1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn tiếng việt thực hành

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.- “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào n

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 4

ĐỀ BÀI

Có ý kiến cho rằng:

“Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.

Yêu cầu:

- Lập đề cương chi tiết cho văn bản có chủ đề trên.

- Chọn một thành tố nội dung trong đề cương để viết thành một đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) theo lập luận diễn dịch.

Trang 5

BÀI LÀM

A Đề cương chi tiết

1 Đặt vấn đề

Cuộc sống con người trôi qua cùng với bao thăng trầm đổi thay, có những thứ đã chìm vào quên lãng nhưng cũng có những giá trị trường tồn bất hủ cùng thời gian Đạo đức là một trong những giá trị tốt đẹp của con người, nó thể hiện trong hành vi và cách ứng xử hàng ngày giữa người với người Đạo đức được hình thành thông qua vai trò chủ động, tự giác của con người Do đó, việc hình thành một nền đạo đức - nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam trong hiện tại và tương lai, phải có định hướng, phù hợp với thực tiễn phát triển của dân tộc.Vậy mà, hiện nay, có một lớp người trong xã hội đang huỷ hoại dần sự tốt đẹp ấy, họ đã mượn bộ mặt của đạo đức để che giấu bản chất xấu xa, hèn hạ trong chính con người mình Vì thế, đã có nhận định

rằng: "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào

+ Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.

+ Nghĩa rộng: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và

Trang 6

phong tục của địa phương, cộng đồng đó Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.

- “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong.

- Đạo đức giả được biểu hiện thông qua lối sống giả dối, lời nói thiếu thành thực nên nó có thể gây nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng lại khó có thể nhận biết.

- Đạo đức giả là thứ vô hình dưới mắt người, rất khó có thể nhận biết, chúng ta chỉ có thể nhận diện, đoán biết nó thông qua những lời nói và hành động.

- Đó là những người hay dùng lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm đê hèn bên trong.

- Đạo đức giả là căn bệnh nguy hiểm có thể mang đến những hậu quả tiêu cực đối với bản thân con người cũng như xã hội

2.1.2 Căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng là gì?

- Biến kẻ đạo đức giả trở thành là một con người bệnh hoạn, nguy hiểm: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; thực chất con người và biểu hiện bề ngoài khác biệt nhau…

+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.

+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.

Trang 7

- Hủy hoại phẩm chất tốt đẹp của con người: kẻ đạo đức giả thường là người độc ác, nham hiểm, giả dối.

2.1.3 Tại sao “Đạo đức giả là căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hàonhoáng ?

Thói đạo đức giả đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào xã hội và luôn nấp sau những bộ mặt hào nhoáng Đây là một căn bệnh chết người bởi lẽ nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên.

2.2 Sự không chân thực của đạo đức giả

2.2.1 Biểu hiện của sự không chân thực của đạo đức giả trong hành vi vàquyết định hàng ngày

- Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần một chút tinh ý sẽ nhận ra ai là người tốt và ai là người luôn mang trong mình một “chiếc mặt nạ” để che giấu đi bản chất xấu xa bên trong.

- Thông thường, dễ dàng nhận ra một người có chất của một người đạo đức giả, sẽ có những dấu hiệu như:

+ Chỉ thích nói suông: những người chân thành họ luôn coi trọng lời hứa những người đạo đức giả lại thích khoác lác, phóng đại lời hứa, chỉ để đem lợi cho bản thân trên thực tế, họ sẽ sớm từ bỏ khi cảm thấy bản thân mình không được lợi gì.

+ Chỉ giúp người khi có lợi cho mình: trước khi giúp đỡ người khác, họ sẽ có xu hướng cân nhắc nếu như việc đó có lợi cho họ, họ sẽ hoàn tất một cách nhanh chóng nhưng nếu như cảm thấy bản thân mình sẽ chịu thiệt, họ sẽ tìm cách né tránh bằng mọi giá.

+ Chỉ tôn trọng những người có quyền lực: họ sẽ tìm cách giành giật những gì mình không có họ luôn sống theo cách đó đặc biệt ở môi trường công

Trang 8

sở, việc nịnh bợ cấp trên nhưng lại có thái độ coi khinh với những người thấp kém hơn mình là điều dễ bắt gặp.

2.2.2 Đạo đức giả thường tạo ra một bức tranh mà họ muốn người khácthấy, chứ không phản ánh sự thật về họ

- Đạo đức giả không hẳn là bản chất vốn có của con người maf có thể được hình thành trong quá trình tiếp xúc với môi trường, con người, xã hội ở bên ngoài.

- Thường những người này sẽ có xu hướng xây dựng một vỏ bọc hoàn hảo để che giấu đi những điều mà không muốn cho mọi người xung quanh nhìn thấy.

- Tuy nhiên, lâu dần theo thời gian, sống trong chiếc vỏ bọc đó khiến cho họ có dần trở nên lo sợ vì biết đâu một ngày, sẽ có người vạch trần những gì họ đang che giấu

- Mục đích của việc che đậy này là nhằm đánh lừa người khác tin vào cái hình thức đàng hoàng từ việc chiếm được lòng tin của người khác, kẻ đạo đức giả sẽ thu về cho mình những lợi ích.

- Kẻ đạo đức giả hay dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.

2.3 Sự giả tạo trong mục tiêu cá nhân

2.3.1 Sử dụng hình ảnh đạo đức để đạt được mục tiêu cá nhân hoặc quyềnlợi riêng

- Không khó để bắt gặp những hành vi này trong cuộc sống, đặc biệt là khi xã hội đang ngày càng coi trọng lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung - Với bản thân mỗi người sẽ luôn có những mục tiêu phấn đấu riêng và

luôn mong muốn sẽ có được một vị trí, thăng tiến trong sự nghiệp để đạt được điều đó, sẽ cần không ít sự cố gắng, nỗ lực, đôi khi là cả một chút “mánh khoé”, biểu hiện qua việc:

Trang 9

+ Lợi dụng, nịnh bợ những người có chức quyền để đạt được mục đích cá nhân.

+ Không từ bỏ bất kì thủ đoạn xấu xa nào để đạt được điều mình mong muốn

+ Chèn ép, nói xấu, chỉ trích những người vô tội, những người ở vị trí thấp hơn mình nhằm mục đích bôi xấu, hạ nhục họ.

+ Ví dụ, trong showbiz vừa qua cũng đã gây xôn xao dư luận với những nghệ sĩ sử dụng hình ảnh của mình để kêu gọi lập quỹ từ thiện việc làm này nhận được sự ủng hộ và tán thành của người hâm mộ tuy nhiên, đằng sau đó là những vụ việc “bóc trần” khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ số tiền từ thiện lên tới cả tỷ đồng nhưng lại không được chuyển đến đúng tay người nhận => Họ đã lợi dụng hình ảnh, hào quang và danh tiếng của bản thân để đánh bóng tên tuổi của mình theo cách tiêu cực.

Trang 10

2.3.2 Tác động của những nghệ sĩ vi phạm đạo đức, đạo đức giả

- Thực tế, có những nghệ sĩ đang không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi

phạm đạo đức nghiêm trọng Nổi cộm trong đó là chuyện nữ ca sĩ trẻ Hiền Hồ lộ thông tin và hình ảnh nhạy cảm với một đại gia đang có vợ con Một số nghệ sĩ trẻ như Jack dính scandal quen nhiều cô gái một lúc Ngoài ra, còn có vụ việc nghệ sĩ bị chỉ trích vì bạo hành người yêu như trường hợp của Đạt G.

2.4 Sự lừa dối trong quan hệ xã hội

2.4.1 Đạo đức giả có thể gây ra sự lừa dối trong quan hệ cá nhân và xã hội- Ví dụ: Giả sử có một người đạo đức giả, người này được xem là một

người có phẩm chất cao và đáng tin cậy Tuy nhiên, trong quan hệ cá nhân, người này có thể lừa dối bạn bè hoặc đối tác kinh doanh bằng cách che giấu thông tin quan trọng hoặc đưa ra những lời nói không chính xác Người này có thể hứa hẹn sẽ giúp đỡ bạn bè trong một dự án nhưng sau đó không thực hiện cam kết của mình Hành động này không chỉ gây thất vọng và mất niềm tin của người khác mà còn ảnh hưởng đến quan hệ cá nhân và sự phát triển của cộng đồng.

- Đạo đức giả gây ra sự lừa dối trong quan hệ cá nhân và xã hội, có thể đem lại những hậu quả nghiêm trọng Đầu tiên, sự lừa dối gây mất niềm tin và sự tin tưởng của người khác Khi một người không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và không đáp ứng đúng những kỳ vọng của người khác, người ta sẽ mất niềm tin vào tính trung thực của họ Điều này có thể dẫn đến sự phá vỡ quan hệ trong cộng đồng.

- Nghệ sĩ ngoài những sáng tác, sản phẩm nghệ thuật thì việc họ sống thế nào, hành xử ra sao cũng dễ khiến một bộ phận công chúng học theo và bị ảnh hưởng.

- Tuy nhiên, thời gian qua, khi nhiều ồn ào, bê bối của nghệ sĩ liên tục tiếp diễn, khán giả đã hết kiên nhẫn.

Trang 11

- Thứ hai, khi những người có quyền lực và ảnh hưởng trong xã hội không tuân thủ đạo đức và lừa dối người khác, họ có thể lợi dụng quyền lực của mình để đạt được lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến hậu quả xã hội Điều này có thể dẫn đến sự bất bình đẳng, tham nhũng và mất cân bằng trong xã hội.

- Vì vậy, việc đạo đức giả gây ra sự lừa dối trong quan hệ cá nhân và xã hội là một vấn đề nghiêm trọng Để xây dựng một xã hội công bằng và đáng tin cậy, chúng ta cần tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, đồng thời đánh giá và đối xử công bằng với những người xung quanh chúng ta.

2.4.2 Sự giả tạo trong mối quan hệ có thể gây hại cho cả các bên liên quan

Sự giả tạo trong mối quan hệ có tác động tiêu cực và có thể gây hại cho cả các bên liên quan.

- Sự giả tạo làm mất đi niềm tin và sự tin tưởng giữa các bên trong mốiquan hệ Khi một người sống giả tạo, họ đưa ra hình ảnh hoặc hành vi

không phản ánh đúng bản chất của mình Điều này khiến người khác không thể tin tưởng và cảm thấy bị lừa dối Mất đi sự tin tưởng có thể làm suy yếu mối quan hệ và gây khó khăn trong việc xây dựng lại niềm tin sau này.

- Sự giả tạo còn có thể dẫn đến sự bất công và bất bình đẳng trong mối quan hệ Người sống giả tạo sẽ đưa ra hình ảnh hoặc thông tin không chính xác về bản thân, người khác có thể đánh giá sai và đưa ra quyết định không công bằng dựa trên thông tin sai lệch đó Điều này có thể gây ra sự bất công và bất bình đẳng trong mối quan hệ.

- Sự giả tạo có thể gây ra sự mất cân bằng quyền lực trong mối quan hệ Người giả tạo có thể lợi dụng quyền lực của mình để đạt được lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến hậu quả cho người khác Điều này có thể

Trang 12

dẫn đến sự bất bình đẳng và tham nhũng trong mối quan hệ và gây hại cho các bên liên quan.

- Sự giả tạo có thể gây ra sự mất đồng lòng và xung đột trong mối quan hệ Khi một người giả tạo không chân thành và không trung thực với người khác, điều này có thể tạo ra sự hiểu lầm và xung đột Mối quan hệ không thể phát triển và tiến bộ khi không có sự chân thành và trung thực từ cả hai bên.

=> Vì vậy, sự giả tạo trong mối quan hệ có tác động tiêu cực tới các mối quan hệ cá nhân và xã hội Để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và bền vững, chúng ta cần tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc chân thành, trung thực và đáng tin cậy.

2.5 Áp lực xã hội và tự cảnh báo

2.5.1 Áp lực xã hội và tự cảnh báo đối với việc trở thành đạo đức giả.- Ví dụ: Xã hội thường đặt một tiêu chuẩn cao về đạo đức và mong đợi

mọi người tuân thủ các nguyên tắc đạo đức Trong nỗ lực để đáp ứng tiêu chuẩn này, người trẻ tuổi có thể cảm thấy áp lực và bắt đầu sống giả tạo, đưa ra hình ảnh không phản ánh đúng bản chất của mình Họ có thể cảm thấy cần phải che giấu những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân và đưa ra một hình ảnh hoàn hảo và không có khuyết điểm.

- Áp lực xã hội đặt lên mọi người một tiêu chuẩn cao về đạo đức, tạo ra một môi trường không khoan dung và không chấp nhận sự khác biệt Điều này có thể khiến mọi người cảm thấy cần phải giả tạo và che giấu những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân để đáp ứng tiêu chuẩn xã hội Điều này không chỉ gây căng thẳng và áp lực tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và sự phát triển cá nhân.

Trang 13

- Khi một người cảm thấy cần phải giả tạo để đáp ứng tiêu chuẩn xã hội, họ có thể tự đặt lên mình áp lực và kỳ vọng mà họ có thể sẽ không đạt được Họ có thể sợ rằng nếu họ không đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức, họ sợ bị phê phán và bị xa lánh Điều này có thể dẫn đến căng thẳng tâm lý, lo lắng và sự tự cảm thấy không đủ.

- Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự thay đổi trong cách xã hội đánh giá và đối xử với đạo đức Thay vì đặt lên mọi người một tiêu chuẩn khó có thể đạt được, chúng ta nên tạo ra một môi trường chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng sự chân thật Đồng thời, mỗi người cần nhận ra rằng không ai hoàn hảo và không cần phải sống giả tạo để được chấp nhận.

2.5.2 Đánh bóng hình ảnh đạo đức để đáp ứng mong muốn xã hội và sựcần thiết của sự chân thật

- Tác động tiêu cực của sự đánh bóng hình ảnh đạo đức: Khi một người cố gắng đánh bóng hình ảnh đạo đức của mình để đáp ứng mong muốn xã hội, điều này có thể dẫn đến sự giả tạo và không chân thật Người đó có thể che giấu những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân bằng cách đưa ra một hình ảnh hoàn hảo và không có khuyết điểm Điều này không chỉ gây căng thẳng và áp lực tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và sự phát triển cá nhân Ngoài ra, sự đánh bóng hình ảnh đạo đức cũng có thể gây mất niềm tin và sự tin tưởng của người khác khi họ phát hiện ra sự không chân thật ở họ.

- Sự cần thiết của sự chân thật: Sự chân thật là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ và xây dựng đạo đức cá nhân Khi một người không chân thật và giả tạo, họ không chỉ tổn thương người khác mà còn tổn thương chính bản thân mình Sự chân thật giúp xây dựng niềm tin và sự tin tưởng, tạo ra một môi trường tôn trọng và chân thành trong mối quan hệ.

Trang 14

Ngoài ra, sự chân thật cũng giúp cá nhân phát triển và trưởng thành, vì nó cho phép họ đối mặt với thực tế, nhận biết những khuyết điểm của bản thân để có thể cải thiện.

- Trong việc đáp ứng mong muốn xã hội và sự cần thiết của sự chân thật, tìm thấy sự cân bằng là quan trọng Điều này có nghĩa là không phải làm mất đi tính chân thật và đạo đức của mình để chỉ đáp ứng mong muốn xã hội, nhưng cũng không phải từ chối hoàn toàn các giá trị và tiêu chuẩn xã hội Thay vào đó, chúng ta cần tìm thấy sự cân bằng giữa việc đáp ứng mong muốn xã hội và duy trì tính chân thật và đạo đức cá nhân Điều này đòi hỏi sự tự nhận thức, sự đánh giá đúng mức và khả năng đứng vững trước áp lực xã hội.

=> Để có được sự cân bằng, chúng ta cần nhận thức về giá trị của sự chân thật và đạo đức cá nhân, đồng thời cân nhắc và đánh giá một cách tỉ mỉ các yêu cầu và mong muốn xã hội.

2.6 Hậu quả đối với xã hội2.6.1 Đối với bản thân

- Thói đạo đức giả đang có mặt ở mọi nơi mọi chốn và gây ra bao tác hại không chỉ cho bản thân mà còn cho toàn xã hội Đối với mỗi cá nhân, sống giả dối dẫn đến việc tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin và sự quý trọng của mọi người dành cho mình, trở thành người mà biểu hiện bề ngoài, suy nghĩ và hành động trái ngược nhau Trong mối quan hệ gia đình, bè bạn, làng xóm là những mối quan hệ thân tình mà nhiều khi cũng bị thói đạo đức giả len lỏi vào Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, hòa hợp, bình an Mọi người luôn phải dè chừng cảnh giác và đối phó lẫn nhau.

- Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác Thậm chí

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w