ, 08 CN, 10CĐ)
Nữ hộ sinh: 28 (12 CN, 13 CĐ, 03 TC sắp nghỉ chế độ)
Hộ lý: 07 (04 hợp đồng khoán)
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai được thành lập năm 1929 nhưng do yêu cầu của ngành, năm 1960 toàn bộ nhân viên và thiết bị được chuyển lên Viện C để thành lập Bệnh viện chuyên ngành phụ sản nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tới năm 1969, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa trọng yếu của thủ đô, Khoa Phụ sản được tái thành lập Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, tới nay, Khoa Phụ sản có 88 nhân viên, được chia thành 5 đơn nguyên: Phòng đẻ, phòng Sản bệnh- sơ sinh, Phòng khám- tái khám, Phòng điều trị phụ khoa – hậu phẫu, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản.
Mỗi năm, Khoa Sản hỗ trợ khoảng 8000 sản phụ sinh con, thực hiện gần 1000 ca mổ phụ khoa, trong đó trên 50% số ca được thực hiện mổ nội soi, mổ nội soi cắt tử cung Phòng Sản bệnh thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, các tai biến sản khoa có phối hợp với bệnh lý phức tạp, kèm nhiều biến chứng nặng nề từ các khoa lâm sàng trong bệnh viện cũng như từ các bệnh viện chuyên khoa, tuyến dưới và không ít các bệnh nhân được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến trung ương khác.
Hình 2 2 Khoa Phụ sản Bệnh viên Bạch Mai
Mô tả vấn đề cần giải quyết
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các sản phụ sinh thường trong 24h đầu đang nằm điều trị tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai
Tiêu chuẩn lựa chọn: Sản phụ nghe nói tốt
Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh không hợp tác
Thời gian: Từ tháng 01/08/2023 đến 01/10/2023 Địa điểm: Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai
Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ: chọn toàn bộ những người bệnh đang nằm điều trị tại khoa Phụ sản- Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 01/08/2023 đến 01/10/2023 tổng có
Phương Pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Xử lý và phân tích số liệu
-Số liệu được nhập và phân tích trên phần mềm Excel 2010
-Tính tỉ lệ % đơn thuần
Phương pháp thu thập số liệu
Người bệnh sẽ được phát 1 bộ câu hỏi, sau đó người nghiên cứu sẽ hướng dẫn để người bệnh hoàn thành được bộ câu hỏi đó Người nghiên cứu sẽ có mặt bên cạnh người bệnh để trả lời những thắc mắc về bộ câu hỏi.
Thông tin chung cần thu thập số liệu từ HSBA, người nghiên cứu sẽ lấy thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi.
Tiến trình thu thập số liệu
+Bước 1: Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
+ Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu, sau đó được hướng dẫn trả lời các thông tin trong phiếu điều tra.
+ Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu được sẽ được phát 1 bộ câu hỏi, sau đó người nghiên cứu sẽ hướng dẫn để người bệnh hoàn thành được bộ câu hỏi đó
+ Bước 4: Người thu thập dữ liệu tham khảo hồ sơ bệnh án, sử dụng mã số quản lý để tìm bệnh án và tham khảo thêm thông tin cần thiết của người bệnh Phương pháp đánh giá
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp người bệnh để thu thập thông tin về thực trạng chăm sóc sản phụ 24h sau sinh thường Sử dụng phiếu điều tra đã được các tác giả sử dụng trong nghiên cứu của họ như: Tác giả Đỗ Thị Lệ Quyên trong nghiên cứu
Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ sau sinh 24h tại Khoa sản Trung tâm y tế huyện Hàm Yên năm 2021 Tác giả Ngô Thu Thuỷ trong nghiên cứu Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ sau sinh 24h tại Khoa Sản Trung Tâm y tế huyện Chiêm Hóa 2020
*Phiếu điều tra gồm 3 phần (phụ lục 1)
Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi, trình độ học vấn, số lần sinh con
Phần B: Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 24h sau sinh thường tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai gồm các nội dung:
Thời gian nằm tại phòng sinh trong 2h đầu sau sinh; theo dõi sản phụ tại phòng sinh;theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản; theo dõi co hồi tử cung; chăm sóc vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài; hướng dẫn chăm sóc và theo dõi sau sinh; tư vấn chế độ ăn uống sau sinh; chế độ luyện tập sau sinh ; hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ;hưỡng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh; tư vấn kế hoạch hoá gia đình; động viên trấn an tinh thần người bệnh khi đau sau sinh
Kết quả nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nội dung Số NB (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn Dưới THPT 22 11
Trung cấp/Cao đẳng 64 32 Đại học/sau đại học 35 17.5
Số lần sinh con Lần đầu 72 36
Nơi cư trú Thành phố 98 49
Nhận xét: Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu ở độ tuổi dưới 35 chiếm 89.5% Trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm gần nửa đối tượng tham gia nghiên cứu Tỷ lệ sản phụ sinh con lần 2 trở lên nhiều hơn sản phụ sinh 1 con Về nơi cư trú thì người bệnh ở thành phố chiếm tỷ lệ cao nhất 49%
2.3.2 Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 24h sau sinh thường
Bảng 2 2 Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 24h sau sinh thường
1 Thời gian nằm tại phòng sinh trong 2 giờ đầu sau sinh
2 Tình hình theo dõi tại phòng sinh
3 Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản
4 Theo dõi co hồi tử cung:
5 Chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài: 170 85
6 Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh: 200 100
7 Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh: 140 70
8 Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ: 160 80
9 Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh: 200 100
10 Tư vấn kế hoạch hoá gia đình: 197 98.5
11 Quan tâm, trấn an tinh thần khi đau sau sinh: 150 75
Thời gian nằm tại phòng sinh:
Sau khi sinh, vấn đề quan trọng nhất là băng huyết sau sinh, do đó cần có thời gian để theo dõi sát sản phụ tại phòng sinh và sau khi sinh xong sản phụ được nằm theo dõi tại phòng sinh trong 2 giờ đầu.
Thực tế nghiên cứu 200 sản phụ sau sinh thường, có 178 người chiếm 89% được nằm tại phòng sinh trong 2 giờ đầu Thời gian nằm theo dõi tại phòng sinh thường không đủ 2 giờ đầu mà sau đó sản phụ được chuyển về phòng hậu sản vì bàn đẻ phải dành cho các sản phụ khác vào nằm chờ sinh do điều kiện tại khoa chưa có nhiều bàn nằm chờ đẻ cho các sản phụ.
Theo dõi tại phòng sinh và theo dõi co hồi tử cung:
Sau sinh thường 100% sản phụ được theo dõi sát về sự co hồi tử cung, sản dịch, tiểu tiện, thực tế tại khoa: sản phụ được các bác sỹ khám 1 lần/ ngày, các nữ hộ sinh đi buồng theo dõi thường xuyên.
Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản
Sau khi rời khỏi phòng sinh, sản phụ được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn để tránh những biến chứng có thể sảy ra trong giai đoạn này như băng huyết, tắc mạch số lần thực hiện là 2 lần/ngày Việc theo dõi DHST sau sinh là rất quan trọng và cũng được khoa trú trọng tuy nhiên việc triển khai cũng chưa thật sự hiệu quả vì thiếu nhân lực để chăm sóc và theo dõi sát cho mẹ và bé, thời gian theo dõi không được hiệu quả như mong muốn vì hộ sinh phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc.
Chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài:
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài tốt sẽ tránh được nhiễm trùng sau sinh Vì thế, sản phụ phải được hướng dẫn và chăm sóc thường xuyên Tỉ lệ người bệnh được chăm sóc, hướng dẫn vệ sinh tầng sinh môn, bộ phận sinh dục ngoài là 85%, còn 15% chưa được hướng dẫn vì bệnh nhân đông , quá tải không đủ thời gian và nhân lực để hướng dẫn sát sao tận tình dẫn đến còn thiếu sót.
Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh: Đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho sản phụ việc chăm sóc, theo dõi sau sinh được thực hiện nghiêm túc 100% các sản phụ được hướng dẫn tốt một số vấn đề như: vận động sau đẻ, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi hay nhận biết các dấu hiệu bất thường.
Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh
Dinh dưỡng cho sản phụ không những quan trọng trong thời gian mang thai, mà còn quan trọng trong thời kỳ hậu sản Một phần để mẹ nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau cuộc vượt cạn một mình, phần khác để mẹ có đủ sữa cho con bú Trong nghiên cứu của tôi có 70% các bà mẹ sau sinh thường được tư vấn vê chế độ ăn uống sau sinh, 30% các bà mẹ không được nghe tư vấn do sản phụ xin ra viện sớm, những bà mẹ thai bệnh lý phải chuyển các chuyên khoa khác sau sinh thường như: lupus, hội chứng thận hư, bệnh lý về tim mạch….
Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ:
Nuôi con bằng sữa mẹ, đây là tập quán của chúng ta, nhưng cho trẻ bú thế nào là đúng thì không phải tất cả các bà mẹ đều hiểu đúng, trong đó bú sớm sau sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ chưa trở thành một thói quen của các bà mẹ Họ chưa hiểu được tầm quan trọng của bú sớm sau sinh Bú sớm sau sinh không những có lợi cho mẹ mà còn có lợi cho con Kết quả nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng có đến 80% bà mẹ tham gia nghiên cứu được hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, 20% còn lại các bà mẹ không muốn nghe và cố chấp nghe theo người nhà, những bà mẹ mắc các bệnh lý không thể cho con bú ngay sau đẻ được như mẹ bị viêm gan
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh:
Với người mẹ sinh con lần đầu, hẳn còn nhiều bỡ ngỡ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào cho đúng Do vậy hướng dẫn cách chăm trẻ sơ sinh giúp mẹ hạnh phúc hơn, tự tin hơn trong hành trình chăm sóc con Tại khoa phụ sản- bệnh viện bạch Mai cho thấy 100% các bà mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách, đầy đủ cho trẻ sơ sinh
Tư vấn kế hoạch hoá gia đình:
Sau khi sinh, cơ thể của phụ nữ sẽ trở lại trạng thái như trước khi mang thai Giai đoạn này thường kéo dài trong 6 tuần và được gọi là thời kỳ ở cữ Chăm sóc đúng cách là điều rất quan trọng trong giai đoạn này Kiểm tra sau sinh nên được thực hiện sau thời kỳ ở cữ để đảm bảo cơ thể phục hồi hoàn toàn Hơn nữa, đây là thời điểm thích hợp cho cặp đôi thảo luận về các biện pháp tránh thai kế hoạch hóa gia đình để tạo nền tảng tốt đẹp cho cuộc sống gia đình sau này Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy Hầu hết sản phụ sau sinh đều được tư vấn các biện pháp KHHGĐ chiếm 98.5%, còn lại 1,5% là dân trí thấp bảo thủ không muốn thực hiện KHHGĐ ( vẫn muốn sinh con trai theo tục lệ gia đình)
Quan tâm, trấn an tinh thần khi đau sau sinh:
Trầm cảm sau sinh là triệu chứng tâm lý ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới do vậy không nên xem thường những biểu hiện của triệu chứng này Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể liên quan đến sự thay đổi hormone của phụ nữ sau sinh,trong đó có một yếu tố tác động đến khả năng vượt qua khó khăn Chính vì vậy, Điều dưỡng, hộ sinh luôn quan tâm động viên bà mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, đừng ngại chia sẻ và nhờ sự trợ giúp của người thân trong việc chăm sóc con Trong 200 đối tượng tham gia nghiên cứu có 150 sản phụ được chăm sóc về mặt tâm lý và trấn an tinh thần chiếm 75%, 25% các sản phụ không được sự chăm sóc, động viên, an ủi tinh thần từ phía người thân và gia đình, những sản phụ stress do không sinh được con trai như mong muốn, những sản phụ tiền sử mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần.
*Những vấn đề tồn tại khi chăm sóc sản phụ 24h sau sinh thường tại khoa Phụ Sản- Bệnh viện Bạch Mai:
Cơ thể người phụ nữ sau khi sinh sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi lớn và em bé khi chào đời cũng phải cố gắng để thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, nếu được hưởng sự quan tâm, chăm sóc đúng chuẩn thì sẽ giúp mẹ và trẻ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường và quá trình chăm sóc trong tuần đầu tiên sau sinh cũng phải đảm bảo những yêu cầu nhất định Các quy trình chăm sóc sản phụ sau sinh tại khoa, tuy đã được Lãnh đạo khoa quan tâm chỉ đạo thực hiện, xong bên cạnh đó thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn khách quan như:
Quy trình về chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh của hộ sinh còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực Mặt khác khối lượng công việc lớn, thực hiện nhiều y lệnh cùng lúc nên Điều dưỡng-hộ sinh không có nhiều thời gian trong việc chăm sóc cũng như tư vấn cho người bệnh những kiến thức chăm sóc sau sinh.
Do lượng bệnh nhân đông dẫn đến quá tải giường bệnh, bệnh nhân phải nằm ghép nên việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng như vệ sinh cá nhân của bệnh nhân và trẻ sơ sinh rất bị hạn chế.
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi: Trong độ tuổi mang thai tốt nhất, người phụ nữ đã chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức, thể chất, khả năng sinh sản, tinh thần, tài chính và trách nhiệm làm mẹ Những đặc điểm này ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau nhưng mẫu số chung đều dao động trong độ tuổi từ
20 – 35, dựa theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát Trong giai đoạn này, cơ thể phụ nữ đã phát triển hoàn chỉnh để có thể thực hiện thiên chức làm mẹ Từ 35 trở đi, buồng trứng bắt đầu suy giảm nhanh về cả số lượng và chất lượng vì vậy nguy cơ em bé gặp phải những bất thường sẽ rất cao, sức khoẻ sản phụ cũng đối mặt với nhiều nguy cơ do đó việc chăm sóc sản phụ trên 35 tuổi cần được chú ý hơn Đến sau 40 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ còn thấp, khó có thai tự nhiên và khi có thai các vấn đề trong thai kỳ, sẩy thai tăng. Các vấn đề về sức khỏe của trẻ sinh ra cũng tăng Từ 43 tuổi trở đi, khả năng có thai tự nhiên của phụ nữ còn rất thấp, ít có phụ nữ nào có thai tự nhiên sau 45 tuổi Ở độ tuổi 25, nguy cơ sinh con bị down và các hiện tượng đột biến gen chỉ nằm trong khoảng là 1/1.250 Tỷ lệ này là 1/400 ở độ tuổi 35 và tăng lên mức 1/109 với phụ nữ sinh con tuổi
40 Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32 Tóm lại, độ tuổi mang thai tốt nhất trung bình khoảng 20 đến 35 tuổi Trong nghiên cứu của tôi phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu ở độ tuổi dưới 35 chiếm 89.5%
Trình độ học vấn:Với sự phát triển xã hội cùng sự quan tâm của Nhà nước, trình độ học vấn của người dân ngày được nâng cao, thể hiện trong nghiên cứu của tôi có 48.8%
NB có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên Trình độ học vấn số đối tượng sau THPT chiếm phần lớn Trong đó đối tượng trung cấp/cao đẳng chiếm 32.9%; Đại học/sau đại học 15.9% Số đối tượng cấp 1 thấp nhất chỉ có 3.7% Khác với nghiên cứu của tác giảNguyễn Bích Phượng có 44,3% NB có trình độ THPT, còn 22,8% NB dưới THPT và32,9% NB có trình độ Trung cấp trở lên
Số lần sinh con: Nhiều nghiên cứu cho rằng sự phát triển của khối u chịu ảnh hưởng của nội tiết tố estrogen Nồng độ estrogen tăng cao dẫn đến tăng sinh tổ chức cơ và niêm mạc tử cung U xơ thường teo lại hoặc mất đi khi phụ nữ đến độ tuổi mãn kinh Có nhiều nghiên cứu khác cho thấy sự liên quan của u xơ tử cung đến sức khỏe sinh sản: Phụ nữ đẻ ít, vô sinh, hay sảy thai nhiều lần, có nguy cơ mắc u xơ tử cung.Tuy nhiên bệnh vẫn gặp ở phụ nữ đẻ nhiều con[17].
Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 24h sau sinh thường tại khoa Phụ sản
Bất cứ người phụ nữ nào sinh con xong cũng sẽ bước vào thời kỳ hậu sản Ở giai đoạn này, với họ, việc chăm sóc về sức khỏe thể chất và tinh thần rất quan trọng bởi nếu không cẩn thận họ có thể mắc bệnh hậu sản.Thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều phụ nữ sau sinh mắc bệnh hậu sản do những nguyên nhân khác nhau, trong đó, thường gặp nhất chính là do chăm sóc hậu sản không tốt Những nguyên nhân gây nên bệnh hậu sản gồm:Trong quá trình mang thai người phụ nữ không được chăm sóc tốt nên sau sinh cơ thể bị stress, suy nhược, thể lực kém, thiếu dinh dưỡng.Trước sinh thai phụ phải trải qua một quá trình căng thẳng và mệt mỏi kéo dài nên cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, sau sinh vì thế mà kiệt sức và bị bệnh hậu sản Áp lực vô hình từ việc chăm sóc con nhỏ tác động đến sức khỏe và tâm lý.Kiêng cữ sau sinh không tốt: ví dụ như cơ thể cần tối thiểu 6 tuần để trở lại như trước sinh nhưng lại quan hệ tình dục quá sớm nên cơ quan sinh dục dễ bị tổn thương và dễ bị viêm nhiễm.Mệt mỏi, căng thẳng do chăm sóc con nhỏ gây ra áp lực về tinh thần và thể chất Quá trình sinh nở không thuận lợi hay giữ vệ sinh không đúng cách nên dễ mắc bệnh phụ khoa.Ngoài những vấn đề trên đây thì có một điều dễ gặp nữa là sau khi sinh, đại đa số mọi người tập trung vào em bé mà quên mất sức khỏe của người mẹ trong khi quá trình mang thai và sinh nở là một biến động lớn cả về thể chất lẫn tâm lý với người phụ nữ Vì thế họ không được chăm sóc hậu sản tốt và dễ mắc phải các bệnh như:Sản giật, rạn da, rụng tóc, táo bón và bệnh trĩ, trầm cảm, băng huyết, khó lấy lại vóc dáng, viêm vú, áp xe vú, tắc tia sữa, bị toác vết khâu tầng sinh môn, nhiễm trùng, tâm lý bất ổn: đây là vấn đề hay gặp nhất Phụ nữ sau sinh thường có tâm lý thất thường và dễ trải qua 3 hình thức rối loạn tâm lý: buồn thoáng qua (ngày 3 - 6 sau sinh và chỉ kéo dài vài ngày), trầm cảm (kéo dài trên 10 ngày) và loạn thần sau sinh.
Thời gian nằm tại phòng sinh:
Sau khi sinh, vấn đề quan trọng nhất là băng huyết sau sinh, do đó cần có thời gian để theo dõi sát sản phụ tại phòng sinh và sau khi sinh xong sản phụ được nằm theo dõi tại phòng sinh trong 2 giờ đầu.Việc theo dõi, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh trong vòng 2 giờ đầu sau khi sinh đóng vai trò rất quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho ca sinh nở và “mẹ tròn con vuông”, đồng thời, quá trình chăm sóc sau sinh cần phải tiến hành đúng các mốc thời gian quy định ngay sau khi sinh và trong vòng 6 tuần đầu sau sinh.Trong vòng 2 tiếng đầu sau sinh, khi người mẹ còn nằm trong phòng sinh và cả 2 mẹ con đều bình thường thì có thể tiến hành chăm sóc sau sinh bằng cách cho con được tiếp xúc da kề da với mẹ, đồng thời nhân viên y tế sẽ hướng dẫn mẹ cho con bú ngay
Thực tế nghiên cứu 200 sản phụ sau sinh thường thấy có 178 người chiếm 89% được nằm tại phòng sinh trong 2 giờ đầu Thời gian nằm theo dõi tại phòng sinh thường không đủ 2 giờ đầu mà sau đó sản phụ được chuyển về phòng hậu sản vì bàn đẻ phải dành cho các sản phụ khác vào nằm chờ sinh do điều kiện tại khoa chưa có nhiều bàn nằm chờ đẻ cho các sản phụ Cao hơn kết quả của tác giả Đỗ Thị
Lệ Quyên Thời gian nằm tại phòng sinh trong 2 giờ đầu sau sinh chiếm có 20.62% Tình hình theo dõi tại phòng sinh:
Trong 2 giờ đầu ngay sau khi đẻ cần theo dõi tình trạng toàn thân, tình trạng nhức đầu chóng mặt, hoa mắt của sản phụ để phát hiện sớm tình trạng choáng mất máu hoặc choáng sản khoa Theo dõi mạch, đo huyết áp, xoa đáy tử cung để xác định khối an toàn của tử cung sau đẻ Đánh giá lượng máu chảy qua âm đạo 15 phút một lần, ít nhất trong thời gian 1 giờ sau đẻ.Cần phát hiện sớm và xử trí sớm đờ tử cung và chảy máu sau đẻ Tử cung co chặt lại thành khối an toàn Nếu khám thấy mất khối an toàn, tử cung mềm nhão, đáy tử cung cao dần lên trên rốn là có máu chảy đọng lại trong buồng tử cung.Cần đánh giá lượng máu chảy sau đẻ. Nguyên nhân chảy máu sau đẻ có thể do sót rau, đờ tử cung hoặc chấn thương đường sinh dục Máu có thể chảy ra ngoài qua đường âm đạo hoặc đọng lại trong buồng tử cung mà không chảy ra ngoài Theo dõi vết khâu tầng sinh môn xem có sưng-nóng-đỏ-đau và tiết dịch không Theo dõi về tình trạng táo bón hoặc bí tiểu tiện
Sau sinh thường 100% sản phụ được theo dõi sát về sự co hồi tử cung, sản dịch, tiểu tiện; thực tế tại khoa sản phụ được các bác sỹ khám 1 lần/ ngày, các nữ hộ sinh đi buồng theo dõi thường xuyên Tương đồng với kết quả của tác giả Đỗ Thị Lệ Quyên.
Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản
Sau khi rời khỏi phòng sinh, sản phụ được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn để tránh những biến chứng có thể sảy ra trong giai đoạn này như băng huyết, tắc mạch Sau sinh, thai phụ cần được đếm mạch ngay lập tức và trong 1 giờ đầu thì đếm mạch 15ph/lần, giờ thứ 2 thì 30ph/lần Đối với 4 giờ tiếp theo thì đếm mạch 4h/lần.Đo huyết áp ngay, sau đó thì 1h/lần trong giờ đầu sau sinh và cần đo huyết áp thường xuyên nếu có vấn đề chảy máu hay mạch nhanh xảy ra sau đó Thân nhiệt cần được đo 4h/lần Nếu nhiệt độ cơ thể ≥38°C thì ở tuyến xã, bệnh nhân cần được hạ nhiệt bằng cách chườm mát, lau người rồi chuyển lên tuyến trên để xử lý. Những giờ sau thực hiện đo là 2 lần/ngày.
Sau khi rời khỏi phòng sinh, sản phụ được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn để tránh những biến chứng có thể sảy ra trong giai đoạn này như băng huyết, tắc mạch số lần thực hiện là 2 lần/ngày Việc theo dõi DHST sau sinh là rất quan trọng và cũng được khoa trú trọng tuy nhiên việc triẻn khai cũng chưa thật sự hiệu quả vì thiếu nhân lực để chăm sóc và theo dõi sát cho mẹ và bé, thời gian theo dõi không được hiệu quả như mong muốn vì hộ sinh phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc.
Theo dõi co hồi tử cung:
Theo dõi sự co hồi tử cung: Bình thường ngay sau khi lấy bánh rau ra, tử cung co hồi thành một khối cầu an toàn Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm Sau ngày thứ 12 – 13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn ở người không cho con bú Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường Đo chiều cao tử cung trên khớp vệ và sờ nắn tử cung để đánh giá:Tử cung co hồi tốt hay xấu.Mật độ tử cung chắc hay mềm.Di động tử cung hay sờ nắn tử cung có đau hay không đau.Nếu tử cung co hồi chậm, mật độ mềm, ấn đau là tử cung bị nhiễm khuẩn, cần được điều trị sớm
Theo dõi sản dịch: Trong 2 – 3 ngày đầu sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ sậm như bã trầu.Từ ngày thứ 4 đến thứ 8 chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá.Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là một chất nhầy trong, ít đi dần.Nếu bị nhiễm trùng sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ Theo dõi sản dịch bằng cách xem khố hàng ngày của sản phụ để đánh giá:số lượng sản dịch nhiều hay ít.Có bị bế sản dịch không (không thấy có sản dịch).Màu sắc của sản dịch.Mùi sản dịch không hôi, nếu có mùi hôi là có nhiễm khuẩn.
Chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài:
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài tốt sẽ tránh được nhiễm trùng sau sinh Vì thế, sản phụ phải được hướng dẫn và chăm sóc thường xuyên Làm thuốc ngoài: rửa sạch vùng âm hộ, tầng sinh môn và hậu môn cho sản phụ ít nhất 2 lần bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ (Betadin, Providine), sau đó mặc băng vệ sinh.Nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng Không được thụt rửa âm đạo vì cổ tử cung trong những ngày đầu sau đẻ chưa đóng lại, nước có thể qua cổ tử cung vào buồng tử cung gây nhiễm trùng ngược dòng Đối với những trường hợp có cắt, khâu tầng sinh môn, sau khi làm thuốc phải thấm khô, đóng băng vệ sinh sạch.Chú ý: làm thuốc ngoài thì rửa từ phía âm hộ xuống hậu môn chứ không làm ngược lại.
Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn sẽ bị sưng và đau, nhưng có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng cách sử dụng chườm lạnh Cách này rất đơn giản và dễ thực hiện Lấy 1 chiếc khăn ướt bỏ vào vài viên đá bi quấn lại thành 1 túi nhỏ, sau đó chườm trực tiếp vào vết khâu tầng sinh môn khoảng 15-20 phút, sau đó lau khô bằng khăn sạch, có thể thực hiện 3-4 lần/ ngày trong 3 ngày đầu tiên sau sanh. Cách này sẽ giúp sản phụ giảm đau và giảm sưng nề vết khâu tầng sinh môn, mang lại cảm giác dễ chịu hơn; nếu sản phụ cảm thấy đau nhiều, bác sĩ sẽ cho thêm thuốc giảm đau nhét hậu môn hoặc paracetamol, những thuốc này không ảnh hưởng đến việc cho con bú
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài tốt sẽ tránh được nhiễm trùng sau sinh Vì thế, sản phụ phải được hướng dẫn và chăm sóc thường xuyên Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc, hướng dẫn vệ sinh tầng sinh môn, bộ phận sinh dục ngoài là 85%, còn 15% chưa được hướng dẫn vì bệnh nhân đông , quá tải không đủ thời gian và nhân lực để hướng dẫn sát sao tận tình dẫn đến còn thiếu sót.
Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh:
Ngày đầu tiên sau sinh, bà mẹ mệt và cũng rất dễ xảy ra tai biến Vì vậy, cần được chăm sóc đặc biệt Sau khi sinh, các mẹ vẫn có cảm giác đau và cảm giác khó chịu, NHS hướng dẫn các mẹ nghỉ ngơi đủ 8 tiếng/ngày, tránh căng thẳng tinh thần làm mất ngủ, mất sữa, tư thế nằm thoải mái, nằm nghiêng, co gối hoặc nằm ngửa kê ngối dưới kheo chân.Hướng dẫn các mẹ ngồi dậy, tập đi xung quanh giường một cách nhẹ nhàng giúp phục hồi cơ thể, lưu thông máu, mau lièn sẹo đồng thời giúp cơ thành bụng, cơ hậu môn, cơ sàn chậu nhanh chóng hồi phục, đỡ mông khi thay đổi tư thế ở người có vết khâu tầng sinh môn, hướng dẫn cách thư giãn, cách thở, dùng thuốc giảm đau theo y lệnh.
Theo dõi đại, tiểu tiện: Sau đẻ sản phụ dễ bị bí đái, táo bón do tình trạng giảm nhu động ruột và liệt cơ bàng quang Nếu sau đẻ 12 giờ mà sản phụ không tự đái được mặc dù đã được điều trị nội khoa như xoa vùng bàng quang, chườm nóng, châm cứu… thì phải thông bàng quang sau đó bơm vào bàng quang 5-10ml dung dịch Glycerin borat 5% để kích thích sự co bóp của bàng quang Nếu vẫn chưa tự đái được thì các ngày sau phải rửa bàng quang, sau đó bơm Glycerin borat vào cho đến khi nào sản phụ tự đái được.Nếu sản phụ bị táo bón cần cho thuốc nhuận tràng, sau 3 ngày không đi ngoài được phải thụt tháo phân hoặc bơm Microlax vào trực tràng Chú ý, đối với sản phụ sau đẻ không được dùng thuốc tẩy mạnh.
Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội sạch sẽ Cần tắm nhanh từ 5 - 10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu, đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù ngoài trời nóng hay lạnh Tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín cổ, tay chân Với các sản phụ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ Không tắm gội cùng lúc, để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu Đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho sản phụ việc chăm sóc, theo dõi sau sinh được thực hiện nghiêm túc 100% các sản phụ được hướng dẫn tốt một số vấn đề như: vận động sau đẻ, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi hay nhận biết các dấu hiệu bất thường.
Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh