1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giới thiệu khái quát về trường chính trị tỉnh ninh bình

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài nguyên du lịch tự nhiên Một trong những yếu tố tạo nên điểm nhấn, sự độc đáo của du lịch Ninh Bình đó là sự tồn tại của một hệ thống núi đá vôi Karst già với diện tích hàng ngàn hect

Trang 2

2.2 Điều kiện tự nhiên 3

3 Nội dung phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình 4

3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 4

3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 5

3.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình 6

3.4 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 7

3.5 Quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 14

3 Giới thiệu khái quát về Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện theo kế hoạch số 2353-CV/HVBCVTT-ĐT ngày 11 tháng 5 năm 2023 về việc đi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Ninh Bình đối với lớp đại học chính quy Truyền thông chính sách khoá 41 từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 26 tháng 5 năm 2023 Tham gia chuyến đi có TS Nguyễn Thanh Nga, ThS Lưu Thị Thu Phương Chủ nhiệm lớp học, ThS Tào Thị Khánh Hà cùng 70 học viên của lớp Truyền thông chính sách khoá 41

Trong suốt hành trình, đoàn chúng em được tìm hiểu, trải nghiệm, tham quan tận mắt qua các công trình, địa danh văn hoá, lịch sử như: cố đô Hoa Lư, Vườn chim Thung Nham, hang Bụt, động Vái Giời, phố cổ Hoa Lư…mỗi nơi, mỗi địa danh cho đoàn chúng em những cảm nhận khó quên về vùng đất và con người ở đây Và đặc biệt trong chương trình chuyến đi thực tế này, em và các bạn học viên trong lớp đã được nghe báo cáo về công tác phát triển du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh Ninh Bình Chuyến đi đã giúp cho các học viên có được những kiến thức thực tế dựa trên những kiến thức của chương trình đào tạo, làm căn cứ thực hiện bài thu hoạch Ngoài ra, chuyến đi đã tạo điều kiện cho các học viên giao lưu, học hỏi, xây dựng tinh thần đoàn kết, thân ái, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành các mục tiêu của khóa học

Trang 4

2

NỘI DUNG 1 Lịch sử hình thành tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh ven biển cực Nam của châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp Hà Nam, đông và đông bắc giáp Nam Định, đông nam giáp vịnh Bắc bộ, tây bắc giáp Hòa Bình và phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh có diện tích 1387,5 km2 với dân số gần 100 vạn người, bao gồm 8 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố: Thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và huyện Kim Sơn

Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang Thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời thuộc Đông Ngô về sau thuộc Giao Châu, thuộc Lương là châu Trường Yên Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, và Ninh Bình nằm trong phủ Trường An Nhưng đến cuối đời Lý có lúc gọi là châu Đại Hoàng Giang Năm Quang Thuận 10 (1469) đời Lê Thánh Tông định bản đồ toàn quốc, chia trấn Trường Yên làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan thuộc trấn Sơn Nam với trung tâm đặt tại Vân Sàng Đời Lê Trung hưng gọi là trấn Thanh Hoa ngoại

Đời Tây Sơn và đầu Nguyễn vẫn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn, gồm 2 phủ: phủ Trường Yên (sau đổi là Yên Khánh) gồm 3 huyện: Yên Khang (sau đổi là Yên Khánh), Yên Mô, Gia Viễn, và phủ Thiên Quan (sau đổi là Nho Quan) gồm 3 huyện: Yên Hoá, Phụng Hoá, Lạc Thổ (sau đổi là Lạc Yên) Năm Gia Long 5 (1806) đổi Thanh Hoa ngoại trấn làm đạo Thanh Bình Năm thứ 12 (1831) đổi làm tỉnh Ninh Bình, quan đầu tỉnh là tuần phủ, đặt dưới quyền của tổng đốc Hà Ninh (quản hạt cả vùng Hà Nội đến tận Ninh Bình) Cho đến đời Đồng Khánh không thay đổi Đầu đời Thành Thái cắt huyện Lạc Yên về tỉnh Hoà Bình mới lập

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng 8 năm 1918 Ngày 23 tháng 11 năm 1993, huyện Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan Ngày 7

