Có nhiều người khi nói, viết trong một văn cảnh hoặc một loại văn bản nào đó lại không thể phân biệt và tránh được các lỗi sai cơ bản mà khi sử dụng tiếng Việt có thể mắc phải.. Chính vì
Trang 1KHOA TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN HẾT MÔN MÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Tiến Lực
Họ và tên: Phạm Hải Nguyên Lớp: PR14-01
Mã sinh viên: 1456010030 Trường: Đại học Đại Nam
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: Chọn hai trong số 7 bài đã học phần Tiếng Việt thực hành để phân tích 2
1.1 Những kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt anh/chị đã thu nhận được trong bài 6: chữa lỗi thông thường về từ và bài 7: chính tả và phiên âm tiếng nước ngoài: 2
1.1.1 Bài 5: chữa lỗi thông thường về câu: 2
1.1.2 Bài 6: chữa lỗi thông thường về từ: 3
1.2 Những bài học anh chị rút ra được sau khi học hai bài này đối với thực tiễn viết và nói tiếng Việt của anh chị 5
PHẦN 2: Dẫn ra một đoạn văn chủ đề về dịch bệnh Covid-19, nêu phương thức lập luận của đoạn văn đó và các phép liên kết đã được sử dụng để liên kết các câu trong đoạn 6
PHẦN 3: Khảo sát trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác, chỉ ra bốn ngữ liệu mắc lỗi sai về câu tiếng Việt Phân tích lỗi sai và chữa lại cho đúng 8 3.1 Lỗi sai về cấu tạo câu: 8
3.2 Thiếu một vế của câu ghép: 8
3.3 Câu mơ hồ 9
3.4 Câu sai tư duy logic 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đờii và vô cùng quý báu của dân tộc” (Chủ tịch Hồ Chí Minh) Tiếng nói, chữ viết của người Việt đã được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm Trong sự phát triển của xã hội ngày nay, không chỉ riêng về bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới, con người thường có xu hướng sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh hơn, thiếu cẩn thận hơn Điều này khiến người ta đôi khi phải suy ngẫm về sự trong sáng của tiếng Việt liệu còn có thể giữ gìn Có thể nói, vấn đề ngôn ngữ được đặt ra đối với tất cả mọi người, từ trẻ con đến người lớn, từ ngành nghề này đến ngành nghề khác Tiếng Việt hiện nay không còn được mọi người quá chú trọng, mọi người giờ đây chủ yếu đầu tư vào các tiếng ngoại ngữ, đôi khi có nhiều người giỏi ngoại ngữ hơn tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt Có nhiều người khi nói, viết trong một văn cảnh hoặc một loại văn bản nào đó lại không thể phân biệt và tránh được các lỗi sai cơ bản mà khi sử dụng tiếng Việt có thể mắc phải Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ, nắm chắc được những kiến thức cơ bản trong môn “Tiếng Việt thực hành” để có thể giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, không còn mắc phải những lỗi khi nói chuyện hoặc viết tiếng Việt Bên cạnh đó, chúng ta có thế phát triển tiếng Việt hơn, có thể đưa tiếng Việt đến gần với bạn bè quốc tế một cách tự nhiên nhất
Trong quá trình học tập, em xin cảm ơn thầy giáo Đoàn Tiến Lực đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình đối với em Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em rất muốn nhận được những ý kiến phản hồi và sự hướng dẫn đến từ thầy để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn
Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy
Trang 4PHẦN 1: Chọn hai trong số 7 bài đã học phần Tiếng Việt thực hành để phân tích
Trả lời
1.1 Những kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt anh/chị đã thu nhận được trong bài 6: chữa lỗi thông thường về từ và bài 7: chính tả và phiên âm tiếng nước ngoài:
1.1.1 Bài 5: chữa lỗi thông thường về câu:
* Các lỗi về cấu tạo câu:
- Thiếu các thành phần nòng cốt của câu: là thiếu những thành phần bắt buộc phải có
mặt trong câu để đảm bảo cho câu đọc lập về nội dung và hoàn chỉnh về
hình thức
+ Câu thiếu chủ ngữ: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết
phục thiện.
+ Câu thiếu vị ngữ: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp tôi.
+ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh
sáng.
+ Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc: Kẻ thủ giết chết, song giết sao được tinh thần cách
mạng trong con người họ.
- Thiếu một vế của câu ghép: câu ghép là loại câu có hai vế trở lên, mỗi vế tương
đương một câu đơn được nối trực tiếp với nhau Những lỗi này chủ yếu do người viết ham phát triển các ý phụ mà quên ý chính Cách chữa vô cùng đơn giản:
+ Có thể bỏ kết từ trong câu, để khỏi phải thêm một vế câu nữa
+ Có thể thêm một vế câu có kết từ cùng cặp hô ứng với kết từ đã có
- Thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu
- Câu mơ hồ
Trang 5- Câu sai hệ quy chiếu * Các lỗi về dấu câu:
- Các văn bản tiếng Việt sử dụng 11 dấu câu Các dấu câu có tác dụng như sau:
+ Đánh dấu chỗ kết thúc câu, để ngăn cách câu ấy với những câu khác trong văn bản
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong cùng một câu
+ Đánh dấu một số bộ phận đặc biệt trong câu
+ Biểu thị một số nội dung nhất định mà không cần dung lời
- Các lỗi đáng chú ý nhất về dấu câu:
+ Ngắt câu sai quy tắc
+ Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu
+ Lẫn lộn các chức năng của dấu câu
* Các lỗi về liên kết câu:
- Các lỗi về liên kết câu có quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm ba loại:
+ Lỗi về liên kết chủ đề: các câu trong một đoạn hay trong mộ văn bản không cùng phục vụ chủ đề của đoạn ấy
+ Lỗi về liên kết logic: các câu trong đoạn hay trong một văn bản thể hiện những lập luận thiếu căn cứ hay không nhất quán, hoặc không được sắp xếp theo một trình tự hợp lý
+ Lỗi về liên kết hình thức: quan hệ nội dung giữa các câu trong đoạn hay
văn bản không được thể hiện bằng các phương tiện liên kết hay thể hiện bị sai lạc
1.1.2 Bài 6: chữa lỗi thông thường về từ:
* Lỗi lặp từ:
Trang 6- Lặp từ nghĩa là dung nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề
nhau Có một số trường hợp, người ta sử dụng phép lặp từ như một phương tiện ngôn ngữ phục vụ cho mục đích nhất định Chẳng hạn:
+ Lặp từ để liên kết các câu trong văn bản: “Tre giữ làng, giữ nước giữ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chin Tre hy sinh để bảo vệ con người Tre – anh hung lao
động Tre – anh hung chiến đấu.” (Thép Mới).
+ Lặp từ để
các bản tuyên bố Nhân dân Lào.”
diễn đạt chính xác ý kiến: “Nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ
của Chính phủ ta và của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ
- Ngoài những trường hợp nói trên, việc lặp đi lặp lại một từ trong câu hay trong những câu liền kề nhau khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề Nó chứng tỏ
về sự nghèo nàn về vốn từ của người viết, và được coi là một loại lỗi Ví dụ:
+ Các nhà chuyên gia đã kết thúc chuyến thăm tới Viện virus học Vũ Hán ở
Trung Quốc (gia cũng là nhà)
- Để sửa các lỗi trên ta có thể bỏ những từ có nghĩa trùng với từ đứng trước hoặc
sau làm cho câu văn hợp lý hơn Những người viết giàu kinh nghiệm thậm chí còn
cố gắng tránh lặp từ trong một đoạn văn, nâng tính thẩm mỹ và hiệu quả diễn đạt của đoạn văn lên rất nhiều
* Dùng từ không đúng nghĩa
- Hiện tượng dung từ không đúng nghĩa thường gặp trong các trường hợp sau đây:
+ Người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học
+ Người viết nhầm lẫn các từ âm gần nghĩ với nhau
- Ví dụ: “Chúng tôi sẽ bằng mọi giá chuyển tấm long của các bạn đến miền Trung một
cách sớm nhất.”
Trang 7+ Giá (1): biểu hiện giá trị bằng tiền.
+ Giá (2): tổng thể những gì phải bỏ ra, tiêu phí cho một việc làm nào đó
Ở đây, tác giả định dung theo nghĩa (2) nhưng không phù hợp với việc
“chuyển tấm lòng” Trong khi đó, “việc làm” này cần phương thức, cách làm, vậy
phải thay từ “giá” bằng từ “cách” mới đúng.
* Dùng từ sai về nghĩa biểu thái
- Dùng từ sai về nghĩa biểu thái là chọn từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản
- Ví dụ: “Bên cạnh một tiểu đội địch phải bỏ xác, bên ta một chiến sĩ chết.”
Như đã biết, trong loạt từ đồng nghĩa về nội dung “không còn khả năng
sống” thì “chết” là từ trung hòa về sắc thái biểu cảm, nó không thể hiện được sắc
thái trân trọng, kính phục đối với một người quên mình về nghĩa lớn Do đó, ở đây
cần dung từ “hy sinh”.
1.2 Những bài học anh chị rút ra được sau khi học hai bài này đối với thực tiễn viết và nói tiếng Việt của anh chị.
Sau khi học hai bài trên, có thể nói, về cơ bản, tôi rút ra được những bài học đổi với thực tiễn viết và nói tiếng Việt của tôi hiện nay là:
- Trong lời nói hằng ngày và trong các văn bản nghệ thuật, các thành phần nòng cốt của câu có thể được lược bỏ nếu sự vật, hành động hay đặc điểm mà chúng biểu thị đã quá rõ qua văn cảnh Còn trong các trường hợp khác, đặc biệt là
trên các văn bản khoa học, chính luận, hành chính…bởi việc lược bỏ các thành phần nòng cốt sẽ mất đi tính chính xác của văn bản
- Trong lời nói hằng ngày, thay vì phải nói rõ các dấu câu, người nói cần phải biết ngắt nghỉ đúng chỗ để người nghe có thể nắm bắt câu chuyện, lời nói một cách dễ dàng Trong các loại văn bản viết, việc sử dụng các dấu câu càng phải cẩn trọng,
Trang 8người viết tránh việc sử dụng sai mục đích hoặc lạm dụng các dấu câu khiến người đọc cảm thấy khó hiểu, mơ hồ, hiểu sai ý nghĩa của câu
- Khi nói hoặc viết tiếng Việt, chúng ta cần phải đảm bảo về các hình thức liên kết của câu, câu sau phải có liên kết với câu trước
- Khi nói, viết nên sử dụng từ ngữ toàn dân, sử dụng đúng cấu tạo câu, diễn
đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp Tránh gặp các lỗi thông thường về từ
- Khi nói chuyện hoặc viết tiếng Việt, không tránh khỏi việc dính những lỗi
cơ bản về việc sử dụng từ ngữ Chúng ta cần phải biết rõ ý nghĩa của từ ngữ mà chúng ta sử dụng trong văn cảnh hiện tại Nắm rõ mối quan hệ kết hợp về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa thì sẽ giúp người đọc, người nghe không bị rơi bào tình trạng
mơ hồ, không hiểu ý của chúng ta muốn truyền đạt tới họ
- Cần sử dụng từ ngữ đúng hình thức, cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong Tiếng Việt, dùng từ chính xác đúng mục đích Khi nói, viết không chỉ cần đúng mực mà còn cần sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt để cho lời nói ,
câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao
PHẦN 2: Dẫn ra một đoạn văn chủ đề về dịch bệnh Covid-19, nêu phương thức lập luận của đoạn văn đó và các phép liên kết đã được
sử dụng để liên kết các câu trong đoạn.
Trả lời
- Đoạn văn chủ đề về dịch Covid-19:
(1) Công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19 hiệu quả của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao của dư luận quốc tế (2) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó
Trang 9hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế (3) Việt Nam đã sớm nhận thức rõ hơn về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam
đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời (4) Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế (5) Theo đó, Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi
từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán (6) Hai tuần sau đó, giới chức y tế cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm dịch 21 ngày tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có người lao động trở về từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc (7) Việt Nam áp dụng một loạt biện pháp, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất
kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những
người nhiễm virus và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh (8)Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng; các hành vi như chia sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý (9) Bài báo nhấn mạnh tính hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam còn thể hiện ở chỗ điều kiện của Việt Nam còn khó khăn nhưng có thể trở thành “tấm gương” cho nhiều quốc gia khác về cách thức dập dịch đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí tối thiểu (10) Theo bài viết, khác với các quốc gia láng giềng giàu có khác ở châu Á, Việt Nam không thể xét nghiệm cho tất cả người dân (11) Việt Nam tập trung vào các biện pháp cơ bản như xét nghiệm có chọn lọc, kiểm soát tình hình và cách biện pháp này đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
(Trích: moh.gov.vn)
- Phương thức lập luận của đoạn văn trên là phương thức diễn dịch
- Các phép liên kết của đoạn văn là:
Trang 10+ Phép lặp: lặp từ Việt Nam tại câu (3) và câu (4)
+ Phép nối: câu (8) với câu (7) từ “Ngoài ra”
+ Phép nối: nối câu (10) với câu (9) bằng từ “Theo bài viết”
PHẦN 3: Khảo sát trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác, chỉ ra bốn ngữ liệu mắc lỗi sai về câu tiếng Việt Phân tích lỗi sai và chữa lại cho đúng.
Trả lời
Sau khi khảo sát trên các sách báo và các phương tiện truyền thông đại chúng như báo Nhân dân, VNExpress, Kênh 14…, bốn ngữ liệu mắc lỗi về câu trong tiếng Việt mà tôi thường thấy nhất là:
3.1 Lỗi sai về cấu tạo câu (thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ)
- Sáng sớm, khi các con cháu còn say giấc, ông Cao Nhất Linh đã dậy học bài Sau
đó, khe khẽ đóng cửa nhà, chạy bộ một vòng quanh con ngõ nhỏ trên phố Cổ Nhuế nơi gia đình sinh sống.
(Báo Nhân dân)
+ Lỗi sai: câu thiếu thành phần chủ ngữ
+ Chữa lỗi: thêm từ ông Linh hoặc thay dấu chấm bằng dấu phảy để tạo thành
một câu “Sáng sớm, khi các con cháu còn say giấc, ông Cao Nhất Linh đã
dậy học bài Sau đó, ông Linh khe khẽ đóng cửa nhà, chạy bộ một vòng quanh con ngõ nhỏ trên phố Cổ Nhuế nơi gia đình sinh sống.”.
3.2 Thiếu một vế của câu ghép:
- Mặc dù nhiều người sẽ nói rằng chúng ta nên bớt kêu ca, cố chịu đựng vì lợi ích chung của xã hội, nhất là khi dịch đang căng thẳng Tôi vẫn luôn nghĩ, tốt hơn
nhiều nếu chiếc xe của chúng ta không thắng gấp, mà chỉ đi chậm lại.
(Báo VNExpress)
Trang 11+ Lỗi sai: thiếu vế sau của câu ghép, đây là câu ghép theo quan hệ nhượng bộ tăng tiến, nhưng ở đây lại thiếu hẳn một vế
+ Chữa lỗi: Thêm một vế câu có cặp từ hô ứng để tạo thành một câu ghép hoàn
chỉnh hoặc bỏ cặp từ hô ứng “Mặc dù” “Nhiều người sẽ nói rằng chúng ta nên bớt kêu ca, cố chịu
đựng vì lợi ích chung của xã hội, nhất là khi dịch đang căng thẳng Tôi vẫn luôn nghĩ, tốt hơn nhiều nếu chiếc xe của chúng ta không thắng gấp, mà chỉ đi chậm lại.”
3.3 Câu mơ hồ
- Bùi Tiến Dũng thổ lộ việc vợ có bầu với cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam tại
sân Hàng Đẫy.
(Kênh 14)
+ Lỗi sai: tác giả đặt tiêu đề gây hiểu lầm về mặt ý nghĩa của câu, khiến cho độc giả cảm thấy mơ hồ
+ Chữa lỗi: “Bùi Tiến Dũng tiết lộ với cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam về
việc vợ anh đã mang bầu tại sân Hàng Đẫy”.
3.4 Câu sai tư duy logic
- H’Hen Niê lọt top 20 chiếc váy đẹp nhất lịch sử đấu trường nhan sắc.
(Trích: 2Dep)
+ Lỗi sai: tác giả bài báo viết sai logic câu, khiến người khác nhầm H’Hen Niê là chiếc váy
+ Chữa lỗi: “Váy của H’Hen Niê lọt top 20 chiếc váy đẹp nhất lịch sử đấu
trường nhan sắc.”
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt thực hành (Nhà xuất bản Giáo dục, tác giả Bùi Minh Toán – Lê Á
– Đỗ Việt Hùng)
2. https://giaoducthoidai.vn
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: https://moet.gov.vn/Pages/home.aspx
4. Báo Nhân dân: https://nhandan.vn/
5. VNExpress: https://vnexpress.net/