Các Thầy, Cô giáo trong đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trongsuốt quá trình học tập tại trường.Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Phụ Sản Bệnh viện Bạch Ma
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Tiền sản giật (TSG) là một rối loạn xảy ra ở phụ nữ có thai được đặc trưng bằng tăng huyết áp và có protein niệu, tình trạng điển hình xuất hiện sau tuần thứ
20 của thai kỳ Rối loạn này cũng có thể gặp ngay trong giai đoạn sớm sau khi đẻ [2].
TSG là một biến chứng sản khoa gặp khoảng 12%- 22% các phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong cho khoảng 17% của mẹ.
Nguyên nhân gây TSG cho đến nay vẫn chưa tìm ra đươc một các chính xác Một số nguyên nhân cho rằng
TSG là bệnh lý nội mạc mạch máu của mẹ, bắt nguồn từ bánh rau TSG là hội chứng bệnh lý ở người, không quan sát thấy ở động vật Các bằng chúng chứng tỏ bệnh có nguồn gốc từ bánh rau
+ Chỉ xảy ra trong thai kỳ, biến mất sau khi lấy bỏ bánh rau.
+ Bệnh vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi không có phôi (trong chửa trứng)
+Bệnh vẫn có thể xuất hiện cả khi thai không có liên hệ với tử cung (trong chửa trong ổ bụng).
+ Sinh con lần đầu tiên.
+ Tuổi mẹ trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi khi mang thai.
+ Tăng huyết áp mạn tính.
+ Bệnh thận, bệnh mô liên kết.
+ Có tiền sử gia đình về sản giật, tiền sản giật.
+ Mẹ béo phì, hút thuốc lá.
+ Mẹ có bệnh lý về mạch máu (viêm mạch ).
*Dấu hiệu và triệu chứng TSG a) Thể nhẹ tiền sản giật:
- Protein niệu xuất hiện trên 300 mg/24 giờ (+) hoặc tăng thêm so với Protein niệu theo dõi trước đây (2+ hoặc 3+).
-Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg, và hoặc tâm trương ≥ 90 mmHg.
- Triệu chứng co giật có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh: tỷ lệ của sản giật trước đẻ 25%, trong đẻ 50%, sau đẻ 25% Hầu hết xuất hiện trong vòng
-Ngoài ra có thể có các dấu hiệu sau:
+ Tăng phản xạ gân xương.
+ Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, hoa mắt.
+ Thiểu niệu (nước tiểu dưới 400ml/24 giờ).
- Xét nghiệm hóa sinh: Ure, SGOT, SGPT, Acid uric, Bilirubin là các chất tăng cao trong máu, trong khi tiểu cầu và Albumin huyết thanh toàn phần giảm. b) Thể nặng tiền sản giật: khi có một hoặc nhiều biểu hiện sau:
- Đo huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg, hoặc tâm trương ≥ 110 mmHg (đo ít nhất 2 lần, cách nhau 6 giờ).
-Có biểu hiện tổn thương ở một trong các cơ quan đích:
+ Suy thận cấp, chức năng thận xấu đi nhanh chóng, đặc biệt khi protein niệu
≥ 3 gam/24 giờ, hoặc đột ngột thiểu niệu, creatinin máu tăng nhanh.
+ Thần kinh: đau đầu, nhìn mờ, mù vỏ tạm thời, co giật, chảy máu não.
+ Thay đổi bất thường chức năng gan, tụ máu dưới bao gan, vỡ gan.
+ Phù phổi huyết động (3% người bệnh).
+ Tim: cơn tăng huyết áp nguy kịch, suy tim, ngừng tuần hoàn.
+ Đau bụng thượng vị hoặc mạng sườn phải: tụ dịch, tụ máu dưới bao gan - Tiểu cầu dưới 100.000/mm3, đông máu nội quản rải rác trong lòng mạch - Hội chứng HELLP có thể biểu hiện (kể cả không có Protein niệu).
- Có biểu hiện suy thai: đa ối, thiểu ối, không đo được khi siêu âm tim thai, rau bong non, thai chết lưu, thai chậm phát triển. c) Hội chứng HELLP: một thể của tiền sản giật.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng HELLP bao gồm:
+ Tan máu: tìm thấy mảnh hồng cầu vỡ trên tiêu bản máu, tăng bilirubin huyết thanh, tăng LDH.
+ Tăng men gan: tăng hoạt độ các men SGOT, SGPT.
+ Giảm số lượng tiểu cầu là một đặc trưng của hội chứng HELLP
- Sản giật: Có cơn giật với 4 giai đoạn điển hình:
+ Giai đoạn xâm nhiễm: khoảng 30 giây đến 1 phút Có những cơn kích thích ở vùng mặt, miệng, mí mắt nhấp nháy, nét mặt nhăn nhúm, sau đó cơn giật lan xuống 2 tay.
