1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập giữa kỳ đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả về vấn đề nói không với bạo lực học đường

57 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này không chỉ đơn thuần là tranh cãi để giải quyết vấn đề mà đã tiến tới hành vi lớn hơn điển hình là bạo lực học đường.Bạo lực học đường từ trước đến nay luôn được dư luận xã hội q

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA VIỆN BÁO CHÍ

-BÀI TẬP GIỮA KỲ

MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG Đề tài: Thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả

về vấn đề

“Nói không với bạo lực học đường”

Giảng viên: PGS,TS Nguyễn Văn Dững Sinh viên: Nguyễn Phú Thành

Mã số sinh viên: 2256060036Lớp: Quay phim truyền hình – K42Lớp tín chỉ: BC02801_ 4

Trang 2

Hà Nội, Tháng 12 năm 2022

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa bộ môn Lý thuyết truyền thông vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửilời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – PGS, TS Nguyễn Văn Dững vì đã luôn hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, sát sao

cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Nhờ sự chỉ bảo ấy

mà em có thêm những hiểu biết về môn học Lý thuyết truyềnthông, đồng thời em cũng nhận thấy rằng mình phải học tập

và rèn luyện nhiều hơn nữa về cả kiến thức lẫn những nguyên tắc trong nghiên cứu để có thể thành công trong con đường nghiên cứu về các loại hình truyền thông sau này.

Mặc dù đã cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vu giữa kỳ này tốt nhất có thể nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác Vì vậy em mong sự đóng góp của thầy để có thể hoàn thiện hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Nguyễn Phú Thành

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Khách thể nghiên cứu 5

4.3 Phạm vi nghiên cứu 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO SỰ KIỆN “NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6

Trang 4

1.1.2 Tình trạng bạo lực học đường hiện nay 10

1.1.3 Đối tượng công chúng 10

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO SỰ KIỆN “NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC DƯỜNG” 13

2.1 Xác định mục tiêu truyền thông 13

2.4.3 Cấu trúc thông điệp 16

2.5 Chiến lược truyền thông 16

2.6 Chiến thuật truyền thông 17

2.6.1 Quan hệ công chúng 17

Trang 5

2.6.1.1 Xây dựng mối quan hệ

2.7.2 Ngân sách truyền thông trên truyền hình 25

2.7.3 Ngân sach truyền thông trên internet 26

2.7.4 Ngân sách truyền thông trên báo 26

2.7.5 Ngân sách truyền thông ngoài trời 27

2.7.6 Ngân sách truyền thông cả chiến dịch 27

2.8 Quản lý rủi ro 27

2.9 Đánh giá 29

C KẾT LUẬN 32

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trường học là nơi cung cấp cho các em học sinh những kiến thức, tri thức ở nhiều lĩnh vực; là nơi các em được bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách, đạo đức và phẩm chất, tâm hồn trong sáng; là nơi cho các học sinh chắp cánh ước mơ vào tương lai

Trang 7

nhân ái, bao dung và dạy dỗ các em những quan niệm đúng đắn trong cuộc sống Chính vì vậy, ở lứa tuổi cắp sách đến trường các em học sinh được giao lưu, kết giao gặp gỡ và có thêm những mối quan hệ mới, đó là mối quan hệ bạn bè và cũng từ mối quan hệ bạn bè các em học sinh không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột và xích mích với nhau Điều này không chỉ đơn thuần là tranh cãi để giải quyết vấn đề mà đã tiến tới hành vi lớn hơn điển hình là bạo lực học đường.

Bạo lực học đường từ trước đến nay luôn được dư luận xã hội quan tâm và đang phản ánh thực trạng này diễn ra ngày càng nhiều, hành vi bạo lực được biểu hiện với những chiều hướng khác nhau, biểu hiện này có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực, sức mạnh của bản thân mà còn sử dung các vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng như gậy gộc, ống nước, dao,… Đặc biệt là tình trạng các em học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây dưới hình thức hội đồng, làm nhuc bạn, quay phim rồi phát tán lên trên mạng xã hội mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội Hơn nữa, ngoài bạo lực gây tổn thương về thể xác, học sinh hiện nay còn bạo lực tinh thần bằng việc xúc phạm, lăng mạ, chửi bới, đe dọa và cô lập một hoặc nhóm học sinh Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho nhiều người từ học sinh gây ra bạo lực, học sinh bị bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trong trường học là rất quan trọng Dù vậy, các giải pháp đó hiện giờ vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em học sinh.

