1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo tổ chức sản xuất sản phẩm chính luận báo chí đối ngoại

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức sản xuất sản phẩm chính luận báo chí đối ngoại
Tác giả Cung Hà Anh
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Ngọc Oanh, TS. Bùi Thị Vân
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Chính luận báo chí đối ngoại
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Tổ chức sản xuất sản phẩm chính luận báo chí đối ngoạiVideo: Có nên tiêm phòng Covid - 19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi hay không?I.. - Xin kính chào quý vị và các bạn, vào ngày 30/3 vừa qua, B

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÀI BÁO CÁO

Tổ chức sản xuất sản phẩm chính luận báo chí đối ngoại

Môn: Chính luận báo chí đối ngoại

Sinh viên thực hiện: Cung Hà Anh

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Ngọc Oanh

TS Bùi Thị Vân

Mã sinh viên: 1956140002

Lớp: Quan hệ quốc tế & Truyền thông toàn cầu K39

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

I Tổ chức sản xuất 3

1 Về tôn chỉ, mục đích 4

2 Về kịch bản nội dung 4

3 Về đối tượng 10

II Quá trình thực hiện tổ chức sản xuất 11

1 Mục đích thực hiện tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí 11

2 Nhật ký tác nghiệp 11

3 Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí chính luận đối ngoại 13

3.1 Thuận lợi: 13

3.2 Khó khăn: 14

3.3 Cách khắc phục 15

4 Bài học kinh nghiệm trong thực hiện tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí chính luận đối ngoại 16

Trang 3

Tổ chức sản xuất sản phẩm chính luận báo chí đối ngoại

Video: Có nên tiêm phòng Covid - 19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi hay

không?

I Tổ chức sản xuất

Việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó làm giảm nguy cơ bệnh nặng, giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là người có nguy cơ cao, những người chống chỉ định tiêm chủng và chưa đến tuổi tiêm chủng Việc này góp phần tăng diện bao phủ vắc-xin trong cộng đồng, góp phần thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 Mặc dù biết vậy nhưng các bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn không biết có nên tiêm vắc xin cho con em mình không Chính vì vậy, em đã chọn đề tài này để làm video để định hướng dư luận, phân tích giúp phụ huynh có thêm hiểu biết về chiến dịch tiêm chủng cho trẻ và tham gia vào chiến dịch

1 Về tôn chỉ, mục đích

- Vào ngày 30/3 vừa qua, Bộ Y tế vừa có Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi

- Phân tích lí do vì sao nên tiêm phòng Covid - 19 cho tre

- Để định hướng, dẫn dắt dư luận, các bậc cha mẹ có con trong lứa tuổi từ

5 - 11 tuổi đồng ý cho con tham gia vào chương trình tiêm chủng

2 Về kịch bản nội dung

● Tin chính luận bao gồm

- Video chính luận 5 phút về chiến dịch tiêm chủng và các bước chuẩn bị

kĩ lưỡng của Bộ Y tế đảm bảo an toàn cao nhất cho trẻ

Kịch bản chi tiết

Trang 4

Stt Hình

ảnh dự

kiến

Lời bình dự kiến Thời

gian

Ghi chú

1 Mở đầu:

MC ngồi

trên ghế

chương

trình

- Video

ngắn có

cảnh

quay các

nhà

trường

tiến

hành lấy

ý kiến

phụ

huynh,

ảnh Bộ

Y tế

không

bắt buộc

tiêm

MC:

- Xin kính chào quý vị và các bạn, vào ngày 30/3 vừa qua, Bộ Y tế vừa có Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi

- Để tiến hành chiến dịch tiêm chủng ở

độ tuổi này, trong thời gian qua, nhiều trường học ở Hà Nội, TP HCM và một

số địa phương đã lấy ý kiến phụ huynh về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đồng thời Bộ Y Tế cho biết

“Không bắt buộc tiêm vaccine covid cho trẻ từ 5 -11 tuổi”

- Chính vì vậy mà có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau xoay quanh việc

“Có nên tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi hay không?” Vậy nên chương trình hôm nay sẽ cùng quý vị khán giả đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên

46s MC đọc

2 0:10- ● Luận điểm 1: Cần cấp thiết tiêm MC dẫn

Trang 5

-Clip các

trường

hợp

covid

nặng

trong gia

đình

clip tiêm

chủng ở

các quốc

gia được

nhắc đến

cho trẻ từ 5 - 11 tuổi

- Kính thưa quý vị, nói về sự cần thiết

của việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19

cho trẻ 5-11 tuổi, chúng ta có thể thấy

được việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho

trẻ lứa tuổi này có ý nghĩa rất quan

trọng, bởi nó góp phần làm giảm nguy

cơ bệnh nặng, giảm nguy cơ lây

nhiễm cho những người trong gia

đình, đặc biệt là những người có nguy

cơ cao, những người chống chỉ định

tiêm chủng và chưa đến tuổi tiêm

chủng Không chỉ vậy, việc này góp

phần tăng diện bao phủ vắc-xin trong

cộng đồng, góp phần thích ứng an

toàn, kiểm soát hiệu quả dịch

Covid-19

- Theo đại diện Chương trình Tiêm

chủng mở rộng quốc gia, hiện nay trên

thế giới có hơn 60 quốc gia và vùng

lãnh thổ đã triển khai tiêm cho trẻ từ 5

đến dưới 12 tuổi, trong đó có nhiều

nước tại châu Á như Nhật Bản,

Singapore, Philippines, Malaysia…

Ghi nhận thực tế từ các nước đã tiêm

vắc-xin cho nhóm này cho thấy tỉ lệ

phản ứng thông thường (như sốt, sưng

đau tại chỗ) khi trẻ tiêm vắc-xin

phòng Covid-19 cũng tương đối thấp

55s

Trang 6

Bên cạnh đó, trường hợp trẻ tử vong ở

độ tuổi này do vắc xin đến nay vẫn chưa ghi nhận

3

clip về

kết quả

khảo sát

TS

Phạm

Quang

Thái

chia sẻ

clip tiêm

chủng ở

một số

● Luận điểm 2: Giải đáp thắc mắc

của phụ huynh

- Qua khảo sát lấy ý kiến về vấn đề

tiêm vắc xin covid cho trẻ ở độ tuổi này, hơn 415.000 phụ huynh tham gia

đã cho kết quả như sau: 60,6% đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ; 7,6% đồng ý nếu yêu cầu bắt buộc; 29,1% cân nhắc; chỉ có 1,9%

phụ huynh không đồng ý

- Liên quan đến băn khoăn của nhiều

phụ huynh về việc trẻ từng mắc Covid-19 (tức là đã có miễn dịch tự nhiên) liệu có cần tiêm vắc-xin không,

TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc cho biết một số nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào

cơ thể lần đầu tiên thì để lại miễn dịch không cao Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm Và trẻ sau khi khỏi bệnh, có khả năng sau một thời gian trẻ lại có những dấu hiệu liên quan hậu COVID-19, như: vấn đề về hô hấp; cơ xương khớp; thần kinh; giảm khả

1p8s

Trang 7

cơ sở

clip tiêm

chủng

trong

cộng

đồng

năng nhớ, tập trung hay nghiệm trọng như viêm đa hệ

- Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng

Covid-19 ngay sau khi nhiễm bệnh là

vô cùng cần thiết bởi khả năng miễn dịch sẽ cao hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, thậm chí hạn chế

cả những hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài ở trẻ trong

độ tuổi nói trên

4

Hình

ảnh tập

huấn

tiêm

chủng

clip trẻ

được

khám

● Luận điểm 3: Đặt an toàn lên hàng

đầu

- Mặc dù biết rằng việc tiêm cho con

em mình là cấp thiết, song vấn đề an toàn vẫn luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh

- Theo như tôi được biết, vấn đề an toàn

trong tiêm chủng luôn được Bộ Y tế

và các bộ ngành liên quan đặt lên đầu

- Chính vì vậy mà các cán bộ y tế đều

được hướng dẫn kĩ càng về khâu khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em theo quy định của Bộ Y tế

- Để đạt an toàn tối đa trong tiêm

chủng, đảm bảo các trẻ đều được bảo

vệ giảm thấp nhất nguy cơ nhiễm Covid-19, những trẻ có bệnh bẩm

2p15s

Trang 8

sàng lọc

trước

tiêm

clip Cha

mẹ cùng

cô giáo

theo dõi

trẻ sau

tiêm

Ảnh các

nước VN

tham

khảo

sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị

ứng nặng hoặc phát hiện tình trạng

sức khỏe bất thường khi đến tiêm vắc

xin Covid-19 sẽ được khám sàng lọc

để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm

tiêm chủng trong BV

- Đặc biệt, một trong những yếu tố quan

trọng đảm bảo an toàn cho trẻ trong

chiến dịch này chính là sự phối hợp

của các thầy cô giáo, cha mẹ Cha mẹ,

người giám hộ - cần theo dõi các

thông tin về tiêm chủng, cần ký phiếu

đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng

Covid-19 cho trẻ, đồng thời chuẩn bị

tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi

tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức

khỏe của trẻ sau tiêm chủng theo

hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng

- Quá trình tiêm đều được đảm bảo

từng bước, thận trọng, đặc biệt là cha

mẹ và các sở y tế cần chú ý theo dõi

sau tiêm 30p và 7 ngày

- Bên cạnh đó, theo chương trình được

biết, mặc dù các phản ứng nặng sau

tiêm ít được ghi nhận trên thế giới

song Sở y tế cũng chuẩn bị sẵn sàng

cơ sở, thiết bị, nguồn nhân lực để đảm

bảo kịp thời xử trí các trường hợp sự

cố bất lợi sau tiêm theo quy định

Trang 9

nguồn

vắc xin

từ Úc

vào đầu

tháng 4

- Đồng thời, Bộ Y tế cũng cho biết bộ

cũng tham khảo kinh nghiệm của tất

cả các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Isarel và theo sát những phản ứng có thể xảy ra

- Một trong những mối bận tâm nhất

của các bậc cha mẹ là nguồn gốc của vắc xin Thì ngay trong đầu tháng 4, Việt Nam sẽ có khoảng 13,7 triệu liều vắc xin Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ từ 5 tuổi - dưới 12 tuổi Đây là nguồn vắc xin do Chính phủ Úc viện trợ Bộ Y tế cũng đang tiếp tục tìm kiếm các nguồn vắc xin để có thêm khoảng 8 - 10 triệu liều, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5 tuổi - dưới 12 tuổi của VN Và tất cả các lô vắc xin được nhập về đều đảm bảo về chất lượng và hạn sử dụng để đảm bảo an toàn cao nhất cho trẻ

4 Kết luận

- Như vậy, việc tiêm phòng Covid - 19

cho trẻ từ 5 - 11 là vô cùng cần thiết, quan trọng trong bối cảnh học sinh đã quay lại học trực tiếp và để đảm bảo sức khỏe cho trẻ

- Mong các bậc phụ huynh chú ý đến

kết luận

và tạm biệt

Trang 10

After

credit

cảm ơn

thông báo và hướng dẫn của sở y tế về thời gian tiêm chủng để chắc chắn con

em mình đến tiêm đầy đủ, đảm bảo an toàn

- Và đến đây thì thời lượng của chương trình cũng đã kết thúc Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm, theo dõi Xin kính chào và hẹn gặp lại

3 Về đối tượng

● Video chính luận báo chí đối ngoại hướng tới các đối tượng sau:

- Các bậc phụ huynh có con trong lứa tuổi từ 5 - 11 tuổi

- Nhà trường, các đơn vị tham gia chiến dịch tiêm chủng

- Học sinh, trẻ em trong lứa tuổi trên

II Quá trình thực hiện tổ chức sản xuất

1 Mục đích thực hiện tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí

- Nắm được quy trình sản xuất một sản phẩm báo chí

- Thực hành tổ chức sản xuất sản phẩm video, tin đối ngoại, bao gồm các khâu: lên kế hoạch, viết kịch bản, biên tập, xóa phông nền, phụ trách, thực hiện quay,

- Rèn luyện kĩ năng viết báo, biên tập tin bài

- Rèn luyện kĩ năng biên tập tin trên nền phông xanh

- Rút ra bài học kinh nghiệm

- Hiểu được thế nào là một tin chính luận, tin chính luận khác so với các dạng tin thời sự, tin tức

Trang 11

- Học được cách tìm các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm của mình đồng thời học được cách viết tin định hướng dư luận

2 Nhật ký tác nghiệp

Thời gian tiến hành tổ chức sản xuất video chính luận báo chí đối ngoại: từ ngày 01/03/2022 đến 24/05/2022

Từ 01/03/2022 đến 07/03/2023

- Đọc các tài liệu trên mạng để hiểu và phân biệt đươc thế nào là tin chính luận, tiến hành tìm và ghi lại các đề tài khả thi

- Tham khảo, tìm hiểu thêm những đề tài mang tính thời sự, có yếu tố đối ngoại, quốc tế, vấn đề đặt ra đang có những luồng ý kiến khác nhau, cách hiểu khác nhau cần tranh luận, phân tích, định hướng đúng đắn

- Lựa chọn đề tài và gửi lên nhóm chung để chờ thầy duyệt

- Đề tài ban đầu lựa chọn “Tiêm vắc xin Covid 19 cho trẻ - Nên hay không nên” triển khai theo hướng chỉ nói về các lí do vì sao cần tiêm

- Sau khi được thầy góp ý, thêm vào một phần về các ý kiến của phụ huynh và thêm cả vấn đề an toàn trong tiêm chủng

Từ 08/03/2022 đến 14/03/2022

● Tiến hành xây dựng kịch bản cụ thể cho tin chính luận báo chí lần 1

- Tiến hành sưu tầm và tìm hiểu các bài viết về thông tin tiêm phòng Covid - 19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi, chắt lọc các ý chính, chọn các dẫn chứng đắt giá cho bài

- Tiến hành viết thành tin bài

- Sau khi trình bày với thầy giáo, được thầy Oanh chỉ ra các lỗi sai chi tiết

và hướng dẫn làm một kịch bản

- Sau khi thầy Nguyễn Ngọc Oanh hướng dẫn, học được format một kịch bản gồm có trục hoành và tung, trục tung là có 4 mục là hình ảnh dự kiến, lời bình chi tiết, thời lượng và ghi chú Bên cạnh đó, tương đương

Trang 12

với mỗi cảnh sẽ gióng trục hoành để lên hình ảnh dự kiến thời gian và ghi chú

- Tiếp thu nhận xét và tiến hành sửa lại kịch bản

Từ 15/03/2022 - 04/04/2022

- Tiến hành chỉnh sửa lại kịch bản lần 1, viết lại đúng format kịch bản, thêm hình ảnh dự kiến, thời lượng và các ghi chú cần thiết

- Gửi thầy Nguyễn Ngọc Oanh xem và nhận xét

- Kịch bản còn một số lỗi như cần phải có riêng một mục về các ý kiến của phụ huynh và cần có một mục về đảm bảo an toàn khi tiêm chung để tăng tính thuyết phục và tính định hướng

- Tiếp thu nhận xét của thầy giáo và tiến hành sửa lần 2

Từ 05/04/2022 - 08/04/2022

● Tiếp thu nhận xét, góp ý của thầy Nguyễn Ngọc Oanh

● Chỉnh sửa lại kịch bản, viết lại lời dẫn, thêm các hình ảnh, video dự kiến, thêm mục về an toàn tiêm chủng, thêm ý kiến cá nhân

● Trình bày lại kịch bản đã sửa với thầy Nguyễn Ngọc Oanh

● Quay bản nháp gửi thầy Nguyễn Ngọc Oanh

● Tiếp thu nhận xét của thầy giáo, chỉnh sửa lại lời dẫn dài và khung hình khi quay

Từ 09/04/2022 - 12/04/2022

- Chỉnh sửa lại kịch bản, gửi kịch bản đã sửa cho thầy Nguyễn Ngọc Oanh

- Sau khi được duyệt kịch bản, tập dẫn ở nhà, tự quay để kiểm tra tốc độ nói, tập nói trôi chảy, tự nhiên

- Lên studio để thầy hướng dẫn cách sử dụng máy chạy chữ, cách đọc và góc quay

- Tập đọc với máy chạy chữ trước khi quay

- Thực hiện quay tin chính luận báo chí trên phông xanh

Từ 13/04/2022 - 20/05/2022

Trang 13

- Download video về máy và thực hiện biên tập tin bài trên phần mềm Adobe Premiere 2022

- Lên mạng học cách tách phông xanh và ghép phông nền mới

- Tiến hành chèn hình ảnh, các video dự kiến làm tư liệu cho video

- Tìm thêm video và chèn ảnh, thêm các hiệu ứng nối cảnh cho video

- Làm hiệu ứng chạy chữ bên dưới

- Thêm after credit ở cuối video

- Xuất video lần 1 và kiểm tra về chất lượng video và âm thanh

- Biên tập lại, thêm ảnh, video và hiệu ứng

Từ 21/05/2022 - 24/05/2022

- Làm báo cáo về quá trình sản xuất tin, những bài học rút ra trong quá trình và khó khăn

- Xuất video, in đĩa CD

- In báo cáo

- Nộp báo cáo môn học và đĩa CD tin chính luận đã hoàn thiện cho thầy giáo Nguyễn Ngọc Oanh và cô Bùi Thị Vân kiểm tra và chấm điểm

3 Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí chính luận đối ngoại

3.1 Thuận lợi:

- Được thầy Nguyễn Ngọc Oanh và cô Bùi Thị Vân hướng dẫn tận tình từ khâu lên kế kịch bản, chỉnh sửa nội dung kịch bản, cách dẫn, cách ghép phông nền, cách quay và tạo điều kiện cho thực hành trực tiếp trên studio của trường

- Được tạo điều kiện về các phương tiện phục vụ quá trình tác nghiệp: studio có máy quay, máy chạy chữ, được tạo điều kiện lên studio nhiều lần

- Được trang bị bài bản kiến thức về chính luận báo chí, format kịch bản chuẩn và cách lên một kịch bản chuẩn

Trang 14

- Được thầy Oanh hướng dẫn tận tình, kiểm tra kĩ kịch bản, góp ý chỉnh sửa để có được kịch bản tốt nhất

- Được các thầy cô hướng dẫn chi tiết từ cách đọc cho đến cách ngồi, góc quay để có được sản phẩm chất lượng nhất

3.2 Khó khăn:

- Do lần đầu làm về tin chính luận nên em còn thiếu sót trong các khâu chọn đề tài, khâu lên kịch bản cũng như thiếu sót trong lần quay bản nháp lần đầu

- Đề tài ban đầu còn chưa đáp ứng được đặc điểm của tin chính luận đối ngoại như: tính thời sự, có yếu tố đối ngoại, quốc tế, vấn đề đặt ra đang

có những luồng ý kiến khác nhau, cách hiểu khác nhau cần tranh luận, phân tích, định hướng đúng đắn

- Format kịch bản chưa đúng, kịch bản còn dài dòng, chưa nêu được ý kiến cá nhân để định hướng dư luận

- Lúc quay bản nháp đã quay góc quay còn hẹp, lời dẫn còn dài dòng

- Đây là lần đầu tiên em đảm nhiệm toàn bộ các khâu để ra một sản phẩm tin chính luận Vì vậy, em thiếu kinh nghiệm trong việc lên kịch bản, viết lời dẫn, quay cảnh

- Giọng dẫn còn cứng nhắc, thiếu tự nhiên, phong thái khi lên hình còn chưa tự nhiên, chưa có phong thái của phóng viên, người dẫn

- Khi biên tập còn lúng túng trong các thao tác loại bỏ phông xanh, ghép nền, chèn ảnh, video

3.3 Cách khắc phục

- Trong quá trình thực hiện các khâu, cần chú ý lắng nghe nhận xét của thầy cô giáo không chỉ bài của bản thân mà còn phải chú ý đến nhận xét của bài các bạn để tránh bị mắc các lỗi tương tự Không nên phủ nhận ý kiến, góp ý của các bạn trong lớp

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w