BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ thực tiễn Việt Nam

16 1 0
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ thực tiễn Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -*** -

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: “Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội và liên hệ thực tiễn Việt Nam”

Họ và tên: Nguyễn Phạm Khánh Linh

Trang 2

1.1 Khái niệm của cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp ……… 2

1.1.1 Cơ cấu xã hội……….2

1.1.2 Cơ cấu xã hội - giai cấp ………3

1.2 Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội ……… 4

II SỰ BIẾN ĐỔI CÓ TÍNH QUY LUẬT CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ……….5

2.1 Biểu hiện của sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ……… 5

2.2 Những biến đổi mang tính quy luật của cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ……… 5

III LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM ………7

3.1 Thực tiễn cơ cấu xã hội - giai cấp tại Việt Nam … ………7

3.1.1 Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật phổ biến vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam ……… 7

3.1.2 Sự biến đổi của các giai cấp trong cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ……… 8

3.2 Chính sách, chủ trương của Nhà nước Việt Nam thời kỳ quá độ ………9

3.3 Nhiệm vụ và vai trò của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là sinh viên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ………12

C KẾT LUẬN………13

D TÀI LIỆU THAM KHẢO……….15

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Sự biến đổi về cơ cấu xã hội, trong đó chi tiết hơn là cơ cấu xã hội - giai cấp ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình lịch sử của các quốc gia Khi mà các giai cấp trong xã hội quyết định trực tiếp đến hoạt động chính trị, chủ trương và con đường mà đất nước ta đang đi theo Có thể thấy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí và vai trò quan trọng cho sự phát triển của chế độ này Thời gian kéo dài dẫn đến những sự biến đổi theo quy luật tự nhiên của cơ cấu xã hội - giai cấp, điều này gây nên cho những người sống trong chính xã hội tò mò và muốn đi tìm được cơ sở lý luận về nó Vì vậy vấn đề này đã được đem ra nghiên cứu, tìm hiểu bởi nhiều chuyên gia và là chủ đề được quan tâm trong mọi thời kỳ

Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế - xã hội này càng phát triển, để đi đến được ngày hôm nay đất nước ta đã phải trải qua rất nhiều quá trình biến đổi và cải tạo về nhiều mặt Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi Trong đó cơ cấu xã hội - giai cấp là yếu tố tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển tại Việt Nam, những người quyết định đến các đường lối để đưa đất nước cạnh tranh với quốc tế Theo Hồ Chí Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài

Nhận thấy được vai trò to lớn và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tôi đã chọn và xin phép trình bày về đề tài:“Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ thực tiễn Việt Nam’’.

B NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP TRONG CƠ CẤU XÃ HỘI

1.1 Khái niệm của cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp

1.1.1 Cơ cấu xã hội

Trang 4

Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên

Cơ cấu xã hội có nhiều loại, như: cơ cấu xã hội - dân cư, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cơ cấu xã hội - tôn giáo, V.V Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp vì đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội nhất định

1.1.2 Cơ cấu xã hội - giai cấp

Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp đó

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gần bỏ chặt chẽ với nhau Yếu tố quyết định mối quan hệ đó là họ đứng chung sức cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các giai cấp, tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ v.v Mỗi giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội này có những vị trí và vai trò xác định song dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân cùng hợp lực, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ đã lỗi thời

Ở nước ta cơ cấu xã hội - giai cấp mang 3 đặc điểm cơ bản sau:

Tính chất xã hội chủ nghĩa: đó là biểu hiện ở sự lãnh đạc của Đảng Cộng sản, xác định

hướng phát triển của cơ cấu - giai cấp là theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Cơ cấu xã hội - giai cấp còn phát triển chậm biểu hiện ở chỗ giai cấp nông dân chiếm một

tỷ lệ lao động lớn trong dân cư

Trang 5

Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta mang tính quá độ và tính đa dạng, thống nhất Giai cấp

công nhân và đội ngũ trí thức còn chiếm tỷ lệ thấp, giai cấp nông dân còn chiếm tỷ lệ cao Tính đa dạng được biểu hiện ở cơ cấu nhiều giai tầng, tính thống nhất biểu hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đó là một đặc trưng của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ chuyển hóa, có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc các thành phần xã hội, có sự phân hóa các tầng lớp xã hội trong quá 'trình hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cần chú ý đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Đó là việc phát triển của năm thành phần kinh tế trên cơ sở ba chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể và tư nhân.

1.2 Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội

Dựa vào các tiêu chí phân chia khác nhau, một con người có thể thuộc về nhiều cộng đồng khác nhau (ví dụ thuộc về một giai cấp, tầng lớp, một nhóm nghề nghiệp, một địa bàn cư trú, một dân tộc, một tôn giáo…)

Trong hệ thống xã hội, mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí, vai trò xác định và giữa chúng có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau Song vị trí, vai trò của các loại cơ cấu xã hội không ngang nhau, trong đó, cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác vì những lý do cơ bản sau:

Trong xã hội có giai cấp, cơ cấu xã hội - giai cấp là loại hình cơ cấu cơ bản và có vị trí quyết định nhất, chi phối và quyết định bản chất, xu hướng vận động của các loại hình cơ cấu xã hội khác, do nó liên quan đến mối quan hệ giai cấp, vốn là mối quan hệ quy định sự khác nhau về địa vị kinh tế, về quyền sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức thu nhập và phân phối sản phẩm… trong một hệ thống sản xuất nhất định, do đó, nó có liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị Các loại hình cơ cấu xã hội khác không có được những mối quan hệ quan trọng và quyết định này

Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt động xã hội và mọi thành viên trong xã hội, qua đó thấy rõ thực trạng, quy

Trang 6

mô, vai trò, sứ mệnh và tương lai của các giai cấp, tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu xã hội và phát triển xã hội Vì vậy, cơ cấu xã hội – giai cấp là căn cứ cơ bản để từ đó giai cấp cầm quyền xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng giai đoạn

Mặc dù cơ cấu xã hội - giai cấp giữ vị trí quan trọng song không vì thế mà tuyệt đối hóa nó, xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác, từ đó có thể dẫn đến tùy tiện, muốn xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội một cách giản đơn theo ý muốn chủ quan

II SỰ BIẾN ĐỔI CÓ TÍNH QUY LUẬT CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1 Biểu hiện của sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Sự thu hẹp và xóa bỏ các giai cấp bóc lột: Giai cấp tư sản, địa chủ và các giai cấp bóc

lột khác sẽ dần bị thu hẹp và xóa bỏ

Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân: Giai cấp công nhân sẽ trở

thành giai cấp lãnh đạo trong xã hội Giai cấp nông dân sẽ được liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân

Sự xuất hiện và phát triển của các tầng lớp xã hội mới: Tầng lớp trí thức, tầng lớp

doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, v.v sẽ xuất hiện và phát triển.

2.2 Những biến đổi mang tính quy luật của cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Một là, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Trong một hê ̣ thống sản xuất nhất định, cơ cấu xã hô ̣i - giai cấp thường xuyên biến đổi do tác đô ̣ng của nhiều yếu tố Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu kinh tế - tất yếu có những biến đổi và những thay đổi đó cũng tất yếu dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu xã hô ̣i theo hướng phu ̣c vu ̣ thiết thực lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao đô ̣ng dựng thành công chủ nghĩa xã hô ̣i Ph Ăngghen chỉ rõ: “ Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy…”

Trang 7

Sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân cùng toàn thể các giai cấp, tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ tuy vận động theo cơ chế thị trường, song có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Ở những nước bước vào thời kỳ quá đô ̣ lên chủ nghĩa xã hô ̣i với xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế sẽ có những biến đổi đa dạng:

- Từ một cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiê ̣p và công nghiê ̣p còn ở trình đô ̣ sơ khai chuyển sang cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiê ̣p và dịch vu ̣

- Từ cơ cấu vùng lãnh thổ còn chưa định hình sang hình thành các vùng, các trung tâm kinh tế lớn

- Từ cơ cấu lực lượng sản xuất còn lạc hâ ̣u hoặc trung bình chuyển sang phát triển lực lượng sản xuất với trình đô ̣ công nghê ̣ cao, tiên tiến ứng du ̣ng những thành quả của cách mạng khoa học và công nghê ̣ hiê ̣n đại

Từ đó hình thành những cơ cấu kinh tế mới hiê ̣n đại hơn, với trình đô ̣ xã hô ̣i hóa cao và đồng bô ̣ hài hòa hơn giữa các vùng lãnh thổ Quá trình biến đổi trong cơ cấu kinh tế đó tất yếu dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu xã hô ̣i - giai cấp, cả trong cơ cấu tổng thể cũng như những biến đổi trong nô ̣i bô ̣ từng giai cấp, tầng lớp xã hô ̣i, nhóm xã hô ̣i Điều này làm cho vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hô ̣i cũng thay đổi theo

- Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh với tính cạnh tranh cao, cô ̣ng với xu thế hô ̣i nhâ ̣p ngày càng sâu rộng.Các giai cấp, tầng lớp xã hô ̣i cơ bản trong thời kỳ này trở nên năng đô ̣ng, có khả năng thích ứng nhanh, chủ đô ̣ng sáng tạo trong lao đô ̣ng sản xuất

- Xu hướ ng biến đổi này diễn ra rất khác nhau ở mỗi quốc gia khi bắt đầu thời kỳ quá đô ̣ lên chủ nghĩa xã hô ̣i do bị quy định bởi những khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, về hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước

Hai là, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới:

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, hình thái kinh tế - xã hô ̣i cô ̣ng sản chủ nghĩa đã được “thai nghén” từ trong lòng xã hô ̣i tư bản chủ nghĩa, do vâ ̣y ở giai đoạn đầu của nó vẫn còn những “dấu vết của xã hô ̣i cũ” được phản ánh “về mọi phương diê ̣n - kinh tế, đạo đức, tinh thần”

Trang 8

Bên cạnh những dấu vết củ a xã hô ̣i cũ, xuất hiê ̣n những yếu tố của xã hô ̣i mới do giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp trong xã hô ̣i bắt tay vào tổ chức xây dựng, do vâ ̣y tất yếu sẽ diễn ra sự tồn tại “đan xen” giữa những yếu tố cũ và yếu tố mới

Về mặt kinh tế, đó là còn tồn tại kết cấu kinh tế nhiều thành phần dẫn đến những biến đổi đa dạng, phức tạp trong cơ cấu xã hô ̣i – giai cấp mà biểu hiện của nó là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau

Ngoài giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, giai cấp tư sản còn có các tầng lớp xã hô ̣i mới như: tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những người giàu có và trung lưu trong xã hô ̣i…

Ba là, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau:

Cơ cấu xã hô ̣i - giai cấp biến đổi và phát triển trong mối quan hê ̣ vừa có mâu thuẫn, đấu tranh, vừa có mối quan hê ̣ liên minh với nhau, dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hô ̣i

Mứ c đô ̣ liên minh, xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hô ̣i tùy thuô ̣c vào các điều kiê ̣n kinh tế - xã hô ̣i của đất nước trong từng giai đoạn của thời kỳ quá đô ̣

Tính đa dạng và tính đô ̣c lâ ̣p tương đối của các giai cấp, tầng lớp sẽ diễn ra viê ̣c hòa nhập, chuyển đổi bô ̣ phâ ̣n giữa các nhóm xã hô ̣i và có xu hướng tiến tới từng bước xóa bỏ dần tình trạng bóc lô ̣t giai cấp trong xã hô ̣i, vươn tới những giá trị công bằng, bình đẳng

Trong cơ cấu xã hô ̣i - giai cấp ấy, giai cấp công nhân, lực lượng tiêu biểu cho phương thứ c sản xuất mới giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước, cải tạo xã hô ̣i cũ, xây dựng xã hô ̣i mới

III LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

3.1 Thực tiễn cơ cấu xã hội - giai cấp tại Việt Nam

3.1.1 Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật phổ biến vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cơ cấu xã hội - giai cấp cũng vận động, biến đổi theo đúng quy luật: đó là sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế

Trang 9

Từ sau Đại hội VI (1986), chúng ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình này đã dẫn đến những biến đổi vĩ mô trong cơ cấu xã hội - giai cấp, cụ thể:

- Hình thành một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng hơn, chuyển đổi từ cơ cấu “hai giai một tầng” (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức)

- Ở giai đoạn bao cấp sang cơ cấu hai giai cấp, nhiều tầng lớp trong thời kỳ đổi mới (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp nhà doanh nghiệp, tầng lớp tiểu thương, tầng lớp tiểu chủ)

Cùng với đó, sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam còn diễn ra trong nội bộ từng giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội; thậm chí có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp Sự chuyển dịch đó bắt nguồn từ sự chuyển dịch các hình thức sở hữu ngành nghề trong các giai cấp, tầng lớp Chẳng hạn như với giai cấp nông dân đã hình thành nhóm nông dân làm dịch vụ, mở xưởng cơ khí, làm nghề phụ, buôn bán nhỏ ; nhóm nông dân làm chủ trang trại, nhóm nông dân làm thuê, nhóm nông dân sống và làm việc ở nông thôn nhưng cũng đã ly nông Sự chuyển dịch đó dẫn đến tính chất thuần nông trong giai cấp nông dân ngày một thuyên giảm Ngoài ra, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam cũng đã có nhiều chuyển dịch về ngành nghề, dẫn đến sự chuyển dịch về kết cấu trong nội bộ giai cấp

Tính phức tạp trong giai cấp công nhân ngày càng tăng lên, công nhân làm thuê đan xen với công nhân có cổ phần, thậm chí là chủ xưởng Trong giai cấp công nhân đã xuất hiện công nhân “cổ trắng” bên cạnh những công nhân “cổ xanh” truyền thống

Chính những biến đổi mới này cũng là một trong những yếu tố có tác động trở lại làm cho nền kinh tế đất nước phát triển trở nên năng động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

3.1.2 Các giai cấp trong cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Giai cấp công nhân: Có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đại

diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp

Trang 10

hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Giai cấp nông dân: Có vị trí chiến lược, gắn liền công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xây

dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có sự biến đổi, đa dạng về cơ cấu giai cấp, giảm dần về số lượng và tỉ lệ

Đội ngũ trí thức: Là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước Vai trò đang dần trở nên quan trọng cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức trong điều kiện KHCN và cách mạng công nghiệp lần thứ tư Hiện nay, cùng với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện khoa học - công nghệ và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ thì vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng trở nên quan trọng

Đội ngũ doanh nhân: Phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô với vai trò không ngừng

tăng lên, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và đảm bảo độc lập, tự chủ của nền kinh tế

Tầng lớp giàu có ngày càng phát triển, bao gồm doanh nhân, nhà đầu tư, và những người có thu nhập cao.Tầng lớp trung lưu bao gồm cán bộ công chức, viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn cao, và chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy có một số người có thể chưa hoàn toàn tin vào chủ nghĩa xã hội, song tầng lớp mới này đã và đang đóng góp một

cách tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội

3.2 Chính sách, chủ trương của Nhà nước Việt Nam thời kỳ quá độ để xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp

Để có thể điều tiết một xã hội hướng đến phát triển bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa thì Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách, chủ trương để vận hành đất nước một cách hợp lý, nằm trong khuôn khổ quản lý và khai thác tối đa tiềm lực quốc gia Từ đó xây dựng một quốc gia XHCN lớn mạnh, tiêu biểu là những chính sách sau:

Một là, đẩy mạnh công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa; giải quyết tốt mối quan hê ̣ giữa tăng

trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bô ̣, công bằng xã hô ̣i tạo môi trường và điều kiê ̣n thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hô ̣i - giai cấp theo hướng tích cực

Ngày đăng: 15/04/2024, 11:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan