tiểu luận đề tài quan hệ ngoại giao giữa việt nam và trung quốc dưới thời nhà trần

19 0 0
tiểu luận đề tài quan hệ ngoại giao giữa việt nam và trung quốc dưới thời nhà trần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách chua thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tảng lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐINGOẠI VIỆT NAM

Đề tài:Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới thời

Trang 2

MỞ ĐẦU

Nhà Trần là một triều đại quân chủ chuyên chế lớn trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi Dưới thời nhà Trần, lực lượng quân đội được đặc biệt chú trọng phát triển đủ sức dẹp các cuộc nổi loạn trong nước cũng như đối đầu với các nước xâm lược Chính sách chua thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tảng lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287 làm rạng danh trang sử Việt Trong thời gian tồn tại, nhất là trong giai đoạn hưng thịnh của vương triều vào thế kỷ XIII và nửa đầu thế kỷ XIV, triều Trần còn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phục hưng dân tộc đã bắt đầu tiến hành một cách toàn diện trên quy mô lớn từ đời Lý Nền kinh tế, văn hoá của nước Đại Việt phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu mới Dưới triều Trần, chế độ phong kiến đã thành hình rõ nét Nhưng do đặc điểm của quá trình phong kiến hoá như trên đã phân tích nên trong xã hội thời Trần vẫn tồn tại chồng chất và đan xen nhiều hình thái xã hội khác nhau, nhiều quan hệ bóc lột phức tạp Đấy là một thực tế lịch sử biểu hiện kết cấu kinh tế - xã hội đặc thù của chế độ phong kiến Việt Nam.

Vào cuối đời Trần, tuy triều đình suy thoái, mâu thuẫn với nhân dân trở nên gay gắt, nhưng trước sau triều Trần vẫn giữ được tinh thần dân tộc Trước những yêu sách mang tính đe doạ và dụ dỗ của nhà Minh, triều Trần đối phó một cách mềm mỏng nhưng vẫn đứng trên lập trường bảo vệ kiên quyết độc lập, chủ quyền quốc gia.

Chính những điều này có thể thấy rằng, ngoại giao thời kỳ nhà Trần sẽ đem lại những bài học quý giá cho công cuộc ngoại giao hiện nay, vì vậy em đã chọn

nghiên cứu đề tài: “ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc dưới thời nhà Trần”.

Trang 3

II Những thành tựu nhà Trần đạt được

CHƯƠNG II: QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CÁC ĐỜI VUA TRẦN

I Thời kỳ thứ nhất 1225 – 1293 II Thời kỳ thứ hai 1293 – 1341 III Thời kỳ thứ ba 1341 – 1400

CHƯƠNG III: NHỮNG BÀI HỌC NGOẠI GIAO RÚT RA I Những điểm nổi bật trong ngoại giao thời nhà Trần II Những bài học rút ra

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ NHÀ TRẦN VÀ NHỮNG THÀNH TỰU NHÀTRẦN ĐỂ LẠI

I Sơ lược về các vị vua nhà Trần

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất của dân tộc Việt Nhà Trần trị vì 175 năm với 12 vị vua.

1 Trần Thái Tông (1225-1258)

Người mở đầu nhà Trần chính là vua Trần Thái Tông Vua họ Trần, húy là Cảnh, trước húy là Bồ; làm chi hậu chính triều Lý, được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Vua ở ngôi 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 60 tuổi, băng hà ở cung Vạn Thọ, chôn ở Chiêu Lăng

Vua là người khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, có nên có thể mở nghiệp, truyền sau, đặt giường giăng mối, chế độ nhà Trần tốt đẹp Song quy hoạch việc nước đều do Thủ Độ làm, mà trong chốn buồng the có nhiều hổ thẹn

2 Trần Thánh Tông (1258-1278)

Vua húy là Hoảng, con trưởng của Thái Tôn, mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý thị, nhân Thái Tôn chiêm bao thấy trời trao cho thanh gươm báu, rồi hậu có mang, năm Canh Tý Thiên Ứng chính bình thứ 9, tháng 9 ngày 25, giờ Ngọ sinh ra; lập làm thái tử Thái Tôn nhường ngôi, bèn lên ngôi báu ở ngôi 21 năm, nhường ngôi 3 năm, thọ 51 tuổi, băng ở cung Nhân Thọ, chôn ở Dụ Lăng

Vua là người trung hiếu nhân thứ, tôn người hiền, trọng kẻ sĩ; cha làm ra trước, con nối về sau Song ham mê đạo tam muội kê cứu đạo nhất thừa, không phải là trị đạo giỏi của đế vương.

3 Trần Nhân Tông (1279 -1293)

Trang 5

Vua húy là Khẩm, con trưởng của Thánh Tôn, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh năm Giáp Ngọ Nguyên Phong thứ 8, tháng 11, ngày 11, được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim tiên đồng tử; ở bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn; ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử, hòa nhã, cố hết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẻ vang đời trước, thực là vua hiền của nhà Trần Song vui lòng ở kinh phật, tuy bảo là đến siêu thoát nhưng hông phải đạo trung dung của thánh nhân

4 Trần Anh Tông (1293-1314)

Vua tên là Thuyến, con trưởng của Nhân Tôn, mẹ là Khâm Từ Bảo Thánh thái hậu, ở ngôi 21 năm, nhường ngôi 6 năm, thọ 45 tuổi, băng ở cung Trùng Hoa, phủ Thiên Trường, chôn ở Thái lăng

Vua khéo nối chí giữ nghiệp, cho nên bấy giờ đất nước được thái bình, chính trị tốt đẹp, văn vật chế độ dần dần thịnh lên, cũng là bậc vua tốt của chiều Trần Song họp nhà sư ở núi Yên Tử, nhọc sức dân làm các Ánh Vân.

5 Trần Minh Tông (1314-1329)

Vua húy là Mạnh, con thứ tư của Anh Tôn, mẹ đích là Thuận thánh bảo tử hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Hưng Nhượng Đại vương Quốc Tảng, mẹ sinh là Chiêu Hiến hoàng thái hậu Trần Thị , con gái của Bảo Nghĩa đại vương Bình Trọng Ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 28 năm, thọ 58 tuổi, băng ở cung Bảo Nguyên, chôn vào Mục lăng.

Vua đem văn minh sửa sang trị đạo, làm rạng rỡ công nghiệp người trước, giữ lòng trung hậu, lo xa cho con cháu, trong nước được yên, bên ngoài theo phục,

Trang 6

giường mối đều bằng Tiếc rằng, không biết Khắc Chung là kẻ gian tà, đến nỗi Quốc Chẩn phải chết oan.

6 Trần Hiến Tông (1329 -1341)

Vua húy là Vượng, con thứ của Minh Tôn, mẹ đích là Hiển Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu, mẹ sinh là Minh Từ hoàng thái phi Lê Thị Ở ngôi 13 năm, thọ 23 tuổi, băng chôn ở lăng Xương An Vua tư chất tinh anh sáng suốt, vận nước thái bình nhưng ở ngôi không được lâu, chưa thấy thi thố việc gì, đáng tiếc thay

7 Trần Dụ Tông (1341-1369)

Vua húy là Hạo, con thứ mười của Minh Tôn, Hiển Từ hoàng hậu sinh Ở ngôi 28 năm, thọ 34 tuổi, táng ở Phụ lăng Vua tính rất thông tuệ, học vấn cao minh, phòng bị việc võ, sửa sang việc văn, man di đều thần phục cả Đời Thiệu Phong, công việc chính trị tốt; từ năm Đại Trị về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần từ đấy suy vi.

8 Trần Nghệ Tông (1370-1372)

Vua húy là Phủ, con thứ ba của Minh Tôn, mẹ đích là Hiển Từ Thuyên Thánh thái hoàng thái hậu, mẹ sinh là em gái cùng một mẹ với Hiển Từ, tức là Lê thị do con gái của Nguyễn Thánh Huấn lấy chồng người họ Lê sinh ra, thứ phi của Minh Tôn Ở ngôi 3 năm, nhường ngôi 27 năm, thọ 74 tuổi Vua dẹp yên nạn trong nước, khôi phục lại nghiệp lớn, công liệt lớn lao, rực rỡ vũ trụ; song cung kiệm có thừa mà cương đoán không đủ giặc ngoài xâm phạm kinh kỳ, gian thần ngấp nghé ngôi báu, xã tắc nhà Trần ngày mòn mỏi, rồi đến mất

9 Trần Duệ Tông (1372 – 1377)

Trang 7

Vua húy là Kính, con thứ 11 của Minh Tôn, em Nghệ Tông, mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh năm Đinh Sửu Khai Hựu thứ 9 tháng 6 ngày mồng 2 Khi Nghệ Tông tránh loạn, quân lính khí giới đều do vua phụ trách nên Nghệ Tông đem ngôi nhường cho Vua ở ngôi 4 năm, thọ 41 tuổi Vua là người ương bướng, tự theo ý mình không nghe lời can, khinh thường quân giặc nên tai đến vạ mình chứ không phải bất hạnh.

10 Trần Phế Đế (1377-1388)

Vua húy là Nghiễn, con trưởng Duệ Tông, mẹ là Gia Huệ hoàng hậu Lê thị, sinh năm Tân Sửu Đại Trị thứ 4, tháng 3, ngày 6 Khi Duệ Tông đi đánh phương Nam mà băng, Nghệ Tông lập lên Sau khi bị giáng làm Linh Đức Vương, rồi bắt phải thắt cổ chết Ở ngôi 12 năm, thọ 28 tuổi, chôn ở núi An Bài Vua là người ngu hèn, chẳng biết làm gì, uy quyền ngày một về người dưới, xã tắc nghiêng đổ, đến thân mình cũng chẳng giữ được.

11 Trần Thuận Tông (1388-1398)

Vua húy là Ngung, con út của Nghệ Tông; ở ngôi 9 năm, xuất gia hơn 1 năm, bị Quý Ly giết, thọ 22 tuổi Vua chỉ ngồi giữ ngôi không, chính quyền do quyền thần làm cả, tai họa đến thân mà không biết.

12 Trần Thiếu Đế (1398 -1400)

Vua húy là Án, con trưởng của Thuận Tông, ở ngôi 2 năm bị Quý Ly cướp ngôi, phế làm Bảo Ninh Đại vương.

II Những thành tựu nhà Trần để lại

1 Về giáo dục

Trang 8

Sau khi thành lập không lâu, nhà Trần đã cho thấy được sự quan tâm đặc biệt đối với giáo dục Bắt đầu với việc thành lập các khoa cử để tìm ra người tài giúp nước Lúc đầu, chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ quan cấp trong triều đình nhưng đến đời vưa Anh Tông, những người tài đức đã được tuyển dụng vào cơ chế bộ máy quan lại.

Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên, đặt ra học vị Thái học sinh Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi Sau đó triều đình mở kỳ thi Đình để phân hạng cao thấp cho thái học sinh Năm 1305, nhà Trần đặt thêm học vị Hoàng Giáp Năm 1396, Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương và coi đó là một trong hai khoa thi chính thức của thi cử Nho học Người đỗ ở trường Hương được cấp bằng Hương cống hay Cống sĩ

Lần đầu tiên, Nhà nước thành lập Quốc sử chuyên lo việc biên soạn lịch sử nước nhà Sự kiện quan trong nhất của sử học đời Trần là việc Bảng nhãn Lê Văn Hưu biên soạn bộ “ Đại Việt sử ký” gồm 30 quyển hoàn tất ào năm 1272, đây là bộ sử đầu tiên của dân tộc

2 Về chính trị

Kế thừa bộ luật Hình thư của triều Lý, đồng thời nghiên cứu pháp luật Trung Hoa, Triều Trần đã xây dựng bộ luật riêng cho mình

Năm 1230, Trần Thái Tông cho ban hành “ Quốc triều thống chế” sau đó qua vài lần bổ sung lại ban hành “ Quốc triều hình luật” bộ luật này do Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên soạn Cơ quan pháp luật của triều Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn

3 Về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc

Trang 9

Tác phẩm “Hịch tướng sỹ” được Trần Quốc Tuấn viết năm 1284, ngoài ý nghĩa của một áng văn chính luận, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, còn có ý nghĩa to lớn về tư liệu lịch sử.

Văn học chữ Nôm xuất hiện và bắt đầu có những đóng góp cho văn học nước ta, những cây bút nổi bật thời Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn.

Dưới thời Trần, Phật giáo xuất hiện và chi phối mạnh mẽ xã hội lúc bấy giờ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, người xuất gia và tu hành rất đông, trong đó có những người thuộc hoàng tộc, kể cả vua và thái thượng hoàng Vua Trần Nhân Tông đã lập ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử

4 Về khoa học quân sự

Thời Trần nổi bật với những thành tựu về khoa học quân sự mà đứng đầu là Trần Hưng Đạo vương với “ Binh thư yếu lược”; để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến Bên cạnh tinh thần chiến đấu, trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kỹ thuật, tướng sĩ còn cần phải được trang bị tri thức về binh pháp.

Trong chiến tranh, nhà Trần có thể tập hợp lực lượng đông đảo như vậy là do thực hiện chế độ “ Ngụ binh ư nông” đây có thể xem là sự kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và tổ chức vũ trang của thời đại đó

5 Về khoa học y dược

Do nhu cầu của chiến tranh vệ quốc, y thuật dưới thời nhà Trần có cơ hội phát triển rất mạnh Trong triều đình cơ quan Thái y viện hoạt động rất hiệu quả Y

Trang 10

học nước ta lúc này trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của nền y học khác, nhất là Trung Hoa.

6 Về khoa học thiên văn và lịch pháp

Đăng Lộ là người chế tạo ra một công cụ để quan sát thiên văn và khảo sát khí tượng, gọi là “ Lung linh nghi” Tuy nghiên nhà thiên văn và lịch pháp lớn nhất giai đoạn này vẫn là Đại tư đồ Trần Nguyen Đán (ông ngoại của Nguyễn Trại) Trần Nguyên Đán là tác giả của “Bách thế thông khảo” – tác phẩm khảo cứu về lịch pháp nước ta từ các thế kỳ trước công nguyên đến đầu thế kỷ XV.

CHƯƠNG II: QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNGQUỐC QUA CÁC ĐỜI VUA TRẦN

I Giai đoạn 1225 – 1293

1 Quân Mông Cổ xâm phạm đất An Nam năm 1257

Trong khi nhà Lý mất ngôi, nhà Trần lên làm vua ở An Nam thì nhà Tống bên Tàu bị người Mông Cổ đánh phá Người Mông Cổ ở vào khoảng thượng lưu sông Hắc Long Giang, là những người hung tợn, có tính hiếu chiến, cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi Binh lính thường là quân kỵ mà xếp đặt thành cơ nào ra đội đấy rất có tinh nghề chiến đấu Khi Hốt Tất Liệt lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Nguyên mang quân sang đánh nhà Tống Từ đó nước Tàu thuộc về Mông Cổ cai trị.

Tướng quân Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai sai sứ sang bảo vua Trần về thuần phục Mông Cổ Vua Trần Thái Tông không chịu bèn sai người bắt giam sứ Mông Cổ lại rồi sai Trần Quốc Tuấn đem quân giữ ở phía Bắc Ngột Lương Hợp Thai bèn từ Vân Nam đem quân sang địa phận An Nam, đi đường sông Thao Giang tỉnh Hưng Hóa xuống đánh Thăng Long

Trang 11

Trần Quốc Tuấn quân ít đánh không nổi lùi về đóng ở Sơn Tây, quân Mông Cổ tràn xuống đến sông Thao, Thái Tông phải ngự giá thân chinh, nhưng đánh không được phải đem quân về đóng ở sông Hồng Hà Quân Mông Cổ tiến lên đánh đuổi quân nhà Trần đến Đông Bộ Đầu Thái Tông phải bỏ kinh đô, chạy về đóng ở sông Thiên Mạc

Quân Mông Cổ đem quân vào thành Thăng Long, thấy ba người sứ Mông Cổ còn phải trói, giam ở trong ngục đến cởi trói thì một người chết Ngột Lương Hợp Thai thấy thế giận quá bèn cho quân ra giết phá của nam phụ lão ấu trong kinh thành.

Được ít lâu quân Mông Cổ ở nước Nam không quen thủy thổ xem bộ mỏi mệt Thái Tông mới đem binh tiến đánh ở Đông Bộ Đầu Quân Mông Cổ thua chạy về đến trại Quy Hóa, lại bị chủ trại ấy chiêu tập thổ dân ra đón đánh Quân Mông Cổ thua to, rút về Vân Nam, đi đường mỏi mệt, đi đâu cũng không cướp phá gì nên được gọi là giặc Phật.

Quân Mông Cổ tuy thua phải rút về những chẳng bao lâu vua Mông Cổ dứt được nhà Tống, lấy được nước tàu, rồi có ý muốn bắt vua nước Nam sang chầu ở Bắc Kinh, bởi vậy sai sứ sang đòi lệ cống Vua Thái Tông sai Lê Phụ Trần sang xin cứ 3 năm đem cống một lần

2 Sự giao thiệp với Mông Cổ từ 1258 – 1278

Giai đoạn này nước tuy được yên nhưng sự giao thiệp với Tàu ngày càng khó thêm Lúc bấy giờ Mông Cổ đã đánh được nhà Tống rồi, chỉ chực chờ lấy An Nam, nhưng vì nước Tàu đã thua một trận, vả lại trong nước vẫn chưa được yên cho nên vua Mông Cổ muốn dụ vua An Nam sang hàng phục, để khỏi can qua Chính vì vậy mà cứ vài năm lại cho sứ giả sang sách nhiều đủ điều và dụ vua sang chầu nhưng vua không chịu sang Về sau, nhân dịp Thái Tông nhường ngôi cho

Trang 12

Thánh Tông, vua Mông Cổ sai sứ sang phong vương cho Thánh Tông, và tuy không bắt nước Nam ta đổi phục sắc và chính trị, nhưng định cho 3 năm phải sang cống một lần Mà lệ cống thì phải cho nho sĩ, thầy thuốc, thấy bói, thầy toán số, và thợ thuyền mỗi hạng ba người cùng với các đồ sản vật như sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu và các vật lạ Vua Mông Cổ lại đặt quan Đạt lỗ hoa xích ( tiếng Mông Cổ tức là quan chưởng ấn), để đi lại giám trị các châu quận nước Nam.

Mục đích của Mông Cổ chính là xem nước ta có những tài sản và nhân vật nước Nam có gì, học vấn xảo kỹ ra sao để liệu đường đánh chiếm cho tiện Tuy rằng quyền chính trị vẫn để cho vua nước Nam, nhưng đặt quan giám trị để dần lập thành Bảo hộ

Vua Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng trong bụng cũng biết rằng Mông Cổ có ý muốn đánh nước mình, cho nên cứ tu binh dụng võ để phòng có ngày tranh chiến Vậy tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân quân ngũ ra làm quân và đô; mỗi quân có 30 đô, mỗi đô có 80 người, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1266, nhân sứ Mông Cổ sang, Thánh Tông sai quan sang Tàu đáp lễ và xin đừng bắt nho sĩ, thầy bói và các thợ thuyền sang cống Vua Mông Cổ đồng ý nhưng lại bắt chịu 6 điều khác:

1 Vua phải thân vào chầu;

2 Vua phải cho con hay là em sang làm tin; 3 Biên sổ dân sang nộp;

4 Phải chịu việc binh dịch; 5 Phải nộp thuế má; 6 Phải đặt quan giám trị.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan