1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát ý kiến người dân về chất lượng các cuộc đối thoại giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn phường cửa ông thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh năm 2023

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Để có những hiểu biết về chất lượng các cuộc đối thoại giữa chính quyền và nhân dân do thành phố Cẩm Phả tổ chức, lớp Truyền thông chính sách K40, Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN

BÁO CÁO

MÔN DƯ LUẬN XÃ HỘI

KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNGCÁC CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN

DÂN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG CỬA ÔNG, THÀNH PHỐCẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023.

Hà Nội, 2023.

Trang 2

4 Đối tượng và phạm vi khảo sát 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 4

I Thông tin chung 4

II Kết quả khảo sát 5

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 14

I Kết luận 14

II Đề xuất giải pháp 16

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan về thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam Hiện nay, Cẩm Phả được xếp hạng là đô thị loại II và là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ninh.

Trang 3

- Vị trí địa lý: Thành phố Cẩm Phả (Toạ độ: 20o58’10’’ - 21o12’ vĩ độ

bắc, 107o10’ - 107o23’50’’ kinh độ đông) cách thành phố Hạ Long 30km, bắc giáp huyện Ba Chẽ, đông giáp huyện Vân Đồn, tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, nam giáp vịnh Bắc Bộ Vùng vịnh thuộc Thành phố là vịnh Bái Tử Long.

- Diện tích:

Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623ha Địa hình đồi núi Núi non chiếm 55,4% diện tích (Trong đó núi đá chiếm tới 2590ha Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3% Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Năm 2017: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Cẩm Phả là 38.652 ha bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (1.452 ha, chiếm 3,8%), đất lâm nghiệp (19.305 ha, chiếm 49,9%), đất chuyên dụng (9.974 ha, chiếm 25,8%), đất ở (1.350 ha, chiếm 3,5%) (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017).

- Nhiệt độ, độ ẩm: Thành phố Cẩm Phả có nhiệt độ trung bình năm

23oC, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307mm, mùa đông thường có sương mù.

- Dân cư:

Năm 2015: 188.600 người.

Năm 2017: 190.500 người, mật độ dân số trung bình là 492,8 người/km2 (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017).

- Các đơn vị hành chính: Gồm 13 phường và 3 xã.

Các phường: Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Trung, Cẩm Thuỷ, Cẩm Thạch, Quang Hanh.

Các xã: Cộng Hoà, Dương Huy, Cẩm Hải.

Trang 4

2 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước, Ðảng ta luôn kiên trì mục tiêu tạo ra sự đồng thuận, thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn Ðảng và toàn xã hội Ðồng thuận xã hội là nhân tố quan trọng, là nền tảng của đại đoàn kết toàn dân tộc, yếu tố căn bản bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Tăng cường sự đồng thuận xã hội là mục tiêu và quan điểm của Ðảng, đồng thời là nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhân dân, đang được thể hiện sinh động trong thực tiễn.

Công tác dân vận của hệ thống chính trị kiên trì quan điểm dân là gốc, lấy lợi ích căn bản của đại đa số nhân dân làm điểm xuất phát và cơ sở của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước Những năm gần đây, đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận của hệ thống chính trị theo hướng sâu sát với nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, thiết thực, hiệu quả, là giải pháp quan trọng để xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Ðề cao việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, tạo cơ sở xây dựng sự đồng thuận xã hội, động viên, tập hợp và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước Thực hiện theo quyết định của Đảng và Nhà nước, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức những cuộc đối thoại định kỳ để báo cáo, trao đổi và giải quyết những vấn đề xã hội Để có những hiểu biết về chất lượng các cuộc đối thoại giữa chính quyền và nhân dân do thành phố Cẩm Phả tổ chức, lớp Truyền thông chính sách K40, Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã làm một cuộc khảo sát

Trang 5

3 Mục tiêu

Mục tiêu: Khảo sát, nghiên cứu về chất lượng các cuộc đối thoại giữa chính chính quyền và nhân dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

4 Đối tượng và phạm vi khảo sát

Đối tượng khảo sát: Bí thư/ tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Phạm vi khảo sát: Thực hiện khảo sát trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp: Phỏng vấn sâu kết hợp bảng hỏi

- Phân tích số liệu: Xử lý trên phần mềm của google biểu mẫu - Số phiếu trả lời hợp lệ: 18/18.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁTI Thông tin chung

87.50%12.50%

Theo số liệu điều tra, trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh số người dân sinh sống tại phường chiếm 87.5% và 12.5% còn lại sinh sống tại xã.

Trang 6

Từ 50 - 60Trên 60

Số liệu điều tra cho thấy, đa phần những người tham gia khảo sát rơi vào 2 nhóm tuổi những người từ 40 tuổi đến 50 tuổi chiếm khoảng 64.7%, số người dân từ 50 tuổi đến 60 tuổi chiếm 35.3%.

II Kết quả khảo sát

Câu 1: Đề nghị ông/bà cho biết chính quyền tổ chức các cuộc đối thoạivới tần suất như thế nào?

Theo số liệu khảo sát, các cuộc đối thoại được tổ chức mỗi tháng 1 lần với chiếm 77.8%, 16.7% số người tham gia khảo sát nói rằng các cuộc đối thoại được tổ chức mỗi quý 1 lần, 6 tháng 1 lần chiếm 5.5% và 0% không tổ chức Từ những số liệu trên, có thể thấy rằng tất cả các địa phương trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả đều tổ chức cuộc đối thoại giữa chính quyền và nhân dân, tuy nhiên với những tần suất khác nhau Đa số các tổ đều tổ chức mỗi tháng một lần, tần suất này được đánh giá là khá thường xuyên so với các tỉnh thành khác trên cả nước.

Trang 7

Câu 2: Người dân nhận được thông tin về cuộc đối thoại bằng cách nàovà trước bao lâu?

64.70%17.60%

Thông báo trước trên các phương về thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc đối thoạiPhát giấy mời đến các gia đình trước 1 tuần

Thông báo cho trưởng thông trước 1 ngày

Không thông báo trước

Theo số liệu thống kê, các cuộc đối thoại được thông báo trước trên các phương tiện truyền thông của địa phương về thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc đối thoại chiếm 17.6%, phát giấy mời đến các gia đình trước 1 tuần chiếm 17.6% và thông báo cho trưởng thôn trước 1 ngày cũng chiếm 17.6% Nhìn chung, không có địa phương nào là không được báo trước, người dân đều được nhận thông tin về cuộc đối thoại, tuy nhiên cách thức và thời gian tiếp nhận được thông tin là khác nhau

Câu 3: Các cuộc đối thoại thường diễn ra trong bao lâu?

Theo số liệu thống kê, đa số các cuộc đối thoại diễn ra trong khoảng 2 tiếng với tỉ lệ 81.3%, diễn ra trong 3 tiếng chiếm 12.5% và diễn ra trong 1 tiếng chiếm 6.2% Kết hợp với việc phỏng vấn, chúng em được biết rằng sở dĩ có sự chênh lệch về thời gian tổ chức là vì còn phụ thuộc vào nội dung

Trang 8

triển khai ở mỗi cuộc đối thoại Đối với những cuộc đối thoại kéo dài 3 tiếng thì nội dung đối thoại chủ yếu xoanh quanh những vấn đề môi trường, an ninh, trật tự, thậm chí có những cuộc đối thoại kéo dài hơn 3 tiếng nhưng vẫn chưa giải quyết được thỏa đáng những khúc mắc của người dân

Câu 4: Cuộc đối thoại thường được tổ chức vào thời điểm nào?

Theo số liệu thống kê, 60% các cuộc đối thoại được tổ chức vào ngày cuối tuần và 40% tổ chức vào ngày làm việc Đa phần các đại diện địa phương tổ chức cuộc đối thoại vào ngày làm việc rơi vào nhóm trên 60 (tức là họ đã về hưu nên thư thả về mặt thời gian) Ngược lại, 60% cuộc đối thoại tổ chức vào ngày cuối tuần đa phần là do có sự tham gia của những người còn đang đi làm

Câu 5: Chính quyền có thu thập các câu hỏi/ các vấn đề mà người dânquan tâm/ thắc mắc trước khi diễn ra cuộc đối thoại hay không?

Không

Trang 9

Theo số liệu thống kê, có thể nhận thấy rằng sự khác biệt giữa các địa phương trên cùng một địa bàn thuộc phường Cửa Ông: 52.9% trong tổng số người tham gia khảo sát phản hồi rằng chính quyền có tiến hành thu thập các câu hỏi/ các vấn đề mà người dân quan tâm/ thắc mắc trước khi diễn ra cuộc đối thoại và 47.1% ý kiến còn lại là không thu thập

Câu 6: Ông/bà nghĩ chính quyền có nên thu thập trước các câu hỏi từngười dân không? (Nếu có) trả lời câu 7, (nếu không) trả lời câu 8

81.30%18.80%

CóKhông

Theo số liệu thống kê, số người cho rằng chính quyền nên thu thập trước các câu hỏi từ người dân chiếm 81.3% và 18.8% không nên

Câu 7: Tại sao cần thu thập câu hỏi trước?

Để chính quyền chuẩn bị tốt về nội dung cho cuộc đối thoạiĐể người chủ trì đối thoại không bị động

Để chất lượng cuộc đối thoại được nâng cao

Theo số liệu thống kê, số ý kiến cho rằng việc thu nhập thông tin, ý kiến từ người dân nhằm nắm bắt được những vấn đề người dân đang quan tâm, cần được giải đáp chiếm 75%, để chất lượng cuộc đối thoại được nâng cao chiếm 16.7% và để chính quyền chuẩn bị tốt nội dung trong cuộc đối

Trang 10

thoại chiếm 8.3% Trên thực tế, khi tổ chức bất kì một cuộc họp nào cũng cần phải có sự chuẩn bị nên việc thu thập thông tin từ người dân sẽ giúp cho chính quyền có sự chuẩn bị kĩ càng hơn, nắm bắt được vấn đề của nhân dân và như vậy sẽ tạo nên cuộc đối thoại suôn sẻ, đúng trọng tâm

Câu 8: Tại sao không cần thu thập câu hỏi trước?

12.50%62.50%

Để thử thách khả năng bao quát trong công tác quản lý của lãnh đạo

Để người dân tự nhiên trong cuộc đối thoại

Để cuộc đối thoại sinh động

Theo số liệu thống kê, trong những ý kiến cho răng không nên thu thập ý kiến người dân có 62.5% ý kiến cho không xin ý kiến trước để đem đến một cuộc đối thoại sinh động, 25% để thử thách khả năng bao quát trong công tác quản lý của lãnh đạo và 12.5% để người dân tự nhiên trong cuộc đối thoại Ba lý do trên hướng tới sự tự nhiên, sinh động trong nội dung cuộc đối thoại và công tác quản lý của các nhà lãnh đạo, có thể coi đây là một thử thách đối với trình độ chuyên môn, khả năng lãnh đạo và khả năng xử lý, tổ chức một cuộc đối thoại diễn ra tự nhiên vì trong một cuộc đối thoại không có nhiều sự chuẩn bị từ trước sẽ dễ dàng xảy ra những tình huống bát ngờ

Trang 11

Câu 9: Ông/bà đánh giá thế nào về các cuộc đối thoại của địa phương đạo đưa ra đối thoại

Theo số liệu thống kê, đánh giá các cuộc đối thoại được chuẩn bị chu đáo chiếm 58.8%, các vấn đề nóng luôn được lãnh đạo đưa ra đối thoại chiếm 29.4% và tổ chức chuyên nghiệp chiếm 11.8% Tất cả đánh giá thu được đều là những đánh giá tích cực

Câu 10: Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ kịp thời giải đáp các thắcmắc của người dân, giúp ngăn chặn các điểm nóng tư tưởng?

Theo số liệu thống kê, đánh giá mức độ giải đáp các thắc mắc của người dân, giúp ngăn chặn các điểm tư tưởng nóng là kịp thời chiếm 88.2% và nhanh chóng chiếm 11.8% Kết quả khảo sát trên là những con số đáng mừng trong công tác dân vận của chính quyền phường Cửa Ông, thành phố

Trang 12

Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khi luôn luôn lắng nghe, giải đáp những vấn đề của người dân đồng thời chủ động ngăn chặn những tiêu cực trong tư tưởng

Câu 11: Ông/bà mong đợi điều gì về chất lượng các cuộc đối thoại tại địa

Cần có kế hoạch và thông báo cho người dân trước ít nhất 1 tuần

Theo số liệu thống kê, ý kiến cho rằng các cuộc đối thoại ở địa phương mình diễn ra rất tốt và không cần cải thiện gì thêm chiếm 31.3%, cần đưa ra những vấn đề thiết thực hơn chiếm 43.8%, cần được chuẩn bị chu đáo hơn chiếm 12.5%, cần có kế hoạch và thông báo cho người dân trước ít nhất 1

Trả lời dài dòng, khó hiểuChưa khéo léo khi trả lời Người trả lời không quan tâm đến người hỏi, trả lời cho cóTrả lời rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu

Theo số liệu thống kê, số người tham gia khảo sát đánh giá kỹ năng đối thoại của người chủ trì là không quan tâm đến người hỏi, trả lời cho có chiếm 88.2%, số người đánh giá là chưa khéo léo khi trả lời chiếm 5.9% và trả lời

Trang 13

dài dòng, khó hiểu chiếm 5.9% Đây đều là những phản hồi cho thấy người chủ trì chưa thật sự có trình độ quản lý, tổ chức, việc trả lời dài dòng, khó hiểu phản ánh trình độ khoa học của nhà lãnh đạo chưa uyên thâm, có thể là họ cố trình lảng tránh những vấn đề mà người dân đưa ra hoặc có thể là không đủ kiến thức để trả lời nên thành ra lan man Những câu trả lời không khéo léo đôi khi sẽ làm dấy lên những khủng hoảng không đáng có xuất phát từ việc cung cấp thông tin và cuối cùng là việc không quan tâm đến người hỏi, trả lời cho có thể hiện một thái độ không tôn trọng người dân, xét về hành vi đạo đức thì nhà lãnh đạo không đủ phẩm chất

Câu 13: Ông/bà có cho rằng nên tổ chức đối thoại với dân nhiều hơn tầnsuất hiện nay không?

41.20%58.80%

CóKhông

Theo số liệu thống kế, 41.2% ý kiến cho rằng nên tổ chức đối thoại với dân nhiều hơn và 58.8% ý kiến còn lại cho rằng không nên tổ chức thêm Tất cả những ý kiến cho rằng không nên tổ chức thêm các cuộc đối thoại đều nằm ở nhóm các địa phương tổ chức đối thoại 1 tháng 1 lần Tuy nhiên số cho rằng nên tổ chức đối thoại thêm cũng thuộc về đa số nhóm địa phương tổ chức 1 tháng 1 lần Từ những dự liệu trên có thể thấy rằng, mặc dù cùng sinh sống trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phả Cẩm Phả, cùng tần xuất tố chức đối thoại 1 tháng 1 lần (được cho là khá thường xuyên) thì vẫn xuất hiện những địa phương có nhu cầu muốn được tổ chức thường xuyên hơn nữa, điều này xuất phát từ những vấn đề mà mỗi địa phương phải đối diện, mật độ

Trang 14

dân số (càng đông dân thi càng nhiều vấn đề => cần đối thoại nhiều hơn để đưa vấn đề đến chính quyền và giải quyết ), an sinh xã hội,

Câu 14: Ông/bà thấy có bất kỳ chuyển biến nào trong thực tế sau mỗicuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân?

82.40%17.60%

Chính quyền nhanh chóng giải quyết những bất cập mà người dân chỉ ra trong cuộc đối thoạiMột số giải pháp mà người dân đề xuất được chính quyền xem xét, áp dụng

Chuyển biến rất ít

Không có chuyển biến gì, làm hình thức

Theo số liệu thống kê, ý kiến cho rằng sau mỗi cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân, chính quyền nhanh chóng giải quyết những bất cập mà người dân chỉ ra trong cuộc đối thoại chiếm 82.4% và chính quyền xem xét, áp dụng một số giải pháp mà người dân đề xuất chiếm 17.6% Suy ra, chính quyên có sự lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của nhân dân và đã ưu tiên, đặt quyền lợi của nhân dân lên trên, đúng với đường lối “lấy dân làm gốc” của Đảng, Nhà nước

Câu 15: Ông/bà có đề xuất gì với cơ quan cấp trên để đổi mới việc đốithoại giữa chính quyền và người dân trong thời gian tới?

0.6880.062

Bỏ vì không có hiệu quảPhối hợp giữa đối thoại trực tiếp và trực tuyến

Định kỳ - trực tiếp, đột xuất - trực tuyến

Tăng khảo sát qua bảng hỏi trực tuyến để nắm bắt ý kiến, băn khoăn

Trang 15

Theo số liệu thống kê, 68.8% ý kiến cho rằng không cần đổi mới, tiếp tục duy trì như cũ việc đối thoại giữa chính quyền và người dân, 25% ý kiến cho rằng cần tăng khảo sát qua bảng hỏi trực tuyến để nắm bắt ý kiến, băn khoăn của người dân kịp thời và 6.2% ý kiến đề xuất nên kết hợp giữa đối thoại trực tiếp và trực tuyến

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁPI Kết luận

Dựa trên kết quả khảo sát, em có những kết luận như sau:

Tần suất đối thoại của các địa phương trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh diễn ra thường xuyên, đa số các địa phương tổ chức đối thoại 1 tháng 1 lần

Kênh truyền thông tin ở mỗi địa phường là khác nhau, phần nhiều các địa phương sẽ sử dụng phương pháp truyền thống là phát giấy đến tận nhà các hộ gia đình, hoặc thông báo trên loa đài, cổng thông tin của tổ/phường/xã hoặc thông báo qua trung gian là trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố

Trung bình mỗi cuộc đối thoại diễn ra 2 tiếng Tùy vào số lượng nội dung trao đổi mà thời gian có thể kéo dài hoặc rút ngắn

Các cuộc đối thoại được diễn ra trong 2 khoảng thời gian chính là vào ngày làm việc và ngày cuối tuần Tuy nhiên, vì đối tượng tham gia là các cụ già hưu chí nên việc diễn ra vào những ngày làm việc vấn được đảm bảo bình thường

Đa số ý kiến đều cho rằng nên thu thập các câu hỏi từ người dân trước khi cuộc đối thoại diễn ra để đảm bảo về chất lượng đối thoại, sự chủ động của người trả lời câu hỏi Tuy nhiên, có một nhóm người tham gia khảo sát cũng đưa ra những lí do lí giải cho việc không cần thu thập trước câu hỏi của người dân Họ cho rằng việc không biết trước câu hỏi sẽ phần nào phản ánh trình độ trong công tác quản lý nhà lãnh đạo và người dân cũng được tự nhiên khi đặt câu hỏi mà không trải qua

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w