Trang 8

Và với tất cả lý do trên em chọn đề tài nghiên cứu để xây

dựng kế hoạch truyền thông “Nói không với bạo lực học đường” hi vọng nghiên cứu này có thể đem lại ý nghĩa thực tế

về mặt xã hội.

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường với đối tượng là học sinh, sinh viên đã và đang trong môi trường giáo dục nói riêng và toàn thể cộng đồng, xã hội nói chung, đồng thời tìm ra những nguyên nhân gây ra và hậu quả của vấn nạn này Từ đó, đưa ra một kế hoạch truyền thông hiệu quả về một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bạo lực học đường Để qua đó nâng cao ý thức, hiểu biết của học sinh với vấn nạn bạo lực học đường giúp các em học sinh có một môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về kiến thức, kĩ năng và cả nhân cách.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận:

Khái niệm bạo lực học đường, thực trạng bạo lực học đường

Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề bạo lực học đường Tiến hành phân tích một số lý thuyết áp dung cho vấn đề nghiên cứu.

- Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn:

Tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực trạng bạo lực học đường

Trang 9

Phân tích yếu tố tác động gây nên hành vi bạo lực học đường

Tuyên truyền, quảng bá cách phòng chống bạo lực học đường

Lên án các hành vi xấu về bạo lực học đường

Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu, phòng chống tình trạng bạo lực học đường

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở các trường học

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Học sinh trong trường bao gồm cả học sinh tham gia bạo lực và học sinh không tham gia bạo lực ở các trường học

- Giáo viên trong các trường học

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: các trường học tại thành phố Hà Nội - Phạm vi thời gian: Thời gian truyền thông, thực hiện kế

hoạch truyền thông từ tháng 9 năm 2021 cho đến tháng 11 năm 2021

- Phạm vi nội dung: Phân tích thực trạng bạo lực học đường, tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của hành vi bạo lực từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phòng tránh tình trạng này, đồng thời nâng cao nhân cách, phẩm chất học sinh.

Trang 10

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO SỰ KIỆN “NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 Phân tích bối cảnh

1.1.1.Lịch sử vấn đề

Bạo lực là hành vi đe dọa, sử dung sức mạnh thể chất với

muc đích gây thương vong và tổn hại một ai đó hay một nhóm người nào đó.

Trang 11

Khái niệm bạo lực học đường: Bạo lực học đường là

hành vi tiêu cực xảy ra giữa học sinh trong trường học như gây xung đột, bất chấp công lý gây tổn thương cho bạn học về thể chất và tinh thần Không chỉ thế bạo lực học đường còn là sự trấn áp bạn học, thái độ ngang ngược đe dọa hoặc lạm dung sức mạnh cá nhân, tập thể để ánh đập, xô đẩy bạn học, thậm chí là sự xúc phạm, lăng mạ và cô lập bạn học Ngoài ra là hành động sự dung phương tiện điện tử, truyền thông, ngôn từ nhằm quấy rối, sỉ nhục, mạo danh…

Phân loại bạo lực học đường: Bạo lực học đường từ trước đến nay tồn tại ở rất nhiều hình thức, tùy vào nhiều đối tượng học sinh khác nhau thì các hình thức cũng khác nhau Tiêu biểu là các hình thức sau đây:

Trang 12

- Bạo lực về thể chất: gây thương tích, chấn thương bằng

hình thức ánh nhau, tiếp xúc cơ thể.

- Bạo lực mạng: công kích một tập thể hay một cá nhân nào

đó trên các trang mạng xã hội.

- Bạo lực xã hội: xa lánh, bàn tán, tẩy chay,… một người

hay một tập thể nào đó.

- Bạo lực bằng lời nói: sỉ nhuc, nói xấu, làm mất danh dự

của người khác bằng chính ngôn từ xúc phạm của mình.

1.1.1.1.Biểu hiện của bạo lực học đường

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, đầu tiên bắt nguồn từ việc các em học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về nhân cách, đạo đức, lối sống dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân Bạo lực học đường là một trong những biểu hiện cu thể của hành vi hung tính, trong đó hành vi hung tính được hiểu là hành vi gây nguy hiểm cho người khác, mang tính thù địch, khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng và sợ hãi, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt lời nói (chỉ trích, đe dọa), hành vi (lăng mạ, đánh đập, mạt sát) và thái độ (kiêu căng, lườm).

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đã và đang là “ vấn đề nóng” khiến dư luận bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục Đặc biệt các vu gây hấn, đánh nhau không chỉ có các em học sinh nam tham gia mà thực tế đã xảy ra rất nhiều vu học sinh nữ đánh nhau, đáng nói số vụ bạo lực học đường của học sinh nữ còn nhiều hơn cả

Trang 13

nhiều người đã vô cảm, thờ ơ, không những không can ngăn mà còn tung lên mạng xã hội các clip có những hình ảnh bạo lực này.

Qua đó, ta thấy được rằng tình trạng bạo lực học đường hiện nay đã trở thành điều đáng lo ngại không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là vấn đề cần quan tâm nhiều nhất dành cho xã hội, với các biểu hiện tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt cho nền giáo dục và cần được ngăn chặn triệt để ngay lập tức.

1.1.1.2.Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực, nhưng chủ yếu là do mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn nhóm hay thậm chí chỉ là nhìn ngứa mắt, ra oai Sau ây là các nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo lực học đường.

Từ phía bản thân: Vì học sinh chính, sinh viên vẫn còn là

những lớp trẻ bồng bột¸ suy nghĩ chưa chín chắn, phải đối mặt

Trang 14

với những chuyển biến khá lớn về mặt tâm lý, hình thành nên nhân cách của một con người Ở giai đoạn này, nếu không được dạy dỗ đúng cách cùng với tâm lý không đổn định và cái tôi quá cao thì rất dễ gây ra những sai lầm không đáng có Do sự phát triển thiếu toàn diện về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử và sự non nớt trong kỹ năng sống, có suy nghĩ sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ trong nhận thức và hành động không đúng Và vì các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ xa đọa

Trang 15

Từ phía gia đình: Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha

mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo, thậm chí là đánh đập khiến con cái bị ám ảnh, đã có nhiều em học sinh do ám ảnh bởi những trận đòn roi của cha mẹ mà tâm lý bất ổn, dẫn đến việc làm theo cách mà phu huynh hành xử đó là giải quyết mọi

chuyện bằng bạo lực Ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã làm cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa dần Phu huynh ít quan tâm tới con cái hoặc bị stress và xả stress bằng cách bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp Cấp II và cấp III là giai oạn học sinh hình thành nhân cách, dễ bị thay đổi nhân thức, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình hay xã hội là đã có thể gây nên những tổn thương không thể chữa lành và hình thành nên những nhân cách méo mó về giá trị sống.

Trang 16

Từ phía nhà trường: Nhà trường cũng là một trong

những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học ường Khi mà còn quá nặng về lý thuyết ở bộ môn giáo dục công dân, không có sự liên hệ thực tế với thực tại cuộc sống Ngoài ra, những lời lẽ thái quá, có hướng gây tổn thương đến lòng tự trọng do một số bộ phận giáo viên, cũng khiến cho học sinh bị áp lực về cả thể xác lẫn tinh thần Từ đó gây nên hiện tượng bạo lực học đường.

Từ phía xã hội: Hiện nay, trong xã hội luôn tiềm ẩn

những nguy cơ xấu làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của học sinh Càng lâu dần sẽ làm học sinh có những cái nhìn không đúng đắn, chính xác, dễ bị lôi kéo và du dỗ vào con đường tệ nạn Điển hình là các dạng phim về đề tài bạo lực, tệ nạn có rất nhiều trên các trang mạng xã hội – nơi mà giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn học sinh , các bạn có khả năng tiếp nhận thông tin công nghệ từ rất sớm đã được tiếp cận được những thông tin sai lệch, không có chọn lọc Xung quanh các bạn học sinh cũng rất nhiều các thành phần không tốt chưa được xử lý triệt để.

Trang 17

1.1.1.3.Hậu quả của bạo lực học đường

Gây ra suy nghĩ tiêu cực và trầm cảm: Các hình thức

bạo lực học đường mà các nạn nhân phải hứng chịu là bị xâm phạm thân thể như đánh, tát,…; bị trêu chọc dưới hình thức xô đẩy, ngáng chân; bị đe dọa, mạt sát; bị bịa chuyện nói xấu và tạo tin đồn; bị bình phẩm ác ý về giới tính, ngoại hình; bị cô lập, xa lánh,…Theo các nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy tần suất bạo lực học đường ở nhóm có sang chấn cao hơn nhóm không có Nạn nhân của bạo lực học đường có nguy cơ cao mắc phải trầm cảm, lo âu, các vấn đề về sức khỏe và khả năng thích nghi xã hội

Sang chấn tâm lý: Những ứa trẻ đã từng bị bạo lực ở các

dạng khác nhau, ví dụ như bạo lực thân thể, tinh thần, tình dục, … Những sang chấn trực tiếp xảy ra trong bạo lực, dù bạo lực nào đi chăng nữa thì thường để lại ảnh hưởng nghiêm trọng mà các nạn nhân khó giải quyết được Những triệu chứng sang

Trang 18

chấn tâm lý do bạo lực học đường để lại như rối loạn cảm xúc, hành vi, nhận thức, lo âu… không kéo dài quá lâu hoặc không quá nghiêm trọng.

Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập: Nạn nhân của bạo lực

học đường thường có xu hướng không thể tập trung học, thậm chí các bạn học sinh này còn không dám đến lớp, dẫn đến việc học hành chểnh mảng, kết quả học tập sút kém, phải thi lại, lưu ban…

Những học sinh gây ra bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường, có thể là đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học, ở mức độ nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật Không những thế cũng có nguy cơ phải đối mặt với kết quả học tập không tốt bởi vì những bạn này hầu như có đặc điểm là luôn chỉ nghĩ đến “sức mạnh” của mình dẫn đến không còn muốn học, thích sớm ra đời để chứng tỏ bản thân nên lơ là học tập và kết quả học tập sa sút Tóm lại, bạo lực học đường chính là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, phụ huynh và cả xã hội Vấn đề này sẽ luôn là vấn đề mang tính cấp thiết mà mỗi trường học cần phải lưu tâm và sát sao hơn nữa.

1.1.2.Tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường hiện nay Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng và còn tăng về mức độ nguy hiểm.

Trang 19

Những xô xát dù chỉ là nhỏ nhưng lại trở thành nghiêm trọng Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà giờ đã lan rộng ra nhiều trường và ở nhiều vùng khác nhau từ thành thị tới nông thôn.

Theo một số tư liệu của Bộ giáo dục và đào tạo, chỉ trong một năng học mà xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường ở trong trường và ở ngoài trường Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì đánh nhau.

Trong đó thì có hơn 75% các trường hợp bạo lực là ở học sinh và thanh niên sinh viên Hiện nay thì tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Ở Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau mà còn bị tấn công về cả tinh thần Điều này

Trang 20

có thể làm ảnh hưởng tới tư duy và lối sống của học sinh sau này.

1.1.3.Đối tượng công chúng

1.1.3.1.Đối tượng chính

Đối tượng là các học sinh, sinh viên ở địa bàn Hà Nội đã và đang theo học tại các cơ sở giáo dục như: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam,

1.1.3.2.Đối tượng liên quanNhóm truyền thông

Khi chúng ta triển khai một chương trình, sự kiện nào thì cũng phải cần đến giới truyền thông bởi giới truyền thông sẽ là cầu nối đưa thông tin mà chương trình muốn truyền đạt đến công chúng mục tiêu một cách nhanh và chính xác nhất Và phương tiện truyền thông ngày nay cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi của công chúng, những thông tin đưa lên truyền thông sẽ mau chóng đạt được hiệu quả cao

Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội chọn Đài phát thanh – truyền hình Hà Nội và Báo công an Hà Nội, Báo Tuổi Trẻ để làm cơ quan truyền thông cho chương trình Những đơn vị bảo trợ truyền thông trên sẽ phối hợp với ban tổ chức để đưa những thông tin về chiến dịch tuyên truyền luật phòng chống bạo lực

Trang 21

thông đại chúng cũng như góp phần tuyên truyền chiến dịch đến cho người dân thành phố Hà Nội.

Nhóm chuyên môn

Sở tư pháp thành phố Hà Nội là đơn vị đồng thực hiện, bởi sự kiện này liên quan đến pháp luật Sự hiểu biết về luật là yếu tố quan trọng để tuyên truyền luật phòng chống bạo lực học đường cho người dân.

Sở thông tin và truyền thông Hà Nội sẽ cung cấp lực lượng trong việc truyền thông.

Nhóm chính quyền địa phương

Các ban ngành, chính quyền địa phương là những đối tượng liên quan đến các chương trình truyền thông trong việc hỗ trợ giúp đỡ ban tổ chức đưa giấy mời huy động sự tham gia của mọi người đối với sự kiện “Nói không với bạo lực học đường”

Nhóm công chúng mục tiêu

Tất cả mọi người đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội vì chiến dịch lần này cần thái độ hợp tác, tham gia từ tất cả người dân để chương trình có thể giúp mọi người có thêm kiến thức hiểu biết rõ và sâu hơn về luật phòng chống bạo lực học đường Từ đó mọi người có cùng chung tay góp sức phòng chống bạo lực học đường

1.2 Phân tích môi trường SWOT của đơn vị tổ chức sự kiện này

Trang 22

1.2.1.Điểm mạnh

Gồm 2 đơn vị phối hợp tổ chức chương trình là Sở tư pháp thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội

Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội với đặc điểm là mỗi đơn vị có mỗi lợi thế riêng, kết hợp sẽ tạo được làn sóng mạnh mẽ tác động đến nhận thức của công chúng Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội có sở trường trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động truyền thông nên chiến dịch truyền thông lần này tại Hà Nội, Sở sẽ lên kế hoạch hoàn hảo nhất và hứa hẹn sẽ đạt được hiệu quả cao.

Sở tư pháp thành phố Hà Nội, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật Tạo được sự tin tưởng cho việc truyền thông tới cộng đồng.

1.2.2.Điểm yếu

Chiến dịch truyền thông về vấn đề “Nói không với bạo lực học đường” vẫn còn thiếu nguồn nhân lực, ngân sách và sự

hưởng ứng từ cộng đồng

1.2.3.Cơ hội

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường vẫn đang diễn ra khá nhiều trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng Vậy nên, khi các đề tài mang tính chất cấp thiết như vậy, khi được thực hiện sẽ được sự ủng hộ của Nhà nước đặc biệt là

Trang 23

bộ giáo dục, cũng như sự quan tâm của công chúng Công nghệ phát triển góp phần rất lớn trong việc sản xuất và tạo ra các hệ thống máy móc để tổ chức sự kiện, tạo ra các thiết bị vật dụng hỗ trợ cho việc truyền thông như băng rôn, biển hiệu, áp phích,

Công nghệ internet phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng mục tiêu có thể tiếp cận với chương trình truyền thông nhanh, dễ dàng hơn nên việc truyền thông hứa hẹn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

1.2.4.Thách thức

Con người trong cộng đồng vẫn còn thờ ơ với vấn nạn bạo lực học đường vẫn chưa hiểu rõ sức ảnh hưởng nghiêm trọng về vấn đề đó ảnh hưởng tới cuộc sống con người và xã hội ra sao Vì vậy việc truyền thông giúp mọi người hiểu và “Nói không với bạo lực học đường” còn đang gặp rất nhiều thách thức, khó khăn.

Trang 24

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO SỰ KIỆN“NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC DƯỜNG”

2.1 Xác định mục tiêu truyền thông

Để lập ra một kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó xuyên suốt trong khoảng thời gian dài đòi hỏi người lập phải xác định được mục tiêu mà thông điệp kế hoạch truyền thông nhắm đến và truyền tải nó đến với công chúng mục tiêu một cách chính xác nhất

Mục tiêu trong kế hoạch truyền thông tuyên truyền luật phòng chống bạo lực học đường là: truyền luật phòng chống bạo lực học đường đến toàn thể các môi trường giáo dục đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và toàn thể đất nước Việt Nam nói chung Để từ đó, những ai đã và đang có những hành động bạo lực học đường có thể hiểu rõ và thông

Trang 25

suốt trong việc cư xử với bạn bè, đồng nghiệp trong môi trường sư phạm Những người chưa có hành động bạo lực học đường sẽ trân trọng bạn bè, đồng nghiệp mình hơn tiếp tục truyền tải thông điệp cho cộng đồng về phòng chống bạo lực học đường

Mục tiêu ở đây là hiểu được chiến dịch truyền thông thông qua sự kiện này Công chúng mục tiêu tiếp cận được với các mẫu truyền thông, hiểu rõ được các thông điệp của chương trình truyền thông, hiểu được hết luật phòng chống bạo lực học đường thông qua việc tuyên truyền lần này.

2.2 Công chúng mục tiêu

Mặc dù trên địa bàn thành phố Hà Nội, không phải ở đâu cũng có bạo lực học đường vậy nên để mọi người hưởng ứng thì Đề tài “lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện “nói không với bạo lực học đường” đã xác định nhóm công chúng mục tiêu mà sự kiện hướng đến đó là tất cả mọi người đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.3 Xác định mốc thời gian

Để một kế hoạch truyền thông đạt hiệu quả thì mốc thời gian được chọn cho hoạt động diễn ra cũng rất là quan trọng, thời gian có sự liên quan gắn liền với kế hoạch sẽ một phần đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm hưởng ứng của tất cả mọi người

Kế hoạch truyền thông lần này mốc thời gian được chọn để thực hiện bắt đầu từ ngày 01 tháng 09 năm 2021 cho đến hết ngày 30 tháng 11 năm 2021 Chiến dịch sẽ được đẩy mạnh

Trang 26

vào tháng 11 năm 2021 Vì vào ngày 4 tháng 11 năm 2021 là ngày được chọn đó là ngày quốc tế chống bạo lực và bắt nạt ở trường học

2.4 Thông điệp

2.4.1.Nội dung thông điệp

Thông điệp truyền thông là dấu hiệu nhận biết và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng về một chương trình truyền thông Thông điệp phải được thiết kế và đưa ra xuyên suốt trong quá trình truyền thông Câu thông điệp phải được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích, thể hiện được vấn đề truyền thông để tất cả mọi người tiếp cận đều có thể hiểu được Câu thông điệp là ý xúc tích nhất, tóm gọn nhất của vấn đề được nói, nó thể hiện được nội dung ban tổ chức chương trình muốn truyền đạt đến với nhóm đối tượng mục tiêu nói riêng và toàn thể công chúng nói chung Có rất nhiều cách để thiết kế một thông điệp nhưng để tạo được ấn tượng, tác động được đối tượng mục tiêu để làm thay đổi nhận thức và hành vi của họ thì phải lựa chọn cách thiết kế phù hợp nhất, phải có tính sáng tạo, vượt trội để nhận được sự tiếp nhận nhanh chóng của công chúng mục tiêu Chính vì vậy, khi thiết kế thông điệp truyền thông cần phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu, hiểu được cách tiếp nhận thông tin của họ để có thể thiết kế nên một câu thông điệp hay nhất, ấn tượng nhất.

Dựa trên nền tảng để thiết kế thông điệp ở trên kết hợp với nhóm công chúng mục tiêu là các hộ gia đình trên địa bàn

Trang 27

“Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường”

Thông điệp này cũng chính là điều mà Sở tư pháp thành phố cũng muốn nói với các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội Tầm quan trọng của việc am hiểu luật phòng chống bạo lực học đường Cũng bởi hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề hết sức nan giải Làm tan vỡ bao hạnh phúc gia đình, trẻ em sinh ra đã phải đối mặt với những vấn đề khó khăn của cuộc sống Vậy nên, am hiểu luật để cùng nhau chung tay góp sức phòng chống bạo lực học đường, giảm thiểu đến mức tối đa bạo lực học đường.

2.4.2.Hình thức thông điệp

Thông điệp “Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường” sẽ được nhắc thường xuyên suốt quá

trình truyền thông Câu thông điệp sẽ được thể hiện trình bày trên: các mẫu banner, phướn, các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông; các bài viết, các mẫu tuyên truyền trên các trang báo giấy, báo mạng; trên các trang mạng xã hội Thông điệp còn được thể hiện, nêu lên trong video quảng cáo trên truyền hình bao gồm các đài truyền hình trên địa bàn thành phố Hà Nội, được lựa chọn phù hợp với đối tượng mục tiêu để quảng bá, truyền thông cho sự kiện “Nói không với bạo lực học đường” Mẫu truyền thông cho chiến dịch được thiết kế theo lối diễn giải, trình bày tất cả những gì ban tổ chức muốn công chúng mục tiêu nhìn biết, hiểu và ghi nhớ Những thông tin đơn giản để người xem dễ tiếp cận Thông tin trên các mẫu

Trang 28

truyền thông bao gồm: Logo chiến dịch, tên chiến dịch truyền thông, câu thông điệp của chiến dịch, logo nhà tài trợ cùng một số hình ảnh liên quan đến sách, chủ đề được đề cập chính của chương trình

2.4.3.Cấu trúc thông điệp

Thông điệp “Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường” được thiết kế gồm 2 phần:

Phần 1: “Xây dựng tình bạn đẹp” trong một tình bạn

đẹp, bạn bè đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau Xuất phát từ sự vô tư khi đến với nhau trong những hành động, cử chỉ của mình những người bạn luôn thể hiện ý, tình thân ái đối với nhau, mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn mình.

Phần 2: “Nói không với bạo lực học đường” nói không

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.5 Ngân sách tổ chức sự kiện “Nói không với bạo lực học đường” - bài tập giữa kỳ đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả về vấn đề nói không với bạo lực học đường
Bảng 2.5 Ngân sách tổ chức sự kiện “Nói không với bạo lực học đường” (Trang 42)
Bảng 2.6 Chi phí quay đoạn video truyền thông trên truyền hình - bài tập giữa kỳ đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả về vấn đề nói không với bạo lực học đường
Bảng 2.6 Chi phí quay đoạn video truyền thông trên truyền hình (Trang 43)
Bảng 2.8 Bảng ngân sách truyền thông trên internet - bài tập giữa kỳ đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả về vấn đề nói không với bạo lực học đường
Bảng 2.8 Bảng ngân sách truyền thông trên internet (Trang 44)
Bảng 2.10 Bảng ngân sách truyền thông ngoài trời - bài tập giữa kỳ đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả về vấn đề nói không với bạo lực học đường
Bảng 2.10 Bảng ngân sách truyền thông ngoài trời (Trang 45)
Bảng 2.9 Bảng ngân sách quảng cáo trên báo - bài tập giữa kỳ đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả về vấn đề nói không với bạo lực học đường
Bảng 2.9 Bảng ngân sách quảng cáo trên báo (Trang 45)
Bảng 2.10 Bảng tổng ngân sách chi cho chiến dịch - bài tập giữa kỳ đề tài thiết kế kế hoạch truyền thông hiệu quả về vấn đề nói không với bạo lực học đường
Bảng 2.10 Bảng tổng ngân sách chi cho chiến dịch (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w