1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an

53 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu Nghệ An
Người hướng dẫn TTND.TS.BS.
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 855 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (0)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (9)
      • 1.1.1. Khái niệm về ung thư (9)
      • 1.1.2. Chất lượng cuộc sống (9)
      • 1.1.3. Đo lường chất lượng cuộc sống (9)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (10)
      • 1.2.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư nói chung (10)
      • 1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư . 6 Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (12)
    • 2.1. Khái quát về bệnh viện Ung bướu Nghệ An (14)
    • 2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị ngoại trú tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023 (14)
      • 2.2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (14)
      • 2.2.2. Kết quả khảo sát (17)
  • Chương 3. BÀN LUẬN (0)
    • 3.1. Về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tham gia nghiên cứu (30)
    • 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (39)
  • KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Nghiên cứu của Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2014 chothấy, tổng thiệt hại kinh cho chẩn đoán và điều trị bệnh này lên tới 14.268,3 tỷ đồng mỗi năm[8].Tuy nhiên, nhi

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm về ung thư

Ung thư hay còn gọi là u ác tính, là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa và được gọi là di căn[15], [16].

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: “Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận, nhận thức của cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống, trong bối cảnh của hệ thống văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ” Chất lượng cuộc sống là một khái niệm được sử dụng rộng rãi để phản ánh sức khỏe thể chất của con người, trạng thái tâm lý, mức độ độc lập, quan hệ xã hội, niềm tin cá nhân và mối quan hệ của họ với những đặc điểm của môi trường [13].

Chất lượng cuộc sống bao gồm các nội dung chính: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, yếu tố tâm lý, yếu tố gia đình và xã hội Sức khỏe thể chất là những triệu chứng liên quan đến bệnh tật, liên quan đến khả năng tự chăm sóc, di chuyển, khả năng thể hiện vai trò trong công việc, gia đình Sức khỏe tinh thần và xã hội bao gồm: chức năng nhận thức, tình cảm, nhân cách, sự hài lòng về cuộc sống cũng như vai trò của người bệnh trong gia đình và xã hội [14].

1.1.3 Đo lường chất lượng cuộc sống

Các công cụ đo lường chất lượng cuộc sống đóng một vai trò rất quan trọng, giúp cho việc có thể chứng minh một cách khoa học về tác động của sức khỏe liên chất lượng cuộc sống Một số công cụ được sử dụng rộng rãi như SF-12, SF-36 (Medical outcomesStudy Short Forms), SIP (Sickness Impact Profile) và QOWBS (Quality of Well-BeingScale) Ngoài ra, một số nghiên cứu còn sử dụng bộ câu hỏi QLQ-C36 để đo lườngCLCS của người bệnh ung thư.

Năm 1991, dự án đánh giá chất lượng sống quốc tế (IQOLA) xây dựng bảng câu hỏi SF-

36 để đánh giá chất lượng sống và được áp dụng để đánh giá chất lượng sống trong nhiều lĩnh vực y tế, SF-36 đã được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng để nghiên cứu chất lượng sống ở người bệnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ

Bộ công cụ SF-36 là một trong những bộ công cụ được sử dụng rộng rãi ở Hoa

Kỳ và các nước Châu Âu trong các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống SF-36 bao gồm

36 câu hỏi, được chia thành 8 loại: hoạt động thể chất, hoạt động đóng vai, đau cơ thể, sức khoẻ chung, sức sống, hoạt động xã hội, trạng thái cảm xúc và sức khoẻ tinh thần. Điểm số của mỗi thang đo nằm trong khoảng từ 0 đến 100, trong đó 100 đại diện cho tổng thể sức khoẻ, tất cả các thang điểm này đều tạo thành hai chỉ số: sức khoẻ tinh thần và thể chất.

Trong chuyên đề này, chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư được đánh giá băng bộ công cụ SF-36, đây là bộ câu hỏi được sử dụng khá rộng rãi Bộ công cụ này còn có ưu điểm là ngắn gọn và thời gian hoàn thành bộ câu hỏi khá nhanh nên tránh việc gây ra khó chịu cho đối tượng phỏng vấn Ngoài ra vào năm 2000, nghiên cứu

“Phát triển Bộ công cụ khảo sát sức khỏe SF-36 phiên bản Tiếng Việt” đã được thực hiện trên 1610 người Việt hiện đang sinh sống tại Úc Thông qua nghiên cứu này, bộ công cụ SF-36 đã được dịch sang tiếng Việt và sau đó đã được hiệu chỉnh sao cho phù hợp, sát với người Việt hơn

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư nói chung

Trên Thế giới cũng đã có một số nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư nói chung và ung thư nói riêng.

Tại Anh, một nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng đã được thực hiện vào năm 2015 Nghiên cứu đã sử dụng kết hợp bộ công cụ EQ-5D (Euroqol 5 level), FACT items (Functional Assessment of Cancer Therapy) và SDI (Social DifficultiesInventory) Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn 35% người bệnh ung thư được xếp vào có sức khỏe “hoàn hảo” (tức là không không gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến vấn đề cuộc sống) Trong 5 nội dung được đánh giá, tỷ lệ người bệnh trả lời không có vấn đề gì với lĩnh vực “tự chăm sóc” lên tới 84,6% Nội dung có tỷ lệ trả lời không có vấn đề gì thấp nhất là đau và khó chịu với 51,9%[24], Carlos KH Wong và các cộng sự nghiên cứu trên 160 người bệnh ung thư hiện đang điều trị tại phòng khám Hồng Kông từ năm 10/2009 và 07/2010 Sau thời gian theo dõi trung bình khoảng 23 tháng, sức khỏe tổng quát của người bệnh có xu hướng giảm (công cụ sử dụng là bộ SF-12) Tuy nhiên, người bệnh lại có cải thiện tích cực về nâng cao sức sống và sức khỏe tinh thần

Nghiên cứu của Scott V Adams, Rachel Ceballos, Polly A Newcomb trên 1.021 người bệnh ung thư vào năm 2016 cho thấy, điểm trung bình về sức khỏe thể là 45,1 (95%CI: 44,4-45,8), thấp hơn một chút so với người dân Hoa Kỳ (điểm trung bình là 50) Điểm sức khỏe tinh thần của người bệnh là 54,1 (95%CI: 53,6-54,6)[17]

Nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đã được tiến hành tại nước ta.

Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 376 người bệnh ung thư vú và 326 ung thư cổ tử cung thông qua sử dụng bộ công cụ đánh gá chất lượng cuộc sống QLQ- C30 và EQ- 5D được công bố bởi nhóm EUROQOL cho thấy điểm CLCS tổng quát của người bệnh ung thư vú ở mức trung bình (58,56 điểm); điểm CLCS với chức năng thể chất (85,79 điểm) và chức năng nhận thức (78,59 điểm) là tương đối tốt, tuy nhiên chức năng hoạt động, chức năng cảm xúc và chức năng xã hội lại thấp hơn Chỉ số chán ăn là 26,55 điểm; mất ngủ 35,37 điểm và chán ăn là 23,23 điểm Các triệu chứng buồn nôn, táo bón và tiêu chảy ít gặp với điểm trung bình dưới 10 điểm Vấn đề khó khăn tài chính của đối tượng nghiên cứu có điểm khá cao (50,09 điểm) Trong khi đó, điểm trung bình CLCS tổng quát của người bệnh ung thư cổ tử cung ở trên mức trung bình (69,99 điểm); khi so sánh điểm CLCS ở các chức năng khác nhau, điểm chức năng cảm xúc (trung bình 67,41 điểm) là thấp nhất, điểm chức năng nhận thức (88,29 điểm) là cao nhất-tương đối tốt, tuy nhiên, chức năng hoạt động và chức năng xã hội lại kém hơn Điểm chức năng thể chất chỉ ở mức trung bình[2].

Nghiên cứu của Bùi Vũ Bình và các cộng sự thực hiện trên 175 người bệnh được chẩn đoán xác định bệnh ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 18/02/2015 đến10/05/2015 thông qua sử dụng bộ câu hỏi FACT-G đã cho thấy, CLCS của người bệnh mắc ung thư là thấp, điểm trung bình theo bộ câu hỏi FACT-G là 47,03 điểm (SD 13,84) Trong đó, lĩnh vực thể chất có điểm cao nhất là 16,24 điểm (SD= 5,49), thấp nhất là lĩnh vực hoạt động (6,14 điểm – SD= 4,16), hai lĩnh vực quan hệ gia đình xã hội và tinh thần lần lượt là 12,39 điểm (SD= 2,97), 12,26 điểm (SD= 6,14) [9].

1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư

Báo cáo trong nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại tràng đã được thực hiện vào năm 2015 tại Anh đã chỉ ra một số vấn đề thách thức có thể làm tăng hoặc giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, đó là: những tác động về tình cảm trong quá trình điều trị ung thư; các vấn đề xã hội và tài chính; các bệnh mạn tính và độ tuổi có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề liên quan đến điều trị ung thư hay những phản ứng phụ về thể chất, tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh[24]

Một nghiên cứu khác về Chất lượng cuộc sống và tử vong của những người còn sống sau ung thư, nghiên cứu sử dụng bộ công cụ the Veterans RAND 12-item Kết quả chỉ ra, trung bình điểm về sức khỏe thể chất có mối liên quan với tuổi cao, giới tính nữ, thừa cân béo phì, hút thuốc và đái tháo đường Còn điểm trung bình về sức khỏe tinh thần thấp có mối liên quan với một số yếu tố như tuổi cao, béo phì, trình độ học vấn thấp, hút thuốc lá và được chẩn đoán bệnh muộn[25] [1] Nhìn chung, có thể thấy rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư

Việc tìm hiểu những yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư nói chung được kết hợp cùng với mô tả về thực trạng chất lượng cuộc sống của chính họ.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương về “Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư giai đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa chống đau bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2013” vào năm 2013 trên 202 người bệnh bằng bộ công cụ EORTC QLQ-C30 phiên bản 3 đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh: vị trí của ung thư có liên quan có ý nghĩa thống kê với điểm sức khỏe tổng quát, triệu chứng đau và triệu chứng mệt mỏi Chỉ số BMI có thể ảnh hưởng đến điểm chức năng thể chất, triệu chứng mệt mỏi và chán ăn; tuổi có liên quan đến vấn đề khó khăn tài chính, chức năng cảm xúc và chức năng xã hội Ngoài ra, số lần vào viện có thể tác động đến khó khăn tài chính, chức năng hoạt động và chức năng xã hội [2].

Nguyễn Quỳnh Anh và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên trên 376 người bệnh ung thư vú và 326 người bệnh ung thư cổ tử cung tìm ra một số yếu tố tiên lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú bao gồm: người bệnh có độ tuổi cao, có thang điểm triệu chứng mệt mỏi cao là yếu tố ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, trong khi thang điểm cảm xúc cao, độ tuổi thấp hơn và có điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là các yếu tố tiên lượng người bệnh có cuộc sống tốt Còn với người bệnh ung thư cổ tử cung: người bệnh tuổi đã cao, đang kết hôn, thang điểm chức năng thể chất cao hơn là yếu tố tiên lượng người bệnh có cuộc sống tốt, trong khi điều trị bằng hóa chất, có xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn, thang điểm chức năng nhận thức cao hơn, thang điểm triệu chứng mệt mỏi và mất ngủ cao hơn là các yếu tố tiên lượng người bệnh ung thư cổ tử cung có cuộc sống thấp hơn

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Khái quát về bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện hạng I, trực thuộc sở Y tế Nghệ An, nằm giữa trung tâm thành phố Vinh, chỉ tiêu giường bệnh được giao năm 2023 là 1180 giường bệnh kế hoạch, 1311 giường bệnh thực kê; Bệnh viện có 37 khoa/phòng/ trung tâm, trong đó có 18 khoa lâm sàng; 07 khoa cận lâm sàng; 11 phòng chức năng, 01 trung tâm Nhân lực hiện tại có 996 người, trong đó bác sỹ 283; điều dưỡng, kỹ thuật viên là 521; còn lại là đối tượng khác.

Trong những năm qua Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, chất lượng cán bộ, công nhân viên chức được nâng cao, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị được đầu tư đúng mức vì thế chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tăng lên và đã tạo được lòng tin trong nhân dân, ngày càng có nhiều người bệnh đến khám và điều trị Mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận khoảng 700 đến 800 người bệnh ngoại trú và 1200- 1300 người bệnh nội trú. Đặc biệt tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh như áp dụng mô hình quản lý tổng thể bệnh viện EHC, quản lý hệ thống labo xét nghiệm LIS, PACS (hệ thống lưu trữ và truyển tải hình ảnh).

Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị ngoại trú tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2023

Để có cơ sở khách quan về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, học viên đã tiến hành một khảo sát cụ thể như sau: 2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Là người bệnh đã được chẩn đoán xác định mắc ung thư qua lâm sàng và giải phẫu bệnh, đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng.

Các đối tượng được phỏng vấn là người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), có đầy đủ trí lực để hiểu rõ và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

Hiện tại đang được điều trị ngoại trú tại bệnh viện. Đối tượng đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

Những người có thái độ không hợp tác, từ chối trả lời và những người bệnh có điều kiện sức khỏe không cho phép.

Người bệnh có bệnh lý tâm thần, rối loạn hành vi tâm thần hoặc xa sút trí tuệ hoặc đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần như các thuốc an thần, chống trầm cảm,…

2.2.1.2 Thời gian và địa điểm:

- Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An.

- Thời gian nghiên cứu: Từ 8 /2023 – 10 /2023

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2.1.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

Cỡ mẫu được tính dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang và ước lượng một giá trị trung bình trong quần thể: n = Z 2 1-α/2 x

- n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết

- α: độ tin cậy Tương ứng với độ tin cậy 95%, ta có Z1-α/2 tương ứng là 1,96.

- = 47,03 điểm (Điểm trung bình chung của chất lượng cuộc sống theo nghiên cứu của Lương Viết Hưng và các cộng sự về CLCS của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018)[1].

- = 13,84 là là độ lệch chuẩn được tham khảo từ nghiên cứu của Lương Viết

- = 0,05 là mức sai lệch tương đối mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Đưa vào công thức ta tính được cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 134 người Thực tế chúng ta đã lấy được 150 người bệnh vào mẫu nghiên cứu.

2.2.1.5 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp từng đối tượng tham gia nghiên cứu, đồng thời thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án của người bệnh thập các

- Công cụ thu thập số liệu

Công cụ được sử dụng là bộ câu hỏi SF- 36 (version 2.0), gồm 8 cấu phần về sức khỏe, hoạt động thể lực, sức khỏe tinh thần; hoạt động xã hội; cảm giác đau; sức khỏe chung Ngoài những phần nội dung chính bên trên, phần bộ câu hỏi còn được thiết kế thêm phần “Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu” và “Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu” để đáp ứng được với mục tiêu mong muốn đạt được Để được đưa vào sử dụng, tiến hành pretest trên 10% đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp hiệu chỉnh và chẩn hóa thêm bộ công cụ.

Biến số nghiên cứu được chia thành 4 nhóm chính:

- Nhóm 1: Nhóm biến số liên quan đến đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi ở, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế hộ gia đình, sử dụng bảo hiểm y tế khi điều trị, tiền sử (hút thuốc lá, uống rượu bia, stress, ăn mặn,…)

- Nhóm 2: Nhóm biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu: Số năm mắc bệnh, chỉ số BMI, mức độ trầm trọng của bệnh, mắc các bệnh kèm theo khác,

- Nhóm 3: Nhóm biến số liên quan đến đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh, qua việc sử dụng bộ câu hỏi SF-36, bao gồm: tình trạng sức khỏe chung, tình trạng sức khỏe và khả năng thực hiện các hoạt động trong ngày, ảnh hưởng của tình trạng thể lực đến công việc, tình trạng cảm xúc có làm ảnh hưởng đến công việc, chịu đựng cơn đau, ảnh hưởng tới giấc ngủ, tình trạng cảm xúc, hoạt động xã hội.

- Nhóm 4: Nhóm biến số về một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư.

2.2.1.7 Phương pháp xử lí số liệu:

Sau khi làm sạch phiếu, số liệu sẽ được tiến hành nhập phân tích, xử lý thông tin trên phần mềm SPSS phiên bản 16.0.

2.2.1.8 Vấn đề đạo đức nghiên cứu:

- Nghiên cứu được tiến hành khi có sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện Ung bướu Nghệ An.

- Đối tượng được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và được giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc Chỉ tiến hành phỏng vấn khi được sự đồng ý tự nguyện tham gia của đối tượng Đối tượng nghiên cứu có quyền dừng, rút khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào, không bị ép buộc phải tiếp tục.

- Tất cả những thông tin cung cấp được bảo mật tuyệt đối và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

2.2.2.1 Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu

Bảng 2.1 Một số đặc điểm chung về người bệnh tham gia nghiên cứu

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Tuổi: Tuổi trung bình: 56,6 ± 9,8 (Min% tuổi, Max tuổi)

Phân theo nhóm tuổi 50 - 59 tuổi 57 38,1

3 Vị trí ung thư Vùng lồng ngực 30 20

Kinh tế của gia đình Không 129 86,0

5 Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 145 96,7

Ly thân/Ly dị/Góa 5 3,3

Nghề nghiệp chính Nông dân 91 60,7 của người bệnh Công nhân 20 13,3

Cán bộ CNVC 26 17,3 Buôn bán/kinh doanh/Khác 13 10,7

7 Trình độ học vấn Dưới THPT 88 58,7

8 Bảo hiểm tế Có BHYT 150 100,0

9 Người chăm sóc chínhCon cái 25 16,7

Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số 150 đối tượng tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh là nam giới và nữ giới là gần tương đương (50,6% so với 49,4%) Độ tuổi trung bình là 56,6 ± 9,8, trong đó, phần lớn đối tượng từ 60 tuổi trở lên (40,6%), tiếp theo là nhóm từ 50-59 tuổi Có 14,0% người bệnh có gia đình là Hộ nghèo/cận nghèo Phần lớn người bệnh đều đã kết hôn (96,7%), Về trình độ học vấn, có tới 58,7% đối tượng có trình độ dưới THPT Người chăm sóc chính của người bệnh chủ yếu là vợ/ chồng của họ (82,7%).

Bảng 2.2 Một số đặc điểm khác liên quan tới tình trạng bệnh

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Thời gian mắc bệnh Từ 1 năm trở lên 47 31,3

Tình trạng dinh dưỡngSuy dinh dưỡng

2 của cơ thể (theo BMI) Bình thường 119 79,3

3 Giai đoạn bệnh Giai đoạn 2;3 103 68,7

4 Phẫu thuật Đã phẫu thuật 112 74,6

Các phương pháp đãXạ trị

5 điều trị kèm phẫu thuật Hóa trị 65 43,3

Cả xạ trị và hóa trị 42 28,1

6 Tuân thủ điều trị Không 0 0

Có, hiện tại đang hút/Có hút

8 Hút thuốc lá nhưng đã bỏ

Hiện tại vẫn đang uống/Có

9 Uống rượu bia uống nhưng đã bỏ

Nhận xét: Bảng 2.2 mô tả một số đặc điểm lâm sàng của người bệnh Kết quả cho thấy, chủ yếu người bệnh mắc bệnh dưới 1 năm (68,7%) 20,7% người bệnh hiện bị suy dinh dưỡng.

Về giai đoạn bệnh, phần lớn ĐTNC đang ở giai đoạn II, III (68,7%) 74,6% người bệnh đã được phẫu thuật, điều trị sau mổ tùy theo bệnh lý người bệnh được điều trị hóa chất, xạ trị và hóa xạ đồng thời, có 25,4% không phẫu thuật Về tuân thủ điều trị, 100 % ĐTNC đánh giá bản thân đã tuân thủ tuyệt đối Trong khi mắc ung thư, có 30,6% người bệnh mắc một hoặc một số bệnh kèm theo khác (như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm dạ dày, viêm khớp ) Ngoài ra, có tới51,3% người bệnh hiện đang hút thuốc hoặc đã từng hút, 58,7% người bệnh vẫn uống hoặc đã từng uống rượu bia.

2.2.2.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư

Bảng 2.3 Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về chức năng thể chất của người bệnh ung thư

Câu Nội dung Điểm trung

C3 Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc gắng

C4 Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc nhẹ

C8 Bị khó khăn khi cúi xuống, quỳ gối hay khom

C9 Gặp khó khăn khi đi bộ hơn 1 km 55,1 49,8 – 60,4 C6 Khó khăn khi leo vài bậc cầu thang 67,1 62,8 – 71,4

C5 Gặp khó khăn khi thực hiện nâng hoặc cầm vật

C10 Gặp khó khăn khi đi bộ khoảng dưới 100m 71,5 67,1 – 75,9 C7 Khó khăn khi leo lên 1 bậc cầu thang 75,9 72,1 – 79,7 C12 Cần phải giúp đỡ khi ăn mặc, tắm, vệ sinh 76,6 72,4 – 80,8

C11 Gặp khó khăn khi đi lại ít 78,3 74,4 – 82,2

BÀN LUẬN

Về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tham gia nghiên cứu

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Một số đặc điểm chung về người bệnh tham gia nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu là 150 người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, trong đó, tỷ lệ nam giới và nữ giới gần xấp xỉ nhau, (50,6% so với 49,4%) Có thể thấy, những người nam giới có xu hướng mắc ung thư hơn nữ ở một số bệnh như ung thư phổi, ung thư vòm, ung thư thực quản những những bệnh khác như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, buồng trứng thì nữ giới lại cao hơn Điều này có thể được giải thích là bên cạnh một số yếu tố như cơ địa, di truyền thì người nam giới có thói quen và lối sống kém lành mạnh hơn phụ nữ, như hút thuốc, uống rượu cùng với đó lại ít quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn ở một số bệnh kể trên Tuổi trung bình của người bệnh là 56,6±9,8 tuổi, trong đó, cao nhất là nhóm từ từ 60 trở lên (chiếm 40,6%), tiếp theo là nhóm từ 50-59 tuổi (38,1%), nhóm từ 49 tuổi trở xuống có tỷ lệ thấp nhất là 21,3% Về điều kiện kinh tế gia đình, có tới khoảng 14,0% người bệnh thuộc hộ nghèo/cận nghèo Đây là một vấn đề cần được lưu tâm bởi vì chi phí để điều trị cho bệnh ung thư nói chung luôn luôn không nhỏ, điều này có thể gây ra những khó khăn nhất định cho bản thân người bệnh và gia đình của họ.