+Giai đoạn giật cứng: khoảng 3 giây Toàn thân co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp co thắt lại làm cho người bệnh dễ ngạt thở vì thiếu oxy.
+ Giai đoạn giật giãn cách: kéo dài khoảng 1 phút Sau cơn giật cứng các cơ toàn thân và chi trên giãn ra trong chốc lát, rồi liên tiếp những cơn co giật toàn thân, dễ cắn vào lưỡi, miệng sùi bọt mép.
+ Giai đoạn hôn mê: co giật thưa dần rồi ngừng, đi vào hôn mê.
Tùy theo tình trạng nặng nhẹ có thể hôn mê nhẹ hoặc hôn mê sâu.
Nhẹ sau 5-7 phút sẽ tỉnh lại, nếu hôn mê sâu có thể kéo dài vài giờ Có thể kèm theo đồng tử giãn, rối loạn cơ vòng đại tiểu tiện không tự chủ.
Nặng có thể tử vong trong tình trạng hôn mê kéo dài.
Kèm theo một số dấu hiệu tiền sản giật nặng.
- Các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh có thể gặp là: + Suy chức năng gan và giảm tiểu cầu xuất hiện trên nền tiền sản giật.
+ Một số người bệnh có thể xuất hiện DIC.
+ Đau mạng sườn phải, tụ máu dưới bao gan, đôi khi gặp biến chứng vỡ bao gan.
- Protein niệu > 300 mg/24 giờ (1+) hoặc nhiều hơn (+++).
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg, tâm trương ≥ 90 mmHg, ở người bệnh trước không tăng huyết áp.
- Có thể phù ở mặt, chân.
- Thể nặng khi huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg, và hoặc huyết áp tâm trương ≥110 mmHg.
- Thai phụ có thể mắc từ tuần 20 đến 6-12 tuần sau sinh.
- Có biểu hiện tổn thương ở các cơ quan khác như: thiểu niệu, phù phổi, đau mạng sườn phải, đau đầu, nhìn mờ, thay đổi chức năng gan, giảm tiểu cầu, thai chậm phát triển.
- Sản giật khi có co giật (loại trừ nguyên nhân khác).
- Chẩn đoán thể bệnh với hội chứng HELLP: tan máu thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng men gan.
- Đau bụng cấp: chấn thương ổ bụng, phình tách động mạch chủ bụng, viêm ruột thừa cấp, sỏi đường mật, cơn đau quặn mật.
- Suy tim ứ huyết, phù phổi huyết động.
- Đau đầu cấp, đau đầu do cơn Migraine.
- Tắc vi mạch, giảm tiểu cầu và nổi ban dưới da (TTP).
- Các bệnh lý mạch máu não cấp: tai biến mạch não thoáng qua, đột quỵ, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết dưới màng cứng.
-Nhiễm độc giáp, cơn cường giáp trạng.
-Ngộ độc thuốc, dẫn chất cường giao cảm, Amphetamin, hội chứng cai.
-Co giật do động kinh, khối u não.
*Chẩn đoán biến chứng: a) Các biến chứng của thai nhi có thể xảy ra:
-Đẻ non, suy tử cung rau cấp tính: do có hiện tượng nhồi máu rau, rau bong non dẫn đến suy thai, thai chết lưu.
-Đa ối. b) Các biến chứng của mẹ:
-Phù và tụ máu dưới bao gan.
-Đông máu nội quản rải rác trong lòng mạch (DIC).
-Giảm tiểu cầu: có thể đơn độc hoặc trong bệnh cảnh DIC.
-Phù phổi cấp huyết động.
-Hội chứng HELLP: có thể gặp khoảng 10%.
- Phát hiện yếu tố nguy cơ, giải thích để người bệnh và gia đình hiểu biết về bệnh và cách điều trị, theo dõi và đề phòng biến chứng.
-Khi có triệu chứng dù là thể nhẹ cần điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa và được quản lý, theo dõi thai và sản phụ chặt chẽ.
- Đối với thể nặng có biến chứng: cần cho người bệnh nhập bệnh viện và hội chẩn các chuyên khoa khi cần thiết, theo dõi và điều trị tại các phòng hồi sức sản khoa.
Cơ sở thực tiễn
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì tỷ lệ TSG thay đổi khoảng từ 2 đến 10% trong tổng số thai phụ Tỷ lệ này thấp hơn ở các nước phát triển như hoa kỳ châu Âu khoảng từ 2 đến 5% Tỷ lệ TSG ở các nước đang phát triển dao động từ 1,8 đến 16,7% và bệnh có xu hướng tăng về tỉ lệ cũng như biến chứng ở một số nước châu Phi [16,17].
Tại Việt Nam loạt nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016 tại Huế cho thấy tỷ lệ TSG khoảng 2,8 đến 5,5% một số các nghiên cứu tại trung tâm khác công bố tỷ lệ TSG ở khoảng 3,1 đến 4,1% [2]
Trần Thị Thu Hường và Cộng Sự năm 2012 nghiên cứu về xử trí Sản Khoa và biến chứng của TP SG tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thấy SG xảy ra trước chuyển dạ xử lý sản khoa chủ yếu là mổ lấy thai chủ động chiếm 96,6% Có 85,7% số bệnh nhân SG trong chuyển dạ tỷ lệ mổ lấy thai trong SG tăng từ 88,9% năm
2008 lên 100% năm 2010 sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với (p>0,05) Thời gian can thiệp sản khoa trước 24h chiếm 76,2%, can thiệp sau 24 giờ chiếm 23,8% số tự nhiên sản giật biến chứng khá cao 56,8% biến chứng suy thận chiếm 25,9% cao nhất là biến chứng suy gan chiếm 32,1%, biến chứng nhiệt nửa người có một trên 81 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 1,2% [7].
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Sơn năm 2013 trên 67 TP TSG điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cho kết quả: TSG chiếm 1,88% so với TP nhóm tuổi 25 đến
29 có tỉ lệ TSG cao nhất chiếm 40,35%, biến chứng cho mẹ rối loạn đông máu chiếm tỉ lệ 4,5%, chảy máu sau đẻ sau mổ chiếm tỉ lệ 12% sản giật; 7,5% viêm thận mãn; 7,5% cao huyết áp mãn; 6,0% biến chứng cho con thai suy dinh dưỡng nhẹ cân; tử vong sơ sinh chiếm tỷ lệ 6,0% ; thai bị chết lưu chiếm tỉ lệ 3,8%, kết quả điều trị khỏi bệnh là 94,0% tỷ lệ phẫu thuật lấy thai chiếm tỷ lệ cao 70 3% , còn lại tỷ lệ đẻ thường là 27% có 6% trường hợp và TSG nặng đã được điều trị tích cực nhưng không có kết quả chuyển tuyến trên 3% còn lại 3% tử vong (do rối loạn đông máu và
Nghiên cứu của Đặng Minh Nguyệt và Cộng Sự năm 2013 trên 244 trường hợp mổ lấy thai ở các TP bị TSG nặng ở bệnh viện Phụ sản Trung ương cho kết quả chỉ định mổ lấy thai chiếm tỷ lệ cao nhất là TSG nặng 85,2% mổ lấy thai ở nhóm TP chưa có dấu hiệu chuyển dạ chiếm tỷ lệ cao 84%, can thiệp trong cuộc mổ chiếm tỷ lệ nhiều nhất là dùng bổ sung các thuốc tăng co chiếm 56,8%, thấp động mạch tử cung 32,4% các biến chứng gây ra cho mẹ là suy gan rối loạn đông máu là 20,5% suy thận 9% hội chứng hẹp 6,98% phù phổi cấp và sản giật là hai biến chứng có tỉ lệ thấp 2,5% và 3,7% đối với con biến chứng đẻ non chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,7% thay đổi thai chậm phát triển là 52,1%, chết ngay sau đây ạ 11,9% [10]
Nghiên cứu của Đỗ Xuân Vinh năm 2019 về TP TSG tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy: triệu chứng phù gặp ở 40,7% số TP TSG; có 97,5% Sản phụ có tăng huyết áp protein liệu trên 3 g/ lít chiếm 69,1% Các triệu chứng lâm sàng gặp phải là triệu chứng thần kinh 40,7%, triệu chứng thị giác là 17,3% Có 93,8% Sản phụ có thai suy theo dõi bằng Monitoring có chỉ định mổ lấy thai; 95,1% trên siêu âm có chỉ số não rốn > 1 Nhóm TSG nặng hầu như có sự thay đổi về xét nghiệm: Tăng Urê huyết nhanh, tăng số lượng tiểu cầu và tăng men gan [15].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Giới thiệu Khoa Phụ Sản Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch mai là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước, hàng ngày tiếp đón hàng nghìn bệnh nhân đến khám bệnh, đây là Bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam là tuyến cao nhất trong bậc thang điều trị của ngành y tế Bệnh viện hiện có 56 đơn vị với quy mô 3200 giường bệnh và hơn
4000 cán bộ và nhân viên y tế đang phục vụ công tác.
