CHAU A - THAI BINH DUONG (2010 -2014) NHUNG VAN DE NOI TROI
(Quyén 1 / 10 tài liệu ) Mục lục
TT |Ma Tên tài liệu
I|TN011- 3+4 Chưa hăn là thế kỷ của Châu Á 2|TN011 - 65 Châu Á vẽ lại bản đồ phát triển 3|TNOLO - 62 Chau A nam ngang
4/TNO10 -36+37 |Châu Á trỗi dậy
5ÌTN012 - 99 + 100 Các nước phương Đông ở đầu thê kỷ XXI: những tìm tịi các khái quát lý luận mới
6|TN013 - 95 Khủng hoảng tiếp theo ở Đông Nam Á?
7|TN0I11-35+36_ |Địa vị của ASEAN ở Đơng Á: từ góc nhìn trị lý khu vực sÌTN012 - 84 Không tử và những thủng phiêu bau cu vi sao "Cac gia tri
châu A” không cản trở dân chủ
9|TN013 - 92+93_ |Trung Quốc - đề chế vơ tình hình thành
10ÌTN010 - 60 + 61 Trung Quốc bảnh trướng: Băc Kinh có thê vươn xa dén dau ở trên bộ và trên biên
Trang 226 Lý Thường Kiệt, Hà Nội * Tel: 38253074 - 38264243 TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU (LƯU HÀNH NỘI BỘ ) số: TN2011-3&1 HÀ NỘI - 2011
CHUA HAN LA THẾ KY CUA CHAU A
JOSHUA KURLANTZICK* The Asean Century? Not Quite Yet Current History -A Journal of Contemporary World Affairs
January 2011
Nhìn chung, súc mạnh kinh tế của châu A, vé tong thé, van con rất nghèo so uới Hoa Kỳ Nếu có thể bắt bịp Hoa Kỳ, khu uực này sẽ phải mất hòng thập kỷ
* Biên tập viên cộng tác Tạp chí Lịch sử Đương đại, thành viên Hội đồng Đối ngoại và là tác gia cua cuén Charm Offensive: How China’s Soft Power Is Transforming the World (tạm
dịch: Sắc đẹp có gai: Quyền lực mềm của Trung Quốc đang biến đối thế giới như thế nào?
Trang 32 TN2011-3&4
ùa hè vừa rồi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo đanh thép chưa từng có trong lịch sử đối với Hoa
Kỳ rằng quốc gia này nên tránh xa mọi xung đột liên quan
đến Biển Đông Các quan chức Trung Quốc cũng tạm thời đóng băng mọi quan hệ quân sự với Mỹ và từ chối chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tới nước này Một quan chức Hoa Kỳ có nhiều năm nghiên cứu châu Á nhận xét: “Đây là động thái hiếu chiến nhất, công khai khoe khoang sức mạnh của Trung Quốc mà tôi từng gặp”
Thật dễ hiểu, một số nhà quan sát coi thái độ gần đây của các quan chức Trung Quốc là dấu hiệu của sự thay đổi địa chính trị đang lan rộng Họ tuyên bố rằng Trung Quốc và cả châu Á nói chung đã sẵn sàng để thống trị thương mại toàn cầu và an ninh quốc tế Xét cho cùng, châu Á đang sở hữu những động lực của kinh tế toàn cầu như Ấn Độ và Trung Quốc cũng như các quốc gia đang có tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam và Indonesia Phần lớn dân số thế giới tập trung ở khu vực này Những cường quốc dẫn đầu của châu lục này đang xây dựng lực lượng quân sự tương xứng với sức mạnh kinh tế của họ Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, đơn cử như chi phí cho quốc phòng của Ấn Độ hàng năm đang tăng lên gấp đôi
Người ta cho rằng Trung Quốc đang đầu tư vào các chính sách có hiệu quả kinh tế do Nhà nước chỉ đạo, cơ sở hạ tầng, công nghệ và khoa học Điều này sẽ đưa lại những ưu thế bất khả đánh bại trong các ngành công nghiệp
mới như năng lượng có thể tái tạo được Tình hình này diễn ra khi hệ thống chính trị của Hoa Kỳ dường như ngày càng “méo mó”, đặc biệt là hệ lụy của
thất bại mà chính đảng của Tổng thống Barack Obama phải gánh chịu trong đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 năm 2010
Giới học giả tin tưởng chắc chắn vào xu thế lớn mạnh của châu Á Thomas Friedman - cây bút xã luận của tờ New York Times — người luôn dự đốn những xu thế tồn cầu, đã chỉ trích chính quyền Washington vì đã tụt hậu đáng kể so với những đối thủ châu Á Trong bài báo so sánh thách thức
của Trung Quốc với sự kiện Liên Xơ phóng vệ tinh Sputnik nam 1957 va tang
Trang 4nhiên, người ta ban hành luật mà không cần phải thông qua một quốc hội
đúng nghĩa), Friedman đã cảnh báo: “Chúng ta không chỉ mua những món đồ
chơi của chúng ta từ Trung Quốc Chúng ta sẽ phải mua xe hơi chạy điện thế hệ mới, những tấm lưới năng lượng mặt trời, các loại pin và phần mềm tiết
kiệm năng lượng cũng ở Trung Quốc”
Thế nhưng, có thể là quá sớm để hùa vào ca tụng cho thế kỷ châu Á và
đồng nhất Hoa Kỳ với những đế quốc khổng lồ vang bóng một thời như Anh
quốc ở giữa thế kỷ XX Hẳn là vậy, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kể cả những khoản thâm hụt ngân sách ngày càng lớn do
gói cứu trợ của Tổng thống Obama, sẽ tiếp tục là phép thử đối với sức mạnh
và tính linh hoạt của nền kinh tế Hoa Kỳ Tám năm “miệt thị” khoa học và công nghệ dưới “triều đại” George W Bush đã làm tổn thương quá trình đổi mới của Hoa Kỳ Quá mạnh tay trong những năm đầu của cuộc chiến chống
chủ nghĩa khúng bố đã làm suy giảm sức mạnh mềm của Hoa Kỳ trên toàn
thế giới
Dù vậy, nhìn chung, sức mạnh kinh tế của châu Á, về tổng thể, vẫn
còn rất nghèo so với Hoa Kỳ Nếu có thể bắt kịp Hoa Ky, khu vực này sẽ phải mất hàng thập kỷ Châu Á đang đối mặt với những thử thách khá lớn về dân
f n là khu vực này có tính liên kết kém
5ï khu vực đang gia tăng, tuy nhiên châu
Á còn lâu mới xây dựng được Kiểu liên kết hệ thống chung như Liên minh châu Âu Thực tế là những cường quốc châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay Nhật Bản vẫn muốn gây chiến với nhau hơn là cùng hợp tác để tạo ra những định chế chung
Dù báo giới đã tốn nhiều giấy mực để viết về sự bá chủ công nghệ
trong tương lai của châu Á nhưng khu vực này vẫn còn thiếu những nhà đổi
mới — những người đã khiến Hoa Kỳ trở thành ông hồng của những ngành
cơng nghiệp tiên tiến Mặc dù Trung Quốc và những quốc gia châu Á khác thành công về kinh tế, những cường quốc của khu vực này vẫn chưa truyền
được cảm hứng sang các nước khác bằng sức mạnh ý tưởng của mình — một
Trang 54 TN2011-3&4
cường quốc châu Á khác phần nào là do Nhà trắng ý thức được sức mạnh trường tổn của Hoa Kỳ
Thách thức về kinh tế
Những dự báo về suy thoái của Hoa Kỳ hồn tồn khơng có gì mới mẻ Như ky gia James Fallows da ghi nhan trong té The Atlantic héi đầu năm, “khúc ai oán” hay đánh giá thảm hại về thực trạng đau xót của quốc gia này - là chuyện thường xảy ra ở Hoa Kỳ Cứ vài thập kỷ, những chính trị gia hoặc nhà tư tưởng hàng đầu lại bàn cãi liệu Hoa Kỳ có đang rơi vào suy thoái — du báo này nhằm làm sống dậy lời hiệu triệu người dân Mỹ tái dựng xây quốc gia của mình
Nhưng nỗi ám ảnh ngày nay dường như đã khác Dù Hoa Kỳ đã phải trải qua nhiều âu lo trong kỷ nguyên Sputnik nhưng thời đó quốc gia này vẫn thống trị nền kinh tế toàn cầu Chủ nghĩa cộng sản đã áp đặt thách thức hệ tư tưởng lên những nền tảng của kinh tế Hoa Kỳ, tuy nhiên, hiếm có nhà kinh tế nào tin rằng Liên Xơ có thể bắt kịp sức mạnh của hệ thống kinh tế Mỹ Cuối những năm 1980, cả châu Âu và Nhật Bản gần như đã sẵn sàng trở thành đối thủ của Hoa Kỳ Nhưng chẳng ai lo ngại các đối thủ về kinh tế của Mỹ lại có thể trở thành mối đe dọa về quân sự
Mọi chuyện giờ đã khác Khủng hoảng tài chính và nạn thất nghiệp dai dẳng ở Hoa Kỳ đã xuyên thủng lòng tin trong chính chủ nghĩa tư bản
thị trường tự do Ngay cả những dự báo lạc quan nhất cũng cho rằng Hoa
Kỳ sẽ phải gánh chịu mức thâm hụt hơn 1,4 nghìn tỷ đơ la trong năm tới Nếu thế giới không sử dụng đôla làm đồng tiền dự trữ như một số quan chức tài chính Trung Quốc và châu Âu dự đốn thì nền tảng tài chính Mỹ thậm chí còn sụp đổ
Ngược lại, nhiều cường quốc châu Á đã trụ vững trong cơn khủng
hoảng tài chính năm 2008 lại gần như bình an vô sự Những người cổ xúy cho châu Á lập luận châu lục này đã trụ vững trên diện rộng là vì các chính phủ đã áp dụng biện pháp can thiệp mạnh vào nền kinh tế, rót các nguồn lực nhà
Trang 6những công ty gia đình (chaebol) khéng 16 nhu Samsung; Trung Quốc đã can thiệp vào nền kinh tế để dựng nên những công ty khổng lồ như PetroChina, từng một thời là cơng ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới
Ở một số quốc gia châu Á như Trung Quốc hay Singapore chẳng hạn, mơ hình này cịn vươn rộng sang cả địa hạt chính trị Các chính phủ đã kết hợp từng bước tự do hóa kinh tế và kiểm soát của nhà nước đối với những
ngành trọng điểm với thắt chặt kiểm sốt chính trị Sự kiểm soát này nhằm
ngăn chặn cạnh tranh chính trị phức tạp vốn gắn liền với tiến trình lập pháp ở Hoa Kỳ và được coi là nguyên nhân cần trở công tác hoạch định các ưu tiên quốc gia như tái kiến thiết cơ sở vật chất của nước này
Các nhà lãnh đạo châu Á ngày càng tự tin và mạnh dạn quảng bá cho
mô hình can thiệp của mình cũng như chỉ trích các mơ hình của những nước khác Hàng năm, Trung Quốc đào tạo khoảng 15.000 quan chức nước ngoài hầu hết là của các nước đang phát triển Những quan chức này học hỏi các nguyên lý cơ bản trong mơ hình kinh tế và chính trị của Trung Quốc Giới tỉnh hoa quốc tế dường như đang nghe ngóng xem các nhà lãnh đạo từ Syria
tới Nga và Cuba rao giảng phương thức họ sao chép và vận dụng “mơ hình phát triển của Trung Quốc” vào nước mình
Đồng thời, các cường quốc châu Á đã bắt đầu thử vận may ở khắp nơi trên thế giới Giờ đây, Ấn Độ và Trung Quốc đang thống trị đầu tư tại nhiều khu vực ở châu Phi Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất hành tỉnh, qua mặt cả các quốc gia châu Âu và các định chế như Ngân hàng Thế giới Trong khi đó, các cơng ty khổng lô của Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc đang hăm hở triệt hạ những tài sản hữu hình của phương Tây bằng giá cả bèo bọt Năm 2008, hãng ôtô khổng lỗ Tata Motors của Ấn Độ đã mua lại Jaguar —- một công ty con của Ford; mới đây, hãng sản xuất ôtô Geely của Trung Quốc cũng đã “nuốt chửng” Volvo — cũng thuộc sở hữu của Ford Quỹ đầu tư quốc gia Singapore đã rót tiền cho công ty đầu tư
Merrill Lynch
Trang 76 TN2011-3&4
quá trình phục hồi toàn cầu” Nếu giữ nguyên lộ trình tăng trưởng, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế
giới, kế đó là Ấn Độ,
Xét về phương diện nào đó, các cường quốc châu Á chỉ đang giành lại những gì thuộc về mình Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam mạnh mẽ hơn nhiều Hoa Kỳ của một thời quá vãng Nguồn nhân lực của họ có đặc điểm là đổi dào, được đào tạo tốt và có giá rẻ (vì quy mô lực lượng lao động làm cho tiền công của nam, nữ công nhân đều giảm) Đây là sự kết hợp “bất khả chiến
bại” Một nguyên nhân nữa đó là một số “tay cơ” châu Á vân còn chưa giàu
mạnh (so với phương Tây), họ vẫn còn đất để trỗi dậy chứ không giống một nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ
Những người cổ xúy cho học thuyết một “châu Á đang lên” nhận thấy
các cường quốc của khu vực này cũng đã bắt đầu hợp lực cùng nhau Được dựng xây trên cơ sở thành công của Hiệp hội các Quốc gia châu Á (ASEAN), châu Á đã khởi táo những định chế tương tự như Liên minh châu Âu thuở sơ khai: các hội nghị cấp cao về tài chính trên tồn khu vực, các thỏa thuận tự
do hóa thương mại và nhóm an ninh mới hình thành 10 quốc gia Đông Nam
Á đã ký kết thỏa thuận với Trung Quốc nhằm tạo ra một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới và Đông Nam Á cũng đang trong tiến trình ký kết một
hiệp định tương tự với Ấn Độ
Tương quan sức mạnh quân sự ở châu Á cũng đang thay đổi, những
đối thủ về kinh tế của Hoa Kỳ ngày càng được nhiều người đánh giá là đối thủ cả trong lĩnh vực an ninh Trung Quốc bắt đầu thách thức quân đội Hoa Kỳ bằng việc gửi tàu ngầm tấn công để tuần tra quanh các chiến hạm Hoa Kỳ và thử nghiệm phóng tên lửa tiêu diệt vệ tỉnh —- một nguy cơ qn sự hóa
khơng gian
Chính quyền Bắc Kinh đang xây dựng nhiều cảng vụ từ Pakistan đến
Myanmar nhằm tạo ra một đội quân viễn dương có khả năng tác chiến rộng
Trang 8mạnh vũ trang của mình — khu vực này đã sốn ngơi thị trường bn bán vũ
khí sơi động nhất thế giới của Vịnh Pécxích
Bất ổn trong tương lai
Dẫu vậy, dự báo tương lai là một trò chơi nguy hiểm, đặc biệt là đối với những nước đang thay đổi rất nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia
Có nhiều lý do để tin rằng các cường quốc châu Á không thể tránh khỏi bất
ổn chính trị Bất ổn chính trị có thể dễ dàng chặn đứng đà phát triển của các
quốc gia này Dân số Trung Quốc hiện đang bị già đi, hệ lụy của chính sách
“một con” đã kéo dài trong 30 năm, tình hình ấy khiến nước này phải đương
đầu với gánh nặng xã hội khủng khiếp trước khi đủ giàu để tạo ra hệ thống phúc lợi xã hội trên quy mô lớn như Hệ thống An sinh Xã hội của Hoa Kỳ
Do lực lượng lao động của Trung Quốc đang bị thu hẹp so với tổng dân số nên mức lương sẽ tăng lên, do đó nó sẽ làm giảm đáng kể lợi thế cạnh tranh về kinh tế của nước này Người cao niên Trung Quốc sẽ nghỉ hưu mà chỉ có một người con độc nhất phụng dưỡng Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến những khoản tiết kiệm gia đình, trước sau gì chính quyền Bắc Kinh cũng phải phát động những chương trình phúc lợi xã hội làm kiệt quệ ngân khố quốc gia Theo một nghiên cứu của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, đến 2040, Trung Quốc sẽ có ít nhất 400 triệu người cao tuổi và hầu
hết đều không có lương hưu
Các cường quốc châu Á khác cũng đang phải đối mặt với những rào cản xã hội Nhật Bản, quốc gia có nợ công vượt GDP tới 200%, cũng đang gặp phải tình trạng dân số già tương tự như Trung Quốc Tại Ấn Độ, Trung Quốc
và Việt Nam, do tập quán chuộng con trai và tình trạng siêu âm, phá thai để
sinh con theo ý muốn rất phổ biến nên tỷ lệ giới tính bị mất cân bằng, số lượng nam thanh niên lớn hơn rất nhiều lần nữ thanh niên Như đã biết, có quá nhiều đàn ơng độc thân có thể làm cho tình hình vơ cùng nan giải: phần lớn nam giới độc thân sẽ làm phát sinh tội phạm hoặc bất ổn chính trị, hoặc
đơn giản là họ sẽ rời bỏ quê hương
Những bóng đen bất ổn về chính trị đang che phủ khắp châu Á Tình
Trang 98 TN2011-3&4
nông dân sinh sống tại khu vực nông thơn của nước này có thu nhập dưới 300 USD/năäm, dường như ở một thế giới khác hẳn so với những đơ thị hào
nhống phía Đông và vùng duyên hải phía Nam, nơi có thu nhập bình quân
đầu người có thể đạt đỉnh 7.000 USD Tình trạng mất cân bằng thu nhập đang gia tăng cùng với sự xuống cấp về môi trường - hậu quả của phát triển
quá nóng và hầu như khơng có kiểm sốt Vì những chính sách “thiên vị đơ
thị” của Trung Quốc, các khu vực nông thôn đã phải hứng chịu những thảm họa nặng nề về môi trường Tình trạng thiếu nước ngày càng trở nên gay gắt Hiện nay, đa phần vựa lúa mì ở miền Bắc Trung Quốc đang bị hạn hán đe dọa Theo Ngân hàng Thế giới, nước này có 20 trong tổng số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, chủ yếu là do sử dụng than đá ở quy mô lớn
Theo thống kê do Cục An ninh Công cộng Trung Quốc tiến hành, hậu
quả của tình trạng mất cân bằng, tham nhũng trong chính quyền và các
thẩm họa sinh thái đã khiến nước này phải hứng chịu mỗi năm hàng chục nghìn cuộc “tụ tập đông người” (mà thực chất là biểu tình phản đối) Hầu hết những cuộc biểu tình này đều diễn ra ở khu vực nông thôn Trong những
năm gần đây, các cuộc biểu tình có tính bạo lực ngày càng tăng, những người
biểu tình đã tấn cơng các cơ quan của Đảng Cộng sản bằng gậy gộc, búa rìu
và bom
Các cường quốc châu Á khác cũng gặp phải tình hình tương tự 6 Ấn
Độ những người nổi dậy theo chủ nghĩa Mao Trạch Đơng cịn được gọi là lực
lượng Naxalite đã tấn công các chủ đất lớn và những nhân vật của tầng lớp thượng lưu và gây nhiều bất ổn cho khu vực phía Đơng của nước này Chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo vẫn còn là mối đe dọa đáng kể cho thấy một tương lai tiểm ẩn nhiều bất ổn sẽ lan rộng khắp tiểu lục địa này Năm nay, Malaysia, từng được coi là quốc gia Hồi giáo ơn hịa kiểu mẫu có số lượng các tộc người thiểu số không theo đạo Hồi khá đông, đã phải chứng kiến hàng loạt cuộc tấn công (kể cả bằng bom xăng) vào các nhà thờ Do mất cân bằng, Việt Nam và Campuchia cũng phải hứng chịu bất ổn
Những điểm yếu về chính trị
Trang 10sử dụng đất đai phải có phân quyền chính trị Có như vậy, những người dân địa phương mới có tiếng nói quyết định về mảnh đất của họ Những dự án quy mô lớn của các nhà cầm quyền châu Á như Đập Tam Hiệp của Trung Quốc cũng đã dẫn đến sự chuyển dịch chỗ ở của hàng triệu người, thường là
họ cứ di cư mà khơng có sự trợ giúp của địa phương — day là nguy cơ làm
bùng phát nỗi tức giận cho nhiều thế hệ
Những người cổ xúy cho châu Á đã tâng bốc thái quá các chế độ độc tài của khu vực về ổn định và tăng trưởng kinh tế Chẳng có gì chứng tổ những kẻ chuyên quyền châu Á lại “giác ngộ” hơn những kẻ chuyên quyền ở những nơi khác: nếu có một Trung Quốc, nơi công tác lãnh đạo thời hậu Mao Trạch
Đơng có vẻ khá ổn định và thơng minh thì cũng có một Myanmar với chế độ
quản lý nền kinh tế từng được cho là có triển vọng nhất
Tệ hơn, để duy trì quyền lực mà không tổ chức bầu cử theo dúng nghĩa, nhiều quốc gia độc tài đã viện tới chủ nghĩa dân tộc đại chúng, điệu này chỉ làm châu Á bị chia rẽ và gây bất ổn trong khu vực Tại Trung Quốc, chính quyền đã đề cao chủ nghĩa dân tộc bằng việc sử dụng sách giáo khoa nói xấu Nhật Bản và phương Tây Ở Campuchia, chính quyền đã
khích lệ tinh thần dân tộc bằng cách miệt thị người lao động nhập cư, các nhà đầu tư và doanh nghiệp Thái Lan Một phần hệ quả của tình trạng
này là các cuộc thăm dò dư luận cho thấy thường dân Trung Quốc ngày nay có thái độ hết sức tiêu cực với Nhật Bản, còn dân Campuchia ở Phnom Penh thì tấn cơng và phá hoại các doanh nghiệp Thái Lan khá thường xuyên Chủ nghĩa dân tộc kiểu này có thể dẫn đến đe dọa vũ trang hoạc
những tình trạng tơi tệ hơn
Dù có những nỗ lực mới trong hội nhập khu vực, châu Á vẫn cịn trong tình trạng bị chia rẽ nhiều hơn là thống nhất và hẳn là còn xa mới xây dựng được mơ hình đồng nhất hiện có của châu Âu Dẫu thương mại xuyên biên giới có tăng, nhưng trong năm qua, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn gia tăng căng thẳng tại những khu vực tranh chấp giáp Tây Tạng Cả hai bên đang tăng cường lực lượng quân sự của mình ở dãy Himalaya, đồng thời xây dựng nhiều
căn cứ do thám tại các cảng thuộc Ấn Độ Dương để theo dõi các động thái của
Trang 1110 TN2011-3&4
tẻ ở khu vực tranh chấp trên biển Đơng cịn Bắc Triều Tiên, quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đã tấn công tàu biển của Hàn Quốc và khơi mào đấu pháo với quốc gia phía nam này
Sự thực là hiếm có quốc gia châu Á nào lại hoanh nghênh người nhập
cư (Singapore là trường hợp đặc biệt ngoại lệ) Những quốc gia này cũng hậu
thuẫn chủ nghĩa dân tộc và kìm hãm không cho các nền kinh tế châu Á năng
động và đổi mới như Hoa Kỳ Khác với các quốc gia phương Tây, người nước
ngồi gần như khơng thể nhập tịch tại Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia hay Hàn Quốc Theo lời ông Shintaro Ishihara — thị trưởng nổi tiếng của Tokyo, một người cánh tả cực lực bài ngoại - Nhật Bản là một trong những nước chống nhập cư và bài ngoại mạnh nhất thế giới
Phần vì ác cảm với dòng người nhập cư, yếu tố làm hạn chế những luồng ý tưởng mới và vốn đầu tư, phần vì sự kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước đối với nền kinh tế nên ngoài Nhật Bản, châu Á khơng có nhiều cơng ty dẫn đầu thế giới, thậm chí những cơng ty có cơng nghệ mới đột phá còn ít hơn Nhiều doanh nghiệp lớn nhất khu vực như hãng dầu Trung Quốc CNOOC đều là doanh nghiệp nhà nước, được các chính sách của chính phủ hậu thuẫn Nhiều doanh nghiệp khác chỉ đơn giản là “gạch lát đường” cho nền sản xuất giá rẻ đối với các hãng đa quốc gia Chính các cơng ty Mỹ, chứ không phải các đối thủ châu Á của họ, vẫn độc chiếm các bằng sáng chế được cấp tại Hoa Kỳ, một quốc gia có nền bảo hộ bằng sáng chế uy tín nhất thế giới
Không phải mọi yếu tố phát triển của châu Á đều đe dọa Hoa Kỳ Một số cường quốc đang phát triển của châu Á như Ấn Độ và Indonesia có thể trỏ thành đối tác thân thiết về thương mại, hợp tác an ninh và các
nguyên tắc chính trị của Mỹ Do đang phát triển, châu Á sẽ ít phụ thuộc
hơn vào mơ hình tăng trưởng trọng thương vốn dựa vào xuất khẩu sang phương Tây (trong trường hợp của Trung Quốc là dựa vào giá trị thấp giả tạo của đồng nội tệ) Bước chuyển mình đối với một nền kinh tế châu Á dựa chủ yếu vào tiêu dùng nội địa sẽ tạo ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu
Mỹ và làm cho cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và khu vực này được cân
Trang 12Lợi thế của Mỹ
Đến lúc này, Hoa Kỳ vẫn mặc nhiên là siêu cường của thế giới Kinh tế Mỹ có giá trị hơn gấp 3 lần nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trong “Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu” - bảng xếp hạng thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đối với các quốc gia có thái độ cởi mở và thân thiện với doanh nghiệp, Hoa Kỳ được xếp hạng thứ hai chỉ sau một Thụy 5ï tí hon Mỹ cũng vẫn là nước có năng lực huy động sức mạnh quân sự ngoài biên giới quốc gia tốt nhất Thực vậy, nguyên nhân chủ yếu khiến Bắc Kinh nâng cao khả năng tấn công bằng công nghệ thông tin từ nhiều thập kỷ chính là để ngăn chặn sự thống trị của quân đội Hoa Kỳ Trong trường hợp có xung đột, Trung Quốc sẽ phải viện đến chiến lược chiến tranh “bất tương quan”
Dù nhiều học giả như Friedman còn đang quan ngại, Hoa Kỳ hiện vẫn
là cái nôi sáng tạo của toàn cầu, thống trị những ngành công nghiệp mới như
công nghệ sinh học và năng lượng có thể tái tạo Tình hình nhập cư của cháu Á và thiên hướng chú trọng các chính sách cơng nghiệp có sự chỉ đạo của nhà nước khiến các doanh nhân khởi nghiệp hoặc mở rộng các công ty đầu tư mạo
hiểm gặp nhiều khó khăn hơn: các hãng đầu tư mạo hiểm của Ấn Độ và
Trung Quốc thường có quy mô nhỏ và hoạt động dè dặt, còn các quốc gia châu Á khác như Indonesia và Thái Lan thì đều khơng có cơng ty đầu tư mạo hiểm
đúng nghĩa nào
Ngược lại, theo một nghiên cứu của AnnaLee Saxenian, Trường Đại học California, phân hiệu Berkeley, những người nhập cư Trung Quốc và Ấn Độ đã sáng lập gần một phần tư số công ty ở Thung lũng Silicon Những rào cần lớn của châu Á đối với người nhập cư không chỉ ngăn cản luồng ý tưởng
mới trong giới doanh nghiệp mà còn làm suy giảm những nỗ lực xây dựng các
trường đại học đẳng cấp thế giới trong khu vực này nhằm thúc đẩy di cư và tự do trao đổi Trong bảng xếp hạng các trường đại học tồn cầu có uy tín nhất do Đại học Giao thông Thượng Hải liệt kê, các trường của Mỹ do dân nhập cư đầu tư và hậu thuẫn đều thống trị “top 100” Châu Á khơng có trường nào lọt vào “top 10”
Trang 1312 TN2011-3&4
về kinh tế và chính trị Khơng một cường quốc châu Á nào kể cả Trung Quốc có thể đưa ra một tầm nhìn hoàn thiện như vậy về chính trị và kinh tế Có thể không phải lúc nào nước Mỹ cũng tuân thủ những ý tưởng của mình nhưng những ý tưởng đó vẫn thu hút được sự quan tâm Đó là
nguyên nhân tai sao các nhà hoạt động nhân quyền của Myanmar, Sri
Lanka, Uzbekistan và nhiều quốc gia châu Á khác vẫn hướng các phong trào của họ tới cái đích đầu tiên là Washington Nó cũng giải thích tại sao,
trong lúc các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Iran, những người tham gia
lại kêu gọi Hoa Kỳ quan tâm và các phản ứng đối với những hành động của họ Những người biểu tình không kêu gọi sự quan tâm Trung Quốc, dù ` vậy một số vẫn hô hào “Theo Trung Quốc đến cùng” (Death to China) nhằm ghi nhận sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh đối với chính phủ hà khắc Iran
Có lẽ, điều quan trọng nhất là, sau hết thảy lỗi lầm của quốc gia này, thế giới vẫn còn tin tưởng Hoa Kỳ hơn bất kỳ một siêu cường nào khác Chỉ Washington là hội đủ cả khát khao và tiềm lực để hành động vì lợi ích chung tồn cầu: an ninh quốc tế, nhân quyền, an toàn biển khơi, hệ thống thương mại tự do và nhiều mục đích chung khác Trung Quốc từ chối đảm nhận vai trò bảo vệ lợi ích tồn cầu; Ấn Độ, Nhật Bản và tất cả các cường quốc châu Á đều từ chối Khi phát sinh những cơ hội dẫn dắt thế giới trong các vấn đề thương mại, thay đổi khí hậu, vấn đề Iran hay Hàn Quốc, hoặc gần đây hơn là tranh chấp chủ quyền tại biển Đơng - chính quyền Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng nước này vẫn còn khá nghèo và do đó khơng thể giữ vị trí chủ đạo Trung Quốc thích chú tâm hơn đến lợi ích quốc gia hep hoi
Cách tiếp cận của Obama
Trang 14Tổng thống cũng bắt đầu xây dựng lại quyền lực mềm của Mỹ, phần trọng yếu trong uy lực lâu dài của Hoa Kỳ, bằng cách tái đầu tư vào các định chế quốc tế và khắc phục một số sai lầm của chính quyền Bush Việc chấm
dứt sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cộng với việc rút quân
khỏi Iraq cho phép Lầu Năm Góc phục hồi sức mạnh và tập trung vào những đối thủ tiềm tàng khác Điều này cũng tăng cường sức mạnh mềm của Mỹ bởi vì Washington khơng cịn bị cho là kẻ xâm chiếm đất đai của Hồi giáo
Sau một thời “sao lãng” Trung Quốc và các cường quốc châu Á, Nhà Trắng của Obama bắt đầu nhận ra và quả quyết rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì sức mạnh chủ yếu ở châu Á trong vài thập kỷ tới và sự hiện diện của quốc gia này ở châu Á là nguyện vọng của nhiều nước Hè vừa rồi, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố Washington quan ngại về những tuyên bố gây tranh chấp chủ quyền biển Đông và cho hay Hoa Kỳ ủng hộ một tiến trình ngoại giao, hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp này — đó là lời chỉ trích đối với Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chu quyền đối với vùng biển này
Ngay sau đó, Washington đã tiến hành một chương trình hợp tác về
hạt nhân với Việt Nam Chính quyền Obama đang chú trọng vào quan hệ an
ninh ngày càng gần gũi với Việt Nam, ở một chừng mực nào đó là đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc Hơn nữa, Nhà Trắng đã nhấn mạnh tại nhiều diễn đàn công khai và diễn đàn kín là các quốc gia Đông Nam Á mong muốn quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực và đánh giá Hoa Kỳ là người trung gian “trung thực” hơn Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề tranh chấp của khu vực
Thậm chí, sau một năm điều hành quốc gia, chính quyền Obama đã tỏ
ra ít “nể nang” hơn trong quan hệ trực tiếp với Bắc Kinh Chính quyển:
Obama khơng nhận được sự hợp tác như mong muốn từ phía Trung Quốc
trong các vấn đề như biến đổi khí hậu hay vấn đề Iran Nhà Trắng ngày càng
nhận ra vị thế tồn cầu của Mỹ khơng hề yếu kém như họ hình dung
Trang 1514 TN2011-3&4 trước áp lực của Bắc Kinh, không gặp gỡ đức Dalai Lama khi nhà lãnh đạo Tây Tạng này có mặt ở Washington Tuy nhiên, năm 2010, chính quyền Hoa
Kỳ đã tiến hành sáng kiến mới nhằm thúc đẩy tự do internet với chủ định là nhắm tới Trung Quốc (và những người Trung Quốc bày tỏ chính kiến bất
đồng trên mạng) Washington dè chừng Trung Quốc trên biển Đơng Cuối cùng, chính quyền Obama cũng gặp gỡ Dalai Lama Tiếp theo là thương vụ
bán khí tài quân sự trị giá 6 tỷ đô la cho Đài Loan, điều này làm Bắc Kinh
phải điên đầu Trong chuyến công du châu Á tháng 11 năm 2010, Obama đã
không đến Trung Quốc mà lại thăm các quốc gia dân chủ khác, đây là một
hành động đối đầu với Bắc Kinh
Một số quan chức Trung Quốc đã kín đáo cảnh báo rằng, để tình trạng
căng thẳng như vậy xảy ra, Washington sẽ tự làm hại mình trong dài hạn vì
Trung Quốc, khi trở nên hùng mạnh hơn, sẽ không bao giờ quên một cường quốc mới nổi đã từng bị đối xử ra sao Nhưng giờ đây, Trung Quốc đang thiếu đồng mỉnh thực sự tại châu Á, ngay cả khi Mỹ yếu thế Tình hình ấy đã ghìm
thế thượng phong của cường quốc châu Á này
Trang 1626 Lý Thường Kiệt, Hà Nội * Tel: 38253074 - 38264243 TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU (LƯU HÀNH NỘI BỘ ) số: TN 2011 — 65 HÀ NỘI - 2011
CHAU A VE LAI BAN Đ PHÁT TRIỂN
JOERGEN OERSTROEM MOELLER’ Asia Redraws The Map of Progress The Futurist, Sep/Oct 2010
án cân quyền lực kinh tế, nếu khơng nói là chính trị, đang dich C chuyển từ Tây sang Đông Một nhà ngoại giao kiêm học giả cho rằng,
nếu châu Á trỗi dậy trước những thách thức mà sự chuyển dịch sức
mạnh này mang lại, nó sẽ khơng phải cạnh tranh với những giá trị mang
tính hủy hoại và thực dụng hơn của xã hội cơng nghiệp hóa
Trong 30 năm qua, các cơ hội hiếm có để tăng trưởng kinh tế cao và liên tục đã đến với châu Á và các nhà hoạch định chính sách đón nhận triệt
* Joergen Oerstroem Moeller là cựu đại sứ Đan Mạch tại Singapore, Brunei Darussalam, Australia và New Zealand Hiện ông là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông
Trang 172 TN2011-65
để những cơ hội này Tăng trưởng toàn cầu cao, giá cả hàng hóa thấp, và Trung Quốc trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới nhờ lực lượng lao động
đang tăng lên Trong khi đó, khơng có nhiều sức ép để phải lưu ý tới những
cảnh báo về mơi trường Thách thức chính sách đối với các nhà lãnh đạo chính trị châu Á chủ yếu là quản lý tăng trưởng kinh tế
Tất cả điều đó đang thay đổi Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, giá cả hàng hóa được dự đốn tiếp tục tăng và các nguồn cung dầu mỏ đang giảm Các nguồn năng lượng thay thế rất sẵn nhưng phụ thuộc vào giá cả Bắt đầu từ năm 2015, lực lượng lao động ở Trung Quốc sẽ thu hẹp nhưng lại tiếp tục tăng lên ở Nam Á Các vấn đề về mơi trường địi hỏi phải có thêm
nhiều nguồn lực và nước Mỹ có thể khơng cịn được xem như một cường quốc
ổn định Thực tế, nguy cơ từ những căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
đang đẩy cỗ máy tăng trưởng và thương mại Thái Bình Dương vào tình trạng
rắc rối Bởi vậy, việc tạo ra các điều kiện cho tăng trưởng kinh tế trở thành một thách thức chính sách - và đó là một tình huống hoàn toàn mới
Châu Á khơng thể làm gì khi thiếu tăng trưởng kinh tế Trong vài thập kỷ trước đó, một phần lớn dân số đã trở nên quen với mức sống tăng lên gần như thường xuyên, vốn được xem là một loại quyền theo lệ định Nhiều chế độ chính trị nhận thấy rằng tính chính thống của họ trong cách nhìn
nhận của người dân nước họ phụ thuộc vào sự thịnh vượng không ngừng tăng
lên Nhưng thành phần nhân khẩu học đang thay đổi, với ngày càng có nhiều người cao tuổi đòi hỏi thêm chế độ phúc lợi, lương hưu cao hơn, chăm sóc y tế tốt hơn Các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng là cần thiết, nhưng lại hồn tồn khơng có ở Nam Á, khu vực được dự tính sẽ thay thế Trung Quốc trở thành 'xưởng sản xuất sử dụng nhiều lao động với chi phí thấp tiếp theo Trong khi đó, đầu tư cho nghiên cứu và công nghệ đang trở nên tốn kém hơn
khi châu Á chuyển từ bắt kịp phương Tây sang tìm kiếm những đột phá mới
— một công việc tốn kém và nhọc nhằn hơn so với việc chỉ đơn thuần là cải tiến công nghệ hiện có
Trang 18hội châu Á khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên khơng cịn sẵn có nữa Mơ
hình tiêu thụ đại trà cho vài trăm triệu dân ở phương Tây không thể cố mở
rộng cho khoảng 1 đến 2 tỷ người được Cần phải tìm ra một giải pháp, và đó chính là nhận thức về tăng trưởng kinh tế, điều sẽ giúp người dân cảm thấy mức sống của họ đang được cải thiện
Trong vòng 200 năm qua, thế giới đã sống và sống tốt với những gì có thể được gọi là chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ, mơ hình phát huy ưu thế tối đa trong thế kỷ XX Đây là sự kết hợp giữa các yếu tố kinh tế và chính trị 'ăn khóp' với nhau một cách tuyệt vời Châm ngôn của Adam Smith, rằng việc mưu cầu thịnh vượng của các cá nhân hợp lại thành sự phồn thịnh cao hơn của toàn xã hội, bởi sự phồn thịnh của xã hội là q trình tích lũy thịnh
vượng của các cá nhân, đã được chứng minh là rất đúng
Việc dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ấn tượng rằng chúng là vô hạn Giao thông vận tải mở ra các thị trường mới, cho phép tiếp cận các nguyên liệu thô mà cho đến nay vẫn nằm ngoài tầm với Công
nghệ giúp nâng cao năng suất, giữ lạm phát trong tầm kiểm soát Tăng dân
số thúc đẩy nền kinh tế Mơ hình quốc gia-dân tộc (nation-state) có vai trị như khn khổ và cơ chế chính trị cho việc phân phối và như cơ sở hạ tầng hành chính cho tăng trưởng công nghiệp
Châu Á chấp nhận thế giới quan này ở đỉnh cao uy thế của nó trong suốt nửa sau thế kỷ XX Sự vươn lên của các nền kinh tế châu Á chủ yếu dựa vào việc sử dụng mơ hình phương Tây này như một kim chỉ nam hướng tới tăng trưởng
Khơng gì ấn tượng hơn sự nhảy vọt của châu Á trong hệ thống kinh tế
chính trị tồn cầu được hình thành sau năm 1945 Hệ thống này không thực
sự mang tính tồn cầu, mà là một cơ cấu mang tính thể chế được vạch ra để thúc đẩy ưu thế vượt trội của Mỹ và bảo đảm những lợi ích của Mỹ trên toàn cầu Hệ thống này hoạt động bởi mơ hình nước Mỹ được cho là hấp dẫn và,
trong cách nhìn nhận của đại đa số, đã tự chứng minh cho chính nó Khơng
Trang 194 TN2011-65
Hiện nay, khi châu Á đang dần trở thành tổ chức quyền lực về kinh tế mang tính tồn cầu, người ta bắt đầu nhận ra rằng, mơ hình này đã và
đang là một mơ hình phương Tây, phù hợp với châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng khơng có khả năng duy trì sự phát triển toàn cầu Châu Á đã đạt được nhiều thành tựu bằng cách ganh đua với mơ hình ấy và vay mượn các
nguyên tắc của nó Tuy nhiên hiện nay, cần phải giải quyết những thách thức ghê gớm không hề ghi lại trong sách giáo khoa về chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ Tóm lại, châu Á phải tìm kiếm và phát triển con đường riêng cịn ở phía trước của mình; châu lục này phải phát minh ra một mơ hình kinh
tế - xã hội mới
Nhân khẩu học châu Á và mơ hình kinh tế mới
Trong 25 năm tới, các yếu tố nhân khẩu học sẽ mang lại những thay
đổi mạnh mẽ và những thách thức to lớn cho toàn châu Á
Trước tiên là ba nhóm quốc gia nổi lên: (1) các nước với dân số giảm xuống, bao gồm Nhật Bản (vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới), Hàn Quốc và một vài nước khác; (2) các nước với dân số giảm dần và giữ nguyên (nhất là Trung Quốc); và (3) các nước với dân số đang tăng, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia và Philippines
Sự khác biệt về nhân khẩu học không phải là công thức cho sự ổn định Về kinh tế, nó gần như chắc chắn đã bắt đầu quá trình chuyển giao sản xuất với chỉ phí thấp, sử dụng nhiều lao động từ Trung Quốc sang các quốc gia có dân số tăng lên đang kêu gọi đầu tư để cung cấp trang thiết bị và cơ sở cho các ngành công nghiệp mới; Trung Quốc sẽ trải qua bước hoán chuyển từ sản xuất với chỉ phí thấp sang sản xuất với giá trị gia tăng, gây ra những căng thẳng cho hệ thống giáo dục Trên hết, có một câu hỏi nhạy cảm được đặt ra là liệu những cơng nhân có tay nghề có được phép di cư sang các nước nơi họ được trả mức lương cao nhất hay không Nếu được phép, năng suất sẽ tăng lên; nếu không, năng suất sẽ bị kìm hãm, và những hận thù từ nhân tố sắc tộc và/hoặc tơn giáo có thể bùng phát Chỉ ít lâu nữa sẽ thấy điểm báo đầu tiên của những vấn đề này, khi lực lượng lao động Trung Quốc bắt đầu thu hẹp vào năm 2015 và tiếp đó là quy mơ tổng dân số
Trang 20Thứ hai, số người trong độ tuổi trên 65 sẽ tăng đáng kế ở Trung
Quốc Tình trạng số người già tăng lên nhanh chóng, điều đã từng xảy ra
tại Nhật Bản, sẽ tạo áp lực lớn lên xã hội và địi hỏi có các dịch vụ hiện
chưa được cung cấp ở hệ thống xã hội hiện tại Ngày nay, xã hội Trung Quốc mặc định là gia đình chăm sóc những người lớn tuổi Sự sắp xếp này
vận hành ổn thỏa trong một thời gian đài, nhưng hiện nay với mơ hình gia
đình hạt nhân nhỏ hơn và nhiều người độc thân hơn, thế hệ trẻ khơng cịn sẵn sàng gánh vác gánh nặng này nữa Trên thực tế, tỷ lệ tiết kiệm ở Trung Quốc tiếp tục đạt hơn 40% cho thấy người dân mong muốn tự chỉ trả cho phúc lợi xã hội Tuy nhiên, vấn đề còn sâu xa hơn: người dân có thể thanh tốn được các khoản dịch vụ, nhưng phải có ai đó cung ứng các dịch
vụ - là khu vực công hay các tổ chức tư nhân Việc đáp ứng yêu cầu này
đòi hỏi những khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực để
vận hành các nhiệm vụ chăm sóc đó Cho đến nay, những công tác chuẩn bị đó chỉ mới chớm bắt đầu
Thứ ba, sự khác biệt về khả năng sinh sản giữa các nhóm sắc tộc và tơn giáo sẽ thay đổi cơ cấu dân số châu Á Trong vòng 2ð năm tới, người Trung Quốc sẽ ít hơn, nhưng lại có nhiều người Ấn và Mã Lai hơn Sẽ có nhiều người Hồi giáo và Ấn giáo hơn, và một phần nhỏ hơn là những tôn giáo và triết lý bắt nguồn từ nền văn hoá Trung Quốc Bộ phận người Hồi giáo sẽ có bước phát triển đáng kể nhất Trên toàn cầu, người Hồi giáo đã tăng từ
16,5% năm 1980 lên 19,2% năm 2000 và được dự báo sẽ tăng lên tới 30% vào
năm 2025 Bởi có 69% người Hồi giáo trên thế giới sống ở châu Á, nên chắc chắn có thể kết luận rằng bộ phận người Hồi giáo sẽ tăng lên Tác động có thể
thấy rõ nhất ở Ấn Độ, nơi 13,4% dân số hiện nay theo đạo Hồi, nhưng tập
trung ở phía Bắc nước này Có thể hiểu được rằng, vào một thời điểm nào đó từ nay đến năm 2040, một hoặc một số bang của Ấn Độ sẽ có đa số người Hồi giáo và do người Hồi giáo điều hành
Điều này không nhất thiết đồng nghĩa rằng nhiều vấn đề sẽ nảy sinh, nhưng nếu vẫn tiếp tục xu hướng các tôn giáo áp đặt sự kiểm soát mạnh mẽ hơn đối với các khuôn mẫu hành vi thì những căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc trong lòng quốc gia và giữa các quốc gia có thể sâu sắc
Trang 216 TN2011-65
Các xu hướng công nghệ và giáo dục
Châu Á có thể là một tổ chức quyền lực về kinh tế, nhưng vẫn chưa phải là khu vực mở đường về công nghệ Phải thừa nhận rằng, châu Á xuất sắc trong việc cải tiến cơng nghệ hiện có và nắm giữ nhiều kỹ thuật chế tạo, nhưng cho đến nay rất ít phát minh có thể truy nguồn gốc từ châu Á
Người ta cho rằng vẫn cịn có chút nghỉ ngờ về sức mạnh công nghệ đang tăng lên ở châu Á Ba nước chỉ tiền nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển (R&D) là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc Trung Quốc có 120.000 bài báo khoa học được đăng hằng năm, một thành tích chỉ thua Hoa Kỳ với 350.000 bài Xu hướng tăng lên mạnh mẽ về các bằng sáng chế và các bài báo khoa học dự báo vị trí dẫn đầu của Trung Quốc trong tương lai Nhật Bản nộp hô sơ xin bằng sáng chế nhiều nhất trên thế giới, song số lượng hồ sơ của Trung Quốc cũng đang gia tăng mạnh mẽ Phần lớn các bằng sáng chế của Nhật Bản là do các cơng ty đệ trình nhưng khơng dùng vào việc gì cả trừ khi họ có ý định sử dụng chúng - nhưng thường là không như thế Và đơn giản là khơng có chuyện bán cho các đối thủ cạnh tranh để biến bằng sáng chế thành sản phẩm mới Rất nhiều bằng sáng chế của Trung Quốc do một số lượng rất hạn chế các công ty nắm giữ, đáng kể nhất là 'đại gia' viễn thông Hoa Vi, gay ra tâm lý nghi ngờ về mức độ phổ biến của đổi mới và phát minh
Trang 22Kết hợp giáo dục với các nhu cầu quốc gia
Một nỗ lực lớn đã được đặt lên vai các trường đại học, nhưng cho đến
nay kết quả rất hỗn độn Số sinh viên tốt nghiệp tăng nhanh chóng, nhưng những nghỉ ngờ về chất lượng giáo dục thì vẫn cịn đó
Các quốc gia châu Á từ lâu đã gửi một số lượng lớn sinh viên sang Mỹ Những sinh viên này thường lựa chọn ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp, nhưng xu
hướng này hiện đang thay đổi Theo một số báo cáo, đa số sinh viên Trung
Quốc và Ấn Độ ở Mỹ giờ nói rằng họ muốn trở về quê hương để lập nghiệp Lý do họ đưa ra có thể là một phong vũ biểu cho tương lai công nghệ ở châu Á: những triển vọng nghề nghiệp ở các quốc gia quê hương họ được đánh giá là tốt hơn so với ở Mỹ
Nhiều điều sẽ tùy thuộc vào việc các hệ thống giáo dục châu Á có thể giải quyết thách thức là làm các kỹ năng tương lai phù hợp với những nhu cầu đối với các kỹ năng đó trong tương lai tốt đến đâu Hệ thống giáo dục phải hoạt động dưới sức ép của việc cho fra lờ lúc này những sinh viên với các kỹ năng cần thiết cho tương lai
Hệ thống giáo dục phải lường trước những gì mà nền kinh tế cần trong tương lai và điều chỉnh chương trình giảng dạy trước khi điều đó xảy ra Như thế tức là các trường học phải đưa ra chương trình giảng dạy và đào tạo những kỹ năng không phải cho nhu cầu hiện nay, mà được nhận định là phù hợp trong 10 đến 20 năm tới Điều đó rất khó khăn và đầu tư cũng rất lớn Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy những cái giá rất đắt phải trả vì thất bại trong
việc dự đoán nhu cầu về các kỹ năng trong tương lai: năng suất không đạt tới
tiểm năng tối đa, làm giảm tính cạnh tranh; trong khi đó những người có các kỹ năng hiếm thì gặt hái được nhiều thành quả, làm sâu sắc hơn tình trạng bất bình đẳng xã hội Kết quả tổng hợp là một nền kinh tế hoạt động không hiệu quả và các vấn đề xã hội tăng lên
Trang 238 TN2011-65
nền kinh tế khơng có hy vọng gi về các cơng nhân có tay nghề và nhân viên công nghệ là công thức dẫn đến yếu kém kinh tế và bất ổn xã hội
Năm thứ khan hiếm: lương thực, hàng hóa, năng lượng, nước
và môi trường sạch
Một mạch chung trong những phân tích về nền kinh tế toàn cầu là sự tập trung vào nhu cầu tiêu dùng cá nhân cao hơn ở Trung Quốc để thay thế cho tiêu dùng của Mỹ trong vai trò động lực thúc đẩy Suy nghĩ này có thể đúng trong ngắn hạn, nhưng nó là thảm hoạ khi nhìn nhận trong một bối cảnh rộng hơn
Có nhiều bằng chứng về một thời kỳ sắp tới với những thiếu hụt trong năm lĩnh vực then chốt chi phối hoạt động kinh tế, đó là: lương thực, hàng hóa, năng lượng/dầu lửa, nước và môi trường sạch Những nguồn tài nguyên này có liên hệ qua lại và những nỗ lực để giải quyết một vấn đề với các biện pháp hiện có tất yếu dẫn đến việc làm trầm trọng hơn các vấn đề đối với một hoặc một vài lĩnh vực thiếu hụt khác
Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) công bố rằng, sản lượng lương
thực toàn cầu sẽ phải tăng lên khoảng hơn 40% vào năm 2030 và 70% vào
năm 2070 Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước nhập khẩu lương thực ròng, và Ấn Độ chỉ hơn mức tự cung tự cấp một chút Nhiều khu vực trên thế giới có tiểm năng về sản lượng lương thực cao hơn, nhưng lại
khơng có nhiều ở châu Á
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phụ thuộc nhập khẩu hàng hóa Khó có thể thay đổi điều đó, ngoài việc đầu tư vào khai thác mỗ ở nước ngoài, điểu này làm giảm sự không chắc chắn về kinh tế — nhưng không phải là không chắc chắn về chính trị
Nhu cầu về năng lượng đã khiến các nền kinh tế lớn ở châu Á trở thành những nhà nhập khẩu dầu lửa lớn, nhưng dầu lửa không phải là
nguồn năng lượng chính mà là than đá Khoảng 70% nguồn cung cấp năng
Trang 24nghệ than đá sạch Tuy nhiên, chỉ số dự báo cho thấy rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục là vùng phát thải cácbon điơxít lớn nhất thế giới và vào năm 2015,
Ấn Độ sẽ lên đứng ở vị trí thứ ba
Nhiều vùng rộng lớn của Trung Quốc và Ấn Độ đã rơi vào tình trạng khan hiếm nước; Chính phủ Trung Quốc đang phác thảo một kế hoạch đầy tham vọng về tài chính (nhưng rất đáng ngờ về mơi trường) nhằm đổi dịng một số con sơng chính của nước này để dẫn nước về các vùng khô hạn phía Bắc
Suy thối mơi trường đang đe doạ sự mở rộng kinh tế Ngân hàng Thế
giới (WB) ước tính rằng, chỉ phí cho Trung Quốc giải quyết ô nhiễm khơng khí và nước lên đến 5,8% GDP - một con số khổng lồ 'ngốn' khoảng một nửa tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Nếu những dự báo đang thịnh hành là chính xác thì tình trạng ấm
lên tồn cầu sẽ làm những vấn để này trầm trọng thêm Theo một kịch bản u ám, những thập niên tới đây sẽ chứng kiến sự suy giảm sản lượng nông nghiệp trên toàn Trung Quốc, toàn khu vực Nam Á và hầu hết khu vực Đông Nam Á Thậm chí nếu tạo ra được những giống cây trồng tận dụng lượng khí cácbon điơxít tăng lên thì sản lượng nông nghiệp cũng sẽ vẫn giảm ở tất cả các quốc gia Nam Á và hầu hết các nước Đông Nam Á
Các thế lực đe dọa tương lai châu Á
Các chiến lược gia thường băn khoăn về viễn cảnh chiến tranh giữa hai hoặc ba 'chiến tướng - Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản Tuy nhiên, trên thực tế, không nước nào trong số đó đe doạ những lợi ích sống cịn của nước kia Ba quốc gia này có thể tranh giành ảnh hưởng và chơi trò chơi quấy rối kiểu cũ bằng cách tìm kiếm ảnh hưởng ở sân sau của nhau - như Trung Quốc đang thực hiện ở Myanmar và Sri Lanka, khiến Ấn Độ 'đau đầu' - nhưng về cơ bản chỉ dừng tại đó
Trang 2510 TN2011-65
chính phủ, từ đó mở ra cơ hội thiết lập quyền kiểm soát đối với dân chúng và áp đặt một mô hình xã hội khác Đây là bài học từ Iraq, Afghanistan, Taliban và al-Qaeda Những mối đe doạ cũng có thể đến từ các quốc gia-dân tộc gây rối (quốc gia ngạo mạn), những kẻ khủng bố và các tổ chức tội phạm đang nhằm mục tiêu phá vỡ hoạt động của các hệ thống toàn cầu
Tính hợp pháp của các hệ thống chính trị ở Trung Quốc và Ấn Độ tuỳ thuộc vào khả năng của họ trong việc đảm bảo mức sống tăng lên và an ninh con người Ổn định chính trị địi hỏi phải có ổn định xã hội, ổn định xã hội địi hỏi phải có việc làm đầy đủ, việc làm đầy đủ địi hỏi phải có tăng trưởng kinh tế, và tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự neo giữ vững chắc vào tồn cầu hố kinh tế Vì vậy, khơng phải ngẫu nhiên mà trước hết là Trung Quốc và sau đó đến
w ^ $ “ % 2 on, ˆ 9 ⁄
Án Độ gia nhập mạng lưới tồn cầu hố kinh tế và các thiết chế của nó
Có rất nhiều thảo luận về Trung Quốc và sức mạnh quân sự đang gia tăng của nước này, nhưng tất cả những dấu hiệu đều cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng nhiều cho sự bất ổn trong nước hơn là gây hấn quân sự Các cường quốc nước ngoài tham gia vào “phương trình' này chỉ với tư cách những kẻ xúi giục gây bất ổn xã hội Điều đó lý giải cho sự nhạy cảm của Trung Quốc đối với các vấn đề Đạt Lai Lạt Ma, Tây Tạng, Đài Loan, những người Uighur (Duy Ngô Nh}) và phong trào tôn giáo Falun Gong (Pháp Luân Công) Ấn Độ dường như thư thái hơn, nhưng đằng sau 'cánh gà” là các loại vấn đề tương tự quấy nhiễu việc hoạch định chính sách: Các bang của Ấn Độ có đường đi riêng, và các nhóm khủng bố cả mang bản chất chính trị lẫn tơn giáo đều làm dấy lên nghỉ ngờ về tình trạng an ninh con người
Các nhà lãnh đạo chính trị khơng nhìn nhận chiến tranh như một sự
Trang 26Chỉ duy nhất một điểm có thể gây ra cuộc xung đột vũ trang, đó là nỗ
lực của Trung Quốc nhằm đổi dịng chảy các sơng băng trên dãy Himalayas từ các dịng sơng của Ấn Độ sang Trung Quốc Nếu Trung Quốc làm điều này, Ấn Độ sẽ thấy sự tổn tại của mình bị đe doạ và sẽ hợp pháp hoá bất kỳ hành động nào để đảm bảo rằng nguồn nước vẫn chảy vào Ấn Độ Trung Quốc nhận thức rõ những lo ngại của Ấn Độ
Một số nhà quan sát nhìn nhận một cuộc chiến tranh trong tương lai
giữa Trung Quốc và Mỹ là kết quả gần như chắc chắn do sự suy giảm của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc Dự báo này dựa trên lý thuyết rằng, không một siêu cường nào từng bị thay thế bởi một siêu cường khác mà khơng có chiến tranh Quan sát này có thể gây tranh cãi, nhưng chỉ cần ghi nhớ rằng, nếu một cuộc chiến tranh như vậy nổ ra thì yếu tố khai hoả chắc chắn sẽ là mối quan tâm đang giảm đi đối với quá trình tồn cầu hố kinh tế Điều đó là khơng thể bác bỏ, đặc biệt nếu sự sụt giảm kinh tế của Mỹ tiếp diễn và tạo điều kiện cho nền kinh tế Trung Quốc 'hất cẳng Mỹ Và thậm chí nếu Mỹ thắng trận thì những cái giá phải trả sẽ rất lớn và, trong kịch bản “có hậu' nhất, cũng chỉ trì hỗn sự suy giảm rốt cuộc sẽ đến của sức mạnh Mỹ mà thôi
Một mơ hình mới cho tăng trưởng
Hiện nay chúng ta thường chấp nhận những cấu trúc xã hội hiện tại là điều hiển nhiên và quên rằng kiến trúc của các xã hội thay đổi theo thời
gian Mơ hình cơng nghiệp - với tiêu dùng đại trà là động lực kinh tế, tự do
sử dụng nguyên liệu thô, tập trung vào cá nhân, và được kiến tạo dựa vào quốc gia-dân tộc - đã tổn tại với chúng ta trong 200 năm, nhưng chắc chắn không hề là một phần không thể thiếu của nền văn minh nhân loại Mơ hình kế tiếp mơ hình cơng nghiệp vẫn còn chưa xuất hiện, và chúng ta sẽ không phải chờ lâu đâu
Các xu hướng mới có thể xuất hiện và định hình một mơ hình xã hội
Trang 272D TN2011-65
Các tôn giáo bắt nguồn từ Abraham (Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi
giáo) có xu hướng xem tự nhiên là phần quan trọng thứ hai bởi Chúa được coi
là Đấng chế ngự tự nhiên và Chúa tạo ra con người Bởi vậy, việc khai thác tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của q trình cơng nghiệp hố khơng gặp những trở ngại về tôn giáo
Những tôn giáo và triết lý ở châu Á có quan điểm khác Một trong
những thông điệp then chốt trong Ấn giáo là Thánh thần hiện diện khắp nơi
Một dịng sơng hay một cái cây cũng có thể được thần thánh hóa Phật giáo không đặt con người trên tự nhiên, như các tôn giáo khác bắt nguồn từ Abraham Khổng giáo và Đạo giáo dạy rằng, con người là một phần của tự nhiên và do vậy con người khơng có quyền khai thác tự nhiên
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có một thời gian dài được quản lý bởi
“nhân trị” thay vì “pháp trị” Bằng việc chấp nhận một bộ giá trị chung, con người biết cách ứng xử với người khác và không dựa vào những văn bản như
luật pháp hoặc quy định Các giá trị và nguyên tắc đạo đức chỉ phối các mối quan hệ giữa các công dân Rất hiếm khi xảy ra xung đột, và phần lớn những xung đột nảy sinh được giải quyết bằng hồ giải, ví dụ như do các bô lão hoặc
các cá nhân đức cao vọng trọng, những người có thể tìm thấy những giá trị
chung trong các quan điểm bất đồng Thông thường, không có “kẻ thắng” mà
chỉ có nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp theo một cách thức mà tất cả các bên có thể cùng chung sống
Kinh Lễ của Khổng Tử kiểm soát hành vi văn minh bằng việc đặt ra các tiêu chuẩn, đạo đức và giá trị Luật pháp chỉ được áp dụng khi giải quyết những
người không tôn trọng các giá trị chung và do đó nằm ngồi các hành vi văn
minh Các mối quan hệ giữa những Đậc trí giả' được điều phối bởi đạo lý và các
giá trị, trong khi luật pháp và kiện tụng là dành cho đám “ngu phư' - những kẻ
không biết hoặc phản đối các giá trị chung Ở Nhật Bản, bộ luật tương đương là
sự kết hợp giữa Phật giáo và Thần đạo (Shinto), được gọi là thuyết hổ lốn
Hai thách thức then chốt đối với thế giới quan hiện nay - thay đổi mơ
hình tiêu thụ vật chất và hoán chuyển từ chủ nghĩa cá nhân sang hành vi
nhóm - tìm thấy sự hậu thuẫn ở các giá trị châu Á truyền thống nhiều hơn là
Trang 28Việc châu Á có thể và có lẽ sẽ tìm ra những giải pháp cho các vấn để của mình thơng qua việc viện dẫn những giá trị truyền thống có thể bị phản bác bởi thực tế là, cho đến nay, người ta thấy rất ít những giá trị như vậy Châu Á đã hồ hởi nhảy vào chiếc hộp các giá trị phương Tây, tiếp nhận chúng gần như nguyên vẹn
Tuy nhiên, vẫn có chút nghỉ ngờ rằng việc tiếp tục áp dụng mơ hình này sẽ dẫn châu Á - và thế giới - tới thảm hoạ Arnold Toynbee đã chỉ ra rằng, nền văn minh được xây dựng trên nguyên tắc “ứng phó với thách thức” Để tránh một cuộc khủng hoảng trong vịng xốy của suy thối môi trường, sự bất ổn xã hội và giành giật các nguồn tài nguyên khan hiếm chưa từng có, châu A cần phải có cách phản ứng Có khả năng, thậm chí đầy tin cậy, là phản ứng này sẽ dưới hình thức áp dụng lại các giá trị văn hoá đã ngủ quên -
nhưng không bị lãng quên - trong q trình cơng nghiệp hố của châu Á
Những gì chưa được hiểu thật đầy đủ là, thế giới quan hiện đại đang
chuyển từ sự phân phối lợi ích — đã ăn sâu trong mô hình cơng nghiệp và tiêu dùng đại trà — sang chia sẻ gánh nặng gây ra bởi những khan hiếm ngày càng gia tăng Những xã hội tìm ra chìa khố để giảm thiểu sự va chạm giữa các công dân của họ và với phần còn lại của thế giới sẽ chiến thắng
Trang 29VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI
26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội * Tel: 38253074 - 38264243
TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU (LƯU HÀNH NỘI BỘ ) sé: TN 2010 - 62 HÀ NỘI - 2010
CHAU A NAM NGANG
ANTHONY BUBALO & MALCOLM COOK" Horizontal Asia American
Interest May/June 2010
An đây, ngày càng nhiều người nói rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu A, với sự chuyển giao quyển lực tất yếu từ
phương Tây sang một thực thể rộng lớn và còn khá mơ hồ đối
với nhiều người phương Tây đó là châu Á Nếu đúng là như vậy, và có nhiều sơ sở để tin điều này là sự thật, thì chúng ta cần làm rõ
chính xác (hay thậm chí áng chừng) 'châu Á' thực sự là gì
' Anthony Bubalo là Giám đốc chương trình khu vực Tây châu A va Malcolm Cook 1a Giám đốc chương trình khu vực Đông châu Á thuộc Viện Chính sách Quốc tế Lowy tại
Trang 30Chau A theo chiều dọc và gắn với biển
Các thuật ngữ địa lý không làm thay đổi các đường biên giới trên bản
đổ, song nó lại hình thành các quan niệm và theo đó làm thay đổi hành vi
ứng xử Nghĩa của từ “Châu Á” thay đổi theo các hoàn cảnh lịch sử và bối cảnh của nó Trong thời hoàng kim của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, nói
đến “châu Á” là bao gồm toàn bộ khu vực từ Suez tới Thượng hải, và đặc biệt
nhấn mạnh đến những vùng đất châu Á mà hải quân và các tàu bn phương Tây có thể tiếp cận được dễ dàng Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỷ XX, hàng loạt sự kiện đã xảy ra như: chiến tranh ở Thái Bình Dương, sự nổi lên của Cộng sản ở Trung Quốc, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam, sự nổi lên của nền kinh tế Nhật Bản và những con hổ châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore) - đã thay đổi cái mà người ta gọi là “châu Á” và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đang ngày một tăng lên
Vì nhiều mục đích, khi đó “châu Á” có nghĩa là khu vực ven biển và hải
đảo kéo dài từ Cộng hòa Dân:ehủ Nhân dân Triều Tiên tới Indonesia Thực tế thì tương tác chiến lược chủ chốt của phương Tây với lục địa này là thông qua sức mạnh hải quân Mỹ đã củng cố khái niệm theo chiều thắng đứng và gắn với biển này về châu Á Các nỗ lực hội nhập khu vực vào cuối thế kỷ XX là
một minh chứng Khái niệm mang tính địa chiến lược qua cách gọi “châu Á
Thái Bình Dương” đã để lại một số 'di sản”: cơ chế ưu việt về kinh tế và chính trị của châu Á, APEC, bao gồm cả Chile nhưng khơng có Ấn Độ, có Mexico nhưng khơng có Mơng Gổ
Ý tưởng về châu Á theo chiều dọc nay đã cho thấy những lợi ích của nó, song thay vì làm sáng tỏ hơn khái niệm về châu Á, nó lại khiến khái niệm này trở nên mù mờ hơn Robert D Kaplan đã thấy sự trở lại ý tưởng
cũ về một châu Á - một châu lục được định dạng trong một tổng thể hữu
cơ” - nhấn mạnh những kết nối đơng-tây của nó Nhà bình luận chiến lược
hàng đầu của Ấn Độ, ông C Raja Mohan, cũng nhắc tới một chính sách đối ngoại của Ấn Độ theo đó, nhìn nhận châu Á trong khái niệm một châu lục tổng thể Tuy nhiên, dù những ý tưởng này được chấp nhận rộng rãi,
Trang 31TN2010-62 3
chủ để tái định hướng chiến lược của châu Á là tập trung vào Ấn Độ
Dương Kaplan đã thấy trước một cuộc cạnh tranh tại đây giữa các hạm
đội hải quân của hai cường quốc mới nổi của châu Á là Trung Quốc và Ấn
Độ James Holmes và Toshi Yoshihara lập luận rằng sức mạnh hải quân
ngày càng lớn của Trung Quốc báo trước sự chấp nhận những quy tắc của Mahan nhấn mạnh tầm quan trọng của sức mạnh hải quân Sách lược “chuỗi ngọc trai” nổi tiếng đoán trước việc Trung Quốc xây dựng một chuỗi căn cứ ở Ấn Độ Dương”
Châu Á theo chiều ngang và gắn với đất liền
Song cách hiểu tập trung vào sức mạnh hải quân lại bỏ qua tầm quan
trọng ngày càng lớn về lãnh thổ châu Á rộng lớn Nếu sự “qua mặt” Mỹ của Nhật Bản cùng các con hổ châu Á cùng tất cả các quốc gia duyên hải và hải đảo, khẳng định cách nhận dạng theo chiều dọc và duyên hải về châu á, thì sự nổi lên của các nước lớn trong đất liền là Ấn Độ và Trung Quốc, cùng với vị thế và quyền lực của Nga chắc chắn đang định dạng lại một châu Á theo chiều ngang và mang tính lục địa hơn Điều này có ý nghĩa lớn đối với phương Tây Tâm ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và Nga ngày càng tăng lên trong khu vực Vịnh Ba-tư và Trung Á; và một châu Á càng ít đường bờ biển, thì đương nhiên, càng không phụ thuộc vào sức mạnh hải quân của phương Tây
Điều này có nghĩa là chúng ta nên đọc sách lược của Mahan ít đi và phải đọc của Mackinder nhiều hơn suốt quá trình học tập trong khoảng nửa thế kỷ tiếp theo Thách thức về khái niệm đối với phương Tây là phải xác định “châu Á” vượt ra ngoài những vùng duyên hải, các đảo và quần đảo quen thuộc, để nhìn thấy toàn bộ châu lục này trong một tổng thể của nó Để làm được điều này chúng ta phải nắm được các xu hướng kinh tế, năng lượng và cơ sở hạ tầng liên quan đang nổi lên trước mắt chúng ta
? Xem Kaplan, “Center Stage for the 21st Century: Power Plays in the Indian Ocean”,
Trang 32Thương mại, năng lượng và cơ sở hạ tầng
Trong một phần lớn của thế kỷ XX, trao đổi kinh tế, hay đúng hơn là
việc thiếu trao đổi đã khiến châu Á bị tách biệt khỏi thế giới Liên bang Xô viết, Ấn Độ và Trung Quốc tỏ ra ít quan tâm tới thương mại quốc tế Vào cuối
thập niên 1990, trao đối thương mại chính thức giữa Ấn Độ - Trung Quốc
“không đáng kể, chỉ đạt 190 triệu đô la Mỹ Năm 1978, Trung Quốc với 22,4% dân số thế giới, chỉ chiếm 0,8% xuất khẩu thế giới (hiện nay dân số Trung Quốc chiếm 19,7% và xuất khẩu chiếm 9%) Cho tới đầu thập niên 1990, khối
lượng hàng hóa khổng lồ của Viễn Đông Nga vẫn chỉ được trao đổi trong biên giới nước này Nhìn chung, cả ba quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để
đáp ứng các nền kinh tế kế hoạch hóa của mình Hậu quả là đã làm tê liệt
bất cứ động thái nào hướng tới sự hội nhập kinh tế xuyên lục địa
Tất cả những điều đó thay đổi khi châu Á quay trở lại gốc rễ địa chiến lược của mình bằng các mạng lưới kinh tế mới Các quyết định của Bắc Kinh
(những năm 1970) và của New Delhi (những năm 1990) nhằm từ bỏ chính sách tự cấp tự túc của Mao Trạch Đông và Nehruv, đã giải phóng các thị trường bị kìm kẹp trong thời gian dài ở châu Á Theo số liệu thống kê ở Trung Quốc, nước này hiện giờ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với
kim ngạch trao đổi song phương đạt 51,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2008 Con số này tăng hơn 30% so với năm 2007, và nhiều hơn 40% so với trao đổi thương
mại của Ấn Độ với đối tác lớn thứ hai của mình là Hoa Kỳ
Quy mô thay đổi này vượt ra khỏi câu chuyện giữa Trung Quốc — Ấn
Độ Theo số liệu của IME, từ năm 1990 đến 2006, trao đổi nội khu vực bao gồm cả 'châu Á mới nổi tăng gấp 5 lần; trong cùng thời kỳ, trao đổi giữa các
nước châu Á với nhau tăng 8,5 lần." Tuy nhiên, những số liệu này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế vì [ME khơng tính Nga, Trung Á hay các nước vùng Vịnh vào thương mại nội châu Á Khoảng từ năm 1999 đến năm 2007, xuất
3 TME định nghĩa “châu Á đang trỗi dậy” bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Đặc khu hành chính
Trang 33TN2010-62 3 khẩu của Nga sang Trung Quốc tăng 6 lần và nhập khẩu của quốc gia này tăng 15 lần Trong cùng kỳ, nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc từ Trung Á đã tăng từ hơn 160 triệu đô la Mỹ lên gần 7 tỷ đô la Mỹ
Cũng trong khoảng 1990 đến 2007, nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn
Độ từ vịnh Ba Tư tăng từ chưa đầy 500 triệu và 4 tỷ đô la Mỹ lên tới 44 tỷ (Trung Quốc và 33 tỷ đô la Mỹ (Ấn Ðộ) Cùng kỳ, xuất khẩu từ Trung Quốc
và Ấn Độ sang các nước vùng Vịnh tăng từ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ mỗi nước lên
3õ tỷ (Trung Quốc) và 20 tỷ đô la Mỹ (Ấn Độ) Trung Quốc hiện nay là nhà
xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Trung Đông
Các con số trao đổi song phương cũng rất ý nghĩa Israel là nguồn cung cấp vũ khí bên ngoài lớn thứ ba của Ấn Độ Ả-rập Xê-út cũng trở thành nhà cung cấp dầu và là thị trường xuất khẩu gạo basmati lớn nhất của Ấn Độ Năm 2009, khoảng 62 công ty xây dựng Trung Quốc làm việc tại Vương quốc này, thuê hơn 16.000 công nhân Trung Quốc, trong khi đó cơng ty đầu khí quốc doanh Ả-rập Xê-út ARAMCO, Exxon Mobil va Sinopec hoàn thành dự án nhà máy lọc dầu trị giá 5 tỷ đô la Mỹ ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) Năm 1990, bốn trong số năm thị trường xuất khẩu hàng đầu của Iran là các quốc gia châu Âu; đến năm 2008, bốn trong năm thị trường đó là các nước châu Á
Năng lượng là yếu tố chủ chốt thắt chặt quan hệ kinh tế các nước châu Á đang phát triển Trung Quốc và Ấn Độ cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan phụ thuộc vào nguồn đầu mỏ của vùng Vịnh, nơi hiện cung cấp khoảng 70-80% nhu cầu nhập khẩu của châu Á Nguồn năng lượng của Trung Á và vùng Viễn Đông Nga cũng là những yếu tố ngày càng quan trọng trong mạng lưới năng lượng xuyên lục địa Đặc biệt, Nga đang hướng tới các khu vực chưa phát huy được tiềm năng này ở Siberia nhằm đảm bảo rằng thu nhập từ các nguồn năng luôn luôn được duy trì trong tương lai
Trang 34công ty trong nước đến năm 2030 phải khai thác được 40% lượng dầu nhập khẩu (Nguồn cung dầu được khai thác ở nước ngồi của các cơng ty Nhật Bản, được người Nhật gọi là “Hinomaru”, chiếm khoảng 15% nhu cầu về dầu của Nhật Bản) Do đó, Tokyo khởi động các sáng kiến ngoại giao năng lượng mới, chẳng hạn như “đối thoại Trung Á cộng Nhật Bản” Nga hài lòng với việc cả Trung Quốc và Nhật Bản đều cạnh tranh tìm cách tiếp cận nguồn cung cấp năng lượng và nhu cầu về đường ống của quốc gia này
Những xu hướng mới về thương mại năng lượng cũng gây ra căng thẳng trong quan hệ của Nhật Bản với Hoa Kỳ Nhật Bản từ lâu đã phụ thuộc vào cường quốc này nhằm đảm bảo nguồn cung dầu, cộng với sự phân phối viện trợ hào phóng tới Trung Đông Tuy nhiên, quan hệ liên minh của Tokyo với Washington xác nhận trách nhiệm trong nỗ lực của Nhật Bản để khai thác mỏ dầu South Azedegan của Iran, một dự án có thể làm tăng mức cung dầu Hinomaru lên 60% Thận trọng trước đơn kiện của Hoa Kỳ, Nhật Bản tìm cách trì hỗn, cịn Iran hủy dự án và để mặc Trung Quốc, Nga và Ấn Độ ganh đua khai thác mỏ dầu này Và Trung Quốc đã giành chiến thắng Azadegan là một vấn đề nhỏ trong một hiện tượng lớn hơn: Năm 1990, Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất trong số 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Iran Đến năm 2008, Nhật Bản nằm trong top năm đó cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc
Sự cạnh tranh giữa các cường quốc châu Á về năng lượng và nguồn tài
nguyên thiên nhiên không chỉ diễn ra ở Tây Á Cịn có một cuộc cạnh tranh khác ở vùng biển của châu lục này Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân và tìm cách tiếp cận với các hạ tầng cảng biển ở Ấn Độ Dương nhằm bù lại tính dễ bị tổn thương của các tuyến đường vận chuyển hàng hóa của mình trên biển từ vùng Vịnh Persic Điều này gây ra tình trạng bất an toàn
nhưng cũng tạo ra các dạng hợp tác an ninh mới ở Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương Ấn Độ gần đây đã thay thế Trung Quốc trở thành nước nhận viện trợ nhiều nhất của Nhật Bản, đồng thời là nước thứ hai (sau Australia) ký tuyên bố chung về hợp tác an ninh với Nhật Bản Chính phủ mới ở Nhật dường như, nếu khơng có gì thay đổi, đang thúc đẩy mục tiêu hướng tới một
Trang 35TN2010-62 7
Bản như hiện nay sẽ hoãn thương vụ mỏ dầu ở Azadegan chỉ vì Mỹ, như chính phủ tiền nhiệm từng làm
Các quan hệ kinh tế và năng lượng ngày càng thắt chặt ở châu Á đang
bị tác động và được củng cố trong một mạng lưới ngày càng mở rộng gồm đường sắt, đường bộ và các loại đường ống dẫn - được gọi là cơ sở hạ tầng vật chất của châu Á theo chiều ngang 7.000 km đường ống dẫn nối các mỏ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn của Turkmenistan tới Trung Quốc qua Kazakhstan và Uzbekistan đã được khai trương vào tháng 12/2009 Công ty Daewoo quốc tế của Hàn Quốc đứng đầu một siêu tập đoàn liên danh với các tập đoàn của Ấn Độ và Myanmar xây dựng một dự án LNG trị giá 5,6 tỷ USD và đường ống này sẽ cung cấp gần 600 triệu mét khối khí mỗi ngày từ miền
Tây Myanmar tới miền Tây Trung Quốc vào năm 2013 Hồi tháng 2/2009,
Nga và Trung Quốc đã nhất trí đầu tư 25 tỷ USD trong hai năm cho một đường ống dẫn dầu từ Nga sang Trung Quốc
Các đường ống từ vùng Vịnh tới các nhà tiêu dùng năng lượng của châu á cũng sắp hoàn thành Đường ống dẫn khí đốt Iran - Pakistan - Ấn Độ được bàn thảo từ lâu nay có thể khơng bao giờ được xây dựng, nhưng đoạn từ
Iran tới Pakistan đang được xây dựng, tạo ra một điểm khởi đầu, cho một
phần đi có thể ở Trung Quốc thay vì ở Ấn Độ Sự do dự của Trung Quốc trong việc tài trợ cho một đường ống đi qua tỉnh Baluchistan bất ổn của Pakistan đến cảng Gwadar trong năm 2009 có thể sẽ khơng kéo dài, tạo cơ
hội để dự án này rút ngắn đáng kể chiểu dài so với các đường ống qua biển
của Trung Quốc nối từ Vịnh Persic
Tác động của mạng lưới đường xá và đường ống nước trong đất liền có thể cịn lớn hơn cả các đường ống Năm 2006, thực hiện một tham vọng suốt nhiều thế kỷ qua, Trung Quốc đã hoàn thành tuyến đường sắt tới Lhasa ở Tây Tạng Như một phần kế hoạch biến Tây Tạng thành một trung tâm thương mại Trung Quốc - Nam Á, Bắc Kinh đang tìm cách mở
rộng mạng lưới tới Ấn Do, Nepal, Bhutan va Bangladesh Năm 2002, các
kỹ sư dân sự đã nối mạng lưới đường ở Myamar tới một khu phức hợp cao tốc chính ở Trung Quốc, mạng lưới này nối trực tiếp thành phố Thượng
Trang 36cũng đang được thực thi nhằm nối đường cao tốc này với một cảng nước sâu mới ở Ấn Độ Dương do Trung Quốc tài trợ tại Kyaukpyu của
Myanmar
Trong khi đó, Ấn Độ đang tiến hành nhiều dự án đường cao tốc ở tỉnh biên giới Sikkim của mình như cách để giúp tỉnh nghèo khó này "bật lên" Ấn Độ mới đây đã hoàn thành một dự án đường bộ lớn ở Afghanistan nối phần miền Nam nước này với cảng chủ chốt của Iran tại Chabahar Con đường này, cộng với các mạng lưới đường xá ngày càng dày đặc nối Ấn Độ với
Myanmar, đang dần trở thành huyết mạch giao thông quan trọng trong đất
liền dẫn vào trong lịng Đơng Nam Á Trên lục địa
Các mạng lưới kết nối thương mại, năng lượng và cơ sở hạ tầng vừa kể
trên đã cho thấy rõ các thị trường châu Á, và đặc biệt là các nguồn năng
lượng quan trọng của các thị trường này, đang ngày càng được tìm thấy ở bên trong lục địa, hơn là ở ngoài khơi Các thị trường này phản ánh các lợi ích sống cịn của các siêu cường châu Á - các nước ở trung tâm chuỗi kết nối này - sẽ tiếp tục gắn bó nhiều đến mức nào với đất liền dù họ phát triển trên biển
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta phải bỏ qua sức mạnh và các lợi ích ngày càng lớn của Trung Quốc và Ấn Độ ở ngoài khơi, hay quên cường quốc hải quân Nga Các chiến lược gia ấn Độ đã không nhầm khi lo lắng về kịch bản đối đầu hải quân Trung - ấn và chiến lược "chuỗi ngọc" giả định của Trung Quốc Các chuyên gia phân tích chiến lược của Mỹ cũng không nhầm khi ghi nhận rằng các tuyến giao thông dài trên biển của Trung Quốc, đặc biệt để phục vụ nhập khẩu năng lượng, đang ngày càng dễ bị tổn thương, và trở thành một cái có để nước này tăng cường sức mạnh hải quân Nhưng như đã nói ở trên, đây chỉ là một nửa câu chuyện, và dường như nửa sau còn quan trọng hơn
Trang 37TN2010-62 9
của Mỹ tránh xa Đài Loan và bờ biển phía Đơng của họ Và trong khi vai trò của Trung Quốc trong việc giúp đỡ Pakistan phát triển cảng biển Gwadar được gọi là "viên ngọc" lớn nhất trong các kế hoạch Ấn Độ Dương của nước này, thì nó
cũng được xem dưới một góc độ khác ý nghĩa hơn một cảng biển và các ứng
dụng hàng hải chiến lược là hệ thống đường sắt, đường bộ và ống dẫn mà Trung Quốc đang lên kế hoạch sử dụng để nối Gwadar với miền Đông nước này
Trung Quốc cũng tài trợ một đường sắt từ Gwadar tới Dalbadin ở trung tâm Pakistan, đường này sẽ nối với các tuyến đường đã có dẫn tới Iran Sự kết nối trong lục địa này sẽ có thể giúp Trung Quốc ít phải dựa vào các
cảng biển và các điểm kiểm sốt trên Thái Bình Dương, thậm chí mạng lưới
này mở ra nhiều lợi ích mới, cũng như kéo theo các quan hệ đồng minh và cả đối thủ mới trong đất liền
Điều này đang diễn ra trên thực tế: các hạm đội của Trung Quốc và ấn
Độ có thể một ngày nào đó chĩa súng vào nhau ở Ấn Độ Dương, nhưng New
Delhi và Bắc Kinh đã lao vào một cuộc cạnh tranh còn gay gắt hơn trên đất liền, đặc biệt là tranh giành ảnh hưởng tại các nước yếu hơn ở châu Á Tại Myanmar chẳng hạn, Trung Quốc và Ấn Độ đang chi cả núi tiền để phát triển các tuyến
đường thương mại và khai thác nguyên liệu đầu vào Tại Afghanistan, Ấn Độ đã
đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng trong khi Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài đơn lẻ lớn nhất (trong việc khai thác mỏ, tất nhiên) Trong khi đó, điều mà một số người gọi là sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Nga có thể chỉ là để thêm vào chút chân thành cho cuộc cạnh tranh tất yếu của họ ở Siberia và Trung Á, nhất là khi người Nga lo sợ trước các xu hướng dân số ngày càng bất cân bằng Nga và Trung Quốc ở Siberia
Thực vậy, chính trên đất liền là nơi sự ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và
Trang 38bảo rằng các vùng nội địa sâu hơn không bị bỏ rơi đằng sau vùng duyên hải năng động về kinh tế của mình
Ấn Độ cũng đối mặt với một thách thức mang tính quốc gia tương tự, trong khi phải đối phó với phong trào ly khai ở vùng Đơng Bắc, họ cịn phải đương đầu với Pakistan ở Tây Bắc Đối với Nga, việc tiếp cận với các nguồn tài nguyén 6 Siberia va Trung A là rất quan trọng để duy trì vị thế siêu cường năng lượng của mình, nhất là khi họ khơng cịn là siêu cường quân sự nữa Vì tất cả các lý do này, trọng tâm chiến lược của châu Á đang chuyển vào lục địa, điều có ý nghĩa lớn với các quốc gia biển ở Đông Nam Á và nhiều nước khác nữa
Tại các quốc gia biển Đông Nam Á, người ta lo ngại sự nổi lên về kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ (và cả Việt Nam) đang gạt họ ra ngoài lề về mặt kinh tế và chiến lược Đáp lại, các quốc gia biển Đông Nam Á đang cùng lúc củng cố các quan hệ chiến lược và kinh tế với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và cả với các quốc gia vùng Vịnh Vốn ban đầu khác nhau, song các chiến lược ngoại giao cơ bản của Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines giờ đã tương đối giống nhau
Khác với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, trong vai trò là một cường
quốc quân sự và kinh tế số một của châu Á - biển, dường như đang bị gạt ra ngoài lề, buộc họ phải có biện pháp đáp lại những thay đổi nền tảng chiến lược của châu Á Hơn bất cứ quốc gia nào, Nhật Bản vừa tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc và với cả các nước khác nhằm chống lại sự nổi lên của Trung Quốc Đặc biệt, sự tăng trưởng nhanh chóng của các quan hệ chiến lược Nhật Bản - Ấn Độ là bằng chứng rõ nét cho thấy mối lo Trung
Quốc đang khiến Nhật Bản tìm các đối tác chiến lược mới xuyên Á, chứ
không phải là xuyên Thái Bình Dương Cùng với thời gian, điều này có thể đẩy cuộc tranh cãi suốt một thế kỷ qua ở Nhật Bản về các bản sắc phương
Tây và á châu của họ theo hướng gắn bó với châu Á hơn
Một thách thức đối với phương Tây
Nếu các hàm ý của khái niệm một châu Á theo chiều ngang có ý nghĩa với
Trang 39TN2010-62 ul
ta hiểu rằng kỷ nguyên châu á nhiều khả năng là một châu lục theo chiều ngang hơn là một châu lục theo chiều dọc gắn với yếu tố biển, thì sức mạnh hải quân phương Tây, vốn vẫn rất mạnh, có thể trở thành một "phế phẩm" Ưu thế về hải
quân sẽ chỉ khiến phương Tây có ít lực đẩy hơn tại châu lục này so với họ nghĩ,
ngay cả khi nó đáp ứng được các thách thức mới trên biển
Điều này là dễ thấy khi ta nhìn vào vai trị của năng lượng trong quá trình định hình một châu Á theo chiều ngang Không có một sự sắp xếp lớn nao dang sau các liên kết hữu cơ ngày càng gia tăng giữa các nước cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở châu Á, nhưng nó lại đang diễn ra để ngăn chặn cả nhu cầu năng lượng cũng như tầm ảnh hưởng chiến lược của phương Tây
Khả năng của Ấn Độ và Trung Quốc trong việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu năng lượng của mình thơng qua các đường ống trong đất liền,
đặc biệt từ Nga và Trung Á, và có thể từ vùng Vịnh Persie, có thể tạo làm
ảnh hưởng tới khả năng các nhà tiêu dùng phương Tây tiếp cận với các nguồn tài nguyên này và tầm quan trọng của lực lượng hải quân phương Tây trong việc bảo vệ họ Và ngay cả ở nơi mà sức mạnh hải quân phương Tây vẫn còn
rất quan trọng (như trong việc bảo vệ các tuyến đường biển từ Vịnh Persie tới
châu Á), tính hiệu quả của lực lượng này cũng đang bị giảm bớt
Một châu Á theo chiều ngang phản ánh không chỉ các mối liên kết tự nhiên trong lục địa giữa các nước châu Á, mà còn cho thấy các mối liên kết kinh tế và chính trị Trong quá khứ, các nhà cung cấp năng lượng đã rất hài lòng trước khả năng phương Tây bảo vệ lĩnh vực xuất khẩu vũ khí chủ lực của mình, nhưng các nhà cung cấp này cũng mong muốn các thị trường ổn định và giá cao Lần đầu tiên, các thị trường tăng trưởng nhanh nhất của họ giờ lại là ở trên chính lục địa của mình, tạo điều kiện cho việc cung cấp dễ
dàng hơn khi các đường ống được xây dựng theo kế hoạch
Trang 40Xêút, việc mở rộng các mối quan hệ về.kinh tế, chính trị và quân sự với Ấn Độ, Trung Quốc (những nước mà họ có thể một lần nữa mua các tên lửa đạn
đạo tầm trung), và Nga nữa, là những hàng rào rõ rệt chống lại sự phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt khi Hoàng gia Arập Xêút bắt đầu cho rằng Mỹ vừa quá
khinh suất vừa quá e đè trong cách sử dụng quyền lực để bảo vệ họ
Đây chính là nơi mà yếu tố địa chính trị và vấn đề tế nhị về danh tiếng địa chính trị gặp nhau Vị trí gần ké và tính bền vững của các cường quốc châu Á tạo ra đối trọng, những cam kết và lợi ích lâu dài hơn đến nỗi mà, ở
Trung Á và vùng Caucasus chẳng hạn, cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc
hầu như loại trừ phương Tây Nga đòi cái mà họ xem là quyền tự nhiên và mang tính lịch sử của mình, ý nói mọi thứ từ sự đảm bảo an toàn nguồn cung khí đốt cho châu Âu tới tương lai của các căn cứ Mỹ tại khu vực Trong một nỗ lực nhằm chống lại gọng kìm ngạt thở này, các quốc gia châu Á đang không hướng về phương Tây mà quay ra phía Trung Quốc, bằng chứng là việc thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Thực vậy, việc Mỹ khơng sẵn lịng cung cấp cho Gruzia vũ khí và việc NATO "đứng ngoài" cuộc chiến Nga - Gruzia mùa hè năm 2008 được khu vực này coi là bằng chứng cho thấy sự không đáng tin cậy của phương Tây
Sự bất lực của Washington trong việc ngăn cản Iran làm giàu urani cũng vậy Các nước trong khu vực thấy đây là một kết quả trực tiếp của các
lợi ích ngày càng lớn dần về thương mại và năng lượng của Nga và Trung
Quéc tại Iran - những lợi ích đã được tạo điều kiện bởi sự ghẻ lạnh về kinh tế và chính trị của Washington đối với Tehran suốt ba thập kỷ qua Thực vậy,
hầu hết các quan sát viên trong khu vực hiểu rằng tuyén bé cua Moscow va
Bắc Kinh phản đối cái mà Mỹ gọi là nguy cơ một nước Iran có vũ khí hạt nhân chỉ là một cách nói xã giao