1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh

114 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.5.1. Nguồn dữ liệu (18)
      • 1.5.2. Phương pháp và công cụ nghiên cứu (18)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (18)
    • 1.7. Bố cục của khóa luận (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (21)
    • 2.1. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (21)
      • 2.1.1. Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (21)
      • 2.1.2. Khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (21)
      • 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (22)
    • 2.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (23)
      • 2.2.1. Quan điểm về hiệu quả hoạt động (23)
      • 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (24)
    • 2.3. Các lý thuyết có liên quan (25)
      • 2.3.1. Lý thuyết M&M về cấu trúc vốn (25)
      • 2.3.2. Lý thuyết đánh đổi tĩnh (26)
      • 2.3.3. Lý thuyết đánh đổi động (26)
      • 2.3.4. Lý thuyết trật tự phân hạng (27)
    • 2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm (28)
      • 2.4.1. Nghiên cứu nước ngoài (28)
      • 2.4.2. Nghiên cứu trong nước (32)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (43)
      • 3.1.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu (43)
      • 3.1.2. Giải thích các biến (44)
      • 3.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu (46)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (49)
    • 3.3. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu (51)
      • 3.3.1. Mẫu nghiên cứu (51)
      • 3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu (51)
      • 3.3.3. Công cụ nghiên cứu (51)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (51)
      • 3.4.1. Phương pháp định tính (51)
      • 3.4.2. Phương pháp định lượng (51)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1. Thực trạng cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (55)
      • 4.1.1. Thực trạng cấu trúc vốn (55)
      • 4.1.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh (56)
    • 4.2. Thống kê mô tả các biến (58)
    • 4.3. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (60)
    • 4.4. Phân tích hồi quy với Pooled OLS, FEM và REM (61)
      • 4.4.1. Mô hình hồi quy dựa trên biến phụ thuộc ROE (61)
      • 4.4.2. Mô hình hồi quy dựa trên biến phụ thuộc ROA (0)
    • 4.5. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy (66)
      • 4.5.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (66)
      • 4.5.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (67)
      • 4.5.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (67)
    • 4.6. Khắc phục các khuyến tật của mô hình bằng phương GLS (68)
    • 4.7. Thảo luận về kết quả nghiên cứu (69)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (74)
    • 5.1. Kết luận (74)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (75)
      • 5.2.1. Hàm ý cân bằng cấu trúc vốn hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (75)
      • 5.2.2. Hàm ý đối với các biến kiểm soát có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (76)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (77)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (78)
  • KẾT LUẬN (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ THẢO NGÂN TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA L

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Trong lĩnh vực kinh tế, bất kể là đang ở bối cảnh nào, ở giai đoạn nào, việc duy trì hoạt động và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn vốn sẵn có từ bên trong tức là vốn chủ sở hữu (VCSH) mà còn cần đến nhiều nguồn vốn khác nữa, trong đó vốn nợ vay là một nguồn vốn đóng vai trò đáng kể Các doanh nghiệp thông thường sẽ duy trì hoạt động và phát triển nhờ vào hai nguồn vốn kể trên và cả hai đều là những nhân tố đầu vào vô cùng thiết yếu của mọi tổ chức kinh doanh, nó quyết định đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp sau này, tức là sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh (HĐKD) của công ty Điều này đã thể hiện được rằng cấu trúc vốn (CTV) đóng vai trò quan trọng, có tác động sâu rộng và là một yếu tố chủ chốt, quyết định đến khả năng thực hiện các chiến lược kinh doanh, hiệu suất kinh tế và tính bền vững của một doanh nghiệp Bởi lẽ, CTV chính là sự kết hợp, cấu thành nên bởi nợ vay và VCSH Trên thực tế, không phải các doanh nghiệp đều sẽ có CTV là tỷ lệ nợ vay sẽ lớn hơn tỷ lệ VCSH hay VCSH chiếm tỷ lệ nhiều hơn vốn vay, mà tỷ lệ của mỗi nguồn vốn cấu thành chiếm bao nhiêu phần trăm còn phải tuỳ thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp ra sao, kinh doanh trong lĩnh vực nào Chính vì thế, việc xây dựng nên một CTV phù hợp với từng doanh nghiệp hay thường gọi là quản trị nguồn vốn luôn là một chủ đề được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đặc biệt là liên quan đến vấn đề về sự tác động của CTV đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp

Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đưa ra đánh giá rằng CTV có sự ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến HQHĐ của doanh nghiệp, chẳng hạn như công trình nghiên cứu khoa học của (Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang, 2016) Thế nhưng vẫn có một số công trình nghiên cứu cho rằng CTV có sự tác động tích cực đến HQHĐ của các doanh nghiệp như công trình nghiên cứu của (Châu Văn Thưởng và cộng sự, 2017) Mặt khác, bài nghiên cứu của (Đỗ Huy Thưởng, Trần Lưu Ngọc, Nguyễn Thị Phương Hồng, 2019) có kết quả lại chỉ ra rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn, tăng trưởng doanh thu và quy mô có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ của doanh nghiệp, cụ thể là tác động cùng chiều, trong khi tỷ lệ nợ dài lại có ảnh hưởng tiêu cực đến HQHĐ của doanh nghiệp Ngoài ra, một số nghiên cứu nước ngoài chẳng hạn như (Mumtaz,

H & Zanetti, F, 2013) ở Pakistan có kết quả thể hiện sự tác động của CTV đến HQHĐ của doanh nghiệp là tiêu cực hay nghiên cứu của (Ahmad, Abdullah và Roslan, 2012) cho thấy mối liên hệ phức tạp giữa cấu trúc nợ và các chỉ số tài chính Nợ ngắn hạn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến ROE, trong khi nợ dài hạn có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với ROE Tuy nhiên, hệ số nợ – tổng nợ trên tổng tài sản có ảnh hưởng tiêu cực, ngược hướng với ROE Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn hoặc tỷ lệ tổng nợ đều có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều với ROA Ngoài ra, khi xét đến nhân tố tỷ lệ nợ dài hạn thì lại thấy rằng ROA không bị ảnh hưởng bởi nhân tố này

Những nghiên cứu trên thể hiện rằng, mỗi bài nghiên cứu đều có một kết quả nghiên cứu riêng và chúng không hoàn toàn tương đồng với nhau, điều này xảy ra do nhiều sự khác biệt như lĩnh vực kinh doanh, giai đoạn được chọn lựa để nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, v.v giữa các bài nghiên cứu, do đó không thể tổng quát hoá tất cả các bài nghiên cứu về một kết luận chung được Nhận thức được sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đem lại nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển cho cộng đồng Điều này đã tạo ra một bối cảnh thuận lợi để cải thiện cuộc sống của người dân thông qua tạo ra công việc, cơ hội học tập và tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục, từ đó mọi nhu cầu khác về tiêu dùng của người dân cũng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú hơn nữa Điều này đã thể hiện sự quan trọng của các nhà quản trị của những công ty hoạt động trong mảng ngành thuộc công nghiệp sản xuất HTD trong việc đưa ra những quyết định chính xác nhằm nâng cao tối đa hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp Bởi lẽ, sự phát triển thành công của ngành công nghiệp sản xuất HTD là một đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển vững bền của nền kinh tế nước nhà và đời sống xã hội Vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp phải kể đến chính là cấu trúc vốn Do đó, nghiên cứu này đánh giá mức ảnh hưởng của CTV đến HQHĐ của doanh nghiệp sản xuất HTD được niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2022.

Mục tiêu nghiên cứu

Khoá luận làm nổi bật được sự ảnh hưởng của CTV đến HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (HTD) được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đề xuất một số gợi ý, chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp này lựa chọn một CTV tối ưu nhằm đạt được mục tiêu nâng cao và tối ưu hóa HQHĐ của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Cho thấy sự ảnh hưởng của CTV đến HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên sàn HOSE

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của CTV đến HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên sàn trên sàn HOSE

Mục tiêu 3: Đưa ra một số đề xuất về chính sách có liên quan đến CTV giúp các doanh nghiệp lựa chọn một CTV phù hợp nhằm nâng cao tối đa HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên sàn HOSE.

Câu hỏi nghiên cứu

Với những mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, khóa luận sẽ tìm ra sức ảnh hưởng của CTV đến HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD, đưa ra những hàm ý chính sách, những gợi ý giúp gia tăng HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD được niêm yết trên sàn HOSE bằng cách trả lời những câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, CTV có sự ảnh hưởng như thế nào đến HQHĐ của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Thứ hai, mức độ tác động của CTV tới HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn kênh bán hàng của mình, bao gồm cả việc sử dụng các nhà phân phối và các kênh trực tiếp khác.

Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam

Phạm vi không gian: 31 doanh nghiệp kinh doanh thuộc sản xuất tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Có nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE là do ngành này phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Tuy nhiên, việc chọn lấy chỉ 31 công ty để nghiên cứu có thể giải thích bằng việc tập trung vào một mẫu nhỏ đại diện cho ngành và để giảm sự phức tạp trong việc phân tích dữ liệu Đồng thời, việc giảm phạm vi cũng có thể là để tập trung vào các công ty lớn, có ảnh hưởng, hoặc vào một phần cụ thể của ngành, dựa trên mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu và nguồn lực có sẵn

Khoảng thời gian nghiên cứu (2010-2022) được lựa chọn nhằm nắm bắt sự phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng tài chính 2007-2008 và đánh dấu giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới Bối cảnh toàn cầu và Việt Nam biến động, đặc biệt là đại dịch Covid-19 năm 2019 và các thách thức kinh tế năm 2022 như xung đột Nga-Ukraine, lạm phát, suy giảm kinh tế Trung Quốc Những sự kiện này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu Vì vậy, khoảng thời gian này là lý tưởng để nghiên cứu đề tài khoa luận, cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá tác động của các yếu tố theo thời gian.

Phương pháp nghiên cứu

Mẫu dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu trong khóa luận là bộ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 31 doanh nghiệp sản xuất HTD trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2010 – 2022 Dữ liệu về tài chính được trích xuất từ các bản báo cáo thường niên và các bản báo cáo tài chính hợp nhất

1.5.2 Phương pháp và công cụ nghiên cứu

Phần mềm Stata 17.0 và Microsoft Excel 2016 sẽ được sử dụng để hỗ trợ thực hiện bài nghiên cứu này

Khoá luận lựa chọn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thu thập mẫu dữ liệu của các doanh nghiệp sản xuất HTD được niêm yết trên sàn HOSE từ

2010 – 2022 Đề tài khoá luận áp dụng phần mềm Stata 17.0 để chạy hồi quy dữ liệu theo mô hình Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Tiếp đó, tác giả thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn nên mô hình hồi quy phù hợp nhất Cuối cùng để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan bằng phương pháp GLS.

Đóng góp của đề tài

Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu giúp bổ sung thêm dẫn chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa CTV và HQHĐ doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp và cụ thể đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc mảng ngành sản xuất HTD có góc nhìn rõ hơn về sự tác động của CTV tới HQHĐ của doanh nghiệp, từ đó có thể cân bằng CTV phù hợp nhằm nâng cao tối đa HQHĐ của doanh nghiệp

Qua đó, đề tài cũng giúp cung cấp thêm thông tin thiết thực cho các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về cấu trúc vốn để có thể ra quyết định chính xác trong việc tái CTV cho hợp lý từ đó làm giảm bớt sự tác động tiêu cực đến HQHĐ cũng như hướng đến mục tiêu góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp ngành sản xuất HTD.

Bố cục của khóa luận

Đề tài khóa luận nghiên cứu bao gồm 05 chương với bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 1 nêu lý do chọn đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu, tính thiết thực, bức tranh khái quát, mục tiêu nghiên cứu (chung và cụ thể), câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn, cấu trúc và tổ chức khoá luận.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan Ở chương 2, tác giả sẽ trình bày khung lý thuyết cơ sở về CTV, về HQHĐ cũng như một số chỉ tiêu đo lường CTV và HQHĐ của doanh nghiệp Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm của cả trong nước và nước ngoài về sự ảnh hưởng của CTV đến HQHĐ của các doanh nghiệp

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Lấy các cơ sở lý thuyết, minh chứng nghiên cứu thực nghiệm ở cả trong nước và nước ngoài đã trình bày ở chương 2 làm nền tảng, do đó ở chương 3 tác giả sẽ thực hiện việc xây dựng mô hình phù hợp cũng như đề xuất các giả thuyết và dấu kỳ vọng về tác động của từng biến Ngoài ra, ở chương 3 còn trình bày mẫu dữ liệu nghiên cứu cùng các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khóa luận nhằm xác định sự tác động của CTV đến HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD được niêm yết trên sàn HOSE

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương 4, tác giả sẽ khái quát thực trạng về CTV cũng như HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ thao tác cơ bản với mẫu dữ liệu đã thu thập chẳng hạn như thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến Sau đó, tác giả sẽ tiến hành ước lượng các mô hình đã đề cập đến ở chương 3 và lựa chọn ra mô hình phù hợp với nghiên cứu Khi đã lựa chọn được mô hình nghiên cứu phù hợp, tác giả sẽ tiến hành thực hiện kiểm định một số khuyết tật của mô hình Cuối cùng, khi phát hiện mô hình có tồn tại khuyết tật, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) nhằm khắc phục những “căn bệnh” đó

Chương 5: Kết quả và hàm ý chính sách

Trong chương 5, tác giả đưa ra các kết luận cụ thể và đề xuất một số hàm ý chính sách về tác động của CTV tới HQHĐ của doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp sản xuất HTD Ngoài ra, tác giả còn nêu ra những thiếu sót, hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu mới cho đề tài trong tương lai

Chương 1 của khóa luận nêu ra lý do lựa chọn đề tài và trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của CTV đến HQHĐ của các doanh nghiệp sản xuất HTD được niêm yết trên sàn HOSE Tác giả trình bày mục tiêu nghiên cứu chung và xác định rõ thành ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể để từ đó dựa vào ba mục tiêu cụ thể ấy mà đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu nhằm đưa ra lời giải đáp rõ ràng cho các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Tiếp đó, tác giả trình bày đối tượng, phạm vi nghiên cứu là 31 doanh nghiệp sản xuất HTD được niêm yết trên sàn HOSE trong 13 năm từ năm 2010 – 2022 Cuối cùng là những đóng góp của đề tài với ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như trình bày bố cục cụ thể của khóa luận gồm 5 chương và thể hiện rõ nội dung cụ thể ở mỗi chương.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

2.1.1 Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng hay còn gọi là thành phẩm cuối cùng của quá trình chế tạo và sản xuất sẽ được bán cho những người tiêu dùng với mục đích chính là sử dụng trong gia đình, trường học hoặc cá nhân chứ không phải sản xuất ra các sản phẩm khác và người tiêu dùng sẽ thấy chúng sẽ được lưu trữ trên các kệ hàng Một số ví dụ về hàng tiêu dùng chẳng hạn như thực phẩm, quần áo, trang sức, v.v (Lê Ngọc Hồng, 2022)

Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một tổ chức kinh tế tiến hành sử dụng các nguồn lực, tư liệu sản xuất (như máy móc, thiết bị, ), lao động từ công nhân và nguyên liệu thô (chẳng hạn như đất và kim loại cơ bản) được sử dụng kết hợp với sự ứng dụng của công nghệ và khoa học để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường (Đinh Thuỳ Dung, 2022)

2.1.2 Khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Cấu trúc vốn đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu trước đây diễn giải ý nghĩa theo nhiều cách ở nhiều công trình nghiên cứu khác nhau của họ, chẳng hạn như:

Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ vay và VCSH mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh (Damodaran, 2001)

Cấu trúc vốn doanh nghiệp là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cấu trúc vốn là việc tài trợ cho tài sản từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đem lại sự tăng trưởng và hiệu quả HĐKD cho doanh nghiệp (Ong Tze San & Teh Boon Heng, 2011)

Cấu trúc vốn là mối liên hệ về tỷ trọng của nợ vay và VCSH trong tổng nguồn vốn của công ty Khi cấu trúc vốn được tối ưu, giá trị công ty là lớn nhất (Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016)

Cấu trúc vốn là sự liên hệ về tỷ lệ của nợ vay trong tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Cấu trúc vốn của doanh nghiệp có thể thay đổi theo các chu kỳ kinh doanh và ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu.

Tóm lại, CTV của doanh nghiệp thể hiện nguồn gốc cũng như cách thức tạo nên nguồn vốn của một công ty nhằm tài trợ cho việc tạo nên tài sản hay nó còn thể hiện cho mối liên hệ về tỷ trọng giữa nợ vay và VCSH của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất HTD

2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Để đo lường CTV của một doanh nghiệp sản xuất HTD thường sẽ dựa trên ba chỉ số là tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ trên VCSH và tỷ lệ vốn tự có với ý nghĩa và được tính theo từng công thức được trình bày như sau:

Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn là một hệ số tài chính được áp dụng để đánh giá năng lực và quản lý nợ dựa trên tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp sở hữu Với hệ số nợ, nhà đầu tư có thể biết hiện tại có bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ Hệ số nợ thấp thể hiện việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao sẽ thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể gây nên tình trạng kém khả năng thanh toán (Eugene F Brigham & Joel F Houston, 2011)

Tỷ lệ nợ trên VCSH là một chỉ số được áp dụng để đánh giá mức độ đòn bẩy tài chính (ĐBTC) của một công ty Nó thể hiện mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của công ty so với giá trị mà cổ đông đã đóng góp dưới dạng VCSH Cụ thể, nó cho biết công ty đang sử dụng một lượng bao nhiêu để hỗ trợ cho tài sản của mình so với giá trị được thể hiện thông qua VCSH của cổ đông (Hussain Muhammad , Bahadar Shah & Zia ul Islam, 2014)