Với sự nỗ lực và cố gắng của mình trong suốt chặng đường phát triển, BV Bạch Mai đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng, là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhân dân cả nước Hàng năm BV tiếp nhận khám chữa bệnh và điều trị cho gần
2 triệu bệnh nhân ngoại trú và 165.000 bệnh nhân nội trú.Nhờ phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển các kỹ thuật y học chuyên sâu gắn với đầu từ trang thiết bị hiện đại, BV Bạch Mai đã thực hiện được nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.Rất nhiều kỹ thuật cao được triển khai thường quy tại BV đã cứu sống được nhiều ca bệnh nguy kịch đem lại niềm vui khôn xiết cho người bệnh và gia đình cũng như các y bác sĩ.
Với quan điểm coi người bệnh là trung tâm và mong muốn người dân khi tới khám cảm nhận được sự thoải mái, thuận tiện trong khi sử dụng dịch vụ, Ban lãnh đạoBệnh viện, đặc biệt là Giám đốc Bệnh viện luôn chỉ đạo sát sao để triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Từ tháng 3-2020 dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát thì Bệnh viện Bạch tiến hành hạn chế người nhà vào chăm sóc người bệnh trọng phòng bệnh và tiến hành lộ trình chăm sóc toàn diện cho người bệnh.Khi đó, ở bệnh viện chỉ còn bệnh nhân và nhân viên y tế và đây chính là cơ hội rất tốt để tiến hành chăm sóc toàn diện cho người bệnh Thời gian này, người bệnh được trải qua một giai đoạn tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế mà không phải người nhà của mình Về phía ngược lại, nhân viên y tế cũng là người gần gũi, chăm sóc bệnh nhân, qua đó hiểu được tâm tư, tình cảm, sự cảm thông, chia sẻ Từ đó thay đổi mạnh mẽ tư duy, tình cảm của nhân viên y tế đối với người bệnh và ngược lại Đây chính là động lực để nhân viên BV Bạch Mai tiếp tục duy trì mô hình chăm sóc toàn diện người bệnh trong hiện tại và cả tương lai sau này.Tuy nhiên, tâm lý của người Việt Nam vẫn muốn có sự hiện diện của người thân khi người nhà phải nằm viện, mặc dù đã được chăm sóc toàn diện. Chính vì thế, BV cũng đang nghiên cứu để làm sao giải quyết được vấn đề này, đó là có thể quy định ra những giờ cụ thể để người nhà vào chăm sóc và gặp bệnh nhân.
Hình 1 Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Bạch Mai
Cơ cấu tổ chức - nhân sự:
Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai gồm 88 CBNV: 79 cán bộ nhân viên bệnh viện, 07 nhân viên nhà trường ĐHY Hà nội và 02 bác sỹ nội trú.
Bác sỹ: 27 (01PGS, 02TS, 09 BSCKII, 15 Thạc sỹ)
Bác sỹ nội trú: 02 Điều dưỡng: 22 (04 Thạc sĩ, 08 CN, 10CĐ)
Nữ hộ sinh: 28 (12 CN, 13 CĐ, 03 TC sắp nghỉ chế độ)
Hộ lý: 07 (04 hợp đồng khoán)
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai được thành lập năm 1929 nhưng do yêu cầu của ngành, năm 1960 toàn bộ nhân viên và thiết bị được chuyển lên Viện C để thành lập Bệnh viện chuyên ngành phụ sản nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương Tới năm 1969, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa trọng yếu của thủ đô, Khoa Phụ sản được tái thành lập Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, tới nay, Khoa Phụ sản có 88 nhân viên, được chia thành 5 đơn nguyên: Phòng đẻ, phòng Sản bệnh- sơ sinh, Phòng khám- tái khám, Phòng điều trị phụ khoa – hậu phẫu, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản.
Mỗi năm, Khoa Sản hỗ trợ khoảng 8000 sản phụ sinh con, thực hiện gần
1000 ca mổ phụ khoa, trong đó trên 50% số ca được thực hiện mổ nội soi, mổ nội soi cắt tử cung Phòng Sản bệnh thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, các tai biến sản khoa có phối hợp với bệnh lý phức tạp, kèm nhiều biến chứng nặng nề từ các khoa lâm sàng trong bệnh viện cũng như từ các bệnh viện chuyên khoa,tuyến dưới và không ít các bệnh nhân được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến trung ương khác.
Mô tả vấn đề cần giải quyết
Đối tượng nghiên cứu: Sản phụ đang điều trị tại khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai
Người bệnh đang điều trị trị tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
Người bệnh không có khả năng giao tiếp.
Người bệnh không tỉnh táo, có các vấn đề về tâm thần kinh.
Người bệnh không phải diện chăm sóc, điều trị TSG
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 01/8/2023 đến 01/10/2023 Địa điểm: Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai
Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ: chọn toàn bộ Sản phụ đang điều trị tại khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai Qua tiến hành nghiên cứu đã có 68 đối tượng đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ tham gia nghiên cứu.
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tượng để thu thập thông tin về kiến thức về tiền sản giật của sản phụ Sử dụng phiếu điều tra
Bộ công cụ sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức về tiền sản giật của sản phụ của tác giả Tạ Thị Hồng Hà Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I trường ĐHDDNĐ [6].
* Phiếu điều tra gồm 2 phần
+Phần 1 (Hành chính) bao gồm: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu và các yếu tố li ên quan.
+ Phần 2: Kiến thức về tiền sản giật của sản phụ bao gồm các nội dung về phân loại, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và các biểu hiện tiền sản giật ) Câu hỏi sẽ trình bày theo lựa chọn 1 trên 4 Khi lựa chọn đúng sẽ được 1 điểm.
Sau đó sẽ cộng lại để ra số điểm của đối tượng Điểm càng cao có nghĩa là đối tượng có kiến thức càng tốt.
Kiến thức đạt: Tỷ lệ trả lời đúng ≥ 50%
Kiến thức chưa đạt: Tỷ lệ trả lời đúng < 50%
Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được nhập và phân tích trên phần mềm Excel 2010
- Tính tỷ lệ % đơn thuần
Kết quả đánh giá
Để thực hiện chuyên đề, tôi tiến hành nghiên cứu trên 68 thai phụ đang điều trị tại Khoa phụ sản bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 1/8/2023 đến 31/10/2023 Quá trình khảo sát được tiến hành tại Khoa phụ sản bệnh viện Bạch Mai.
Bảng 2: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng ( n ) Tỷ lệ (%)
Nơi cư trú Thành thị 37 54,4
Nhận xét: Độ tuổi trong nghiên cứu >35 tuổi chiếm tỷ lệ 66,2% Độ tuôi trung bình là 32,56±2,47.
Tỷ lệ TP đến từ thành thị chiếm 54,4% Số đối tượng nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là53,9%
Bảng 3: Đặc điểm liên quan đến thai nghén Đặc điểm Số lượng ( n ) Tỷ lệ (%)
> 20 tuần 65 95,6 Đã từng Khám 1 lần 11 16,2
Lần sinh thứ Lần 1 37 54,4 mấy Lần 2 21 30,9
Tiền sử Tiền sản giật 3 4,4 bệnh Bệnh khác (đái tháo đường, 35 51,5 tim mạch )
Nhận xét: Số đối tượng có tuổi thai > 20 tuần chiếm đa số trong nghiên cứu là 95,4 % Số đối tượng khám thai được 1 lần chiếm tỷ kệ 39,7% Số đối tượng cóPARA 3023 chiếm 1,5% Có đến 44,1% đối tượng không bị bệnh gì trước khi gặp tình trạng TSG.
88.2 % Đã được giới thiệu Chưa từng
Biểu đồ 1:Thông tin về tiền sản giật Nhận xét: Có 88,2% đối tượng đã được cung cấp thông tin về bệnh TSG bởi các nguồn khác nhau
Bệnh viện Phòng khám Qua sách Người thân, tư nhân báo, mạng xã bạn bè hội
Biểu đồ 2: Các nguồn thông tin về Tiền sản giật mà đối tượng nghiên cứu đã nhận được.
Nhận xét: Có đến 58,3% đối tượng nhận được thông tin về TSG tại bệnh viện.
Bảng 4: Kiến thức chung về tiền sản giật của đối tượng nghiên cứu Đúng Sai
STT Câu hỏi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%)
2 Yếu tố nguy cơ cao gây TSG 53 77,9 15 22,1
3 Yếu tố nguy cơ trung bình
4 Chẩn đoán xác định TSG 49 72,1 19 27,9
5 Xét nghiệm cần làm để chẩn
Nhận xét: Nội dung kiến thức chung về TSG của đối tượng nghiên cứu có 66,8% trả lời đúng, trong đó 77,9% đối tượng có câu trả lời đúng về yếu tố nguy cơ cao gây TSG, 72,1 % câu trả lời đúng về chẩn đoán xác định TSG, 63,2% đối tượng có câu trả lời đùng về khái niệm TSG;
Bảng 5: Kiến thức về triệu chứng tiền sản giật của đối tượng nghiên cứu
2 Đau đầu nặng, nhìn mờ
4 Tăng phản xạ, lẫn lộn
5 Tăng huyết áp Đúng Sai
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%)
Có từ 2 biểu hiện trở lên như
6 mày đay, khó thở, thở nhanh 15 22,1 53 77,9 nông, HA có thể tăng giảm
Nhận xét: Trung bình có 55,2% đối tượng trả lời đúng về triệu chứng của TSG, trong đó 86,8% biết triệu chứng phù và buồn nôn, 80,9% là tăng huyết áp.
