skkn khoa học tự nhiên thcs

53 1 0
skkn khoa học tự nhiên thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất phát từ thực tiễn triển khai các hoạt động dạy học đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Phương pháp khai thác, phát triển mở rộng dạng bài tập nhận biết từ các bài tập trong sách giá

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức rất lớn cho Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng buộc phải có những thay đổi căn bản toàn diện và đột phá để có thể phát triển cùng thời đại.

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông Qua nhiều năm tham gia giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy môn Hóa học được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mục tiêu giáo dục của môn Hoá học là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân Nếu như trước

Trang 2

đây, trong giáo dục truyền thống, giáo viên chỉ cung cấp, truyền dạy thông tin tri thức của các bộ môn khoa học một cách đơn thuần thì học sinh phải mất một khoảng thời gian làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong cuộc sống Hơn nữa, tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế Vậy nên, rào cản lớn nhất trong giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa bốn lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa học và làm.

Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là một trong những định hướng mà giáo dục cần tiếp cận Áp dụng phương pháp giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21 Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày Theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, năm học 2022-2023 tôi đã triển khai hướng dẫn học sinh cách làm

Trang 3

bài tập nhận biết trong sách giáo khoa, sử dụng bắp cải tím làm chất chỉ thị axit-bazơ nhận biết các chất sử dụng hàng ngày Xuất phát từ thực tiễn triển khai các hoạt động dạy học đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Phương pháp khai thác, phát triển mở rộng dạng bài tập nhận biết từ các bài tập trong sách giáo khoa

Hóa học 9 và STEM hóa học sử dụng bắp cải tím làm chất chỉ thị axit- bazơ

nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh" II Mô tả giải pháp

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Chương trình sách giáo khoa 2006 học sinh còn hạn chế về năng lực phản biện, tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.

Trong chương trình Hoá học, học sinh bắt đầu làm quen với các bài tập tổng hợp nên bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ Trong các dạng bài tập tổng hợp tôi lựa chọn dạng bài tập nhận biết để rèn luyện và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trong quá trình giải bài tập nhận biết các chất, học sinh bắt buộc phải thực hiện các thao tác tư duy để tái hiện kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng Học sinh phải phân tích tổng hợp, phán đoán suy luận để tìm ra lời giải Nhờ vậy mà tư duy của học sinh được phát triển và năng lực làm việc độc lập của học sinh được nâng cao Những kiến thức kĩ năng không phải do giáo viên rót vào học sinh, nhồi cho học sinh mà thông qua hoạt động tích cực của học sinh các em đã tìm kiếm được, giành được nó Bài tập nhận biết các chất là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh Nó giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập hóa học đồng thời có biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn và khắc phục những sai lầm đó.

Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực giải các bài tập nhận biết các chất của đại đa số học sinh còn rất yếu Mặc dù đa số học sinh đều chịu khó học lí thuyết nhưng khả năng tổng hợp và phân tích đề cũng như kĩ năng làm bài tập nhận

Trang 4

biết còn rất nhiều hạn chế Học sinh thường rất lúng túng khi gặp các bài tập nhận biết phức tạp: như nhận biết chất có giới hạn thuốc thử hoặc nhận biết chất không dùng thêm hóa chất khác, hoặc dạng bài tập nhận biết chứng minh sự có mặt của chất…

Thông thường khi làm bài tập nhận biết giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản theo nội dung sách giáo khoa để nhận biết chất sau khi học lý thuyết ví dụ như:

+Nhận biết dung dịch axit: làm quỳ tím hóa đỏ

+ Nhận biết dung dịch bazơ: làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein không màu

b Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

-Sau đó giáo viên gọi học sinh vận dụng kiến thức đã học lên làm bài tập.

Với bài tập nội dung sách giáo khoa học sinh dừng lại ở cách nhận biết chất đơn giản Trên cơ sở bài tập 3/19 SGK Hóa học 9 mở rộng, phát triển thành 3 bài tập cụ thể như sau:

Bài tập 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn

sau: HCl, H2SO4, NaOH, NaCl, Na2SO4.

Bài tập 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết sự có mặt của các chất trong dung dịch: NaCl, Na2SO4.

Bài tập 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch: giấm ăn,

nước cốt chanh, nước lọc, nước sô đa, nước gia-ven, nước bột giặt, nước rửa

tay, nước tẩy bồn cầu.

Trang 5

* Qua khảo sát học sinh lớp 9 năm học 2022- 2023 về chất lượng làm bài nhận biết khi chưa áp dụng đề tài (khảo sát 2 lớp 9A1 và 9A2 của trường THCS Hàn Thuyên Thành phố Nam Định với tổng số 100 học sinh) kết quả cụ thể như sau:

Giải đúng và khoa học Giải đúng nhưng

không khoa học Không giải được

-Kiến thức cơ bản nắm chưa vững.

-Kĩ năng giải bài tập nhận biết của học sinh đại trà chưa cao.

- Học sinh chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.

Phương pháp giảng dạy truyền thống thường chỉ tập trung vào các lý thuyết, khái niệm “khô khan”, bắt học sinh phải học thuộc mà thiếu đi phần thực hành để người học có thể trải nghiệm và hiểu được bản chất của vấn đề được dạy Điều này dễ sinh ra tâm lý chán nản, không gợi được sự hứng thú trong môn học cho nhiều bạn trẻ Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp dạy học để có thể

Trang 6

nâng cao chất lượng học tập của học sinh Để phát triển năng lực tự học và năng lực thực hành cho học sinh, trong chương trình giảng dạy tôi lồng ghép khéo léo lý thuyết và thực hành, giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức học được vào thực tế Điều này sẽ khiến môn học tưởng như khô khan này trở nên gần gũi và đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Để khai thác, phát triển mở rộng dạng bài tập nhận biết từ bài tập 3b trang 19 trong sách giáo khoa Hóa học 9 và STEM hóa học sử dụng bắp cải tím làm chất chỉ thị axit- bazơ nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh tôi đã tiến hành như sau:

- Phát triển, mở rộng dạng bài tập nhận biết từ bài tập 3b/19 để giảng dạy đối với đối tượng học sinh đại trà.

- Phát triển, mở rộng dạng bài tập nhận biết từ bài tập 3b/19 để giảng dạy đối với đối tượng học sinh giỏi.

-Phát triển, mở rộng dạng bài tập nhận biết từ bài tập 3/19SGK để STEM hóa học sử dụng bắp cải tím làm chất chỉ thị axit- bazơ nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh.

2.1 Phát triển, mở rộng dạng bài tập nhận biết từ bài tập 3b/19 để giảng dạy

đối với đối tượng học sinh đại trà.

2.1.1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh bằng cách yêu cầu

học sinh các nhóm thảo luận để tìm hóa chất nhận biết 2 dung dịch trên: NaCl

Trang 7

? Đây là 2 dung dịch NaCl và Na2SO4 đựng trong 2 ống nghiệm bị mất nhãn, bạn nào có thể chọn hóa chất nhận biết 2 dung dịch trên bằng phương pháp hóa học?

Đại diện nhóm 3: Tôi sử dụng dung dịch BaCl2để nhận biết.

Lớp trưởng: Mời bạn lên làm thí nghiệm nhận biết 2 dung dịch trên.

Đại diện nhóm 3: Trước khi tôi tiến hành thí nghiệm, xin hỏi các bạn: Bạn nào biết tại sao tôi lại chọn dung dịch BaCl2để nhận biết 2 dung dịch trên không? Đại diện nhóm 2: Theo tôi ở bài học trước để nhận biết dung dịch H2SO4 và dung dịch muối sufat (=SO4) ta dùng thuốc thử là dung dịch muối bari hoặc dung dịch Ba(OH)2 phản ứng tạo thành kết tủa trắng BaSO4 không tan trong nước và trong axit.

Đại diện nhóm 3: Vậy để kiểm tra xem nhận định của bạn đại diện nhóm 2 có đúng không, các bạn quan sát tôi tiến hành thí nghiệm.

Đại diện nhóm 3: Theo các bạn đâu là ống nghiệm đựng dung dịch Na2SO4? Đại diện nhóm 1: Ống nghiệm thấy xuất hiện kết tủa trắng.

Đại diện nhóm 3: Mời bạn Thủy đại diện nhóm 2 lên bảng trình bày.

Trang 8

*GV: Ngoài cách trên, có cách nào khác để nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4không?

HS: Dùng dung dịch AgNO3để nhận biết dung dịch NaCl thấy xuất hiện kết tủa trắng.

Trang 9

Để kiểm chứng xem bạn sử dụng dung dịch NaCl có đúng không, mời bạn lên tiến hành thí nghiệm.

Thí nghiệm dd NaCl tác dụng với dd AgNO3 Thí nghiệm dd Na2SO4tác dụng với dd AgNO3

Thông qua thí nghiệm, thấy cả 2 ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa màu trắng, từ đó bạn học sinh cùng cả lớp rút ra được kết luận: Không sử dụng dung dịch AgNO3để nhận biết 2 dung dịch trên vì:

NaCl + AgNO3→AgCl↓ + NaNO3

Na2SO4 + 2AgNO3 → Ag2SO4↓ (Ít tan)+2NaCl GV: Trong dung dịch, phải nhận biết (=SO4) trước (-Cl).

2.1.2 Phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 thành các bài tập nhận biết bằng phương pháp hóa học với số lượng lớn hơn 2 dung dịch.

2.1.2.1.Từ bài tập trên, các em hãy phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 SGK thành các bài tập nhận biết với số lượng chất nhận biết là 3 dung dịch.

Trang 10

HS: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

NaCl, Na2SO4và H2SO4.

GV: Tại sao em lại nghĩ ra nhận biết thêm chất dung dịch H2SO4?

HS: Vì dung dịch H2SO4 là dung dịch axit, còn dung dịch NaCl và Na2SO4 là dung dịch muối nên em dùng thuốc thử quỳ tím để nhận biết.

GV: Em hãy nêu cách nhận biết 3 dung dịch mất nhãn trên bằng phương pháp hóa học?

HS: Chia các dung dịch ra làm nhiều mẫu thử khác nhau và đánh dấu tương ứng -Cho quỳ tím vào 3 dung dịch trên:

+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ -> Nhận ra dung dịch H2SO4

+Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì -> Nhận ra dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

-Nhận biết dung dịch NaCl và Na2SO4: làm tương tự như bài tập 3b/19 SGK.

GV: Em hãy lên làm thí nghiệm kiểm chứng cho cách làm trên?

Như vây, khi học sinh tiến hành thí nghiệm là một hình thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức cần nhớ để vận dụng vào làm bài tập nhận biết.

GV: Tương tự bài tập trên, hãy phát triển mở rộng bài tập 3b/19 SGK thành các bài tập nhận biết với số lượng chất nhận biết là 3 dung dịch?

HS: Tự ra đề tương tự bài tập trên.

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

b1, NaCl, Na2SO4và NaOH.

Trang 11

b2, NaCl, Na2SO4và HCl b3, NaCl, Na2SO4và KOH.

b4, NaCl, Na2SO4và Ca(OH)2 b5, NaCl, Na2SO4và Ba(OH)2.

b6, NaCl, Na2SO4và HNO3.

GV: Em hãy khái quát cách chọn thêm một dung dịch nhận biết?

HS: Dung dịch chọn thêm là 1 dung dịch axit hoặc bazơ.

GV: Ngoài cách chọn trên, giao nhiệm vụ cho các nhóm về thảo luận và tìm 1 dung dịch nhận biết là dung dịch muối.

2.1.2.2.Từ bài tập trên, các em hãy phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 SGK thành các bài tập nhận biết với số lượng chất nhận biết là 4 dung dịch.

GV: Tương tự cách phát triển bài tập trên, các nhóm ra đề nhận biết các dung dịch mất nhãn bằng phương pháp hóa học với số lượng chất nhận biết là 4 dung dịch?

Trang 12

HS: Các nhóm thảo luận và phát triển nội dung bài tập nhận biết Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

b7, NaCl, Na2SO4, HCl và H2SO4(Nhóm 1)

b8, NaCl, Na2SO4, NaOH và HCl (Nhóm 2)

b9, NaCl, Na2SO4, NaOH và H2SO4 (Nhóm 3)

Các nhóm khác: có thể thay 1 dung dịch axit hoặc 1 dung dịch bazơ bằng các dung dịch tương đương theo công thức:

NaCl, Na2SO4, 1 dung dịch axit, 1 dung dịch bazơ.

NaCl, Na2SO4, 2 dung dịch axit.

NaCl, Na2SO4, 2 dung dịch bazơ.

NaCl, Na2SO4, 1 dung dịch muối khác, 1 dung dịch axit.

NaCl, Na2SO4, 1 dung dịch muối khác, 1 dung dịch bazơ

2.1.2.3.Từ bài tập trên, các em hãy phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 SGK thành các bài tập nhận biết với số lượng chất nhận biết là 5 dung dịch.

GV: Gợi ý dựa vào nội dung bài tập 3a,b/ 19 SGK các em hãy phát triển, mở rộng thành bài tập nhận biết với số lượng chất nhận biết là 5 dung dịch?

HS: Mở rộng, phát triển bài tập cụ thể như sau:

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

b10, NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4và NaOH

GV: Bạn nào có thể khái quát cách tìm chất cho dạng bài tập nhận biết trên?

HS: NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4và 1 dung dịch bazơ.

GV: Em hãy tự ra 1 bài tập nhận biết khác?

HS: b11, NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4và KOH

GV: Tương tự giao nhiệm vụ chocác em về nhà tiếp tục phát triển, mở rộng bài tập trên theo công thức:

NaCl, Na2SO4, 1 dung dịch axit và 2 dung dịch bazơ.

NaCl, Na2SO4, 2dung dịch axit và 1 dung dịch bazơ.

Trang 13

*Kết luận: Như vậy từ bài tập nhận biết đơn giản trong sách giáo khoa, các em đã vận dụng các tính chất hóa học của các chất để mở rộng, phát triển thành các bài tập nhận biết chất có nhiều chất cần nhận biết cùng một lúc Tương tự các em về nhà tiếp tục phát triển, mở rộng bài tập trên thành các bài tập nhận biết khác.

2.2 Phát triển, mở rộng dạng bài tập nhận biết từ bài tập 3b/19 để giảng dạy đối với đối tượng học sinh giỏi.

Trong giờ học trước các em đã phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 SGK thành các bài tập nhận biết chất với số lượng chất nhận biết lơn hơn 2 dung dịch Tất cả các bài tập nhận biết trên đều được sử dụng không giới hạn hóa chất để 2.2.1 Nhận biết chất có giới hạn thuốc thử.

GV: Như các em đã biết, dung dịch BaCl2 là thuốc thử để nhận biết dung dịch NaCl và Na2SO4

? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hãy phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 SGK để tự ra đề bài nhận biết chất chỉ được chọn 1 thuốc thử với số lượng chất nhận biết là 3 dung dịch?

Trang 14

HS: Hãy chọn 1 thuốc thử, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, NaCl và BaCl2.

GV: Tại sao em lại nghĩ ra thêm dung dịch BaCl2?

HS: Vì dung dịch BaCl2 là thuốc thử để nhận biết dung dịch Na2SO4; em phát triển thêm nhận biết dung dịch BaCl2 để sử dụng thuốc thử nhận biết là dung dịch H2SO4.

GV: Em hãy ra bài tập nhận biết tương tự như bài tập trên?

HS: Hãy chọn 1 thuốc thử, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

a, Na2SO4, NaCl và Ba(NO3)2 b, Na2SO4, NaCl và Ba(OH)2.

Trang 15

GV: Tương tự như bài tập trên, yêu cầu học sinh hãy phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 SGK để tự ra đề bài nhận biết chất chỉ được chọn 1 thuốc thử với số lượng chất nhận biết lớn hơn 3 dung dịch?

HS: Hãy chọn 1 thuốc thử, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

c, Na2SO4, NaCl, BaCl2, H2SO4.

d, Na2SO4, NaCl, BaCl2, NaHSO4 e, Na2SO4, NaCl, BaCl2, Na2CO3 .

GV: Có thể định hướng, gợi ý cho học sinh khi phát triển, mở rộng tìm các chất nhận biết gặp khó khăn.

Có thể phát triển phát triển, mở rộng bài tập 3b/19 SGK để tự ra đề bài nhận biết chất chỉ được chọn 1 thuốc thử với số lượng chất nhận biết lớn hơn 4 dung dịch như sau:

Trang 16

Chỉ được dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Na2SO4, NaCl, Na2CO3, Na2S, Na2SO3, BaCl2, NaHSO4 -Yêu cầu học sinh về làm bài tập trên và tiếp tục phát triển mở rộng các bài tập nhận biết khác khi chỉ giới hạn 1 hóa chất (thuốc thử).

2.2.2 Dạng bài tập nhận biết các chất trong dung dịch (Dạng bài tập chứng minh sự có mặt của chất)

GV: Bài tập 1: Dung dịch X chứa NaCl và Na2SO4 Bằng phương pháp hóa học, hãy chứng minh sự có mặt của các chất trên có trong dung dịch X.

? Bài tập trên khác bài tập 3b/19 SGK ở đặc điểm nào? ? Nêu cách nhận biết các chất có trong dung dịch X?

GV: Đây là một trong những dạng bài tập nhận biết vận dụng cao, yêu cầu các em phải tổng hợp kiến thức và xử lý tốt trong quá trình làm bài.

Trang 17

Tương tự có thể phát triển, mở rộng thành các bài tập khác như sau:

Bài tập 2: Dung dịch Y chứa NaCl, Na2SO4, Na2CO3 Bằng phương pháp hóa học, hãy chứng minh sự có mặt của các chất trên có trong dung dịch Y.

Bài tập 3: Dung dịch Z chứa NaCl, Na2SO4, NaNO3 Bằng phương pháp hóa học, hãy chứng minh sự có mặt của các chất trên có trong dung dịch Z.

Trang 18

GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm các bài tập trên Tương tự các em về nhà tiếp tục phát triển, mở rộng bài tập trên thành các bài tập nhận biết khác *Kết luận: Như vậy từ 1 bài tập nhận biết đơn giản trong SGK, các em đã phát triển, mở rộng ra được nhiều bài tập nhận biết khác nhau, tùy theo mức độ tổng hợp kiến thức của từng em mà ta phát triển thành các dạng bài tập nhận biết khác nhau:

+ Nhận biết không giới hạn hóa chất + Nhận biết có giới hạn hóa chất + Chứng minh sự có mặt của chất.

2.3 Phát triển, mở rộng dạng bài tập nhận biết từ bài tập 3/19 SGK để STEM

hóa học sử dụng bắp cải tím làm chất chỉ thị axit- bazơ nhằm phát triển nănglực phẩm chất học sinh.

Chất chỉ thị (quỳ tím, phenolphtalein) để nhận biết các chất chỉ có ở trong các phòng thí nghiệm, không thông dụng trong thực tế Trong cuộc sống hằng ngày, để tìm được chất chỉ thị màu như quỳ tím hoặc phenolphthalein rất khó khăn và tốn kém.

Bên cạnh đó nhu cầu nhận ra nồng độ axit và bazơ trong thực phẩm cũng như trong nhu yếu phẩm hàng ngày là điều cần thiết Từ đó, vấn đề đặt ra tìm được một chất thỉ thị màu tự nhiên, bằng cách thức đơn giản có thể dự đoán được tương đối nồng độ axit hoặc bazơ trong cuộc sống.

2.3.1.Mục đích

- Học sinh trình bày được kiến thức về ưu nhược điểm của giấy quỳ tím hiện nay.

-Nhận ra được khả năng thay đổi màu của giấy chỉ thị tạo ra từ các loại củ, quả; - Tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế giấy chỉ thị và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

2.3.2.Nội dung

- Học sinh trình bày về ưu nhược điểm của giấy quỳ (đã được giao tìm hiểu trước ở nhà).

Trang 19

- Giáo viêntổ chức cho học sinh làm thí nghiệm khám phá kiến thức để xác định khả năng tạo màu từ chất chỉ thị làm từ bắp cải tím Các nhóm được giao các nguyên vật liệu như bắp cải tím, giấy lọc, xà phòng, nước chanh, nước vôi trong

-Từ thí nghiệm khám phá kiến thức, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện dự án thiết kế dựa trên kiến thức về axit- bazơ.

- Giáo viênthống nhất với học sinh về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giásản phẩm của dự án.

2.3.3Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm như sau:

-Bản ghi chép kiến thức mới về khả năng nhận biết môi trường axit- bazơ- trung tínhcủa bắp cải tím.

-Bản mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dư án và các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.

2.3.4 Cáchthức tổ chức hoạt động

Bước 1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ

Trêncơ sở giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu thông tin về ưu và nhược điểm chất chỉ thị phổ biến hiện nay

GV: Nêu một vài ưu và nhược điểm của chỉ thị (quỳ tím, phenolphtalein) hiện nay?

Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm khám phá kiến thức.

GV: Có cách nào có thể tạo ra chất chỉ thị những chất an toàn hơn với môi trường được không?

Để tìm chất chỉ thị an toàn với môi trường, các em sẽ làm việc theo nhóm để tiến hành thí nghiệm xác địch khả năng chất chỉ thị tạo ra từ bắp cải tím - GV chiahọc sinh thành nhiều 8 nhóm (mỗi nhóm có 6 học sinh) (mỗi nhóm cử nhómtrưởng, thư kí).

- GV nêumục đích và hướng dẫn học sinh quy trình tiến hành thí nghiệm và lưu ý khi làm thínghiệm.

Trang 20

+ Đây là thí nghiệm axit – bazơ, lưu ý nên dùng kính bảo hộ và găng tay, nhất là khi dùng axit mạnh (HCl) và bazơ mạnh (NaOH hay KOH).

+ Các loại hóa chất dùng cho thí nghiệm này phải an toàn sau khi rửa bằng nước thường.

*Chuẩn bị nguyên vật liệu

+ Bắp cải tím; Máy xay hoặc dao; Giấy lọc; cốc thủy tinh

+ Nước sôi, Nước chanh (axit xitric C6H8O7), giấm (axit axetic, CH3COOH), nước khoáng; Sô đa.

+ Nước lọc, nước gia- ven, nước rửa tay, nước tẩy bồn cầu, nước bột giặt.

*Quy trình thí nghiệm

B1 Cắt nhỏ bắp cải tím cho vào cốc, cho nước sôi đun sôi vào Đợi các sắc tố trong bắp cải hòa tan vào nước (Hoặc các em có thể cho bắp cải vào máy xay cùng với nước nóng.)

B2 Chắt lấy phần dung dịch và loại bỏ phần xác thực vật sẽ thu được dung dịch màu xanh dương nhạt - đỏ - tím có pH khoảng 7 (Màu sắc thật của dung dịch các em thu được còn tùy thuộc vào nồng độ pH của nước)

(Nên làm 1 cốc nước cải bắp có nồng độ đặc, 1 cốc nước cải bắp có nồng độ thấp)

B3 Cho vào mỗi cốc thủy tinh một loại dung dịch khác nhau: nước lọc, nước Gia-ven, nước rửa tay, nước tẩy bồn cầu, nước bột giặt, nước chanh, giấm, nước sô đa.

B4 Cho khoảng 10- 20 ml dung dịch bắp cải tím vào mỗi cốc dung dịch khác nhau trên.

*Quan sát thí nghiệm

Lưu ý: Trong quá trình làm thí nghiệm chụp ảnh màu sắc của bắp cải ở từng bước; chuẩn bị các cốc thủy tinh để chứa các dung dịch cần làm thí

Trang 21

nghiệm; sau đó tiến hành thí nghiệm quan sát và báo cáo vào bảng sau (tất cả các màu sắc thay đổi khi cho vào dung dịch đều phải chụp hình ảnh và có kiểm nước Gia- ven

-Lấy 10-15ml nước cải tím cho vào Cốc 5 đựng 20 ml nước Gia- ven

nước rửa tay

-Lấy 10-15ml nước cải tím cho vào Cốc 7 đựng 20 ml nước rửa tay Cốc 8 đựng 20 ml

nước tẩy bồn cầu

-Lấy 10-15ml nước cải tím cho vào Cốc 8 đựng 20 ml nước tẩy bồn cầu

Trang 22

-Nộp sản phẩm trình chiếu và báo cáo.

-Sau đó sắp xếp các loại dung dịch trên thành các nhóm:

+ nhóm: axit (pH < 7) làm nước bắp cải chuyển từ hồng đến đỏ gồm:

Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho học sinh và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm

Phiếu Đánh giá sản phẩm làm chất chỉ thị từ bắp cải tím

Bước 4: GV thống nhất kế hoạch triển khai

- Giaonhiệm vụ dự án làm chất chỉ thị từ bắp cải tím cho các nhóm.

- Các nhóm nghiêncứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo

Trang 23

-Nộp sản phẩm và trình chiếu báo cáo trước lớp.

Bước 5: Trình bày sản phẩm “tạo dung dịch chất chỉ thị axit- bazơ từ bắp cải tím”

- Các nhómlần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của giáo viên và các nhómbạn.

- Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.

- GVtổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm.

- GV nêu câuhỏi lấy thông tin phản hồi:

+ Các emđã học được những kiến thức và kĩ năng nào trong quá trình triển khai dự án này?

+Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này? +Tại sao nước bắp cải tím lại có khả năng tạo màu đặc trưng với dung dịch có môitrường axit- bazơ?

*Kết luận:

Để chuẩn bị tốt cho bài học STEM này, các em học sinh đã được giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu và tự tay trải nghiệm chuẩn bị nước bắp cải tím bằng cách giã bắp cải tím và chắt lọc lấy nước Lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ, các em được đề xuất các thí nghiệm và tự làm các thí nghiệm để tìm ra câu trả lời cho bài học.Tiết học diễn ra sôi nổi và hào hứng, các em được tự thuyết trình các chủ đề nghiên cứu của nhóm mình để tìm ra kiến thức mới Học sinh biết cách xác định môi trường của những dung dịch gần gũi với thiên nhiên như: giấm ăn, nước chanh, axit clohidric, nước cam, sữa chua, nước coca, canxi hidroxit, thuốc muối, nhờ chất chỉ thị là nước bắp cải tím.

Sau khi tạo ra chất chỉ thị dùng để nhận biết dung dịch axit- bazơ từ bắp cải tím, học sinh đã tự rút ra nhận xét sau:

Trang 24

-Bắp cải tím chứa một loại sắc tố gọi là flavin (1 loại anthocyanin) Chất sắc tố dễ tan trong nước.

+ Dung dịch axit sẽ làm anthocyanin chuyển sang màu đỏ + Đối với dung dịch trung hòa thì chuyển sang màu tim tím + Với dung dịch bazơ sẽ thấy màu xanh lá cây nhạt – vàng.

-Do đó, có thể xác định pH của dung dịch dựa vào màu sắc thay đổi của sắc tố anthocyanin trong dung dịch bắp cải tím Màu của dung dịch bắp cải thay đổi do sự thay đổi nồng độ H+.

- Rút ra được bảng phân loại màu sắc của chỉ thị dung dịch bắp cải tím ở các pH khác nhau

Màu Đỏ Đỏ tía Tím Xanh dương Xanh dương – lục Hơi lục- vàng

-Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể làm giấy chỉ thị pH bằng dung dịch chỉ thị bắp cải tím bằng cách:

+ Lấy giấy lọc ngâm vào dung dịch bắp cải tím đậm đặc.

+ Sau vài giờ, lấy giấy ra, để khô (treo bằng kẹp áo hay sợi dây).

+ Cắt nhỏ mảnh giấy này ra, và dùng làm giấy thử nồng độ pH cho các dung dịch khác.

- Kiểm chứng dung dịch chỉ thị bắp cải tím (thay cho chất chỉ thị quỳ tím) để nhận biết 3dung dịch HCl, NaOH, Nước cất.

Ngày đăng: 22/04/2024, 04:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan