1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2018

100 14 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Hoạt Động Chăm Sóc Người Bệnh Của Điều Dưỡng Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Ninh Bình Năm 2018
Tác giả Quách Chí Đông
Người hướng dẫn TS. Vũ Văn Lại
Trường học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 40,2 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng qua ý kiến của người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2018 và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

Trang 1

QCH CHÍ ĐƠNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BENH CUA DIEU DUONG TAI BENH VIEN DA KHOA

TINH NINH BINH NAM 2018

LUAN VAN THAC SI DIEU DUGNG

NAM ĐỊNH — 2018

Trang 2

QCH CHÍ ĐƠNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIÊU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

TINH NINH BINH NAM 2018

Trang 3

của điều dưỡng trên 400 người bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình từ

02/2018-06/2018

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng qua ý

kiến của người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2018 và tìm hiểu

một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc của điều đưỡng

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang qua

400 phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nằm điều trị nội trú tại thời điểm xuất viện, kết hợp phỏng vấn sâu Lãnh đạo bệnh viện và thảo luận nhóm giữa điều dưỡng trưởng khoa với điều dưỡng viên để bô sung cho ý kiến đánh giá của người bệnh

Số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích đánh giá trên phần mềm SPSS 20.0 Kết quả nghiên cứu: Các hoạt động chăm sóc của điều đưỡng có kết quả “Đạt” cao: Công tác tiếp đón người bệnh đạt 93%; công tác theo dõi đánh giá người bệnh đạt 92%; hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh đạt 86,3%; 88% người

bệnh đánh giá điều dưỡng thực hiện tốt việc giải thích chế độ ăn theo bệnh

Bên cạnh đó công tác tư van giáo dục sức khỏe chỉ đạt 68,5%; 59,4% điều

dưỡng trực tiếp giúp đỡ người bệnh nặng làm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thê

và hỗ trợ đi đại tiểu tiện và chỉ có 39,5% người bệnh đánh giá được điều đưỡng

thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ làm vệ sinh cá nhân khi gặp khó khăn

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh của điều dưỡng:

Thiếu nhân lực đặc biệt trong các ngày nghỉ và giờ trực, tỷ số bác sĩ/điều dưỡng chỉ đạt 1/1,3; chất lượng chuyên môn của đội ngũ điều đưỡng chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của công tác chăm sóc người bệnh

Kết luận: Thực trạng các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình có tý lệ đạt yêu cầu khá cao Thiếu nhân lực và chất lượng chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt

động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

Trang 4

Giảm hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các thây, cô giáo Trường Đại học

Điểu dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt với tình cảm chán thành và sự kính trọng, tôi xin được bày tô lòng

biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Văn Lại - người thầy đã dành nhiễu tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành

bản luận văn này một cách tốt nhất

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Bộ môn Điêu dưỡng và toàn thể cán bộ, giảng viên của Trường Cao dang Y té Ninh Binh noi toi dang lam viéc da

luôn động viên, hỗ trợ và tạo điễu kiện thuận lợi cho tôi trong thoi gian học tập và

nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc cùng các cán bộ y tế Bệnh viện Da khoa tỉnh Ninh Bình đã nhiệt tình ng hộ, tạo điều kiện để tôi thu thập số liệu nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn gia đình và bạn bè thân thiết của tôi — những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quả trình học tập và nghiên cứu

Xin tran trong cam on!

Nam Định ngày thang nam 2018 Tac gia luan van

Trang 5

quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Các thông tin tham khảo trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Nam Định ngày thang năm 2018 Tác giả luận văn

Trang 6

LOI CAM ON II

LOI CAM DOAN Ill

DANH MUC CAC CHU VIET TAT IV DANH MUC CAC BANG V DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÔ VI

ĐẶT VẤN DE 1 MUC TIEU NGHIEN CUU 3 CHUONG 1: TONG QUAN TAI LIEU 4

1.1 Tổng quan về điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh 4 1.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển ngành điễu dưỡng 4

1.1.2 Định nghĩa vê điều dưỡng 4

1.1.3 Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện 5

1.1.4 Vai trò và chức năng của điều dưỡng 5

1.1.5 Nghĩa vụ nghệ nghiệp của người điều dưỡng 6

1.1.6 Một số lý thuyết điều dưỡng ứng dụng trong thực hành chăm sóc người bệnh

của điều dưỡng 7

1.1.7 Các hoạt động chăm sóc người bệnh của diéu duong trong bénh vién 8

1.1.8 Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh trong

bệnh viện 9

1.2 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 10

1.2.1 Các nghiên cứu trên thể giới về hoạt động CSNB của điều dưỡng 10 1.2.2 Các nghiên cứu về công tác CSNB của điều dưỡng tại Việt Nam 12

1.3 Khung lý thuyết 17

1.4 Một số thông tin khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình 18

CHUONG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

Trang 7

2.3 Thiết kế nghiên cứu

2.4 Cỡ mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng 2.4.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính 2.5 Phương pháp chọn mẫu

2.5.1 Nghiên cứu định lượng 2.5.2 Nghiên cứu định tính

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1 Thu thập số liệu định lượng

2.6.2 Thu tháp sỐ liệu định tính

2.7 Các chỉ sô, biễn số nghiên cứu

2.7.1 Phương pháp xác định các biến số nghiên cứu 2.7.2 Biến số nghiên cứu

2.8 Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá

2.8.1 Các khái niệm

2.8.2 Thang do

2.8.3 Tiêu chuẩn đánh giá

2.9 Phương pháp phân tích số liệu 2.9.1 Số liệu định lượng

2.9.2 Số liệu định tính

2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

2.11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục 2.11.1 Hạn chế của nghiên cứu

2.11.2 Sai số và biện pháp khắc phục

CHƯƠNG 3: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Thong tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu

Trang 8

3.2.3 Theo dõi, đánh giá người bệnh

3.2.4 Hỗ trợ điểu trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ

3.2.5 Tu vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh

35 37 39 3.2.6 Kết quả tổng hợp 5 hoạt động chăm sóc của điều dưỡng qua đảnh giá của NB theo tiêu chuẩn đánh giá của nghiên cứu

3.2.7 Dinh dưỡng cho người bệnh

3.2.8 Hồ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày 3.2.9 Phục hôi chức năng cho người bệnh

3.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động CSNB của điều dưỡng 3.3.1 Tình hình nhân lực điều dưỡng

3.3.2 Công tác kiểm tra, giảm sát và quy chế khen thưởng xử phạt 3.3.3 Sự phối hợp giữa các khoa, phòng và đông nghiệp CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 41 42 44 45 48 48 49 50 52 4.1 Thực trạng hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng qua đánh giá từ người bệnh

4.1.1 Công tác tiếp đón người bệnh vào khoa điễu trị

4.1.2 Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý tỉnh thân cho người bệnh 4.1.3 Công tác theo dõi, đảnh giả người bệnh

4.1.4 Công tác hé tro diéu tri và phối hợp, thực hiện y lệnh của bác sĩ

4.1.5 Công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh 4.1.6 Công tác chăm sóc định dưỡng, hỗ trợ người bệnh ăn uỗng 4.1.7 Công tác chăm sóc, hô trợ người bệnh vệ sinh hàng ngày 4.1.8 Công tác chăm sóc phục hôi chức năng cho người bệnh

4.1.9 Công tác đảm bảo an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật

4.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

4.2.1 Tình hình nhân lực điểu dưỡng

Trang 9

1 Thực trạng hoạt động chăm sóc của điễu dưỡng qua ý kiến đánh giáảcủaNB 635 2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 65

KHUYÉN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LUC 1: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2: BẢN ĐÔNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIÊN NGƯỜI BỆNH PHỤ LỤC 4: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHONG VAN SAU

PHỤ LỤC 5: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐDT PHỤ LỤC 6: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ĐDV

PHỤ LỤC 7: SỐ LƯỢNG NB TỪNG KHOA ĐƯỢC CHỌN VÀO NGHIÊN CỨU

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT BV: Bénh vién CSDD: Chăm sóc điều dưỡng CSNB: Chăm sóc người bệnh CSSK: Chăm sóc sức khỏe DD: Điều dưỡng

DDT: Điều đưỡng trưởng

DDTBV: Điều đưỡng trưởng bệnh viện

ĐDTK: Điều dưỡng trưởng khoa

Trang 11

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 3 1 Một số thông tin nhân khẩu học của người bệnh (n = 400) 29

Bảng 3 2 Phân bố người bệnh tham øia nshiên cứu theo số nøày, số lần nằm viên,

hình thức thanh toán viện phí (n = 400) 30

Bảng 3 3 Công tác tiếp đón người bệnh (n = 400) 31

Bảng 3 4 Công tác chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB (n = 400) 33 Bảng 3 5 Công tác theo dõi, đánh giá người bệnh (n = 400) 35

Bảng 3 6 Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ (n = 400) 37 Bảng 3 7 Công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK cho NB (n = 400) 39

Bảng 3 § Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh (n = 400) 42

Bảng 3 9 Công tác chăm séc, hé tro NB vé sinh ca nhan hang ngay (n=400) 44

Bang 3 10 Công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh (n = 400) 45

Bang 3 11 Dam bảo an toàn, phòng ngừa sa1 sót chuyên môn kỹ thuật (n = 400) 4ó

Trang 12

DANH MUC CAC BIEU DO, HINH

Hình 1 1 Sơ đồ khung lý thuyết của nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Đánh giá chung công tác tiếp đón người bệnh

Biểu đồ 3.2 Đánh giá chung công tác chăm sóc về tâm lý, tính thần cho NB

Biểu đồ 3.3 Đánh giá chung công tác theo dõi, đánh giá NB Biểu đồ 3.4 Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh

Trang 13

DAT VAN DE

Điều dưỡng là lực lượng trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người dân ở cộng đồng và trong các cơ sở y tế với chi phí hợp lý và hiệu quả; đóng góp tích cực vào

việc phòng và kiểm soát bệnh tật [1]

Tại các bệnh viện, điều dưỡng là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ

CSSK trong suốt quá trình người bệnh đến khám và điều trị, là những người tiếp

xúc trực tiếp với người bệnh nhiều nhất, cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục 24/24h trong ngày, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của mọi bệnh viện [30],[ 32]

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao, nhận thức và thái độ về sức khỏe

cũng thay đổi, đòi hỏi chuẩn mực CSSK cao hơn cả về số lượng, chất lượng, thời

gian, địa điểm cung cấp địch vụ CSSK nói chung và chăm sóc điều dưỡng nói riêng Mặt khác, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, tác động tích cực của chính

sách thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ chế tự chủ về tài chính đòi

hỏi các bệnh viện phải không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu và thu hút người bệnh Do vậy việc tăng cường chuẩn mực, thường xuyên đánh giá và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc điều đưỡng là rất cần thiết nhằm đáp ứng tỷ lệ ngày càng cao sự hài lòng của người bệnh [10]

Trước đây, công tác chăm sóc người bệnh (CSNB) trong bệnh viện được định nghĩa bao gồm rất nhiều các hoạt động chăm sóc khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh và rất khó đo lường Năm 2011, Bộ Y tế đã ban hành thông tư

số 07/2011/TT- BYT - Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh

trong bệnh viện và quy định cụ thể về các nhiệm vụ chuyên môn CSNB của điều dưỡng Thông tư là cơ sở pháp lý và khoa học, giúp cho các BV triển khai đánh giá

các hoạt động CSNB của điều dưỡng một cách nhất quán và toàn điện hơn [6]

Trang 14

thuộc các BV chuyén khoa Nghiên cứu của Bùi Anh Tú, tại Viện y học Cổ Truyền

Quân Đội (2015) chỉ ra rằng: Chăm sóc dinh dưỡng cho NB của điều dưỡng chỉ

dừng lại ở mức độ hướng dẫn, 51,5% NB không được điều dưỡng giải thích về

những loại thực phẩm cần kiêng khem Sự chủ động của điều đưỡng trong giải

thích, hướng dẫn NB khi sử dụng thuốc và việc thực hiện quy định cho NB uống

thuốc trước sự chứng kiến của điều dưỡng là chưa tốt [28] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga tại BV Phổi Trung ương năm 2015 về một số hoạt động CSNB của điều đưỡng cho thấy: Công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK chỉ đạt 50,2% Tỷ lệ điều

dưỡng trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ NB nặng làm vệ sinh răng miệng chỉ đạt 55,6%, tỷ lệ điều dưỡng hỗ trợ NB nặng lam vệ sinh sau khi đại tiểu tiện là 50,6% Qua

nghiên cứu một số nguyên nhân được ghi nhận là: Nguồn nhân lực điều dưỡng mỏng, chất lượng điều dưỡng còn hạn chế chưa đáp ứng tốt yêu cầu, sự quá tải người bệnh, công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên và hiệu quả [19]

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho đến nay chưa có một nghiên cứu

đầy đủ nào về công tác CSNB của điều dưỡng trước những vấn đề cần đặt ra là:

Thực trạng công tác điều dưỡng về CSNB tại các khoa lâm sàng hiện nay? Những

yếu tô nào ảnh hưởng đến hoạt động CSNB của điều đưỡng? Nội dung trả lời những

câu hỏi trên thực sự là những thông tin có giá trị thực tiễn, giúp BV có cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng BV trong lĩnh vực CSNB, giúp những người quản lý xây dựng kế hoạch can thiệp nhằm nâng cao chất lượng CSNB

Trang 15

MUC TIEU NGHIEN CUU

1 Đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng qua ý kiến của người bệnh tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2018

2 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2018

Chương 1

Trang 16

1.1 Tổng quan về điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh

1.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển ngành điều dưỡng

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bắt đầu từ những bà mẹ Bà mẹ là người đầu tiên

chăm sóc, bảo vệ đứa con từ lúc bé lọt lòng và việc đó được dùy trì cho tới ngày

nay Năm 60 tại Hy Lạp, bà Phobe đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ DD tại gia đầu tiên của thế giới

Giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính

và suy tôn là người sáng lập ra ngành ĐD, đó là bà Frorence Nightingale (1820 — 1910) Khi chăm sóc NB, bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau 2 năm, bà đã làm giảm tỷ lệ chết do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%,

là người thành lập ra trường đào tạo ĐD đầu tiên trên thế giới Để tưởng nhớ công

lao của bà, hội đồng ĐD thế giới đã quyết định lấy ngày 12-5 hàng năm là ngày sinh của Frorence Nightingale làm ngày ĐD quốc tế Hiện nay ngành ĐD thế giới đã được xếp là một ngành nghẻ riêng biệt ngang hàng với các ngành nghề khác

Ở Việt Nam, ngành ĐD có những thay đổi mang tính chất nền móng rất cơ

bản kể từ năm 1990 sau khi Hội ĐD Việt Nam ra đời, đó là: Đã hình thành hệ thống

quản lý ĐD ở các cấp, đào tạo ĐD đã nâng lên ở trình độ cao đẳng, đại học và sau

đại học, thực hành ĐD đang có chuyển biến thành công qua thực hiện CSNB toàn diện, vị trí xã hội của người ĐD đã được lãnh đạo các cấp của ngành y tế và xã hội nhìn nhận ngày càng đúng mức [Š].[22|.[25 |]

1.1.2 Định nghĩa về điều dưỡng

Ngày nay, điều dưỡng đã xây dựng được nền tảng khoa học vững chắc gồm nhiều học thuyết điều dưỡng, hệ thống lý luận làm nền tảng cho thực hành nghề nghiệp, và nhiều nghiên cứu khoa học được đăng tải trên rất nhiều tạp chí khoa học uy tín Từ đó thuật ngữ “Điểu dưỡng” đã được nhiều tác giả và các tổ chức khác nhau định nghĩa

Trang 17

Theo hiệp hội điều dưỡng Hoa Kỳ (2003): Điều dưỡng là sự bảo vệ, nâng

cao, tối ưu về sức khoẻ và các khả năng: dự phòng bệnh và thương tích; xoa dịu nỗi

đau qua chân đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân,

gia đình, cộng đồng và xã hội [31]

Theo quyết định số 41/2005/QĐ - BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ

Nội Vụ: “Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, tổ chức

thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại

các cơ sở y té” [3]

1.1.3 Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế được thê hiện trong điều 3 của thông tư 07/2011/TT-BYT, gồm ba nguyên tắc cơ ban sau day [6]:

- Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn

- Chăm sóc, theo dõi NB là nhiệm vụ của BV, các hoạt động chăm sóc, theo

dõi do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chỉu trach nhiệm

- Can thiệp ĐD phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi NB để chăm sóc phục vụ

1.1.4 Vai trò và chức năng của điều dưỡng

Điều dưỡng là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ CSSK cho NB, giữ các vai trò quan trọng như là: Người chăm sóc, người truyền đạt thông tin, người giáo

viên, người tư vẫn, người biện hộ cho NB [34],[39]

Ba chức năng của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại Việt Nam là [13]:

- Chủ động thực hiện các hoạt động chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh

- Hễ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ

- Tu van, giao duc strc khoe

1.1.5 Nghia vu nghé nghiép của người điều dưỡng

Trang 18

chuẩn nghiệp vụ của từng bậc DD theo quyết định số 41/2005/QĐ- BNV ngày 22

tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội Vụ Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp bao gồm

trách nhiệm với cả NB, nghề nghiệp và với đồng nghiệp Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của người ĐD với NB phải đựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây [5]:

Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh: Ý thức trách nhiệm trước cudc song của NB đòi hỏi người ĐD một sự quan tâm đặc biệt và một sự sẵn sảng quên mình để giúp đỡ NB Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần nhớ rằng NB đang gặp khó khăn và đang cần sự giúp đỡ của người cán bộ y tế Sự từ chối giúp đỡ NB là vi phạm nghĩa vụ xã hội của mình, phải chịu sự lên án về mặt đạo đức và khi cần

phải bị xử phạt về hành chính

Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thê chất: Trước người bệnh

đang bị đau đớn vì bệnh tật, người ĐD phải luôn thể hiện một sự thông cảm và quan

tâm đặc biệt, xem nỗi đau đớn cua NB như nỗi đau đớn của chính minh dé tim mọi

cách cứu giúp Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải nhẹ nhàng để hạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho NB

Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh: Người điều dưỡng có nhiệm vụ đấu

tranh cho sự sống của NB đến cùng, luôn dành sự quan tâm tối đa cho NB với tinh thần “còn nước còn tát”, không bao giờ xa rời vị trí dé người bệnh một mình đối phó với bệnh tật

Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh: Trong khi nằm viện, tỉnh thần của NB

chịu ảnh hưởng của bản thần bệnh tật, sự cách ly người thân, môi trường bệnh viện

và nhiều yếu tố khác Vì vậy, tình trạng về tinh thần và thể chất của NB thực tế khác với tình trạng của người khỏe Khi tiếp xúc với NB, người điều dưỡng phải gây được lòng tin của NB vào hiệu quả điều trị

Tôn trọng nhân cách người bệnh: Bản chất của y đức học được thể hiện trong

câu “phải đối xử với người bệnh như anh muốn người ta đối xử với anh” Mọi

phong tục tập quán và tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân NB đều được tôn trọng 1.1.6 Một số lý thuyết điều dưỡng ứng dụng trong thực hành chăm sóc người

Trang 19

Nội dung CSNB được Thông tư 07/2011/TT-BYT quy định trên cơ sở tham

khảo một số lý thuyết điều dưỡng thịnh hành, trong đó có lý thuyết về nhu cầu cơ

bản (của Virgina Henderson) và lý thuyết về các mức độ phụ thuộc, tự chăm sóc của người bệnh (Dorothea Orem))

1.1.6.1 Lý thuyết nhu câu cơ bản của con người của Virgina Henderson

Cho rằng, mỗi cá nhân đều có 14 nhu cầu cơ bản, khi CSNB, nguoi diéu dưỡng cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh, bao gồm [8]:

- Hít thở bình thường

- Ăn, uống đầy đủ

- Bài tiết bình thường

- Di chuyên và đuy trì tu thé mong muốn - Giác ngủ và nghỉ ngơi

- Chọn quân áo, trang phục thích hợp, thay và mặc quân áo

- Duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi bình thường bằng cách điều chỉnh quân áo và môi trường

- Giữ cơ thể sạch và bảo vệ da

- Tránh nguy hiểm trong môi trường và tránh làm tổn thương người khác

- Giao tiép với người khác thê hiện được các cảm xúc, nhu cầu, sợ hãi - Niềm tin về tôn giáo hoặc một người nào đó

- Tự làm một việc gì đó và cố găng hoàn thành

- Chơi và tham gia một hình thức vui chơi giải trí nào đó

- Tìm hiểu, khám phá hoặc thỏa mãn sự tò mò cá nhân dé phat triển và có sức khỏe bình thường

1.1.6.2 Lý thuyết Tự chăm séc cia Dorothea Orem (USA)

Ngoài 14 nhu cầu cơ bản của cơn người nêu trên, lý thuyết về sự hạn chế tự chăm sóc của Dorothea Orem (USA) cũng cần được áp dụng Đó là, người điều dưỡng cần đưa ra những hành động chăm sóc để thỏa mãn nhu cầu chăm sóc của người bệnh và những hành động chăm sóc này phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi

Trang 20

NB để phát hiện nhu cầu chăm sóc của họ mà đáp ứng Tùy thuộc vào mức độ hạn

chế tự chăm sóc, NB được xếp vào 1 trong 3 cap dé sau day [8]:

- Phụ thuộc hoàn toàn: Điều dưỡng phải thực hiện các hoạt động chăm sóc,

điều trị, hỗ trợ toàn bộ cho người bệnh

- Phụ thuộc một phần: Điều đưỡng thực hiện các hoạt động điều trị là chính,

hỗ trợ những hoạt động chăm sóc mà NB không tự chăm sóc được

- Tự chăm sóc: Người bệnh tự chăm sóc nhưng vẫn cần sự hỗ trợ trong điều

trị, chăm sóc khi cần và họ cần được hướng dẫn, GDSK để tự chăm sóc và phòng

ngừa biến chứng, phòng ngừa mắc bệnh khác

1.1.7 Các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng trong bệnh viện Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh bao gồm các nội dung sau [6]:

- Tư vẫn, hướng dẫn GDSK

- Chăm sóc về tinh thần

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân (VSCN) - Chăm sóc dinh dưỡng

- Chăm sóc phục hồi chức năng (PHCN)

- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật - Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh - Chăm sóc NB giai đoạn hấp hối và NB tử vong

- Thực hiện các kỹ thuật điều đưỡng

- Theo dõi, đánh giá người bệnh

- Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh

- Ghi chép hồ sơ bệnh án

1.1.8 Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

Năm 2003, Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ Y tế đã yêu cầu, tăng cường

Trang 21

người bệnh là của cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong toàn bệnh viện nhằm đảm bảo chất lượng chân đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh [4]

Năm 2011, Bộ Y tế ban hành thông tư 07/2011/TT-BYT, hướng dẫn công

tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và có hiệu lực từ ngày 01

tháng 3 năm 2011, bãi bỏ cac quy chế: Chăm sóc người bệnh toàn diện; v1 tri, chuc năng nhiêm vụ va tổ chưc phong y ta (diéu duong); nhiém vu quyén han, chuc trach

của trưởng phòng y ta (điều dưỡng); nhiệm vụ quyển hạn, chưc trach y ta (điều

dưỡng) trưởng khoa, nư hô sinh trương khoa; nhiệm vụ quyền han, chưc trach ky

thuật viên trương khoa; nhiệm vu quyén han, chuc trach y ta (điều đưỡng) chăm sóc

trong quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QD

ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế [6] Thông tư là cơ sở pháp lý cho công tác chăm sóc người bệnh của điều dương, quy định cụ thể các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

Ngày 03 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định số 4858/QD - BYT vé việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh

viện [7] Ngày 18 tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành bản chính

thức Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam kèm theo quyết định số

6858/QD/BYT Quan điểm chủ đạo xây đựng tiêu chí là: Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị Các tiêu chí chất lượng được xây dựng và ban hành là bộ công cụ để các bệnh viện áp dụng tự đánh giá chất lượng và cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý y tế tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện định kỳ hàng năm hoặc đột xuất Tiêu chí đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh

của điều dưỡng được quy định tại mục Có [9]

1.2 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới về hoạt động CSNB của điều dưỡng

Ở các nước trên thế giới, việc đánh giá hoạt động chăm sóc của điều đưỡng được thực hiện hàng năm nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng chăm sóc

Trang 22

các bệnh viện có số lượng điều dưỡng cao hơn thì tỷ lệ tử vong tại BV đó thấp hơn,

đặc biệt là tại các đơn vị chuyên sâu như các phòng săn sóc đặc biệt hoặc đối với

người bệnh có phẫu thuật, thì việc tăng cường số lượng DD chăm sóc sẽ giảm nguy cơ biến chứng cho NB và giảm nguy cơ tử vong [40]

Tư vấn GDSK cho người bệnh là một trong những nội dung quan trọng trong công tác CSNB của điều đưỡng Theo Aghakhani và các cộng sự năm 2012, nghiên

cứu về thái độ của các điều dưỡng đối với các rào cản giáo dục sức khỏe cho người

bệnh trong các bệnh viện của Đại học y khoa Urmia Nghiên cứu mô tả cắt ngang

trên 240 điều dưỡng cho thấy, hầu hết các điều đưỡng (73,6%) không ý thức về tầm quan trọng của giáo dục người bệnh và cho răng giáo dục sức khỏe cho người bệnh không phải là nhiệm vụ của họ, cơ sở vật chất trong bệnh viện không đủ và thiếu thời gian là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra sự hạn chế trong công tác GDSK

của điều dưỡng [33]

Nghiên cứu của tác giả Li-ming You và cộng sự năm 2012 về đánh giá toàn

diện các nguồn lực điều đưỡng tại các Bệnh viện Trung Quốc và mối liên hệ giữa

các nguồn lực điều dưỡng với kết quả CSNB Nghiên cưu mô tả cắt ngang trên 9688 điều dưỡng và 5766 NB tại 181 Bệnh viện ở Trung Quốc cho kết quả: Có mối liên quan chặt chẽ giữa tăng tỷ lệ cử nhân điều dưỡng với kết quả điều trị tốt hơn,

38% điều dưỡng Trung Quốc đã làm việc quá sức và 45% không hài lòng với nghề

nghiệp của mình Khi tăng tỷ lệ NB so với ĐD có mối liên quan với chất lượng chăm sóc thấp (mỗi NB tăng thêm trên một ĐD làm tăng cả mức độ làm việc quá

sức và mức độ không hài lòng nghề nghiệp với hệ số là 1,04) và tăng tỷ lệ chất lượng chăm sóc thấp và trung bình (OR = 1,05) [36]

Chăm sóc răng miệng là một khía cạnh thiết yếu của chăm sóc điều dưỡng, một nghiên cứu cắt ngang của tác giả Hajbaghery và Ansari năm 2013, được tiến hành trên 130 ĐD từ 6 đơn vị chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện Trường Đại học

của Iran Kết quả cho thấy: Chăm sóc răng miệng đạt được hạng 7 ở mức trung bình và điểm trung bình là 5,7 trên thang từ 1-10 điểm Hơn 21% điều đưỡng không thực

Trang 23

không cho rằng chăm sóc răng miệng ở những người bệnh chăm sóc đặc biệt là một ưu tiên cao Kết quả này nhắn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục các chương trình giáo dục về chăm sóc răng miệng để nâng cao kiến thức và thái độ của các điều đưỡng chăm sóc chuyên sâu về chăm sóc răng miệng Các rào cản quan trọng nhất đối với chăm sóc răng miệng cho NB như thiếu thời gian, nhân viên thiếu và có quá nhiều nhiệm vụ ghi chép [38]

Nhận thức về CSĐD được coi là yếu tổ quyết định của CSĐD có chất lượng,

nghiên cứu của tác giả Lain Ghiwet và Kalayou Kidanu (2014) về nhận thức và kỳ vọng về CSĐD trong quá trình CSNB, được tiến hành trên 192 người bệnh tại bệnh viện Ayder, thành phố Mekelle, Ethiopia đã chỉ ra rằng: 43,7% NB đồng ý rằng họ mong các điều dưỡng phải am hiểu và có năng lực CSĐD, 45,3% NB đồng ý mạnh mẽ rằng họ trông đợi các điều dưỡng vul vẻ, tử tế, thân thiện, am hiểu, nhạy bén, giúp đỡ người bệnh [35 |

Các nghiên cứu cho thấy, CSĐD là một chỉ số quan trọng cho su hai long

cua nguoi bénh, theo nghién ctru cua Mohammed M.A va Odetola Titilayo Dorothy (2014) về đánh giá nhận thức của người bệnh về CSDD tai cdc co sé y té duge lua

chọn ở bang Edo, Nigeria, đã chỉ ra răng: Sự hài lòng của người bệnh là một chỉ số quan trọng về CSSK có chất lượng Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê tương quan, kết quả cho thẫy có mỗi tương quan rất lớn và tích cực giữa điều đưỡng và người bệnh qua giao tiếp và CSĐD Điều này khẳng định, nơi mà điều đưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ và người bệnh được truyền thông đầy đủ sẽ được đánh giá tích cực và đáng tin cậy bởi người bệnh [37]

Đề đánh giá công tác CSNB có chất lượng, hội đồng DD Thailand dua ra cac

tiêu chuẩn là: Ý kiến thừa nhận của NB và người nhà NB vẻ thái độ và hành vi của điều dưỡng tốt, được thu nhận thông tin y tế, điều dưỡng luôn giúp đỡ và làm giảm

đau và giảm những triệu chứng không bình thường của NB; không có y kién phan

nàn về tinh thân thái độ và hành vi của điều dưỡng từ NB; tý lệ NB hải lòng từ 80%

Trang 24

Ratchaburi, Thái Lan nhằm đánh giá chất lượng CSNB thông qua mức độ hài lòng

của họ và xác định những yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc Kết quả cho thấy: 100% NB hài lòng với dịch vụ chăm sóc, có 59,4% người bệnh đánh giả cao các hoạt động chăm sóc và 51% NB rất hài lòng với những hoạt động chăm sóc đó; có sự liên quan giữa nguồn lực điều dưỡng, trình độ chuyên môn điều đưỡng với

chất lượng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng (p < 0,001) [16]

1.2.2 Các nghiên cứu về công tác CSNB của điều dưỡng tại Việt Nam

Vào những năm 1990, ở Việt Nam nghiên cứu điều dưỡng còn xa lạ với người điều đưỡng do tự tỉ nghề nghiệp và chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng để

làm nghiên cứu Từ năm 2000 đến nay, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Bộ Y tế đến các tổ chức cơ sở và đặc biệt là nhờ sự quan tâm của Hội điều dưỡng

Việt Nam, công tác nghiên cứu khoa học về điều dưỡng đã phát triển lớn mạnh, rộng khắp Nhiều cơ sở y tế đã triển khai các đề tài nghiên cứu về CSNB, góp phần quan trọng và sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành điều đưỡng Việt Nam

Nghiên cứu điều dưỡng là một bộ phận của nghiên cứu y học, mục đích nghiên cứu

điều dưỡng nhằm sàng lọc, phát triển và mở rộng kiến thức nghề nghiệp và đựa vào

các bằng chứng tin cậy để cải tiến thực hành điều đưỡng

Nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Trung năm 2012 về đánh giá hoạt động

CSNB của ĐDV tại Bệnh viện Da khoa tỉnh Lam Đồng Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 5 khoa lâm sàng từ tháng 4/2012 đến tháng 9/2012 trên

các đối tượng NB nội trú, ĐDV, điều dưỡng trưởng và bác sĩ trưởng khoa Kết quả

nghiên cứu cho thấy: Người bệnh khi vào viện đều có các nhu cầu cần người khác

hỗ trợ, chăm sóc rất cao như: có đến 97,2% NB có nhu cầu chăm sóc về tinh thần;

56,2% NB cần hỗ trợ VSCN; 98% NB muốn thay mặc quần áo bệnh viện và thay ga

trải giường; 73% NB có nhu cầu cần được hỗ trợ xoay trở, vận động, luyện tập PHCN Tuy nhiên chỉ có 78,7% NB được đáp ứng các nhu cầu chăm sóc về tỉnh thần; 67,6% NB được thay ga trải giường và thay quần áo bệnh viện và chỉ 43,8%

NB được hướng dẫn, hỗ trợ tập luyện PHCN Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tổ tác

Trang 25

nhân lực, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu, công tác hành chính của điều

dưỡng còn quá nhiều [27]

Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh là một nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của điều dưỡng, theo nghiên cứu của tác giả Lê Kim Oanh và cộng sự năm 2015 về đánh giá thực trạng nhận thức và thực hành chăm sóc VSCN cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Bắc Thăng Long cho thấy: Về nhận thức,

còn một tý lệ nhất định điều dưỡng nhận thức sai với các quy định về chăm sóc

VSCN cho người bệnh, đặc biệt là nhận thức sai về quy định chăm sóc VSCN theo

phân cấp chăm sóc Về thực hành có 87% đến 99% NB được chăm sóc VSCN ở các

mức độ khác nhau, nhưng chăm sóc cho NB can chăm sóc cấp 1 chỉ đạt tỷ lệ thấp (14,2% đến 73,9%) Một số yếu tô liên quan đến công tác VSCN cho NB được ghi nhận là: Điều dưỡng cao dang và đại học thực hiện chăm sóc VSCN cho NB tốt hơn điều đưỡng trung cấp, điều đưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm chăm sóc răng miệng cho người bệnh cần chăm sóc cấp 1 đạt cao hơn rõ rệt so với điều dưỡng có thâm niên công tác tác trên 5 năm [21]

Tư vấn, hướng dẫn GDSK cho người bệnh là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm, hàng đầu của công tác CSSK cho nhân đân nói chung và người bệnh nói riêng trong giai đoạn mới hiện nay Đây là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực

hiện ngay từ khi NB vào viện, trong thời gian nằm viện và trước khi ra viện, nhằm

giúp NB và người nhà NB hiểu được nội quy, quy định của BV, biết về tình hình

sức khỏe để hợp tác trong điều trị, duy trì và cải thiện sức khỏe Theo một nghiên cứu mô tả cắt ngang về thực trạng công tác tư vẫn GDSK và CSĐD cho NB của các

thành viên đội chăm sóc tại BV Việt Nam — Thụy Điển Uông Bí, năm 2013 của tác

giả Trần Thị Thảo và cộng sự cho kết quả: 94,9% NB được nhân viên y tế hướng

dẫn cách tự chăm sóc Việc hướng dẫn luyện tập PHCN, cách phòng bệnh và chế độ ăn uống có tỷ lệ không thực hiện khá cao (tương đương với 14,4%; 13,4% và

Trang 26

Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Bình Minh và cộng sự (2012) về thực

trạng công tác CSĐD tại các khoa lâm sảng BV Hữu Nghị, với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính trên 216 NB, 84 DD và 19 cán bộ y tế, cho kết quả: Điều đưỡng đã thực hiện tương đối tốt các công tác với 4 trong 5 nội dung CSNB (Tiếp đón NB; CS về tâm lý, tinh thần; Theo dõi, đánh giá NB; Thực hiện y lệnh của bác sỹ; Tư van GDSK) được đánh giá đều đạt trên 90% Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK chỉ đạt 66,2%; còn có tới

46,2% người nhà của NB thực hiện việc VSCN cho NB Thiếu nhân lực, trình độ và

quá tải công việc của điều dưỡng ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc người bệnh [ 17]

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Điều và cộng sự năm 2007, thực trạng và

một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong CSNB tại Viện Chấn

thương — Chỉnh hình quân đội 108 từ 4/2006 đến 6/2007 cho các kết quả: Những

chăm sóc cơ bản như lay mach, nhiét do, do huyét áp được đánh giá ở mức độ cao

(95%) Công tác chuẩn bị cho Người bệnh trước mô đạt 97,5%; 96% NB đánh giá

được ĐD đón tiếp vui vẻ, chăm sóc tận tình, động viên giải thích rõ ràng Tuy nhiên

còn một số hoạt động chăm sóc còn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người bệnh

như: Việc hướng dẫn, giải thích và đưa NB bất động ởi làm các xét nghiệm điện tim, XQ có tỷ lệ đạt là 81,6%, còn 12,5% dựa vào gia đình, 5,8% NB không trả lời Công tác chăm sóc ống dẫn lưu sau mô cũng như chăm sóc vết mô đạt từ 85,8% đến

86,7%; cong tác hướng dẫn NB tự chăm sóc và phòng bệnh cho bản thân chỉ đạt

71,5%; công tác hướng dẫn người bệnh cách luyện tập PHCN sau mô mới chỉ đạt

78,3% Nguyên nhân chính là đa số điều dưỡng trẻ mới tốt nghiệp ra trường được đào tạo kiến thức chung nhất của điều dưỡng cơ bản, trình độ chuyên môn chuyên khoa sâu chưa có [12]

Nghiên cứu năm 2010 tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế của tác giả Châu Thị Hoa và Nguyễn Thị Diệu Trang về Thực trạng công tác CSNB ung thư hạ họng — thanh quản cho thấy: 90,7% NB được điều dưỡng quan tâm chăm

Trang 27

số NB được điều đưỡng hỗ trợ cho ăn uống: chăm sóc VSCN chủ yếu đo người nhà

thực hiện (68%); điều dưỡng trực tiếp cho NB uống thuốc còn thấp (53,3%), hướng dẫn rõ ràng cụ thể cho NB khi uống thuốc đạt 78,7%; ĐD thực hiện giao tiép chua

tốt trước, trong và sau thủ thuật chiếm tỷ lệ 14,7%; Số người bệnh được GDSK và

phòng bệnh chỉ đạt tỷ lệ 76% [14]

Nghiên cứu của tác giả Cao Thị Thâm năm 2001, về đánh giá hiệu qua CSNB của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, nghiên cứu khảo sát cắt ngang được tiến hành trên 100 điều đưỡng, 100 bác sĩ, 200 NB đang điều trị tại các khoa HSCC, Nhi, Hậu phẫu Kết quả hoat động hàng ngày về công tác CSNB

của cho kết quả: Thái độ tiếp đón NB đạt 83%, thực hiện quy chế bệnh viện đạt

80%; thực hiện y lệnh đạt 92%; thực hiện y đức của ĐD đạt 92% Tuy nhiên,

nghiên cứu này chưa xác định các yếu tố liên quan đến việc thực hiện chăm sóc cho

NB cua điều dưỡng [23]

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tuyết Nga (2008), khảo sát chức năng chủ

động của điều đưỡng trong chăm trong NB tại Bệnh viện An Giang cho kết quả:

45% người đang công tác tại các khoa lâm sàng thường xuyên quá tải công việc,

nhóm điều dưỡng trên 40 tuổi chăm sóc tỉnh thần cho NB tốt hơn các nhóm tuổi còn

lại (p<0.05); 71% ĐD có thâm niên công tắc trên 5 năm, giúp cho bệnh viện thuận lợi hơn trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc [18]

Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc, là người nhận các dịch vụ chăm sóc từ điều dưỡng, do đó việc đánh giá chất lượng CSNB của điều dưỡng qua ý kiến của người bệnh là rất có ý nghĩa Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Hưng năm 2011 về đánh giá hoạt động CSNB của điều dưỡng viên qua NB, người nhà

người bệnh tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho thấy: Người bệnh làm các thủ tục hành chính không thấy phiền hà chiếm tỷ lệ khá cao (78,8%) Tuy

nhiên NB không thường xuyên nhận được sự chăm sóc của ĐDV về: Trao đổi chia sẻ về bệnh tật và sức khỏe khi có nhu cầu (15,2%); tư vẫn hướng dẫn giữ gìn sức

Trang 28

vệ sinh thân thể là 3% và không nhận được sự hỗ trợ đại, tiểu tiện [15] Một nghiên cứu khác về đánh giá công tác chăm sóc người bệnh qua người bệnh và người nhà NB của tác giả Chu Thị Hải Yến (2013), về thực trạng công tác chăm sóc toàn điện NB của ĐD khoa hồi sức cấp cứu BV Nông Nghiệp cho thấy các hoạt động chăm sóc của ĐD (hỗ trợ vẻ tâm lý, tỉnh thần; tiếp đón NB; công tác theo dõi đánh giá; công tác hỗ trợ điều trị và thực hiện y lệnh của bác sĩ) được NB đánh giá rất cao (97,2%; 94,7%; 96,1%; 89,3%) Tuy nhiên công tác tư van GDSK chi đạt 85,1%, một số yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh được ghi nhận tại nghiên

cứu là: Thiếu nhân lực và trình độ DD; qua tai công việc; sự phối hợp giữa bác sĩ và

điều dưỡng, giữa các điều đưỡng với nhau; công tác kiểm tra, giám sát [29]

Khi CSNB, người điều dưỡng cần phối hợp với bác sĩ điều trị để phân cấp

chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng NB Đặc biệt đối với NB bệnh cần chăm sóc cấp I là NB nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, Suy tuần

hoàn, phải nam bat động thì yêu cầu cần phải có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và

liên tục của người điều dưỡng Nghiên cứu của Đào Đức Hạnh (2015), về thực trạng

công tác CSĐD người bệnh cần chăm sóc cấp I tại viện Chấn thương chỉnh hình,

BV Trung ương Quân Đội 108 cho thấy: Công tác chăm sóc vệ sinh chỉ đạt yêu cầu 75,4% và chăm sóc dinh dưỡng đạt yêu cầu 85,1% Kết quả quan sát DD hé tro chăm sóc PHCN còn hạn chế với 35,9 % đạt mức khá và trung bình Thiếu DD, khối lượng công việc nhiều, tổ chức ĐD làm việc giờ trực và ngày nghỉ mỏng ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc NB Sự phối hợp giữa nhân viên y tế cũng như công tác đào tạo, kiểm tra, giám sát và qui chế khen thưởng xử phạt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc NB của điều dưỡng [13]

1.3 Khung lý thuyết

Từ kết quả tổng quan tài liệu và dựa theo tiêu chuẩn của Thông tư

07/2011/TT-BYT [6], Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV của Bộ Y tế (2016) [9] và

Trang 29

| - Công tác kiểm tra, giám sát - Sự phối hợp giữa các khoa, phòng và đồng nghiệp HOAT DONG CHAM SOC NGUOI BENH CUA DIEU DUONG - Tu van, huéng dan GDSK - Chăm sóc về tinh thần

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân

- Chăm sóc dinh dưỡng

- Chăm sóc phục hồi chức năng

- Dùng thuốc và theo dõi dùng

thuốc cho NB

- Thực hiện các kỹ thuật ĐD

- Theo dõi, đánh giá NB

- Bảo đảm an toàn và phòng ngừa au ĐỘ

sai sót chuyên môn kỹ thuật trong HOAN THÁNH

CSNB NHIEM VU

CSNB CUA

Hình 1 1 Sơ đô khung lý thuyết của nghiên cứu DIEU DUGNG

Nghiên cứu tiễn hành đánh giá hoạt động chăm sóc của

điều dưỡng qua ý kiến của người bệnh, một số nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng, người bệnh không được quan sát (chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hồi và người

bệnh tử vong: ghi chép hồ sơ bệnh án) hoặc người bệnh khó nắm bắt được được

một số nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng có tính chuyên môn hóa cao (chăm sóc

người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật) để có ý kiến đánh giá Do đó trong

khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến 9 trong 12 nhiệm vụ của

điều dưỡng được quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT

1.4 Một số thông tin khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình là bệnh viện hạng I, trực thuộc Sở Y tế

tỉnh Ninh Bình Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho gần một triệu dân trong tỉnh và các vùng lân cận như: Thanh Hoá, Hoà Bình, Hà Nam, Nam

Trang 30

tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học y học, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật,

phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế

Bệnh viện được giao chỉ tiêu kế hoạch 640 giường bệnh (số giường thực kê hiện nay là 1.129), về cơ cấu tô chức, bệnh viện có 4l khoa, phòng và đơn nguyên gồm: 22 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng, 09 phòng chức năng, 03 đơn nguyên và tô vận chuyển cấp cứu ngoại viện

Về nhân lực bệnh viện có 753 công chức, viên chức và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 193 bác sĩ trong đó có 07 bác sĩ CKII, 25 thạc sy, 54 bac si CKI, 107 bac si; 385 diéu dưỡng, kỹ thuật viên y, hộ sinh; 46 dược sỹ:

13 dược sỹ đại học, 28 dược sỹ trung học, 04 dược tá; 129 cán bộ khác

Bệnh viện là vé tinh của các bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Viện K, Viện tim

mạch Quốc gia Đây là cơ hội lớn cho phát triển chuyên môn của bệnh viện Bệnh viện đang được thụ hưởng dự án hỗ trợ y tế cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Dự

án NORED) nên được hỗ trợ về đào tạo chuyển giao kỹ thuật và bỗ sung một số

trang thiết bị hiện đại giúp cho phát triển chuyên môn kỹ thuật, góp phần nâng cao

chất lượng chăm sóc người bệnh [2]

Chương 2

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 31

- - Tiêu chuẩn chọn:

+ Người bệnh đang điều trị nội trú tại tất cả các khoa lâm sàng và đã

được thông báo ra viện trong 24h tới

+ Số liệu thứ cấp về kết quả hoạt động của BV, báo cáo về nhân lực - Tiêu chuẩn loại:

+ Người bệnh mới vào viện trong 24h

+ Người bệnh tinh thần không tỉnh táo; người bệnh không biết chữ,

hoặc không có khả năng đọc, viết; NB đưới 18 tuổi; NB chuyển viện

+ Đối tượng nghiên cứu thuộc tiêu chuẩn lựa chọn không muốn tham ø1a nghiên cứu

Nghiên cứu định tính:

- Đại diện lãnh đạo: Phó Giám Đốc bệnh viện phụ trách công tác ĐD

- Điều dưỡng: Điều dưỡng trưởng bệnh viện, điều dưỡng trưởng khoa; điều

dưỡng viên

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiễn hành từ tháng 02/2018 đến tháng 6/2018 Số liệu định lượng được thu thập từ tháng 02/2018 đến 4/2018, số liệu định tính được thu thập từ tháng 5 đến tháng 6/2018

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Bao gồm tất cả các khoa lâm sàng sau: Khoa nội tổng hợp; Khoa nội tim mạch; Khoa nội tiết; Khoa thần kinh; Khoa truyền nhiễm; Khoa đông y; Khoa ngoại

tong hop; Khoa chan thuong; Khoa ngoai thần kinh, sọ não; Khoa tai mũi họng

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính

Nghiên cứu định lượng tiến hành trước nhằm đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh của điều đưỡng Nghiên cứu định tính tiến hành sau để có được đánh giá, giải

Trang 32

2.4 Cỡ mẫu 2.4.1 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng Sử dụng công thức tính cỡ mẫu: p x (1- p) n= Dra X @ Trong đó:

- n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có

- p: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trâm (2014) đánh

giá chung về mức độ hoàn thành các nhiệm vụ CSNB của ĐD là 60,6% [27]

Nghiên cứu của chúng tôi lấy kết quả này làm cơ sở để ước lượng giá trị p, vì vậy lựa chọn: p = 0,6 - Zien = 1,96 (DG tin cay là: 95%) - d=0,05 (Sai s6 du kiến là: 5%) Với các dữ liệu trên áp dụng vào công thức, ta có số NB điều trị nội trú cần đề điều tra là: n= [1,96 x 0,6x (1 - 0,6)]/0,05? = 368 NB

Đề tránh sai sót trong quá trình phát vấn NB va đảm bảo đủ số phiếu chúng

tôi lẫy tăng thêm 10% cỡ mẫu Tổng số NB cần điều tra là 400 người

Thực tế từ ngày 23/2/2018 đến ngày 25/4/2018 chúng tôi đã tiếp cận và thu

thập thông tin từ 400 người bệnh tại 10 khoa lâm sàng đủ các tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu

2.4.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn sâu (PVS): 02 cuộc phỏng vấn sâu - Thảo luận nhóm (TLN): 03 cuộc thảo luận nhóm 2.5 Phương pháp chọn mẫu

Trang 33

Thuận tiện: tiễn hành phát vẫn tất cả NB đang chờ làm thủ tục xuất viện tại

tất cả 10 khoa lâm sàng trong thời gian thu thập số liệu, đủ tiêu chuẩn lựa chọn và

đồng ý tham gia nghiên cứu cho đến đến khi đủ cỡ mẫu cần thu thập là 400 người 2.3.2 Nghiên cứu định tính

Chọn mẫu chủ dich:

- Có 02 cuộc phỏng vấn sâu: 01 cuộc phỏng vẫn sâu Phó giám đốc bệnh viện phụ trách công tác điều dưỡng: 01 cuộc phỏng vấn sâu điều đưỡng trưởng BV

- Có 03 cuộc thảo luận nhóm:

+ Thảo luận nhóm 1, bao gồm: 10 ĐDT của 10 khoa lâm sàng được

chọn làm địa điểm nghiên cứu

+ Thảo luận nhóm 2, bao gồm: 12 ĐDV được chọn từ 6 khoa lâm

sàng thuộc Khối Nội

+ Thảo luận nhóm 3, bao gồm: 8 DDV được chọn từ 4 khoa lâm sàng thuộc Khối Ngoại

- Ở thảo luận nhóm 2 và nhóm 3, mỗi khoa lựa chọn 2 điều dưỡng viên đảm bảo yêu cầu:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng và trung cấp

+ Thâm niên công tác: Thâm niên công tắc < 5 năm và thâm niên công tác > 5 năm

+ Giới tính: Nam và nữ

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1 Thu thập số liệu định lượng

2.6.1.1 Số liệu thứ cấp: Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện, nghiên

cứu viên trực tiếp thu thập: Báo cáo tong két vé két quả hoạt động của bệnh viện năm 2017 tại phòng kế hoạch tổng hợp, báo cáo về nhân lực 6 tháng đầu năm 2018

tại phòng tổ chức cán bộ

2.6.1.2 Thu thập thông tin từ người bệnh về thực trạng công tác CSNB của ĐD - Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp theo nhóm bằng bộ câu hỏi có cấu trúc

Trang 34

- Quy trinh:

+ Được sự đồng ý của lãnh đạo khoa, nghiên cứu viên sẽ tiến hành

mời những NB đủ tiêu chuẩn lựa chọn, đang trong thời gian chờ hoàn thành thủ tục thanh toán ra viện lên phòng riêng của khoa để tiễn hành phỏng vấn

+ Nghiên cứu viên thông báo mục đích của nghiên cứu, phát phiếu, hướng dẫn cách trả lời phiếu khảo sát theo quy định và nhắc nhở người bệnh không trao đổi thông tin trong khi trả lời Trong quá trình phỏng vẫn nếu người bệnh thấy nội dung nào chưa rõ thì sẽ hỏi trực tiếp nghiên cứu viên để được giải thích Người tham gia nghiên cứu không ghi hoặc ký tên vào phiếu khảo sát

+ Sau khi phỏng vấn xong, nghiên cứu viên kiểm tra lại và đảm bảo

các nội dung phỏng vấn đã đầy đủ theo yêu cầu nghiên cứu 2.6.2 Thu thập số liệu định tính

Số liệu định định được tiễn hành thu thập sau khi đã có kết quả phân tích sơ

bộ về phỏng vấn người bệnh Nguồn số liệu này được thu thập bằng các cuộc PVS

và TLN, do trực tiếp nghiên cứu viên thực hiện PVS, ghi biên bản phỏng vấn, ghi

âm, gỡ băng và chủ tọa các cuộc thảo luận nhóm

- Phỏng vẫn sâu được thực hiện với lãnh đạo bệnh viện (Phó giám đốc phụ trách công tác điều dưỡng) và điều dưỡng trưởng bệnh viện theo phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu (phụ lục 4)

- Thảo luận nhóm được tiễn hành theo phiếu hướng dẫn TLN (phụ lục 5, 6), thành phần được mời tham gia thảo luận nhóm là: Điều dưỡng trưởng các khoa lâm

sàng: điều đưỡng trực tiếp tham gia công tác CSNB tại các khoa

- Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm gồm có danh mục các chủ đề, được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu dé hướng dẫn thực hiện Thời gian mỗi cuộc PVS và TLN khoảng từ 60 — 90 phút, được tiến hành tại hội trường bệnh viện vào thời gian thích hợp

2.7 Các chỉ sô, biến số nghiên cứu

Trang 35

Các biến số về hoạt động chăm sóc người bệnh của điều đưỡng và các yếu tố

liên quan được xây dựng dựa trên quy định nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh của điều dưỡng theo thông tư 07/2011 — BYT của Bộ y tế, bộ tiêu chí chất

lượng Bệnh viện Việt Nam được ban hành theo Quyết dinh 6858/QD-BYT ngay 18

tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế [6],[9] Và tham khảo từ nghiên cứu của

tác giả Nguyễn Thị Bích Nga (2015) [19] 2.7.2 Biến số nghiên cứu (phụ lục 1)

2.8 Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá 2.8.1 Các khái niệm

2.8.1.1 Khái niệm về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

Điều 2, Thông tư 07/2011/TT-BYT ghi rõ: “Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm

duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá

nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh” [6]

2.8.1.2 Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng

Theo tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện của Hội điều dưỡng Việt Nam: “Chăm sóc điều đưỡng là những chăm sóc chuyên môn của người điều đưỡng đối với người bệnh từ khi vào viện cho tới lúc ra

viện Nội dung chính bao gồm: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế

hoạch chăm sóc, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe

cho người bệnh Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám, vào

viện và cho đến khi người bệnh ra viện hoặc tử vong” [19]

2.8.1.3 Phân cấp chăm sóc người bệnh [6J

Khi chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng cần nhận định người bệnh và

Trang 36

Người bệnh cần chăm sóc cấp I là: Người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy

hơ hấp, SUY tuần hồn, phải nam bat động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn

diện và liên tục của ĐDV, hộ sinh viên

Người bệnh cần chăm sóc cấp II là: Người bệnh có những khó khăn, hạn

chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của ĐDV, hộ sinh viên

Người bệnh cần chăm sóc cấp III là: Người bệnh tự thực hiện được các hoạt

động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của ĐDV, hộ sinh viên 2.8.2 Thang do

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh được xây dựng dựa vào tham khảo từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Nga về đánh giá các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều đưỡng [19] Bộ câu hỏi đã được các chuyên gia chỉnh sửa cho cho phù hợp với hoạt động chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và được tiễn hành điều tra thử nghiệm trên 30 người bệnh theo tiêu chuẩn chọn mẫu trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức Phiếu phỏng vấn

được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu để khảo sát ý kiến người bệnh về thực

hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều đưỡng tại khoa mà người bệnh đang được điều trị Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm có 2 phần:

Phần I: Thông tin chung của người bệnh

Phần II: Các nội dung chăm sóc: Tiếp đón người bệnh vào khoa điều trị;

chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý tinh thần cho người bệnh; chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ

người bệnh ăn uống: chăm sóc, hồ trợ người bệnh vệ sinh hàng ngày; chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh; theo dõi, đánh giá người bệnh; hỗ trợ điều trị và phối hợp, thực hiện y lệnh của bác sĩ; công tắc tư van, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Bảo đảm an toàn cho người bệnh và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật

2.8.3 Tiêu chuẩn đánh giá

- Khảo sát ý kiến người bệnh về công tác chăm sóc người bệnh của điều

Trang 37

1 Thực hiện tốt/đầy đủ

2 Thực hiện nhưng chưa tốt/chưa đầy đủ

3 Không thực hiện

- Mức độ hoàn thành được phân thành 02 nhóm: “Đạt? và “Không đạt” được tính như sau:

- Mục A: Tiếp đón người bệnh gồm 03 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 03 câu (AI - A3) đều được người bệnh đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một câu mức độ 2 hoặc 3 tính “Không đạt”

- Mục B: Chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB gồm 04 câu hỏi, được tính Đạt” khi cả 04 câu (BI - B4) đều được người bệnh đánh giá đạt mức độ 1

Chỉ một câu mức độ 2 hoặc 3 tính “Không đạt”

- Mục C: Theo dõi, đánh giá NB gồm 03 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 3 cau (Cl, C2, C3) đều được người bệnh đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ một câu mức độ 2 hoặc 3 tính “Không đạt”

- Mục D: Hồ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ, gồm 07 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 07 câu (DI - D7) đều được người bệnh đánh giá đạt mức

độ 1 Chỉ một câu mức độ 2 hoặc 3 tính “Không đạt”

- Mục E: Tư van, hướng dẫn GDSK cho người bệnh, gồm 05 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 5 câu (từ E] - E5) được người bệnh đánh giá đạt mức độ 1 Chỉ 01 câu được NB đánh giá đạt mức độ 2 hoặc 3 tính “Không đạt”

- Mục F: chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh gồm 05 câu hỏi, trong đó có 02 câu hỏi chuyển, 02 câu có thể có người không phù hợp nên chỉ mô tả kết quả chăm sóc dinh đưỡng riêng theo từng câu mà không tổng hợp chung để đánh giá “Đạt” hay “Không đạt”

- Mục G: Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân gồm 04 câu hỏi,

trong đó có 02 câu hỏi chuyên, 02 câu có thể có người không phù hợp nên chỉ mô tả

Trang 38

- Mục H: Chăm sóc PHCN cho người bệnh gồm 03 câu hỏi, trong đó có 01 câu hỏi chuyển, 01 câu có thể có người không phù hợp nên chỉ mô tả kết quả chăm sóc PHCN riêng theo từng câu mà không tổng hợp chung để đánh giá “Đạt” hay “Không đạt”

- Mục I: Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật cho người bệnh, gồm 04 câu hỏi, trong đó có 1 câu hỏi chuyển, 2 câu có thể có người không phù hợp nên điểm tính riêng theo từng câu mà không tổng hợp chung để đánh giá “Đạt” hay “Không đạt”

2.9 Phương pháp phân tích số liệu 2.9.1 Số liệu định lượng

- Số liệu định lượng sau khi thu thập sẽ được làm sạch trước khi đưa vào

phân tích

- Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 Số liệu được nhập 2 lần bằng 2

người nhập khác nhau rồi đối chiếu sự trùng khớp của số liệu, nhằm tránh sai số

trong quá trình nhập số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu

2.9.2 Số liệu định tính

Các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm được ghi âm, gỡ băng và ghi chép bằng văn bản một cách trung thực Các số liệu định tính được phân tích bằng phương pháp phân tích theo chủ đề, những ý kiến tiêu biểu được trích dẫn để minh họa trong phân trình bày kết quả

2.10 Vẫn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích của nghiên cứu và đồng ý tham gia, tiễn hành thu thập và sử dụng số liệu một cách khách quan, trung thực Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín, các số liệu, thông tin

thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích

nào khác

- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban Giám đốc, Hội đồng Khoa học kỹ

thuật và lãnh đạo các khoa, phòng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đồng ý và

Trang 39

nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại các khoa lâm sảng trong BV 2.11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

2.11.1 Hạn chế của nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu dạng mô tả cắt ngang nên kết quả nghiên cứu chỉ đánh giá được tại thời điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu không đánh giá hết được tất cả các nhiệm vụ chăm sóc người

bệnh của điều dưỡng được quy định theo thông tư số 07 - BYT của Bộ y tế, do một

số nhiệm vụ chuyên môn của điều đưỡng mà người bệnh không thể năm bắt được

- Đối với nghiên cứu định tính còn chưa khai thác hết được toàn bộ các yếu

tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

2.11.2 Sai số và biện pháp khắc phục

2.11.2.1 Sai số

- Việc thu thập thông tin ở người bệnh chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, tương đối dài và được thực hiện khi người bệnh đang nằm viện nên có thể có sai số do thái độ hợp tác và tâm lý của người bệnh tham gia nghiên cứu: Người bệnh không nêu hết những nhu cầu cũng như các sai sót của điều đưỡng do e ngại còn đang điều trị

- Sai số do nhớ lại: Nghiên cứu có một số câu hỏi đòi hỏi đối tượng nghiên cứu phải nhớ lại các nhu cầu đã có và các hoạt động chăm sóc đã được thực hiện

- Nghiên cứu định tính có thể có hạn chế vẻ thông tin do kỹ năng điều hành thảo luận, ý kiến của đối tượng mang tính chủ quan

2.11.2.2 Biện pháp khắc phục

- Bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh được tiến hành điều tra thử nghiệm và

chỉnh sửa đảm bảo đơn giản, dễ hiểu trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức - Hướng dẫn cân thận và đầy đủ về cách trả lời phiếu khảo sát cho người

Trang 40

tham khảo và tư vấn cho lãnh đạo bệnh viện về việc nâng cao chất lượng CSNB của

điều dưỡng, động viên sự tự nguyện tham gia của NB được phỏng vẫn không yêu cầu ghi tên NB trên phiếu phát vẫn để NB không e ngại tham gia nghiên cứu

- Người bệnh được phỏng vấn đã được thông báo ra viện, địa điểm phỏng van người bệnh thuận tiện không bị ảnh hưởng của nhân viên y tế để họ có thê trả

lời khách quan nhất

Chương 3

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tỉn chung của người bệnh tham gia nghiên cứu

Bang 3 1 Một số thông tin nhân khẩu học của người bệnh{n = 400)

Thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 08/01/2024, 23:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w