GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

7 488 0
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam. Tên tiếng Anh: Việt Nam safety products and equipment company limited. Tên viết tắt: Protec. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Vốn điều lệ: 12,000,000,000 đồng tương đương 750,000 USD do Safety products and equipment for children company, LLC đóng góp. Người đại diện: Ông Greig Craft; Quốc tịch: Hoa Kì; Chức vụ: Tổng Giám Đốc. Tên dự án đầu tư: Nhà máy công ty TNHH thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam. Quy mô doanh nghiệp: Quy mô nhỏ. Địa điểm thực hiện dự án: Khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tổng vốn đầu tư là: 31,680,000,000 đồng tương đương 1,980,000USD trong đó: - Safety products and equipment for children company, LLC góp 12,000,000,000 đồng tương đương 750,000USD bằng tiền mặt, máy móc thiết bị. - Phần còn lại: 19,680,000,000 đồng tương đương 1,230,000USD được huy động dưới hình thức vốn vay. Thời hạn hoạt động của dự án: 46 năm kể từ ngày 23/8/2001. Các ưu đãi đối với dự án: - Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 15% thu nhập chịu thuế. - Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi kinh doanh có lợi nhuận. Hình 1.1: Mặt tiền của công ty Protec 1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP - Ngành, nghề kinh doanh: Thiết kế, sản xuất và cung cấp mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. - Sản phẩm: Mũ bảo hiểm. - Các loại sản phảm chủ yếu như: Mũ Ufo, Saga, Tropy, Rosa, Polly, Disco, Kitty. 1.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM PROTEC - Quy trình công nghệ: Công đoạn phụ trợ Công đoạn sơn Công đoạn in Công đoạn lắp ráp - Công đoạn phụ trợ gồm có: Đánh rửa vỏ, chọn vỏ, cắt chân, mài vỏ, hút chân không, tổ may, tổ dập đai đệm. - Công đoạn sơn: Pha sơn, sơn vỏ mũ. - Công đoạn in: In lôgô. - Công đoạn lắp ráp. 1.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT - Hình thức tổ chức sản xuất: Chuyên môn hoá theo công nghệ. - Kết cấu sản xuất: Doanh nghiệp chia thành các bộ phận sản xuất chính và bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất. - Bộ phận sản xuất chính: Phân xưởng phụ trợ, xưởng sơn, xưởng in, dây chuyền lắp ráp. - Bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất: kho tàng, bộ phận vận chuyển, bộ phận vệ sinh công nghiệp… 1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP - Sơ đồ tổ tổ chức công ty: Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty Protec 1.5.1. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc Ban giám đốc là cơ quan chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, kế hoạch của hội đồng quản trị và điều hành công việc hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tổng giám đốc có trách nhiệm trình HĐQT phê duyệt các vấn đề sau đây: - Kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm, hàng tháng trên cơ sở định hướng và nghị quyết của hội đồng quản trị. - Thay đổi cơ cấu bộ máy điều hành: Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể phòng ban, bộ phận… - Quy chế làm việc và sửa đổi, bổ sung quy chế. - Các kế hoạch được trình duyệt từ đầu năm: + Kế hoạch sử dụng vốn. + Kế hoạch đầu tư trong Công ty. + Kế hoạch tuyển dụng. + Kế hoạch đào tạo. + Kế hoạch nghiên cứu phát triển dịch vụ, sản phẩm. + Kế hoạch bán hàng, nghiên cứu mở rộng thị trường. + Kế hoạch sử dụng quỹ tiền lương. + Kế hoạch sử dụng quỹ khác… - Để thực hiện nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, tổng giám đốc được quyền tự quyết định các vấn đề sau: + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cách chức các chức danh thuộc thẩm quyền của BGĐ công ty. + Điều động nội bộ, bố trí lao động phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của công ty. + Quyết định khen thưởng cá nhân, tập thể phù hợp với quy chế khen thưởng của công ty. + Ký kết hợp đồng kinh tế với nước ngoài sau khi đã trình hội đồng quản trị phê duyệt. + Quan hệ đối nội, đối ngoại trong lĩnh vực hành chính quản trị. + Ký giấy giới thiệu, sao y bản chính các văn bản của công ty. + Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổng giám đốc công ty có những quyết định ngoài quy định mà hội đồng quản trị đã phê duyệt thì phải báo cáo lại với hội đồng quản trị tại phiên họp gần nhất và phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo với hội đồng quản trị theo quy định. Báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh và tình hình chung của công ty định kỳ hàng tháng, quý, năm. Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổng giám đốc có những quyết định sai khác với quy định mà HĐQT đã phê duyệt thì phải báo cáo lại với HĐQT tại phiên họp gần nhất và phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính - nhân sự - Nhiệm vụ quản trị nhân sự. - Nhiệm vụ quản trị hành chính, văn thư lưu trữ. - Quản lý tốt tài sản được giao. - Tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao. 1.5.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho BGĐ xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị sản phẩm dịch vụ, quản lý các đại lý, cửa hàng, các phòng trưng bày công ty và chăm sóc khách hàng cũng như các dịch vụ sau bán hàng. - Khảo sát, phân tích thị trường. - Khai thác nguồn khách hàng, giữ vững và mở rộng thị trường. - Công tác xây dựng kế hoạch. - Thực hiện tốt công tác điều hành. - Quản lý tốt tài sản được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do BGĐ giao. 1.5.4. Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán - Nhiệm vụ tài chính. - Nhiệm vụ kế toán. - Quản lý tốt tài sản được giao, theo dõi, quản lý xây dựng, chống xuống cấp nhà xưởng, văn phòng… - Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT, ban giám đốc giao cho. 1.5.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất Bộ phận sản xuất có chức năng tham mưu cho BGĐ về việc tổ chức và bố trí sản xuất cho hiệu quả đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng. - Nhiệm vụ tổ chức sản xuất: + Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc tổ chức sản xuất phù hợp với kế hoạch của BGĐ và phòng kinh doanh công ty. + Thiết lập và kiểm soát việc tuân thủ các quy trình công việc đã lập ra trong quá trình sản xuất. + Đảm bảo quy cách, chất lượng sản phẩm luôn tuân thủ đúng các tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng. + Có kế hoạch và các mục tiêu cụ thể để giảm thiểu tỷ lệ hàng phế phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất. + Lập kế hoạch và thực hiện việc duy tu, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch đảm bảo các thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt. + Kiểm soát tất cả các thiết bị, dụng cụ, máy móc. Chịu trách nhiệm trước BGĐ về những thiết bị, dụng cụ cũng như những tài sản được giao. + Xây dựng định mức tiêu dung vật tư, phụ liệu cho từng loại máy, tổng kết báo cáo tình hình hoạt động, lượng vật tư tiêu hao và đề xuất các giải pháp, các yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại vật tư. + Quản lý các kho bãi trong nhà máy, kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn, đảm bảo số liệu chính xác và báo cáo thường xuyên cho BGĐ. + Tổ chức giao hàng cho khách, các hệ thống cửa hàng và khách hàng khi có yêu cầu. + Tham mưu cho ban lãnh đạo các giải pháp quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giảm giá thành trong quá trình sản xuất. + Tổ chức tốt công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và công tác vệ sinh công nghiệp trong phạm vi nhà máy. - Nhân sự nhà máy: + Tuyển dụng, đào tạo và xắp xếp nhân lực cho nhà máy đảm bảo với nhu cầu và khả năng đáp ứng công việc. + Phân công công việc cho các phòng ban trong bộ phận đảm bảo công việc luôn trôi chảy, có hiệu quả. + Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về sự hiểu biết trong công việc cho CBCNV. - Công tác báo cáo: + Thực hiện việc báo cáo với BGĐ công ty định kỳ về các khoản chi phí và các số liệu khác để phục vụ công tác tính toán chi phí và quyết toán tài chính. + Báo cáo ban lãnh đạo tất cả các vấn đề phát sinh và nhận chỉ thị thực hiện. - Các công việc khác: + Kiểm soát, quản lý các trang thiết bị ngoài khu vực xưởng sản xuất mà công ty giao cho bộ phận. + Giám sát các hoạt động xây dựng cơ bản trong khu vực nhà máy. + Giám sát các nhà thầu vào làm việc tại nhà máy. + Đón tiếp các đoàn khách tham quan nhà máy. + Tham mưu cho các bộ phận khác trong công ty khi có yêu cầu. + Thực hiện các công việc khác do cấp trên giao cho. . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH. Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 15% thu nhập chịu thuế. - Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi kinh doanh có lợi

Ngày đăng: 20/10/2013, 02:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Mặt tiền của công ty Protec - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Hình 1.1.

Mặt tiền của công ty Protec Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan