1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang

128 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hoàng Giang
Tác giả Lê Thị Hiện
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Long Vỹ
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 384,87 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (17)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (17)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (19)
    • 1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn (19)
      • 1.5.1. Những đóng góp mới (19)
      • 1.5.2. Ý nghĩa của đề tài (19)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài (21)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (21)
      • 2.1.1. Một số khái niệm liên quan (21)
      • 2.1.2. Nội dung nghiên cứu về thị trường (25)
      • 2.1.3. Nội dung phát triển thị trường dược phẩm (33)
      • 2.1.4. Đặc điểm của các sản phẩm dược phẩm (35)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm (39)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về giải pháp phát triển thị trường (45)
      • 2.2.1. Thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam (45)
      • 2.2.2. Sản phẩm dược phẩm trên thế giới (48)
      • 2.2.3. Các bài học kinh nghiệm (50)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (52)
    • 3.1. Đặc điểm công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang (52)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang 35 3.1.2. Tổ chức bộ máy của công ty (52)
      • 3.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty (55)
      • 3.1.4. Đặc điểm về tài sản (57)
      • 3.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty (59)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm, sản phẩm nghiên cứu (61)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin (61)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp thông tin (63)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin (64)
    • 3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (65)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (68)
    • 4.1. Thực trạng phát triển thị trường của công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang (68)
      • 4.1.1. Mục tiêu phát triển thị trường của công ty (68)
      • 4.1.2. Thực trạng triển khai và kết quả thực hiện các chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu của công ty (69)
      • 4.1.3. Thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng của công ty (79)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường tại công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang (83)
      • 4.2.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài (83)
      • 4.2.2. Nhóm các yếu tố bên trong (89)
      • 4.2.3. Đánh giá chung về hoạt động phát triển thị trường của công ty (98)
      • 4.3.1. Xây dựng thương hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường (101)
      • 4.3.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối (101)
      • 4.3.3. Hạ giá thành sản phẩm (102)
      • 4.3.4. Đa dạng hoá sản phẩm (103)
      • 4.3.5. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau bán hàng (104)
      • 4.3.6. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và đào tạo con người (104)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (107)
    • 5.1. Kết luận (107)
    • 5.2. Kiến nghị (108)
  • Tài liệu tham khảo (110)
  • Phụ lục (112)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, thị trường là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp hay công ty Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, tùy theo góc độ hay cách nhìn nhận nghiên cứu về thị trường khác nhau mà người ta có các quan niệm về thị trường là khác nhau

Theo học thuyết Các Mác, hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán Hàng hóa được bán ở thị trường (Chu Văn Cấp và cs., 2002).

Theo cách hiểu cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán, nơi mà các người mua và bán đến với nhau để mua bán các sản phẩm và dịch vụ Thị trường thể hiện đặc tính riêng của nền kinh tế sản xuất hàng hóa Không thể coi thị trường chỉ là các chợ, các cửa hàng…mặc dù nơi đó có mua bán hàng hóa (Vũ Thế Phú, 2000).

Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu về một loại hàng hoặc một nhóm hàng nào đó Thị trường là môi trường của kinh doanh Đó là tấm gương soi để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các xí nghiệp Thị trường còn là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa, là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước (Vũ Thế Phú, 2000).

Theo David Beg thì thị trường là tập hợp các sự thoả mãn thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ (David Beg, 2012).

Theo quan điểm của Marketing thì định nghĩa về thị trường được phát biểu như sau: Thị trường bao gồm con người hay tổ chức có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng mua và có khả năng mua hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu mong muốn đó Theo định nghĩa này, chúng ta cần quan tâm đến con người và tổ chức có nhu cầu, mong muốn, khả năng mua của họ và hành vi mua của họ Mặc dù tham gia vào thị trường phải có cả người mua và người bán nhưng những người làm Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất – cung ứng, còn coi những người mua hợp thành thị trường Bởi vậy họ thường dùng thuật ngữ “thị trường” để chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định, do đó được thỏa mãn bằng một loại sản phẩm cụ thể Họ coi thị trường gồm những khách hàng hiện có và sẽ có (Nguyễn Thượng Thái, 2007)

Trong nền kinh tế hiện nay thị trường được coi là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa đựng tổng số cung – cầu, là nơi tập hợp nhu cầu của một loại hàng hóa nào đó, hoặc cũng có thể coi thị trường là một nhóm khách hàng hiện đang có mãi lực và nhu cầu chưa được thỏa mãn (Nguyễn Nguyên Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2001).

Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán, người mua xác định giá của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.

Về mặt tổng quát cần hiểu rằng thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa đựng tổng cung – cầu, là tập hợp nhu cầu chưa được thỏa mãn.

Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, trên thế giới đã xuất hiện nhiều khái niệm về thị trường từ các quan điểm và cách nhìn khác nhau được ghi nhận

Ban đầu thị trường được quan niệm đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, các mặt hàng phong phú, đa dạng với các hình thức trao đổi phức tạp hơn thì cách hiểu thị trường như cũ đã không còn phản ánh đầy đủ bản chất của thị trường mà đòi hỏi phải có quan niệm phù hợp hơn

Trong số các quan niệm về thị trường được đưa ra, đáng chú ý có quan điểm của Philip Kotler, trong các tác phẩm về marketing của mình, cho rằng:

“Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó” Philip Kotler phân chia người bán thành ngành sản xuất còn người mua họp thành thị trường (Philip Kotler, 2003)

“Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó” (Nguyễn Xuân Quang, 2005). Ở Việt Nam có quan niệm: “Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ”…

Tuy nhiên, các quan niệm trên chủ yếu quan niệm thị trường theo tính chất vĩ mô, phục vụ đưa ra các chính sách hoạch định và quản lý thị trường, nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp trong xác định các thành phần tham gia và các yếu tố cấu thành nên thị trường, dẫn đến khó đưa ra các biện pháp, chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ở phạm vi của doanh nghiệp thương mại, thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu trên của khách hàng

2.1.1.2 Khái niệm phát triển thị trường

Phát triển thị trường là tổng hợp các biện pháp và cách thức mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tăng nhanh doanh số bán hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Cơ sở thực tiễn về giải pháp phát triển thị trường