Trang 5

tháng 2 năm 2007, chuyển thị xã Ninh Bình thành thành phố Ninh Bình Ngày 6 tháng 4 năm 2015, chuyển thị xã Tam Điệp thành thành phố Tam Điệp

2 Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Ninh Bình 2.1 Vị trí địa lý

Ninh Bình nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ, bắt đầu từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc; 105o32 đến 106o20 kinh độ Đông Phía Bắc giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình Diện tích đất tự nhiên gần 1.400 km2, dân số trên 984 nghìn người Địa hình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc, vùng đồng bằng ở phía Đông và vùng ven biển ở phía Nam Sự đa dạng về địa hình, kết hợp hài hòa giữa rừng núi với sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và duyên hải đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng du lịch lớn với cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái độc đáo, phong phú, đa dạng

2.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Địa hình có 3 vùng rõ rệt là đồng bằng, vùng ven biển,vùng đồi núi và bán sơn địa

Vùng đồng bằng độ cao khoảng 0,9 - 1,2m, chiếm 101.000 ha tương đương khoảng 71,1% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là nơi tập chung dân cư đông đúc Đất đai chủ yếu là đất phù sa nên rất phát triển nông nghiệp trồng lúa và hoa màu

Vùng ven biển kéo dài trên 15km bờ biển Có 4 xã ven biển thuộc huyện Kim Sơn: xã Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông và Kim Tân Đất đai nhiễm mặn do bị bồi tụ nên đang trong quá trình cải tạo, phù hợp với việc trồng các loài cây như sú, vẹt để phòng hộ Ngoài ra, có thể trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thủy hải sản Vùng đồi núi và bán sơn địa nằm ở phía Tây và Tây Nam của Ninh Bình, độ cao t 90 - 120m riêng khu vực núi đá có độ cao trên 200m Diện tích khoảng 35.000ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Do địa hình nhiều đồi núi nên vùng này tập trung 90% diện tích trồng rừng của toàn tỉnh, rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp

Trang 6

4

Tài nguyên

Tài nguyên đất: Đất phù sa tập trung ở vùng đồng bằng thích hợp cho thâm canh hoa màu Đất Feralit ở vùng bán sơn nguyên lại phù hợp cho việc trồng rừng và các loại cây ăn quả, cây dược liệu

Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có núi đá vôi với diện tích lớn, khoảng 12.000ha Với trữ lượng chục tỷ mét khối đá vôi và chục triệu tấn dolomit, hàm lượng MgO chiếm 17 - 19% chất lượng tốt Ngoài ra, còn có trữ lượng nhỏ than bùn để phục vụ sản xuất vi sinh, sản xuất nông nghiệp

Tài nguyên biển: Nhờ có đường bờ biển dài 15km, Ninh Bình có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp chế biến

Tài nguyên nước: Ninh Bình có nhiều con sông lớn phân bố đều ở cả 3 vùng Phải kể đến các con sông lớn như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sông Càn, Bên cạnh sông còn có các hồ, các kênh có trữ lượng, hàm lượng Magie - Cacbonat và khoáng chất cao

3 Nội dung phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình 3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một trong những yếu tố tạo nên điểm nhấn, sự độc đáo của du lịch Ninh Bình đó là sự tồn tại của một hệ thống núi đá vôi Karst già với diện tích hàng ngàn hecta tập trung ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, hình thành nhiều danh thắng nổi tiếng, từ lâu đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan Trong số đó phải kể đến khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (hang Cá, hang Bóng ), Vườn Quốc gia Cúc Phương (động Người Xưa, động Trăng Khuyết)

Ninh Bình cũng là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng với trên 29 nghìn hecta Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Cố đô Hoa Lư một hệ sinh thái rừng rất đặc sắc Rừng Cúc Phương là điển hình cho loại rừng nhiệt đới ở Việt Nam (22 nghìn hecta) Đây là Vườn Quốc gia đầu tiên, đồng thời là nơi bảo tồn động, thực vật quý hiếm đầu tiên của Việt Nam với gần 2.000 loài thực

Trang 7

vật bậc cao, khoảng 2.600 loài động vật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (trên 3.000 hecta)

Cùng với hệ sinh thái rừng độc đáo, đa dạng, Ninh Bình có gần 20km bờ biển tập trung ở huyện Kim Sơn Vùng ven biển Kim Sơn được đánh giá là một bộ phận quan trọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích trên 105 nghìn hecta Đặc biệt, nơi đây có Cồn Nổi cách bờ biển khoảng 5km, diện tích nổi của Cồn Nổi trên 500 hecta, độ thoải nông, cát mịn, sóng lớn, nước trong, cát vàng,… Hiện nay, Cồn Nổi đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương, phê duyệt quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các điều kiện thiết yếu của khu du lịch sinh thái

Là địa phương có hệ thống sông, ngòi tương đối dày đặc, bao gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng, sông Sào Khê… chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển Trong số các sông của Ninh Bình thì sông Hoàng Long chảy qua địa phận huyện Gia Viễn nơi có nhiều cảnh quan đẹp và làng quê mang đậm bản sắc tiêu biểu cho làng quê Việt Nam ở vùng đồng bằng sông Hồng có giá trị du lịch cao

3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Ninh Bình là vùng đất cổ, nơi ghi dấu sự khai sinh của nước Đại Cồ Việt và kinh đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở

Hoàng: thống nhất giang sơn, đánh Tống, bình Chiêm cách đây hơn một nghìn năm… đã để lại những di tích lịch sử và giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất địa linh, nhân kiệt

Lễ hội truyền thống

Ninh Bình có 312 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm đầy đủ các loại hình, trong đó có 228 lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của các làng quê Việt Nam Những lễ hội lớn như Lễ hội Hoa Lư (huyện Hoa Lư), Lễ hội đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), Lễ hội chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn), Lễ hội Báo bản Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô), Lễ hội đầu xuân của dân tộc Mường (xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan), Lễ Hội đền Dâu, Quán Cháo (phường Nam

Trang 8

6

Sơn, thành phố Tam Điệp); Lễ hội Tràng An (tại Khu du lịch sinh thái Tràng An) được tổ chức vào ngày 18/3 âm lịch hằng năm, Lễ hội đền thờ Nguyễn Công Trứ (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn)…

Làng nghề truyền thống

Ninh Bình có 75 làng nghề cấp tỉnh, trong đó có 01 làng nghề cây cảnh, 1 làng nghề xây dựng, 01 làng nghề ẩm thực, 02 làng nghề bún, 70 làng nghề thủ công truyền thống… Nhiều làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như làng nghề thêu ren Văn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, gốm Gia Thuỷ, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang, gốm Bồ Bát… Hàng năm, các làng nghề giải quyết việc làm cho nhiều người dân nông thôn có việc làm và thu nhập, góp phần vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…

Nghệ thuật truyền thống

Ninh Bình là vùng quê có vốn ca nhạc cổ truyền nằm trong những sinh hoạt ca nhạc cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ Năm 2020, tỉnh có 91 nghệ thuật trình diễn dân gian, tiêu biểu như: Chèo; tuồng, múa rối, hát ru, cò lả, hát xẩm, hát chầu văn, ca trù, đối đáp giao duyên

Ẩm thực

Địa hình đa dạng, phong tục, tập quán văn hoá truyền thống lâu đời đã tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Ninh Bình với nhiều món ăn nổi tiếng với du khách trong nước và quốc tế, nhiều món ăn được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận như: đặc sản dê núi Trường Yên, cơm cháy Ninh Bình, nem Yên Mạc; bún mọc Kim Sơn; cá rô Tổng Trường; cá tràu tiến vua; mắm tép Gia Viễn; rượu cần Nho Quan; rượu Lai Thành - Kim Sơn…

3.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình • Những thế mạnh, cơ hội

Tài nguyên du lịch Ninh Bình rất đa dạng và phong phú Tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên đan quyện vào nhau, hỗ trợ nhau tạo nên sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước Ninh Bình có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường cao tốc rất thuận cho phát triển du lịch; đặc biệt có Di sản kép (Di sản văn hóa

Trang 9

và thiên nhiên thế giới – Quần thể danh thắng Tràng An) đây là một trong 31 di sản hỗn hợp của thế giới, là di sản hỗn hợp thứ 11 của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, di sản hỗn hợp đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á

Khả năng khai thác các giá trị tài nguyên du lịch của Ninh Bình tương đối thuận lợi do đặc điểm phân bố và điều kiện khai thác Trong cùng một khu vực, các điểm du lịch có nhiều đặc điểm tương đồng về mặt tự nhiên, nhưng quá trình sử dụng và khai thác của con người đối với mỗi điểm lại khác nhau, nên đã tạo nên những cảnh quan văn hóa, sự cảm nhận thú vị, riêng có cho mỗi du khách khi đến thăm quan

• Một số thách thức

Nhận thức của xã hội về phát triển du lịch còn hạn chế

Ninh Bình là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lụt, hạn hán và biến đổi khí hậu Tác động của hoạt động phát triển đô thị, công nghiệp nhanh chóng đã ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên Du lịch Ninh Bình phát triển trong điều kiện ở mức thấp, song lại phải cạnh tranh rất lớn với các địa phương khác như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn hạn chế, thiếu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi, giải trí để giữ khách du lịch lưu trú qua đêm Đội ngũ lao động trong lĩnh vực hoạt động du lịch thiếu về số lượng, yếu về tính chuyên nghiệp

Các điểm tài nguyên của Ninh Bình có mật độ tương đối dày, một số điểm có những tương đồng về loại hình như Tam Cốc, Tràng An, Vân Long, dẫn đến sự trùng lắp, làm giảm tính hấp dẫn của mỗi điểm Tài nguyên du lịch nhân văn tương đối phong phú, tuy nhiên đa phần mới chỉ là ở dạng tiềm năng, chưa thực sự trở thành một sản phẩm của kinh tế du lịch, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, nghệ thuật

Trang 10

8

phát triển du lịch

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV (năm 2001) đã xác định: “Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong các năm qua, tạo bước phát triển mới về du lịch trong 5 năm tới” Để cụ thể hóa đường lối phát triển du lịch của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, ngày 18/12/2001 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về "Phát triển du lịch từ nay đến 2010" Đây là nghị quyết đầu tiên của Tỉnh ủy về phát triển du lịch với quan điểm chỉ đạo: phải thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh

Ngày 13/7/2009, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về Phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Nghị quyết đề ra 5 quan điểm phát triển du lịch Ninh Bình, đó là:

Thứ nhất, xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân

Thứ hai, phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Thứ ba, coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực

Thứ tư, phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh, quốc phòng

Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động du lịch, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã khẳng định: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc, phát triển kinh tế du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch” Nhằm thực hiện thắng lợi

Trang 11

Nghị quyết, ngày 04/8/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 313-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển các lĩnh vực dịch vụ, du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020 Ngày 30/8/2018 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1124/QĐ-UBND, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào một số nội dung: quan điểm quy hoạch, mục tiêu phát triển, định hướng phát triển, các giải pháp và chính sách phát triển du lịch

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 (tháng 10/2020) tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh ngành dịch vụ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước Tập trung đầu tư và thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược cho phát triển du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; hoàn thiện các dự án hạ tầng du lịch trọng điểm”

b, Phát triển các loại hình du lịch

Với tài nguyên phong phú, Ninh Bình đã khai thác và tập trung phát triển các loại hình du lịch: tham quan danh lam thắng cảnh; văn hóa tâm linh; sinh t- hái; nghỉ dưỡng; vui chơi giải trí, thể thao cuối tuần; biển, sinh thái biển; bổ trợ Hiện nay, Ninh Bình tiếp tục tổ chức và định hướng phát triển nhiều nhóm các sản phẩm du lịch thuộc các loại hình trên, cụ thể:

- Nhóm các sản phẩm du lịch tham quan danh lam thắng cảnh: tham quan, nghiên cứu Quần thể danh thắng Tràng An; tham quan, nghiên cứu Cố đô Hoa Lư, khu Tam Cốc - Bích Động, Thạch Bích - Thung Nắng, Thung Nham, Hang Bụt, Hang Ghé, Hang Chùa; tham quan, nghiên cứu khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; khu vực suối khoáng nóng Kênh Gà

- Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh: tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa khu vực Tam Cốc - Bích Động; Chùa Bái Đính…

- Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái: tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái ở khu quần thể danh thắng Tràng An; Vườn quốc gia Cúc Phương

Trang 12

10

- Nhóm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: du lịch nghỉ dưỡng vùng sinh thái Vân Long; vườn quốc gia Cúc Phương (vùng đệm); Hồ Đồng Chương, Hồ Yên Thắng, Hồ Đồng Thái; suối khoáng nóng Kênh Gà, nước khoáng Cúc Phương

- Nhóm các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí, thể thao cuối tuần: du lịch chơi golf (Tràng An, Hoàng Gia ); du lịch thủy phi cơ, khinh khí cầu (Tràng An, hồ Đồng Thái );…

- Nhóm sản phẩm du lịch biển, sinh thái biển: du lịch tắm, nghỉ dưỡng biển (Cồn Nổi); du lịch tham quan rừng ngập mặn Kim Sơn; du lịch tham quan khu vực nuôi thủy sản; thưởng thức đặc sản biển Kim Sơn

c, Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình nói chung và Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng được tỉnh đặc biệt quan tâm, đầu tư cả về kinh phí, phương thức tổ chức, triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: quảng bá du lịch tấm lớn; phát hành ấn phẩm, tài liệu với 04 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nhật; trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình trong nước và quốc tế; trên các trang thông tin điện tử của ngành du lịch; tạo điều kiện cho các hãng phim trong nước và quốc tế chọn cảnh ghi hình tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Đây là cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá về các giá trị văn hóa, lịch sử và con người Ninh Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế

d Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành “Cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh du lịch”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành và áp dụng Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm tạo thêm sức hút đối với các nhà đầu tư Nhiều dự án đã hoàn thiện, nhiều hạng mục công trình của các dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ khách du lịch hiệu quả, tiêu biểu như: Emeralda resort, khách sạn Ninh Bình Legend, Hoàng Sơn Peace, The Reed, Hidden

Trang 13

Charm, Bái Đính;… các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm như: Sân golf Hoàng Gia, Sân golf Tràng An, siêu thị Big C ; các khu, điểm du lịch lớn như: khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính; Hang Múa,…

Kết cấu hạ tầng du lịch tiếp tục được tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm, như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố Đô Hoa Lư, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng đế, Đến nay, đã có 06 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao cho Sở Du lịch triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư 9.339 tỷ đồng

e, Đầu tư xúc tiến du lịch và quản lý du lịch

* Công tác đầu tư xúc tiến du lịch

UBND tỉnh đã ra quyết định số 2682/2001/QĐ UB, ngày 04 tháng 12 năm -2001, thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình, nhằm tăng cường công tác xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tại địa phương; tổ chức các dịch vụ thông tin tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo, nghiên cứu và khai thác thị trường; đào tạo nghiệp vụ; tư vấn đầu tư du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch Ngay sau khi đi vào hoạt động, Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đã phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình

Hằng năm, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, tham gia nhiều hội chợ xúc tiến du lịch trong và ngoài nước: Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội (VITM); Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE)…; phối hợp với Tổng cục Du lịch tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình tại Hội chợ quốc tế tại Berlin (Đức) năm 2017, Hội chợ du lịch quốc tế WTM tại thủ đô London-Vương Quốc Anh năm 2019; tổ chức đón các đoàn phóng viên báo chí, các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch Ninh Bình giới thiệu cho khách du lịch; tổ chức khảo sát, kết nối và ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An…

Trang 14

12

* Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Công tác phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự; vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các đơn vị kinh doanh du lịch luôn được quan tâm, chú trọng UBND các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn đã xây dựng Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và kiện toàn bộ máy quản lý điều hành phù hợp với hoạt động du lịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải, phối hợp với Sở Du lịch kiểm tra, rà soát, sửa chữa, lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch tại các vị trí quan trọng trên các tuyến đường dẫn vào các khu du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du khách

Công tác quản lý khu, điểm du lịch thực hiện đúng quy định Hằng năm, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quy định, điều chỉnh mức phí danh lam, phí chở đò tại các khu, điểm du lịch phù hợp với tình hình thực tế Bên cạnh đó, UBND tỉnh thường xuyên thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về giá, phí tại các khu, điểm du lịch

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được Sở Du lịch phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc

• Nguyên nhân của ưu điểm

- Việt Nam là quốc gia hòa bình, ổn định; các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch ngày càng hoàn thiện, những văn bản luật, dưới luật về du lịch, ngành nghề liên quan ngày càng rõ ràng

- Sự quan tâm của Chính phủ dành cho ngành du lịch nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng

- Có chủ trương, chính sách đúng đắn đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; những chính sách hợp lý về thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực; tăng cường công tác quản lý của chính quyền các cấp đối với ngành du lịch

Trang 15

- Được sự ủng hộ, đoàn kết của cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư địa phương nơi có các điểm du lịch, tạo nên sự thống nhất về ý thức và hành động trong phát triển du lịch

• Hạn chế và nguyên nhân

Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh Sản phẩm du lịch kém phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao Khách đến tham quan du lịch đông nhưng lượng khách lưu trú qua đêm đạt tỷ lệ thấp, năm 2019 chỉ đạt 10,9% trên tổng số khách tham quan du lịch; chi tiêu của khách du lịch tại Ninh Bình chưa nhiều, doanh thu từ du lịch còn thấp trong cơ cấu giá trị ngành dịch vụ

Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong việc có lúc, có nơi chưa chặt chẽ Việc kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm về trật tự xây dựng và kinh doanh lưu trú du lịch trong vùng Di sản chưa kịp thời, thiếu kiên quyết

Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nguồn vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn ít Hoạt động xúc tiến, quảng bá nhất là việc tiếp cận và thu hút thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm hiệu quả chưa cao; việc tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài chưa thường xuyên

Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch chưa cao và chưa thật sự bền vững Một bộ phận cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch còn thiếu kĩ năng giao tiếp, ứng xử phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài

è Nguyên nhân của hạn chế:

- Tình hình thiên tai, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường, nhất là đại dịch Covid 19 đã gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến các -mặt của đời sống kinh tế- xã hội

Trang 16

14

- Các khu, điểm du lịch của tỉnh nằm đan xen với khu dân cư, do đó việc quản lý, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch gặp nhiều khó khăn

- Một số dự án thực hiện không đúng tiến độ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch

- Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động du lịch có lúc, có nơi chưa chặt chẽ

- Nhận thức của một số cộng đồng dân cư về phát triển du lịch còn hạn chế

- Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch còn thấp

- Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

è Đánh giá chung:

Từ năm 2001 đến năm 2020, tuy còn một số hạn chế xong du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định vị trí, thương hiệu trong nước và quốc tế, có nhiều sản phẩm du lịch mới, chất lượng dịch vụ nâng lên, giúp tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nhất là lao động khu vực nông thôn, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh Ninh Bình Đặc biệt, Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, trở thành Di sản hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á Ninh Bình từng bước trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách, trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước

3.5 Quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

• Quan điểm, mục tiêu o

Quan điểm

- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình phải phù hợp với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Trang 17

vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; đồng thời phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình -

- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về tiềm năng du lịch, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, nhưng phải gắn với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng và phát triển bền vững

- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình không thể tách rời mối liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng; với các tỉnh trong cả nước và mối liên kết hợp tác quốc tế theo hành lang Đông – Tây

- Phát triển du lịch Ninh Bình cần quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư; đảm bảo cho cộng đồng được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

o Mục tiêu

a, Mục tiêu chung

Đến năm 2030, Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển

b, Mục tiêu cụ thể - Về khách du lịch:

+ Năm 2025 thu hút từ 8,0 đến 9,0 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế và 1,8 triệu lượt khách lưu trú;

+ Năm 2030 thu hút 2,1 triệu lượt khách quốc tế (trong đó có 0,9 triệu lượt khách lưu trú) và 11,2 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 3,9 triệu lượt khách lưu trú)

- Về tổng thu từ du lịch:

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh tập thể lớp Truyền thông chính sách K41 bên ngoài trường Chính  trị tỉnh Ninh Bình - giới thiệu khái quát về trường chính trị tỉnh ninh bình
nh ảnh tập thể lớp Truyền thông chính sách K41 bên ngoài trường Chính trị tỉnh Ninh Bình (Trang 24)
Hình ảnh Cây đa di chuyển có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi - giới thiệu khái quát về trường chính trị tỉnh ninh bình
nh ảnh Cây đa di chuyển có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi (Trang 26)
Hình ảnh của đền vua Lê - giới thiệu khái quát về trường chính trị tỉnh ninh bình
nh ảnh của đền vua Lê (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w