Về tình trạng hôn nhân, phần lớn người bệnh đều đã kết hôn (96,7%), còn lại là ly thân/ly dị/góa Điều này khá phù hợp với kết quả thu được bên trên với độ tuổi tuổi trung bình của ĐTNC là 53,9 tuổi Về nghề nghiệp chính, người bệnh chủ yếu là nông dân (60,7%), tiếp theo là cán bộ CNVC (17,3%) và công nhân (13,3%) Có tới 58,7% đối tượng có trình độ dưới THPT 100% người bệnh có bảo hiểm y tế Việc có BHYT sẽ giúp giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính lên các người bệnh mắc ung thư này trong quá trình điều trị bệnh Người chăm sóc chính của người bệnh chủ yếu là vợ/chồng của họ (82,7%), chỉ có 1 số ít là con cái (16,7%).

- Một số đặc điểm khác liên quan tới tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu Kết quả tại bảng 2.2 chỉ ra tỷ lệ người bệnh đã hoặc đang hút thuốc là là 51,3%, đã hoặc đang uống rượu bia là 58,7% Đa phần những người bệnh hút thuốc và uống rượu bia là nam giới.

Về đặc điểm lâm sàng của người bệnh, kết quả cho thấy, chủ yếu người bệnh mắc bệnh dưới 1 năm (68,7%), mắc bệnh trên 1 năm chiếm 31,3% Có 20,7% người bệnh hiện bị suy dinh dưỡng, không có trường hợp nào mắc thừa cân/béo phì, còn lại là bình thường Người bệnh ung thư trong khảo sát này chủ yếu đang ở giai đoạn II và giai đoạn

III (68,7%) 74,6% người bệnh đã được phẫu thuật, 25,4% người bệnh được điều trị bằng phương pháp hóa trị và xạ trị đơn thuần hoặc phối hợp Về tuân thủ điều trị, 100% ĐTNC đánh giá bản thân đã tuân thủ điều trị Trong khi mắc ung thư, có 30,6% người bệnh mắc một hoặc một số bệnh kèm theo khác.

3.1.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện

Ung bướu Nghệ An năm 2023

- Chất lượng cuộc sống về Chức năng thể chất

Thể lực là khả năng lặp lại những nỗ lực vận động với điều kiện mệt mỏi tối thiểu Ví dụ điển hình như là chơi bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền hay nhiều hoạt động khác Thể lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các công việc của con người Do đó, trong bộ công cụ SF-36, đã có 10 câu hỏi được sử dụng để đo lường chức năng thể lực của người bệnh ung thư.

Kết quả tại bảng 2.3 cho thấy, điểm trung bình CLCS về chức năng thể chất của người bệnh ở mức trung bình khá, với điểm số ở từng tiểu mục dao động từ 36,8 điểm đến 78,3 điểm.

Số điểm này cao hơn khá nhiều so với kết quả thu được trong nghiên cứu Phạm Hoài Thu và các cộng sự trên đối tượng Người bệnh viêm khớp dạng thấp được thực hiện vào năm 2014, khi đối tượng này chỉ đạt 31,90 ± 4,70 điểm ở chức năng thể lực [3] Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh chủ yếu mắc bệnh ở giai đoạn II, III, đồng thời chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng di chuyển khi so sánh với bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ rất khó để di chuyển và duy trì được thể lực.

- Chất lượng cuộc sống về Vai trò của sức khỏe thể chất:

Về những hạn chế hoạt động do thể lực, kết quả tại bảng 2.4 chỉ ra, điểm trung bình chung CLCS của nội dung này chỉ đạt điểm thuộc mức trung bình kém Trong số đó, tiểu mục “Bị hạn chế hoặc không thể trong việc thực hiện các sở thích” đạt điểm

CLCS thấp nhất (28,8 điểm) gần sát với mức kém (từ 25 điểm trở xuống) Tiểu mục

“Mất hẳn chức năng đi lại” đạt điểm cao hơn các tiểu mục khác trong phần này, với 40,98 ± 49,30 Số điểm trung bình của mục này gần tương đương với nghiên cứu trên người bệnh viêm khớp dạng thấp của Phạm Hoài Thu và cộng sự, với điểm trung bình được đưa ra là 33,16 ± 5,78 [3] Trong nghiên cứu của chúng tôi, có những kết quả đáng lưu tâm đó là: điểm người bệnh đánh giá về việc “Phải giảm hoặc không thể thực hiện những công việc của mình hàng ngày” và “Bị hạn chế hoặc không thể trong việc thực hiện các sở thích” là khá thấp, lần lượt là 32,68 ± 47,02 và 28,78 ± 45,38 điểm Từ đây có thể thấy, khi mắc ung thư, người bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các việc theo sở thích hay mong muốn của bản thân, đồng thời cả những công việc hàng ngày cũng gặp trở ngại khá lớn Chính bởi vậy, cần phải quan tâm đến vấn đề này để tránh người bệnh cảm thấy bản thân trở nên bất lực, có thể là vô dụng và cảm thấy mình trở thành gánh nặng cho gia đình, từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

- Chất lượng cuộc sống về Vai trò của cảm xúc

Thêm một kết quả khác về CLCS khác của chúng tôi được đưa ra tại bảng 2.5 cho thấy, điểm trung bình về Vai trò của cảm xúc của người bệnh ung thư đạt được khá cao. Phần này được đo lường thông qua 3 nội dung: “Ảnh hưởng tới công việc và việc khác do tinh thần bị ảnh hưởng”, “Thực hiện ít hơn mong muốn” và “Thực hiện công việc không cẩn thận” Điều này cho thấy, dường như người bệnh có tinh thần khá lạc quan khi mắc bệnh, không làm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hàng ngày Tuy nhiên, điều này có thể là do người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần đang ở giai đoạn II, III và đang điều trị ngoại trú, nên chưa ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của họ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với cùng những người bệnh mắc ung thư trong khảo sát thu được của Martin Samohýl và các cộng sự tại Cộng hòa Slovak, khi nhóm tác giả chỉ ra, điểm trung bình chức năng cảm xúc của nhóm đối tượng này chỉ là 7,4 điểm, trong khi đó, nhóm đối tượng khác không mắc ung thư thì có điểm CLCS lên tới 71,6 điểm [22].

- Chất lượng cuộc sống về Chức năng sống: Đánh giá về sức sống của người bệnh ung thư trong CLCS về chức năng sống cho thấy, điểm trung bình đạt được khá thấp, do có hai tiểu mục chỉ đạt được dưới 22 điểm. Trong đó, điểm của tiểu mục “Cảm thấy kiệt sức” cao nhất (85,0), thấp nhất là tiểu mục

“Tinh thần tràn đầy sức sống”, chỉ đạt 17,5 điểm Đạt được điểm khá thấp này là điều dễ hiểu, bởi vì, bất kỳ ai khi bị mắc bệnh, đặc biệt lại là bệnh nan y như ung thư thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đến tinh thần, khiến tinh thần không còn tràn đầy sức sống được bằng trước khi mắc bệnh Điểm trung bình về sức sống trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một chút so với nghiên cứu của Phạm Hoài Thu và cộng sự trên đối tượng người bệnh viêm khớp dạng thấp, với 41,26 ± 4,49 điểm [3].

- Chất lượng cuộc sống về Sức khỏe tâm thần:

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, trong đó bao gồm cả sức khỏe thể chất và một phần không thể thiếu đó là sức khỏe tinh thần Sức khoẻ tinh thần là hiện thân của sự thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động, ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh Có thể nói, tinh thần là nguồn lực để sống khoẻ mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống Tinh thần khỏe mạnh cho ta khí thế để sống năng động, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tương tác với người khác với sự tôn trọng và công bằng.

Trong nghiên cứu này, sức khỏe tâm thần của người bệnh mắc ung thư được đo lường thông qua 5 câu hỏi trong bộ công cụ SF-36, đó là: “Sự lo lắng”, “Cảm thấy buồn chán”, “Bình tĩnh, thanh thản”, “Cảm thấy nản chí và buồn bã” và “Cảm thấy hạnh phúc”.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Tìm hiểu về một số yếu tố có thể liên quan đến CLCS của người bệnh ung thư nói riêng và những bệnh khác nói chung là việc làm hết sức cần thiết Vì nó có thể góp phần giúp xây dựng những biện pháp, chính sách can thiệp tập trung, ít tốn kém nguồn lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả, mục đích mong đợi.

- Tiếp tục cập nhật các tiến bộ của y học để nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh ung thư để từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng chăm sóc, nâng cao CLCS của người bệnh sau điều trị.

