HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN KHOA QUAN HE QUOC TE
Tén dé tai:
TO CHUC SAN XUAT
CAC SAN PHAM BAO CHI DOI NGOAI
(Đề cương bài giảng)
Chủ nhiệm đề tài: 7.5 Nguyễn Ngọc Oanh
Cơ quan chủ trì: Khoa Quan hệ quốc tế
Cơ quan quản lý: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 2
400
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYEN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
Tên đề tài:
TO CHUC SAN XUAT CAC SAN PHẨM BÁO CHÍ ĐƠI NGOẠI (Đề cương bài giảng)
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Ngọc Oanh
Cơ quan chủ trì: Khoa Quan hệ quốc tế
Trang 3Mục lục
Phần mở đầu 3
Bài 1: Quan niệm về sản phẩm báo chí và báo chí đối ngoại 10
1.1 Sản phẩm báo chí và báo chí đối ngoại 10
1.2 Đặc điểm của sản phẩm báo chí đối ngoại II
1.3 Đào tạo nhà báo đối ngoại 19
Bài 2: Mô hình tổ chức tòa soạn và phân công lao động trongtổ 22
chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại
2.1 Các nghiên cứu về mô hình tổ chức tòa soạn báo chí đối ngoại 22
2.2 Tìm hiểu hai mô hình tổ chức tòa soạn báo chí đối ngoại 26
2.3 Những yêu cầu và điều kiện cơ bản xây dựng mô hình tòa soạn 57 báo chí đôi ngoại
2.4 Quản lý và vận hành tòa soạn báo chí đối ngoại 61
Bài 3: Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại 66
3.1 Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí 66
3.2 Các bước tiến hành tổ chức san xuat san pham BCDN ó6
3.3 Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm thuộc các loại hình báo chí khác
3.4 Một số kỹ năng cần chú ý khi tổ chức sản xuất SPBC 71
Bài 4: Hướng dẫn thực hành tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí §1
thuộc các loại hình báo chí khác nhau
4.1 Tổ chức sản xuất sản phẩm báo in 81
4.2 Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh 114
4.3 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình 122
Danh mục các tài liệu tham khảo 137
Trang 4PHẢN MỞ ĐẦU 1 Tên học phần: Tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại 2 Mã số môn học: 3 Phân loại môn học: Chuyên ngành 4 Số đơn vị học trình: 3 3 Mục đích môn học
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về sản phẩm báo chí và báo chí đối ngoại trong hoạt động sáng tạo của nhà báo và tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại
“ Cung cấp kiến thức và hướng dẫn kỹ năng ứng dụng cách thực tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại nhằm hình thành hệ thống tiêu chí và thực hành kỹ năng tô chức sản phầm báo chí đối ngoại của nhà báo trong quá trình tác nghiệp
" Giúp sinh viên chuyên ngành thông tin đối ngoại nghiên cứu, tiếp cận các quy luật trong quá trình tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại phục vụ công chúng, từ đó thực hành kỹ năng tô chức sản phẩm báo chí
6 Vêu cầu: - Về kiến thức
_ Sinh viên ngành thông tin đối ngoại, sau khi học xong môn học này, nắm được những tri thức cơ bản về cách thức tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại và các hướng ứng dụng trong hoạt động báo chí trong hoạt động báo chí của nhà báo, cơ quan báo chí
- Về kỹ năng
Sinh viên được hướng dẫn và thực hành nhiều nhất các kỹ năng sau đây:
Xây dựng kế hoạch xuất bản một sản phẩm báo chí thuộc một loại hình báo chí như: một tạp chí thuộc báo In, một chương trình phát thanh, một chương
Trang 5điện tử Nhóm sinh viên sẽ thành lập một mô hình tòa soạn, thiết kế một sản
phẩm báo chí thuộc một trong các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử Ứng dụng các kiến thức để sang tạo ít nhất một tác phâm trong sản phẩm đó
- Về thái độ
Trên cơ sở kiên thức và kỹ năng nêu trên, sinh viên có định hướng giá trị đúng đăn về vai trò và vị trí của nhà báo trong quá trình tô chức sản phẩm báo chí đối ngoại, hình thành và phát triển nhân cách nhà báo, xây dựng lòng tự trọng và tự tôn nghề nghiệp, có ý thức tôn trọng công chúng báo chí, hình
thành trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp
7 Phân bỗ thời gian:
Học phần gồm: 45 tiết - 3 đơn vị học trình
- Phần lý thuyết: 25 tiết
- Phần thực hành: 10 tiết X 2= 20 tiết
- Thảo luận và làm bài tập trên lớp: 10 tiết
8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học
TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành
- Khoa Quan hệ quốc tế- Thông tin đối
Nguyên Ngọc Oanh
Học viện Báo chí và Tuyên ngoại
9 Điều kiện tiên quyết
Sinh viên năm thứ tư, đã học môn Lý thuyết truyền thông, Lao động nhà
báo, thông tấn báo chí Có thể học đồng thời với một số môn khác như bình
Trang 6- Nội dung tổng quát và phân bồ thời gian:45 tiết: 25 tiết lý thuyết và 20
tiết (nhân 2) thảo luận và thực hành trên lớp (chưa bao gâm bài tập giao về nhà tương ứng 20 tiết) - Nội dung chỉ tiết Trong đó Tổng Thảo ; x Tiêu TT Nội dung số Lý luận, sk , luận, tiết | thuyêt | bài 2 kiém tra tap Bai 1: Quan niém vé san pham 1 5 3 2
báo chí va báo chí đôi ngoại
Bài 2: Mô hình tô chức tòa soạn
và phân công lao động trong tô
2 , , 10 6 3 15 phút
chức sản xuất sản phâm báo chí đối ngoại
Bài 3: Quy trình tổ chức sản Điểm 2
xuất sản phâm báo chí đối ngoại học trình tính theo 3 10 5 5 mức độ làm việc nhóm
Bài 4: Hướng dẫn thực hành tô Điểm học
chức sản xuất sản phẩm báo chí phân tính
4 | thuộc các loại hình báo chí khác | 20 10 10 theo sản
nhau phẩm
thực hành
Trang 7
11 Phương pháp giảng dạy và học tập " Thuyết trình tích cực " Thảo luận nhóm " Thực hành trên lớp và ở nhà 12 Tổ chức, đánh giá môn học TT Cách thức đánh giá Điểm Kiém tra điêu kiện (1 bài lý thuyết và hai bài tập thực 1 30% hành)
Chia nhóm từ 5-§ sinh viên, tơ chức sản xuất và xuất bản
2 ¡ một sản phâm báo chí, xây dựng kế hoạch, hoàn thiện bản 70% nháp lần I 3| Hoàn thiện sản phâm 100% Thi hết môn băng sản phẩm thực hành theo nhóm
13 Phương tiện vật chất đảm bảo: phòng học có máy chiếu projector, có loa nối với máy tính hoặc tăng âm đặt ngoài, đảm bảo có thể
chiếu phim học tập cho sinh viên học, thảo luận hoặc thực hành
14 Tài liệu tham khảo
- Tài liệu bắt buộc:
+ Nghĩ về nghề báo — Hữu Thọ - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội 2000
+ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo — Hội Nhà báo Việt Nam xuất
bản năm 1998
+ Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội
+ Các tác phẩm đoạt giải báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản (Các
Trang 8+ Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông hàng tháng do Học viện Báo chí và Tuyên truyền xuất bản
+ Tạp chí Nghề báo —- Hội Nhà báo Việt Nam TP Hồ Chí Minh xuất ban
hàng tháng
+ Tạp chí Người Làm báo - Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản hàng tháng + Tạp chí Truyền hình —- Đài Truyền hình Việt Nam xuất bản hàng tháng Theo dõi thông tin thời sự trên các trang thông tin trên mạng Internet: + http://www.cpv.org.vn (Đảng Cộng sản Việt Nam)
+ http:/www.nhandan.com.vn (Báo Nhân Dân) + http://vietnamnet.vn (Bao Viét Nam net)
+ http://www.tuoitre.com.vn (Bao Tuéi trẻ online)
+ http://www.thanhnien.com.vn (Bao Thanh Nién online) + http://quehuongonline.vn (Tap chi Qué Huong online) + http://www.mofahem.gov.vn (Sé ngoai va TP H6é Chi Minh)
Thực hành: Sử dụng các phân mềm thiết kế, trình bày báo, các phần mềm xử lý âm thanh, đô họa và dựng phim trên máy tính
15 Hệ thống bài tập dành cho sinh viên
Bài tập 1: Đọc và phân tích các sản phẩm báo in: Yêu cầu:
- Sinh viên đọc và phân tích theo yêu cầu của mỗi loại báo chí được chọn
lọc Báo hàng ngày, báo hàng tuần, báo cuối tuần, tạp chí hàng tháng, các tạp chí chuyên đề
+ Trong đó:
- Nêu được các loại thông tin trên báo, vai trò của nhà báo trong việc tổ
chức sản phẩm, phân công nhiệm vụ trong mỗi tòa soạn báo chí
- Cc thao tác nghề nghiệp mà nhà báo đã sử dụng đề tô chức sản phẩm báo
Trang 9- Giảng viên: Rút ra bài học từ các sản phâm báo chí đó
Bài tập 2: Thảo luận nhóm để phân loại các hình thức thông tin có trong sản phâm báo chí đó
Yêu cầu: Các nhóm cùng nhau thảo luận sau khi xem xét một sản phẩm báo chí Tìm kiếm thông tin báo chí, các thể loại, các thông tin truyền thông, quảng cáo, những tác phâm không phải báo chí
- Chia sẻ và cùng nhau phân tich các thể loại trong một sản phẩm báo chí, các loại thông tin khác có trong sản phẩm báo chí
Bài tập 3: Nghe một chương trình phát thanh Yêu cầu:
- Giảng viên: Cho sinh viên nghe một chương trình phát thanh
- _ Sinh viên: Nhận xét về nội dung, kết cấu, hình thức thể hiện của từng tác phẩm trong chương trình đó
Bài tập 4: Xem một chương trình truyền hình Yêu cầu:
-_ Giảng viên: Trình chiếu một chương trình truyền hình và phân tích các thao tác nghề nghiệp mà phóng viên truyền hình đã trải qua để làm nên sản phẩm đó
Trang 10- Sinh viên cần phân biệt một chương trình và một tác phẩm truyền
hình
Bài tập 5: (bài thi hết môn học)
-_ Chia các nhóm từ 5-8 sinh viên, thành lập một tòa soạn, Ban biên tập,
chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch xuất bản, biên tập và tổ chức sản xuất một sản phẩm báo chí
-_ Sinh viên có thê lựa chọn loại hình báo chí: Báo In, tạp chí, chương
trình phát thanh hoặc chương trình truyền hình
- Yêu câu:
+Giang viên trong vai trò của Tông Biên tập, kiểm tra và giám sát các khâu công việc trong quy trình xuât bản một sản phâm, xây dựng và tô
chức thực hiện một chương trình
+Sinh viên: Trong vai trò biên tập viên, lãnh đạo và quản lý việc xuất bản, phát sóng chương trình
- _ Sau khi hoàn thành sản phâm: các nhóm cùng nhau chia sẻ thông tin về quá trình tổ chức sản xuất sản phẩm, rút ra bài học kinh nghiệm _ cho từng nhóm, từng cá nhân
-_ Giảng viên nhận xét từng sản phẩm về nội dung, hình thức sản phẩm,
về quá trình thực hiện, vai trò của từng thành viên Cham điểm công
Trang 11Bài 1
QUAN NIEM VE SAN PHAM BẢO CHÍ VÀ BÁO CHÍ ĐÓI NGOẠI 1.1 Sản phẩm báo chí và báo chí đối ngoại
1.1.1 Khái niệm;
Sản phẩm báo chí là những ấn phẩm thuộc báo in, các chương trình phát
thanh, chương trình truyền hình hoặc các t
›áo mạng điện
tử nhằm chuyên tải thông tin đến cho công c
Các loại sản phẩm báo chí hiện nay ngày cà a dạng và phong phú Thực tế việc sản xuất các sản phẩm báo chí hiện nay đang đặt ra yêu cầu cần có cách tiếp cận về vấn đề này giúp cho sinh viên năm bắt quy trình và cách thức sản xuất ra một sản phẩm báo chí Sản Báo chí Việt Nam phát triển nhanh về số lượng An pham, vé loai hinh 2 r A z z Ae
- báo chí và đội ngũ người làm báo Riêng lực lượng báo chí đối ngoại được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực tài chính Phần lớn báo chí đối ngoại đều hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liên và các tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hòa bình” góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước
Các loại hình báo chí đều xác định tuyên truyền đối ngoại là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, mở rộng thơng tin ra nước ngồi về
những thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam; giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc; tuyên truyền các sự kiện quốc tế, các quan hệ đối ngoại với Việt Nam; đấu tranh chông luận điêm sai trái thù địch vê các vân đề dân chủ, nhân quyền, tự do,
10
Trang 12tôn giáo, tín ngưỡng, giúp đồng bảo ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế
hiểu đúng tình hình đất nước
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, một số mặt tiêu cực về tư tưởng đang có biểu hiện phức tạp và thậm chí tiềm ân các nguy cơ trực tiếp gây mất ổn định chính trị Các phần tử cơ hội chính trị trong nước móc nối với thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài xuyên tạc, vu cáo, chống phá quyết liệt Đảng và Nhà nước ta trên
lĩnh vực chính trị, tư tưởng Chưa bao giờ hoạt động thông tin tuyên
truyền đối ngoại lại trở nên khó khăn như hiện nay |
1.2 Đặc điểm của báo chí đối ngoại
Hài hòa giữa Việt Nam và thế giới:
Cách viết báo ở Việt Nam khá dễ dãi và đường như cũng theo kiểu tư
duy của người Việt, dài dòng và nhiều chỉ tiết thừa, trong khi nền báo chí
phương Tây đã phát triển hàng trăm năm và luôn đòi hỏi các tiêu chuẩn , -
cao để truyền đạt thông tin nhanh và trực tiếp Do vậy, để một độc giả Aq ¿ nước ngoài đọc hêt một bài việt hoặc một khán giả xem hêt một chương trình truyền hình không phải là điều đơn giản Nhiều tin tức đối ngoại 1 J Wo 7 từ văn phong cho đến cấu trúc tin bài và thậm chí cả một số từ vựng ~*~ / x Ve ‘ >
không phù hợp Có một thực tê nữa là khi trích dân lời nói của người ÂU,
nước ngoài đánh giá về một vấn đề nào đó của Việt Nam, các tin tức cam Z ‹
BS per e
chúng ta hiện được viết theo kiểu “tiếng nước ngoài cho người Việt đọ
chúng ta thường chỉ trích dẫn những câu khen ngợi mà bỏ đi những ý
kiến phê bình hoặc được cho là “không có lợi.” Tuy nhiên, trong thời đại ⁄4
Trang 13nổi tiếng là chống cộng sản quyết liệt như RFA, RFI khi có một vài bài
viết ca ngợi thành tựu kinh tế của Việt Nam liền được dẫn lại Việc làm
này là “lợi bất cập hại” bởi vô hình trung dẫn độc giả đến với những
ngu6n tin luôn tìm cách chống phá nhà nước Việt Nam
Yếu tố đấu tiên gây hạn chế hiện nay là những người làm công tác thông tin đối ngoại có quá ít cơ hội để tiếp xúc với con người, đất nước và văn hóa của các quốc gia khác, các bài viết của họ đa phần theo kiểu “biên dịch” lại tư duy người Việt, và nhiều phóng viên, biên tập viên thông tin đối ngoại thực sự chưa hiểu người nước ngoài sẽ diễn đạt theo
cách nào với cùng một van đề nhất định Một cái tin người Việt đọc có
thể thấy dễ hiểu nhưng độc giả ở nước ngoài sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi khác Có thể khắc phục nhược điểm này, thông qua sự phối hợp uyén
chuyển hơn với chuyên g1a nước ngoài, khích lệ họ đặt thật nhiều câu hỏi
khi biên tập tin Họ muốn biết thêm điều gì thì cũng nghĩa là độc giả ở nước ngồi cần năm những thơng tin đó Không phải lúc nào những câu
hỏi đó đều được giải đáp, nhưng chúng tôi cho rằng đây là cách làm đúng
hướng
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài cần phải có sự hỗ trợ để phóng viên, biên tập viên thông tin đối ngoại được đi học những khóa dài hạn ở nước ngoài, qua đó tìm hiểu lối sống, văn hóa, phong tục tap quan ban dia Nam được nhu cầu tuyên truyền và lại hiểu được suy nghĩ của người nước ngoài thì mới có cách truyền đạt phù hợp, và như thế thì người đọc mới dễ tiếp nhận thông tin
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, tỷ lệ nhà báo có đào tạo
nghiệp vụ chính quy không cao Rất nhiều người vốn học những ngành
khác hắn, và rồi trở thành nhà báo mà chỉ cần qua một khóa đào tạo ngắn
Trang 14chẽ Thêm vào đó, trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt mà tính
thiếu chuyên nghiệp có thể dẫn đến bị đào thải, các nhà báo ở nước
ngoài, đặc biệt là ở các nước phát triển, đều phải tự rèn giũa liên tục dé
đạt tới những tiêu chuẩn mà nghề nghiệp đòi hỏi
Một nhà báo giỏi phải là người nhạy bén với tin tức, tinh tế trong cách xử lý vấn để - từ văn phong đến câu chữ, phải hiểu biết rộng, có nhiều mối quan hệ và phải luôn tò mò Tất cả những đặc điểm này không thể có được trong mỗi con người nếu không trải qua nhiều tháng ngày lăn lộn với thực tế, học hỏi từ cuộc sống và từ những người đi trước
Đào tạo cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại cần phải được thực
hiện có bài bản hơn, bao gồm cả đào tạo về kỹ năng báo chí, ngoại ngữ lẫn kiến thức văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới Không thể làm
cho một đối tượng “ngắm” điều mà ta muốn truyền đạt nếu không hiểu rõ đối tượng đó và nghĩ theo cách mà đối tượng đó nghĩ
Kỹ thuật trong thông tin:
Không ai tin khi đọc một bài viết nói toàn chuyện tốt, ca ngợi hết lời
về một vấn đề gì đó Cách tuyên truyền kiểu này bây giờ không còn phù hợp, phải biến tuyên truyền thành đưa tin chứ không phải là đưa tin theo kiểu tuyên truyền theo cái nghĩa hẹp nhất của nó Trong một nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ, việc có những khiếm khuyết về thủ tục hành chính
rườm rà, chậm giải ngân ODA, tham những, v,v thiết nghĩ cũng là chuyện thường tình Vấn đề là phải nói rõ cho độc giả thấy rằng những khiếm khuyết đó đang được tích cực khắc phục và chúng không thể làm lu mờ
những thành tựu hiển nhiên
Có thê nhận thấy hai xu hướng trái ngược ở báo chí đối nội và báo chí
Trang 15thì chỉ tô hồng Sự cân bằng là một trong những nguyên tắc rất cần thiết của báo chí, và nó làm cho độc giả tin tưởng vào bài viết Người làm thông tin đối ngoại khéo léo hay không là ở chỗ này, phải làm sao cho - câu chuyện nghe thật khách quan mà vẫn đúng định hướng và truyền đạt
được chính xác thông điệp của mình tới người đọc Nội dung thông tin đôi ngoại:
Cần phải thừa nhận răng nội dung thông tin đối ngoại hiện nay hơi thiên về tin chính trị, ngoại giao Gần đây số lượng tin tức về kinh tế, tài chính, chứng khoán có tăng lên nhưng chưa diễn tả hết được bức tranh về một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thứ nhì châu á Song rất nhiều tin chính trị, ngoại giao chỉ toàn những lời lẽ xã giao với khuôn mẫu muôn thuở, tin nào cũng thấy chỉ thấy nói tăng cường hợp tác, đây mạnh giao lưu rất chung chung, tin kinh tế thì hầu như chỉ mang tính thông báo sự kiện, ít giải thích và càng ít lời trích dẫn — thành phần vô cùng quan trọng để tạo nên sự tin cậy cho tin bài Cần phải đa dạng hóa nội dung thông tin đối ngoại hơn nữa
Trong thời gian tới, cần phải thay đổi tư duy về thông tin đối ngoại bởi hiện nay lối suy nghĩ phân biệt riêng tin đối nội và đối ngoại là không còn phù hợp - người nước ngoài cũng có thể đọc tin tiếng Việt, và tin phát bằng tiếng nước ngồi khơng có nghĩa là người Việt ở trong nước không đọc tham khảo được Tin tức dù phục vụ đối tượng nào cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của báo chí thì mới đến được với bạn đọc, trong khi việc tuyên truyền về những vấn đề cụ thể hoặc trong cả chiến lược thông tin đối ngoại nói chung cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng và khả thi với mục tiêu cao nhất là độc giả phải cảm thấy thuyết
Trang 16Việc tuyên truyền về chính sách mở cửa của Việt Nam cũng như
những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc huy động đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài tuy đã tạo ra được chuyên biến đáng kế trong nhận thức của các nhà đầu tư nước ngoài và bà con
Việt kiều nhưng chủ yếu mới dừng ở mức độ thông báo thuần túy nên rõ
ràng vẫn chưa xóa đi được những sự nghi ngại bởi họ vẫn giữ định kiến
rằng các cơ quan báo chí của Việt Nam mang nặng tính tuyên truyền — một khái niệm không tích cực lắm trong suy nghĩ của người phương Tây
vì cho rằng nó chỉ phục vụ lợi ích của cơ quan, đơn vị, cá nhân được
tuyên truyền chứ không đảm bảo về quyền lợi cho tat cả các bên
Trong hoạt động đấu tranh chống các lực lượng thù địch, ví dụ như vụ
xử một loạt những kẻ chống phá chính quyền xã hội chủ nghĩa, kêu gol gọi đa nguyên đa đảng vào tháng 4, tháng 5/2007, một biện pháp tiếp cận mới cho những tin bài đối ngoại rõ ràng cũng vô cùng cần thiết Những
bài xã luận, bình luận vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các cá nhân, tổ chức phản động cũng như sự can dự của các tô chức, chính phủ nước ngồi vào cơng việc nội bộ của Việt Nam đòi hói sự thay đổi cả về hình
thức lẫn nội dung Việc lên án, tố cáo đơn phương cần được thay thế bằng những sản phẩm mang tính báo chí cao hơn, có đầy đủ chứng cứ với cách dẫn dắt câu chuyện phù hợp với cách đọc báo của người dân ở các nước khác
Cân có kế hoạch, chiến lược cụ thể từ ngăn hạn, trung hạn đến dài hạn trong công tác thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại của chúng ta thường là chạy theo sự kiện, thậm chí có khi theo kiểu đối phó hoặc “chữa cháy” — ví dụ bị các lực lượng phản
động nói xấu về một chính sách, quyết định nào đó thì mới có bài phản bác,
Trang 17thông tin về Việt Nam đến với người nước ngoài đa phần là chuyện chiến tranh Năm 1927, Ban biên tập tạp chí Editor & Publisher viết rằng: “Nếu tin tức được công chúng biết qua radio thì không có lý do gì để người ta phải mua báo” Hai nhăm năm sau đó, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo tương tự khi xuất hiện chiếc máy truyền hình Tất nhiên, truyền hình đã làm dau dau gidi bao in ít nhiều Lượng phát hành giám, quảng cáo thất thu và nhiều tờ tin buổi chiều buộc phải đóng cửa Tuy thế, báo in đã biết cách tìm lỗi thốt: khơng chỉ tường thuật chuyện ngày hôm qua mà còn đưa ra cách lý giải tại sao chuyện đó xảy ra Không những thế, báo in còn có thể tiên liệu chuyện như vậy có thể xảy ra nữa không, vào tuần tới, vào năm tới Đó là lý do tại sao tối hôm trước người ta xem truyền hình
về vụ đánh bom Trắc và hôm sau vẫn rút tiền mua báo: họ cần biết nhiều
chỉ tiết, với phần phân tích và bình luận
Nhưng Internet lớn hơn truyền hình bội phần, lan rộng hơn so với tốc độ đi lên của truyền hình Hơn thế nữa, Internet lại nhanh hơn truyền hình Khi sự việc nào đó bùng nổ, người ta lập tức nhảy vào mạng để xem, khi truyền hình còn chưa kịp dàn dựng để phát sóng Từ vài năm trở lại đây, một nhánh mới của lĩnh vực phát hành thông tin điện tử đã xuất
hiện và tạo nên một cơn sốt mới Đó chính là các website cá nhân với tên :
gọi weblog hay blog Về bản chất, đây là những nhật ký trực tuyến hay kênh phát ngôn của cá nhân nhưng trên thực tế nhiều weblog, với độ cập
nhật thông tin nhanh và khả năng nhận định, bình luận sắc sảo, đã nhanh
chóng trở nên nổi tiếng hơn cả nhiều tờ báo điện tử chính thống Xét về
góc độ báo chí, blog đang thực sự tạo ra một cuộc cách mạng về cái gọi
Trang 18Một hội thảo chuyên đề “Ngoại giao blog” do Đại sứ quán Anh tổ chức năm 2009 tại Hà Nội cho biết: Bộ ngoại giao Anh khuyến khích các nhân viên ngoại giao viết blog Bộ ngoại giao hỗ trợ hosting, cấp tên miền miễn phí Tuy nhiên, nội dung thông tin thì các chủ nhân blog tự chịu trách nhiệm Những ý kiến, tuyên bố trong blog cá nhân không phải
là quan điểm của Bộ ngoại giao Anh |
Trong bối cảnh như vậy, cần phải đầu tư vật chất để lên các kế hoạch cho các sản phẩm báo chí đối ngoại thật cu thé va chuyên nghiệp cho các
giai đoạn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Trong thời đại hiện nay, bên
cạnh báo in và phát thanh truyền hình cần phải tận dụng sức mạnh của Internet trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại Không thể thực hiện theo kiểu duy ý chí như trước đây mà phải thực sự tìm hiểu những phương thức truyền thông hiện đại, sử dụng những công cụ kỹ thuật mới nhất và khéo léo phối hợp và cộng tác với các cơ quan báo chí quốc tế đề đảm bảo thông tin luôn nhanh và hấp dẫn
Trong một hội nghị thông tin đối ngoại, một quan chức cấp cao đã thừa nhận là Việt Nam “áo gắm đi đêm,” có nhiều điều hay nhưng không biết cách quảng bá Thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
-_ nước cũng như những vấn đề đối ngoại lớn cần được thực hiện sớm và
chủ động, phải nhanh chóng tìm cách tiếp cận và giải thích cho độc giả hiểu rõ và hiểu hết, chứ không nên nói chung chung để rồi khi những phần tử chống đối lên tiếng kích động thì chúng ta mới chống đỡ Và đương nhiên, phải đưa tin và giải thích theo lối suy nghĩ của người nước ngồi như tơi đã nói ở trên Hãy tưởng tượng là chiến lược thông tin đối
ngoại giống như một chiến lược P.R (quan hệ công chúng) vậy Có chiến
Trang 19cạnh nào, vấn đề gì, liều lượng ra sao trong từng giai đoạn, và cách thức tiến hành như thế nào, sử dụng các phương tiện gì Hoạt động thông tin
đối ngoại phải được hoạch định một cách chuyên nghiệp Ở nhiều nước,
kế cả các nước phát triển cho đến những nước quanh chúng ta, ngay cả chính phú cũng đang phải thuê các công ty P.R chuyên nghiệp để làm viéc nay
Van dé công nghệ trong truyền thông hiện nay:
Tranh thủ được công nghệ thì có thể chiếm được ưu thế trong cuộc
chiến thông tin Với một hãng tin, thời gian ngừng trệ chỉ cần khoảng 10- 15 phút đã là cả một rắc rối Nhưng đây mới chỉ là vấn đề cơ sở hạ tầng Còn có rất nhiều yếu tố công nghệ khác, nhất là công nghệ web và xuất bản, mà chúng ta cần phải khai thác hiệu quả thì mới mong vượt trội trong cuộc cạnh tranh thông tin khốc liệt hiện nay và đặc biệt là công tác thông tin đối ngoại với đối tượng độc giả nước ngoài khá khó tính
Như vậy:
Tô chức sản phẩm báo chí là môn học nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản cho sinh viên chuyên ngành Thông tin đối ngoại Về
kiến thức, sau khi kết thuc môn học này, sinh viên cần có được những
hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp, năm được rõ các quan niệm về nghề | nghiệp, hiểu rõ các đặc trưng, các khâu công việc của lao động nhà báo, hiểu rõ các khâu trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Ngoài những kiến thức chung về nghề báo và nhà báo, sinh viên chuyên ngành Thông tin đối ngoại còn được trang bị những kiến thức riêng về sản phẩm báo
chí đối ngoại Đặc biệt là trong quá trình học tập, sinh viên còn được rèn
Trang 20trong nhóm như một tòa soạn thực sự Các thành viên biết cách vận dụng
các kiến thức đã học thuộc các học phần trước và sử dụng các phương pháp khai thác thông tin tư liệu, biên tập tác phẩm báo chí, viết bình
luan dé t6 chức thành một sản phẩm báo chí
Thông qua môn học này và sau khi kết thúc, sinh viên đã có thể tiếp tục học tiếp các môn đi sâu vào kỹ năng tác nghiệp như các thê loại báo chí khác thông tan, chính luận, tổ chức các sản phẩm báo chí đối ngoại
1.3 Đào tạo nhà báo làm công tác thông tin đối ngoại
Trong nhiều năm qua các cơ quan báo chí luôn thực hiện đúng đường lỗi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền đối ngoại nhưng việc cung cấp thông tin nhiều khi được nêu lên trên quan điểm “chúng ta muốn tuyên truyền cái gì” chứ không phải là “độc giả muốn tìm hiểu điều gì”, vì thế nhiều khi không thực sự hiệu quả
Những người làm công tác thông tin đối ngoại cũng chưa hiểu rõ về
những đối tượng của mình, dẫn đến hậu quả là thông tin rất nhiều nhưng
lại “không trúng” hoặc không truyền tải hết những thông điệp cần thiết
Khả năng ngoại ngữ cũng là một hạn chế
Trước đây, thông tin đối ngoại được quan niệm là chỉ hướng vào đối tượng đang ở nước ngoài, người dân trong nước không thể tiếp cận được, vì thế có những tin tức được ghi rõ là “chỉ để phát đối ngoại.” Nhưng trong thời đại bùng nố thông tin như hiện nay, Internet đã xóa nhòa mọi ranh giới nên khó phân định rõ ràng giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, và hai loại hình thông tin này đang trở nên liên quan chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết Làm tốt công tác thông tin đối nội sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác thông tin đối ngoại và ngược lại
Cần phải thừa nhận một thực tế là thông tin đối ngoại của nhiều cơ
Trang 21nhất là trình độ hạn chế của các biên tập viên và việc thiếu kinh phí để
thuê chuyên gia biên tập ngoại ngữ có kinh nghiệm lâu năm về báo chí nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm tin tức bằng các ngơn ngữ nước ngồi như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha Do số lượng biên tập viên có hạn nên số lượng tin tức cũng chưa nhiều, trong khi nhu cầu của độc giả nước ngoài và Việt kiều hiện nay muốn tìm hiểu rất nhiều về Việt Nam,
đặc biệt là về các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch, là rất lớn
Chưa có những chương trình cụ thể đặc biệt nhấn mạnh vào việc tuyên
truyền đối ngoại mà chỉ chú trọng vào những sự kiện cụ thẻ, thiếu một
chiến lược tuyên truyền đối ngoại đa dạng và uyên chuyển hơn với kinh
phí và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp
Một trong những nhược điểm lớn nhất trong thông tin đối ngoại là nội dung thiếu thuyết phục đối với độc giả nước ngoài, đặc biệt là trong các tin ngoại giao hay hội nghị cấp cao liên quan đến các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan phát ngôn của Nhà nước, và bản thân điều này đã làm giảm sự tin cậy của độc giả ở nước ngoài vì tâm lý của họ là chỉ thích nghe các tờ báo “độc lập” hoặc “có xu hướng độc lập” và cho rằng những cơ quan báo chí như thế sẽ đỡ bị Đảng và nhà nước chỉ phối nội dung Nhưng thay vì làm cho các tin bài trở nên dễ đọc, dễ nghe hơn đối với đối tượng là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều tin tức đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam vẫn giữ nguyên lối đưa tin có phần máy móc, khuôn mẫu thường dùng cho đối tượng độc giả trong nước suốt nhiều thập kỷ qua Độc giả nước ngoài gọi đây là loại “tin tuyên truyền” và ngay cả những người có cảm
tình với Việt Nam cũng có cảm giác đọc tin một chiều
Ngay cả các hội nghị về xúc tiến đầu tư, thương mại cũng được viết
Trang 22quan chức có thâm quyền Chẳng hạn độc giả Việt Nam có thể hài lòng
với câu “sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư” nhưng người
nước ngồi ln đặt câu hỏi tiếp theo rằng “những điều kiện đó là gì?”
Họ thậm chí không bao giờ để ý đến lối nói “hai bên nhất trí mở rộng
quan hệ lên tầm cao mới” hay “tốc độ phát triển rất ngoạn mục” nếu bài viết không chỉ rõ mục tiêu mở rộng cụ thể là gì hay tốc độ phát triển sắp
tới là bao nhiêu và so sánh với các nền kinh tế khác như thế nào
Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc đào tạo đội ngũ những nhà báo làm công tác thơng tin đơid ngoại Ngồi những yêu cầu hiểu rtõ và thành thục các kỹ năng báo chí của nhà báo nói chung, nhà báo đối ngoại cần có những tư chất của một nhà ngoại giao và thể hiện
Trang 23Bài 2
MO HiNH TO CHUC TOA SOAN VA PHAN CONG LAO ĐỘNG TRONG TO CHUC SAN PHAM BAO CHi DOI NGOAI
2.1 Các nghiên cứu về mô hình tổ chức tòa soạn báo chí đối ngoại
Đã có một số đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến báo chí đối ngoại và tác động của toàn cầu hóa đối với các phương tiện truyền thông đại chúng Tuy nhiên, qua những nguồn tài liệu cả trong nước và trên thé giới, có thể khăng định rằng, cho đến nay có rất ít nghiên cứu về mô hình tô chức tòa soạn báo chí đối ngoại
Các tác giả chủ yếu chỉ nghiên cứu về mối liên hệ giữa truyền thông đại chúng với sự phát triển xã hội, chức năng của báo chí truyền thông,
bản chất của tin tức, vai trò của phóng viên, các thể loại báo chí, nhiệm vụ của các loại hình báo chí v.v
Các công trình lý luận, nghiên cứu báo chí thế giới liên quan đến
truyền thông đại chiing co thé ké dén: Media Power in Politics (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị) của Doris A.Graber, mang đến
cho người đọc 35 bài luận, phản ánh những thay đổi mới nhất của đời
Trang 24Các nhà nghiên cứu George L.Bird và Frederic E Merwin trong cuốn The Press and Sociefy (Báo chí và xã hội) chỉ ra báo chí có ảnh hưởng đến công chúng như thế nào và tại sao, cũng như công chúng có tác động trở lại báo chí như thế nào và tại sao Dé thay rõ tác động của những ảnh hưởng này, các tác giả bắt đầu bằng việc nghiên cứu các định nghĩa về ý kiến công chúng, bởi chính ý kiến công chúng là điều mà báo chí luôn tìm cách thay đối, dù trực tiếp hay gián tiếp George Rodman, trong Ä⁄4ss Media in a Changing Woriảd (Truyền thông đại chúng trong một thế giới thay đổi), giới thiệu cho sinh viên về thế giới truyền thông đại chúng
dưới dạng một kết cấu có tổ chức, trong đó bản chất của nó trở nên dễ
hiểu và có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ Mỗi chương được chia làm những đoạn có tính tường thuật về lịch sử, bản thân ngành truyền thông, và những cuộc tranh cãi có liên quan Cuốn sách là câu chuyện về truyền
thông đại chúng xuất xứ từ đâu, tại sao nó đạt được những điều hiện có
và tại sao những hành động này gây ra những tranh cãi
Tac gid Paul Starr, qua cuén The Creation of The Media: Political Origins of Modern Communications (Sang tao phuong tién truyén thong đại chúng: nguồn gốc chính trị của các phương tiện liên lạc hiện đại) miêu tả cách thức các hoạt động chính trị đã hình thành nên sự phát triển
của báo chí, hệ thống bưu điện, điện báo, điện thoại, điện ảnh và phát
thanh ở nước Mỹ từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20 Sách viết chủ yếu về nước Mỹ nhưng có sự so sánh với các nước châu Âu Bằng cách nhấn
mạnh những giá trị chính trị, cuốn sách chỉ ra tính liên tục giữa báo chí
Trang 25Về vấn đề tổ chức tòa soạn báo ¡n, trong các công trình nghiên cứu ly luận báo chí thế giới giai đoạn trước đây, chỉ có Herbert Lee Williams và Frank Warren Rucker với giao trinh Newspaper Organisation and Management (Té chic va quan ly te bao) (NXB Iowa State University Press xuất bản năm 1955 và tái bản vào các năm 1965, 1969 và 1974) Các tác giả này đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, miêu tả những phương pháp thực hành hiệu quả nhất trong việc sản xuất báo chí và thúc đây sự phát triển của báo chí Trong đó có đề cập khái lược vai trò của các phòng ban chủ yếu trong một tòa soạn báo, như phòng biên tập, phòng kinh doanh, phòng hành chính-trị
sự Thứ hai, miêu tả những trang thiết bị hiện đại và hữu dụng nhất có
thể được sử dụng trong quá trình in ấn và xuất bản báo.Thứ ba, phân tích
về vị trí và sự sắp đặt các thiết bị trong nhà In báo sao cho đạt hiệu quả
cao nhất cho dây chuyển sản xuất và in ấn tờ báo
Cuốn N?à báo hiện đại của The Missouri Group (2007), trong đó các
tác giả dành một tiểu mục trong chương 2 (Chương 2: Nghề báo không ngừng thay đối) đề cập khái quát đến vấn đề 7ổ chức cơ quan báo in Do tính chất cuốn sách là giáo trình, câm nang dạy nghề cho các nhà báo trẻ, nên nó đề cập đến rất nhiều lĩnh vực chuyên môn của nghè báo, vì vậy
vẫn đề Tổ chức cơ quan báo ¡in chỉ được bàn đến rất sơ lược, nằm gọn
trong một trang Các tác giả cho rằng: “7o ngành công nghiệp báo chí quá lớn nên rất khó khái quát hóa tổ chức nội bộ của các tờ báo ”
Các công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến thông tin đối ngoại
có thể kế đến một số bài viết, bài phát biểu của các nhà báo, nhà lãnh
Trang 26đó các tác giả tập trung làm rõ thực trạng hoạt động truyền thông đại
chúng trong công tác thông tin đối ngoại hiện nay, để xuất các biện pháp đây mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quá thiết thực của truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại, trong bối cảnh đất nước ta đang
chủ động và tích cực hội nhập với khu vực và thế gidi
Các nghiên cứu trong nước có đề cập đến tổ chức và hoạt động của
tòa soạn báo in, đến thời điểm hiện nay chỉ có các công trình sau: Cuốn
Sáng lập và tổ chức một tờ báo hàng ngày của tác giả Hồ Anh Chương (NXB Nguyễn Du, Sai Gdn 1958) trong đó tác giả đề cập đến cách sáng lập và công việc tô chức một tờ báo hàng ngày, dựa trên quan điểm báo chí Âu-Mỹ và những kinh nghiệm bản thân, do tác giả nguyên là phóng
viên tờ bao Vers I’avenir tai Bi
Tác giả: Định Văn Hường (2004) với giáo trình 7ổ chức và hoạt động
của tòa soạn, Trần Hữu Quang (2006) với công trình Xã hội học báo chí, và Nguyễn Quang Hòa (2009) với luận án tiễn sĩ Truyền thông đại chúng Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thư ký tòa soạn trong cơ quan báo chí (Khảo sát một số nhật báo của T' rung ương và Hà Nội)
TỔ chức và hoạt động của tòa soạn là một giáo trình cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tòa soạn báo, cơ cấu tổ chức, bộ
máy tòa soạn, đặc điểm lao động báo chí ở tòa soạn, công tác phóng viên,
công tác kế hoạch, công tác bạn đọc, quy trình thực hiện các tác phẩm
báo chí, phương tiện làm việc và nguồn tin của phóng viên, công tác phát hành
Trang 27về cơ cầu bộ máy tòa soạn báo ¡n, vai trò của các vị trí chủ chốt trong tòa
soạn, và hoạt động của phóng viên
Trong luận án Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thư ký tòa soạn trong cơ quan báo chí, tác giả Nguyễn Quang Hòa đã khảo sát, nghiên cứu tình hình, hiệu quả hoạt động của một số ban thư ký tòa soạn, qua đó làm rõ sự tất yếu phải đối mới mô hình tế chức, quy trình hoạt động của Ban thư ký tòa soạn để đáp ứng được yêu cầu của báo chí cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thông qua việc nghiên cứu hoạt động của một số ban thư ký tòa soạn nhật báo của Trung ương và Hà Nội, tác giả trình bày tổng lược về thực trạng hoạt động của các ban thư ký tòa soạn, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thư ký tòa soạn trong cơ quan báo chí
2.2 Tìm hiểu hai mô hình tổ chức tòa soạn báo chí đối ngoại
2.2.1 Mô hình tổ chức tòa soạn báo Việt Nam News 2.2.1.1 Khái quát về báo Việt Nam News
Ra đời trong thời kỳ đổi mới, là tờ báo tiếng Anh đối ngoại hàng ngày
duy nhất của Việt Nam, trong những năm qua, nhiệm vụ chủ yếu của fòa soạn
báo VNS là cung cấp thông tin nhanh, đa dạng, có chất lượng, định hướng về tình hình và đường lối chính sách của Việt Nam và thế giới cho người nước
ngoài đang sống và làm việc tại đất nước ta Tờ báo trong những năm qua vẫn
trụ vững và có bước phát triển, tiếp tục phát huy vai trò là tờ báo tiếng Anh quốc gia có vị trí hàng đầu trong hệ thống thông tin đối ngoại của Nhà nước nói chung và của TTXVN nói riêng
Theo Quyết định của Tổng giám đốc TTXVN ban hành ngày 15 tháng 7 năm 1999 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
Trang 28Báo VNS là tờ báo tiếng Anh quốc gia
Báo VNS là đơn vị trực thuộc TTXVN, thực hiện chức năng thông tin đối ngoại về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, về tình hình
Việt Nam và thế giới trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội thông qua việc xuất bản báo VNS phục vụ bạn đọc nước ngoài đang sống và làm việc
tại Việt Nam cũng như bạn đọc nước ngoài nói chung
Bao VNS la don vị sự nghiệp có thu, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
Báo VNS có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thông tin về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta, về các vấn đề thời sự, các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
ở trong nước và trên thế giới theo định hướng thông tin đối ngoại của Đáng và Nhà nước
- Khi được phép của Tổng giám đốc, tham gia chương trình hợp tác trao đối nghiệp vụ thông tin báo chí với các tổ chức báo chí, thông tấn quốc
tế ở khu vực và trên thế giới
- Quản ly thong nhất toàn bộ quá trình biên tập, xuất bản, tiếp thị, phát
hành và kinh doanh quảng cáo trên báo VNS theo quy định của Nhà nước
- Quản lý theo phân cấp về cán bộ và tài sản được giao theo chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của ngành
- Xây dựng quy chế công tác và mối quan hệ công tác của báo với các đơn vị trong và ngoài ngành trình Tổng giám đốc phê duyệt
Ban biên tập và những người làm báo VNS đặc biệt coi trọng chất lượng của tờ báo, mà trước tiên là chất lượng chính trị Trong bối cảnh báo chí bị xu hướng thương mại hóa chỉ phối, VNS vẫn rất coi trọng nguyên tắc thông tin có định hướng, có mục đích, nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực và
tính cạnh tranh
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức tòa soạn báo Việt Nam News:
Trang 291-Ban biên tập 2-Phòng Tòa soạn; 3-Phòng Tổng hợp; 4-Phòng tin Trong nước; 5-Phòng tin Kinh tế; 6-Phòng Chuyên đề; 7-Phòng tin Quốc tế; 6-Phòng Báo Chủ nhật và báo tháng: 9-Phòng Thông tin đa phương tiện;
10-Phòng đại điện báo VNS tại Tp Hồ Chí Minh
Mô hình tòa soạn báo Việt Nam News
TONG BIEN TAP
PHO TONG PHO TONG PHO TONG
BIEN TAP BIEN TAP BIEN TAP
thir nhat thir hai thir ba Phong toa soan Phong Phong dai Tổng hợp diện tại TPHCM Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
tin tin Chuyên tin báo Thông
Trong Kinh đê Quoc Chu tin da
nudc té té nhật phương
Trang 30
Chúc năng, nhiệm Vụ cụ thé cua từng bộ phán:
Ban biên tập báo VNS: gồm Tông biên tập và ba phó tông biên tập
Tổng biên tập được TTXVN là cơ quan chủ quản của báo VNS bổ nhiệm,
chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung chính trị và hình thức thể hiện của
báo, bao quát toàn bộ từ chất lượng sản phẩm, số lượng phát hành, hiệu quả sản xuất, quan hệ đối ngoại, cho tới đời sống cán bộ, nhân viên của báo
Các phó tổng biên tập được TTXVN bổ nhiệm theo sự đề đạt của
Tổng biên tập Phó tổng biên tập thứ nhất phụ trách về chuyên môn, chịu
trách nhiệm duyệt dự kiến tin bài do các phòng tin báo cáo lên trong buổi
giao ban buổi sáng, đọc duyệt nội dung tin bài vào cuối giờ chiều và trong ca
trực tối Phó tổng biên tập thứ hai phụ trách hành chính-trỊ sự, trực tiếp chỉ
đạo hoạt động của phòng Tổng hợp Hai phó tổng biên tập này làm việc tại tòa soạn ở thủ đô Hà Nội Phó tổng biên tập thứ ba phụ trách cơ quan đại
điện của VNS tại Tp Hồ Chí Minh, bao quất tất cả các khâu: tổ chức nội
dung tin bài, nhân sự, phát hành, quảng cáo tại thị trường phía Nam
- Phòng Tòa soạn: được hình thành trên cơ sở sáp nhập phòng Thư ký tòa soạn và phòng Hành chính-Tư liệu thuộc thời kỳ đầu của báo VNS Phòng có nhiệm vụ giúp Ban biên tập bao quát quá trình biên tập, xuất bản
trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tập hợp các tin, bài, ảnh đã được
duyệt lần cuối cùng để tiến hành việc lên trang, trình bày và chế bản theo sự
chỉ đạo của Ban biên tập, chịu trách nhiệm về chất lượng của ma-két trước
khi chuyên sang nhà in
Tổ chức xây dựng và lưu trữ các tư liệu, dữ liệu thông tin của báo
Trang 31trình bày báo VNS điện tử và hòa mạng theo sự chỉ đạo của Ban biên tập
Phối hợp với các phòng tin trong tòa soạn thiết kế và quản lý hệ thống trao đối, lưu trữ thông tin trong nội bộ tòa soạn
- Phòng Tổng hợp:
Phòng Tổng hợp gồm các bộ phận: phát hành, quảng cáo, tổ chức-
hành chính, kế toán-tài vụ, và Trung tâm dịch vụ và tô chức sự kiện của báo
VNS
Phòng Tổng hợp có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Tổ chức quá trình in báo VNS; Thực hiện các công tác phát hành và kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong phạm vi cả nước và nước ngoài trên cơ
sở các quy định hiện hành của Nhà nước; Thực hiện cơng tác hạch tốn kế toán của báo theo quy định của Nhà nước và của ngành; Hướng dẫn thực hiện quyết toán thu chi tài chính đối với Phòng đại diện tại Tp Hồ Chí
Minh
Thực hiện các công việc hành chính, văn thư trong nội bộ và giữa tòa soạn với các cơ quan bên ngoài; giúp Ban biên tập thực hiện các công việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ của tòa soạn, tổ chức thực hiện chế độ
chính sách, lao động tiền lương cho cán bộ, nhân viên trong toàn tòa soạn theo quy định của Nhà nước và của ngành
Tham mưu cho Ban biên tập về công tác quản lý tài chính, về các hoạt
động phát hành, quảng cáo và dịch vụ của tòa soạn; Quản lý vật tư tài sản của tòa soạn: theo dõi việc mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản theo chế độ
Nhà nước quy định
- Phòng tin Trong nước:
Có nhiệm vụ: Thu thập, khai thác, biên tập tin, bài, ảnh đầy đủ, kịp
Trang 32nước; Phối hợp với Phòng đại diện báo VNS tại Tp Hồ Chí Minh trong việc
tổ chức thu thập, khai thác và sử dụng tin, bài, ảnh ở lĩnh vực này - Phòng tin Kinh tế
Thu thập, khai thác, biên tập tin, bài, ảnh chuyên sâu về lĩnh vực kinh
tế phù hợp nội dung các chuyên trang đã được quy định (ví dụ trang Thông tin thị trường, trang Kinh doanh trong nước ); Phối hợp với Phòng đại diện báo VNS tại Tp Hồ Chí Minh trong việc tố chức thu thập, biên tập và sử dụng tin, bài, ảnh cho các chuyên mục do phòng phụ trách
- Phòng Chuyên đề:
Có nhiệm vụ: Thu thập, khai thác, biên tập tin, bài, ảnh phù hợp nội
dung các chuyên trang đã được quy định (ví dụ trang Lối sống, trang Du
lịch, trang Thể thao ); Phối hợp với Phòng đại diện báo VNS tại Tp Hồ
Chí Minh trong việc tổ chức thu thập, biên tập và sử dụng tin, bài, ảnh cho các chuyên mục do phòng phụ trách
- Phòng tin Quốc tế:
Có nhiệm vụ: Thu thập, biên soạn tin, bài, ảnh về tình hình quốc tế trên mọi lĩnh vực; Chịu trách nhiệm hợp tác với các tòa soạn báo là thành
viên trong Mạng thông tin châu Á (Asia News Network, hay ANN) - Phòng Báo Chủ nhật và báo tháng:
Có nhiệm vụ tổ chức nội dung hai ấn phẩm: tờ Snday Việt Nam News (số Chủ nhật) và tạp chí ra hang thang Outlook Céng viéc cu thé 1a thu thập,
khai thác, biên tập các tin, bài, ảnh có nội dung văn hóa, nghiên cứu, lịch sử,
thể thao, giải trí phù hợp nội dung các chuyên trang (ví dụ: trang Phỏng vấn, Dân tộc ít người, Làng quê, Nghệ thuật ) của hai ấn phẩm do phòng đảm trách; Phối hợp với Phòng đại diện báo VNS tại Tp Hồ Chí Minh trong
việc tổ chức thu thập, biên tập và sử dụng tin, bài, ảnh cho các chuyên trang,
Trang 33- Phong Thong tin da phương tiện
Phòng Thông tin đa phương tiện được chính thức thành lập tháng 11/2010, phản ánh chủ trương và quyết tâm của tòa soạn báo VNS trong việc nỗ lực phát triển thành tòa soạn tích hợp đa phương tiện (integration newsroom), nhằm khai thác triệt để các nguồn thông tin, từ đó đa dạng hóa
nội dung, hình thức thông tin, để có thé thu hút tối đa số lượng công chúng,
bổ khuyết những nhu cầu thông tin hàng ngày của công chúng, hướng đến
mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận Phòng có nhiệm vụ tổ chức nội dung
và thực hiện hai mảng thông tin: làm chương trình truyền hình bằng tiếng Anh phục vụ Kênh truyền hình Thông tấn (Vnews) và làm báo mạng điện tử
VNS Công việc cụ thể là khai thác các đề tài phù hợp (tập trung vào các
lĩnh vực văn hóa, du lịch, lịch sử, đời sống, giải trí ) dé sản xuất mỗi tháng
2 chương trình truyền hình (thời lượng 25 phút), và biên tập các tin bài để
đưa lên báo mạng VNS tai dia chi Attp://vietnamnews.vnanet.vn Phong phéi hợp chặt chẽ với các phòng tin khác, với Phòng đại diện báo VNS tại Tp Hồ Chí Minh và Trung tâm Truyểền hình Thông tấn trong việc tổ chức, biên tập và sản xuất các nội dung báo hình và báo mạng điện tử
- Phòng Đại diện báo VNS tại thành phố Hồ Chí Minh:
Ban biên tập báo VNS quy định chỉ tiết quy chế công tác của Phòng
Đại diện tại Tp Hồ Chí Minh Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban biên tập và Tổng biên tập báo VNS, phòng Đại diện có nhiệm vụ thực hiện công tác
phóng viên, biên tập, xuất bản, phát hành, quảng cáo của báo VNS tại khu vực phía Nam; phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của tòa soạn báo
tại Hà Nội theo phạm vi các van dé duoc phân công; thực hiện những nhiệm
Trang 34Phòng Đại diện báo VNS là đơn vị hạch toán phụ thuộc theo hình thức báo số, thực hiện chế độ hạch toán theo quy định của Nhà nước, của
TTXXVN và tòa soạn VNS Kết quả thu và chỉ từ hoạt động phát hành báo và quảng cáo của Phòng Đại diện là một phần trong toàn bộ kết quả hoạt động
kinh doanh của báo VNS Phòng Đại diện có con dấu và được mở tài khoản
tại ngân hành dưới danh nghĩa báo VNS Phòng Đại diện chịu sự quản lý của Văn phòng đại diện TTXVN tại Tp Hồ Chí Minh theo quy định của Tổng giám đốc TTXVN
2.2.3.Sự tương tác giữa các yếu tổ:
Các thành tố của mô hình được sắp xếp theo khuynh hướng tăng
cường sự tương tác, phối hợp giữa các bộ phận trong mô hình tòa soạn VNS,
và giữa tòa soạn VNS với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài tòa soạn Sự tương tác giữa các bộ phận trong tòa soạn Việt Nam News:
Trong mô hình tổ chức tòa soạn VNS, giữa các bộ phận trong tòa soạn có sự kết nối và các mối quan hệ chặt chẽ Giữa các phòng tin như phòng tin Trong nước, phòng tin Kinh tế, phòng Chuyên đề, phòng tin Quốc tế và
phòng báo Chủ nhật thường có sự trao đổi về bài vở, tin tức, thí dụ: một sự
kiện mang tính chất trung dung, có thể đưa tin trên trang tin Trong nước
hoặc trang Kinh tế, giữa hai phòng tin sẽ có sự trao đổi, bàn bạc để đi đến
thống nhất phòng nào sẽ cử phóng viên đi theo dõi sự kiện và viết tin, nhằm tránh đưa tin trùng lặp Hoặc một tin, bài nào đó nếu không phù hợp với trang của phòng này có thể được chuyển cho phòng khác sử dụng
Trang 35cường khối lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu Zøiếu vấn đề một cách sâu sắc
của bạn đọc Thí dụ, có sự kiện là cuộc triển lãm Cổ ngọc Việt Nam được tô chức tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào tháng 8/2011, phòng Chuyên để
đưa tin trên báo VNS (số báo ngày) để thông tin tới bạn đọc trước khi triển
lãm khai mạc Sau đó phòng báo Chủ nhật chịu trách nhiệm cử phóng viên
đi tìm hiểu, viết bài nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung cuộc triển lãm, phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà sưu tầm cổ vật, khách tham quan
Giữa phòng báo Chủ nhật và phòng tin Quốc tế có sự tương tác hợp
lý, đem lại hiệu quả cho việc tổ chức vận hành mô hình tòa soạn, cụ thê là
giữa hai phòng có sự phối hợp chặt chẽ, các biên tập viên phòng tin Quốc tế
chịu trách nhiệm phối hợp làm một số bài cho số báo Chủ nhật
Tháng 11/2010, báo VNS chính thức đưa vào hoạt động phòng Thông tin đa phương tiện, phản ánh chủ trương và quyết tâm của tòa soạn VNS trong việc nỗ lực phát triển thành tòa soạn tích hợp đa phương tiện, nhằm khai thác triệt để các nguồn thông tin để bổ khuyết những nhu cầu thông tin hàng ngày của công chúng, từ đó đa dạng hóa nội dung và hình thức thông tin để thu hút số lượng công chúng tối đa, hướng tới mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận Phòng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các phòng tin khác (các phòng luân phiên cử người tham gia ê-kip làm chương trình truyền hình); với Phòng đại diện báo VNS tại Tp Hồ Chí Minh và Trung tâm
Truyền hình Thông tấn trong việc tổ chức, biên tập và sản xuất các nội dung
truyền hình và báo mạng điện tử
Trang 36cho đồn cơng tác; cũng cần sự phối hợp của bộ phận Tư liệu thuộc phòng Tòa soạn nhằm kiểm tra lại thông tin về đề tài trước khi lên đường Ví du: phóng viên phòng báo Chủ nhật trước khi đi công tác tỉnh Hà Giang, có dự
kiến sẽ viết bài về Cột cờ Lũng Cú, một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh này
Phóng viên sẽ phối hợp với bộ phận Tư liệu để kiểm tra trên hệ thống thông
tin lưu trữ nội bộ của tòa soạn xem đã có bài viết nào về đề tài này chưa, nếu
đã có thì bài đưa thông tin ở mức độ như thế nào, từ đó sẽ quyết định có thực
hiện bài viết nữa hay không Chính sự phối hợp, tương tác hợp lý này đem
lại hiệu quả cho cách thức tổ chức và vận hành của mô hình tòa soạn VNS
Cơ cầu tổ chức hoàn chỉnh bao gồm tất cả các khâu của quá trình biên
tập - xuất bản - phát hành cộng với cơ chế hạch toán kế toán độc lập là một
trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành quả của VNS Mô hình đó đã giúp VNS bao quát được toàn bộ các khâu từ lúc biên tập cho đến khi báo được phát hành đến tay bạn đọc; giúp cho tòa soạn thu thập được những
thông tin phản hồi hữu ích, để từ đó kịp thời có những điều chỉnh thích hợp
giúp cho việc nâng cao chất lượng tờ báo một cách toàn diện Đồng thời, mô hình đó cũng tạo động lực quan trọng, là cơ sở cho việc khuyến khích tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa các nguồn lực của tòa soạn để phát triển
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa là tòa soạn luôn chủ động điều chỉnh, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp trong từng thời kỳ, áp dụng triệt để cơ chế khoán theo nguyên tắc: quyên lợi gắn chặt với nghĩa vụ thực
hiện nhiệm vụ được giao Cụ thể như việc tách phòng Biên tập thành các
Trang 37thông tin sâu hơn, mảng đề tài đa dạng hơn, đã có thêm nhiều bài viết trực
tiếp bằng tiếng Anh có chất lượng cao
Trong quản lý, điều hành, Ban biên tập chủ động trao quyền tự chủ cho các phòng, bộ phận, thực hiện dân chủ hóa quá trình quản lý, khai thác
tốt trí tuệ, sức mạnh tập thể cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao Ví dụ
điển hình là việc trao quyền xây dựng và tính định mức lao động cho các phòng, qua đó, số lượng và chất lượng tin bài tăng lên rõ rệt
Sự tương tác giữa Việt Nam News với các cơ quan, tổ chức và cá nhân bên ngoài tòa soạn:
Cơ quan chủ quản của VNS là TTXVN có vai trò rất quan trọng trong
việc xác lập định hướng chính trị và phương hướng phát triển của tờ báo Trong quá trình phát triển của mình, VNS nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo TTXVN, sự giúp đỡ có hiệu quả của các Ban biên tập, các đơn vị khác trong toàn ngành TTXVN, và đội ngũ phóng viên các phân
Xã trong và ngoài nước
Tòa soạn thường xuyên liên hệ với các bộ, ngành, các cơ quan, tỗ chức bên ngoài như Bộ Ngoại giao (đặc biệt là Cục Báo chí của Bộ Ngoại
giao), Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên — Môi trường, cơ quan Thông tấn Quân sự của Bộ Quốc phòng để khai thác các thông tin liên
quan đến vấn đề đối ngoại Bộ phận trực tin ban đêm của tòa soạn thường
xuyên nhận được thông tin “nóng” do Bộ Ngoại giao gửi sang Đặc biệt, khi
có các sự kiện quan trọng, mang tính chất nhạy cảm (ví dụ: tranh chấp chủ
quyền biển đảo, các cuộc tụ tập biểu tỉnh ) thì tòa soạn phải phối hợp chặt chẽ với TTXVN, Bộ Ngoại giao, Thông tấn Quân sự để nhận được thông
tin chính xác nhất về sự kiện
Tòa soạn nhận được sự cộng tác, giúp đỡ của các ban, ngành, các địa
Trang 38phi chính phủ, phi lợi nhuận cũng như các bạn đọc đặt mua báo in thường
xuyên ghé thăm trang web của VNS tại địa chỉ
http://vietnamnews vnanet.vn
Tòa soạn báo đối ngoại có những yêu cầu đặc thù khác với các tòa soạn báo trong nước, như nội dung thông tin phải phản ánh khuynh hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa Tòa soạn phải thường xuyên liên lạc với các cộng
tác viên người nước ngoài, đặc biệt là các nhà báo, nhà nghiên cứu như bà
Lady Borton (nhà nghiên cứu lịch sử-xã hội nổi tiếng người Mỹ) Nhiều cộng tác viên bao gồm các chuyên gia nước ngoài và bạn đọc trong và ngoài nước đã thường xuyên giúp đỡ VNS bằng cách viết thư, gửi bài, động viên
kịp thời cũng như chỉ ra những thiếu sót để tòa soạn kịp thời rút kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tạo mối liên kết hai chiều giữa
người làm báo và độc giả, những người quyết định sự thành công của tờ báo
Tuy nhiên, hiện nay tòa soạn còn chưa có một bộ phận chuyên trách làm
nhiệm vụ nghiên cứu công chúng và thị trường, do đó chưa hoàn toàn nắm bắt được hết nhu cầu của công chúng, dẫn đến hệ quả là chưa đáp ứng được đầy đủ các chức năng thông tin đối ngoại Điều này cho thấy tòa soạn nên có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, công chúng và liên hệ với
người nước ngoài, nhằm khai thác ưu thế mở của tờ báo đối ngoại, thu hút sự ủng hộ của bạn bè quốc tế và bà con Việt kiều đối với sự nghiệp phát
triển đất nước
Trang 39Việt Nam News phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế:
Trên cơ sở hợp tác giữa tòa soạn với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, ngoài những vấn đề thông tin chung, nhiều dự án có hiệu quả,
thiết thực đã ra đời
Được Ban lãnh đạo TTXVN tạo điều kiện, VNS đã từng bước mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế Sự kiện tham gia hợp tác liên doanh với tập đoàn M.Group của Thái Lan (từ tháng 1/1995 đến tháng 4/ 1996) có thể coi là một bước ngoặt trong thời kỳ đầu phát triển của VNS Qua sự hợp tác này, tòa soạn đã có điều kiện tiếp cận với các kỹ thuật, công nghệ làm báo tiên
tiến, bước đầu xây dựng được hệ thống thiết bị kỹ thuật một cách bài bản và
tương đối hoàn chỉnh Thời kỳ này tuy ngắn nhưng là giai đoạn khá quan trọng, tạo đà cho quá trình phát triển nhanh chóng của VNS sau này
Năm 1999, VNS là một trong những thành viên sáng lập Mạng thông tin Châu Á (Asia News Network, thường được gọi ngắn gọn là ANN), một tổ chức hợp tác thông tin hiện gồm 20 tờ báo tiếng Anh hàng đầu của khu
vực, gồm một số nước ở Đông và Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc với lượng bạn đọc cả báo in và báo điện tử trong khu vực có đến
2 tỉ người Việc liên kết với các tòa soạn báo đối ngoại nước ngoài trong khuôn khổ ANN đã giúp tòa soạn báo VNS mở rộng tầm nhìn, thông qua các dự án hợp tác về trao đổi thông tin, xuất bản, phát hành, đào tạo phóng
viên, biên tập viên trẻ, tổ chức các sự kiện tầm cỡ châu lục làm tăng giá
trị thương hiệu VNS trên trường quốc tế
Trang 40Quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp và vị thế là tờ báo tiếng Anh quốc gia
do TTXVN xuất bản cũng tạo điều kiện cho tòa Soạn có được nguồn chuyên
gia hiệu đính tốt, giúp cho các cán bộ quán lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ
thuật viên có điều kiện được tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều nước
trên thế giới
2.2.4 Những ưu điểm và hạn chế của mô hình tòa soạn Việt Nam News:
Ưu điểm:
- Đơn giản, gọn nhẹ và ổn định
Mô hình tổ chức tòa soạn VNS khá đơn giản và ổn định, với Tổng biên tập bao quát chung, một Phó tổng biên tập phụ trách chuyên môn và
một Phó tổng biên tập phụ trách hành chính-trị sự tại tòa soạn ở thủ đô Hà Nội, và Phó tong biên tập thứ ba phụ trách cơ quan đại diện tại Tp Hồ Chí
Minh Giữa các phòng tin có mỗi quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau, và đều có mối quan hệ (ở mức độ ít sâu sắc hơn) với phòng Tòa soạn và phòng Tổng hợp
Mô hình tổ chức của VNS có ưu điểm là gọn nhẹ, có khả năng phòng
ngừa rủi ro về mặt nội dung tốt do tin bài được kiểm soát qua nhiều khâu: từ khâu người viết, lên đến cấp trưởng, phó phòng, rồi lên đến Phó tông biên tập và Tổng biên tập đọc duyệt Việc luân chuyển phóng viên, biên tập viên : từ phòng tin này sang phòng tin khác có thể được thực hiện tương đối nhanh chóng khi cần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
- Một vị trí, nhiều chức năng
Báo không có một Ban Thư ký tòa soạn đúng nghĩa bởi các lý do sau:
Các chức năng, nhiệm vụ chính của Thư ký tòa soạn là chịu trách