CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Định nghĩa thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị”, qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng Các điểm yếu thành bụng này có thể là do bẩm sinh hay mắc phải [4].
Thoát vị bẹn ở trẻ em thường gặp là do bẩm sinh (do tồn tại ống phúc tinh mạc hoặc ống Nuck) và khác với thoát vị bẹn ở người lớn thường gặp là do mắc phải (do yếu cân cơ thành bụng) Do sự tồn tại của ống phúctinh mạc ở trẻ nam (hoặc ống Nuck ở trẻ nữ), mà đáng nhẽ ra các ống này phải được đóng kín trước khi sinh, khi đường kính ống này đủ lớn để các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồng trứng/phần phụ) có thể chui qua đó xuống bẹn và bìu gây thoát vị bẹn [3].
1.1.2 Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của bệnh
Nguyên nhân liên quan đến dị tật ống phúc tinh mạc không bịt kín ngay sau khi lúc chào đời vào tháng thứ ba của thời kỳ bào thai, tinh hoàn bị kéo từ sau phúc mạc vùng thắt lưng xuống theo đường đi của dây chằng bìu (hay dây kéo tinh hoàn), và vào tháng thứ bảy, nó chui qua lỗ bẹn sâu, qua ống bẹn xuống bìu, kéo theo túi cùng phúc mạc tạo ra ống phúc tinh mạc [4].
Thóat vị bẹn ở trẻ em hình thành do trẻ rặn quá nhiều sau đợt táo bón hoặc sau đợt ho liên tục kéo dài Khi bị thoát vị bẹn, trẻ được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt Nếu để lâu bệnh không những làm chậm quá trình phát triển của trẻ mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm Sự tồn tại ống phúc tinh mạc là yếu tố cơ bản gây nên thoát vị bẹn ở trẻ em và một số bệnh lý khác ở vùng bẹn bìu trẻ em như: tràn dịch màng tinh hoàn và nang thừng tinh nếu ống nhỏ hẹp chỉ cho nước xuống, khi nó đủ rộng và chứa một phần tạng của ổ bụng thì trở thành thoát vị bẹn thực sự [4].
Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhi đau dữ dội vùng bẹn bìu, đau ngày một tăng, đau liên tục, điểm đau khu trú ở cổ túi thoát vị, nôn, buồn nôn, bí trung đại tiện.
Triệu chứng thực thể: Nắn vào khối phồng rất đau Có một điểm đau chói, tương ứng với cổ túi thoát vị (chỗ gây nghẹt ruột) Khối thoát vị căng, khi nắn không thu nhỏ được Thể tích khối thoát vị không thay đổi khi tăng áp lực ổ bụng, khi nằm có thể có hội chứng tắc ruột… Có thể có hội chứng viêm phúc mạc nếu nội dung thoát vị bị hoại tử [4].
Giai đoạn đầu không có biểu hiện dấu hiệu toàn thân.
Giai đoạn muộn: nếu có hoại tử ruột trẻ có hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc.
Biến chứng của bệnh: Thoát vị bẹn ở trẻ em, nhất là thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời Một số biến chứng thường gặp của bệnh như: rối loạn tiêu hóa, trẻ chậm lớn, trẻ bị táo bón, không thể đi đại tiện được, ảnh hưởng tới tinh hoàn ở bé trai như xoắn tinh hoàn, teo tình hoàn Ảnh hưởng đến buồng trứng ở bé gái Nghẹt hoại tử ruột do ruột hoặc mạc treo ruột không chui về ổ bụng được mà bị kẹt tại vùng cổ túi hoặc kẹt do bị xoắn Máu không thể lưu thông khiến ruột bị hoại tử [3].
1.1.4 Phương pháp chẩn đoán bệnh
Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em thường có biểu hiện ban đầu là xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn Khối phồng này còn lan đến vùng bìu ở bé trai và vùng mu - môi lớn ở bé gái Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ, các bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị hiệu quả [4].
Phẫu thuật mổ mở: Là phẫu thuật viên rạch một vết mổ nhỏ theo nếp lằn bụng dưới dài khoảng 20mm Sau đó đẩy ruột hoặc tổ chức bên trong túi thoát vị trở lại vào vị trí ban đầu Tiến hành phẫu tích túi thoát vị và thắt lại ống phúc tinh mạc Tuy nhiên phương pháp này không phát hiện được bên đối diện có bị thoát vị không.
Phẫu thuật nội soi: Là kỹ thuật đưa ống nội soi và các dụng cụ phẫu thuật qua đường rạch rất nhỏ ở vùng bụng người bệnh Sau đó sẽ dùng thiết bị để đẩy bộ phận thoát vị trở lại vị trí đúng như ban đầu rồi tiến hành khâu lại vết mổ Đây là phương pháp điều trị thoát vị bẹn tiên tiến nhất hiện nay. Phẫu thuật mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ có nhiều ưu điểm vượt trội như: ít đau, an toàn, phục hồi nhanh.
Hình ảnh phẫu thuật bệnh nhân thoát vị bẹn mổ mở và nội soi (Nguồn youtube.com)
1.1.6 Phòng ngừa bệnh thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn ở trẻ em là dạng bệnh lý bẩm sinh nên cách phòng ngừa chủ yếu phải đến từ thời kì mang thai nghén của mẹ.
Mẹ cần có lối sống lành mạnh khi mang thai, khám thai định kìđể giảm yếu tố sinh non đây chính là yêu tố có nguy cơ cao dẫn đến trẻ bị thoát vị bẹn.Thoát bị bẹn trẻ không tự hồi phúc được khi được chẩn đoán cần phải theo dõi trẻ và đưa trẻ đến cơ sở khám và điều trị phẫu thuật cho trẻ.
Cơ sở thực tiễn việc chăm sóc trẻ bệnh thoát vị bẹn
1.2.1 Vai trò của điều đưỡng hiện nay
Theo Hội đồng điều dưỡng quốc tế điều dưỡng bao gồm sự chămsóc tự chủ và hợp tác của các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, dù ốm đau hay khỏe mạnh và trong mọi môi trường Điều dưỡng bao gồm việc nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc người bệnh, người khuyết tật và người sắp tử vong Vận động chính sách, thúc đẩy môi trường an toàn, nghiên cứu, tham gia xây dựng chính sách y tế, quản lý bệnh nhân và hệ thống y tế cũng như giáo dục cũng là những vai trò quan trọng của điều dưỡng [17].
Các điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện lời hứa
“không để ai bị bỏ lại phía sau” và nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Họ đóng góp trung tâm vào các mục tiêu quốc gia và toàn cầu liên quan đến một loạt các ưu tiên về sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe toàn dân bảo hiểm, sức khỏe tâm thần và các bệnh không lây nhiễm, chuẩn bị khẩn cấp và đáp ứng, an toàn cho bệnh nhân và cung cấp dịch vụ chăm sóc tích hợp, lấy con người làm trung tâm [20].
Theo Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế quy định về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện, với vai trò là nhà thực hành chăm sóc, điều dưỡng có vai trò/trách nhiệm sử dụng quy trình Điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho người bệnh, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch theo mục tiêu Với vai trò là nhà quản lý, các điều dưỡng sử dụng những khả năng giao tiếp và suy nghĩ lý luận của mình cho những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, những người bệnh trong giai đoạn cấp cứu, những người bệnh trong cộng đồng một cách khéo léo và đạt hiệu quả cao, hướng dẫn cán bộ y tế khác trong việc chăm sóc người bệnh một cách có chọn lọc, cụ thể và phù hợp, sử dụng nguồn nhân lực sẵn có để phục vụ chăm sóc người bệnh có hiệu quả Với vai trò là nhà giáo dục, các điều dưỡng thực hiện công tác giáo dục sức khỏe cho mọi người, sử dụng phương pháp dạy và học cho đội ngũ kế thừa các kiến thức, kỹ năng và đạo đức Điều dưỡng Với vai trò là nhà nghiên cứu, các điều dưỡng thực hiện và đóng góp các công trình nghiên cứu để nâng cao kiến thức cho ngành, ứng dụng những thành quả các công trình nghiên cứu thành công [2].
Theo tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh của Hội điều dưỡng Việt Nam năm 2021 nêu rõ: Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyên môn của người điều dưỡng đối với người bệnh từ khi vào viện đến khi ra viện Các hoạt động đó gồm có: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnh được ra viện, chuyển viện hoặc tử vong Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống và đảm bảo liên tục, an toàn, hiệu quả Quy trình điều dưỡng gồm các bước: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch thực hiện, đánh giá kế hoạch thực hiện.
1.2.2 Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn 1.2.2.1 Nhận định
Nhận định toàn trạng: tri giác, bệnh lý, tình trạng tuần hoàn, hô hấp, dinh dưỡng, vết mổ, tổn thương đi kèm theo.
Khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng để phát hiện ra bệnh hiện tại và các tình trạng có thể ảnh hưởng.
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể gặp ở bệnh nhi sau phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn có:
Trẻ đau bụng tại vết mổ, buồn nôn hoặc nôn Nguy cơ chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ Nguy cơ thiếu hụt về dinh dưỡng
Người nhà thiếu kiến thức về chăm sóc, dinh dưỡng liên quan đến chưa được tư vấn đầy đủ về cách theo dõi và chăm sóc người bệnh.
1.2.2.3 Lập kế hoạch chăm sóc
Một kế hoạch chăm sóc điều trị bệnh nhi sau mổ thoát vị bẹn hiệu quả gồm có:
Giảm đau cho trẻ, chống nôn.
Theo dõi toàn trạng của trẻ trong 12 giờ đầu.
Kiểm soát chảy máu và nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết thương Chăm sóc dinh dưỡng sau mổ.
Giáo dục sức khỏe gia đình.
1.2.2.4.Thực hiện hoạch chăm sóc
Chăm sóc tư thế trẻ ngay sau phẫu thuật: Trường hợp phẫu thuật thoát vị bẹn gây mê nội khí quản cho trẻ cần cho trẻ nằm ngửa kê cao vai, đầu nghiêng về một bên để tránh trẻ nôn chất nôn không lọt vào đường hô hấp.
Chăm sóc các dấu hiệu sinh tồn: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/ lần trong 12 giờ đầu sau phẫu thuật Tuỳ theo mức độ tổn thương, tuỳ tình trạng sức khoẻ của trẻ để lập kế hoạch theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho phù hợp.
Chăm sóc vết mổ: Nếu vết mổ khô, tốt: không thay băng, cắt chỉ sau 7 ngày Nếu vết mổ thấm ướt máu: băng ép hoặc chườm lạnh vết mổ Nếu có nhiễm trùng vết mổ: cắt chỉ sớm, tách cho mủ thoát ra được dễ.
Chăm sóc về dinh dưỡng: Với phẫu thuật thoát vị bẹn chưa có biến chứng: sau 6 - 8 giờ mà trẻ không nôn, cho uống nước đường, sữa ngày hôm sau ăn cháo, cơm Với phẫu thuật thoát vị bẹn đã có biến chứng: khi trẻ chưa có nhu động ruột nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch Khi trẻ đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho uống, sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc.
Chăm sóc tiểu tiện, đại tiện: Chăm sóc tiểu tiện: Theo dõi xem trẻ có bí tiểu tiện không, nếu có điều dưỡng xử trí cho trẻ như cho vận động sớm khi có đủ điều kiện, chườm ấm Chỉ định ăn, uống, động viên uống nhiều nước, ăn thức ăn có tính chất nhuận tràng như đu đủ chín, chuối tiêu tránh táo bón.
Hướng dẫn người nhà của trẻ vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện. Chăm sóc vận động: Ngày thứ hai cho ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng. Ngày thứ 3 - 4 sau phẫu thuật cho trẻ rời khỏi giường tập đi lại.
Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật:
Chảy máu: Hay gặp nhất là chảy máu dưới da quanh đường rạch, có khi máu lan toả xuống tận bìu Cần phải theo dõi xem khối máu tụ có to ra, có lan xa không nếu có cần báo lại với thầy thuốc (có trường hợp thầy thuốc phải can thiệp lấy bỏ khối máu tụ nếu quá lớn).
Rách thủng bàng quang: Bụng trẻ đau, chướng dần Nếu có ống dẫn lưu niệu đạo - bàng quang thì nước tiểu qua sonde ít và có màu đỏ.
Sưng, teo tinh hoàn: Do mạch nuôi tinh hoàn hoặc đường dẫn bạch huyết bị thắt Cũng có thể do khâu đóng lỗ bẹn trong quá khít làm tắc nghẽn thừng tinh.
Theo dõi thấy vài ngày đầu tinh hoàn sưng to lên, sau đó có thể teo nhỏ Cũng có khi tinh hoàn trở lai bình thường nhờ các mạch bên phụ mới xuất hiện.
Tai biến khâu vào ruột hoặc thủng ruột: Sau phẫu thuật trẻ có biểu hiện viêm phúc mạc.
Tai biến thần kinh: Cần theo dõi hiện tượng mất cảm giác hoặc tê bì ở vùng bẹn, bìu, đùi.
Giáo dục sức khỏe khi ra viện: Uống nhiều nước, ăn thức ăn có tính chất nhuận tràng tránh táo bón Tránh các hoạt động mạnh trong vòng 2 tuần đầu sau phẫu thuật Nếu thấy các triệu chứng cũ xảy ra nên đến khám lại.
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh là bệnh viện chuyên khoa, tuyến chuyên môn cao nhất về khám chữa bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa của tỉnh Quảng Ninh Bệnh viện Sản Nhi được thành lập theo Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 19/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Là một bệnh viện hạng II với các hạng mục công trình hiện đại đảm bảo dây chuyền công năng được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh. Đặc điểm khoa Ngoại - Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh:
Là chuyên khoa cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và toàn diện trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa của Bệnh viện Với đội ngũ bác sĩ, phẫu thuật viên cùng điều dưỡng giàu kinh nghiệm chuyên môn, tận tâm và hệ thốngphòng mổ hiện đại, bệnh viện đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp Đội ngũ bác sĩ của khoa Ngoại - Chuyên khoa luôn không ngừng học tập, nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp điều trị tiên tiến nhất thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng cao nhằm đem lại dịch vụ điều trị tốt nhất cho người bệnh.
2.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thoát vị bẹn.
2.1.1 Phương pháp thực hiện Đối tượng nghiên cứu:
Là hoạt động thực hành quy trình chăm sóc bệnh nhi sau phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn của điều dưỡng.
Người nhà chăm sóc bệnh nhi sau mổ thoát vị bẹn tại khoa Ngoại- Chuyên khoa.
Quy trình của điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhi sau phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn đang làm việc tại khoa Ngoại - Chuyên khoa.
Người nhà bệnh nhân nhi sau khi phẫu thuật thoát vị bẹn đang điều trị tại khoa Ngoại - Chuyên khoa.
Thời điểm đánh giá: Từ tháng 04/9/2023 đến hết 10/10/2023 tại khoa Ngoại - Chuyên khoa bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Nội dung đánh giá: Các hoạt động chăm sóc của 30 điều dưỡng cho người bệnh và đánh giá của 45 người nhà bệnh nhi về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng Trong phạm vi của chuyên đề này, lựa chọn đánh giá 03 nội dung chăm sóc cho bệnh nhi của điều dưỡng gồm: Quy trình tiêm tĩnh mạch, quy trình cho người bệnh dùng thuốc, quy trình thay băng và rửa vết thương.
Công cụ đánh giá: Gồm bảng kiểm quan sát các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng và phiếu phỏng vấn người nhà bệnh nhi về quá trình chăm sóc của điều dưỡng khi bệnh nhi đang nằm viện điều trị Các bảng kiểm và bộ câu hỏi phỏng vấn người nhà bệnh nhi xây dựng dựa trên thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh và quyết định 142/QD-BVSN ngày 21/3/2022 của BVSN quyết định ban hành quy trình chăm sóc điều dưỡng, giao tiếp ứng xử của nhân viên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh [6].
Phương pháp thu thập số liệu:
Quan sát trực tiếp điều dưỡng thực hiện các hoạt động chăm sóc cho
45 bệnh nhi ở các thời điểm khác nhau Quan sát mỗi điều dưỡng thực hiện
03 lần/thủ thuật Tổng số có 30 điều dưỡng x 3 thủ thuật x 3 lần = 270 lần quan sát Các điều dưỡng được thông báo rằng họ sẽ được quan sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật trên bệnh nhi nhưng không biết ai là người quan sát, quan sát vào lúc nào và quan sát kỹ thuật nào.
Sử dụng phương pháp tự điền phiếu khảo sát để thu thập thông tin về đánh giá của người nhà bệnh nhi đối với hoạt động chăm sóc của điều dưỡng Người nhà được phát phiếu vào ngày thứ 5 sau phẫu thuật Tiêu chuẩn lựa chọn là người có thời gian chăm sóc bệnh nhi nhiều nhất so với tổng số người đã tham gia chăm sóc bệnh nhi Tổng số đã có 45 người nhà bệnh nhi đủ tiêu chuẩn đồng ý tham gia khảo sát này.
Phần thực hiện các quy trình chăm sóc đối với bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn:
Quy trình cho bệnh nhi uống thuốc gồm 10 bước Quy trình tiêm tĩnh mạch gồm 20 bước Quy trình thay băng rửa vết thương gồm 16 bước Được đánh giá theo 02 mức độ trong một lần thực hiện quy trình Làm đủ các bước theo tuần tự các bước trong quy trình kỹ thuật sẽ đạt mức độ đạt, có làm nhưng chưa đủ, hoặc không làm, bỏ bước trongg quy trình kỹ thuật theo tuần tự các bước sẽ ở mức độ không đạt [13]
Phần đánh giá của người nhà đối với hoạt động chăm sóc điều dưỡng dựa vào: “Phiếu khảo sát ý kiến người nhà bệnh nhân nhi thoát vị bẹn điều trị nội trú”.
Người nhà bệnh nhi đánh giá hoạt động đón tiếp (tiếp nhận) chăm sóc của điều dưỡng từ câu C17 đến C23 ở 3 mức độ kém, trung bình, tốt Người nhà bệnh nhi đánh giá hoạt động hướng dẫn thông tin chăm sóc của điều dưỡng từ câu C24 đến C29 ở 3 mức độ kém, trung bình, tốt Người nhà bệnh nhi đánh giá hoạt động giao tiếp ứng xử chăm sóc của điều dưỡng từ câu C30 đến C34 ở 3 mức độ kém, trung bình, tốt Người nhà bệnh nhi đánh giá hoạt động giao chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng từ câu C35 đến C39 ở 3 mức độ kém, trung bình, tốt Người nhà bệnh nhi đánh giá hoạt động giao tiếp ứng xử chăm sóc của điều dưỡng từ câu C40 đến C43 ở 3 mức độ kém, trung bình, tốt Người nhà bệnh nhi đánh giá hoạt động chăm sóc hỗ trợ vệ sinh của điều dưỡng từ câu C44 đến C48 ở 3 mức độ kém, trung bình, tốt, Người nhà bệnh nhi đánh giá sự hài lòng chung của người nhà đối với hoạt động chăm sóc của điều dưỡng câu C49 ở 2 mức độ tốt hay không tốt Mức độ tốt tối đa là 100% [13].
Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, sử dụng tần số (n) và tỷ lệ phần trăm để mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh qua thực hành của điều dưỡng, đánh giá người nhà bệnh nhi. 2.1.2 Kết quả
2.1.2.1 Thực trạng thực hiện các quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi thoát vị bẹn
Bảng 2.1 Quy trình cho bệnh nhi dùng thuốc (n)
NỘI DUNG THỰC Thực hiện đầy Thực hiện Không thực hiện
HIỆN QUY TRÌNH đủ không đầy đủ
STT Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ số (%) số (%) số (%)
1 Chuẩn bị nhân viên y 87 96,7 2 2,2 1 1,1 tế
2 Chuẩn bị HSBA, NB 84 93,3 5 5,6 1 1,1 và gia đình NB
Giúp trẻ trở về tư thế
9 thoải mái, theo dõi và 84 93,3 1 1,1 5 5,6 hướng dẫn những điều cần thiết
Thu dọn dụng cụ, rửa
10 tay, ghi hồ sơ bệnh án.Công khai thuốc và 82 91,1 7 7,8 1 1,1 vật tư tiêu hao
Nhận xét: Bước quan trọng nhất trong quy trình là cho trẻ uống thuốc điều dưỡng đã thực hiện đúng và đủ các bước thực hành đạt là 88,9 % (80 lần) không đạt là 11,1 % (10 lần).
Bảng 2.2 Quy trình thay băng, rửa vết thương bệnh nhi (n)
NỘI DUNG THỰC Thực hiện đầy Thực hiện Không thực
STT HIỆN QUY TRÌNH đủ không đầy hiện đủ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ số (%) số (%) số (%)
1 Chuẩn bị nhân viên y tế 87 96,7 2 2,2 1 1,1
2 Chuẩnbị người bệnh và 86 95,6 4 4,4 0 0 gia đìnhngười bệnh.
5 Vệ sinh tay 90 100 0 0 0 0 Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi, bộc lộ vết 90 100 0 0 0 0
7 Mang găng chăm sóc, 80 88,9 10 11,1 0 0 tháo bỏ băng cũ, bỏ găng.
9 Nhận định tình trạng vết 84 93,3 6 6,7 0 0 thương.
10 Mở hộp/ bộ thay băng, 90 100 0 0 0 0 ĐD mang găng vô khuẩn.
11 Thực hiện quy trình thay 86 95,6 4 4,4 0 0 băng.
12 Đặt gạc/opsite che vết 90 100 0 0 0 0 thương, cố định, tháo bỏ găng.
13 Giúp người bệnh trở về tư 85 94,4 5 5,6 0 0 thế thoải mái.
NỘI DUNG THỰC Thực hiện đầy
STT HIỆN QUY TRÌNH đủ
15 Ghi hồ sơ bệnh án 87 96,7
16 Theo dõi phản ứng của người bệnh sau khi thực 84 93,3 hiện qui trình
Thực hiện Không thực không đầy hiện đủ
Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ số (%) số (%)
Nhận xét: Bước quan trọng nhất của quy trình này điều dưỡng đã thực hiện đúng và đủ các bước kỹ thuật thay băng- rửa vết thương đạt 95,6
%, (86 lần) không đạt là 4,4 % (4 lần).
Bảng 2.3 Quy trình chăm sóc tiêm tĩnh mạch (n)
Thực hiện Thực hiện Không thực STT NỘI DUNG THỰC đầy đủ không đầy đủ hiện
HIỆN QUY TRÌNH Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ số (%) số (%) số (%)
1 Điều dưỡng rửa tay 90 100 0 0 0 0 thường quy/sát khuẩn tay nhanh.
Kiểm tra lại, sát khuẩn
3 ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc 90 100 0 0 0 0
4 Xé vỏ bao bơm tiêm và 90 100 0 0 0 0 thay kim lấy thuốc
Thực hiện Thực hiện Không thực
STT NỘI DUNG THỰC đầy đủ không đầy đủ hiện
HIỆN QUY TRÌNH Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ số (%) số (%) số (%)
5 Rút thuốc vào bơm tiêm 81 90 9 10 0 0
6 Thay kim tiêm, đuổi khí, 90 100 0 0 0 0 cho vào bao đựng bơm tiêm vô khuẩn.
7 Bộc lộ vùng tiêm, xác 90 100 0 0 0 0 định vị trí tiêm. Đặt gối kê tay dưới vùng
8 tiêm (nếu cần), đặt dây 90 100 0 0 0 0 garô/cao su phía trên vị trí tiêm khoảng 10 -15 cm.
Buộc dây ga rô/cao su
10 phía trên vị trí tiêm 10 -15 83 92,2 7 7,8 0 0 cm.
Sát khuẩn sạch vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình
11 xoáy ốc đường kính trên 84 93,3 6 6,7 0 0
Cầm bơm tiêm đuổi khí
(nếu còn khí).Căng da vị
12 trí tiêm, đâm kim chếch 80 88,9 10 11,1 0 0
300 so với mặt da và đẩy kim vào tĩnh mạch.
Thực hiện Thực hiện Không thực
STT NỘI DUNG THỰC đầy đủ không đầy đủ hiện
HIỆN QUY TRÌNH Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ Tần Tỉ lệ số (%) số (%) số (%)
Kiểm tra có máu vào bơm
Bơm thuốc từ từ vào tĩnh mạch đồng thời quan sát
14 theo dõi người bệnh, theo 90 100 0 0 0 0 dõi vị trí tiêm có phồng không.
Hết thuốc rút kim nhanh, kéo chệch da nơi tiêm.
15 Cho bơm, kim tiêm vào 90 100 0 0 0 0 hộp an toàn.
Dùng bông gòn khô đè lên
16 vùng tiêm phòng chảy 80 88,9 10 11,1 0 0 máu.
Tháo găng bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm
Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, dặn người
18 bệnh những điều cần 80 88,9 10 11,1 0 0 thiết.
Thu dọn dụng cụ, rửa tay
Nhận xét: Bước quan trọng nhất trong quy trình này là tiêm đúng góc độ và vị trí điều dưỡng thực hành đạt 88,9% (80 lần), không đạt 11,1%.
Bảng 2.4 Mức độ thực hành các bước trong một quy trình kỹ thuật chăm sóc của 30 điều dưỡng Đạt Không đạt
Quy trình Tần số Tỉ lệ Tỉ lệ
Cho bệnh nhi uống thuốc 858 95,8 42 4,2
Thay băng- rửa vết thương 1.391 96,6 49 3,4
Nhận xét: Mức độ thực hành đạt ở các quy trình kỹ thuật cho bệnh nhi uống thuốc là 95,8%, quy trình thay băng - rửa vết thương là 96,6%, quy trình tiêm tĩnh mạch là 96,1%.
2.1.2.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc sau phẫu thuật qua đánh giá từ người nhà bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn.
Tốt Trung bình Kém Biểu đồ 2.1 Công tác đón tiếp
Nhận xét: Đa số người nhà bệnh nhi đánh giá công tác đón tiếp người bệnh đạt mức trung bình với 73,3 % (33 người) Có 26,7% ( 12 người) nhà bệnh nhi đánh giá công tác đón tiếp ở mức tốt Không có người nhà bệnh nhi nào đánh giá công tác đón tiếp ở mức kém.
Tốt Trung bình Kém Biểu đồ 2.2 Công tác cung cấp thông
Nhận xét: Người nhà bệnh nhi đánh giá việc cung cấp thông tin từ phía người điều dưỡng cho họ đạt mức trung bình chiếm phần lớn 57,8 %
(26 người), mức tốt là 42,2 % (19 người) Không có người nhà bệnh nhi nào đánh giá việc cung cấp thông tin từ phía điều dưỡng ở mức kém.
Biểu đồ 2.3 Công tác Ứng xử và giao tiếp
Nhận xét: Người nhà bệnh nhi đánh giá việc giao tiếp và ứng xử từ phía người điều dưỡng đối họ đạt mức trung bình chiếm phần lớn 62,2% (28 người), mức tốt là 31,1% (14 người) Có 6,7 % ( 3 người ) nhà bệnh nhi đánh giá việc ứng xử và giao tiếp của điều dưỡng ở mức kém.
Tốt Trung bình Kém Biểu đồ 2.4 Công tác hỗ trợ về tinh thần
Nhận xét: Người nhà bệnh nhi đánh giá được hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng ở mức độ trung bình là 60% (27 người) chiếm tỷ lệ cao nhất Người nhà bệnh nhi đánh giá được sự hỗ trợ tinh thần ở mức độ tốt là 31,1% (14 người) Tuy nhiên ở mức độ kém vẫn còn là 8,9% (4 người )
Tốt Trung bình Kém Biểu đồ 2.5 Công tác theo dõi đánh giá
BÀN LUẬN
3.1 Thực trạng hoạt động chăm sóc của điều dưỡng đối với bệnh nhi sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa ngoại chuyên khoa bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh năm 2023.
3.1.1 Quy trình thực hiện chăm sóc cho bệnh nhân uống thuốc
Kết quả điều dưỡng thực hiện quy trình này là 95,8% mức độ đạt, còn không đạt là 4,2% Tỷ lệ mức độ đạt tương đối nhiều ở các bước chuẩn bị dụng cụ, người bệnh, điều dưỡng, ghi chép hồ sơ Kết quả quan sát cho thấy hầu hết điều dưỡng thực hiện rất tốt các bước 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng trước khi dùng thuốc để tránh sự nhầm lẫn thuốc đối với người bệnh Bước vệ sinh bàn tay điều dưỡng mức độ đạt tỷ lệ 100% việc thực hiện tuân thủ tốt bước vệ sinh tay trước và sau tiếp xúc với bệnh nhi đạt mức độ cao của điều dưỡng nhằm ngăn ngừa những nguy cơ lây truyền bệnh từ người bệnh và điều dưỡng trong quá trình chăm sóc. Tuy nhiên bước quan trọng nhất trong quy trình này là cho trẻ uống thuốc chỉ đạt ở mức độ tỷ lệ là 88,9% (80 lần) mức độ chưa đạt 11,1% (10 lần) So mới mức độ đạt khi đánh giá 3 quy trình thực hiện chăm sóc điều dưỡng mà chúng tôi quan sát thì tỷ lệ đạt của quy trình cho bệnh nhi uống thuốc là 95,8
% thấp hơn quy trình tiêm tĩnh mạch là 96,1% và quy trình thay băng rửa vết thương là 96,6%. Để lý giải sự chưa hiệu quả của điều dưỡng khi thực hiện quy trình trên chúng tôi nhận ra một số nguyên nhân : Do việc phải chăm sóc nhiều bệnh nhân nhi trên cùng một thời điểm, kinh nghiệm lâm sàng chưa nhiều và quan trọng nhất là nhiều bệnh nhi thường không hợp tác mới các bác sĩ, điều dưỡng Khi thực hiện quy trình chăm sóc này gặp một số những khó khăn trong quá trình giao tiếp và tiếp xúc với trẻ, do trẻ luôn luôn có tâm lý sợ hãi từ trước do những yếu tố khách quan nên khi đến bệnh viện gặp bác sĩ, điều dưỡng trẻ thường không hợp tác, tâm lý sợ hãi, thậm trí có những trẻ nhìn thấy đã chạy trốn hoặc khóc Đặc biệt trẻ lại sau phẫu thuật nên trẻ lại càng có tâm lý sợ hãi nên khi thực hiện quy trình này tỷ lệ ở mức độ đạt chưa cao.
3.1.2 Quy trình thực hiện thay băng - rửa vết thương sau mổ của điều dưỡng
Trong quy trình thay băng - rửa vết thương sau mổ của điều dưỡng mức độ thực hành đạt ở kỹ thuật là 96,6%, không đạt là 3.4%.
Về nội dung: có 100% điều dưỡng tuân thủ trang phục khi làm thủ thuật Hầu hết điều dưỡng viên đều mức độ đạt ở các bước chuẩn bị điểu dưỡng, người bệnh, môi trường và tuân thủ bước vệ sinh tay Đã chuẩn bị dụng cụ đúng và đầy đủ trước khi làm thủ thuật và phân loại rác thải đúng trước và sau khi thay băng.
Kết quả tiến hành kỹ thuật thay băng - rửa vết thương là bước quan trọng nhất: Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện các kỹ thuật đạt và đủ chiếm tỷ lệ cao (95,6%), thực hiện kỹ thuật mức độ chưa đạt chiếm tỷ lệ 4,4% Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng so với nghiên cứu của Ngô thị Huệ (2022) với tỷ lệ thực hành đạt 93,5 % [13] Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc thực hiện quy trình chăm thay băng rửa vết thương là thực hiện rất tốt đây là quy trình chăm sóc ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc và ra viện sớm của bệnh nhi nhằm giảm chi phí điều trị và giảm quá tải tại khoa phòng Tuy nhiên trong khi thực hiện chúng tôi quan sát phần nhận định tình trạng vết mổ của điều dưỡng ở mức độ chưa đạt còn 6,7% đây cũng là một bước quan trọng trong quy trình này bước này giúp chúng ta đánh giá được tình trạng vết mổ khi thay băng và đánh giá sự hiệu quả trong công tác chăm sóc và rửa vết thương nhằm đưa ra các cách chăm sóc hợp lý phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng vết mổ giúp quá trình hồi phục được nhanh hơn.
So với kết quả báo cáo của Vũ Thị Thanh Long tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019, kết quả trong nghiên cứu này đã mô tả chi tiết các bước trong một quy trình hơn về các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng thông qua quan sát trực tiếp việc thực hiện quy trình của điều dưỡng và có đánh giá Trong khi đó nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Long chỉ nhận xét chung chung mà không đưa ra được các con số cụ thể về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cho bệnh nhi thoát vị bẹn [5].
3.1.3 Thực hiện quy trình chăm sóc tiêm tĩnh mạch
Trong quy trình chăm sóc tiêm tĩnh mạch sau mổ của điều dưỡng mức độ thực hành đạt ở kỹ thuật là 96,1%, không đạt 3,9 %.
Chuẩn bị trước tiêm: Điều dưỡng viên có sử dụng xe tiêm khi đi tiêm đạt 100%, có hộp đựng vật sắc nhọn ở gần nơi tiêm đạt 100%, điều dưỡng có sử dụng xe tiêm khi đi tiêm đạt 100% Điều này cho thấy, điều dưỡng có sử dụng đúng phương tiện tiêm khi tiêm vì đây là quy định của bệnh viện Bước vô trùng: Sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn đạt 100%, tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của
Lê Thị Kim Oanh và Bùi Thị Thu Hà về thực trạng tuân thủ quy trình tiêm của điều dưỡng tại bệnh viện Bắc Thăng Long 2020 [12] Khi quan sát, chúng tôi thấy trên xe tiêm có đầy đủ dụng cụ dung dịch sát khuẩn tay nhanh và tại mỗi phòng bệnh đều có bồn rửa tay điều dưỡng viên thực hiện vệ sinh đôi tay tuy nhiên còn có trường hợp vệ sinh tay không đủ bước, điều này là không tốt cần phải thay đổi vì trên da hai bàn tay chúng ta rất dễ có những xây xát nhẹ, có thể chúng ta không cảm thấy, khi tiếp xúc các sản phẩm nhiễm trùng thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Thực hành kỹ thuật tiêm: Kết quả quan sát cho thấy hầu hết điều dưỡng thực hiện rất tốt 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng đối với người bệnh trước khi dùng thuốc Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Lê Thị Kim Oanh và Bùi Thị Thu Hà về thực trạng tuân thủ quy trình tiêm của Điều dưỡng tại bệnh viện Bắc Thăng Long (2020) [12] Trong nghiên cứu này có bước quan trọng nhất là tiêm đúng góc độ và vị trí đạt mức độ là 88,9% kết quả này thấp hơn so mới nghiên cứu Lê Thị Kim Oanh và Bùi Thị Thu Hà là 98,1% Nguyên nhân lý giải là do điều dưỡng tại khoa hầu hết là điều dưỡng trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lâm sàng và khối lượng chăm sóc người bệnh đông, bệnh nhân là các bệnh nhi nhỏ tuổi chưa có sự hợp tác với các điều dưỡng.
Nghiên cứu của Lê Văn Sự tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020 cũng cho thấy các điều dưỡng đã tuân thủ quy trình tiêm thuốc cho bệnh nhi theo quy định Tuy nhiên vẫn còn một số sai sót khi thực hiện kỹ thuật như sát khuẩn vùng da chưa đủ rộng, chưa thực hiện tốt việc rửa tay thường quy [7].
3.2 Đánh giá của người nhà bệnh nhi trong quá trình chăm sóc bệnh nhi của điều dưỡng
Công tác đón tiếp: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, người nhà trẻ đánh giá điều dưỡng thực hiện tốt việc tiếp đón (26,7%) Phần lớn người nhà trẻ đánh giá công tác tiếp đón người bệnh ở mức trung bình (73,3%) Không có người nhà trẻ nào đánh giá công tác đón tiếp người bệnh ở mức kém Tỷ lệ nàytương đồng với nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2014) với ở mức độ Tốt là 22,1%, trung bình 77,9 % [10] Công tác tiếp đón trẻ và người nhà khi vào khoa có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đem lại cảm giác gần gũi, thân thiện tạo cảm giác yên tâm tin tưởng hơn vào việc chăm sóc và điều trị, tạo ấn tượng tốt, giao tiếp thân thiện với trẻ và người nhà trẻ ngay giai đoạn đầu lúc mới nhập viện để tạo được lòng tin của trẻ và gia đình trẻ em nhỏ giúp cho chúng ta có thể thực hiện các quy trình chăm sóc và hướng dẫn trẻ một cách dễ dàng trẻ luôn tin tưởng vào chúng ta Bệnh nhi trước khi phẫu thuật là các trẻ nhỏ nên người nhà trẻ vô cùng lo lắng khoa cần phân công điều dưỡng làm công tác thường trực tiếp đón, hướng dẫn giải thích về quyền và nghĩa vụ của bệnh nhi và người nhà trong quá trình nằm viện Công tác cấp quần áo, chăn ga gối, dụng cụ phục vụ, giao cho người nhà tự quản lý kịp thời.
Lý giải công tác đón tiếp ở mức độ tốt chưa cao cũng một phần là do người bệnh vào viện đông, vào khoa muộn sau giờ hành chính, nhân lực điều dưỡng còn chưa đủ Đôi lúc điều dưỡng còn nhiều việc dồn lại một lúc, trẻ vào viện có nhiều thủ tục hành chính cần phải ghi chép.Từ kết quả này đặt ra yêu cầu trong thời gian tiếp theo cần tiếp tục chuẩn hóa công tác tiếp đón các bệnh nhi và người nhà vào khoa Ngoại - Chuyên khoa tốt hơn nữa.
Công tác cung cấp thông tin: Người nhà trẻ đánh giá việc cung cấp thông tin từ phía người điều dưỡng đạt mức trung bình chiếm tỷ lệ (57,8 %), mức tốt (42,2%) Không có người nhà nào đánh giá việc cung cấp thông tin của điều dưỡng ở mức kém Kết quả này cho thấy rằng điều dưỡng viên đã cũng cấp thông tin cho bệnh nhi và người nhà đạt yêu cầu Nhưng tỷ lệ ở mức tốt vẫn còn chưa cao nên điều dưỡng viên phải có sự thay đổi để cung cấp thông tin cho người nhà trẻ đa dạng và đầy đủ đáp ứng được nhu cầu về thông tin của gia đình Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh hiện nay Việc hướng dẫn, giáo dục sức khỏe được các điều dưỡng thực hiện thường xuyên và liên tục như việc làm thường quy trong quá trình chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thoát vị bẹn cho trẻ và người nhà trẻ ngay tại khoa phòng Hướng dẫn người nhà trẻ cho ăn uống, làm vệ sinh cá nhân, luyện tập vận động đề phòng các biến chứng sau phẫu thuật.
Công tác ứng xử và giao tiếp: Đánh giá về ứng xử và giao tiếp của điều dưỡng đối với trẻ và người nhà, kết quả ở mức tốt là 31,1%, trung bình là 62,2%, kém là 6,7% Sự giao tiếp và ứng xử của điều dưỡng viên tại khoa Ngoại - Chuyên khoa bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Linh (2019): “Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 ” mức độ tốt là 28,2% [9] Việc điều dưỡng viên ứng xử và giao tiếp tốt sẽ giúp cho trẻ và người nhà trẻ cởi mở thoải mái, vui vẻ và hợp tác hơn khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng, cũng giúp chúng ta gần gũi mới trẻ và gia đình để chia sẻ và đồng cảm mới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thấu hiểu được tâm tư và sự lo lắng của gia đình Tuy nhiên do tuổi đời hiện tại của nhân viên khoa ngoại hiện nay còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong ứng xử và giao tiếp nên mức độ trung bình 62,2% vẫn cao và còn có mức độ kém là 6,7% Vì vậy, ban lãnh đạo cũng như nhân viên khoa cần phải hòa thiện cũng như tham gia các lớp ứng xử và giao tiếp của bệnh viện để hoàn thiện các kỹ năng ứng xử và giao tiếp.