Tuy nhiên nội dung triệu chứng có từ 2 biểu hiện trở lên như mày đay, khó thở, thở nhanh nông, huyết áp có thể tăng giảm có đên 77,9% câu trả lời sai.
Bảng 6: Kiến thức về biện pháp phòng ngừa tiền sản giật của đối tượng nghiên cứu Đúng Sai
ST Câu hỏi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
1 Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh
Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật khi
3 thai 12 – 14 tuần để dùng thuốc dự 38 55,9 30 44,1 phòng khi kết quả nguy cơ cao
4 Tránh viêm nhiễm phụ khoa 46 67,7 22 32,4
Nhận xét: Nội dung biện pháp phòng ngừa TSG ở thai phụ có 54,7% trả lời đúng, trong đó 67,7% trả lời đúng cần tránh viêm nhiễm phụ khoa và 72,1 % câu trả lời đúng là cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng Tuy nhiên cũng có đến 63,2% câu trả lời sai không rõ về các biện pháp phòng ngừa TSG ở TP Bảng 7: Kiến thức về biến chứng tiền sản giật của đối tượng nghiên cứu Đúng Sai
STT Câu hỏi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%)
1 Biến chứng tiền sản giật 62 91,2 6
4 Biến chứng sản giật có biểu 37 54,4 31 45,6 hiện.
Nhận xét: Nội dung tìm hiểu về biến chứng TSG có trung bình 64,7% đối tượng trả lời đúng, trong đó 91,2% trả lời đúng về các biến chứng tiền sản giật cho mẹ có 80,9% trả lời đúng về biến chứng cho thai nhi.
Bảng 8: Phân loại kiến thức đạt về Tiền sản giật của đối tượng tham gia nghiên cứu
Nội dung Kiến thức Đạt
Kiến thức chung về TSG 48 70,6
Triệu chứng tiền sản giật 42 61,8
Biện pháp phòng ngừa TSG 38 55,9
Biến chứng tiền sản giật 28 41,2
Nhận xét: Kiến thức chung về tiền sản giật có tỷ lệ đạt cao nhất là 70,6%.Kiến thức về biến chứng tiền sản giật là 41,2%.
Thực trạng kiến thức về tiền sản giật của thai phụ đang điều trị tại khoa Phụ Sản Bệnh viện Bach Mai năm 2023
TSG là bệnh lý do thai nghén thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và thường sau đẻ 6 tuần 7 xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới ở cả các nước phát triển và đang phát triển và có thể gây ra nhiều biến chứng hậu quả nặng nề cho cả mẹ cả con bất chấp những nỗ lực của khoa học để nâng cao kiến thức và những khía cạnh bệnh lý lâm sàng của thể sản giật tỷ lệ mắc bệnh vẫn không suy giảm và tiền dần dần vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ sau đó nghiên cứu tìm hiểu cụ thể những kiến thức của phòng sản phụ về bệnh về bệnh này để nằm
3.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trong nghiên cứu >35 tuổi chiếm tỷ lệ 66,2%; các đối tượng có độ tuổi≤ 35 tuổi chiếm tỷ lệ 33,8% Độ tuổi trung bình là 31,56±2,47 Kết quả nghiên cứu tương đồng với kết quả nghiên cứu Trương Thị Linh Giang (2017) và Phạm Văn
Tự vì cả 2 nghiên cứu cùng thực hiện tại các thành phố lớn nên độ tuổi kết hôn và sinh đẻ của phụ nữ sẽ cao hơn so với trung bình Đây cũng là xu hướng chung của độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ đó là độ tuổi này sẽ tăng lên trong tương lai Tỷ lệ TP đến từ thành thị chiếm 54,4% Số đối tượng nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,9% khác biệt với nghiên cứu của Có thể lý giải sự khác biệt này là do địa bàn và đặc điểm mẫu nghiên cứu [4,14].
Số đối tượng có tuổi thai > 20 tuần chiếm đa số trong nghiên cứu là 95,4% Đây cũng là đặc trưng chung của các đối TSG Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lâm Đức Tâm tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ khi số 100% đối tượng có tuổi thai trên 20 tuần và tuổi thai trung bình khi nhập viện là 36,95±3,24 tuần Số đối tượng khám thai được 1 lần chiếm tỷ kệ 39,7% Đây cũng là điều đáng lo ngại đến từ các đối tượng nghiên cứu khi tỷ lự khám thai được 1 lần chiếm 1/3 số đối tượng nghiên cứu Số đối tượng có PARA 1001 chiếm 45,6% Và đây là lần sinh thứ 1 của đối tượng chiểm 54,4% số đối tượng Theo thuyết “thiếu máu tử cung” thì mạch máu nhau thai ở người sinh con so chưa phát triển tốt bằng những bà mẹ sinh con rạ, nên ở người đẻ con so tỷ lệ mắc TSG cao hơn so với người đẻ con rạ Việc sinh con so có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn con dạ đã được chứng minh ở một số các nghiên cứu Như kết quả nghiên cứu của Hà Thị Tiểu Di năm 2014 ghi nhận TP mang thai con so chiếm tỷ lệ cao nhất 50,7%; tỷ lệ giảm dần ở TP mang thai lần 2 là 31,3% và thấp hơn ở lần 3,4… Theo quy định của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản mỗi thai phụ cần được khám ít nhất 3 lần trong quá trình mang thai để họ phát hiện được các vấn đề biết thường trong đó có tiền sản giật và đưa ra các xử lý sớm nguyên nhân gây ra TSG vẫn chưa rõ nên điều trị dự phòng cho những người bệnh này là rất khó chủ yếu là cần phải phát hiện sớm và điều trị sớm trong nghiên cứu cũng ghi nhận có đến 44,1% đối tượng mắc một số bệnh trước khi gặp tình trạng TSG Tương đồng với kết quả nghiên cứu của và đặc điểm chung của TP mắc TSG [2,3]
3.1.2 Nguồn thông tin mà đối tượng nhận được.
Trong nghiên cứu ghi nhận có 88,2% đối tượng đã được cung cấp thông tin và 69,1% đối tượng nhận được mong muốn nhận được thông tin tại bệnh viện Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai, nơi có điều kiện chăm sóc y tế tốt, TP có trình độ học vấn tương đối cao được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe lại tham gia vào các tổ chức xã hội hỗ trợ những kiến thức liên quan đến TSG qua các nguồn nhiều thông tin, NB rất mong muốn được nhân viên y tế tiếp tục tư vấn và hỗ trợ trong quá trình điều trị, chăm sóc TSG nhu cầu này lên đến 69,1% khi được hỏi mong muốn được cung cấp thông tin từ nguồn nào NB cho rằng chỉ từ nguồn cung cấp thông tin từ người nhân viên y tế là chính xác, toàn diện và hiệu quả nhất đối với NB Và kết quả này cũng tương tự kết quả thu được từ nghiên cứu Trần Thu Hiền và cộng sự ghi nhận nguồn cung cấp thông tin từ nhân viên y tế chiếm tới 75,2% Qua đây thấy được vai trò và nhiệm vụ của nhân viên y tế(bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên khác ) có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển ý thức tuân thủ điều trị của NB, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người mắc TSG [9].
3.1.3 Kiến thức về TSG của đối tượng nghiên cứu.
Nội dung kiến thức chung về TSG của đối tượng nghiên cứu có 63,2% đối tượng có câu trả lời đúng về khái niệm TSG; 77,9% đối tượng có câu trả lời đúng về yếu tố nguy cơ cao gây TSG và 72,1 % câu trả lời đúng về chẩn đoán xác định TSG Có thể nói đây là nội dung kiến thức được đánh giá đạt với tỷ lệ cao chiếm 70,6% đối tượng Kiến thức cơ bản về bệnh và yếu tố nguy cơ của bệnh TSG là vấn đề rất quan trọng đối với người bệnh người sản phụ cần phải hiểu rõ về bệnh thì mới biết cách phòng bệnh cũng như điều trị tích cực và tuân thủ điều trị kiểm soát tiền sản giật tốt hơn tại đây Tại nghiên cứu cũng ghi nhận đó là tỷ lệ TP có kiến thức đạt tương đối cao làm 61,8% Điều này cho thấy đối tượng nghiên cứu của chúng tôi cũng đã có quan tâm đến nhiều kiến thức chung về bệnh tuy nhiên vẫn có một số nội dung và kiến thức của người bệnh vẫn chưa được tốt và từ nội dung những nội dung này cũng cần phải tiếp tục triển khai các biện pháp để tăng cường giáo dục sức khỏe để người bệnh nắm được.
Nội dung về triệu chứng TSG có đến 86,8% đối tượng nên được triệu chứng TSG là phù và buồn nôn Triệu chứng tăng huyết áp cũng có đến 80,9% câu trả lời đúng Tuy nhiên nội dung triệu chứng có từ 2 biểu hiện trở lên như mày đay, khó thở, thở nhanh nông, huyết áp có thể tăng giảm có đến 77,9% câu trả lời sai Phù và tăng huyết áp là triệu chứng thường gặp của TSG Phù trong TSG là phù toàn thân không giảm khi nghỉ ngơi phù trắng có ấn mềm lõm và tăng cân nhanh quá 0,5 kg/ tuần Tăng huyết áp là dấu hiệu quan trọng đến sớm nhất và có nhiều giá trị tiên lượng cho cả mẹ và con việc chuẩn đoán triệu chứng tăng huyết áp trong TSG là khi có tăng huyết áp tối đa140 mmHg thủy và tăng huyết áp tối thiểu trên 90 mm Hg Điều này nói lên vai trò quan trọng của tăng huyết áp và một đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con Đây cũng là một trong những triệu chứng hay gặp nhất được thống kê ở các nghiên cứu như của Trịnh Thị Hạnh thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên [5].
Nội dung biện pháp phòng ngừa TSG ở TP có 67,7% câu trả lời đúng cần tránh viêm nhiễm phụ khoa và 72,1 % câu trả lời đúng là cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng Tuy nhiên cũng có đến 63,2% câu trả lời sai không rõ về các biện pháp phòng ngừa TSG ở TP nội dung các biện pháp phòng ngừa TSG ở TP cũng là một nội dung rất quan trọng Tuy nhiên ở nội dung này vẫn còn ghi nhận một số vẫn còn ghi nhận một phần lớn số SP có câu trả lời chưa được chính xác chính vì thế dẫn đến điểm số trung bình ở tỉnh ở nội dung này vẫn chưa được cao Với phương châm
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” việc tăng cường giáo dục và nhận thức cho cộng đồng là rất quan trọng Qua việc cung cấp thông tin về nguyên nhân gây, cơ chế phát triển của TSG- SG trên thai phụ, các biện pháp phòng ngừa, và quy trình chẩn đoán và điều trị, người TP có thể hiểu và thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc TSG Người nhân viên y tế có trách nhiệm cung cấp thông tin về nguyên nhân gây TSG, biện pháp phòng ngừa và các chương trình sàng lọc cho TP.
Họ cũng cần tư vấn và giúp đỡ người dân hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng cảnh báo và các biện pháp tự kiểm tra để phát hiện sớm các dấu hiệu TSG. Ngoài ra thì hiểu biết về các biến chứng của TSG cũng là nội dung cần quan tâm để giới thiệu và hướng dẫn người bệnh Tại nghiên cứu của tôi ghi nhận vẫn còn 67,6%
TP chưa có câu trả lời đúng về Hội chứng HELLP và 19,1% số TP còn chưa nắm rõ về các biến chứng cho thai nhi [2].
Bảng 8 ghi nhận phân loại kiến thức đạt về Tiền sản giật của đối tượng tham gia nghiên cứu đó là kiến thức chung về tiền sản giật có tỷ lệ đạt cao nhất là 70,6% và kiến thức về biến chứng tiền sản giật là 41,2% là thấp nhất Qua bảng phân loại cũng đã thấy được những điểm tốt và những vấn đề còn tồn tại tại nội dung kiến thức của TP về TSG.Nội dung này cần được lên chương trình để hướng dẫn đầy đủ và kỹ càng hơn để TP nắm được và hiểu được nội dung này.
3.1.4 Một số vấn đề còn tồn tại
Qua thực tế, nghiên cứu ghi nhận một số vấn đề tồn tại như sau:
Tại khoa Khám Phụ sản, TP thường xuyên được tư vấn về TSG- SG tuy nhiên sự hướng dẫn này thường chỉ có 1 chiều, chưa có sự thảo luận hay chia sẻ của người bệnh về những vướng mắc khó khăn về TSG- SG.
Mặt khác trình độ người bệnh không đồng đều, độ tuổi khác nhau nên khả năng nghe hiểu và thực hành được của người bệnh sẽ kém hơn các đối tượng khác rất nhiều.
Qua khảo sát cũng ghi nhận phần nội dung về kiến thức phòng ngừa và biến chứng về TSG của đối tượng là có số điểm thấp nhất nên cần chú ý trú trọng nội dung công tác tư vấn giáo dục về nội dung này.
Một phần tâm lý chủ quan về bệnh, xem nhẹ bệnh nên người bệnh cũng xem nhẹ duy trì sử dụng thuốc, lời khuyên của nhân viên y tế, quên lịch tái khám lại… Việc này chỉ được duy trì khi tình trạng bệnh đã trở nên nặng hơn gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt thông thường của người bệnh.