2.2.1.1 Vị thế ngành dược trong nền kinh tế Việt Nam

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới WHO, công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan, công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức trung bình – thấp Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo, bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân khiến họ vẫn phải trả tiền thuốc nhiều hơn cần thiết Điều này đã cản trở sự phát triển của thị trường, khiến cho đến

2009, chi tiêu cho y tế của Việt Nam vẫn chỉ đạt 1,6% GDP

Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở khu vực có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, là điều kiện sinh sôi, phát triển của rất nhiều loại bệnh, đặc biệt các bệnh liên quan tới đường hô hấp, viêm nhiễm, sốt rét… Mặt khác, phần lớn người dân có mức sống thấp, hiểu biết hạn chế dẫn tới các bệnh về thiếu vitamin, canxi, khoáng chất gây còi xương ở trẻ em, các bệnh về cơ, khớp ở người già… Do đó, nhu cầu về các loại thuốc giảm đau, kháng khuẩn, kháng sinh, chống viêm nhiễm ở người lớn tuổi và trẻ em là rất cao Tuy nhiên, vì mức sống của người dân còn thấp nên người tiêu dùng có nhu cầu lớn về các loại thuốc giá rẻ, đa công dụng, sử dụng nhanh chóng.

Khi GDP tăng thì ngân sách dành cho y tế cũng tăng theo, trung bình 517,4 tỷ đồng/năm (Tổng cục thống kê, 2015) Đời sống nhân dân ngày một cao nên nhu cầu và chi phí dành cho sức khỏe cũng tăng nhanh Nhưng nhu cầu về thuốc cũng khác nhau giữa các vùng, khu vực thành thị có mức sống cao, thì sẽ có nhu cầu lớn hơn về các loại dược phẩm cao cấp, tân dược, biệt dược, còn vùng nông thôn thì sẽ có nhu cầu về các loại thuốc thông thường là chủ yếu Đặc biệt, ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu đời của các loại thuốc đông y, thuốc nam, thuốc bắc… các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, cho đến hiện nay, vẫn có rất nhiều người thậm chí chỉ tin và thích dùng thuốc nam, từ đó có thể thấy, triển vọng phát triển của loại thuốc này là rất lớn

2.2.1.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường

Thị trường giàu tiềm năng: thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020

Biểu đồ 2.1 Tăng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và tổng chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm

Nguồn: Tổng công ty cổ phần chứng khoán FPT (2012)

Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic chiếm 51,2% trong năm 2012 và biệt dược là 22,3% Kênh phân phối chính chủ yếu là các bệnh viện dưới hình thức thuốc được kê đơn (ETC) chiếm 70%, còn lại là bán lẻ ở các quầy thuốc (OTC).

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam

Nguồn: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco (2014)

Tiêu thụ các loại thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu hướng chung của các nước đang phát triển, đó là điều trị các loại bệnh liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng chiếm tỷ trọng nhiều nhất 20%.

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam

Nguồn: Cục quản lý dược (2014)

Mức chi tiêu sử dụng thuốc của người Việt Nam còn thấp năm 2012 là

36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54 USD, Singapore:

138 USD, cùng với mối quan tâm sức khỏe ngày càng nhiều của 90 triệu dân sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển ngành dược Việt Nam.

Biểu đồ 2.4 Tình hình nhập khẩu thuốc ở Việt Nam

Thuốc và nguyên liệu thuốc chủ yếu là nhập khẩu Công nghiệp dược Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng tân dược của người dan và 50% nhập khẩu chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm 2013 là 1,8 tỷ USD, trong khi năm 2008 con số này mới chỉ 864 triệu USD, tăng hàng năm trong giai đoạn 2008-2013 là 18%

Biểu đồ 2.5 Thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013

Nguồn: Italian trade Agency (2014) Năm 2013 thuốc nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, còn nguyên liệu để sản xuất đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 52% và 16% tổng giá trị nhập khẩu Về nguyên liệu đông dược và 90% nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến là atiso, đinh lăng, cam thảo, cao ích mẫu, diệp hạ châu,… 2.2.2 Sản phẩm dược phẩm trên thế giới

Những nghiên cứu về lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, làm cho người tiêu dùng nhận thức được mối quan hệ giữa sử dụng hợp lý thực phẩm để đem lại lợi ích tối đa về sức khỏe với việc chi phí y tế ngày càng tăng, dân số ngày càng già và điều quan trọng là phải tự kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Sự thay đổi nhận thức về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe và bệnh tật đã tác động đến một lĩnh vực giữa thực phẩm và khoa học dinh dưỡng được gọi là

“thực phẩm chức năng” (TPCN) Khái niệm về thực phẩm chức năng tập trung vào tác động của thực phẩm đối với một số triệu chứng và bệnh được nhiều người quan tâm đặc biệt là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, ung thư … và các chức năng về thể chất và tinh thần Theo một số điều tra, người dân Mỹ thường sử dụng TPCN trong một số bệnh chứng như: đau dạ dày, cảm lạnh, nhức đầu, tiêu chảy… trước khi cần sự can thiệp của thầy thuốc.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản không phân biệt thực phẩm chức năng với dược thực phẩm (nutraceutical) Thực phẩm chức năng được coi là thực phẩm mà không phải là dược phẩm, mặc dù so với các thực phẩm cơ bản thông thường khác, trong thành phần thực phẩm chức năng có mặt các hoạt chất đem lại các lợi ích cho sức khỏe.

Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều ban hành các khung pháp lý để quản lý việc sản xuất, lưu hành, kinh doanh và sử dụng thực phẩm chức năng

* Thị trường TPCN ở Nhật Bản

- Nhật Bản, TPCN đã được đa ra thị trường từ những năm 1930 và trở thành một trong những nước sản xuất và tiêu thụ cao trên thế giới vào giữa thập kỷ 1980 bởi vấn đề ô nhiễm trong môi trường thức ăn, chi phí thuốc trị bệnh ngày càng tăng đẩy chi phí y tế dự phòng trở thành gánh nặng cho dân và chính phủ vì chi phí bảo hiểm y tế liên tục tăng cao.

- Chính vì vậy chính phủ Nhật Bản cũng đã có những chương trình đặc biệt nghiên cứu TPCN đồng thời sớm có quy chế về TPCN dưới tên gọi là thực phẩm đặc biệt cho sức khoẻ FOSHU (Food for specific health use) vào năm 1991 nhằm làm rõ phạm trù chức năng của thực phẩm chế biến đồng thời ngăn chặn nạn quảng cáo tràn lan, làm sai lệch nhận thức của người tiêu dùng Thị trường Nhật Bản có khoảng 1500-2000 sản phẩm chức năng trong đó có khoảng 400 loại là đạt chất lượng đăng ký ở FOSHU và người Nhật có mức tiêu dùng TPCN là 126 đôla/người/năm (David M.Caplan, 2006) Tổng kim ngạch tiêu thụ TPCN tại Nhật Bản năm 2005 khoảng 17,5 tỷ đô la trong đó: 3,2 tỷ cho TPCN tiêu hóa (193 sản phẩm), 94 triệu đô la cho TPCN tim mạch (52 sản phẩm), phần còn lại là các loại TPCN cho huyết áp, tiểu đường và bổ sung khoáng chất, 11 tỷ đô la những sản phẩm không có dấu công nhận của FOSHU trong đó nước uống là 4 tỷ đô la, đặc biệt là nước giải khát có acid amin là phổ biến hơn cả, kế đến là loại sữa pha các loại men chiếm 2,4 tỷ đô la (FOSHU, 2006) Ở Trung Quốc, Luật Thực phẩm và Vệ sinh được ban hành lần đầu vào năm 1995 Luật quy định cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký các thực phẩm có tác dụng đối với sức khỏe (bao gồm thực phẩm chức năng và nutraceutical) là Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Quốc gia(State Food and Drug Administration: SFDA).

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang

Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 2005 với nhiệm vụ là kinh doanh dược phẩm, các thiết bị y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang nằm trên địa bàn Hà Nội, có vị trí giao thông thuận tiện và có nhiều thuận lợi về môi trường sản xuất và kinh doanh Là một tỉnh phát triển về công nghiệp, kinh tế địa phương khá phát triển nên Công ty Dược Hoàng Giang cũng được hưởng lợi ích ưu đãi về chính sách phát triển kinh tế của địa phương.

Năm 2008 thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước Công ty Dược Hoàng Giang được thành lập Vốn điều lệ là: 3 tỷ đến nay số vốn này đã được tăng lên là: 35 tỷ thông qua việc huy động vốn của các cổ đông và kết quả kinh doanh của Công ty để lại; diện tích đất của toàn Công ty là 70.000 m2 trong đó 19.500m2 là nhà xưởng, 5.700m2 là diện tích văn phòng và các chi nhánh, còn lại là diện tích trồng dược liệu và các phòng thực nghiệm Bộ máy Công ty gồm có HĐQT với 03 thành viên là những người có trình độ cao về dược phẩm và quản lý kinh tế (02 người trình độ dược sĩ đại học, 01 người thạc sĩ kinh tế), các trưởng phó phòng, phụ trách phân xưởng đều là những người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực dược phẩm và y học Đội ngũ nhân viên và công nhân sản xuất của Công ty là những người có trình độ từ trung cấp dược trở lên Các nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh ở tại Công ty cũng như các huyện, thị xã đều có bằng cấp trong lĩnh vực dược phẩm và y học (dược sĩ đại học, dược sĩ trung cấp, dược tá, trung cấp y ) Đặc biệt Công ty có những vị trí đất thương mại ở thành phố, có các chi nhánh đại diện mở tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng Thị trường truyền thống của Công ty là kênh phân phối trong các Bệnh viện, Phòng khám… ở các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên và một số các tỉnh khác

Về sản xuất nghiên cứu: Trong những năm qua công ty đã liên tục đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng và trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh đến nay công ty đã có có sở sản xuất kinh doanh khá hiện đại bao gồm từ văn phòng làm việc tới Nhà máy sản xuất các hệ thống kho bảo quản, chứa hàng, các cửa hàng giới thiệu trưng bày sản phẩm v.v

Công ty đang sản xuất gần 50 sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng trong đó nhiều sản phẩm có chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm như : hadugast, therocan, odigas, nagytec cap, fovepta, aminoral, biseko, intratect, ogas, alisma, canophin, resto, hemorr, sagasi, nadia, naliver, impory, piperlot, phylogy, paria, oroxy, maranta, lungtonic, sinutis, clerodan, astosil, obilant, copre, nelumbo, gravel, inco, infore, phyo, redublat,

3.1.2 Tổ chức bộ máy của công ty

Nghiên cứu phân tích SP

Phòng kế hoạch và PTTT

Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy của Công tyNguồn: Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang (2015)

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, quy mô hoạt động và nguồn nhân lực hiện tại Công ty tổ chức bộ máy hoạt động bao gồm các phòng ban, đơn vị, bộ phận trực thuộc với các chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: o Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề giải pháp cho sự phát triển của Công ty quyền và nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng quản trị được quy định trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. o Giám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty cổ phần dược phẩm Hoàn Giang chịu trách nhiệm: Điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban, chỉ đạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn kĩ thuật. Phối hợp hoạt động của các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của Công ty, tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế Trực tiếp phụ trách công tác nhân lực, tài chính và kế toán của công ty. o Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức triển khai chỉ đạo về mặt kế hoạch và phát triển thường xuyên quan hệ với các cơ quan hữu quan khách hàng trong và ngoài nước để nắm bắt kịp thời các dự án báo cáo lãnh đạo công ty. o Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý quy trình sản xuất, giảm sát công việc của các công nhân trong quá trính sản xuất o Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê :

Phòng Kế toán là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty. o Phòng kế hoạch - thị trường: Thực hiện các công việc do Phó giám đốc kinh doanh quản lý, tìm kiếm và xây dựng các kế hoạch marketing cho công ty o Phòng Tổ chức hành chính:

Phòng Tổ chức hành chính là phòng có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các công việc liên quan tới lĩnh vực tổ chức và lĩnh vực hành chính của Công ty. o Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh là phòng có nhiệm vụ chuyên mua, bán, tiêu thụ các sản phẩm sản xuất - kinh doanh của Công ty cho các thị trường (đối tượng) sau:

+ Các đơn vị y tế Nhà nước

+ Tham gia đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh để cung ứng thuốc cho các đơn vị y tế khác của trung ương, địa phương, ngành, tổ chức, có sử dụng kinh phí Nhà nước, kinh phí bảo hiểm y tế, phục vụ cho công tác y tế

+ Tiêu thụ các sản phẩm do Công ty sản xuất hoặc kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.

+ Thống kê tình hình, tiến độ, kết quả sản xuất - kinh doanh của tất cả các đơn vị, bộ phận trong toàn Công ty.

+ Triển khai, quản lý, một số quầy bán lẻ trực thuộc tại văn phòng - Thành phố Hà Nội. o Phòng Dược liệu

Phòng Dược liệu là phòng chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đông dược (Thuốc Nam - Thuốc Bắc) của Công ty. o Phòng Nghiên cứu và phân tích sản phẩm

Phòng Nghiên cứu và phân tích sản phẩm là đơn vị có chức năng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng tất cả các quy trình, sản phẩm sản xuất - kinh doanh của Công ty, nhiệm vụ cụ thể bao gồm những công việc như sau:

* Bộ phận đảm bảo chất lượng: Có chức năng quản lý một cách hệ thống tất cả các lĩnh vực có liên quan đến chất lượng thuốc. o Xưởng sản xuất

Là bộ phận trực tiếp sản xuất chủ yếu các sản phẩm do Công ty sản xuất o Phòng xuất nhập khẩu

Là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa cho Công ty.

3.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty

Hiểu rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong giải pháp kinh doanh nói chung cũng như giải pháp PTTT nói riêng, nênCông ty đã thường xuyên tổ chức tuyển dụng nhằm thu hút được những lao động có chất lượng, nhiệt huyết về với Công ty, góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích cho Công ty.

Bảng 3.1 Tình hình nhân sự và lao động của công ty dược phẩm Hoàng Giang ĐVT: Người

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 14/13 15/14 BQ

1 Phân theo tính chất nhân sự

3 Phân theo trình độ Đại học và trên đại học 55 22,00 100 33,33 140 38,35 151,50 115,06 132,03

Cao đẳng và trung cấp 150 60,00 140 46,67 160 43,83 77,78 93,91 85,47

Nguồn: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang (2015)

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm, sản phẩm nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công ty CP Dược phẩm Hoàng Giang, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực của công ty như:

+ Viên nang: Canophin (công dụng sáng mắt)

+ Viên nén: Gravel (công dụng sỏi thận)

+ Hadugast (công dụng chữa dạ dày, tá tràng)

Sự phát triển của Công ty Cổ Phần Dược phẩm Hoàng Giang đã khẳng định được vị thế của Công ty trong ngành và trong nền kinh tế quốc dân Để đạt được hiệu quả như vậy là do Công ty bước đầu đã có giải pháp phát triển tốt, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường của nước ta Tuy nhiên, việc hoạch định và xác định mục tiêu cũng như triển khai thực hiện giải pháp phát triển thị trường tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang vẫn còn một số bất cập chưa thực hiện được, chính vì vậy tác giả đã lựa chọn Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang làm địa điểm tiến hành thực hiện nghiên cứu cho luận văn của mình ở thị trường miền Bắc.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin a Thu thập thông tin thứ cấp

Qua các nguồn như báo chí, internet, kênh phân phối, số liệu thống kê, tài liệu liên quan, báo cáo tài chính qua 3 năm của công ty… để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Giang.

- Tài liệu thứ cấp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5 Nguồn thông tin số liệu thứ cấp

Nguồn thu thập Tài liệu

- Tài liệu tổng quan về phát triển thị trường dược phẩm Sách báo

- Các kết quả nghiên cứu, các báo cáo khoa học, các Internet chính sách, nghị quyết, quyết định, thông tư, báo, tạp chí, liên quan đến phát triển thị trường dược phẩm trong và ngoài nước

- Báo cáo chi tiết, tổng kết về tình hình phát triển kinh Báo cáo của công ty cổ tế-xã hội, dân sinh, môi trường phầm dược phẩm Hoàng

- Các chính sách hỗ trợ Giang

Nguồn: Tác giả (2015) b Thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu điều tra: Để đánh giá PTTT của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Giang, đề tài tiến hành điều tra thu thập ý kiến của cán bộ công nhân viên trong Công ty Đặc biệt là đội ngũ nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng về một số sản phẩm như: canophin, gravel, hadugast của công ty Do số lượng nhân viên của công ty nhiều nên đề tài phải dùng phương pháp chọn mẫu điều tra:

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Công ty, phát hiện ra những điểm được và chưa được của các giải pháp PTTT hiện tại Công ty đang áp dụng.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành dược phẩm, để nhận được sự đánh giá của các chuyên gia về giải pháp PTTT, góp ý cho việc thực hiện giải pháp PTTT.

- Phương pháp phỏng vấn sâu 2 đại lý để biết được chính sách và những đánh giá của đại lý về công ty từ đó đưa ra giải pháp hợp lý PTTT.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Khi nghiên cứu một vấn đề nào đó thì tham khảo ý kiến của các chuyên gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trong quá trình nghiên cứu đề tài cần tham khảo ý kiến của thầy cô và các thành viên trong ban lãnh đạo Công ty như Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc, về định hướng phát triển của Công ty.

Bảng 3.6 Nguồn thông tin số liệu sơ cấp STT Đối tượng Số lượng điều tra Nội dung điều tra

1 Ban lãnh đạo 8 người Đánh giá về tiềm năng của sản phẩm.

Trong quá trình hoạt động của công ty thì đã gặp phải những thuận lợi, khó khăn gì? Bên cạnh đó cũng phải kể đến những thành công mà công ty đã đạt được và những hạn chế mà công ty vấp phải là gì? Các thị trường tiêu thụ ở các tỉnh là những tỉnh nào?

2 Nhân viên bán 15 người Trình độ học vấn, những khó khăn gặp hàng phải khi bán hàng, mức lương và các ưu đãi khác, sự hiểu biết về sản phẩm,

3 Các hiệu 20 hiệu thuốc (10 thuốc hiệu thuốc ở Hà

Nội, 10 hiệu thuốc ở Bắc Ninh)

Số lượng sản phẩm của công ty được bày bán, loại sản phẩm nào thu hút người tiêu dùng nhất, chất lượng sản phẩm mà khách hàng khi mua sản phẩm phản ánh lại với hiệu thuốc, so với các sản phẩm cùng loại thì sản phẩm của công ty có những ưu điểm và nhược điểm gì?

(người tiêu khách hàng ở Hà dùng) Nội, 40 khách hàng ở Bắc Ninh)

Lập bảng hỏi Chất lượng sản phẩm của công ty, mẫu mã, bao bì sản phẩm, mức giá, tìm mua sản phẩm có dễ không, các chương trình khuyến mại của công ty, cách phục vụ,

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp thông tin

- Làm sạch các thông tin thu thập được

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp thông tin và xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu.

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

- Thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu là thu thập các số liệu về đối tượng nghiên cứu, tổng hợp lại và hệ thống hóa tài liệu thu thập được theo trình tự để thuận lợi cho quá trình phân tích tài liệu thu được, từ đó phát hiện ra các vấn đề về bản chất và quy luật của hiện tượng trong điều kiện và thời gian

, địa điểm cụ thể, rút ra kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết

Sử dụng các chỉ tiêu phân tích thống kê mô tả như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để xác định mức độ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm dược phẩm của công ty.

- Phương pháp phân tích thị trường: kênh phân phối, thị trường tiêu thụ, thị phần.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Đánh giá giải pháp là một quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan đến việc rà soát lại, giám sát kiểm tra và điều chỉnh giải pháp Thực tế đã chứng minh, có nhiều quyết định có ý nghĩa và mang lại thành quả lâu dài, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít các quyết định quản trị sai lầm, gây ra bất lợi, khó khăn trong thực hiện thậm chí có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt Do đó việc thường xuyên xem xét, kiểm tra, đánh giá giải pháp là việc làm có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất và kinh doanh dược phẩm (phát triển thị trường theo chiều sâu)

+ Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

+ Tổng doanh thu: của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa dịch vụ, từ các hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường khác Chỉ tiêu tổng doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là kết quả tổng hợp của công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Tốc độ tăng doanh thu

DT 1 – DT 0 Tốc độ tăng DT = ─────── x 100(%)

DT 1 : Doanh thu của kỳ kinh doanh trước

DT 0 : Doanh thu của kì kinh doanh đang nghiên cứu

Tốc độ tăng doanh thu cho biết tốc độ tăng lên về quy mô của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng lớn mạnh và phát triển một cách nhanh chóng.

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn là sức cạnh tranh doanh nghiệp. o Lợi nhuận

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Chi phí o Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (%)= x100

Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được trong một trăm đồng doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.

+ Thị phần của doanh nghiệp

Tăng thị phần là mục tiêu rất quan trọng của doanh nghiệp, nó làm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần vào việc thúc đẩy chu kì tái sản xuất mở rộng, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận Tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm khiến cho các doanh nghiệp có điều kiện tăng nhanh tốc độ khấu hao máy móc thiết bị, giảm bớt hao mòn vô hình và do đó có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đổi mới kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất Kỹ thuật mới lại góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển thị trường theo chiều rộng

+ Số nhân viên thị trường

Số lượng nhân viên Số lượng nhân số lượng nhân

= viên thị trường - viên thị trường thị trường tăng lên mới cũ

Số lượng thị trường tăng lên so với số thị trường hiện có

Mỗi một doanh nghiệp luôn luôn mong muốn tìm được những thị trường mới để cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng cao, để doanh số bán hàng ngày càng cao Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những thị trường mới mà nhu cầu của những thị trường đó có thể đáp ứng được bằng những sản phẩm hiện có của mình.

Số lượng thị trường tăng lên = Số lượng thị trường mới - số lượng thị trường cũ.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng phát triển thị trường của công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang

4.1.1 Mục tiêu phát triển thị trường của công ty

Qua khảo sát thực tiễn tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang, tác giả nhận thấy các nhà quản trị của công ty những năm qua đã chú trọng nhiều đến mảng PTTT Khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, thị trường ngày càng khắc nghiệt, những lợi thế của chính quyền địa phương dành cho Công ty dần dần bị xóa bỏ, thậm chí sụt giảm, các nhà quản trị của Công ty mới có những thay đổi trong mức độ đầu tư thích đáng đến hoạt động kinh doanh, đồng thời đã có nhận thức bước đầu về vai trò quan trọng của chiến lược phát triển thị trường đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty Mục tiêu về phát triển thị trường được đề ra cụ thể và quán triệt hành động đến toàn bộ các bộ phận trong công ty

Mục tiêu 1: Tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường hiện tại

Thị trường hiện tại của Công ty hiện nay bao gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định Các khách hàng của Công ty hoặc là những bệnh viện, hoặc là những đại lý, cửa hàng bán thuốc trong khu vực Vì thế, mục tiêu duy trì và củng cố thị trường hiện tại vẫn được công ty chú trọng đầu tư hơn cả, vì cơ bản thị trường hiện tại đã nhận định được giá trị thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm của Công ty nên dễ dàng thâm nhập sâu và tăng nhu cầu của khách hàng bằng những chính sách marketing và ít tốn kém chi phí hơn là phát triển thị trường vào một thị trường hoàn toàn mới Đối với khu vực miền Bắc, khi mà doanh số của sản phẩm chủ yếu là ở thị trường Hà Nội Bên cạnh đó, có một số thị trường mang lại nhiều tiềm năng cho công ty mà vẫn chưa thực sự khai thác hết được nhu cầu của khách hàng Do đó, việc đầu tư cho chiến lược thâm nhập thị trường trong giai đoạn tới là mục tiêu quan trọng nhằm phát huy hết công suất của thị trường

Mục tiêu 2: Phát triển thị trường và phân đoạn thị trường mớiTrong những năm qua, Công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm canophin, gravel, hadugast cho thị trường miền Bắc đây là thị trường lớn,còn nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng có sự cạnh tranh gay gắt vàCông ty luôn phải đối đầu với những công ty có tên tuổi trong ngành.

4.1.2 Thực trạng triển khai và kết quả thực hiện các chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu của công ty Ở chiến lược này chủ yếu doanh nghiệp cần phải tìm cách gia tăng doanh thu của công ty bằng cách tăng số lượng tiêu thụ của sản phẩm hiện có và phát triển sản phẩm mới trên thị trường hiện tại của doanh nghiệp Việc đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng công cụ Marketing nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường đó.

Tại Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang, các chiến lược Marketing đang sử dụng nhằm thúc đẩy chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu đạt được hiệu quả tốt.

4.1.2.1 Chiến lược về thương hiệu và chủng loại sản phẩm Đến nay công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang đã hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm được hơn 10 năm Trong những năm qua công ty đã không ngừng lớn mạnh, từng bước khẳng định được uy tín của mình trên nhiều thị trường Hiện nay, công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang có hai chủng loại, đó là TPCN và thuốc Cả hai chủng loại của công ty đã và đang được tiêu thụ ở nhiều thị trường khác nhau, được nhiều người đánh giá cao về chất lượng Công ty sử dụng chiến lược sản phẩm là chiến lược đa dạng hóa về chiều rộng với danh mục sản phẩm rất đa dạng, đa dạng về dòng sản phẩm, đa dạng về chủng loại sản phẩm: dược phẩm, thực phẩm chức năng;… nhằm mục đích phục vụ nhiều nhất có thể nhu cầu của khách hàng, và mục tiêu tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng đối với công ty.

Trong 3 năm từ 2013- 2015 danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 50 mặt hàng được duy trì.

Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm theo chiều rộng cho sản phẩm của Công ty giai đoạn vừa qua Với mục tiêu sản xuất những mặt hàng chất lượng cao với chiết xuất từ thiên nhiên, không có những hóa chất độc hại cho cơ thể, bên cạnh đó là nhóm hàng TPCN hỗ trợ, đây là một hướng đi đúng đắn trong chiến lược sản phẩm của công ty khi mà ngày nay, người tiêu dùng ngày càng chuyển sang xu hướng sử dụng những sản phẩm có xuất xứ tự nhiên, chất lượng đảm bảo, không có gây hại cho sức khỏe khi sử dụng Mẫu mã và chất lượng của sản phẩm của Công ty qua khảo sát điều tra được tổng hợp và thể hiện qua như sau:

* Về mẫu mã sản phẩm:

Bảng 4.1 Đánh giá về mẫu mã sản phẩm của Công ty

Số Đẹp Trung bình Xấu

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (phiếu) (người) (%) (người) (%) (người) (%)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy rằng có hiệu thuốc đánh giá rằng mẫu mã bao bì sản phẩm canophin của công ty là đẹp chiếm 46,15% còn với khách hàng chiếm chỉ có 28,99% Bên cạnh đó vẫn còn một số hiệu thuốc cho rằng mẫu mã của sản phẩm này còn xấu chiếm 7,70% Điều này cũng là những phản hồi tiêu cực về mẫu mã, bao bì sản phẩm rằng đây là sản phẩm có mẫu mã bao bì chưa đẹp Đây là một trong những yếu tố khách quan bên ngoài mà Công ty cần phải phát huy và cải thiện hơn nữa những yêu cầu nào về mẫu mã, nhãn mác nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường.

Tương tự đối với sản phẩm gravel Ở sản phẩm này thì mức đánh giá của 2 đối tượng là khác nhau. Đối với đối tượng hiệu thuốc thì cho rằng sản phẩm này đa số ở mức trung bình chiếm 66,67% còn đối với khách hàng lại cho rằng mẫu mã này là trung bình chiếm 35,29% Vì vậy cần phải có biện pháp để cho mức độ của 2 đối tượng này đồng đều và phải tốt hơn.

Tương tự ta cũng có nhận xét đối với sản phẩm hadugast thấy rằng có 60% hiệu thuốc và 61,73% khách hàng đánh giá rằng mẫu mã bao bì sản phẩm hadugast của Công ty là tốt để có thể kích thích người tiêu dùng Tuy nhiên, cũng có những phản hồi tiêu cực về mẫu mã, bao bì sản phẩm rằng đây là sản phẩm thuốc có mẫu mã bao bì chưa đẹp Đây là một trong những yếu tố khách quan bên ngoài mà Công ty cần phải phát huy và cải thiện hơn nữa những yêu cầu nào về mẫu mã, nhãn mác nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường

* Về chất lượng sản phẩm:

Bảng 4.2 Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty

Tên sản phẩm Số phiếu Số

(phiếu) lượng lượng lượng Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Về chất lượng của sản phẩm thì ta có bảng so sánh sự đánh giá của khách về chất lượng sản phẩm canophin theo nhận định của khách hàng như sau:

Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy đối với sản phẩm canophin thì khách hàng đánh giá chất lượng của sản phẩm này là tốt, khách hàng chiếm 62,32%, kém chiếm 4,35% Điều này chứng tỏ sản phẩm này được thị trường đánh giá cao Công ty cần phải phát huy và cải thiện hơn nữa để sản phẩm tốt hơn đáp ứng nhu cầu thị trường. Đới với sản phẩm gravel thì mức độ đánh giá chất lượng thì khách hàng cho rằng chất lượng của sản phẩm gravel ở mức trung bình chiếm 76,47% và kém là 3,92% Điều này là yếu tố mà công ty cần phải xem xét và đưa ra những giải pháp để khắc phục.

Số người đánh giá chất lượng sản phẩm hadugast của Công ty có chất lượng tốt chiếm 67,90%, không có ai đánh giá chất lượng sản phẩm kém Điều đó cho thấy rằng sản phẩm có chất lượng tốt, làm hài lòng người tiêu dùng, khẳng định hướng đi của chiến lược sản phẩm là tập trung vào dòng sản phẩm có chất lượng cao là một hướng đi đúng và bắt kịp xu thế.

4.1.2.2 Chiến lược phát triển hệ thống kênh phân phối

Hầu hết các công ty kinh doanh đều sử dụng kênh phân phối ngắn trực tiếp bán hàng cho khách hàng hoặc gián tiếp thông qua chi nhánh, đại lý, hiệu thuốc ở từng khu vực địa lý Đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang, do thị phần trong ngành chưa lớn nên hệ thống phân phối của công ty khá yếu Ở đây nghiên cứu 3 sản phẩm là canophin, gravel và hadugast chủ yếu bán hàng đến các đại lý, quầy thuốc trên địa bàn đó thông qua các đại lý chính thức theo khu vực, hay liên kết với bệnh viện địa phương để tiến hành kê đơn sản phẩm cho bệnh nhân vào viện Bên cạnh đó Công ty có chi nhánh chính thức ở khu vực Hà Nội

Chiến lược phân phối trực tiếp này của công ty đem lại khá nhiều hiệu quả trong việc phân phối 3 sản phẩm (canophin, gravel và hadugast) đến hầu hết các nơi trong khu vực mà công ty đang hoạt động, bất cứ khi nào khách hàng muốn tìm kiếm hay mua sản phẩm đều có thể đến các quầy thuốc chuyên phân phối sản phẩm của công ty.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường tại công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang

4.2.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài

- Hệ thống chính sách của nhà nước

Hệ thống chính sách có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động SXKD của các DN Khi có một chính sách nào đó ra đời, nó có thể tác động tích cực đối với công ty này nhưng có thể tác động tiêu cực đối với các công ty khác Tuy nhiên, hầu hết các chính sách của Nhà nước sẽ khắc phục tình trạng trì trệ, điều chỉnh và định hướng các hoạt động kinh tế hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật theo đúng mục tiêu đã định trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước Một môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ giúp DN phát huy hết năng lực của mình và kinh doanh hiệu quả hơn Nếu điều kiện thị trường thuận lợi thì việc tổ SXKD sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang cũng không nằm ngoài sự tác động đó Hoạt động SXKD trong lĩnh vực dược phẩm nên hầu hết các văn bản của Nhà nước liên quan đến sản phẩm dược phẩm đều có ảnh hưởng tới công ty Trong quá trình hoạt động SXKD, Công ty phải nhập khẩu nhiều loại máy móc Ở Công ty, các thủ tục nhập khẩu còn chưa linh hoạt nên Công ty thường tốn chi phí do bị phạt Quyết định 68/QĐ- TTg ra đời đã mang lại thuận lợi cho Công ty Quyết định này là xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu Phát triển ngành dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa để s ử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược; Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc

Bên cạnh đó còn có các chính sách mà Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty phải kể đến như: chính sách bảo trợ cho vay vốn từ các tổ chức tín dụng, chính sách cho thuê đất, chính sách bảo hộ bán hàng vào khối bệnh viện…Việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi của địa phương được coi là nhân tố thuận lợi cho chiến lược PTTT của Công ty.

Các quy định, tiêu chuẩn của hàng dược phẩm trong nước, khu vực và thế giới: thuốc và thực phẩm chức năng là ngành kinh doanh có điều kiện nên có rất nhiều các quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo Các quy định chung về điều kiện thành phần nồng độ các hoạt chất, tính năng, công dụng của từng loại dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn của Cục quản lý dược và được cấp giấy công bố mới được lưu hành trên thị trường

Vì thế trong tương lai khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ tăng lên, sản phẩm của Công ty dễ dàng xâm nhập vào các thị trường tiềm năng Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để Công ty chuyên môn hoá sản xuất dược phẩm chất lượng cao đúng với mục tiêu mà Công ty đang theo đuổi

Trong các văn bản pháp luật này, ngoài việc chú trọng phát triển ngành dược, Nhà nước cũng đề cập đến công tác quản lý thị trường, cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Các tác động của nền kinh tế Việt Nam đến hoạt động của Công ty, kinh tế thị trường mở ra các cơ hội để các DN hội nhập và phát triển kinh tế Sự ổn định phát triển kinh tế trong nước là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động SXKD Tuy nhiên trong khoảng những năm 2010 đến nay kinh tế Việt Nam được đánh giá là những năm khó khăn, điều này có tác động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của các công ty nói chung và của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Giang nói riêng Thời kỳ này là một thách thức lớn đối với những DN vừa và nhỏ cả về thị trường vốn lẫn thị trường tiêu thụ Để phát triển kinh doanh có hiệu quả, Công ty CP Dược phẩm Hoàng Giang cần có những biện pháp đầu tư hợp lý, thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường để có chiến lược phát triển thị trường phù hợp cho từng giai đoạn của nền kinh tế

Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty trong ngành dược phẩm trong nước cũng như các hãng dược phẩm lớn, nổi tiếng nước ngoài Thị trường dược phẩm là một ngành có rất nhiều công ty lớn mạnh cùng hoạt động và cạnh tranh với nhau Các công ty như công ty CP

DP Bắc Ninh, Công ty CP DP Trapaco, công ty CP DP Thái Dương… đều đang tranh đua giành thị phần Việt Nam Một chiến lược PTTT hiệu quả, phù hợp với nguồn lực và định vị thương hiệu của công ty sẽ đem đến cho công ty những thành công nhất định bất chấp tính khốc liệt của thị trường.

Bảng 4.7 Đánh giá mức độ bán 3 sản phẩm công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các hiệu thuốc

Sản phẩm Canophin Gravel Hadugast

Số lượng Tỷ lệ Số

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Từ bảng 4.7 ta thấy các hiệu thuốc đánh giá canophin ở cả 2 thị trường là thị trường Bắc Ninh chiếm 23,08% bán chạy hàng, 7,69% bán như nhau so với các sản phẩm khác, thị trường Hà Nội bán chạy và bán như nhau đều chiếm 30,77% Điều này cho thấy sản phẩm canophin được đánh giá cao ở 2 thị trường này. Đối với sản phẩm gravel thì lại có sự khác biệt so với sản phẩm canophin cụ thể bán chạy hơn ở thị trường Hà Nội chỉ chiếm 6,67% và ở thị trường Bắc Ninh thì không có hiệu thuốc nào cho rằng sản phẩm này bán chạy Các hiệu thuốc đánh giá mức độ bán hàng của sản phẩm này là bán rất chậm so với các sản phẩm khác cụ thể Hà Nội chiếm 46,66% và Bắc Ninh là 20% đánh giá Với lý do giá quá cao, mẫu mã bao bì không bắt mắt, khách hàng chưa biết nhiều về sản phẩm, chưa tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng, chưa có chính sách hỗ trợ giá và đặc biệt sản phẩm này là viên nén nên khó uống

Tương tự cũng đối với sản phẩm hadugast thì thị trường HàNội và Bắc Ninh được hiệu thuốc đánh giá cao, mức độ bán chạy của Hà Nội chiếm 40% và Bắc Ninh là 13,33%.

Từ đó cho thấy lợi thế của công ty hiện nay thị trường chủ yếu là

Hà Nội và thị trường tiềm năng là Bắc Ninh Hai thị trường đều rất phát triển về cả dân trí và kinh tế - xã hội, vì vậy với thị trường tiềm năng là Bắc Ninh thì công ty cần phải tập trung đầu tư đi sâu khai thác và phát triển thị trường này mạnh hơn nữa cho 3 loại sản phẩm trên.

Thói quen tiêu dùng của người dân thích sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo là những lợi thế để Công ty tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm này Mặt khác thu nhập của người dân còn thấp nên xu hướng dùng các sản phẩm nội, ý nghĩ “ham của rẻ”, sản phẩm có mức giá thấp vẫn được một số bộ phận người tiêu dùng sử dụng.

Các yếu tố về cơ cấu độ tuổi, thu nhập, ngành nghề, thói quen sinh hoạt, khí hậu của Việt Nam khác so với châu Âu có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nghiên cứu các vấn đề này Công ty có chiến lược phát triển 3 loại sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu của một đối tượng người tiêu dùng.

Từ bảng 4.8 cho thấy nhìn chung, khách hàng có mức thu nhập trung bình từ 3-8 triệu và thu nhập cao từ 8 triệu trở lên sử dụng 3 loại sản phẩm là nhiều nhất, mức thu nhập thấp dưới 3 triệu hầu như không sử dụng các sản phẩm này Điều đó có nghĩa rằng sản phẩm này những người có thu nhập thấp hộ không có khả năng sử dụng 3 loại sản phẩm của công ty.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối gián tiếp - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối gián tiếp (Trang 29)
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty (Trang 53)
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự và lao động của công ty dược phẩm Hoàng Giang - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự và lao động của công ty dược phẩm Hoàng Giang (Trang 56)
Bảng 3.2. Tình hình tài sản cố định của công ty - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 3.2. Tình hình tài sản cố định của công ty (Trang 58)
Bảng 3.3. Kết quả quả kinh doanh của công ty phân theo chức năng sản phẩm - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 3.3. Kết quả quả kinh doanh của công ty phân theo chức năng sản phẩm (Trang 59)
Bảng 3.4. Kết quả quả kinh doanh của công ty phân theo hình thái sản phẩm - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 3.4. Kết quả quả kinh doanh của công ty phân theo hình thái sản phẩm (Trang 60)
Bảng 3.6. Nguồn thông tin số liệu sơ cấp - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 3.6. Nguồn thông tin số liệu sơ cấp (Trang 63)
Bảng 3.7. Phân tích ma trận SWOT - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 3.7. Phân tích ma trận SWOT (Trang 64)
Bảng 4.1. Đánh giá về mẫu mã sản phẩm của Công ty - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.1. Đánh giá về mẫu mã sản phẩm của Công ty (Trang 70)
Bảng 4.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty (Trang 71)
Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối sản phẩm của Công ty - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối sản phẩm của Công ty (Trang 72)
Bảng 4.3. Giá một số loại sản phẩm của một số đối thủ cạnh tranh năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.3. Giá một số loại sản phẩm của một số đối thủ cạnh tranh năm 2015 (Trang 74)
Bảng 4.4. Thị phần của các công ty sản xuất 3 sản phẩm trên thị trường năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.4. Thị phần của các công ty sản xuất 3 sản phẩm trên thị trường năm 2015 (Trang 77)
Bảng 4.5. Thị trường miền Bắc của 3 sản phẩm đã chọn của công ty năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.5. Thị trường miền Bắc của 3 sản phẩm đã chọn của công ty năm 2015 (Trang 80)
Bảng 4.6. Số lượng điểm phân phối sản phẩm trên thị trường miền Bắc năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.6. Số lượng điểm phân phối sản phẩm trên thị trường miền Bắc năm 2015 (Trang 81)
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ bán 3 sản phẩm công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các hiệu thuốc - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ bán 3 sản phẩm công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các hiệu thuốc (Trang 86)
Bảng 4.8. Đánh giá mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ sử dụng dược phẩm của khách hàng trong 1 tháng - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.8. Đánh giá mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ sử dụng dược phẩm của khách hàng trong 1 tháng (Trang 88)
Bảng 4.9. Đánh giá mối quan hệ giữa ngành nghề và mức độ sử dụng dược phẩm của khách hàng trong 1 tháng - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.9. Đánh giá mối quan hệ giữa ngành nghề và mức độ sử dụng dược phẩm của khách hàng trong 1 tháng (Trang 89)
Bảng 4.10. So sánh giữa khối lượng sản xuất và tiêu thụ 3 sản phẩm của công ty năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.10. So sánh giữa khối lượng sản xuất và tiêu thụ 3 sản phẩm của công ty năm 2015 (Trang 91)
Bảng 4.11. Tổng hợp địa điểm mua và đánh giá của khách hàng về sản phẩm - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.11. Tổng hợp địa điểm mua và đánh giá của khách hàng về sản phẩm (Trang 93)
Bảng 4.12. Doanh thu 3 sản phẩm của công ty từ 2013- 2015 ĐVT: triệu đồng - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.12. Doanh thu 3 sản phẩm của công ty từ 2013- 2015 ĐVT: triệu đồng (Trang 94)
Bảng 4.14. Khảo sát nhân viên ý kiến đánh giá của nhân viên bán hàng Mưc độ đánh giá Chỉ tiêu đánh giá - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.14. Khảo sát nhân viên ý kiến đánh giá của nhân viên bán hàng Mưc độ đánh giá Chỉ tiêu đánh giá (Trang 96)
Bảng 4.15. Phân tích ma trận  SWOT - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Bảng 4.15. Phân tích ma trận SWOT (Trang 99)
Sơ đồ 4.2. Bộ máy phòng Kinh doanh công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang - (Luận văn thạc sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang
Sơ đồ 4.2. Bộ máy phòng Kinh doanh công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang (Trang 105)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w