đề tài quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng amecc

57 0 0
đề tài quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng amecc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì vậy vai trò của nhà quản trị có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của một doanh nghiệp, phải tối đa hóa lợi nhuận và mang lại được hiệu quả kinh tế cao nhất.Nhận thức rõ được va

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢIBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

-NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

TÊN ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC

NGÀNH: Quản trị-Tài chính ; MÃ SỐ: 89689 CHUYÊN NGÀNH: Quản trị Kinh doanh

Người hướng dẫn: Cô Bùi Thị Thu Hằng

HẢI PHÒNG-2023

Trang 2

Lời mở đầu 5

Chương 1.Giới thiệu chung về doanh nghiệp 6

1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 6

1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 7

1.3 Chức năng và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp 8

1.3.1 Chức năng 8

1.3.2 Nhiệm vụ 9

1.3.3 Phương châm hoạt động 9

1.3.4 Tầm nhìn- Sứ mệnh- Giá trị cốt lõi 9

1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 10

1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 10

1.4.2 Phòng tổ chức hành chính 11

1.4.3 Phòng quản lý máy và an toàn lao động: 12

1.4.4 Phòng quản lý dự án: 12

1.4.5 Phòng quản lý chất lượng: 13

1.4.6 Trung tâm tư vấn thiết kế 13

1.4.7 Phòng kinh doanh (thuộc ban kinh doanh thương mại): 13

1.4.8 Phòng vật tư thiết bị (thuộc ban kinh doanh thương mại ): 14

1.4.9 Các ban dự án: 14

1.4.10 Phòng tài chính kế toán: 15

1.4.11 Đội cơ giới: 15

1.4.12 Nhà máy và các chi nhánh (gia công chế tạo, làm sạch, sơn, đóng kiện, xây dựng, lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng) 15

1.5 Trình độ công nghệ sản xuất 16

1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 17

1.7 Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu cua doanh nghiệp 181.8 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp 20

1.8.1 Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 20

1.8.2 Định hướng phát triển 20

Chương 2: Quy trình sản xuất sản phẩm kết cấu thép của doanh nghiệp 21

2.1 Giới thiệu dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp 21

Trang 3

2.1.1 Khái niệm 21

2.1.2 Dây chuyền sản xuất 21

2.2 Các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất và nguồn hàng 25

2.2.1 Một số nguyên liệu đầu vào 25

2.2.2 Nguồn hàng 27

2.3 Quy trình sản xuất 29

2.3.1 Quy trình lên kế hoạch sản xuất và mua sắm NVL thô 29

2.3.2 Quy trình Pha Cắt 29

2.3.3 Quy trình Gia công – Chế tạo 33

2.3.4 Quy trình làm sạch - Sơn – Đóng kiện 36

2.4 Các biểu mẫu áp dụng 40

2.5 Đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm 42

2.5.1 Các tiêu chuẩn thực hiện của công ty 42

Trang 4

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình Gia công – Chế tạo 38 Hình 2.3 Các tiêu chuẩn công ty đã được chứng nhận 48

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Học phần “Thực tập chuyên ngành” là một môn học bắt buộc đối với hầu hết các ngành trong trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Đây là một cơ hội tốt để cho sinh viên làm quen với môi trường công ty, môi trường xã hội bên cạnh đó còn giúp cho sinh viên trang bị thêm những kĩ năng cũng như những kiến thức cần thiết cũng là hành trang để sẵn sàng bước ra thế giới bên ngoài sau khi hoàn thành chương trình học tại trường

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay nền kinh tế là một nhân tố quan trọng bậc nhất Với Việt Nam một đất đang phát triển với tốc độ tăng trưởng như một đất nước phát triển, được đánh giá là đất nước có nhiều tiềm năng và thu hút được nhiều đầu tư từ các nước hàng đầu như Mỹ, Nhật, Vì vậy vai trò của nhà quản trị có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của một doanh nghiệp, phải tối đa hóa lợi nhuận và mang lại được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nhận thức rõ được vai trò của nhà quan trị trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua thực tế khảo sát em đã mạnh dạn tìm hiểu về công tác quản lý và quá trình sản xuất của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng AMECC để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tìm hiểu của chú Trần Hữu Phú – Giám đốc trung tâm sơn và tập thể nhân viên của Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin về công ty Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Bùi Thị Thu Hằng và thầy Phạm Ngọc Thanh đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập cơ sở ngành này.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, về kiến thức lý luận và thực tiễn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về công ty nên em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 6

Sinh viên : Nguyễn Phương Thảo

Trang 7

CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC - Tên giao dịch: AMS

- Vốn điều lệ khi niêm yết:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0200786983 do Sở KH&ĐT TP Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01/02/2008

- Người đại diện: NGUYỄN VĂN THỌ

- Điện thoại: 02253922786 Fax: 02253922783 - Website: https://amecc.com.vn

- Ngày hoạt động: 2008-02-01

- Quản lý bởi: Cục Thuế Thành Phố Hải Phòng

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHÍNH

 Tư vấn thiết kế: Dịch vụ tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp, dân dụng, kết cấu thép, nhà tiền chế, hệ thống cao áp và hạ áp, giá đỡ ống, bồn bể, cầu trục, thiết bị nâng, và các thiết bị phi tiêu chuẩn  Gia công chế tạo: Công ty gia công, chế tạo kết cấu thép thiết bị phi

tiêu chuẩn, các loại nhà thép tiền chế, cột thép, ống công nghệ hạ áp và cao áp, các loại bồn bể áp lực, cầu trục, thiết bị nâng, cầu hành khách sân bay, hệ thống băng tải, kết cấu cầu, công ten nơ

 Cung cấp các sản phẩm mạ kẽm, kẽm phi hợp kim, vật liệu bọc lót chống mài mòn, các chủng loại vật liệu bằng kim loại (thép tấm, thép hình, thép mạ, ống thép, bu lông, dây hàn, que hàn )

Hình 1.1: Logo công ty

(Nguồn: trang web công ty)

Trang 8

 Dịch vụ vận chuyển :Với đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, sở hữu các loại xe trọng tải lớn, hiện đại

 Xây lắp :Xây dựng và lắp đặt các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, xi măng, phân đạm, lọc dầu, hoá chất, nhà máy sản xuất thép, nhà máy xử lý nước, công trình thuỷ lợi, công trình hàng hải, các công trình dân dụng.

1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

- Ngày 01/02/2008: Công ty chính thức được thành lập với tên giao dịch là Công ty cổ phần LISEMCO 2 Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200786983, do Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hải phòng cấp ngày 01/02/2008 và Giấy chứng nhận đầu tư số 02121000216, do Ủy ban Nhân dân Hải phòng cấp ngày 26 tháng 09 năm 2008

- Ngày 31/08/2011: Chính thức trở thành công ty đại chúng theo công văn số 2797/UBCK-QLPH của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước.

- Năm 2014, AMECC JSC liên kết với các nhà đầu tư thành lập Công ty cổ phần mạ kẽm AMECC chuyên mạ kẽm nhúng nóng, với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, cho ra những sản phẩm mà có độ bền cao.

- Năm 2016, AMEC JSC thành lập Công ty cổ phần thương mại AMECC chuyên cung cấp các chủng loại vật liệu bằng kim loại với giá cả cạnh tranh, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

- Năm 2018, AMECC JSC thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật AMECC Miền Nam thực hiện chiến lược mở rộng thị trường phía Nam với ngành nghề kinh doanh chính gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại Hợp tác với các đối tác lớn như Samsung, Huyndai thực hiện các dự án EPC tại khu vực Miền Nam Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng Ngoài ra, AMECC JSC đang triển khai tham gia một số Dự án đầu tư tại thị trường Myanmar.

Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty Cổ Phần Cơ khí Xây dựng AMECC không những phải đương đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, mà bên cạnh đó công ty còn gặp nhiều trở ngại về mặt

Trang 9

nhân lực, thị trường….và kinh nghiệm của công ty còn khá non trẻ, do đó mà công ty đã gặp nhiều khó khăn song với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong 15 năm hoạt động và phát triển Công Ty Cổ Phần Cơ khí Xây dựng AMECC đã mở rộng được thị trường cũng như quy mô hoạt động của mình

Bằng lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty những năm vừa qua Công ty đã khẳng định mình là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực gia công chế tạo và xây lắp công nghiệp tại Việt Nam và gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực gia công chế tạo và xây lắp công nghiệp, nhận được nhiều bằng khen của chính quyền thành phố cũng như các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước như:

 03 Bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam  02 Bằng khen của Bộ Xây dựng

 08 Bằng khen của Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam  01 Bằng khen của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

 Bảng vàng ghi nhận các Công trình, Dự án chất lượng cao trong chế tạo và lắp đặt của nhiều nhà thầu trong và ngoài nước

 Công ty được xếp vào “ Tốp 100 doanh nghiệp nhân Tâm – Tài xuất sắc” do Bộ công thương, Thời báo kinh tế Mekong và Trung ương Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia bình chọn

1.3 Chức năng và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp

1.3.1 Chức năng

- Đại diện sở hữu vốn cổ đông, vốn góp, vốn chủ sở hữu và chịu trách nhiệm ban quản trị công ty và pháp luật về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.

- Giữ vai trò chủ đạo tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng và các công ty thành viên.

Trang 10

- Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách …điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của các công ty con và đơn vị phụ thuộc.

- Tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là đầu tư phát triển công trình xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.

1.3.2 Nhiệm vụ

- Tham gia với các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng theo định hướng phát triển chung của địa bàn tham gia dự án xây dựng

- Xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch SXKD dài hạn, ngắn hạn hàng năm về đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, Sản xuất kinh doanh các chủng loại vật liệu sản xuất.

- Lập quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, bưu điện, thủy lợi Khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài.

1.3.3 Phương châm hoạt động

Với phương châm chất lượng là ưu tiên hàng đầu, AMECC luôn tìm kiếm các giải pháp, áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các loại vật liệu có chất lượng cao, giá thành hợp lý, giảm thiểu tối đa các tác động của thiên nhiên, môi trường xung quanh, nhằm mang đến một môi trường sống và làm việc lý tưởng cho con người.

1.3.4 Tầm nhìn- Sứ mệnh- Giá trị cốt lõi

Tầm nhìn: Khẳng định vị thế là Công ty HÀNG ĐẦU tại Việt Nam trong lĩnh

vực Gia công chế tạo và Lắp đặt; Xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Trang 11

Sứ mệnh: Cung cấp cho Quý khách hàng, đối tác các sản phẩm cùng dịch vụ tốt

nhất Trở thành nhà thầu chính, tổng thầu và chủ đầu tư Không ngừng phát triển và gia tăng Giá trị cuộc sống cho người lao động và xã hội.

Giá trị cốt lõi: Là người tiên phong trong sản xuất những sản phẩm hướng tới

khách hàng, không ngừng cải thiện chất lượng để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đem đến cho họ những giá trị tốt nhất và sự phát triển bền vững cho AMECC.

1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Website của công ty)

1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

 Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ): Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ

thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản

Trang 12

xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty và pháp luật

 Hội đồng quản trị (HĐQT):.Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết

định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

 Ban Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc: là người điều hành các hoạt

động kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc điều hành và tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động hàng ngày của Công ty

 Ban kiểm soát Ban kiểm soát: Quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát do

Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

1.4.2 Phòng tổ chức hành chính

Bộ phận Tổ chức nhân sự:

− Lập kế hoạch, tổ chức tuyển dụng và quản lý lao động hàng năm

− Lập kế hoạch và tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng nghề, mở lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động

− Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn Công ty

− Thống kê tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình về số lượng, chất lượng lao động, số lượng ngành nghề, lao động dôi thừa.

Bộ phận hành chính & Y tế:

− Quản lý văn phòng, trang thiết bị, máy văn phòng

− Quản lý con dấu, quản lý bản gốc sổ đăng ký cổ đông, giấy chứng nhận đăng ký của Công ty

− Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, tạp vụ.

− Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp toàn công ty,tiếp đón khách − Quản lý công tác y tế, khám sức khỏe định kỳ

Bộ phận An ninh & Bảo vệ:

Trang 13

− Thực hiện công tác Bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn vật tư thiết bị máy móc

− Quản lý hệ thống Camera giám sát và các trang thiết bị an ninh khác − Tổ chức quản lý và giám sát việc ra vào cổng của hàng hóa và con người

Bộ phận quản lý Cổ đông:

− Quản lý danh sách cổ đông

− Tổ chức các cuộc họp cổ đông định kỳ và bất thường

1.4.3 Phòng quản lý máy và an toàn lao động:

Bộ phận Quản lý & Sửa chữa máy

− Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm máy móc thi công

− Quản lý về chất lượng, số lượng, điều động, sửa chữa, bảo dưỡng … đối với toàn bộ phương tiện thi công, máy móc thiết bị có tính khấu hao.

− Quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, toàn bộ trang thiết bị khác bao gồm hệ thống điện, nước … nhà xưởng, văn phòng

− Kiểm kê định kỳ thiết bị máy móc

Bộ phận an toàn lao động

– Vệ sinh môi trường (an toàn lao động – vệ sinh môi trường)

− Giám sát các hoạt động sản xuất thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật lao động về công tác an toàn lao động – vệ sinh môi trường

− Làm việc với các tổ chức chính quyền, đơn vị bên ngoài có liên quan đến công tác an toàn lao động – vệ sinh môi trường

− Đôn đốc, kiểm tra và theo dõi các đơn vị thực hiện

1.4.4 Phòng quản lý dự án:

Bộ phận Đầu tư:

− Lập kế hoạch đầu tư

− Lập dự án đầu tư đối với các hạng mục đầu tư của Công ty − Đôn đốc, giám sát công tác triển khai đầu tư

− Quyết toán chi phí đầu tư

Trang 14

Bộ phận Kỹ thuật thi công / Bộ phận khối lượng & Định mức / Bộphận Giao hàng & Thanh toán:

− Quản lý, giám sát và đôn đốc công tác triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư / Nhà thầu chính bao gồm:

+ Lập kế hoạch chi phí cho các Hợp đồng sản xuất kinh doanh của công ty làm cơ sở để duyệt các dự trù, đề nghị cấp vật tư chính, phụ, thiết bị, dụng cụ

+ Lập / kiểm tra các kế hoạch sản xuất, biện pháp thi công trình khách hàng phê duyệt

− Quản lý, giám sát và đôn đốc công tác triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ, các hợp đồng khoán với các đơn vị thi công của công ty bao gồm:

+ Lập, giám sát và đôn đốc tiến độ thực hiện Hợp đồng

+ Kiểm tra, xác nhận khối lượng giá trị hoàn thành trình Tổng giám đốc, Giám đốc Dự án phê duyệt

+ Kiểm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng và theo dõi công nợ của các đơn vị thi công, nhà thầu phụ

1.4.5 Phòng quản lý chất lượng:

Bộ phận QA - Đảm bảo chất lượng:

− Lập các Hồ sơ liên quan đến quản lý chất lượng cho từng Dự án, từng chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của Chủ Đầu tư, Nhà thầu chính, Khách hàng

− Lập, hướng dẫn, thống nhất với các đơn vị thi công, nhà thầu phụ về quy trình, biểu mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm

− Lập, tập hợp các Mẫu thử theo các Quy trình để tổng hợp, giới thiệu sản phẩm với Khách hàng

Bộ phận QC - Kiểm soát chất lượng:

− Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu vào cho toàn bộ vật tư, hàng hóa được nhập vào công ty

Trang 15

− Chịu trách nhiệm kiểm tra và quyết định chất lượng toàn bộ sản phẩm, bán sản phẩm được sản xuất trong công ty và từ bên ngoài

1.4.6 Trung tâm tư vấn thiết kế

− Chịu trách nhiệm toàn bộ các công tác khảo sát, thiết kế

− Bóc tách, liệt kê chi tiết các Hợp đồng của Công ty đã ký với Khách hàng − Phối hợp với khách hàng để giải quyết các khúc mắc về thiết kế, yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.4.7 Phòng kinh doanh (thuộc ban kinh doanh thương mại):

Bộ phận kinh doanh & Tiếp thị:

− Thực hiện nghiệp vụ nghiên cứu và phát triển thị trường, marketing và quảng bá thương hiệu của Công ty

− Nghiên cứu, lập cơ sở dữ liệu về các loại đơn giá, định mức cho các loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ.

− Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý thông tin, thực hiện lập hồ sơ thầu, báo giá − Chủ động liên hệ thường xuyên và duy trì mối quan hệ với các Khách hàng

Bộ phận Quan hệ công chúng & Công nghệ thông tin

− Cập nhật Website của Công ty, quảng bá thương hiệu và năng lực của Công ty trên các loại phương tiện thông tin

− Cập nhập và báo cáo định kỳ các thông tin thị trường, đấu thầu, dự án từ tất cả các nguồn thông tin

Bộ phận mua sắm:

− Thực hiện công tác mua sắm đối với các hạng mục mua sắm được phân công − Định kỳ cập nhập báo cáo đơn giá các loại vật tư thiết bị phục vụ công tác

Trang 16

− Thực hiện toàn bộ các công tác liên quan đến xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa của công ty

1.4.9 Các ban dự án:

Giám đốc dự án (GĐDA):

− Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác triển khai thực hiện dự án − Đại diện công ty trong toàn bộ giao dịch với khách hàng, nhà thầu phụ,

đơn vị thi công, đơn vị thi công trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng − Phê duyệt giao nhiệm vụ thi công cho các đơn vị thi công, nhà thầu phụ

trong phạm vi thực hiện của dự án

Các thành viên ban dự án (Thành viên Ban dự án)

− Các Thành viên Ban dự án có trách nhiệm làm việc theo điều hành của GĐDA trong phạm vi dự án với vai trò đại diện thực hiện toàn bộ chức năng nhiệm vụ của đơn vị quản lý.

− Các Thành viên Ban dự án có trách nhiệm kiểm soát công việc, xác nhận trên toàn bộ tài liệu dự án theo chức năng nhiệm vụ của Đơn vị quản lý trước khi trình Trưởng đơn vị kiểm tra và GĐDA phê duyệt

1.4.10 Phòng tài chính kế toán:

Bộ phận Tài chính kế toán:

− Quản lý tài sản, nguồn vốn kinh doanh của Công ty − Kiểm duyệt các chứng từ thanh toán

− Lập báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo quyết toán quý và quyết toán năm − Theo dõi và lên kế hoạch công nợ phải trả

− Theo dõi và thu hồi công nợ

Bộ phận kho − Quản lý toàn bộ vật tư thiết bị của công ty

− Kiểm duyệt các chứng từ liên quan đến xuất, nhập vật tư − Lập báo cáo định kỳ về tình hình quản lý vật tư thiết bị − Tham gia lập định mức tiêu hao, sử dụng vật tư thiết bị

− Quản lý, lưu trữ các các bản gốc của tài liệu liên quan đến xuất nhập hàng hóa

Trang 17

1.4.11 Đội cơ giới:

− Quản lý, điều động, kiểm soát hành trình toàn bộ xe cơ giới phục vụ sản xuất kinh doanh

− Lập, thực hiện kế hoạch kiểm định, kiểm tra định kỳ phương tiện theo quy định pháp luật và các quy định của công ty

1.4.12 Nhà máy và các chi nhánh (gia công chế tạo, làm sạch, sơn, đóng kiện,xây dựng, lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng)

Nhà máy và các chi nhánh tại Việt Nam

− Tổ chức thi công các hạng mục công việc / công trình / dự án được công ty giao − Quản lý nhân lực được công ty giao và nhân lực thuê ngoài

− Quản lý máy móc thi công, thiết bị, dụng cụ được giao phục vụ sản xuất − Chịu trách nhiệm chính đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ được giao

trước Khách hàng, công ty

− Chịu trách nhiệm lập phương án sản xuất, biện pháp thi công, tiến độ chi tiết, biện pháp đảm bảo chất lượng, biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Chi nhánh Myanmar

− Tiếp thị công việc, và tìm kiếm thị trường tại Myanmar − Quản lý thi công các dự án tại Myanmar.

1.5 Trình độ công nghệ sản xuất

 Năng lực gia công chế tạo:

Công ty sở hữu hai nhà máy với năng lực gia công chế tạo 30.000 tấn/năm.

Năng lực gia công chếtạo

Kết cấu thép các loạiThiết bị tiêu chuẩn, phitiêu chuẩn

 Công suất mạ kẽm:

Trang 18

− Năng lực mạ kẽm nhúng nóng: 30.000 tấn/ năm Dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng công nghệ tiên tiến sử dụng công nghệ đốt gas thân thiện, do BESTON sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu Bề dầy lớp mạ lên đến 130 µm

 Công suất Gia công chế tạo: 6.000 tấn/ năm

 Máy móc của công ty: AMECC đang sở hữu một nguồn máy móc thiết bị phong phú đa dạng đủ chủng loại trong lĩnh vực gia công kết cấu thép, đảm bảo kỹ thuật và an toàn cao trong gia công kết cấu thép phục vụ cho các dự án lớn như nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy xi măng, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu Ngoài ra công ty còn có các thiết bị đo, máy siêu âm kết với độ chính xác cao, hệ thống máy móc với dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất của nhà máy trong lĩnh vực gia công chế tạo cho khách hàng cả trong và ngoài nước.

Trang 19

1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023

Trang 20

* Nhận xét:

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 2,46 nghìn tỷ đồng năm 2020 xuống 2,33 nghìn tỷ dồng năm 2021 và đạt 2,6 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 Giá vốn hàng bán năm 2021 giảm 143,54 tỷ đồng so với năm 2020 Còn giá vốn hàng bán năm 2022 tăng 258,17 tỷ đồng và đạt 112.28% so với năm 2021 Theo như báo cáo thì lợi nhuận gộp của năm 2022 là cao nhất lên tới 211,75 tỷ đồng Có thể thấy lợi nhuận gộp của năm 2022 tăng 15,6% so với năm 2021 do dịch bệnh và nền kinh tế của thế giới đã dần trở nên ổn định hơn làm cho lượng tiêu thụ cũng trở nên tăng nhanh trở lại

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 cao hơn so với 2 năm còn lại là do khi dịch bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng khiến cho công ty phải bỏ ra số tiền lớn để tổ chức làm việc vừa đảm bảo án toàn cho mọi người.Trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế của đạt 45,66 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,32% với năm 2021

Năm 2022, đứng trước những khó khăn về chính trị cũng như kinh tế đang bước vào giai đoạn khủng hoảng và cũng không ít thách thức của thị trường ngành nước giải khát nói riêng, AMECC đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh, chuyển hướng tập trung sang các kênh tiêu thụ mang về và tăng cường các hoạt động khuyến mại.

1.7 Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu cua doanh nghiệp

 Cơ hội

- Liên hợp quốc ngày 16/5 dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 2,3% vào năm 2023, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 Ước tính một loạt danh mục các dự án trọng điểm quốc gia chuẩn bị triển khai với tổng giá trị xây dựng hơn 246 tỷ USD vào năm 2023 và hơn 274 tỷ USD vào năm 2024 Nền kinh tế Việt Nam được được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, đạt mức 6,5% trong năm 2023 Trong 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước Đây là thông tin ghi nhận tại

Trang 21

hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng qua và đánh giá giữa nhiệm kỳ giai đoạn 2021-2023 của Bộ Xây dựng diễn ra chiều 6/7/2023 - Vốn dầu tư nước ngoài ( FDI) rót vào Việt Nam tăng mạnh Theo Cục Đầu tư

nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm đến ngày 20/6, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 13,43 tỷ USD

 Nguy cơ

- Trong năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên ngành cơ khí nói chung vẫn còn trong giai đoạn phục hồi khá chậm Chính sách bảo hộ với ngành cơ khí còn nhiều yếu tố hạn chế Đối với các dự án cơ khí lớn có sự cạnh tranh khốc liệt giữa nhà 36 thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước Do vậy các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và tình hình SXKD của công ty nói riêng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng

- Biến động giá tăng cao của nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng - Tiến trình cấp phép xây dựng dự án chậm hơn so với trước đây - Lạm phát năm 2023 dự báo khoảng 2,5% - 4%

 Điểm mạnh

- Đội ngũ nhân viên giỏi vè chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỉ luật cao.

