Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.Đối tượng và phương pháp nghiên
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là những người bệnh được chẩn đoán là thoát vị bẹn và có chỉ định, được phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2023.
- Người trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên), nam và nữ giới được chẩn đoán xác định là thoát vị bẹn (Vì những người trên 18 tuổi đủ độ tuổi lao động sẽ phù hợp với các câu hỏi ảnh hưởng đến làm việc và lao động).
-Người bệnh đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Người bệnh tỉnh táo, có khả năng giao tiếp, hiểu và trả lời được các câu hỏi phỏng vấn.
- Người bệnh không đến tái khám theo giấy hẹn hoặc không thể liên lạc bằng điện thoại để phỏng vấn lấy số liệu.
- Người bệnh có bệnh lý nặng nội khoa kèm theo: nhồi máu cơ tim, suy tim, các bệnh lý ác tính tiến triển…
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang Áp dụng mô hình của Wilson and ClearyModel for Health - Related Quality of Life Mô hình của học thuyết này liên quan chặt chẽ với các biến trong nghiên cứu này để xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc số ng của người bệnh sau phẫu thuật [53].
Mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một giá trị trung bình:
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu α: mức ý nghĩa thống kê, với α= 0,05
Z 2 (1-α/2): 1,96, σ: độ lệch chuẩn của điểm số chất lượng cuộc sống 23,59 dựa theo nghiên cứu của Corthals và cộng sự năm 2021 về chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn [28] Từ công thức trên tính ra n.
Vậy cỡ mẫu trong nghiên cứu này là 86 người bệnh trước và sau phẫu thuật thoát vị bẹn đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu Trên thực tế trong nghiên cứu này chúng tôi thu thập số liệu từ 88 đối tượng nghiên cứu, qua đó đáp ứng đủ và vượt so với cỡ mẫu đã đề ra.
- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Lựa chọn toàn bộ đối tượng nghiên cứu là người bệnh được chẩn đoán thoát vị bẹn và có chỉ định, được phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2023.
Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Xây d ự ng b ộ câu h ỏ i thu th ậ p s ố li ệ u
Căn cứ để xây dựng bộ câu hỏi:
-Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn trong đề tài này dựa theo bộ công cụ “Hernia-Specific Quality-of-Life (HERQL) Questionnaire ’’ bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống được phát triển bởi tác giả Huang và et al năm 2022 đã được đăng tải và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu Bộ công cụ cũng có thể được áp dụng cho các người bệnh phẫu thuật mổ mở và mổ nội soi Bộ công cụ được đánh giá rất cao với tổng độ tin cậy của bộ công cụ là Cronbach α = 0,85 [36] Bộ công cụ được chia thành 3 phần.
Phần 1 của bộ công cụ bao gồm 5 câu đo lường mức độ đau và khó chịu do các hoạt động gắng sức khác nhau Được đánh giá theo thang điểm Likert
11 điểm, từ 0 đến 10, cho mỗi mục 6 câu hỏi về các lĩnh vực triệu chứng và chức năng (tức là thoát vị lồi, sử dụng thuốc giảm đau, tác động của thoát vị đối với sức khỏe, gánh nặng kinh tế, và chất lượng cuộc sống chủ quan/sức khỏe) là được đánh giá bằng thang đo kiểu Likert 5 điểm.
Phần 2: Áp dụng sau khi người bệnh phẫu thuật áp dụng thang đo loại Likert 5 điểm, được thiết kế cho các biến chứng tiềm ẩn; cảm giác có tấm lưới trong cơ thể, mức độ nghiêm trọng của các biến chứng, sự hài lòng chung với việc phẫu thuật thoát vị, tự tin rằng thoát vị sẽ không tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật Tất cả các mục trên được sắp xếp với các giá trị cao hơn đại diện cho tình trạng tồi tệ của triệu chứng và tình trạng chức năng [22] [44]. Để đánh giá sự phù hợp của từng câu trong bộ câu hỏi và chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt chúng tôi dựa theo quy trình chuyển dịch của tác giảCha và cộng sự năm 2007 Xin ý kiến của 3 dịch giả gồm 1 bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng hợp đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam, 1 giảng viên điều dưỡng có trình độ ngoại ngữ tốt và một giáo viên tiếng anh Dịch theo quy trình sau [2].
So sánh và thảo luận
Thảo luận giữa 2 dịch giả Dịch ngược ra Bản tiếng bản tiếng anh Việt 3
S ơ đồ 2.1 Quy trình d ị ch t ừ ti ế ng Anh sang ti ế ng Vi ệ t
Bộ câu hỏi được xây dựng gồm 3 phần:
Phần I: Thông tin chung của người bệnh bao gồm tuổi, giới, nơi sống, nghề nghiệp, lý do và viện, thời gian mắc bệnh, BMI, vị trí thoát vị bẹn, số lần thoát vị bẹn, tình trạng thoát vị bẹn lúc vào, các biến chứng sau phẫu thuật thoát vị bẹn, tiền sử bệnh kèm theo, tiền sử ngoại khoa.
Phần II: Các câu hỏi liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh trước khi phẫu thuật bao gồm 4 câu hỏi đánh giá mức độ đau và khó chịu và
10 câu hỏi về các khó chịu trong hoạt động chức năng hằng ngày, ảnh hưởng tới sức khoẻ, gánh nặng kinh tế do thoát vị bẹn đem lại.
Phần III: Là các câu hỏi từ câu 15 đến câu 20 để đo lường và đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật
Sau khi xây dựng được bộ công cụ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ qua 3 bước:
Bước 1: Bộ công cụ hoàn chỉnh được sử dụng nghiên cứu thử nghiệm trên 30 người thoát vị bẹn đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam Số liệu từ 30 người bệnh chọn đưa vào mẫu nghiên cứu thử để kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha được thu thập từ khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam trong tháng 4 năm 2023.
Bước 2: Số liệu thu thập được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS
20 Kết quả tính toán được trình bày tại Phụ lục 5.
Bước 3: Độ tin cậy của bộ công cụ trên 30 mẫu đánh giá thử sau khi kiểm tra test xác định hệ số Cronbach alpha là 0,82 đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng bộ công cụ nghiên cứu tại Việt Nam.
Bước 1: Lựa chọn và tập huấn cho điều tra viên. Đối tượng tập huấn: 3 điều dưỡng khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Hà Nam tham gia hỗ trợ nghiên cứu
Nội dung tập huấn: Giúp điều tra viên hiểu rõ mục đích, đảm bảo thống nhất phương pháp thu thập, làm sạch số liệu Đồng thời, hướng dẫn điều tra viên cách thuyết phục đối tượng nghiên cứu cung cấp thông tin trung thực Những phiếu chưa điền đầy đủ thông tin, điều tra viên cần đối chiếu theo danh sách để thu thập bổ sung Trường hợp không bổ sung được thông tin, loại đối tượng khỏi cỡ mẫu và chọn đối tượng khác thay thế.
Bước 2: Thu thập số liệu lần 1 khi người bệnh nhập viện trước phẫu thuật (đánh giá lần 1: T1) về các triệu chứng và tình trạng của người bệnh trong vòng 1 tuần trước khi nhập viện thông qua bộ công cụ phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn (Phụ lục 1) Đi ều tra viên đưa ra câu hỏi và đáp án cho người bệnh lựa chọn, không để người bệnh tự điền vào phiếu điều tra
Bước 3: Thu thập số liệu lần 2 sau 1 tháng người bệnh phẫu thuật (T2). Sau 1 tháng theo lịch hẹn đến khám lại và lĩnh thuốc, nghiên cứu viên và điều tra viên gọi điện trước 1-2 ngày nhắc người bệnh đến đúng lịch Trong lúc chờ bác sĩ kê đơn và lĩnh thuốc, nghiên cứu viên và điều tra viên tiến hành đánh giá lại chất lượng cuộc sống của người bệnh sau một tháng.
Bước 4: Xử lý số liệu thu thập: Số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân loại, kiểm tra và làm sạch trước khi tiến hành xử lý.
STT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại Cách thu thập biến TT
Nhóm thông tin chung về người bệnh
1 Tuổi Là số tuổi của Rời rạc Phỏng vấn
DTTNC, được tính ĐTNC, đối chiếu bằng 2021 trừ đi số với sổ quản lý năm sinh của ĐTNC người bệnh ngoại và sắp xếp theo trú nhóm
2 Giới Là giới tính của Định danh Quan sát ĐTNC, gồm: Nam và Nữ
3 Địa chỉ Là nơi người bệnh Định danh Phỏng vấn đang sinh sống
4 Tiền sử mắc Đã được chẩn đoán Định danh Phỏng vấn bệnh tăng và điều trị huyết áp
STT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại Cách thu thập biến TT
5 Trình độ học Là cấp học cao nhất Thứ hạng Phỏng vấn vấn của ĐTNC
6 Nghề nghiệp Là công việc đang Định danh Phỏng vấn làm hoặc mang lại thu nhập chủ yếu cho bản thân ĐTNC
7 Tiền sử mắc Đã được chẩn đoán Danh mục Phỏng vấn bệnh hô hấp và điều trị
8 Chỉ số BMI Tính theo công thức Nhị phân Phỏng vấn cân nặng/ chiều cao x chiều cao, phân loại theo tiểu chuẩn của người Châu Á
9 Biến chứng Các biến chứng mà Danh mục Phỏng vấn sau phẫu thuật người bệnh gặp phải sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn
10 Tiền sử tăng Đã được chẩn đoán Nhị phân Phỏng vấn huyết áp về THA trong quá khứ
11 Tiền sử ngoại Đã được chẩn đoán Danh mục Phỏng vấn khoa về các bệnh ngoại khoa trong quá khứ
12 Thời gian nằm Thời gian nằm viện Rời rạc Phỏng vấn viện điều trị thoát vị bẹn
STT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại Cách thu thập biến TT
13 Thời gian trở Thời gian người Rời rạc Phỏng vấn lại lao động bệnh có thể trở lại lao động bình thường sau phẫu thuật (ngày)
14 Mức độ đau Theo thang điểm Liên tục Phỏng vấn
VAS từ 0 đến 10 trong 4 thời điểm:
Nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ, hoạt động vừa và hoạt động nặng
15 Ảnh hưởng Những trạng thái Danh mục Phỏng vấn của thoát vị hoạt động bị ảnh bẹn hưởng nhiều bởi bệnh lý thoát vị bẹn
16 Mức độ hạn Mức độ hạn chế Liên tục Phỏng vấn chế hoạt động hoạt động vì đau do thoát vị bẹn (dựa trên thang điểm 0- 10)
17 Ảnh hưởng Ảnh hưởng của Thứ hạng Phỏng vấn của thoát vị thoát vị bẹn đến sức khỏe và kinh tế của người bệnh
STT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại Cách thu thập biến TT
18 Chất lượng Đánh giá chất lượng Thứ hạng Phỏng vấn sức khỏe trước sức khỏe của người phẫu thuật bệnh trước phẫu thuật
19 Mức độ khó Dựa theo cảm nhận Liên tục Phỏng vấn chịu của người bệnh sử dụng thang Likekert
5 điểm càng cao càng biểu hiện mức độ tồi tệ
20 Chất lượng Dựa theo cảm nhận Phỏng vấn cuộc sống của người bệnh sử dụng theo thang Likekert 5 điểm càng cao càng biểu hiện mức độ tồi tệ
2.7 Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh thoát vị bẹn trước và sau phẫu thuật (Phụ lục 3)
-Đánh giá về mức độ đau và khó chịu theo thang Likert 11, từ 0 đến 10 điểm càng cao thể hiện mức độ nghiêm trọng Đau được đánh giá theo các mức: Không đau, đau nhẹ, trung bình và rất đau Về tần suất được đánh giá theo các mức: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi.
-Chất lượng cuộc sống của người bệnh được đánh giá về cảm nhận của họ về sự khó chịu ở các mức như: Không bận tâm, hơi phiền phức, khó chịu vừa phải, rất khó chịu, cực kỳ khó chịu Lĩnh vực này cũng được đánh giá theo thang điểm thể hiện càng cao thì mức độ khó chịu càng tồi tệ Tương ứng với thang điểm Likert từ 1 đến 5.
Sai số và cách khắc phục sai số
- Sai số ngẫu nhiên: Do điều tra viên giải thích chưa rõ câu hỏi hoặc do người bệnh chưa hiểu rõ nội dung câu hỏi.
- Sai số do quá trình nhập số liệu
- Đối với nghiên cứu viên: bộ câu hỏi khi xây dựng dùng từ ngữ dễ hiểu, rõ ràng để đối tượng nghiên cứu dễ trả lời Khi phỏng vấn cần giải thích rõ ràng những câu hỏi mà đối tượng nghiên cứu chưa hiểu rõ.
- Đối với sai số do quá trình nhập liệu: Làm sạch số liệu bị thiếu hoặc những số liệu không hợp lý trước khi nhập liệu.
Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập số liệu được kiểm tra và làm sạch; sau đó được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 Các số liệu được trình bày dưới dạng các bảng, biểu đồ phù hợp
- Phân tích mô tả: tính n, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình
- Phân tích mối tương quan giữa các biến định lượng sử dụng phép tínhSpearman’s nếu vì các biến nghiên cứu phân bố không chuẩn Đối với các biến định tính sử dụng Chi- Square test, Mann-Whitney Tests với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng Khoa học và Đạo đức thông qua số 884/GCN-HĐĐĐ
Chỉ tiến hành thu thập số liệu đối với những đối tượng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu Các thông tin thu thập về đối tượng đều được giữ kín. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia nghiên cứu.
Trước khi tiến hành nghiên cứu phải được sự cho phép thực hiện nghiên cứu của Hội đồng đạo đức và giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Nam.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
B ả ng 3.1 Phân b ố đố i t ượ ng nghiên c ứ u v ề tu ổ i và gi ớ i (n)
Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trung bình tuổi: 55,01 ± 19,2; Tuổi thấp nhất: 18, tuổi cao nhất: 90
Nhận xét: Nhóm tuổi 21 đến 39 tuổi chiếm 21,6%, 40-59 tuổi chiếm 26,15, 50% thuộc nhóm tuổi ≥ 60, tỷ lệ nam chiến 90,9%.
B ả ng 3.2 Th ể tr ạ ng c ủ a đố i t ượ ng nghiên c ứ u (n)
Thể trạng Số lượng Tỷ lệ %
Chỉ số BMI trung bình 23,8 ± 2,06; Min: 20 ; Max: 29,6
Nhận xét: 61,4% có chỉ số BMI trong giới hạn từ 18,5-24,9, và 38,6% có chỉ số BMI ≥ 25, chỉ số BMI thấp nhất là 20, cao nhất là 29,6, chỉ số BMI trung bình là 23,8 ± 2,06.
B ả ng 3.3 Phân b ố đố i t ượ ng nghiên c ứ u theo b ệ nh lý thoát v ị b ẹ n (n= 88)
Thoát vị bẹn Số lượng Tỷ lệ %
Vị trí thoát vị Một bên 74 84,1
Số lần thoát vị Lần đầu 75 85,2
Chẩn đoán lúc vào Nghẹt 17 19,8
Nhận xét: 84,1% thoát vị một bên, 85,2% thoát vị lần đầu, 19,8% thoát vị vào viện trong tình trạng bị nghẹt.
Bảng 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử bệnh tăng huyế t áp (n)
Tiền sử Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có tiền sử tăng huyết áp là 9,1%; tiền sử bệnh đường hô hấp là 10,2%; trong đó, viêm phổi mạn tính chiếm 69,7%.
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử tăng áp lực ổ bụ ng (n)
Tiền sử Số lượng Tỷ lệ %
Tiền sử ngoại Thoát vị bẹn 13 68,4 khoa U xơ tiền liệt tuyến 2 10,5
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có tiền sử tăng áp lực ổ bụng là 38,6%; trong đó tiểu khó chiếm tỷ lệ cao nhất (50,0%) Về tiền sử ngoại khoa, có 21,6% người bệnh có tiền sử ngoại khoa, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là thoát vị bẹn với 68,4%.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật
B ả ng 3.6 Phân b ố đố i t ượ ng nghiên c ứ u theo bi ế n ch ứ ng sau ph ẫ u thu ậ t
Biến chứng Số lượng Tỷ lệ %
Nhiễm trùng/sốt 9 39,1 chứng Đau mạn tính 11 47,8
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng không gặp biến chứng sau phẫu thuật là 73,9%.Biến chứng thường gặp sau phẫu thuật là tụ dịch và đau mạn tính (47,8%).
B ả ng 3.7 S ố ngày n ằ m vi ệ n, s ử d ụ ng kháng sinh, tr ở l ạ i ho ạ t độ ng bình th ườ ng c ủ a ng ườ i b ệ nh sau ph ẫ u thu ậ t thoát v ị b ẹ n (n)
Các chỉ số SD nhỏ trung bình lớn nhất nhất
Số ngày sử dụng kháng sinh 7,5 1,7 4 12
Số ngày trở lại hoạt động 19,2 8,6 7 60 bình thường
Nhận xét: Số ngày nằm viện trung bình là 7,7 ± 2,1; số ngày sử dụng kháng sinh 7,5 ± 1,7; Số ngày trở lại hoạt động bình thường 19,2 ± 8,6.
B ả ng 3.8 Phân b ố đố i t ượ ng nghiên c ứ u theo tình tr ạ ng đ au, khó ch ị u khi ngh ỉ ng ơ i c ủ a ng ườ i b ệ nh m ộ t tu ầ n tr ướ c ph ẫ u thu ậ t (n)
Triệu chứng Mức độ, tần suất Số lượng Tỷ lệ %
Khó chịu, đau lúc Không đau 42 47,7 nghỉ ngơi Đau nhẹ 46 52,3
Cảm giác căng Không bao giờ 3 3,4
Hiếm khi 37 42 tức trên thành
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh cảm thấy đau nhẹ khi nghỉ ngơi là 52,3%.Cảm giác căng tức trên thành bụng xuất hiện thường xuyên ở 22,7% số người bệnh trong khi có 3,4% không cảm nhận thấy triệu chứng này.
B ả ng 3.9 Phân b ố đố i t ượ ng nghiên c ứ u theo tình tr ạ ng đ au khi ho ạ t độ ng t ừ nh ẹ đế n n ặ ng c ủ a ng ườ i b ệ nh m ộ t tu ầ n tr ướ c ph ẫ u thu ậ t (n)
Triệu chứng Mức độ, tần suất Số lượng Tỷ lệ % Đau khi hoạt Không đau 16 18,2 động nhẹ (đi bộ) Đau nhẹ 72 81,8 Đau khi hoạt Không đau 10 11,4 động trung bình Đau nhẹ 65 73,9
(đạp xe) Trung bình 13 14,8 Đau khi hoạt Không đau 10 11,4 Đau nhẹ 63 71,6 động nặng (tập
Trung bình 2 2,2 thể dục, bê vác)
Nhận xét: Trước khi tiến hành phẫu thuật, tỷ lệ người bệnh cảm thấy đau nhẹ khi hoạt động nhẹ (như đi bộ) là 81,8% Đối với các hoạt động trung bình đến nặng, mức độ đau có xu hướng tăng và có 14,8% người bệnh cảm thấy rất đau khi thực hiện các hoạt động nặng.
B ả ng 3.10 Phân b ố đố i t ượ ng nghiên c ứ u theo tình tr ạ ng b ị ả nh h ưở ng c ủ a ng ườ i b ệ nh m ộ t tu ầ n tr ướ c ph ẫ u thu ậ t (n)
Các vấn đề Mức độ, tần suất Số lượng Tỷ lệ %
Các trạng thái Nghỉ ngơi 28 31,8 hoạt động bị ảnh Ngồi đứng lâu, đi lại, thay
14 15,9 hưởng nhiều bởi đổi tư thế bệnh lý thoát vị Tập thể dục 11 12,5
Các vấn đề Mức độ, tần suất Số lượng Tỷ lệ %
Hạn chế khó Hoạt động hằng ngày 16 18,2 chịu do thoát vị Đi bộ, xe đạp, lái xe 24 27,3 bẹn Tập thể dục 22 25,0
Sử dụng thuốc Không bao giờ 23 26,1 giảm đau liên Vài tháng một lần 43 48,9 quan đến thoát Vài lần một tháng 5 5,7 vị bẹn Hằng ngày 17 19,3
Mức độ hạn chế Không hạn chế 21 23,9 hoạt động vì đau Hạn chế một phần 54 61,4 do thoát vị bẹn Hạn chế nhiều 13 14,8
Khó chịu đường tiểu hoá
Khó chịu ở lưng 6 6,8 chịu trong tuần
Khó chịu tiết niệu 10 11,4 qua
Khó chịu khi quan hệ tình
Nhận xét: 31,8% thoát vị bẹn ảnh hưởng đến người bệnh lúc nghỉ ngơi, chỉ có 2,3% báo cáo không hạn chế khi tham gia các hoạt động hằng ngày và vận động, 73,9% người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau liên quan đến thoát vị bẹn, 83% người bệnh cảm thấy khó chịu trong tuần trước phẫu thuật.
B ả ng 3.11 Phân b ổ đố i t ượ ng nghiên c ứ u theo ả nh h ưở ng t ớ i s ứ c kho ẻ (n)
Các vấn đề Mức độ, tầ n suất Số lượng Tỷ lệ %
Không ảnh hưởng 4 4,5 Ảnh hưởng tới Ít tác động 31 35,2
Tác động vừa ph ải 37 42 sức khoẻ
Không gây ra gánh nặng 15 17
Gây ra gánh nặng nhỏ 45 51,1 hưởng đến kinh
Gây ra gánh nặng vừa phải 24 27,3 tế
Gánh nặng vô cùng nặng nề 4 4,5
Nh ậ n xét: Thoát vị bẹn chủ yếu mang đến những tác động vừa phải
(42,0%) và ít tác động (35,2%) đến sức khỏe của người bệnh Về kinh tế, đa số người bệnh cho rằng thoát vị bẹn gây ra gánh nặng nhỏ về kinh tế (51,1%).
B ả ng 3.12 Ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng c ủ a đố i t ượ ng nghiên c ứ u (n)
Chất lượng cuộc sống Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét: Trước khi tiến hành phẫu thuật, tỷ lệ người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt chỉ đạt 4,5% Đa số người bệnh có chất lượng cuộc sống bình thường (52,3%).