- Xây dựng cẩm nang tài liệu những vấn đề cần lưu ý trong quá trình điều tri bệnh và đi sâu chi tiết vào từng mặt bệnh đặc biệt mô tả diễn biến và các biến chứng có thể xảy ra và cách chăm sóc phòng ngừa các biến chứng cho người bệnh để người bệnh có thêm các kiến thức đúng, thực hành đúng trong đời sống Đa dạng hóa hình thức như tài liệu phát tay, tờ rơi, online để thuận tiện cho người bệnh, nhất là các đối tượng điều trị ngoại trú.

-Bộ phận chăm sóc khách hàng cần hướng dẫn người bệnh theo dõi các chỉ số sức khỏe ngay cả khi xuất viện, nhắc nhở người bệnh tuân thủ điều trị tại nhà và tái khám đúng hẹn.

-Xây dựng các mô hình hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng làm tăng chất lượng cuộc sống về mặt tinh thần, xã hội cho người bệnh.

-Bệnh viện cần có các chương trình tư vấn, hỗ trợ kiến thức, thực hành cho đối tượng là người bệnh điều trị ngoại trú Hình thức tư vấn đa dạng: hotline, thư điện tử, website…

-Cần có thêm những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích đa biến, phân tích tầng để làm rõ mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư Để từ đó có những cơ sở khoa học để can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

- Bệnh viện tổ chức đào tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm về tâm lý, kỹ năng giao tiếp, ứng xử chăm sóc cho điều dưỡng viên trong hoạt động chăm sóc người bệnh.

-Nhân viên y tế tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh Nhận biết được các yếu tố gây suy giảm CLCS để từ đó khắc phục, nâng cao CLCS cho người bệnh,

- Tăng cường học tập nâng cao kiến thức về chất lượng cuộc sống và kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh ung thư Việc học tập này sẽ giúp cho điều dưỡng có cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về khía cạnh đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh và cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

-Thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe của người bệnh trong đó tư vấn cho người bệnh về các giải pháp có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

-Hướng dẫn người bệnh các việc nên làm như:

+Người bệnh cần hợp tác với nhân viên y tế, tuân thủ các quy định trong quá tình điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất trong chữa trị.

+Người bệnh hoạt động và ăn uống có kế hoạch phù hợp Tránh các hoạt động thể lực gắng sức và sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể, gây mất ngủ.

+Người bệnh nên tâm sự cùng gia đình, bạn bè hay nhân viên y tế, thực hiện những việc như nghe nhạc, đọc sách…để thư giãn cơ thể cũng như giúp cải thiệnCLCS về tinh thần cho người bệnh.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Một số đặc điểm chung về người bệnh tham gia nghiên cứu - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.1. Một số đặc điểm chung về người bệnh tham gia nghiên cứu (Trang 17)
Bảng 2.2. Một số đặc điểm khác liên quan tới tình trạng bệnh - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.2. Một số đặc điểm khác liên quan tới tình trạng bệnh (Trang 18)
Bảng 2.3. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về chức năng thể chất của người bệnh ung thư - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.3. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về chức năng thể chất của người bệnh ung thư (Trang 20)
Bảng 2.4. Chất lượng cuộc sống về vai trò thể chất của người bệnh ung thư Điểm trung - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.4. Chất lượng cuộc sống về vai trò thể chất của người bệnh ung thư Điểm trung (Trang 20)
Bảng 2.6. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Chức năng sống của người bệnh ung thư (n=150). - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.6. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Chức năng sống của người bệnh ung thư (n=150) (Trang 21)
Bảng 2.5. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về vai trò của cảm xúc của người bệnh ung thư - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.5. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về vai trò của cảm xúc của người bệnh ung thư (Trang 21)
Bảng 2.9. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Đau thực thể của người bệnh ung thư - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.9. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Đau thực thể của người bệnh ung thư (Trang 22)
Bảng 2.8. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Chức năng xã hội của người bệnh ung thư - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.8. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Chức năng xã hội của người bệnh ung thư (Trang 22)
Bảng 2.10. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Sức khỏe chung của người bệnh ung thư - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.10. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về Sức khỏe chung của người bệnh ung thư (Trang 23)
Bảng 2.11. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với giới tính của đối tượng nghiên cứu - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.11. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với giới tính của đối tượng nghiên cứu (Trang 25)
Bảng 2.12. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với nghề nghiệp chính của đối tượng nghiên cứu. - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.12. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với nghề nghiệp chính của đối tượng nghiên cứu (Trang 26)
Bảng 2.15. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu. - chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an
Bảng 2.15. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w