TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHNKHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI LUẬN CUỐI KỲ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ CBAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Đỗ Quỳnh Trang - 22051242 Lớp: QH – 2022 – E KTQT 4
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Phan Thu Môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Hà Nội – 2024
Trang 21.Tính cấp thiết của đề tài 8
2.Tổng quan tài liệu 9
2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước 9
2.2Tình hình nghiên cứu nước ngoài 11
3.Khoảng trống nghiên cứu 12
4.Mục tiêu nghiên cứu 12
4.1 Mục tiêu tổng quan 12
4.2 Mục tiêu cụ thể 12
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 13
6.Câu hỏi nghiên cứu 13
7.Đối tượng nghiên cứu 13
8.Phạm vi nghiên cứu 13
9.Phương pháp nghiên cứu 13
10.Cấu trúc báo cáo của đề tài 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
1.1 Sự phát triển của CBAM 15
2.3 Kim ngạch xuất khẩu 21
2.4 Thị trường xuất khẩu 22
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI XANH HÓA SẢN XUẤT NGÀNH THÉP VIỆT NAM 23
3.1 Hướng đi tất yếu của ngành thép 23
3.2 Các ví dụ về xanh hóa trong ngành thép 23
Trang 3CHƯƠNG 4: THÁCH THỨC ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH THÉP 25CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP .28
5.1 Đối với cơ quan quản lý và các nhà hoạch định chính sách 285.2 Đối với doanh nghiệp 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài nghiên cứu “Cơ chế CBAM: cơ hội và thách thức đối với ngành thép Việt Nam” là bài viết của em và những nội dung được trình bày trong bài nghiên cứu này là chư từng được xuất hiện trong các bài nghiên cứu khác
Những số liệu được sử dụng cho việc phân tích đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau và được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài nghiên cứu.
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Nguyễn Thị Phan Thu đã giảng dạy tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu, đồng thời, hướng dẫn chi tiết để em có đủ kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào bài tập lớn này
Em đã sử dụng những kiến thức đã học được và nghiên cứu thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài nghiên cứu này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Rất kính mong cô cho em thêm những góp ý để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng em xin chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Hà Nội, tháng 2 năm 2024
Đỗ Quỳnh Trang
Trang 6
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asian
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BATs Best Available Technologies Các kỹ thuật tốt nhất hiện có BEPs Best Environmental Practices Các thực hành môi trường tốt
nhất BOF Basic Oxygen Furnace Lò thổi Oxy
BPRT Blast Furnace Power Recovery
Công nghệ tuabin thu hồi năng lượng gió lò cao
CBAM Carbon Border Adjustment Mechanism
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon
CCA Clean Competition Act Đạo luật cạnh tranh Sạch CCUS Carbon capture, utilisation and
Hoạt động thu hồi, sử dụng và lưu trữ khí CO2
CO2tđ Carbon dioxide Đi-oxit các bon tương đương DRI - EAF Direct Reduced Iron - Electric Arc
Lò hồ quang điệnsắt hoàn nguyên trực tiếp
EAF Electric Arc Furnace Lò hồ quang điện
ECOFIN Economic and Financial Affairs Council
Ủy ban kinh tế và tài chính
ETS Emissions Trading System Hệ thống thương mại khí thải
EVFTA European Union-Vietnam Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1 Sản lượng sản xuất một số sản phẩm thép chính của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022
Hình 2 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam
Hình 3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng sắt thép và các sản phẩm sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022
Hình 4 Hình 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng sắt thép và các sản phẩm sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022
Hình 5 Quy định hạn ngạch chịu chi phí CBAM Hình 6 Mất mát trong xuất khẩu thép do cạnh tranh
MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước sở tại 4 nhóm hàng bao gồm: Sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế này Trong đó, các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của bốn mặt hàng xuất khẩu này Theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới, chỉ trong năm 2022, ngành thép tạo ra mức phát thải tương đương với 3,5 tỷ tấn khí carbon, chiếm khoảng 7-8% tổng
Trang 8lượng khí nhà kính phát sinh toàn cầu Sắt thép là 1 trong 3 ngành công nghiệp có mức phát thải lớn nhất thế giới.
Ngành thép Việt Nam đã có bước đột phá lớn trong việc chinh phục các thị trường tiêu chuẩn cao Xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ phần nào cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã chuẩn hóa sản xuất, tận dụng tốt cơ hội cạnh tranh về giá và các ưu đãi thuế quan EVFTA Tuy nhiên, với tham vọng tiên phong trong hoạt động giảm lượng khí thải nhà kính, thị trường EU dưới cơ chế CBAM sẽ đặt ra thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam.
Theo ước tính của Tổ chức Thương mại thế giới, lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM Đồng thời sản lượng sẽ giảm khoảng 0,8%, cùng với tác động bất lợi về khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, thể các các thị trường phát triển khác như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản đưa ra các cơ chế riêng của họ để giảm khí nhà kính khi nhập khẩu Hiện tại, Hoa Kỳ đang xây dựng Đạo luật cạnh tranh Sạch, bản dự luật lần 1 đã được ban hành vào tháng 7 năm 2021 và dự kiến áp dụng sau năm 2023 CCA bao gồm 25 lĩnh vực, chẳng hạn như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, phân bón, sắt thép, giấy thủy tinh và các lĩnh vực khác Giá carbon đề xuất là 55 USD/tấn CO2 với mức tăng điều chỉnh mỗi năm Thuế carbon sẽ áp dụng cho phần chênh lệch giữa lượng phát thải thực tế và lượng phát thải cơ bản của Hoa Kỳ.
Song đây cũng là cơ hội cho ngành thép hướng tới xanh hóa quy trình sản xuất Hiện tại, đã có một số công ty dự tính giảm 50% lượng khí thải carbon bằng một số kỹ thuật tiên tiến, sản xuất thép bằng Hydro (H2) Đây là xu hướng tất yếu về dài hạn và phù hợp với mục tiêu Net zero của Chính phủ.
Đứng trước tình hình trên, đề tài “Cơ chế CBAM: Cơ hội và thách thức đối với ngành thép Việt Nam” được nghiên cứu với mục đích tìm ra những cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu thép từ đó đề xuất một số giải pháp để giúp ngành tránh tác động xấu đồng thời thúc đẩy sản xuất xanh bền vững đáp ứng cơ chế CBAM.
2 Tổng quan tài liệu
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trang 9Thông tin tổng quan của cơ chế CBAM, một số tài liệu đã nêu định nghĩa, các nguyên tắc chung đồng thời cũng nêu ra các mốc thời gian thực hiện cơ chế CBAM Theo Trương Thị Quỳnh Vân (2023), cơ chế CBAM sẽ đánh thuế carbon với hàng hóa vào thị trường thuộc Liên minh Châu Âu dựa trên cường độ phát thải carbon trong quy trình sản xuất tại nước sở tại Đồng thời, tác giả cũng đã nêu ra phạm vi sản phẩm, phạm vi phát thải rộng, cơ quan thực hiện cũng như là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn vận hành và vận hành toàn bộ Trong đó, theo Hà Trần (2024) EU mới chỉ áp dụng CBAM đối với 6 ngành hàng đến hết năm 2025 gồm: Xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen Hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu trong 6 ngành hàng này của EU sẽ phải báo cáo về khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, nhưng không phải trả bất kỳ khoản phí nào ở giai đoạn chuyển tiếp Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải thu thập dữ liệu của quý IV/2023 và nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024.Ngoài ra, Anh Quang (2023) cũng đã nêu ra
một số thông tin cụ thể hơn như cách tính toán lượng khí thải CBAM Theo quy định CBAM,
lượng phát thải được EU tính toán cho mỗi sản phẩm nhập khẩu bao gồm phát thải trực tiếp và phát thải gián tiếp.Trực tiếp là lượng phát thải từ nguyên, nhiên liệu đầu vào từ quá trình sản xuất Phát thải gián tiếp là từ việc tiêu thụ điện năng sử dụng là năng lượng tái tạo hay nhiệt điện đều được tính vào Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu ra giá mua "chứng chỉ CBAM" hay giá carbon không cố định mà được tính bằng mức trung bình hàng tuần của hạn ngạch phát thải khí nhà kính đang được đấu giá trên thị trường carbon của châu Âu.
Về tính cấp thiết của cơ chế CBAM, theo Hồ Quốc Lực (2023), phát triển xanh và bền vững là vấn đề thời sự và phổ biến, được thống nhất và quyết định từ các doanh nghiệp tại EU, đặc biệt là các nhãn hàng lớn và chuỗi kinh doanh quốc tế, khi họ đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt Theo Lâm Anh (2023), CBAM được coi là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon và là một trong những trụ cột trung tâm trong Chương trình Nghị sự 55 của EU, đồng thời EU ban hành cơ chế CBAM nhằm khuyến khích phong trào xanh hóa trong quy trình sản xuất trên toàn thế giới và ngăn chặn tình trạng các nhà sản xuất ở châu Âu chuyển hoạt động sản xuất đến các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn Điều này cũng giúp các nhà sản xuất châu Âu không bị thụt lùi trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong khi đầu tư góp phần đáp ứng các mục tiêu khí hậu của EU.
Về tác động của CBAM lên các ngành, Ngô Đức Thanh và Nguyễn Hồng Thơm (2023) đã chỉ ra tác động CBAM có thể gây ra sự sụt giảm khoảng 100 triệu USD kim ngạch xuất khẩu từ
Trang 10các ngành như xi măng, thép, nhôm, phân bón có mức độ phát thải carbon cao Bên cạnh đó, Hồng Hạnh (2023) đã chỉ ra chi tiết hiện trạng xuất khẩu của ngành thép và tác động của CBAM nếu các doanh nghiệp thép Việt không lên kế hoạch giảm lượng khí thải trong sản xuất thì khi đó, sản phẩm xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh về mặt giá trị Ngoài ra, hàng rào kỹ thuật và thương mại vào thị trường nàycó thể chính làthủ tục và cơ chế liên quan tới khai báo thông tin phát thải từ nhà xuất khẩu tại thị trường EU.
Bên cạnh đó, Thu Thảo (2023) mặc dù sản xuất xanh có nhiều thử thách với chi phí vốn lớn, nhưng thép xanh được nhận định sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và đáp ứng các thị trường xuất khẩu khó tính Thực tế hiện nay, một số doanh nghiệp đã tiên phong thực hiện áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu phát thải carbon ra môi trường như Hòa Phát, VNSteel, Việt Ý… Bảo Loan (2023) đề cập đến một số phương pháp như sử dụng điện mặt trời thay thế cho sử dụng điện hóa thạch và tận dụng nhiệt dư từ phát điện đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của nhà máy nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường
Về khuyến nghị cho chính phủ, Trâm Anh (2023) đã nêu ra việc cần phải làm là phát triển thuế carbon và định giá carbon, để phù hợp với cơ chế CBAM, đáp ứng các mục tiêu về môi trường và kinh tế, Về lâu dài, việc áp dụng thuế carbon sẽ là phương án giữ lại nguồn tiền tại Việt Nam phục vụ cho các mục đích liên quan đến chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải nhà kính Việt Hằng (2023) cũng khuyến nghị giải pháp rằng Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước cần phải sớm ban hành hướng dẫn để doanh nghiệp có thể chuẩn bị ứng phó, tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế để thích ứng với CBAM; bên cạnh đó tham gia vào các đối thoại mang tính xây dựng với EU và đàm phán với các quy định của EU để đưa ra các điều kiện có lợi cho Việt Nam; cải thiện khung chính sách về khử carbon như loại bỏ dần điện than, thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng
2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Lượng khí nhà kính bình quân tăng lên trong thế kỷ này và đang duy trì tốc độ tăng nhanh.
Nghiên cứu của Andrei Marcu (2021) xác định các mặt hàng xuất khẩu phát thải carbon chính liên quan đến CBAM bao gồm thép, nhôm, xi măng từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ sang EU, đánh giá lượng phát thải CO2 trong các sản phẩm sử dụng nhiều carbon theo lượng phát thải trực tiếp Đồng thời bài nghiên cứu cũng ước tính chi phí và tổn thất có thể xảy ra tại các
Trang 11nước xuất khẩu đang được nghiên cứu nếu CBAM của EU được áp dụng Cụ thể, đánh giá các khoản phí tiềm năng dựa trên giá CO2 và lượng phát thải dự báo.
Nghiên cứu của tổ chức Energy transition partnership (2022) giúp phân tích và định lượng tác động của CBAM đối với Việt Nam, đánh giá liệu CBAM có phải là một chính sách đúng đắn từ bối cảnh toàn cầu, đồng thời thảo luận về cách thức các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam nên đáp lại Đồng thời xem xét các tác động chính sách đối với việc thiết kế thuế carbon ở Việt Nam nhằm đánh giá sự phù hợp trong thiết kế và áp dụng thuế carbon ở Việt Nam Bên cạnh đó, theo Pimwan Pongsuwan (2024), CBAM sẽ vừa là cơ hội vừa là thách
thức khi Việt Nam kiên định theo đuổi mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và định hướng phát triển trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 Điều này yêu cầu cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải thích ứng nhanh chóng với bối cảnh kinh tế Khi họ định hướng tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững mới, các doanh nghiệp sẽ trở thành những nhân tố quan trọng trong tương lai bền vững của Việt Nam Bất chấp những thách thức này, việc áp dụng CBAM có tiềm năng thúc đẩy đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên dồi dào của Việt Nam, định vị quốc gia trong việc giảm lượng cacbon trong ngành điện và giảm khí nhà kính trên toàn bộ nền kinh tế.
Ngành thép đang có những lo ngại liên quan đến việc thực hiện CBAM của Liên minh châu Âu, theo Ranjana von Wendland (2023) việc báo cáo về lượng khí thải tiềm ẩn đang gây khó khăn cho nhiều nhà nhập khẩu, có khả năng xảy ra sai sót rất lớn khi báo cáo lượng khí thải phát sinh Không phải lúc nào việc đảm bảo đầy đủ thông tin chi tiết cũng được minh bạch, đồng thời việc kiểm tra tính chính xác của thông tin cũng gặp khó khăn, lưu ý rằng việc phổ biến thông tin của EU qua các hội thảo trên web cũng còn thiếu sót Vấn đề CBAM phản ánh ETS hiện tại của EU cũng được đa số các nhà nhập khẩu đưa ra Hầu hết đều cho biết sẽ không có thị trường thứ cấp và họ sẽ phải bán những chứng chỉ chưa sử dụng.
Ngành sản xuất thép đang bắt đầu chuyển sang sản xuất xanh hơn và giảm thiểu khí thải để điều chỉnh theo các quy định của các thị trường lớn như EU Theo Halina Yermolenko (2023), ngành thép Việt Nam đãtham gia nỗ lực trong việc giảm khí nhà kính như giới thiệu chuyển đổi số, tối ưu hóa công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và sản xuất điện từ lượng nhiệt dư thừa để giảm tác động tiêu cực đến môi trường Nhưng bài viết đề cập đến hạn chế của ngành thép trong việc giảm phát thải như khả năng tiếp cận công nghệ sạch và tài chính
Trang 12cho quá trình chuyển đổi xanh, cũng như sự sẵn có của nguyên liệu thô trong khi ngày càng có nhiều hạn chế về xuất khẩu phế liệu.
3 Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu về tác động của cơ chế CBAM lên hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành thép Việt Nam còn khá hạn chế Các nghiên cứu về tác động của cơ chế CBAM thường tập trung vào các ngành hàng có cường độ carbon cao và phân tích khía cạnh tác động lên xuất khẩu nhưng chưa tập trung hoàn toàn vào ngành thép và đánh giá đầy đủ tác động của cơ chế này lên sản xuất Bài nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về những cơ hội và thách thức lên hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành thép Việt Nam sau khi áp dụng cơ chế CBAM Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp vượt qua thách thức của cơ chế CBAM, thúc đẩy ngành thép Việt Nam áp dụng các hoạt động sản xuất bền vững.
4 Mục tiêu nghiên cứu
4.1 Mục tiêu tổng quan
Bài viết nêu lên cơ hội và thách thức lên sản xuất và xuất khẩu mà ngành thép gặp phải sau khi EU thực hiện cơ chế CBAM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với cơ chế mới, hạn chế thiệt hại do cơ chế CBAM gây ra và hướng tới phát triển bền vững ngành thép
4.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các khái niệm, lý thuyết liên quan đến cơ chế CBAM - Nêu ra hiện trạng sản xuất và xuất khẩu ngành thép
- Đánh giá cơ hội nhằm xanh hóa đối với sản xuất trong ngành thép - Dự đoán thách thức trong xuất khẩu ngành thép do cơ chế - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thích ứng với cơ chế mới
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài viết này sẽ có những nhiệm vụ nêu lên cơ hội và thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu của ngành thép sau khi EU ban hành cơ chế CBAM cũng như hiểu rõ được cơ chế CBAM, từ đó gợi ý cho chính phủ và các doanh nghiệp các phương pháp để có thể áp dụng lên hoạt động
Trang 13sản xuất và xuất khẩu Đồng thời, bài viết này cũng chỉ ra hiện trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành thép Việt Nam
6 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Phân tích hiện trạng sản xuất và xuất khẩu ngành thép Câu hỏi 2: Cơ hội đối với sản xuất thép sau khi EU ban hành cơ chế? Câu hỏi 3: Thách thức đối với xuất khẩu thép sau khi EU ban hành cơ chế? Câu hỏi 4: Đề xuất các biện pháp cần có để thích ứng với cơ chế mới?
7 Đối tượng nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là: Ngành thép
8 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Bài này sẽ tập trung tiến hành nghiên cứu cơ chế CBAM, cơ hội và thách thức đối với ngành thép sau khi CBAM có hiệu lực từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực
- Phạm vi không gian: Việt Nam - Phạm vi thời gian: 2016 – 2030
9 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê từ các trang như
- Phương pháp quy nạp: Đề tài được nghiên cứu từ những số liệu, trường hợp cụ thể để đi đến kết luận chung về lý thuyết tổng quát Đề tài nghiên cứu được nhìn nhận và đánh giá theo nhiều góc độ để có thể đưa đến kết luận cuối cùng.
10 Cấu trúc báo cáo của đề tài
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế CBAM
- Chương 2: Hiện trạng xuất khẩu và sản xuất hiện nay của ngành thép - Chương 3: Cơ hội xanh hóa sản xuất ngành thép Việt Nam
Trang 14- Chương 4: Thách thức cho xuất khâủ ngành thép Việt Nam - Chương 5: Khuyến nghị giải pháp cho chính phủ và doanh nghiệp
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Sự phát triển của CBAM
EU đã phải vật lộn với nguy cơ rò rỉ carbon trong nhiều năm ETS là một công cụ giúp giảm lượng khí thải nhà kính ở EU, bao gồm điện, công nghiệp, hàng không và các lĩnh vực khác Bằng cách trao đổi khoảng 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính của EU, EU đã quản lý để duy trì mức giá carbon cao trong khi không thể cạnh tranh với các quốc gia xung quanh có mức giá thấp hơn giá carbon, có thể mất thị phần trực tiếp hoặc gián tiếp Phương thức để nhà sản xuất EU kiểm soát chi phí là di dời các nhà máy ra ngoài EU để tận dụng giá carbon thấp hơn và sản lượng thấp hơn chi phí, có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ carbon sau đó bán hàng tại EU để giảm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao vị thế
CBAM lần đầu tiên được Nghị viện EU đề xuất trong Thỏa thuận mới xanh châu Âu vào tháng 12 năm 2019 và bắt đầu quá trình xây dựng vào năm 2020 Sau nhiều năm hoạt động, CBAM đã được EU phê duyệt bởi 27 bộ trưởng tài chính vào ngày 15 tháng 3 năm 2022, trong khuôn khổ ECOFIN Điều này có nghĩa là CBAM hiện có sự hỗ trợ của các cơ quan tài chính quốc gia của EU và đã thực hiện chuyển đổi đáng kể từ giai đoạn phát triển sang triển khai Ủy ban Y tế Công cộng và An toàn Thực phẩm phê duyệt đề xuất của EU về CBAM, trong đó thể hiện quyết tâm và tham vọng của EU trong việc chống biến đổi khí hậu và đạt được sự độc lập về năng lượng Nó cũng đẩy nhanh việc giảm nguồn cung hạn ngạch ETS của EU, mở rộng thị trường và sự tham gia của sản phẩm, đồng thời có sự phân nhánh quan trọng đối với chiến lược kinh doanh carbon của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào EU với tư cách là đối tác thương mại.
Nghị viện Châu Âu đã phê chuẩn sửa đổi đề xuất ban đầu về việc thành lập CBAM vào ngày 22 tháng 6 năm 2022 Sửa đổi nêu rõ thuế quan đối với thép, xi măng, nhôm, hóa dầu và hydro sẽ có hiệu lực vào năm 2027 EU chính thức thông qua chính sách CBAM vào ngày 13 tháng 12 năm 2022 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10, 2023 Giờ đây, nó đã trở thành luật của EU.
1.2 Quy định CBAM
CBAM sẽ áp dụng với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU trong các lĩnh vực công nghiệp có cường độ carbon cao, chẳng hạn như sắt thép, nhôm, xi măng, phân bón và điện, sẽ phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế CBAM Mỗi tấn CO2tđ có trong sản phẩm nhập khẩu
Trang 16vào EU sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM bởi các doanh nghiệp nhập khẩu Trong đó, 1 tấn CO2tđ bao gồm khí CO2, NO2 và perfluorocarbon (PFCs) Giá của chứng chỉ CBAM sẽ dựa trên giá trung bình hàng tuần của giá đấu giá 1 tấn CO2tđ trong hệ thống EU ETS và sẽ được Ủy ban Châu Âu công bố rộng rãi và áp dụng thống nhất trong toàn EU Hàng hóa được lưu giữ tại cảng sẽ chỉ bị đánh thuế khi thực sự vào thị trường EU Trong trường hợp không thể xác minh mức phát thải thực tế, số lượng chứng chỉ CBAM cần thiết sẽ được xác định dựa trên mức trung bình tại quốc gia sản xuất theo dữ liệu hoặc tài liệu có sẵn hoặc sử dụng các giá trị mặc định được đặt ở mức tương ứng với lượng phát thải của 10% các cơ sở sản xuất giảm phát thải khí nhà kính kém hiệu quả nhất ở EU Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế CO2 tại nước xuất khẩu, giá chứng chỉ CBAM sẽ được tính bằng chênh lệch giữa giá mua khí thải CO2 tại EU và giá khí CO2 tại nước xuất khẩu Trong trường hợp một sản phẩm được làm từ nhiều vật liệu với các hàm lượng mức carbon khác nhau, tổng hàm lượng carbon của các nguyên liệu tạo nên sản phẩm sẽ là căn cứ để tính số lượng chứng chỉ CBAM được cấp của sản phẩm.
Giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn chính thức là hai giai đoạn mà CBAM sẽ tiến lên Sự chuyển tiếp giai đoạn này từ ngày 1 tháng 10 năm 2023 và CBAM hoàn chỉnh sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2026
Bảng 1: Lộ trình thực hiện CBAM
Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương
Trang 17Theo đó với các điều khoản chuyển tiếp của CBAM, các nhà nhập khẩu từ EU chỉ phải báo cáo hàng quý cho cơ quan quốc gia nhập khẩu tổng lượng hàng hóa liên quan được nhập khẩu và lượng phát thải liên quan những hàng nhập khẩu đó, cũng như tất cả giá carbon nào được trả ở nước xuất xứ Hệ thống được thực hiện để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu và tránh sự gián đoạn thương mại nghiêm trọng do thay đổi chính sách gây ra.
Vi phạm các quy định của cơ chế CBAM sẽ bị xử phạt tương tự như trong hệ thống ETS của EU Sổ tay hướng dẫn hệ thống ETS của EU lưu ý rằng nếu một tổ chức thuộc hệ thống ETS có nguy cơ phải bị xử phạt bởi các thủ tục trong trường hợp chậm thời hạn hàng năm của hệ thống để nộp lại hạn ngạch phát thải Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên áp dụng mức phạt 100 cho mỗi tấn CO2tđ, được điều chỉnh theo lạm phát từ năm 2013 Ngoài ra, bất kỳ sự không tuân thủ nào sẽ không được xóa bỏ, mà được giải quyết bằng cách thêm vào nghĩa vụ của năm tiếp theo hay nói cách khác việc không tuân thủ đầy đủ sau đó được thêm vào mục tiêu phát thải của năm sau
Những người nộp đơn được ủy quyền sẽ phải nộp bản tuyên bố CBAM cho Cơ quan quản lý quốc gia trước ngày 31 tháng 5 hàng năm khi CBAM đi vào hoạt động đầy đủ Tuyên bố này phải bao gồm lượng phát thải khí nhà kính của hàng hóa nhập khẩu trong hơn năm trước cũng như số lượng chứng chỉ CBAM đã được cấp về phát thải (1 chứng chỉ tương đương với 1 tấn khí thải tương đương CO2) Đáng chú ý, người khai hải quan phải mua chứng chỉ CBAM trực tiếp từ Cơ quan Quốc gia và phải đảm bảo rằng ít nhất 80% giới hạn chứng chỉ CBAM được đáp ứng mua trước mỗi quý.
1.3 Phương pháp tính CBAM
Phương pháp tính toán CBAM tuân theo quy định phổ biến trên thế giới về đánh thuế carbon dựa trên CO2 lượng khí thải, được tính toán dựa trên việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch Các nghĩa vụ đã được đáp ứng ở nước thứ ba (nước xuất khẩu) đối với lượng phát thải này đề cập đến tiền do nhà nhập khẩu ở nước thứ ba trả dưới dạng thuế, phí hoặc trợ cấp phát thải theo EU ETS, được tính theo lượng khí carbon phát thải trong quá trình sản xuất sản phẩm được bao phủ bởi chính sách.
Theo quy định CBAM, lượng phát thải được EU tính toán cho mỗi sản phẩm nhập khẩu bao gồm phát thải trực tiếp và phát thải gián tiếp Doanh nghiệp nhập khẩu từ EU sẽ yêu cầu một bên thứ 3 thẩm định để có thể tính toán được mức khí thải này Mức giá thẩm định hiện này