B ả ng 3.13 Phân b ố đố i t ượ ng nghiên c ứ u theo c ả m giác khó ch ị u (n)
Các vấn đề Mức độ, tần suất Số lượng Tỷ lệ %
Hiếm khi 53 60,3 thể có tấm
Khó chịu liên Không 18 20,5 quan đến phẫu Đau háng 33 37,5 thuật trong Tổn thương ở háng hoặc đùi (tê) 21 23,9 tuần qua Đau thành bụng 14 15,9
Thay đổi cảm giác thành bụng 2 2,3
Nhận xét: 69,3% người bệnh có cảm giác cơ thể có tấm lưới, 79,5% vẫn có cảm giác khó chịu liên quan đến phẫu thuật, trong đó đau háng chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,5%.
Bảng 3.14 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ nghiêm trọ ng (n)
Mức độ nghiêm trọng Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét: Đa số người bệnh cảm thấy những khó chịu của thoát vị bẹn khiến bản thân cảm thấy hơi phiền phức (48,9%) Trong khi chỉ có 3,4% người bệnh không bận tâm đến nhưng khó chịu gặp phải của thoát vị bẹn.
Bảng 3.15 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chất lượng phẫu thuậ t (n)
Các vấn đề Mức độ, tần suất Số lượng Tỷ lệ %
Chất lượng phẫu Đạt yêu cầu 41 46,6 thuật lần này Bình thường 8 9,1
Không đạt yêu cầu 14 15,9 Đánh giá kết quả
Rất tự tin sẽ không tái phát bệnh 40 45,5
Có thể sẽ không tái phát 45 51,1 phẫu thuật
Không biết có tái phát không 3 3,4
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật đạt yêu cầu là 46,6% và rất tốt là 28,4% Có 45,5% người bệnh tự tin rằng bệnh sẽ không tái phát.
Bảng 3.16 Đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu sau 1 tháng phẫu thuậ t (n)
Mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống Số lượng Tỷ lệ %
Nh ậ n xét: Sau phẫu thuật 1 tháng, tỷ lệ người bệnh cải thiện nhiều về chất lượng cuộc sống đạt 46,6%.
Yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật
B ả ng 3.17 Liên quan gi ữ a th ờ i gian n ằ m vi ệ n sau ph ẫ u thu ậ t và đặ c đ i ể m cá nhân c ủ a ng ườ i b ệ nh (n)
Số lượng Số ngày nằm viện Đặc điểm cá nhân n (%) trung bình p
Bên thoát 1 bên 74 7,3 ± 2,08 0,006 vị 2 bên 14 9,8 ± 0,53
Loại thoát Không biến chứng 65 6,81± 1,17 0,000 vị Có biến chứng 20 10,5± 2,09
Nhận xét: Nhóm ≥ 60 tuổi và dưới 60 tuổi có số ngày nằm viện trung bình lần lượt là 8,5 ± 2,5 và 7,1 ± 1,4 với p = 0,001 Thoát vị 1 bên và thoát vị
2bên có số ngày nằm viện trung bình lần lượt là 7,3 ± 2,08 và 9,8 ± 0,53 với p
= 0,006 Loại thoát vị không biến chứng và không biến chứng có số ngày nằm viện trung bình là 6,81 ± 1,17 và 10,5 ± 2,09 với p = 0,000.
B ả ng 3.18 Liên quan gi ữ a th ờ i gian tr ở l ạ i lao độ ng bình th ườ ng và đặ c đ i ể m cá nhân (n)
Số Thời gian trở lại lao Đặc điểm cá nhân lượng động bình thường sauPT (Mean ± SD) p
Loại 1 bên 74 16,8 ± 6,2 thoát vị 2 bên 14 32,1 ± 8,01 0,00
Loại TVB ko biến chứng 65 15,9 ± 6,7 thoát vị TVB biến chứng 20 28,5 ± 6,1 0,07
Nhận xét: Số ngày trở lại lao động trung bình của nhóm dưới 60 tuổi là17,3 ± 5,7; nhóm trên 60 tuổi là 21,6 ± 10,6 với p < 0,05; số ngày trở lao động trung bình của nhóm thoát vị 1 bên và 2 bên lần lượt là 16,8 ± 6,2 và 32,1 ±
8,01 với p < 0,05, thoát vị bẹn không biến chứng và có biến chứng 15,9 ± 6,7 và 28,5 ± 6,1 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
B ả ng 3.18 M ố i liên quan gi ữ a m ứ c đ ô đ au tr ướ c và sau ph ẫ u thu ậ t và s ự thay đổ i ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng c ủ a ng ườ i b ệ nh sau ph ẫ u thu ậ t (n)
Triệu chứng đau do thoát vị bẹn
5 Hạn chế vận động do đau
6 Chất lượng CS sau PT
Nhận xét: Mức độ đau do thoát vị bẹn khi hoạt động vừa phải và hoạt động nặng có liên quan tới thay đổi chất lượng cuộc sống với chỉ số r lần lượt là 0,22 và 0,34 với p < 0,05.
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tuổi và giới đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuậ t (n)
Yếu tố Không tốt Tốt OR
Nhận xét: Có mối liên quan giữa giới tính với chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật (OR=0,4;95%CI:0,3-0,5) Tỷ lệ nữ giới có chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật (100%) cao hơn nam giới (41,2%).
B ả ng 3.19 M ố i liên quan gi ữ a ngh ề nghi ệ p hi ệ n t ạ i đế n ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng c ủ a ng ườ i b ệ nh sau ph ẫ u thu ậ t
Nghề nghiệp Không t ốt Tốt OR
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nghề nghiệp hiện tại đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật.
B ả ng 3.20 M ố i liên quan gi ữ a lo ạ i thoát v ị và l ầ n thoát v ị đế n ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng c ủ a ng ườ i b ệ nh sau ph ẫ u thu ậ t (n)
Yếu tố Không tốt Tốt OR
Loại 2 bên 13 92,9 1 7,1 15,3 thoát vị 1 bên 34 45,9 40 54,1 (1,9 – 123,0)
Lần Tái phát 13 100,0 0 0,0 2,2 thoát vị Lần đầu 34 45,3 41 54,7 (1,7 – 2,8)
Nhận xét: Những người bệnh thoát vị 2 bên có khả năng có chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật không tốt cao gấp 15,3 lần so với những người bệnh thoát vị 1 bên Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR,3;95%CI:1,9-123,0).Ngoài ra, lần thoát vị cũng là yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của người bệnh (OR=2,2;95%CI:1,7-2,8).
B ả ng 3.21 M ố i liên quan gi ữ a tình tr ạ ng thoát v ị lúc nh ậ p vi ệ n và bi ế n ch ứ ng khi vào vi ệ n đế n ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng sau ph ẫ u thu ậ t (n)
Yếu tố Không tốt Tốt OR
Tình trạng Nghẹt 13 76,5 4 23,5 3,5 thoát vị Ko nghẹt 34 47,9 37 52,1 (1,1 – 11,9)
Nhận xét: Có mối liên quan giữa tình trạng thoát vị với chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của người bệnh (OR=3,5;95%CI:1,1-11,9) Người bệnh thoát vị nghẹt có khả năng có chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật không tốt cao hơn 3,5 lần những người bệnh thoát vị không nghẹt.
Bảng 3 22 Mối liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp và các bệnh đường hô hấp đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của người bệ nh (n)
Yếu tố Không tốt Tốt OR
Tiền sử Có 1 11,1 8 88,9 0,1 bệnh HH Không 46 58,2 33 41,8 (0,01 – 0,7)
(OR=0,1;95%CI:0,01-0,9) và với chất lượng cuộc sống sau liên quan giữa tiền sử tăng huyết áp bệnh đường hô hấp (OR=0,1;95%CI:0,01-0,7) phẫu thuật của người bệnh
B ả ng 3 23 M ố i liên quan gi ữ a ti ề n s ử ngo ạ i khoa và t ă ng áp l ự c ổ b ụ ng đế n ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng sau ph ẫ u thu ậ t c ủ a ng ườ i b ệ nh (n)
Yếu tố Không tốt Tốt OR
Tiền sử Có 16 84,2 3 15,8 6,5 ngoại khoa Không 31 44,9 38 55,1 (1,7 – 24,5)
Nhận xét: Có mối liên quan giữa tiền sử ngoại khoa với chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của người bệnh (OR=6,5;95%CI:1,7-24,5) Cụ thể, những người bệnh đã từng có tiền sử về ngoại khoa có khả năng có chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật không tốt cao gấp 6,5 lần những người bệnh không có tiền sử ngoại khoa.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Từ kết kết quả nghiên cứu ch ỉ ra rằng độ tuổi trung bình trong số 88 đối tượng tham gia nghiên cứu là 55,01 ± 19,2 do chỉ lấy đối tượng trong độ tuổi từ 18 trở lên vì vậy tuổi cao nhất là 90 trong đó trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 50%, tỷ lệ nam giới chiếm đa số với 90,9% chỉ có 9,1% là nữ giới Kết quả này hoàn toàn phù hợp với dịch tễ bệnh học của thoát vị bẹn đó là thoát vị bẹn có xu hướng tăng theo tuổi và nguy cơ ở nam gặp nhiều hơn nữ do giải phẫu của ống phúc tinh mạc của nam giới [15] Kết quả nghiên cứu về độ tuổi thoát vị bẹn trong nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả của tác giả Lomanto khi nghiên cứu về bệnh lý thoát vị bẹn tại các nước Đông Nam Á cũng chỉ ra rằng độ tuổi cao chiếm tỷ lệ thoát vị bẹn nhiều hơn những người trẻ tuổi nhóm tuổi trên 75 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,8% [38] Cũng trong bảng này kết quả chỉ ra rằng có tới 38,6% số đối tượng nghiên cứu có chỉ số BMI ≥ 25 thể hiện chỉ số thừa cân với chỉ số BMI trung bình là 23,8 ± 2,06, chỉ số BMI thấp nhất là 20, cao nhất là 29,6 Các kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Cox và cộng sự khi nghiên cứu trên 1300 người bệnh thoát vị bẹn tại Mỹ năm 2015 đã chỉ ra rằng độ tuổi trung bình của người bệnh thoát vị bẹn trong nghiên cứu này là 57,4 ± 15,5; nam giới chiếm tỷ lệ 93,5% với chỉ số BMI trung bình là 25,9 ± 3,7 [14].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng 84,1% người bệnh có thoát vị một bên, thoát vị hai bên chiếm tỷ lệ 15,9%; 85,2% người bệnh là thoát vị lần đầu và chỉ có 14,8% thoát vị tái phát Tỷ lệ tái phát thoát vị bẹn trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây có thể từ 1% đến 15% [10] Chẩn đoán thoát vị bị nghẹt lúc vào viện là 19,8% còn lại là không bị nghẹt Số người bệnh có biến chứng sau phẫu thuật thoát vị bẹn là 22,8% trong đó các biến chứng như nhiễm trùng và sốt chiếm 55%, đau mạn tính 30%, bí đái 10%, tụ dịch 5% trên tổng số các biến chứng Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả của các tác giả trước đây khi chỉ ra các biến chứng hay gặp sau phẫu thuật thoát vị bẹn như tụ máu và dịch chiếm 12,2%, bí tiểu từ 3,5 đến 3,8% [10],[12] Kết quả tỷ lệ thoát vị tát phát trong nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu về của tác giả Cox và cộng sự tại Mỹ khi chỉ ra tỷ lệ thoát vị bẹn tái phát chỉ 8,6% [14].
Theo dịch tễ học bệnh lý thoát vị bẹn có xu hướng tăng dần theo tuổi vì vậy kết quả nghiên cứu này cũng có xu hướng chung theo hướng đó Trong số
88 người bệnh tham gia trong nghiên cứu này có 9,1% người bệnh tăng huyết áp, 10,2% có bệnh về hô hấp, 38,6% có tăng áp lực ổ bụng như táo bón, tiểu khó hay ho kéo dài Các bệnh lý này ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật Đây cũng là điểm đáng lưu ý để các điều dưỡng chú trọng trong việc tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng trong việc phòng tránh các bệnh kèm theo để cải thiện kết quả của phẫu thuật và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ sau phẫu thuật Kết quả về các bệnh mạn tính không lây nhiễm khác so với kết quả nghiên cứu của Cox tại Mỹ với 43% người bệnh mắc bệnh đái tháo đường phải điều trị Insulin Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trong nghiên cứu của họ có chỉ số BMI trung bình khá cao 25,9 ± 3,7 Kết quả trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhóm người mắc bệnh lý đái tháo đường có thời gian nằm viện lâu hơn và mắc các biến chứng nhiều hơn so với nhóm không mắc bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [14].
Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật thoát vị bẹn
Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật có liên quan chặt chẽ với kết quả điều trị, khả năng hồi phục và tham gia các hoạt động trong cuộc sống cũng như thời gian trở lại với công việc thường ngày Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng số ngày nằm viện trung bình là 7,7 ± 2,1 ngày, ngày sử dụng kháng sinh trung bình là 7,5 ± 1,7 ngày và số ngày hoạt động trở lại là 19,2 ± 8,6 ngày Kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Đình Khôi nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế chỉ ra rằng số ngày nằm viện trung bình chỉ 4,6 ± 1,4; số ngày sử dụng kháng sinh là 4,3 ± 1,0 Và số ngày trở lại hoạt động bình thường phụ thuộc vào loại thoát vị một bên hay hai bên Tuy nhiên số ngày trở lại làm việc trong nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu của Trương Đình Khôi với 19,2 ± 6,8 [10] Kết quả thời gian nằm viện trung bình trong nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Cox với 9 hoặc 8 ngày [14].
Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn có liên quan rất nhiều đến tình trạng đau mạn tính vì nó ảnh hưởng tới tâm lý, ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày cũng như lao động của người bệnh
[18] Trong bảng 3.8 và 3.9 kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tuần trước khi phẫu thuật người bệnh có đau nhẹ khi nghỉ ngơi, 96,4% có cảm giác căng tức trên thành bụng, 81,8% cảm giác đau khi thực hiện các hoạt động nhẹ như đi bộ, 88,6% có cảm giác đau từ nhẹ đến trung bình khi đi cầu thang bộ và 88,6
% đau từ nhẹ đến rất đau khi tham gia các hoạt động nặng như tập thể dục, bê vác.
Cũng trong bảng 3.10 kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng các trạng thái hoạt động bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh lý thoát vị như 31,8% bị ảnh hưởng ngay cả lúc nghỉ ngơi, 15,9% bị ảnh hưởng bởi ngồi, đứng lâu, đi lại hay thay đổi tư thế, 39,8% bị ảnh hưởng đến việc nâng tạ hoặc đại tiện Bệnh lý này ảnh hưởng hầu hết tới cuộc sông sinh hoạt hằng ngày của người bệnh với chỉ 2,3% là không bị ảnh hưởng Còn lại ảnh hưởng tới 18,2% hoạt động hằng ngày, 27,3% ảnh hưởng tới việc đi bộ, đi xe đạp và lái xe, ảnh hưởng tới 25% hoạt động tập thể dục của người bệnh và 27,3% lao động từ nhẹ đến nặng.
Có đến 73,9% phải sử dụng thuốc giảm đau từ vài tháng một lần đến sử dụng hằng ngày liên quan đến bệnh lý thoát vị bẹn Cũng trong bảng 3.10 kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng 76,1% người bệnh bị hạn chế hoạt động vì đau liên quan đến thoát vị bẹn, 83% cảm thấy khó chịu trong một tuần trước khi phẫu thuật liên quan đến bệnh lý thoát vị bẹn như là khó chịu đường tiêu hoá dưới chiếm 25%, khó chịu ở lưng chiếm 6,8%, khó chịu tiết niệu 11,4%, 15,9% cảm thấy khó chịu khi quan hệ tình dục và 23,9% khó chịu khác Các kết quả của nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả của nghiên cứu trước đây, như theo nghiên cứu của tác giả Mitura và cộng sự nghiên cứu trên 1647 người bệnh thoát vị bẹn tại Bồ Đào Nha đã chỉ ra rằng: triệu chứng chung của các người bệnh nhập viện do thoát vị bẹn là đau và khó chịu vùng thoát vị gặp ở 57,6% người bệnh lúc nghỉ ngơi, gặp ở 94,8% người bệnh khi đang thực hiện một hoạt động thể chất và có 10,75 người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau và 18,4% người bệnh được báo cáo đau trước khi xuất hiện u cục ở háng.Kết quả nghiên cứu của tác giả Mitura này cũng chỉ ra rằng thoát vị bẹn cũng ảnh hưởng nhiều đến 53,8% người bệnh trong thực hiện chức năng sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến 44,7% người bệnh khi leo cầu thang, ảnh hưởng đến34,6% khi đứng quá lâu trong 30 phút, ảnh hưởng tới 27,9% khi chơi thể thao nhẹ như đi bộ và 15,6% khi lái xe [43].
Bệnh lý thoát vị bẹn đã được chứng minh là ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hằng ngày và khả năng lao động của người bệnh Kết quả bảng 3.10 trong nghiên cứu này chỉ ra rằng có tới 95,5% người bệnh cho rằng bệnh lý thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ có thể tác động từ ít đến tác động nghiêm trọng Điều này cũng dẫn đến ảnh hưởng đến kinh tế của người bệnh trong số 88 đối tượng tham gia nghiên cứu có tới 83% báo cáo là bệnh lý thoát vị bẹn gây ảnh hưởng tới kinh tế của họ và 43,2% báo cáo có chất lượng cuộc sống tồi tệ và cực kỳ tồi tệ Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động, ảnh hưởng và chất lượng cuộc sống của người bệnh trước phẫu thuật Như tác giả Lozara – Martinez và cộng sự đã chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống của người bệnh thoát vị bẹn trước và sau phẫu thuật bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng của nó Trong đó đau là triệu chứng điển hình ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và khả năng lao động của người bệnh và cũng nghiên cứu này cũng chỉ rõ tác động đến các hoạt động như leo cầu thang, đứng lâu, đi lại mua sắm, chơi thể thao, tham gia các hoạt động giao thông hoặc đi lại bằng các hoạt động giao thông công cộng [39] Kết quả tổng hợp phân tích trên 1276 bài báo uy tín của Hu và cộng sự trong nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng có từ 2,9% đến 4,1% người bệnh sau phẫu đau ở mức độ nghiêm trọng trong tháng đầu tiên và 28,45 đến 39,2% báo cáo giảm cảm giác vùng bẹn bìu sau phẫu thuật [18].
Ngày nay phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới là phương pháp tiên tiến mang lại kết quả đầu ra tốt cho người bệnh Tuy nhiên nó cũng có thể mang lại các cảm giác khó chịu cho họ Sau 1 tháng phẫu thuật,kết quả nghiên cứu này bảng 3.13 chỉ ra rằng 69,3% người bệnh báo cáo cảm giác cơ thể có tấm lưới từ mức độ hiếm khi, thỉnh thoảng đến thường xuyên Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Cox và cộng sự khi chỉ ra rằng có từ 11,7 đến 21% người bệnh báo cáo cảm giác có tấm lưới. Kết quả trong nghiên cứu của họ báo cáo sau 1 tháng phẫu thuật tỷ lệ người bệnh có cảm giác đau nhẹ là từ 22,6 tới 32,3% [14] Trong khi kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có tới 37,5% người bệnh báo cáo có cảm giác đau ở háng, 23,9% có tổn thường ở háng hoặc cảm giác đùi bị tê Có đến 15,9% đau thành bụng và 2,3% thay đổi cảm giác thành bụng Có đến 96,6% báo cáo mức độ khó chịu từ mức độ nhẹ như hơi phiền phức đến mức cực kỳ khó chịu. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đoàn Văn Phú năm 2015 tại Huế khi chỉ ra rằng có 3% biểu hiện rối loạn cảm giác vùng bẹn bìu, 2,6% bị sa tinh hoàn [5].
Phần lớn người bệnh trong nghiên cứu này đánh giá chất lượng phẫu thuật lần này đạt yêu với 46,6%, đạt chất lượng rất tốt với 28,4% Tuy nhiên có tới 15,9% đối tượng tham gia nghiên cứu nhận xét chất lượng phẫu thuật lần này không đạt yêu cầu Tỷ lệ này cao hơn một chút so với kết quả được trình bày trong nghiên cứu của tác giả Nazish Iftikhar [37] với tỷ lệ người bệnh không hài lòng với kết quả phẫu thuật là 14,2% Cảm giác hài lòng với các dịch vụ y tế nói chung và phẫu thuật thoát vị bẹn nói riêng phần lới tới từ cảm nhận chủ quan của người bệnh Nhiều người bệnh trước khi mắc thoát vị bẹn có sức khỏe rất tốt, thậm chí là lao động chính trong gia đình Do đó, sau khi mắc bệnh, mặc dù đã được phẫu thuật thành công nhưng luôn cảm nhận sức khỏe không còn được như trước do đó cảm thấy không hài lòng với kết quả điều trị Với những người bệnh này, điều dưỡng viên cần ân cần quan tâm,động viên để giúp họ sớm hồi phục và đạt được thể trạng tốt nhất.
Với 45,5% người tham gia nghiên cứu tự tin là bệnh sẽ không tái phát, 54,5% nghi ngờ có thể sẽ không tái phát và không biết có tái phát hay không. Sau một tháng phẫu thuật thoát vị bẹn 46,6% người tham gia nghiên cứu cảm thấy chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều, 53,4% cảm nhận chất lượng cuộc sống được cải thiện ít Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước Như nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng hạnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống của người bệnh thoát vị bẹn có thay đổi đáng kể trước và sau phẫu thuật thoát vị bẹn Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh điểm chất lượng cuộc sống tăng từ 31,61 ± 6,94 là mức chất lượng cuộc sống kém trước phẫu thuật lên 56,14 ± 7,37 sau phẫu thuật tương ứng với mức chất lượng cuộc sống trung bình Tuy rằng sau phẫu thuật một tháng điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh có tăng tuy nhiên ở mức chưa cao [9].
Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi đa số ở mức bình thường (52,3%), tỷ lệ người bệnh có chất lượng cuộc sống ở mức tồi tệ là 27,3% và cực kỳ tồi tệ là 15,9% Kết quả này tương đồng với kết quả được trình bày trong nghiên cứu của tác giả AndrijaAntic [23] đánh giá chất lượng cuộc sống trước và sau phẫu thuật trên 93 người bệnh thoát vị bẹn, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L với điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh trước phẫu thuật thoát vị bẹn là 50,4 ± 13,0 tương đương mức bình thường trong thang điểmEQ-5D-5L Đây là điều dễ hiểu bởi thoát vị bẹn gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu biến chứng nghẹt khối thoát vị gây hoại tử, nhiễm trùng, nhiễm độc.