Tỷ số vốn tự có hay hệ số VCSH trên tổng nguồn vốn thể hiện tổng giá trị các tài sản mà chủ công ty sở hữu hoặc đồng sở hữu cùng các cổ đông Người ta dựa vào hệ số này nhằm hỗ trợ cho hoạt động hạch toán vốn chủ sở hữu, hoạt động này rất quan trọng, nó giúp công ty điều chỉnh lại cơ cấu nhằm có HĐKD hiệu quả hơn (Narinder Pal Singh & Mahima Bagga, 2019)

Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu phổ biến để nghiên cứu CTV bao gồm tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn và tỷ lệ nợ trên VCSH Tuy nhiên, tác giả sẽ lựa chọn tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn (TD) đặt làm biến đo lường cho CTV trong đề tài nghiên cứu này Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn thể hiện phần trăm tài sản của công ty được tài trợ từ nguồn vốn là nợ vay Mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ có xu hướng tỷ lệ thuận với tỷ số này, cụ thể là nếu tỷ số này cao, đồng nghĩa với mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ cao hơn Ngược lại, khi tỷ số này thấp, tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản, cho thấy công ty ít phụ thuộc vào việc vay nợ để hỗ trợ hoạt động SXKD.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.2.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động

( Paul A Samuelson & Wiliam D Nordhalls, 1948) từng cho rằng: “Hiệu quả sản xuất xảy ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không giảm bớt sản lượng của các loại hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” Ý này thực chất nhấn mạnh vào phân bổ nguồn lực của một nền kinh tế một cách hiệu quả trên giới hạn sản xuất của nó Khi sử dụng và phân phối nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì nền kinh tế có thể đạt được hiệu suất cao Ngược lại, quan điểm của (Smith, 1776) lại cho rằng:

“Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, nhấn mạnh vào doanh thu từ việc tiêu thụ hàng hóa” Với quan điểm này, ông đã hiểu nhầm rằng kết quả và hiệu quả là như nhau, mà thực chất hai cụm từ này là có sự khác biệt Với ông, nếu kết quả cuối cùng giống nhau, dù sử dụng các mức chi phí khác nhau, thì chúng đều có độ hiệu quả như nhau Qua đó có thể hiện rằng Adam Smith chủ yếu quan tâm đến kết quả đầu ra mà không chú trọng đến các nhân tố đầu vào Có những quan điểm khác lại cho rằng HQHĐ đánh giá bởi tỷ lệ giữa kết quả đạt được và chi phí để đạt được kết quả đó, điển hình như (Manfred Kuhn, 1990) đã từng nói: “Tính hiệu quả được định lượng bằng cách chia kết quả đạt được theo đơn vị giá trị cho chi phí kinh doanh” Quan điểm này cũng được nhắc lại rất nhiều trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, điển hình như trong bài nghiên cứu của (Ho Thien Thong Minh, Nguyen Hoang Tien & Nguyen Ba Hoang, 2019)

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn phương pháp phù hợp Trong phạm vi đề tài này, tác giả lựa chọn quan điểm: Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là sự liên kết giữa kết quả đạt được và chi phí để đạt được kết quả đó Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao khi độ chênh lệch giữa kết quả đạt được và chi phí càng lớn.

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đề tài nghiên cứu này tiếp cận HQHĐ của doanh nghiệp từ góc độ tài chính Theo quan điểm này, doanh nghiệp được coi là những chủ thể thực hiện các hoạt động SXKD với mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu lớn hơn là gia tăng giá trị doanh nghiệp hay tài sản của chủ sở hữu (Ngô Kim Phượng, Lê Hoàng Vinh và các cộng sự, 2021)

Do đó, HQHĐ của doanh nghiệp được định lượng thông qua hiệu quả sinh lời, một yếu tố quan trọng trong việc tạo nền tảng góp phần gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu, được đánh giá bởi hai chỉ tiêu suất sinh lời đó là ROA và ROE

Chỉ tiêu ROA cho biết công ty bỏ ra một đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt Chỉ tiêu này có thể được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế (LNST) chia tổng tài sản bình quân (Quang, 2011)

Trong đó, LNST thường được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD), còn tổng tài sản sẽ được lấy trong bảng cân đối kế toán (BCĐKT) của doanh nghiệp Tuy nhiên, tổng tài sản vào một thời điểm không đại diện cho cả một thời kỳ của công ty, do đó người ta sử dụng đại lượng tổng tài sản bình quân được tính bằng trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ

Chỉ tiêu ROE là chỉ tiêu cho biết một đồng VCSH đem lại bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và nó được đo lường bằng LNST trên VCSH bình quân (Quang, 2011)

Trong đó, LNST thường được lấy từ báo cáo KQKD, còn tổng VCSH sẽ được lấy trong BCĐKT của doanh nghiệp Tuy nhiên, tổng VCSH vào một thời điểm không đại diện cho cả một thời kỳ của công ty, do đó người ta sử dụng đại lượng tổng VCSH bình quân được tính bằng trung bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối kỳ.

Các lý thuyết có liên quan

2.3.1 Lý thuyết M&M về cấu trúc vốn

Lý thuyết M&M là một nền tảng nghiên cứu ban đầu, mở đầu cho các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện đại Vào năm 1958, Modiglani & Miller đưa ra lý thuyết này để giải thích về mối liên hệ giữa CTV và giá trị của doanh nghiệp Lý thuyết này tập trung vào hai trường hợp: một là khi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường không có thuế và hai là hoạt động trong môi trường có thuế Đây là một trong những phần quan trọng đầu tiên để hiểu về cách CTV tác động đến giá trị của doanh nghiệp Modiglani & Miller đã đi đến một kết luận quan trọng như sau về cấu trúc vốn, trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp thì vay nợ hay không vay nợ cũng đều như nhau, hay nói cách khác là CTV sẽ không tác động đến giá trị doanh nghiệp và cũng sẽ không có một CTV nào tối ưu cả Và trong trường hợp còn lại khi có thuế thì giá trị doanh nghiệp có vay nợ sẽ cao hơn giá trị doanh nghiệp không vay nợ, bởi lẽ khi có sử dụng vốn vay sẽ được hưởng lợi từ lá chắn thuế

Theo lý thuyết này, khi áp dụng trong điều kiện thực tế với thị trường không hoàn hảo, tức có sự tồn tại của thuế, các chi phí phá sản, chi phí khốn khó tài chính,… thì những doanh nghiệp nào có sử dụng vốn vay càng cao, ĐBTC càng mạnh sẽ càng được hưởng lợi từ lá chắn thuế mang lại Hay nói cách khác, lý thuyết này giải thích được mối quan hệ đồng biến giữa CTV và HQHĐ của doanh nghiệp trong thị trường không hoàn hảo

2.3.2 Lý thuyết đánh đổi tĩnh

Lợi ích từ Đòn bẩy Tài chính (ĐBTC) theo lý thuyết Modigliani-Miller là giá trị doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, khi ĐBTC vượt ngưỡng, doanh nghiệp phải trả chi phí khánh kiệt tài chính và chi phí đại diện làm giảm lợi nhuận Mỗi doanh nghiệp cần cân nhắc giữa lợi ích từ lá chắn thuế và chi phí phát sinh để xác định mức ĐBTC tối ưu Vượt ngưỡng này, lợi ích từ việc sử dụng ĐBTC giảm và có thể dẫn đến rủi ro phá sản, làm giảm giá trị doanh nghiệp Việc duy trì Tỷ lệ Nợ trên Vốn Chủ sở hữu (CTV) tối ưu đóng vai trò quan trọng, tránh rủi ro và đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Theo thuyết cân bằng vốn vay, doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc vay nợ để giảm thuế Tuy nhiên, việc dùng lá chắn thuế từ nợ vay như con dao hai lưỡi, vượt ngưỡng cân bằng giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp Do đó, lý thuyết này chỉ ra mối quan hệ đồng hướng giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp ở mức nợ vay hợp lý và chuyển sang mối quan hệ nghịch hướng khi vượt ngưỡng cân bằng.

2.3.3 Lý thuyết đánh đổi động

Lý thuyết đánh đổi động của Fischer và cộng sự (1989) cho rằng cơ cấu vốn tối ưu (CTV) không cố định mà linh hoạt (gọi là cấu trúc vốn động) Theo đó, doanh nghiệp không luôn sử dụng CTV tối ưu mà dựa vào dự báo huy động vốn tiềm năng trong tương lai để quyết định mức độ sử dụng nợ Dần dần, CTV sẽ tiến gần hơn đến CTV tối ưu thông qua các điều chỉnh phù hợp với mức tài trợ thực tế Như vậy, CTV trở thành một khái niệm linh hoạt, thay đổi theo điều kiện và dự báo tài trợ trong tương lai.

Lý thuyết này cho rằng, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn thì sẽ hưởng lợi lớn hơn từ việc sử dụng lá chắn thuế khi tăng cường việc vay vốn Do đó, nó khuyến khích các doanh nghiệp nên sử dụng ĐBTC nhiều hơn để tận dụng ưu thế của lá chắn thuế Lý thuyết này đã giải thích được về mối liên hệ tích cực giữa CTV và HQHĐ của doanh nghiệp Nó cùng giải thích tại sao từng ngành doanh nghiệp có thể có CTV tối ưu khác nhau Bởi vì các doanh nghiệp trong ngành khác nhau thường đối mặt với điều kiện và cơ hội thuế khác nhau, do đó, việc tận dụng lá chắn thuế thông qua việc sử dụng ĐBTC có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành và doanh nghiệp cụ thể

2.3.4 Lý thuyết trật tự phân hạng

So với những lý thuyết đã ra đời trước đó về CTV, lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển bởi (Stewart C Myers & Nicholas S Majluf, 1984) và đưa ra quan điểm theo hướng khác Với giả định của (Modigliani, F & Miller, M.H., 1963) trong một thị trường hoàn hảo thì các nhà đầu tư đều có thông tin như nhau – được gọi là thông tin cân xứng Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy khi nhà quản trị thường có nhiều thông tin hơn về công ty so với nhà đầu tư (NĐT) Chính vì thế, trong lý thuyết mới (Stewart C Myers & Nicholas S Majluf, 1984) đã đưa ra quan điểm đối nghịch rằng: “Nhà quản trị có thông tin thực sự và biết được cơ hội phát triển của doanh nghiệp, trong khi NĐT chỉ có thể dự đoán mà thôi” Do nhà đầu tư nhận biết sự không cân xứng thông tin, họ yêu cầu mức chiết khấu cao hơn, dẫn đến chi phí huy động vốn bên ngoài tăng lên Ngoài ra, khi doanh nghiệp quyết định sử dụng nguồn tài trợ vốn từ bên ngoài như việc phát hành cổ phiếu, nhà đầu tư họ có thể xem đây là tín hiệu doanh nghiệp được định giá cao Kết quả là, các nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ và điều này làm giảm giá cổ phiếu, tác động xấu đến doanh nghiệp Để tránh những tình huống này, các doanh nghiệp thường áp dụng quy trình tài trợ theo một trình tự cụ thể: họ sử dụng nguồn vốn nội bộ chẳng hạn như lợi nhuận giữ lại (LNGL) trước khi xem xét việc vay vốn, và chỉ khi cần thiết họ mới xem xét việc phát hành cổ phiếu Theo lý thuyết này, không tồn tại một CTV tối ưu đối với mọi doanh nghiệp, điều này giải thích một số thắc mắc, ví dụ như: “Tại sao một số doanh nghiệp với tỷ lệ nợ thấp vẫn thành công?” Điều này là do doanh nghiệp đó có khả năng tạo ra lợi nhuận cao và có nguồn vốn nội bộ đủ để đầu tư, trong khi những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp hơn thường phát hành nợ để hỗ trợ đầu tư

Theo đó lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường sử dụng nguồn LNGL để đáp ứng nhu cầu đầu tư Điều này dẫn đến mối liên hệ đối nghịch giữa việc sử dụng nợ và HQHĐ doanh nghiệp.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Sau khi khảo lược các quan điểm về hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng vào các bài nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đã đề cập ở Chương 2, bên cạnh đó tác giả xem xét về phạm vi chủ đề nghiên cứu và đã đưa ra được sự lựa chọn về quan điểm mà tác giả hướng đến ở khoá luận này, quan điểm ấy cũng đã được nhắc đến ở Chương 2 Theo quan điểm được nhắc đến, tác giả xác định nhân tố hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp sẽ được đo lường bởi hai biến phụ thuộc là ROE (tỷ suất sinh lời trên VCSH) và ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản) Các biến này cũng được sử dụng trong các bài nghiên cứu trước đó, ví dụ như nghiên cứu của Amarjit Gill và cộng sự (2011); Narinder Pal Singh và Mahima Bagga (2019);….Bên cạnh đó, căn cứ vào các công trình nghiên cứu của Abbasali Pouraghajan và cộng sự (2012); Zuraidah Ahmad và cộng sự (2012);…thấy rằng các yếu tố tác động đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp là biến độc lập đại diện CTV như Tổng nợ trên tổng nguồn vốn (TD) và các biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Tốc độ tăng trưởng tài sản (AG), Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần (RG), Hiệu quả sử dụng tài sản (AUE) được sử dụng như những biến kiểm soát

Nhằm nghiên cứu sự tác động của CTV đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp sản xuất HTD, tác giả đã áp dụng hai mô hình được triển khai cụ thể như sau:

Mô hình 1: ROE i t , =  0 + 1 TD i t , + 2 SIZE i t , + 3 AG i t , + 4 RG i t , + 5 AUE i t , + i t ,

Mô hình 2: ROA i t , =  0 + 1 TD i t , + 2 SIZE i t , + 3 AG i t , + 4 RG i t , + 5 AUE i t , + i t ,

Biến phụ thuộc là các biến đại diện đo lường hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, bao gồm:

+ ROEi,t : Tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty i trong năm t được đánh giá bằng Lợi nhuận sau thuế/Tổng VCSH

+ ROAi,t : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty i trong năm t được đánh giá bằng Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Biến độc lập là biến đại diện phản ánh cấu trúc vốn, bao gồm:

+ TDi,t : Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản của công ty i trong năm t

Biến kiểm soát là các biến có thể ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD, biến này được xem xét như yếu tố có thể giải thích sự biến đổi của các biến phụ thuộc (ROE và ROA) Ở bài nghiên cứu khóa luận này, các biến kiểm soát đều là định lượng, thế nên chúng có vai trò như những biến độc lập của mô hình, bao gồm:

SIZEi,t : Quy mô của công ty i hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất HTD tại năm t Theo (Joshua, 2007), chỉ tiêu này được tính bằng logarit tài sản của doanh nghiệp và chỉ tiêu này được cho là có ảnh hưởng cùng chiều đến HQHĐ của doanh nghiệp

AGi,t : Tốc độ tăng trưởng tài sản, chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng của mỗi năm trên tổng tài sản

RGi,t : Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần của mỗi năm trên tổng doanh thu thuần

Hiệu quả sử dụng tài sản là chỉ số đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp Để đo lường hiệu quả này, người ta sử dụng hệ số vòng quay tổng tài sản Đây là tỷ lệ giữa doanh thu thuần và tổng tài sản của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu doanh thu trên mỗi đồng tài sản sở hữu.

Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu của khóa luận được sử dụng để đánh giá hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp là chỉ tiêu ROE và ROA

+ ROE là chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi trên VCSH, được xác định theo công thức như sau:

+ ROA là chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, được xác định theo công thức như sau:

Biến độc lập TD đại diện phản ánh cấu trúc vốn được tính dựa vào dữ liệu ở bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo công thức như sau:

+ Biến kiểm soát SIZE được tính dựa vào dữ liệu ở BCĐKT của doanh nghiệp theo công thức như sau:

SIZE = LOG (Tổng tài sản)

+ Biến kiểm soát AG được tính dựa vào dữ liệu ở BCĐKT của doanh nghiệp theo công thức như sau:

+ Biến kiểm soát RG được tính dựa vào dữ liệu ở BCĐKT của doanh nghiệp theo công thức như sau:

+ Biến kiểm soát AUE được tính dựa vào dữ liệu ở BCĐKT của doanh nghiệp theo công thức như sau:

3.1.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Với cơ sở lý thuyết đã được trình bày và các mô hình nghiên cứu đã nêu trên, cùng với thực trạng của các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất HTD được niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2010 – 2022, tác giả đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu như sau:

▪ Tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng

Tỷ lệ này cho biết mức độ rủi ro có liên quan đến cách thức thiết lập và vận hành CTV của một công ty Chỉ tiêu này được dùng làm thước đo cho mức độ mà một công ty đang tài trợ cho các HĐKD của họ thông qua việc sử dụng nguồn vốn vay Việc có nợ được coi là một nguồn vốn ít độ an toàn so với VCSH và tạo áp lực trả nợ, có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất kinh doanh Tỷ lệ nợ so với tổng nguồn vốn được nhìn nhận từ góc độ quản lý tài chính cho thấy rằng chỉ số này có mối liên hệ tiêu cực với hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp, cụ thể là mối liên hệ ngược chiều, chẳng hạn như ở bài nghiên cứu của (Pouraghajan, A., Malekian, E., Emamgholipour, M., Lotfollahpour, V., & Bagheri, M., 2012), (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012), (Rukhsana Rasheed, Mehwish Shahid, Munaza Mukhtar & Mazhar Nadeem Ishaq, 2022), (Narinder Pal Singh & Mahima Bagga, 2019), (Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang, 2016), (Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016) (Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Việt Đức và Phạm Hoàng Cẩm Hương, 2017) Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

H 1 : Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng nguồn vốn tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

▪ Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Quy mô doanh nghiệp phản ánh độ lớn của tổng tài sản thuộc sở hữu của công ty và thường quy mô có liên quan đến khả năng sử dụng ĐBTC bởi vì những công ty với quy mô lớn thường sẽ có được sự tin tưởng lớn từ các NĐT về tình hình làm ăn kinh doanh, tình trạng ít bị phá sản cho nên sẽ dễ dàng vay mượn nợ hơn, từ đó là chi phí sử dụng vốn cũng nhỏ hơn Chính vì vậy quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và điều này cũng đã được thể hiện trong một số bài nghiên cứu trước, chẳng hạn như công trình nghiên cứu của (Maina Leonard & Ishmail Mwasa, 2014); (Pouraghajan, A., Malekian, E., Emamgholipour, M., Lotfollahpour, V., & Bagheri, M., 2012), (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012); (Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang, 2016); (Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016) Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

H 2 : Quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

▪ Tốc độ tăng trưởng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởng tài sản của một doanh nghiệp đánh giá mức độ gia tăng tài sản thuộc sở hữu của một công ty trong một khoản thời gian Theo một số nghiên cứu trước chẳng hạn như (Pouraghajan, A., Malekian, E., Emamgholipour, M., Lotfollahpour, V., & Bagheri, M., 2012), (Maina Leonard & Ishmail Mwasa, 2014), (Mahfuzah Salim & Raj Yadav Dr, 2012), (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012), (Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang, 2016), (Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016), (Phương, 2017) thì tốc độ tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

H 3 : Tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

▪ Tốc độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của một doanh nghiệp chỉ ra mức độ gia tăng của tổng doanh thu thuần trong một khoảng thời gian cụ thể, biểu thị sự tăng trưởng của doanh thu so với cùng đợt thời gian trước đó Khi tốc độ tăng trưởng doanh thu là dương, nó cho thấy doanh nghiệp có hiệu suất kinh doanh tốt hơn so với năm trước Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng doanh thu là âm, điều này biểu thị rằng HĐKD của doanh nghiệp không hiệu quả so với năm trước đó Theo một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây của (Rukhsana Rasheed, Mehwish Shahid, Munaza Mukhtar & Mazhar Nadeem Ishaq, 2022), (Đỗ Huy Thưởng, Trần Lưu Ngọc, Nguyễn Thị

Phương Hồng, 2019) đều kết luận rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ của doanh nghiệp Nhưng ngược lại vẫn tồn tại nghiên cứu kết luận rằng tăng trưởng doanh thu thuần có tác động tiêu cực đến HQHĐ của doanh nghiệp Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

H 4 : Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

▪ Hiệu quả sử dụng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty được thể hiện thông qua hệ số vòng quay tổng tài sản sẽ cho biết với mỗi một đồng doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Một số nghiên cứu khoa học trước cũng đã chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ của doanh nghiệp, chẳng hạn như nghiên cứu của (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012) Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

H 5 : Hiệu quả sử dụng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Tóm lại, dấu kỳ vọng của các biến độc lập đại diện cho cấu trúc vốn của mô hình sẽ được trình bày cụ thể thông qua bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1 Thống kê dấu kỳ vọng và ý nghĩa các biến trong mô hình

Các biến được sử dụng Ký hiệu Dấu kỳ vọng

Tỷ lệ Tổng nợ / Tổng nguồn vốn TD –

Quy mô của doanh nghiệp SIZE +

Tốc độ tăng trưởng tài sản AG +

Tốc độ tăng trưởng doanh thu RG +

Hiệu quả sử dụng tài sản AUE +

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Lược cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm

Thiết kế mô hình nghiên cứu

Xác định mẫu nghiên cứu, xử lý dữ liệu nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp, xác định kết quả nghiên cứu

Kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định các khuyết tật của mô hình

Thảo luận, kết luận và hàm ý chính sách

Bước 1: Tham khảo một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan tại Việt Nam và nước ngoài nhằm có các nhìn rõ nét hơn để có thể xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng thiết kế mô hình nghiên cứu cho khóa luận

Bước 2: Dựa trên cơ sở lý thuyết và chứng cứ thực nghiệm, khóa luận tiến hành thiết kế xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp, dự kiến các phương trình hồi quy với những cơ sở căn cứ trên Từ đó, giải thích các biến có trong mô hình và đặt ra các giả thuyết cần được kiểm chứng trong đề tài nghiên cứu

Bước thứ ba của quá trình nghiên cứu khoa học là xác định mẫu nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Bước 4: Dựa trên các nghiên cứu trước đó, luận văn sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài Các phương pháp được sử dụng bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy Dữ liệu được xử lý bằng ba phương pháp hồi quy khác nhau: Pooled OLS, FEM và REM.

Tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề xuất, sử dụng kiểm định F hoặc t với các mức ý nghĩa 1%, 5% hoặc 10% để xác định sự ý nghĩa thống kê của các biến độc lập trong giải thích biến phụ thuộc So sánh hai mô hình OLS và FEM bằng kiểm định F, với giả thuyết H0 là lựa chọn OLS So sánh hai mô hình FEM và REM bằng kiểm định Hausman, với giả thuyết H0 là lựa chọn REM Cuối cùng, lựa chọn mô hình phù hợp nhất dựa trên các kết quả kiểm định này.

Bước 6: Tiến hành kiểm tra các khuyết tật của mô hình chẳng hạn như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Nếu như không có các khuyết tật này xuất hiện trong bài nghiên cứu thì kết hợp với bước 5 để tiến hành thực hiện bước 7, nếu xuất hiện một trong những khuyết tật nêu trên thì sẽ tiến hành khắc phục bằng mô hình ước lượng bình phương tổng quát (GLS) để đưa ra phương pháp thích hợp, đồng thời kiểm định cả các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra ở những mục trước đó và chuyển sang bước tiếp theo

Bước 7: Đây là bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu của khóa luận, căn cứ vào kết quả hồi quy mang lại, tiến hành thảo luận, đúc rút nên kết luận, gợi ý và đề xuất một số khuyến nghị có liên quan đến mô hình nhằm trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu cũng như giải quyết mục tiêu đã đề ra trước đó.

Mẫu và dữ liệu nghiên cứu

Thông qua quá trình khảo sát của tác giả, mẫu nghiên cứu đáp ứng đủ điều kiện được chọn bao gồm 31 doanh nghiệp sản xuất HTD được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2010 – 2022

3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trích xuất từ trang web cafef.vn Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu dạng bảng (Panel data) cân đối, bao gồm 31 doanh nghiệp hoạt động trong khoảng thời gian 13 năm từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2022, tổng cộng gồm 403 quan sát

Dữ liệu được tổng hợp và mã hóa sang định dạng của phần mềm Stata 17.0 để tiến hành tính toán, ước lượng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

4.1.1 Thực trạng cấu trúc vốn

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn hay hệ số nợ của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2010 – 2022 được thể hiện ở Hình 4.1 bên dưới

Hình 4.1 Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn (TD) của các doanh nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất HTD luôn được duy trì ở các mức dưới 50% qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2022, cao nhất đạt được là 44.71% vào năm 2017, thấp nhất đạt được là 38.61% vào năm 2010 và chỉ số này đang có xu hướng giảm theo thời gian Cụ thể, vào giai đoạn 2010 – 2013, tỷ lệ nợ tăng vọt từ mức thấp nhất là 38.61% lên đến 44.65%, sau đó chỉ tiêu này giảm còn 43.99% vào năm 2014 và 43.32% vào năm

Tỷ lệ nợ công của Việt Nam tăng từ 40,53% năm 2015 lên mức cao nhất 44,71% năm 2017 Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2020, tỷ lệ nợ liên tục giảm xuống còn 39,35% Sau đó, tỷ lệ nợ lại tăng nhẹ trong giai đoạn 2020-2022, đạt 39,62% vào năm 2022.

4.1.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Với khoá luận nghiên cứu này, HQHĐ của doanh nghiệp sẽ được cụ thể hóa bởi hiệu quả sinh lời nhằm tạo nền tảng góp phần gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu, được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu suất sinh lời đó là ROA và ROE

Tỷ suất sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2010 – 2022 được thể hiện thông qua Hình 4.2 bên dưới

Hình 4.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các doanh nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua đó cho thấy rằng, ở giai đoạn 2010 – 2022, tỷ suất sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất HTD đạt mức cao nhất là 21.57% vào năm 2010, mức thấp nhất là 8.88% vào năm 2022 Cụ thể trong giai đoạn này, ROE giảm mạnh từ giai đoạn 2010 – 2012 khi giảm từ mức cao nhất là 21.57% đến chỉ còn đạt 10.42% vào năm cuối của giai đoạn này, điều này chứng tỏ rằng ĐBTC không còn có khả năng khuếch đại ROE Bước sang năm 2015, ROE đã tăng lên cao đạt mức 20.18% Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp đã sử dụng các đồng vốn của cổ đông một cách hiệu quả, các công ty đã biết thiết lập cân đối giữa VCSH và vốn vay nợ nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn cũng như mở rộng quy mô Tuy nhiên, ROE lại tiếp tục lao dốc giảm mạnh trong giai đoạn cuối từ năm 2018 đến năm 2022 và chỉ đạt còn 8.88% vào năm 2022, điều này có nghĩa rằng việc sử dụng vốn cổ đông không còn phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ nữa

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2010 – 2022 được thể hiện thông qua Hình 4.3 bên dưới

Hình 4.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các doanh nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 4.3 cho thấy rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp có dấu hiệu đi xuống, việc lợi nhuận giảm đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là từ nguyên nhân khách quan nhưng cũng có thể từ nguyên nhân chủ quan trong công tác quản trị tài chính Trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ số ROA giảm mạnh từ 12.84% xuống còn 6.76% Tuy nhiên, đến năm 2015, tỷ số này lại tăng mạnh trở lại và đạt mức 11.38% Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đã đạt hiệu quả Sau đó, ROA giảm dần đến mức thấp nhất là 8.88% vào năm 2022 Các doanh nghiệp có chi phí lãi vay cao có thể khiến gia tăng chi phí tài chính và từ đó làm cho lợi nhuận giảm.

Thống kê mô tả các biến

Phân tích thống kê mô tả cho phép tóm tắt các đặc điểm của bộ dữ liệu, bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất Kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến

Variable Obs Mean Std.Dev Min Max

Nguồn: Tính toán các số liệu trong BCTC từ Excel và Stata 17.0

Nghiên cứu dữ liệu của 31 doanh nghiệp sản xuất HTD niêm yết tại Sàn HOSE trong 13 năm của giai đoạn 2010 – 2022, tương đương với 403 quan sát Từ bảng 4.1, kết quả thống kê mô cả các biến như sau:

Thứ nhất, ROE - tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp sản xuất HTD đạt 14,51%, dao động từ thấp nhất khoảng -129,22% (Camimex Group) đến cao nhất 92,03% (Kido Group) Điều này cho thấy biến động lớn của ROE theo thời gian và sự khác biệt giữa các công ty.

Thứ hai, Biến phụ thuộc ROA – Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Ở giai đoạn

2010 – 2021, chỉ số ROA của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có sự giao động lớn Cụ thể, ROA có sự giao động lớn trong khoảng từ (31.72%) đến 72.19% và đạt giá trị trung bình là 8.44% Trong đó giá trị đạt được nhỏ nhất là của Công ty Cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An và giá trị đạt được lớn nhất là của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (Kido Group)

Thứ ba, Biến độc lập TD – Tổng nợ trên tổng nguồn vốn có giá trị trung bình đạt 41.16% với độ lệch chuẩn là 18.95% Trong đó giá trị nhỏ nhất là 3.36% của Công ty Cổ phần Thủy sản Mê Kông, giá trị lớn nhất là 96.69% của Công ty Cổ phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)

Thứ tư, biến kiểm soát SIZE – quy mô của doanh nghiệp có giá trị trung bình là 12,15 với độ lệch chuẩn là 60,60% Trong đó, giá trị nhỏ nhất là 11,1069 của Công ty Cổ phần Công nghệ DTT, giá trị lớn nhất là 14,1503 của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan (Masan Food).

Thứ năm, Biến kiểm soát AG – Tốc độ tăng trưởng tài sản có giá trị trung bình đạt 11.16% với độ lệch chuẩn là 22.93% Trong đó giá trị nhỏ nhất là -67.42% của Công ty Cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An, giá trị lớn nhất là 201.12% của Công ty Cổ phần Thực phẩm MaSan (Masan Food)

Thứ sáu, Biến kiểm soát RG - Tốc độ tăng trưởng doanh thu có giá trị trung bình là 12,01% với độ lệch chuẩn là 27,09% Nổi bật là Kido Group với mức tăng trưởng ấn tượng 213,4%, trong khi CTCP Garmex Sài Gòn ghi nhận mức giảm mạnh nhất là -72,56%.

Thứ bảy, Biến kiểm soát AUE – Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (được tính thông qua tỷ lệ vòng quay tài sản) có giá trị trung bình đạt 120.26% với độ lệch chuẩn là 63.22% Trong đó giá trị nhỏ nhất là 21.02% của Công ty Cổ phần Thực phẩm MaSan (Masan Food), giá trị lớn nhất là 384.25% của Công ty Cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An.

Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Hệ số tương quan (𝜌) dùng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến với nhau, ngoài ra hệ số tương quan này còn có thể có thấy mức độ tương quan mạnh yếu giữa các biến, 𝜌 biến thiên từ -1 đến 1 Thông qua hệ số tương quan riêng giữa các cặp biến có thể biết chiều tác động, đồng thời cũng cho thấy có sự xuất hiện của hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy hay không

Theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), mối quan hệ tuyến tính giữa các biến có thể ước lượng thông qua giá trị hệ số tương quan như sau:

𝜌 > 0 : Hai biến có mối quan hệ cùng chiều;

𝜌 < 0 : Hai biến có mối quan hệ ngược chiều;

𝜌 = 0 : Hai biến không có mối quan hệ tuyến tính

Bảng 4.2 Mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

ROE ROA TD SIZE AG RG AUE

Nguồn: Tính toán các số liệu trong BCTC từ Excel và Stata 17.0

Về mối liên hệ giữa biến phụ thuộc với biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy rằng biến độc lập và các biến kiểm soát đều có mối liên hệ tuyến tính với các biến phụ thuộc là ROE và ROA Trong đó, biến

TD tác động ngược chiều với ROE và ROA, các biến còn lại bao gồm có SIZE, AG,

RG và AUE có mối liên hệ cùng chiều với cả hai biến phụ thuộc ROE và ROA Mức độ tương quan của biến độc lập và các biến kiểm soát đối với hai biến phụ thuộc trong mô hình là không cao

Về mối liên hệ giữa biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình, thông qua bảng 4.2 cho thấy rằng các biến có hệ số tương quan thấp.

Phân tích hồi quy với Pooled OLS, FEM và REM

Tác giả sử dụng biến độc lập là TD đại diện và các biến kiểm soát bao gồm SIZE, AG, RG và AUE đại diện cho CTV Hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp sẽ được đo lường bằng hai biến phụ thuộc gồm có biến ROE và ROA Từ đó, tác giả sẽ tiến hành so sánh và lựa chọn ra mô hình nào là phù hợp nhất để phân tích, mô hình Pool OLS, FEM hay REM

4.4.1 Mô hình hồi quy dựa trên biến phụ thuộc ROE

Mô hình 1: ROE i t , =  0 + 1 TD i t , + 2 SIZE i t , + 3 AG i t , + 4 RG i t , + 5 AUE i t , + i t ,

Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của CTV đến hiệu quả HĐKD tại 31 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất HTD niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2022 và các kiểm định nhằm lựa chọn mô hình phù hợp với mô hình có biến phụ thuộc ROE như sau:

Bảng 4.3 Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROE

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trên Stata 17.0

Bảng 4.3 tổng hợp kết quả hồi quy từ các phương pháp khác nhau như OLS, FEM và REM thể hiện như sau:

▪ Về kết quả hồi quy:

Mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS cho thấy kết quả biến độc lập

TD có sự tác động tiêu cực, ngược chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 1%, các biến kiểm soát SIZE, AG, AUE đều có tác động tích cực, cùng chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa là 1%, trong khi đó biến kiểm soát RG lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này

Kết quả hồi quy theo mô hình FEM chỉ ra rằng biến độc lập TD có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 1%, biến kiểm soát AG cũng có tác động cùng chiều đến ROE với mức ý nghĩa 1% và biến kiểm soát RG thì lại có tác động cùng chiều đến ROE với mức ý nghĩa 10%, trong khi đó hai biến kiểm soát khác là SIZE và AUE không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này

Kết quả hồi quy theo mô hình REM chỉ ra các tác động sau đối với ROE:- Tác động ngược chiều của biến TD (mức ý nghĩa 1%)- Tác động cùng chiều của biến SIZE (mức ý nghĩa 5%), AG và AUE (mức ý nghĩa 1%)- Tác động không có ý nghĩa thống kê của biến RG.

▪ Về kết quả kiểm định lựa chọn mô hình:

Thứ nhất, dùng kiểm định F – test để lựa chọn giữa hai mô hình là Pooled OLS và FEM với giả thuyết như sau:

H0 : Không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau, nên mô hình Pooled OLS là phù hợp

H1 : Có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau, nên mô hình FEM là phù hợp

Theo (Gujarati, N.D & Porter, D.C, 2009) cho rằng: “Kết quả kiểm định cho

P – value < 𝛼 (𝛼 = 10%) thì giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1; ngược lại sẽ chấp nhận giả thuyết H0

Theo nguồn tính toán dữ liệu từ Stata 17.0, kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 10%, ta có (Prob > F = 0.0000) < α = 10% nên bác bỏ giả thuyết H0 Do đó, mô hình FEM là phù hợp

Thứ hai, Sau khi đã chọn mô hình FEM thay vì lựa chọn mô hình Pooled OLS, tác giả ước lượng dữ liệu bảng đã thu thập dựa vào phương pháp chạy hai mô hình FEM và REM Để xem xét, lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất giữa hai mô hình đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman là một kiểm định lựa chọn nên sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Kiểm định Hausman có các giả thuyết như sau:

H0 : Không có hiện tượng tương quan (Prob – chi2 > 10%), chọn mô hình REM

H1 : Có hiện tượng tương quan (Prob – chi2 < 10%), chọn mô hình FEM

Theo tính toán từ bảng 4.3, giá trị Prob - chi2 đạt 0,8966, lớn hơn mức ý nghĩa 10% Vì vậy, giả thiết H0 được chấp nhận, tức là mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp với dữ liệu.

Sau khi thực hiện các kiểm định để chọn mô hình tốt nhất là mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), tác giả tiếp tục tiến hành chạy kiểm định nhằm tìm ra những khuyết tật của mô hình: phương sai thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan và thực hiện hiệu chỉnh cần thiết để khắc phục những hạn chế còn tồn tại của mô hình

4.4.2 Mô hình hồi quy dựa trên biến phụ thuộc ROA

Mô hình 2: ROA i t , =  0 + 1 TD i t , + 2 SIZE i t , + 3 AG i t , + 4 RG i t , + 5 AUE i t , + i t , Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của CTV đến HQHĐ tại 31 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất HTD niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2022 và các kiểm định nhằm lựa chọn mô hình phù hợp với mô hình có biến phụ thuộc ROE như sau:

Bảng 4.4 Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROA

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trên Stata 17.0

Bảng 4.3 tổng hợp kết quả hồi quy từ các phương pháp khác nhau như OLS, FEM và REM thể hiện như sau:

▪ Về kết quả hồi quy:

Mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS cho thấy kết quả biến độc lập

TD có sự tác động tiêu cực, ngược chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 1%, các biến kiểm soát SIZE, AG, AUE đều có tác động tích cực, cùng chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa là 1%, trong khi đó biến kiểm soát RG lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này

Kết quả hồi quy theo mô hình FEM chỉ ra rằng biến độc lập TD có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 1%, biến kiểm soát AG và AUE có tác động cùng chiều đến ROE với mức ý nghĩa 1%, trong khi đó hai biến kiểm soát khác là SIZE và RG không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này

Kết quả hồi quy theo mô hình REM cho thấy biến TD có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ROE với mức ý nghĩa 1%, biến kiểm soát AG và AUE cùng có tác động cùng chiều đến ROE với mức ý nghĩa 1%, trong khi đó biến SIZE và RG không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này

▪ Về kết quả kiểm định lựa chọn mô hình:

Thứ nhất, dùng kiểm định F – test để lựa chọn giữa hai mô hình là Pooled OLS và FEM với giả thuyết như sau:

H0 : Không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thười điểm khác nhau, nên mô hình Pooled OLS là phù hợp

H1 : Có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thười điểm khác nhau, nên mô hình FEM là phù hợp

Theo (Gujarati, N.D & Porter, D.C, 2009) cho rằng: “Kết quả kiểm định cho

P – value < 𝛼 (𝛼 = 10%) thì giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1; ngược lại sẽ chấp nhận giả thuyết H0

Dựa trên kết quả tính toán bằng phần mềm Stata 17.0, với mức ý nghĩa 10%, giá trị xác suất F (Prob > F = 0,0000) nhỏ hơn giá trị alpha (α = 10%) Theo đó, giả thuyết H0 bị bác bỏ, cho thấy mô hình FEM được sử dụng là phù hợp.

Thứ hai, Sau khi đã chọn mô hình FEM thay vì lựa chọn mô hình Pooled OLS, tác giả ước lượng dữ liệu bảng đã thu thập dựa vào phương pháp chạy hai mô hình FEM và REM Để xem xét, lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất giữa hai mô hình đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman là một kiểm định lựa chọn nên sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Kiểm định Hausman có các giả thuyết như sau:

H0 : Không có hiện tượng tương quan (Prob – chi2 > 10%), chọn mô hình REM

H1 : Có hiện tượng tương quan (Prob – chi2 < 10%), chọn mô hình FEM

Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy

4.5.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Nhằm phát hiện hiện tượng một biến có tương quan mạnh với các biến còn lại hay còn gọi là hiện tượng đa cộng tuyến có xuất hiện trong mô hình hay không, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai – VIF (Variance Inflation Factor) Theo, (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), khi hệ số VIF > 10 thì mức độ cộng tuyến được cho là cao và khi đó, các hệ số hồi quy được ước lượng sẽ có độ chính xác không cao Dựa vào kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính và hệ số VIF, các biến có hệ số phóng đại phương sai có giá trị lớn hơn 10 sẽ bị loại ra khỏi mô hình và tiếp tục phân tích hồi quy cho đến khi nào không còn xuất hiện biến nào có giá trị VIF lớn hơn 10, tức là sẽ không còn hiện tượng đa cộng tuyến nữa

Bảng 4.6 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Variable Mô hình 1 – ROE Mô hình 2 – ROA

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trên Stata 17.0

Với Mean VIF là giá trị trung bình của hệ số phóng đại phương sai – VIF

Qua quan sát bảng 4.5 về kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, có thể thấy rằng hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, do đó tác giả kết luận rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến với nhau trong cả hai mô hình với biến phụ thuộc là ROE và ROA

4.5.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Wooldridge nhằm phát hiện xem có hiện tượng tự tương quan hay không cho các mô hình hồi quy, trong đó có các giả thuyết như sau:

H0 : Không có hiện tượng tự tương quan (P – value > 10%)

H1 : Có hiện tượng tự tương quan (P – value < 10%)

Kết quả kiểm định cho thấy mô hình có biến phụ thuộc là ROE và cả mô hình có biến phụ thuộc là ROA đều mang giá trị P bé hơn 10% Vì thế, giả thuyết H0 bị bác bỏ, cả hai mô hình trên đều có hiện tượng tự tương quan Kết quả kiểm định tự tương quan được tác giả tổng hợp từ kết quả kiểm định trên phần mềm Stata 17.0 được trình bày như sau:

Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả kiểm định Wooldridge về tự tương quan

Biến độc lập và các biến kiểm soát P – value Lựa chọn phương pháp hồi quy

ROE TD, AG, RG, AUE 0.0058 Có hiện tượng tự tương quan (phụ lục 1)

ROA TD, AG, RG, AUE 0.0004 Có hiện tượng tự tương quan (phụ lục 2)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả trên phần mềm Stata 17.0 Để có thể khắc phục khuyết tật này của mô hình, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát – GLS

4.5.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi có xuất hiện trong các mô hình hay không, tác giả sử dụng kiểm định Modified Wald, trong đó có các giả thuyết như sau:

H0 : Không có hiện tượng phương sai thay đổi (P – value > 10%)

H1 : Có hiện tượng phương sai thay đổi (P – value < 10%)

Kết quả kiểm định cho thấy giá trị p nhỏ hơn 0,1 đối với cả mô hình có biến phụ thuộc ROE và mô hình có biến phụ thuộc ROA, bác bỏ giả thuyết H0 và chỉ ra hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả kiểm định Modified Wald về phương sai thay đổi

Biến độc lập và các biến kiểm soát P – value Lựa chọn phương pháp hồi quy

ROE TD, AG, RG, AUE 0.0000 Có hiện tượng phương sai thay đổi (phụ lục 1)

ROA TD, AG, RG, AUE 0.0000 Có hiện tượng phương sai thay đổi (phụ lục 2)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả trên phần mềm Stata 17.0 Để có thể khắc phục khuyết tật này của mô hình, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát – GLS.

Khắc phục các khuyến tật của mô hình bằng phương GLS

Sau khi kiểm định F-test và kiểm định Hausman, mô hình hồi quy ngẫu nhiên có hiệu ứng cố định (REM) được xác định là phù hợp nhất cho nghiên cứu Tuy nhiên, mô hình vẫn tồn tại hai khuyết tật là tự tương quan và phương sai thay đổi Do đó, phương pháp ước lượng bình phương tổng quát (GLS) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật này Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS được trình bày trong Bảng 4.9.

Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trên Stata 17.0

Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS cho thấy rằng biến độc lập cũng như các biến kiểm soát đều có ý nghĩa thống kê để giải thích cho mô hình Tại mô hình 1 với biến phụ thuộc ROE có biến độc lập TD tác động ngược chiều đến ROE với mức ý nghĩa 1%, còn các biến kiểm soát SIZE, AG, RG và AUE đều cùng có tác động cùng chiều đến HQHĐ với mức ý nghĩa 1% Tại mô hình 2 cũng tương tự như mô hình 1, hiệu quả hoạt động (ROA) cũng chịu tác động tiêu cực đến từ biến độc lập

TD và chịu tác động tích cực đến từ các biến kiểm soát SIZE, AG, RG và AUE với mức ý nghĩa 1% Giá trị Prob > chi2 = 0.0000 nên cả hai mô hình đều được chấp nhận.

Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Sau khi tác giả thực hiện phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông qua mô hình Pooled OLS, FEM và REM từ đó lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp Ngoài ra còn tiến hành thực hiện những kiểm định cần thiết bao gồm thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi nhằm phát hiện những khuyết tật của mô hình Sau đó, tác giả tiến hành khắc phục những khuyết tật bằng phương pháp GLS và thu được kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.9 Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H 1 : Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng nguồn vốn tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.9, biến tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản (TD) gây tác động ngược chiều đến biến ROE, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số hồi quy là -0.165 Nghĩa là với các yếu tố các không đổi, nếu TD tăng hoặc giảm 1% thì ROE sẽ tăng hoặc giảm -0.165% Đối vói ROA, biến TD cũng tác động nghịch biến, với mức ý nghĩa thống kê 1% và hệ số hồi quy là -0.182 Tức là với các yếu tố khác không đổi, nếu TD tăng hoặc giảm 1% thì ROE sẽ tăng hoặc giảm -0.182% Kết quả này với độ tin cậy cao là cơ sở để chấp nhận giả thuyết H 1 : Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng nguồn vốn tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Các nghiên cứu của (Pouraghajan, A., Malekian, E., Emamgholipour, M.,

Lotfollahpour, V., & Bagheri, M., 2012), (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012), (Rukhsana Rasheed, Mehwish Shahid, Munaza Mukhtar & Mazhar Nadeem Ishaq, 2022), (Narinder Pal Singh & Mahima Bagga, 2019), (Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang, 2016), (Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016) (Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Việt Đức và Phạm Hoàng Cẩm Hương, 2017) cũng cho ra kết quả tương tự Điều này chứng tỏ rằng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất HTD đã sử dụng nợ quá mức, từ đó gây tác động tiêu cực đến HQHĐ của doanh nghiệp Việc sử dụng nợ tuy cũng giúp doanh nghiệp được hưởng lợi từ lá chắn thuế nhưng cũng đồng thời là con dao hai lưỡi làm gia tăng áp lực trả nợ Khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ đến mức phần lợi ích được hưởng từ lá chắn thuế cũng không đủ để bù đắp khoản chi phí đã bỏ ra sẽ dẫn đến HQHĐ của doanh nghiệp bị giảm xuống

H 2 : Quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.9, quy mô của doanh nghiệp (SIZE) có tác động tích cực đến cả ROE, ROA và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với các hệ số hồi quy lần lượt là 0.071 và 0.029 Nghĩa là với các yếu tố khác không thay đổi, nếu biến SIZE tăng hoặc giảm 1% thì ROE sẽ tăng hoặc giảm một mức 0.071% và mức ROA sẽ tăng hoặc giảm là 0.029% Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để chấp nhận giả thuyết H2: Quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Các nghiên cứu thực nghiệm của (Maina Leonard & Ishmail Mwasa, 2014); (Pouraghajan, A., Malekian, E., Emamgholipour, M., Lotfollahpour, V., & Bagheri, M., 2012), (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012); (Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang, 2016); (Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016) cũng cho ra kết quả tương đồng

Từ đó có thể khẳng định rằng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất thì đồng thời hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp đó cũng tăng theo Khi quy mô doanh nghiệp càng được rộng mở hơn thì sẽ càng thu hút đầu tư từ nhiều đối tác cả trong và ngoài nước Mặt khác, khi nhận thấy khả năng sinh lời từ khoản đầu tư cao cũng hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra sự tự tin để mở rộng đầu tư SXKD, điều này góp phần tăng danh tiếng và lợi nhuận Tuy nhiên, đặc biệt với ngành sản xuất khi mở rộng quy mô cần chú ý đến nhu cầu hàng hoá của nền kinh tế chung nhằm hạn chế sản phẩm tồn kho quá mức Thêm vào đó, khi tăng quy mô doanh nghiệp cũng cần để ý đến cách điều hành, quản trị trong doanh nghiệp nhằm kiểm soát tốt hoạt động của mình

Giả thuyết H 3 : Tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Theo kết quả hồi quy thu được ở bảng 4.9, tốc độ tăng trưởng tài sản (AG) của doanh nghiệp có tác động tích cực đến với ROE và ROA, đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số hồi quy của biến AG ở hai mô hình lần lượt là 0.117 và 0.066 Tức là với các yếu tố khác không đổi, nếu biến AG tăng 1% thì ROE sẽ tăng 0.117% và ROA sẽ tăng 0.066% Kết quả nghiên cứ là cơ sở để tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết H3: Tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Kết quả này tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước của (Pouraghajan, A., Malekian, E., Emamgholipour, M., Lotfollahpour, V., & Bagheri, M., 2012), (Maina Leonard & Ishmail Mwasa, 2014), (Mahfuzah Salim & Raj Yadav Dr, 2012), (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012), (Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang, 2016), (Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2016), (Phương, 2017) Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đang giữ lại lợi nhuận và sử dụng nó làm vốn nhằm tái đầu tư, phục vụ cho mục đích mở rộng SXKD, từ đó tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

Giả thuyết H 4 : Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.9, tốc độ tăng trưởng doanh thu (RG) có tác động cùng chiều đến ROE, có ý nghĩa thống kế ở mức 5% và hệ số hồi quy 0.049 Nghĩa là với các yếu tố khác không đổi, nếu RG tăng hoặc giảm 1% thì ROE sẽ tăng hoặc giảm 0.049% Đối với ROA, biến RG cũng tác động cùng chiều, với mức ý nghĩa thống kê là 1% và hệ số hồi quy là 0.025 Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu RG tăng 1% thì ROA sẽ tăng thêm 0.025% Với kết quả nghiên cứu này có độ tin cậy cao là cơ sở để chấp nhận giả thuyết H 4 : Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây như (Rukhsana Rasheed, Mehwish Shahid, Munaza Mukhtar & Mazhar Nadeem Ishaq, 2022), (Đỗ Huy Thưởng, Trần Lưu Ngọc, Nguyễn Thị Phương Hồng, 2019) Điều này cho thấy rằng tăng trưởng doanh thu chính là động lực, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu của mình trong suốt hoạt động SXKD

Giả thuyết H 5 : Hiệu quả sử dụng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.9 cho thấy rằng, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (AUE) có tác động tích cực tới cả ROE, ROA và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, các hệ số hồi quy lần lượt là 0.0941 và 0.0457 Nghĩa là với các yếu tố khác không thay đổi, nếu AUE tăng hoặc giảm 1% thì mức ROE sẽ tăng hoặc giảm là 0.0941% và ROA sẽ tăng hoặc giảm là 0.0457% Kết quả nghiên cứu là cơ sở để chấp nhận giả thuyết H5: Hiệu quả sử dụng tài sản có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của (Ahmad, Z., Abdullah, N., & Roslan, S., 2012) Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp đang sử dụng tài sản một cách có hiệu quả và có kế hoạch đầu tư vào mua sắm tài sản một cách hợp lí, từ đó giúp tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tư vào tài sản đó

Bảng 4.10 Tổng hợp so sánh dấu kỳ vọng và kết quả nghiên cứu

Các biến được sử dụng Ký hiệu Dấu kỳ vọng Kết quả nghiên cứu

Tỷ lệ Tổng nợ / Tổng nguồn vốn TD – –

Quy mô của doanh nghiệp SIZE + +

Tốc độ tăng trưởng tài sản AG + +

Tốc độ tăng trưởng doanh thu RG + +

Hiệu quả sử dụng tài sản AUE + +

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua quá trình phân tích, nghiên cứu kết quả cho thấy rằng mô hình REM được chấp nhận làm mô hình hồi quy cho bài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp này Tuy nhiên, sau khi thực hiện các kiểm định về khuyết tật thì tác giả phát hiện thấy mô hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi Do đó, tác giả đã tiến hành thực hiện hồi quy theo phương pháp GLS nhằm khắc phục những khuyết tật đó Sau khi thực hiện kiểm định lại các giả thuyết, kết quả cho thấy biến

TD có tác động ngược chiều đến ROE và ROA trong khi đó các biến SIZE, AG, RG và AUE lại tác động cùng chiều đến ROE và ROA.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1  Quy trình nghiên cứu đề tài  36 - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài 36 (Trang 13)
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước                           Ảnh hưởng - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước Ảnh hưởng (Trang 35)
Bảng 3.1. Thống kê dấu kỳ vọng và ý nghĩa các biến trong mô hình  Các biến được sử dụng  Ký hiệu  Dấu kỳ vọng - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1. Thống kê dấu kỳ vọng và ý nghĩa các biến trong mô hình Các biến được sử dụng Ký hiệu Dấu kỳ vọng (Trang 48)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài (Trang 49)
Hình 4.1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn (TD) của các doanh nghiệp sản  xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022 - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 4.1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn (TD) của các doanh nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022 (Trang 55)
Hình 4.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các doanh  nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022 - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 4.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các doanh nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022 (Trang 56)
Hình 4.3. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các doanh  nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022 - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 4.3. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các doanh nghiệp sản xuất HTD giai đoạn 2010 – 2022 (Trang 57)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến (Trang 58)
Bảng 4.2. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.2. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 60)
Bảng 4.3. Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROE  ROE - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.3. Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROE ROE (Trang 61)
Bảng 4.4. Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROA  ROA - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.4. Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROA ROA (Trang 64)
Bảng 4.5. Tổng hợp phương pháp hồi quy dữ liệu bảng - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.5. Tổng hợp phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (Trang 66)
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định Modified Wald về phương sai thay đổi  Biến phụ - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định Modified Wald về phương sai thay đổi Biến phụ (Trang 68)
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS (Trang 69)
Bảng 4.10. Tổng hợp so sánh dấu kỳ vọng và kết quả nghiên cứu - tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10. Tổng hợp so sánh dấu kỳ vọng và kết quả nghiên cứu (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w