- Vị thế cạnh tranh: Thuộc nhóm top đầu trong ngành cơ khí AMECC trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều công ty, nhà thầu trong và ngoài nước như JEL (Singapore), Marubeni, Toshiba, Shinmaywa, IHI (Nhật Bản), Tập đoàn Huyndai (Hàn Quốc), Toyo (Thái Lan), Cùng với đó là dây chuyền công nghệ mới, được đầu tư thiết bị hiện đại, liên tục có những cải tiến kỹ thuật - Sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế như đạt chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO năm 2010, Master of quality năm 2014,… - Giá cả rẻ hơn sao với đố thủ cạnh tranh

 Điểm yếu

- Phụ thuộc vào nguồn cung ứng

Trang 22

- Hiệu quả sản xuất: chưa tối ưu hóa được nguồn lực dẫn đến một số lượng công nhân, nhân viên chưa làm hết công suất của mình.

- Quản lý rủi ro chưa tốt: trong quá trình kinh doanh sản xuất luôn có những rủi ro bất ngờ xáy ra ví dụ như: sản phẩm lỗi, công ty gặp vấn đề về kinh tế,…

1.8 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

1.8.1 Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh

− Đầu tư chiều sâu, có trọng điểm, khai thác hiệu quả các hạng mục đã đầu tư, góp phần nâng cao năng lực thi công của Công ty

− Năm 2023, theo tình hình thực tế, tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu thi công các công trình bằng vốn huy động và vốn vay thương mại Những năm tiếp theo, căn cứ vào tình hình thực tế SXKD, Công ty sẽ đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời quy mô phát triển của Công ty

1.8.2 Định hướng phát triển

 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty

− Tăng cường công tác tiếp thị, đấu thầu tìm việc làm ổn định cho người lao động, thúc đẩy hợp tác với các đối tác sẵn có, liên doanh, liên kết và có phương án huy động vốn đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh được kịp thời − Tiếp tục có chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư kỹ thuật, cũng như các loại thợ ngành nghề trọng yếu, kỹ sư quản lý Dự án, kỹ sư quản lý chất lượng,…

− Tiếp tục nghiên cứu, triển khai công tác đổi mới tại doanh nghiệp phù hợp với quy mô của Công ty trong đó trọng tâm là công tác tổ chức và hệ thống quản lý − Đảm bảo công tác an toàn lao động: thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp, trồng cây xanh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho Công ty và cộng đồng

 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

− Duy trì ngành nghề truyền thống và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh Từng bước nâng tỷ trọng hàng xuất khẩu và lắp đặt

Trang 23

− Tiếp tục đầu tư chiều sâu gồm máy móc, thiết bị đáp ứng công tác chế tạo, xây lắp, tổng thầu các dự án có quy mô lớn

− Tăng cường xây dựng kỹ năng làm việc, tác phong công nghiệp và văn hoá doanh nghiệp cho toàn cán bộ công nhân viên trong Công ty Đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho toàn cán bộ công nhân viên.

Trang 24

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM KẾT CẤU THÉP CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Giới thiệu dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm

- Kết cấu thép là một cấu trúc kim loại được hình thành từ các cấu kiện

thép* liên kết với nhau để truyền tải và chịu lực Nhờ cường độ chịu lực cao của

thép, kết cấu này rất chắc chắn và đòi hỏi ít nguyên liệu hơn các loại kết cấu khác như kết cấu bê tông hay kết cấu gỗ Trong xây dựng hiện đại, kết cấu thép được sử dụng cho hầu hết các loại kết cấu công trình bao gồm các tòa nhà máy công nghiệp nặng, các tòa nhà cao tầng, hệ thống đỡ thiết bị, cơ sở hạ tầng, cầu, tháp, sân bay, hệ thống giá đỡ…

*Cấu kiện thép là vật liệu xây dựng thép được chế tạo với hình dạng và thành

phần hoá học cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng dự án.

2.1.2 Dây chuyền sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất

(Nguồn: Phòng sản xuất)

a) Nguyên liệu- Thép tấm: Công ty sẽ tìm nguồn hàng và mua để phục vụ cho quá trình sản xuất

b) - Máy pha băng :là dòng máy cắt chuyên cắt hoa văn, bản mã, thép tấm, inox, nhôm theo đúng biên dạng bản vẽ thiết kế

Máy pha băng

Trang 25

- Máy cắt CNC Plasma: Dây chuyền bắt đầu bằng việc cắt các cây thép thanh hoặc cuộn thép từ nguồn cung cấp thành các chi tiết có kích thước cần thiết theo các kích thước và chiều dài yêu cầu Việc cắt thép được thực hiện bằng máy cắt CNC chính xác và tự động.

Máy cắt CNC plasma Dây chuyền cắt và đột thép tấm – FICEP – TIPOB20

- Máy cắt Laser: Với dàn máy cắt laser EMC mang đến hiệu quả vượt trội về tốc độ cắt nhanh, chất lượng mạch cắt hoàn hảo cùng khả năng cắt thép carbon của máy 30KW lên tới 120mm đã giúp công ty đáp ứng tốt hơn nhu cầu chế tạo bản mã, pha cánh, bụng dầm kết cấu thép khổ lớn

AMECC – Đơn vị sở hữu máy cắt laser công suất 30kw đầu tiên và lớn nhất Việt Nam

Trang 26

- Máy khoan: Máy khoan 3D- CNC có nguyên lý vận hành như các loại máy khoan khác, tuy nhiên được trang bị thêm công nghệ tự động.

Dây chuyền cưa và khoan thép hình CNC- FICEP- 903DB

Máy khoan 3D-CNC c) Máy đính gá đầm: Sau khi thép đã được cắt sẽ đưa vào máy đính gá dầm

là máy móc tự động được sử dụng để đính chặt các vòng gá thép (rebar) quanh các điểm nối hoặc đỉnh của thanh thép trong cấu trúc xây dựng Máy này giúp gia tăng hiệu suất và tiết kiệm thời gian so với việc gá thép thủ công truyền thống Máy gá thép dầm sử dụng dây đai hoặc sợi gá thép để đính chặt và cố định các thanh thép lại với nhau, tạo thành một khung kết cấu chịu lực chắc chắn.

d) Máy hàn dầm tự động: Sau đó đưa vào máy thực hiện công đoạn sử dụng điện năng để tạo ra nhiệt và làm cho các đoạn dầm thép chảy, sau đó, các đoạn dầm được kết nối chặt với nhau tạo thành các liên kết hàn chắc chắn.

Trang 27

e) Máy nắn dầm: Uốn và nắn các thanh dầm thép hoặc cột thép thành các hình dạng và đường cong cần thiết cho công trình.

f) Máy phun bi làm sạch: Sản phẩm đã cơ bản được hoàn thiện Bước cuối cùng là sẽ đưa vào máy phun bi làm sạch để giúp loại bỏ bụi, cặn bẩn, sơn phai màu, rỉ sét và các tạp chất khác, tạo ra một bề mặt sạch, nhẵn và chuẩn bị cho việc sơn, phủ hoặc sửa chữa.

g) Sản phẩm:

Trang 28

2.2 Các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất và nguồn hàng

2.2.1 Một số nguyên liệu đầu vào

- Thép SS400: Thép tấm SS400 là loại thép được sản xuất theo tiêu chuẩn JISG 3101 của Nhật Bản

- Thép A36: Thép A36 là một trong những loại thép có thành phần cacbon và hợp kim thấp được sản xuất theo phương pháp cán nóng Thép A36 được sản xuất theo tiêu chuẩn của Mỹ ASTM-A36, là loại thép có tính bền kéo cao, tính hàn tốt nên dễ dàng cho việc cắt uốn, tạo hình.

- Ống thép đúc ASTM A53 GR B: Thành phần chủ yếu của ống thép ASTM A53 Gr B là hợp kim thép carbon Tiêu chuẩn ASTM A53 được lập bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ASTM, một tổ chức quốc tế chuyên phát triển tiêu chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các lại vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ của Mỹ - Ống thép đúc STPG410 là Thép Carbon được sản xuất bằng phương pháp đúc nóng là dạng Ống liền mạch chịu được nhiệt độ cao, chịu được áp xuất

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan